Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 103 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
………….o0o…………




NGUYỄN XUÂN THỦY



ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 32





Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
………….o0o…………





NGUYỄN XUÂN THỦY


ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 32

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Đức Phương





Hà Nội - 2013
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY TRONG DÒNG TRUYỆN
NGẮN ĐƢƠNG ĐẠI 9
1.1.Phác thảo về truyện ngắn đương đại Việt Nam 9
1.1.1. Những chuyển biến về nội dung, khuynh hướng phản ánh 9
1.1.2. Sự đổi mới, phong phú về nghệ thuật biểu hiện 14
1.2. Đỗ Bích Thúy trong dòng văn học trẻ 17

1.2.1. Hành trình sáng tác của Đỗ Bích Thúy 17
1.2.2. Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy trong dòng truyện văn học trẻ 18
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY 20
2.1. Phong cảnh thiên nhiên miền núi 20
2.2.1. Thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ 21
2.2.2. Thiên nhiên thơ mộng giàu tính nhạc và họa 23
2.2.Cuộc sống và văn hóa miền núi 28
2.2.1. Cuộc sống, sinh hoạt 28
2.2.2.Đặc trưng văn hóa 30
2.3. Con người miền núi 37
2.3.1. Người phụ nữ 37
2.3.1.1.Người phụ nữ suốt đời chịu thương chịu khó 38
2.3.1.2. Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất công trong xã hội và mất
mát trong tình yêu. 40
2.3.1.3.Người phụ nữ bao dung, nhân hậu, thủy chung 44
2.3.2. Những nhân vật khác 47
2.3.2.1. Những người đàn ông 47
2.3.2.2. Những đứa trẻ 49
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY 50
3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 50
3.1.1. Khái lược về cốt truyện 50
3.1.2. Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy 50
3.1.2.1. Cốt truyện truyền thống 51
3.1.2.2. Cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện 54
3.1.2.3. Cốt truyện có kết thúc bỏ ngỏ, kết thúc bất ngờ 59
3.1.3. Tổ chức các thành phần cốt truyện 62
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 69
3.2.1. Khái lược về nhân vật và nhân vật trong truyện ngắn 69
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động trong sáng tác của Đỗ
Bích Thúy 70

3.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý 70
3.3.1. Miêu tả tâm lý nhân vật thông qua hành động nhân vật 70
3.3.2. Sử dụng thủ pháp đối thoại, độc thoại nội tâm 72
3.3.2.1. Đối thoại 72
3.3.2.2. Độc thoại nội tâm 74
3.4.1. Ngôn ngữ 75
3.4.1.1.Ngôn ngữ của người miền núi 75
3.4.1.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ 82
3.4.2. Giọng điệu 85
3.4.2.1. Giọng điệu trữ tình, mộc mạc 85
3.4.2.2. giọng điệu cảm thương, xót xa 90
3.4.2.3. Giọng điệu triết lý, sâu lắng 92
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam sau 1975 và nhất là sau đổi mới 1986 về cơ bản là giai
đoạn văn học tiếp cận cuộc sống từ bình diện thế sự, đời tư. Chính từ xu hướng
này đã thúc đẩy nền văn học phát triển đa dạng về cả nội dung tư tưởng lẫn hình
thức thể loại nhằm đáp ứng nhu cầu của người viết và độc giả, kích thích sức
sáng tạo không ngừng của các văn nghệ sỹ.
1. Bước sang thế kỷ XXI, từ sự đổi mới về nhiều mặt của văn học khiến
nền văn học đương đại của Việt Nam vận động, phát triển không ngừng. Xuất
hiện một số hiện tượng văn học hết sức sôi động như văn học viết lại lịch sử, văn
học sử, văn học mạng…. Hầu hết các tác giả đều “nhúng mình” vào đời sống
chung và sáng tạo ra các tác phẩm mà nội dung chủ yếu xoay quanh đời sống thế
sự với những vẫn đề nóng bỏng, cập nhật hàng ngày, hàng giờ, những vấn đề mà
trong cuộc sống thường ngày mà con người luôn va đập với nó.

2. Cái tên Đỗ Bích Thúy tuy chưa thật nhiều người biết đến nhưng với bất
cứ ai đã từng đọc tác phẩm của chị đều không thể quên được chất văn giản dị,
mộc mạc, tác phẩm của chị là nơi mà cảm xúc của người viết như hòa quyện vào
tâm trạng từng nhân vật, từng số phận. Giá trị thực sự của tác phẩm nghệ thuật
chính là ở sức ám gợi lâu bền, là sự đọng lại trong tâm trí của người đọc những
trăn trở, suy tư, những điều mà nhà văn muốn nói đến. Và Đỗ Bích Thúy đã rất
thành công trong việc này.
Đỗ Bích Thúy sinh ngày 13/4/1975 tại Hà Giang. Con đường đến với văn
chương của Đỗ Bích Thúy không dài nhưng nhiều bước chuyển mình. Đỗ Bích
Thúy ước mơ được làm cô giáo, tuy nhiên ước mơ đó không thực hiện được và
chị học Tài chính – kế toán, sau đó chị làm kế toán cho báo Hà Giang. Sau một
thời gian làm kế tóan, chị chuyển sang lĩnh vực viết lách, làm báo. Với bốn năm
làm việc cho báo Hà Giang – khoảng thời gian không dài nhưng chị thêm hiểu
sâu sắc và phong phú hơn về cuộc sống con người quê hương mình thông qua
những lần trèo đèo lội suối lên những thung sâu hay bản xa để lấy tư liệu làm
báo. Sau đó, chị về Hà Nội tiếp tục học đại học tại Học viện báo chí tuyên truyền.
Chính thời gian học xa nhà, với nỗi nhớ quê hương, gia đình, bè bạn da diết đã
làm nên cảm hứng để chị sáng tác những tác phẩm đong đầy cảm xúc về mảnh
đất Hà Giang, quê chị rồi gửi bài viết của mình đến Tạp chí Văn nghệ quân đội
dự thi, và kết quả là chị giành giải nhất cho cuộc thi sáng tác truyện ngắn này.

2
Thành công bước đầu đã chắp cánh hồn văn và mạch cảm xúc cho đứa con của
núi rừng tiếp tục chặng đường sáng tác của mình.
Quan niệm viết văn của chị rất giản đơn, viết chính vì nhu cầu nội tâm,
viết văn với chị như sự trả ơn, nên trong chặng đường viết văn của mình, chị đã
định hình một cách viết không ồn ào, hoa mĩ, không gây ra những cú sốc mạnh
với độc giả như một số bạn viết cùng trang lứa. Chính vì thế, đầu sách cảu chị
nằm khiêm tốn trong hiệu sách và cũng chỉ ai thực sự say mê văn chương đích
thực mới quan tâm, tìm đến chị và những cuốn sách của chị. Và, điều đó cũng đủ

đê Đỗ Bích Thúy lặng lẽ, miệt mài và cần mẫn viết.
Cho đến nay, Đỗ Bích Thúy đã ít nhiều được độc giả biết đến. Truyện
ngắn của chị đã được một số người lấy làm đề tài nghiên cứu, tuy nhiên chưa ai
đi sâu vào nghiên cứu một cách tổng hợp về đặc điểm truyện ngắn của chị, mà
chỉ khai thác ở một số khía cạnh nhất định. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề
tài “Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy” làm đề tài cho luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Đỗ Bích Thúy đến với văn chương từ khi 19 tuổi với tác phẩm đầu tay là
Chuỗi hạt cườm màu xám gửi đến báo Tiền Phong và để lại ấn tượng không nhỏ
trong lòng bạn đọc. Bước ngoặt để độc giả biết đến tên tuổi của chị là ở cuộc thi
truyện ngắn kéo dài hai năm do báo Văn nghệ quân đội tổ chức và chị đã giành
giải nhất với chùm tác phẩm: Sau những mùa trăng, Đêm cá nổi, Ngải đắng ở
trên núi. Bước ngoặt nữa khiến tên tuổi chị được báo giới và bạn đọc yêu văn
nghệ biết đến nhiều hơn khi truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của chị
được đạo diễn Ngô Quang Hải chuyển thể thành kịch bản phim Chuyện của Pao.
Bộ phim này đã đoạt giải Cánh diều vàng năm 2005 của hội điện ảnh Việt Nam.
Phong cách viết văn của Đỗ Bích Thúy rất đặc biệt: viết vì nội tâm, nên
trong các tác phẩm của chị thường là kiểu truyện viết theo mạch cảm xúc. Thứ
cảm xúc mà tâm hồn người viết như hòa quyện, đồng hành cùng nhân vật trên
từng bước đi, trong từng hơi thở. Đây chính là đặc điểm thu hút độc giả yêu văn
chương đích thực tìm đến chị. Đặc biệt, hầu hết các tác phẩm của chị đều viết về
đề tài quen thuộc là miền núi - quê hương chị. Trong các tác phẩm ấy không lặp
lại, nhàm chán khi viết về cùng một vấn đề, mà mỗi tác phẩm đề cập đến những
hoàn cảnh, những số phận khác nhau. Bước vào thế giới nghệ thuật của chị,
người đọc như được sống trong không gian núi rừng, với những bản làng bảng
lảng sương khi hoàng hôn về, với cái giật thót bởi tiếng tu hú kêu hay tiếng bìm

3
bịp vỗ cánh, được sống trong những vũ điệu núi rừng, được say trong hơi rượu
bên nồi thắng cố trong những phiên chợ vùng cao, được nhập thân vào những

nhân vật, những số phận với những hoàn cảnh đau đớn đến xót xa….Cứ thế, tác
phẩm của chị nhẹ nhàng thẩm thấu vào lòng người đọc và đọng lại trong tâm trí
bạn đọc những trăn trở, suy tư,….
Với phong cách nghệ thuật rất đặc biệt, chị tìm cho mình lối đi không ồn
ào, hoa mĩ, mà miệt mài, cần mẫn viết. Cho đến nay, có rất nhiều bài báo trên cả
báo viết lẫn báo mạng viết về chị và những tác phẩm của mình. Trên báo văn
nghệ trẻ, số ra ngày 11/03/2001, Điệp Anh có bài Gặp hai nữ thủ khoa truyện
ngắn trẻ đã nhận xét: “Thế mạnh của Đỗ Bích Thúy là đời sống của người dân
Tây Bắc, với những không gian vừa quen vừa lạ, những phong tục tập quán đặc
thù khiến người đọc luôn cảm thấy tò mò và bị cuốn hút (…). Trong truyện ngắn
của Đỗ Bích Thúy, không gian Tây Băc hiện lên đậm nét, để lại dư vị khó quên
trong lòng độc giả, dù người đọc vẫn chưa thể hết quyến luyến với những áng
văn thơ dìu dặt tiếng sáo , tiếng khèn, la đà với rượu nồng bếp lửa của núi rừng
Tây Bắc trong các sáng tác của các bậc tiền bối như Tô hoài, Chế Lan Viên, Tố
Hữu,…” [2; 3]
Cảm nhận đó còn thuyết phục hơn nữa khi nhà văn Trung Trung Đỉnh ,
một nhà văn chuyên viết về đề tài miền núi đã viết: “Tôi có cảm giác Đỗ Bích
Thúy còn quá nhiều điều để viết về miền rẻo cao xa xôi nhưng gần gũi, tuyệt vời
đẹp ấy của đất nước ta. Tôi cũng là người mê viết truyện ngắn và mê cao nguyên
đá kì vĩ Hà Giang, nhưng đọc truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, tôi thực sự ngả mũ
….chào thua! Dẫu đây mới chỉ là mở đầu. Một mở đầu mơ ước của mọi nhà văn.
(…)Đỗ Bích Thúy có khả năng viết truyện về cảnh sinh hoạt truyền thống của
ngưới miền cao một cách tài tình. Không truyện nào là không kể về về cách sống,
lối sinh hoạt, nết ăn ở và cả quang cảnh sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán.
Truyện nào cũng hay cũng mới , cũng lạ mặc dù tác giả không hề cố đưa vào chi
tiết lạ. Thế mà đọc đến đâu ta cũng sững sờ và bị chinh phục bởi những chi tiết
rất đặc sắc chỉ người miền cao mới có. [11; 8]
Cái lạ mà nhà văn trung Trung Đỉnh cảm nhận thấy cũng rất gần gũi với
cảm giác về cái lạ mà nhà văn Chu Lai khi đọc văn Đỗ Bích Thúy, trong bài Cái
duyên và sức gợi của hai giọng văn trẻ, nhà nghiên cứu Chu Lai viết: “Đọc

Thúy, người ta có cảm giác như được ăn một món ăn lạ, được sống trong mảnh
đất lạ mà ở đó tràn ngập những cái rất riêng đậm đặc chất dân gian của hương

4
vị núi rừng, của con suối chảy ra từ khe đá lạnh, của mây trời đặc sánh “như
một bầy trăn trắng đang quấn quyện vào nhau”, của mùi ngải đắng , mần tang,
của những nét ăn, nét ở, của những phong tục tập quán còn giữ nguyên vẻ hoang
sơ, thuần phác, của ánh trăng “giưa mùa cứ rọi vào nhà cả đêm, trăng đi một
vòng cửa trước ra cửa sau”, của những trái tim con gái vật vã, cháy bùng theo
tiếng khèn gọi tình duwoowsi thung xa, của bếp lửa nhà sàn và tiếng mõ trâu gõ
vào khuya khoắt, của những kiếp sống nhọc nhằn và con bìm bịp say thuốc, say
rượu ngủ khì bên chân chủ…” [25; 102]
Đỗ Bích Thúy và những sáng tác của chị cũng được đề cập đến trong bài
viết của tác giả Phạm Thùy Dương đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội (661)
tháng 1 năm 2007 với tựa đề Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ
Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư, Tác giả Phạm Thùy Dương viết: Nổi lên trong
trang viết của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy là cái nhìn nhân ái về con
người (…). Đằng sau cuộc sống, khí chất của con người mỗi vùng đất là tình
cảm cảm thương sâu sắc của nhà văn tới những con người bất hạnh” [8; 102]
Bên cạnh sở trường viết truyện ngắn, nhà văn trẻ Đỗ Bích Thúy còn thử
sức mình trong cả lĩnh vực sáng tác kịch, tiểu thuyết và đoản văn. Có lẽ ở
phương diện nào chị cũng tạo được sự chú ý của mọi người, đặc biệt là giới văn
nghệ sỹ. Sau những thành công bước đầu ở thể loại truyện ngắn , Đỗ Bích Thúy
đi vào một thử thách mới dài hơi hơn là tiểu thuyết và ngay ở lần thể nghiệm đầu
tiên này, chị đã thành công ở cuộc thi cho sáng tác văn học cho tuổi trẻ lần thứ
hai do nhà xuất bản Thanh Niên và Báo Văn nghệ phối hợp tổ chức (từ
26/3/2002 đến 14/7/2004) với cuốn tiểu thuyết Bóng của cây sồi. Ở cuốn sách
này, Đỗ Bích Thúy vẫn rất thống nhất trong phong cách chung của chị, một văn
phong nền nã trong giọng điệu, đậm đà chất trữ tình và thấm sâu chất văn hóa
đặc trưng của vùng miền. Nhà văn Nguyễn Hữu Qúy viết: “Tính xã hội, tính

nhân văn, lòng trắc ẩn và khao khát của nhà văn đã được gủi gắm vào từng
trang viết. Nó đã được nói qua nhân vật, qua giọng kể không mới lạ nhưng đằm
lắng và nhiều cảm xúc của Đỗ Bích Thúy. Hiện tại, quá khứ, chuyện mới, chuyện
cũ đan xen, cài quấn nhau như dòng chảy cuộc sống muôn đời nay tiếp nối, tiếp
nối không dứt. Lối dẫn chuyện tự nhiên và không gò bó, cách miêu tả thiên nhiên
và đời sống của miền đất cực bắc đất nước khá sinh động là ưu điểm nổi trội của
cuốn tiểu thuyết này. (…)Với Bóng của cây sồi, Đỗ Bích Thúy thêm một lần nữa
chứng tỏ sự hiểu biết, gắn bó của mình đối với cuộc sống của những người Tày,

5
người Dao ở vùng cực Bắc Hà Giang, nơi thượng nguồn con sông Lô huyền bí”
[60; 43]
Với báo mạng cũng có nhiều bài viết đề cập đến sáng tác của Đỗ Bích
thúy. Tác giả Hà Anh với bài viết: Đỗ Bích Thúy “ Nếu làm độc giả thất vọng tôi
thà chịu cũ” được đăng tải trên trang ra ngày
05/12/2005. Tiếp đến là bài viết của tác giả Dương Bình Nguyên với bài Nhà văn
Đỗ Bích Thúy: viết vì nhu cầu nội tâm được đăng tải trên trang
ra ngày 21/1/2006 và bài viết Nhà văn Đỗ Bích Thúy –
sự mềm mại quyết liệt được đăng trên trang . Ngoài ra
còn có các bài khác viết về chị trên trang khác như : ;
Phongdiep.net có bài viết Đỗ Bích Thúy – tôi đã không nghĩ rằng người phụ nữ
có thể hy sinh nhiều đến thế, ra ngày 23/1/2009. Tiếp đến, là tác giả Bình Nguyên
Trang với bài viết Đỗ Bích Thúy và Ngải đắng ở trên núi. Hay trang
ra ngày 23/11/2009 có bài Đường đến với văn chương của
một người viết trẻ của tác giả Lê Hương Thủy giới thiệu nội dung cuốn sách
Người đàn bà miền núi của Đỗ Bích Thúy.
Như vậy, các bài viết đều chỉ ra những đặc điểm chung nhất, những đóng
góp cụ thể của Đỗ Bích Thúy đối với truyện ngắn văn học trẻ Việt Nam, tuy
nhiên, những nhận định này mới dừng lại ở riêng lẻ từng tác phẩm hay từng
chùm tác phẩm của ch . Có thể nhận thấy, bài Từ truyện ngắn của một người viết

trẻ của nhà nghiên cứu, phê bình Lê Thành Nghị đăng trên báo Văn nghệ trẻ số
31 (31/7/2005) sau này được in lại trong phần đầu tuyển tập Tiếng đàn môi sau
bờ rào đá là bài viết mang tính bao quát sâu sắc hơn cả khi đánh giá về những tác
phẩm của chị . Và ở trong bài viết này, nhà nghiên cứu Lê Thành Nghị đã viết về
những cảm giác của người đọc khi bước vào thế giới truyện của Đỗ Bích Thúy:
“Chúng ta sẽ bước vào một không gian lạ, không gian có núi cao, trời rộng của
vùng núi phía Bắc, nơi từ đó nhìn xuống, dòng sông Nho Quế chỉ còn “bé như
sợi chỉ dưới chân núi Mã Pí Lèng”. Một không gian đầy hoa lá rừng; có tiếng gà
gáy tách te trong bụi rậm, có những dòng suối trong suốt với những viên đá cuội
đỏ, có những chàng trai thổi sáo theo sau những cô gái khoác quẩy tấu xuống
xuống chợ; những nồi thắng cố nghi ngút khói trong phiên chợ vùng cao đầy
màu sắc; những đêm trăng sóng sánh, huyền ảo; những cụm mần tang mọc trong
thung lũng; tiếng đàn môi réo rắt sau bờ rào đá; lễ hội gầu tào với điệu hát gầu
Plềnh mê đắm của các cô gái, chàng trai người Mông trên đỉnh núi ….”. Không

6
gian Đỗ Bích Thúy đã tái tạo được trong tác phẩm của mình chính là một không
gian văn hóa đầy sức hút với độc giả mà nếu thiếu nó, thủ hỏi sức nặng triết lý
và lẽ sống trong tác phẩm có còn đủ sức níu kéo người đọc nhiều đến thế
không?”
Trong bài Đôi điều tâm đắc về cuộc thi truyện ngắn VNQĐ 1998 -1999
của Khuất Quang Thụy, dẫu chỉ nhận xét về chùm ba truyện ngắn đạt giải của Đỗ
Bích Thúy nhưng đã chỉ ra được một vấn đề luôn trăn trở trong tác phẩm của chị:
“Sự biến động của thời đại mới đã tác động lên mọi số phận của người Việt Nam,
kể cả những người sống nơi thâm sơn cùng cốc . Cuộc sống đã đòi hỏi mọi
người phải suy nghĩ, trăn trở để làm sao vừa hòa nhập với thời đại , với đất nước
vừa không đánh mất đi những giá trị riêng của mỗi con người, mỗi cộng đồng
dân tộc. Đó chính là thử thách lớn nhất của thời mở cửa” [60; 41] Có thể nói,
chính sự cập nhật liên tục các vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện tại khiến truyện
ngắn của Đỗ Bích Thúy luôn gần gũi với độc giả và chiếm vị trí nhất định trong

lòng những độc giả đã từng đọc truyện ngắn của chị.
Xuất phát từ những tan rã trong cuộc sống truyền thống khi đối mặt với
thời mở cửa đó, nhà văn Chu Lai nhận định “ Cảm hứng truyện ngắn của Thúy là
cảm hứng trở về. Môtip xuyên suốt là môtip người mẹ và gia đình. Hầu như chỉ
sử dụng một ngôi thứ nhất là tôi” [ 25; 104]. Còn tác giả Phạm Thùy Dương
trong bài Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn
Ngọc Tư [8] lại khai thác tính cảm thương trong các truyện ngắn của Đỗ Bích
Thúy. Tính cảm thương ấy, theo người viết, nó được bộc lộ qua tình thương con
trẻ, thương cho những số phận của người phụ nữ vùng cao, và, tính cảm thương
thể hiện ngay trong giọng điệu cảm thương trong văn phong của chị.
Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu về tác phẩm của Đỗ Bích
Thúy, chúng ta thấy, các tác giả đều chú ý đến nhiều khía cạnh khác nhau trong
khi khai thác giá trị sáng tạo văn học của chị. Đó là hình ảnh người phụ nữ với
những phẩm chất cao đẹp, là văn phong thuần hậu, mang đậm ngôn ngữ miền núi
của các dân tộ miền núi phía Bắc, là cảm hứng nhân đạo xuyên suốt các tác
phẩm, là giá trị văn hóa mà các tác phẩm của chị mang lại…… Chính vì vậy, đọc
tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, chúng ta được sống trong hơi thở núi rừng với
những con người hồn hậu chất phác vừa lạ vừa quen, sống trong không gian lạ
lẫm nhưng gần gũi với những phong tục tập quán ,những nết ăn ở, sinh hoạt của
người vùng cao nơi địa đầu tổ quốc…. Chính những đặc điểm này trong truyện

7
ngắn của Đỗ Bích Thúy đã tạo nên một phong cách riêng của chị và cũng chính
những đặc điểm này khiến chị chiếm một chỗ đứng quan trọng trong lòng độc giả
yêu mến văn học thực sự và góp phần tạo nên vị trí quan trọng trong dòng chảy
văn học trẻ Việt Nam.
Ngoài những bài báo đánh giá, nhận xét, khám phá, tìm hiểu một số khía
cạnh nhỏ về truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy còn có một số công trình nghiên cứu
bước đầu so sánh đối chiếu với một số nhà văn trẻ khác hoặc bước đầu đi vào
khai thác những tác phẩm của Đỗ Bích Thúy ở một số khía cạnh như: Luận văn

thạc sỹ của Dương Thị Kim Thoa với đề tài Tiếp cận sáng tác của Đỗ Bích Thúy
và Nguyễn Ngọc Tư từ phương diện giá trị văn học – văn hóa (2008) . Luận văn
thạc sỹ của Nguyễn Minh Trường với đề tài Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền
núi phía bắc qua tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Huy Thiệp
(2009). Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thanh Hồng về đề tài Tìm hiểu một số
cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn một số cây bút nữ thời kỳ 1986 – 2006
(Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy) (2009). Luận văn thạc
sỹ của Ngô Thị Yên với đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích
Thúy (2011). Báo cáo khoa học sinh viên với đề tài Những độc đáo nghệ thuật
trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy của Nguyễn Thị Thu Huệ, K51 Văn học –
ĐHKHXH&NV (2010)
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
Để thực hiện công trình này, đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi hướng tới
trong khuôn khổ của luận văn là đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy qua các tập
truyện ngắn: Sau những mùa trăng (2001), Những buổi chiều ngang qua cuộc
đời (2003), Ký ức đôi guốc đỏ (2004), Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (2006),
Người đàn bà miền núi (20080, Mèo đen (2011).
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu vấn đề này là muốn làm rõ đặc
điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy trong dòng chảy của văn học trẻ đương đại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sử dụng những
phương pháp sau: Phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp lịch sử - xã
hội, phương pháp tiểu sử, phương pháp cấu trúc, phương pháp so sánh.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng những thao tác khoa học: Phân tích, trích dẫn
tác phẩm để chứng minh cho từng luận điểm thuộc phạm vi đề tài. Tiếp đó là
phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, để làm rõ dụng ý của nhà

8
văn trong các tác phẩm của mình từ đó làm rõ đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích
Thúy.

5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phụ lục, nội dung luận văn gồm có ba
chương:
Chương 1: Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy trong dòng chảy văn học trẻ.
Chương 2: Đặc điểm nội dung truyện ngắn Đỗ Bích Thúy.
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Bích Thúy.



9
Chƣơng 1
TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY TRONG DÒNG TRUYỆN
NGẮN ĐƢƠNG ĐẠI
1.1.Phác thảo về truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam
1.1.1. Những chuyển biến về nội dung, khuynh hướng phản ánh
Từ sau 1986 văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng chiếm một ưu thế
lớn. Chúng ta có thể khẳng định điều này qua việc nhìn vào sáng tác văn học trên
các tờ báo, tạp chí chuyên ngành văn học, ở các Nhà xuất bản uy tín, các cuộc thi
lớn và các giải thưởng văn học.
Thời kỳ này, từ sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật, sự mở rộng về phạm
trù thẩm mỹ trong văn học khiến truyện ngắn không những đa dạng về đề tài,
phong phú về nội dung mà còn có nhiều thể nghiệm, cách tân về thi pháp. Mỗi
nhà văn đều lí giải cuộc sống từ góc nhìn riêng, với những cách xử lý ngôn ngữ
riêng. Tất cả những đặc điểm trên khiến truyện ngắn Việt Nam đương đại gặt hái
được thành công trên nhiều phương diện.
Chiến thắng vĩ đại năm 1975 với khúc ca khải hoàn non sông về một mối
đã mở ra chặng đường mới cho dân tộc Việt Nam, chặng đường của độc lập dân
tộc, của hòa bình tự do và xây dựng – tái thiết đất nước sau những năm dài đau
thương. Chiến tranh đã lùi dần vào quá khứ, sự ồn ào rực rỡ của tiếng kèn, cờ
hoa thắng trận bớt dần đi. Sau một quãng lùi lịch sử một khoảng cách về thời

gian, các truyện ngắn được sáng tác trong thời kỳ này đã nhạt dần chất sử thi, bớt
đi không khí hào sảng, anh hùng, thay vào đó là giai đoạn sâu lắng và đậm chất
đời thường. Với đặc điểm của truyện ngắn, dù ở thời đại nào, nhân vật cũng được
đặt trong vô vàn các mối quan hệ và các bình diện như: tập thể - cá nhân, lý
tưởng –hiện thực, tiền tuyến - hậu phương, sống - chết, được - mất, cho - nhận,
cống hiến - hưởng thụ, vì người - vì mình, lý tưởng chung - số phận riêng, ra đi -
trở về,….Và, nếu như trong chiến tranh, con người được khai thác thiên về khía
cạnh dân tộc, lý tưởng, chiến trường, hy sinh, cống hiến,…thì trong thời bình,
con người lại được khai thác theo trục đối lập. Không gian trong tác phẩm cũng
được thu hẹp từ không gian lịch sử sang không gian đời tư, từ chiến trường về
đời sống thường nhật. Cảm hứng của các cây bút cũng chuyển từ vĩ mô sang vi
mô, từ cao xuống thấp, từ số phận chung của đất nước, dân tộc sang số phận của
những con người cụ thể. Trong các truyện ngắn đã xuất hiện với mật độ dày đặc
hơn tâm thế đối thoại của các nhân vật, nó chứng tỏ sự xuất hiện của những quan

10
niệm, tiêu chuẩn, thang bậc giá trị mới khác trước đó hoàn toàn. Các vấn đề đổi
mới được đề cập đến trong tác phẩm như: Con người cá nhân, nhận thức lại thực
tại, tinh thần sám hối, viết về nông thôn với cảm hứng phê phán….Trong các
truyện ngắn đã xuất hiện với mật độ dày đặc hơn tâm thế đối thoại của các nhân
vật, nó chứng tỏ sự xuất hiện của những quan niệm, tiêu chuẩn, thang bậc giá trị
mới và khác hoàn toàn trước đó. Ví như, khi viết về chiến tranh và cái chết, thay
vì nói đến sự hồi sinh, thăng hoa thì các nhà văn đề cập đến sự lạnh lẽo, cô đơn,
chết chóc, sự ám ảnh của nỗi buồn chiến tranh đeo đẳng. Và lúc này, hình ảnh
người chiến sỹ không còn ở tâm thế cao vời vợi để người đời ngưỡng mộ mà là
chính bản thân họ với ý thức rất rõ ràng về việc nhìn nhận giá trị của mình, họ
sẵn sàng bước ra từ ánh hào quang, hư danh của chiến trận để tìm chỗ đứng, tìm
vị trí thật cho mình trong đời sống đời thường, vật lộn với đời sống mưu sinh
thường ngày. Chính vì vậy, trong rất nhiều truyện ngắn ta gặp môtip quen thuộc,
đó là hình ảnh người lính trở về với ngổn ngang những bộn bề, phức tạp và rắc

rối. Là ứng xử của bản thân họ với cuộc đời khi họ bước ra từ vị trí người anh
hùng vĩ đại trong chiến trận để trở thành người công dân bình thường, sự chuyển
đổi mang tính tất yếu rất đỗi khắc nghiệt này đem đến những cách ứng xử khác
nhau, và vấn đề đặt ra là họ đối diện với chúng trong tâm thế như thế nào? ….Tất
cả đều được đề cập trong truyện ngắn sau năm 1986 với những câu hỏi: Cái gì
còn? Cái gì mất? Cái gì đã cho? Cái gì sẽ nhận? Điều gì sẽ xảy đến trong tâm hồn
họ? Bởi lẽ, sau chiến tranh, cuộc sống đã hoàn toàn thay đổi, và những nhân vật
trong truyện ngắn đều hiện diện với những số phận cụ thể, con người cụ thể, họ
tự mình phải đương đầu với thử thách khắc nghiệt của hoàn cảnh thời hậu chiến,
với nghèo đói, thiếu thốn bên cạnh những tàn dư của vết thương chưa lành trong
tâm hồn, trên thân thể, những vết thương là minh chứng một thời đã qua.
Nếu như trong chiến tranh, nhu cầu cao nhất của toàn dân tộc là độc lập,
tự do, thì trong thời bình, khát vọng vức thiết nhất lại là quyền dân chủ. Trong
chuyên luận Văn học Việt Nam hiện đại – Nhận thức và thẩm định, tác giả Vũ
Tuấn Anh viết: “Nếu như cách nhìn sử thi là thích hợp cho việc thể hiện tầm
rộng lớn của những vấn đề lịch sử xã hội và cộng đồng thì cách nhìn tiểu thuyết
là cách nhìn tập trung, xoáy sâu vào những vấn đề của con người cá nhân cũng
như mối quan hệ cá nhân – xã hội trên hành trình tìm kiếm và khẳng định giá trị
nhân văn”[3;54]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình cũng cùng chung nhận định:
“Văn xuôi sau 1975 phát triển trong bối cảnh đất nước chuyển đổi kinh tế, giao

11
lưu văn hóa nhiều chiều. ý thức cá nhân được sự cổ vũ của cơ chế thị trường trỗi
dậy mạnh mẽ. Nhu cầu thức tỉnh gắn liền với cảm hứng khám phá, nghiền ngẫm
hiện thực, nhu cầu công bố tư tưởng riêng trong thái độ nhập cuộc của nhà
văn”.
Trong bài viết Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới tại cuộc hội
thảo quốc tế Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc
tế, nhà lí luận Lê Ngọc Trà nêu ra ba đặc điểm của văn học sau 1986. Đặc điểm
nổi bật theo ông là tính chất phê phán . Đặc điểm thứ hai là tinh thần phân tích

xã hội và sự chiêm nghiệm lại lịch sử. Đặc điểm thứ ba là sự trở lại với đời
thường, với những số phận riêng.
Từ những năm 80 của thế kỷ XX có nhiều thay đổi mạnh mẽ, điều này
khiến con người hôm nay trước sự phức tạp của đời sống, sự đảo lộn của những
giá trị , những quan hệ chuẩn mực cũ. Điều này đồng nghĩa với việc va đập với
những vấn đề của cuộc sống thường ngày cũng hiện lên rõ nét trong mỗi tác
phẩm truyện ngắn. Là sự nhận thức về nỗi đau có thực với những mất mát về con
ngườii cụ thể như: người vợ, người mẹ, người cha, người em,…và đôi khi là
những người dưng mà tình cờ họ gặp được. Truyện ngắn thời kỳ này phát triển
mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của mình trong việc phơi
bày một cách chi tiết về hiện thực xã hội thông qua những bất hạnh của nhân vật,
là sự thua thiệt, khổ sở, đói nghèo, mòn mỏi, bất công, trốn chạy quá khứ, xa lánh
cội nguồn, sự suy thoái đạo đức, mơ ước lụi tàn, tài năng rơi rụng,…những vấn
đề “nóng bỏng” tính tự sự ấy được truyện ngắn truyền tải thông qua các nghịch lý
và các cặp mâu thuẫn như: lý tưởng với hiện thực, chiến tranh và hòa bình, cũ và
mới, nhớ và quên, được và mất, cho và nhận, khát khao và thất vọng, quá khứ và
hiện tại, hy sinh và đền đáp…những quan hệ này tồn tại trong một môi trường,
một nhân vật, một sự kiện tạo nên tác phẩm đậm chất bi kịch. Đặc biệt, văn xuôi
Việt Nam sau 1975 phát triển theo xu hướng khác với xu thế chung. Nếu theo
hướng phổ biến thì nó phát triển từ bút ký đến truyện ngắn rồi đến tiểu thuyết,
còn văn học Việt Nam, văn học phát triển theo chiều hướng: bút ký –tiểu thuyết –
truyện ngắn. Giai đoạn bút ký gắn với không khí mới mẻ của cuộc sống những
ngày đầu hòa bình có đầy đủ những mảng màu sáng –tối, đặc biệt là những vấn
đề gai góc , những câu hỏi bức thiết, trăn trở….Chúng ta có thể kể tới chùm các
tác phẩm như: Cái đêm hôm ấy đêm gì (Phùng Gia Lợi), Lời khai của bị can
(Trần Huy quang), Người đàn bà quỳ (Nguyễn Văn Ba), Thủ tục để làm người

12
sống (Minh Chuyên). Với xu hướng chuyển từ bút ký sang tiểu thuyết, tuy không
theo hướng đi chung nhưng lại khá liền mạch và phù hợp. Các nhà văn rời chiến

trường chưa lâu, một cuộc sống mới mở ra nhưng dư âm của quá khứ bi tráng
đan xen hiện thực nghiệt ngã, ám ảnh lẫn nhau. Hiện thực phong phú phơi bày ra
trước mắt, cộng với vốn sống đầy ắp được truyền tải và dung chứa trong các tiểu
thuyết như: Trong cơn gió lốc (Khuất quang Thụy), Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến
không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc
Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)…. Điều dễ nhận thấy trong các tiểu
thuyết thời kỳ này là chất bút kí báo chí vẫn còn tương đối “đậm đặc”, các sự
kiện, nhân vật là có thật trong đời sống hàng ngày chưa được “gọt rũa” để nghệ
thuật hóa một cách triệt để. Những hiện thực phản ánh trong các cuốn tiểu thuyết
đã được độc giả và người đời biết đến khá rõ ràng, chính vì vậy, lúc này xuất
hiện nhu cầu tìm hiểu những cái chưa biết trong lòng độc giả. Đây cũng là lúc
truyện ngắn được quan tâm đến nhiều hơn, và vì vậy, nhiều truyện ngắn hay cùng
các tác giả mới xuất hiện. Có thể nhận thấy rằng, giai đoạn phát triển từ bút ký
sang tiểu thuyết là một quá trình dài chuẩn bị cho truyện ngắn xuất hiện nở rộ, và
ngay từ khi mới xuất hiện đã có những tác phẩm gây tiếng vang như: Con thuyền
ngoài xa, Bức tranh, phiên chợ Giát, Khách ở quê ra (Nguyễn Minh Châu); Có
một đêm như thế (Nguyễn Thị Minh Thư); Anh Sức (Khuất Quang Thụy)…và
sau đó là một loạt các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp…
Từ thời kỳ đổi mới trở đi được coi là giai đoạn cực thịnh của thể loại
truyện ngắn trong nền văn học nước ta. Bối cảnh xã hội mới đã thúc đẩy quá
trình đổi thay vì những hệ giá trị mới đã hình thành và thay thế cho những hệ giá
trị trước đó, chính là hệ giá trị đời thường, đa trị đã thay thế cho hệ giá trị cao cả,
đơn trị. Đây chính là gốc rễ, là nguyên nhân của sự thay đổi cái nhìn, thay đổi
quan niệm về thế giới và cũng là nguyên nhân dẫn đến những chuyển biến cơ bản
trong sáng tác truyện ngắn thời kỳ này. Những năm sau đổi mới đến nay, Với đội
ngũ tác giả hùng hậu như: Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu, Nguyễn Khải, Ma Văn
Kháng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, bảo Ninh,
Nguyễn Khắc Trường, kế tiếp là lớp nhà văn trẻ như Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc
Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Y
Ban, Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy,…đã làm nên sự thay đổi lớn lao của đời sống

văn học khiến thể loại truyện ngắn không chỉ tăng nhanh về số lượng mà còn đổi
mới từ nội dung phản ánh đến hình thức thể hiện. giữa thời đại bùng nổ thông tin

13
như hiện nay, truyện ngắn với những đặc điểm và thế mạnh vốn có của mình đã
phát triển một cách mạnh mẽ, giữ vứng vai trò “người lính xung kích” trên mặt
trận văn học nghệ thuật. Và để có thể làm tròn vai trò đó, các tác giả viết truyện
ngắn luôn có ý thức là phải làm thế nào để đến với bạn đọc một cách nhanh
chóng và ngắn gọn nhất. Bởi “Truyện ngắn là một cách đặt vấn đề nghệ thuật
trước nhu cầu tinh thần của con người…”[39; 177]. Thời kì sau năm 1986 trở lại
đây là thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, sức mạnh số khiến việc truyền thông
được nhanh hơn và thông tin cập nhật hàng giờ một cách nhanh chóng, vì vậy,
phương thức sáng tác tiểu thuyết cũng yêu cầu trở nên ngắn gọn và cô đọng hơn.
Quan sát sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta thấy có một xu
hướng đã từng diễn ra đó là “tiểu thuyết hóa” thể loại này. Nếu trước đây, truyện
ngắn hướng tới cái chốc lát, khoảnh khắc của đời sống thì nay nó làm nhiệm vụ
đúc rút, tổng kết, tức là truyện ngắn mang dung lượng của tiểu thuyết. Khi xã hội
càng phát triển, các vấn đề nảy sinh càng phức tạp và đa dạng, trình độ cũng như
nhu cầu thưởng thức của độc giả không ngừng được nâng cao, đòi hỏi truyện
ngắn phải tạo cho mình được sức chứa lớn hơn so với đặc điểm vốn có của thể
loại nhưng lại không được phá vỡ khuôn khổ, kéo dài văn bản, lấn sân sang tiểu
thuyết. Sức chứa liên quan trực tiếp đến vấn đề cấu trúc tác phẩm, vì vậy, một số
nhà văn hiện đại đã sáng tạo cho truyện ngắn của mình cấu trúc tự do , không bị
cốt truyện quy định, không cần lối kết thúc có hậu và đến các chi tiết cũng được
sử dụng mang tính tượng trưng hơn. Cấu trúc những truyện ngắn ấy thường mở,
uyển chuyển, linh hoạt và nhờ vậy, nó chuyên chở một cách hiệu quả những tư
tưởng nhân văn mới mẻ về cuộc sống, con người.
Quan sát sự vận động của thể loại truyện ngắn từ những năm 1990 của thế
kỷ XX đến nay, chúng ta thấy rằng đội ngũ các tác giả trẻ đang dần dần khẳng
định vai trò, thương hiệu của mình. Họ cũng rất yếu thức về yếu tố thời đại

nhưng ý thức thời đại của họ khác hẳn các thế hệ trước đây. Điều đó có nghĩa là
có nghĩa là họ nhập cuộc tỉnh táo hơn, họ dùng cái tôi như một thứ lăng kính và
quan niệm văn chương luôn phải có độ lùi.Điều đặc biệt, các nhà văn trẻ hiện
nay ít hứng thú với các đề tài chiến tranh, nông thôn,đời sống đô thị, công nghiệp
, công nghệ thông tin….Họ hứng thú với các mảng đề tài khai thác cái “ẩn ức”
của tuổi trẻ, quan tâm đến “cái tôi” của mình, hay chuyện tình yêu tây ba, tay tư
nhiều hơn là những đề tài lớn, mang giá trị nhân văn…Sự xuất hiện của hàng loạt
các tác phẩm như: Song song của của Vũ Đình Giang, Không lạc loài của

14
Thành Trung, Bóng của Nguyễn Văn Dũng, Nháp của Nguyễn Đình Tú, Đi tìm
hình cuộc sống của Hà Thanh Phúc, Phải lấy người như anh, Nhật ký tình
yêu của Trần Thu Trang, Khi nào anh thuộc về em của Cấn Vân Khánh….đã
chứng tỏ cho nhận định này.
1.1.2. Sự đổi mới, phong phú về nghệ thuật biểu hiện
“Truyện ngắn có nhiều khả năng trong việc thể hiện quan niệm về con
người. Do dung lượng nhỏ, nắm bắt những nét bản chất nhất của cuộc sống nên
truyện ngắn có khả năng chuyển tải những vấn đề của thời đại, con người một
cách chính xác, nhạy bén. Cũng chính điều này khiến truyện ngắn trở thành thể
loại cho phép nhà văn thử nghiệm và triển khai những khía cạnh mới mẻ, linh
hoạt trong quan niệm nghệ thuật về con người…” [9]
Đọc các truyện ngắn hiện đại, chúng ta thấy khả năng mới trong việc thể
hiện con người. Điều này thể hiện trong việc truyện ngắn ngày càng ít trực tiếp
miêu tả những sự kiện, vấn đề lớn liên quan đến sự nghiệp chiến đấu và công
cuộc sản xuất của dân tộc mà lại thiên về miêu tả những chuyện đời thường, xoay
quanh số phận của những con người cụ thể. Điều đó đã thể hiện quan niệm nghệ
thuật mới của những người cầm bút trong việc khai thác nhân vật của mình, nhìn
nhận con người bằng quan niệm biện chứng trong sự tổng hòa các mối quan hệ
xã hội, ở đó mọi diễn biến tâm lý, tình cảm đều được bộc lộ trong từng hoàn cảnh
điển hình. Văn xuôi luôn có lợi thế trong việc phát hiện ra bản chất con người

hiện đại, và lợi thế ấy đặc biệt thể hiện rõ nhất trong truyện ngắn. Có thể nói,
nhân vật trong những truyện ngắn hiện đại là những con người dũng cảm, dám
nhìn thẳng vào bản chất của mình cả ở điểm mạnh lẫn điểm yếu, đây chính là
điểm thu hút độc gỉa trên hành trình khám phá sự mới mẻ về con người hiện đại .
Sự day dứt của số phận con người khi nhận ra sự vô tâm đến tàn nhẫn của mình
(Bức Tranh – Nguyễn Minh Châu); hay là lời tự thú của người lính khi bất đắc
dĩ rời bỏ đội ngũ nhưng vẫn sống có ích (Đêm nguyệt thực – Trung Trung Đỉnh)
là ví dụ điển hình.
Nhà văn Amatôp quan niệm: mỗi truyện ngắn chỉ là giọt nước thôi nhưng
thiếu nó thì không thể có biển cả. Đời sống xã hội hiện đại càng dữ dội, con
người càng bị cuốn sâu vào vòng xoáy kinh tế thị trường thì con người càng cần
có những khoảng thời gian để nhìn nhận lại chính mình từ bên trong, nhận thức
được chính mình. Bởi vậy, phần lớn các cảnh ngộ éo le, các hoàn cảnh điển hình,
các nhân vật trong truyện ngắn hiện đại đều mang đến một thông điệp: Hãy chú

15
ý quan tâm chia sẻ và thông hiểu những người ở quanh ta. Bởi sự thông cảm là
sợi dây nối liền con người, là cửa ngõ để đi vào những tâm hồn đồng điệu… Và,
chỉ có như vậy, con người mới hiểu được chính mình, mới giải quyết được những
mâu thuẫn trong chính nội tại bản thân mỗi người. Đồng thời cũng lí giải được
xã hội và đặt mình hài hòa trong các mối quan hệ.
Từ sau 1986, sự đổi mới tư duy nghệ thuật, sự mở rộng phạm trù thẩm mĩ
trong văn học khiến truyện ngắn không những đa dạng về đề tài, phong phú về
nội dung mà còn có nhiều thể nghiệm, cách tân về thi pháp. Mỗi nhà văn đều lí
giải cuộc sống từ góc nhìn riên, với những cách xử lí ngôn ngữ riêng. Và tất yếu
là truyện ngắn Việt Nam đương đại gặt hái không ít thành công trên nhiều
phương diện, trong đó không thể không kể đến ngôn ngữ trần thuật. Có thể nói,
thu hẹp khoảng cách giữa truyện và “chuyện” là điều khiến ngôn ngữ trần thuật ở
truyện ngắn đương đại gần gũi với đời sống hơn bao giờ hết. Ngôn ngữ trong
truyện ngắn không còn là những lời nói quyền uy, cao đạo. Thay vào đó là ngôn

ngữ thường ngày dễ hiểu, đó có thể là khẩu ngữ trong những truyện ngắn của
Phan Thị Vàng Anh, là ngôn ngữ vỉa hè trong các tác phẩm của Phạm Thị Hoài,
là lời trần thuật dân dã trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh( đi năm lần bảy
lượt, mời mẻ bát gãy đũa), Nguyễn Khải (cười thắt ruột, ăn nói quá quân trộm
cướp), Bão Vũ (nằm co tiểu sành khi hết phim,…), là những tiếng lóng, những
câu chửi thề, những từ ngữ tục, là ngôn ngữ trần trụi,không gọt dũa của thứ ngôn
ngữ “chợ búa” ở Người hùng trường làng (Tạ Nguyên Thọ), Không có vua
(Nguyễn Huy Thiệp),…. Việc vận dụng thích hợp mảng ngôn từ ít có giá trị thẩm
mỹ tự thân này một cách thích hợp cũng đem lại hiệu quả nhất định cho việc trần
thuật. nếu như trước đây, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn chau chuốt, kĩ
lưỡng và không tồn tại những cách nói khiến độc giả khó hình dung trật tự trên
dướii trong giao tiếp, thì trong truyện ngắn đương đại , kiểu nói “xấc xược, thiếu
văn hóa” của lớp trẻ không còn xa lạ nữa. Việc không ngại đưa những ngôn ngữ
này vào văn học của nhiều cây bút với dụng ý phản ánh mảng xã hội bộn bề, mọi
chuẩn mực đạo đức bị đảo lộn đã trở nên quen thuộc với độc giả. Ví như cách sử
dụng ngôn ngữ trần thuật kiểu: Bà mõm. Thối rồi. Về ngay! (Bà ốm. mất rồi. Về
ngay!) trong truyện ngắn Làng xi măng của Lê Minh Khuê. Hay cách nói năng
xấc xược với đấng sinh thành : “Bao giờ ổn định con sẽ “cẩu” mẹ ra khỏi cái “
làng Vũ Đại” trong Gió đồng se sắt của Đỗ Tiến Thụy

16
Thời hiện đại, công nghệ thông tin bùng nổ đã tác động đến ngôn ngữ đời
sống và để lại dấu ấn rõ rệt trong ngôn ngữ trần thuật. Từ ngữ chuyên môn trở
nên phổ biến ( các thuật ngữ y học, tên các loại bệnh mới: HIV-AIDS, viêm não
Nhật Bản, Cúm gia cầm,…; Các khái niệm kinh tế tiền tệ: Thị trường chứng
khoán, cổ phiếu, bất động sản, các ngôn từ đặc trưng thời kỹ thuật số: chát, thư
điện tử,…). Ngoài ra, những từ ngữ vốn mới xuất hiện gần đây cũng ùa vào trong
các tác phẩm: Cave (gái làm tiền), ô-sin (người giúp việc), gay (người đồng tính)
….những ngôn ngữ mới này được sử dụng như những phương tiện biểu đạt mới.
Chịu tác động mạnh mẽ của ngôn ngữ đời sống, kéo theo ngôn ngữ trần

thuật trong truyện ngắn hiện đại bộc lộ khá rõ đặc trưng văn hóa vùng miền.
Những từ địa phương này được đưa vào tác phẩm một cách có chủ ý chứ không
thuần túy do chất giọng “bản địa” của nhà văn. Vì thế, hiệu ứng của các tác phẩm
không chỉ dừng lại trong việc truyền tải nội dung truyện kể mà còn đem đến cho
độc giả hình dung về những giá trị văn hóa nằm sâu dưới lớp ngôn ngữ. Là vẻ
đẹp bình dị của sông nước Cửu Long qua bờ kênh, con rạch, những cù lao xanh
….trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Là chất Huế yên bình mà đượm buồn,
trầm mặc trong tác phẩm của Trần Thùy Mai. Là chất thâm thúy kiểm miền Bắc
hay chất hồn hậu miền Nam đều bộc lộ rõ nét trong từng lời đối đáp, trong các
ngôn từ nhân xưng hay trong lời kể của người trần thuật, ta có thể tìm thấy trong
các tác phẩm: Quê hương - Cao Hạnh, Bà Thỏn - Trần Thanh Hà,…
Ngôn ngữ trần thuật cũng làm tái hiện lại phong tục tập quán vùng miền,
tạo nên một dòng văn học vùng miền là mảng truyện ngắn Nam Bộ. Trong đó,
nguyễn Ngọc Tư được xem là tác giả tiêu biểu của những tác phẩm hay: Dòng
nhớ, Biển ngưới mênh mông, Qua cầu nhớ người, Hiu hiu gió bấc, Cánh đồng
bất tận,… là đời sống du mục lênh đênh theo gánh hát của người Nam Bộ trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Biển ngƣời mênh mông, Cánh đồng bất tận), là
nếp sinh hoạt của người Hà Nội trong các khu phố cổ (Phố cũ - Nguyễn Văn
Thọ)…Có thể nói, với ngôn ngữ trần thuật mang đậm dấu ấn văn hóa vùng miền,
truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới không những nhiều dáng vẻ mà còn rất gần
gũi với đời sống con người.
Tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật hôm nay xuất phát từ việc tổ
chức đồng thời những tiếng nói khác nhau. Sự xen lẫn của lời thoại nhân vật vào
lời kể và đặc biệt là hình thức lời nửa trực tiếp đã góp phần làm mới nghệ thuật
kể chuyện, cho thấy ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của các cây bút truyện

17
ngắn đương đại. Trong những nố lực cách tân, việc đổi mới ngôn ngữ trần thuật
là một thành công không thể phủ nhận của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986.
Với cách vận dụng linh hoạt ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ vùng miền và nhất là

cách tổ chức đồng thời nhiều tiếng nói khác nhau, người trần thuật có vai trò
quan trọng trong việc cấu trúc tác phẩm , dẫn dắt mạch truyện. Khảo sát phát
ngôn trong văn bản truyện kể, độc giả có thể phần nào hình dung được diện mạo
của người trần thuật. Hơn thế, thông qua ngôn ngữ trần thuật người đọc còn có
thể nhận diện những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ truyện ngắn hôm nay.
Về kỹ thuật sáng tác, hầu hết các truyện ngắn đều sử dụng kỹ thuật hiện
đại như lối kết thúc bỏ ngỏ, nghệ thuật đồng hiện, độc thoại nội tâm, dòng ý thức,
lắp ghép, sử dụng huyền thoại, nghệ thuật giao cách hay đa giọng điệu, tính đa
thanh trong ngôn ngữ trần thuật.
Những năm cuối thế kỷ XX xuất hiện cả loại “truyện ngắn mini” hàm súc,
cô đọng cả về nội dung lẫn ngôn ngữ… Về hình thức, truyện ngắn khá đa dạng
với cốt truyện dan xen nhiều mạch truyện, giàu chi tiết sự kiện.
1.2. Đỗ Bích Thúy trong dòng văn học trẻ
1.2.1. Hành trình sáng tác của Đỗ Bích Thúy
Đỗ Bích Thúy sinh năm 1975, bước vào làng văn từ khi 19 tuổi với truyện
ngắn đầu tay Chuỗi hạt cườm màu xám đăng trên Báo Tiền phong và để lại ấn
tượng không nhỏ trong lòng người đọc.
Bước ngoặt lớn nhất để tên tuổi chị có chỗ đứng trong làng văn hiện đại là
giải nhất cuộc thi sáng tác truyện ngắn kéo dài hai năm (1998-1999) do Tạp chí
Văn nghệ quân đội tổ chức với tác phẩm: Sau những mùa trăng, Đêm cá nổi,
Ngải đắng trên núi . Tuy nhiên, để có được tiếng vang thực sự thì phải kể đến
khi truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá được đạo diễn Ngô Quang Hải
chuyển thể thành phim Chuyện của Pao và đoạt giải Cánh diều vàng của hội
điện ảnh Việt Nam năm 2005.Sự thành công của bộ phim này trước hết bắt đầu
từ câu chuyện hết sức độc đáo và cảm động mà truyện ngắn đem lại.
Quan niệm sáng tác của Đỗ Bích Thúy hết sức đơn giản, chị vẫn thường
nói viết chính là nhu cầu nội tâm. Đặc biệt viết văn đối với chị như là sự trả ơn,
nên trong cuộc đời viết văn của mình, chị đã định hình một cách viết không quá
ồn ào, hoa mĩ, không gây ra những cú sốc mạnh như những người bạn viết cùng
trang lứa. Đầu sách của chị nằm khiêm tốn trong hiệu sách và cũng chỉ những ai


18
thực sự say mê văn chương đích thực mới tìm đến, quan tâm đến chị và sách của
chị. Điều đó cũng đủ để Đỗ Bích Thúy lặng lẽ, điềm đạm và cần mẫn viết.
Những tập truyện của Đỗ Bích Thúy chủ yếu viết về đề tài duy nhất là đề
tài miền núi, lại chỉ với một địa danh quen thuộc: mảnh đất Hà Giang, là quê
hương, là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn chị. Và, miền núi,
đúng như tên gọi của nó: hoang sơ, lạ lẫm và bí hiểm nhưng chị đã khai thác
chiều sâu phức tạp trong cuộc sống cũng như nhân cách phẩm chất của con người
vùng núi phía Bắc một cách chân thực và thắm đượm tình quê.
Đỗ Bích Thúy đã xuất bản các tập truyện ngắn Sau những mùa trăng
(2001), Những buổi chiều ngang qua cuộc đời (2003), Ký ức đôi guốc đỏ
(2004), Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (2006), Người đàn bà miền núi (2008),
Mèo đen (2011). Mới đây nhất chị vừa xuất bản tập truyện ngắn Em béo và hội
cầu vồng (2012) viết về về đề tài thiếu nhi.
Đỗ Bích thúy không chỉ sáng tác truyện ngắn mà còn sáng tác của tiểu
thuyết. Với tiểu thuyết đầu tay Bóng của cây sồi, NXB Thanh niên, H.2005 gây
ra cảm xúc sâu sắc trong lòng bất cứ độc giả nào khi đọc cuốn tiểu thuyết này về
những thân phận, những trăn trở trong tác phẩm.
Đến nay, Đỗ Bích Thúy đã là một cây bút được khẳng định và là nữ Phó
tổng biên tập đầu tiên trong lịch sử hơn 50 năm của Tạp chí văn nghệ quân đội.
Với công việc này, chị không chỉ gánh trọng trách của người quản lý mà còn
khiến chị phải nỗ lực hơn nữa trong sự nghiệp sáng tác của bản thân mình.
1.2.2. Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy trong dòng truyện văn học trẻ
Đỗ Bích thúy sáng tác chủ yếu về đề tài cuộc sống của người dân tộc miền
núi Tây Bắc. Trong sáng tác của chị, miền Tây Bắc không còn bí hiểm như bao
độc giả tưởng tượng mà trở nên thơ mộng, gần gũi, quen thuộc. Với lối kể
chuyện tự sự giàu chất trữ tình kết hợp với hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đặc
trưng cho văn hóa vùng miền đã làm nên sức cuốn hút trong tác phẩm của chị.
Hơn thế, ẩn chứa trong mỗi tác phẩm lại là những nỗi niềm trăn trở của tác giả

đối với số phận nhân vật của mình. Vì vậy, dù là viết về đề tài miền núi quen
thuộc nhưng độc giả luôn cảm thấy say mê, cuốn hút trong sáng tác của chị.
Chính giọng văn tự sự, trữ tình đã làm sống dậy bao cảm xúc, đi vào lòng độc giả
một cách tự nhiên nhất, mộc mạc nhất. Đặc biệt truyện ngắn của chị đã góp phần
không nhỏ trong việc đưa văn hóa vùng miền đến với đông đảo độc giả. Chính
vậy, chị là một nhà văn trẻ đầy triển vọng và đóng góp to lớn cho nền văn học

19
những truyện ngắn về mảng đề tài dân tộc miền núi. Tiếp bước các nhà văn có
tên tuổi chuyên viết về đề tài miền núi như Tô Hoài, Nguyễn Huy Thiệp,…
Sau những thành công nhất định ở những sáng tác đầu tay, chị giành được
sự quan tâm rất lớn từ báo chí, đặc biệt là, giới văn nghệ sỹ nhắc đến những tác
phẩm của chị như một hiện tượng văn học. Hàng loạt bài viết trên báo mạng cũng
như báo viết đã viết về chị: Trên báo văn nghệ trẻ, số ra ngày 11/03/2001, Điệp
Anh có bài Gặp hai nữ thủ khoa truyện ngắn trẻ . nhà nghiên cứu Chu Lai có
bài :Cái duyên và sức gợi của hai giọng văn trẻ. Đỗ Bích Thúy và những sáng
tác của chị cũng được đề cập đến trong bài viết của tác giả Phạm Thùy Dương
đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội (661) tháng 1 năm 2007 với tựa đề Cảm
hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư
Chính sự cập nhật liên tục các vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện tại khiến
truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy luôn gần gũi với độc giả và chiếm vị trí nhất định
trong lòng những độc giả đã từng đọc truyện ngắn của chị.
Đỗ Bích Thúy đã có đóng góp lớn trong việc đưa văn hóa vùng cao về với
độc giả, hơn thế, tác phẩm của chị còn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với từng số
phận nhân vật. Là tiếng thở dài khe khẽ với những bất hạnh, hẩm hiu của những
con người dưới bóng núi rừng. Với văn phong nhẹ nhàng, sâu lắng, chị đã từng
bước để dấu ấn trong lòng độc giả. Có thể nói, đặc trưng nhất là chị đem văn hóa
vùng miền đặc trưng đến với người đọc. Để khi nhắc đến chị, độc giả nhớ ngay
đến những tác phẩm về miền núi cực bắc tổ quốc với thiên nhiên hoang sơ,
huyền bí nhưng cũng thơ mộng, và những con người tốt bụng, hiền hòa, bao

dung nơi này.












20
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY
2.1. Phong cảnh thiên nhiên miền núi
Chúng ta thường thấy trong sáng tác của mỗi nhà văn có sự lặp lại của
một kiểu không gian quen thuộc. Không gian ấy có thể là nơi sinh ra, lớn lên và
trưởng thành. Cũng có khi đó là vùng đất để lại những ấn tượng sâu sắc, khắc
khoải trong suy nghĩ họ. Không gian ấy làm nền cho nhà văn bộc lộ khả năng
sáng tạo và gửi gắm tư tưởng, chủ đề cho tác phẩm của mình. Dễ nhận thấy
không gian điền trang trong các nhà văn Nga; không gian nhà thờ trong trang
viết các nhà văn Pháp ….Với văn học Việt Nam, người tạo ra được cho mình
một không gian đặc trưng không nhiều. Chủ yếu là những ngòi bút sáng tác
trong giai đoạn chiến tranh cách mạng. Ở đó, họ tái hiện không gian chiến trường
một cách đa diện, đa sắc. Ngoài không gian chiến trận, không gian miền núi cũng
được tái lập trong sáng tác của một số nhà văn. Các không gian có tính lặp lại ấy,
ngoài việc khá quen thuộc với cuộc sống hiện thực chung còn ít nhiều thể hiện
sự độc đáo riêng. Cái độc đáo thể hiện trước hết ở cách di nhập thực tế và tái tạo

trong tác phẩm nghệ thuật.
Mỗi nhà văn có cách khai thác không gian riêng trên cơ sở đề tài lựa chọn
của mình. Đỗ Bích Thúy là một nhà văn như vậy. Nhắc đến chị, nhắc đến tác
phẩm của chị người đọc hiểu rằng mình đang đến với vùng đất nào. Một không
gian “đặc sệt” miền núi. Không gian ấy cũng chính là một trong những yếu tố
đặc sắc nhất khi đến với mỗi trang viết của nhà văn trẻ này. Không gian đặc
trưng ấy được xây dựng trên những trang viết của chị một cách cá biệt và là sự
tổng hòa của nhiều yếu tố như: thiên nhiên, cuộc sống- văn hóa miền núi và con
người miền núi.
Đến với đại ngàn Tây Bắc, các tác giả chuyên viết về mảng đề tài này như
Nguyễn Huy Thiệp, Tô Hoài, Cao Duy Sơn, đều như hòa mình vào không
gian bất tận của xứ sở thơ mộng dể cùng tạo nên những áng văn thơ như những
bức họa màu, những bản nhạc rừng tràn ngập sức sống, say đắm lòng người.
Trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy cũng vậy. Khi bước vào thế giới nghệ thuật
của Đỗ Bích Thúy, người đọc được sống trong môi trường đậm chất miền núi,
bởi bao quanh là thế giới sinh động những tên đất, tên bản, tên núi, tên
sông…làm “chất nền” cho những câu chuyện kể của Đỗ Bích Thúy… Đó là
không gian với bạt ngàn những địa danh, những cái tên dân tộc để gợi đến một

21
vùng đất hoang sơ, vừa xa xôi , vừa bí ẩn: Xà Tùng Chứ, Chín Chải, Tây Côn
Lĩnh, Cao Bành, Thượng Sơn, Lũng Pục, Cao Mã Pờ, Pải Lủng, Vần Chải, Lao
Chải, Sán Chải, Xán Díu,… Thiên nhiên trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy không
chỉ có tác dụng làm “chất nền” cho hành động nữa mà trở thành một sinh thể độc
lập với những nét đẹp tự nhiên với những đường nét, hình khối cụ thể, rõ
ràng…Thiên nhiên vừa hiện thực, sinh động, thơ mộng, êm đềm nhưng cũng rất
hoang sơ, huyền bí. Không gian được tác giả miêu tả từ ngày sang đêm, Đông
sang Hạ, từ cái nhìn khách quan bên ngoài đến cảm nhận bên trong của nhà văn,
từ những khoảnh khắc đáng nhớ của thiên nhiên ấy cộng với ngòi bút tài hoa của
nhà văn Đỗ Bích Thúy đã tạo nên những bức tranh thiên nhiên đặc sắc và những

cảm xúc vô cùng tinh tế ẩn chứa trong mỗi trang viết
2.2.1. Thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ
Đến với thế giới nghệ thuật của Đỗ Bích Thúy, người đọc được tiếp xúc
với không gian núi rừng kỳ vĩ, hoang sơ và bí hiểm. Chúng ta có thể thấy những
nét đẹp này của thiên nhiên trong các tác phẩm: Cạnh bếp có cái muôi gỗ, Hẻm
núi, Cột đá treo người, Mần tang mọc trong thung lũng, Ngải đắng ở trên
núi…Bằng những miêu tả gợi hình khối và đường nét của thiên nhiên nơi đây
cho thấy con mắt tinh tế của nhà văn đã quan sát một cách hết sức kĩ lưỡng, cẩn
thận, thì mới có thể tạo nên những nét vẽ khỏe khoắn khiến độc giả khi bước vào
không gian núi rừng của chị đều cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp của tạo hóa,
của thiên nhiên hùng vĩ. Thiên nhiên gây ấn tượng với độc giả ngay từ cái nhìn
đầu tiên về những ngọn núi của miền rẻo cao sơn cước: Cạnh bếp có cái muôi
gỗ “Khắp vùng cực Bắc này, nhìn phía nào cũng chỉ thấy núi. Núi đã cao ngang
mây trời, nhiều như sao trên dòng ngân hà, ngửa mặt đếm mỏi miệng, mỏi cổ
không xuể”. [49; 73] (Cạnh bếp có cái muôi gỗ ). Bầu trời nơi đây cũng trở nên
cao và xanh hơn, những ngọn núi cao nhấp nhô nối tiếp điểm tô thêm vẻ đẹp của
bầu trời: “Bầu trời cao lên vời vợi giữa bốn bề vách núi sừng sững” [49; 173], là
vẻ đẹp hùng vĩ của núi, của sông bao quanh những bản làng: “Tả Gia có ba mặt
núi, một mặt sông. Mặt trời lên ở dãy núi bên trái ….núi chồng lên núi, nhấp nhô
như răng cưa”[49; 177]. Hình ảnh “núi chồng lên núi” rồi “nhấp nhô như răng
cưa” khiến chúng ta cảm nhận sự trùng điệp nối nhau thành dải bất tận với những
dáng vẻ khác nhau đầy cheo leo hiểm trở của những dãy núi trên mảnh đất Hà
Giang.

×