Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG BỆNH LÝ MẠCH VÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.43 KB, 7 trang )

Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
LớpTim mạch Trà Vinh

ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG BỆNH LÝ MẠCH VÀNH
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày dấu hiệu thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ
2. Trình bày 3 giai đoạn nhồi máu cơ tim và 2 loại nhồi máu cơ tim
3. Trình bày các vị trí nhồi máu cơ tim
4. Chẩn đoán đúng thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim trên điện tâm đồ

Khi động mạch vành bị xơ vữa, lòng mạch bị hẹp hay tắc nghẽn làm cho vùng cơ tim bị
kém nuôi dưỡng, thiếu oxy, người ta gọi là thiểu năng vành. Tình trạng thiếu oxy có thể
tiến đến tổn hại nặng hay chết hẳn cơ tim. Điện tâm đồ( ECG) có giá trị rất lớn trong
chẩn đoán bệnh mạch vành, biểu hiện qua 3 sự thay đổi gọi là tam chứng 3I:

Ischemia ( thiếu máu):
- T âm, nhọn, đối xứng, nếu thiếu máu dưới thượng tâm mạc
- T dương, cao, nhọn, đối xứng, nếu thiếu máu dưới nội tâm mạc

Injury ( tổn thương):
- ST chênh lên và cong như cái vòm, gọp cả sóng T vào nó, gọi là sóng một pha. Đây là
tổn thương dưới thượng tâm mạc, thường xảy ra trong giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim.
Cần chú ý : ST chênh lên có thể gặp ở người bình thường nhất là ở chuyển đạo ngoại
biên, người da đen, cơn đau thắt ngực biến thái ( cơn đau thắt ngực Prinzmetal’s, tràn
dịch màng ngoài tim, phìn vách thất.
- ST chênh xuống, thẳng đuôn . Đây là tổn thương dưới nội tâm mạc.

Infrarction ( nhồi máu):
Xuất hiện sóng Q sâu, rộng, có móc trát đậm nếu là nhồi máu dưới thượng tâm mạc.

1. Thiếu máu cơ tim:


- Sóng T : Thiếu máu cơ tim thể hiện trên ECG là sóng T âm, đối xứng.
Nếu bệnh nhân có T âm trước đó,thiếu máu cơ tim có thể làm cho T trở lại trạng thái bình
thường.Cần phân biệt T thiếu máu với T đảo ngược do ngộ độc degitalis{T âm không đối
xứng.
Ngoài thiếu máu cơ tim sóng T âm có thể gặp do thở mạnh,lo lắng,mới ăn no,hút thuốc
lá,uống đá lạnh,thay đổi tư thế.
- Đoạn ST:chênh xuống, thẳng đuôn, đi ngang, hay đi dốc xuống, ST trên xuống có ý
nghĩa khi ≥1mm tính từ sau điểm J ≥ 0,08 giây. Ngoài thiếu máu cơ tim, ST chênh xuống
còn gặp trong dày thất trái,rối loạn dẫn truyền trong thất,ngộ độc Digitalis.

1


Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
LớpTim mạch Trà Vinh

2.Nhồi máu cơ tim:
2.1.Ba giai đoạn của nhồi máu cơ tim:
-Giai đoạn cấp:Trong một hai ngày đầu ST cong vòm lên.
-Giai đoạn bán cấp:Từ vài ngày đến vài tuần, ST chênh lên thấp hơn,T âm sâu nhọn đối
xứng. Sóng Q bệnh lý xuất hiện(Q > 0.04 giây,sâu > 1/4R).
-Giai đoạn mãn tính:Từ vài tháng tới vài năm, ST đã về đồng điện,T có thể dương hay
vẫn âm,còn Q bệnh lý thường tồn tại vĩnh viễn.

2.2. Các loại nhồi máu:
- Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên ( nhồi máu dưới thượng tâm mạc, nhồi máu cơ tim có
sóng Q): ST chênh lên, Q bệnh lý.
- Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên( nhồi máu dưới nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim
không sóng Q): ST chênh xuống, không có sóng Q. Thường xảy ra ở thành trước bên
2.3. Vị trí nhồi máu cơ tim:

2.3.1. Nhồi máu trước vách: tắc nghẽn xảy ra ở động mạch vành trái- nhánh xuống, gây
tổn thương cơ tim ở thành trước thất trái và phần trước vách liên thất. Biểu hiện trên ECG
là : ST chênh lên ở V1,V2,V3,V4, R thấp hơn T ở V3,V4. và mất sóng R ở V1,V2

2


Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
LớpTim mạch Trà Vinh

2.3.2. Nhồi máu trước bên: tắc nghẽn xảy ra ở động mạch vành trái và nhánh mũ, gây
tổn thương ở phần ngoài thành trước và thành bên của thất trái. Biểu hiện trên ECG là:
ST chênh lên ở DI, aVL,V5,V6.

3


Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
LớpTim mạch Trà Vinh

2.3.3.Nhồi máu sau dưới( nhồi máu thành hoành): tắc nghẽn xảy ra ở động mạch vành
phải- nhánh xuống sau, gây tổn thương ở thành sau và thành dưới của thất trái. Biểu hiện
trên ECG là: ST chênh lên ở DII,DIII,aVF

2.3.4. Nhồi máu thành sau: tắc nghẽn xảy ra ở động mạch vành phải- nhánh xuống
hoặc nhánh mũ của động mạch vành trái. Biểu hiện trên ECG là: R cao, ST chênh xuống
ở V1 . R/S>1 ở V1. Nhồi máu thành sau thường đi kèm với nhồi máu sau dưới và trước
bên.

4



Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
LớpTim mạch Trà Vinh

2.3.5. Nhồi máu thất phải: Khoảng 30% nhồi máu sau dưới có kèm nhồi máu thất phải.
Q bệnh lý, ST chênh lên ở V1 hoặc chuyển đạo ngực phải V3R, V4R. Một bệnh nhân bị
nhồi máu sau dưới cần nghi ngờ có nhồi máu thất phải khi khám lâm sàng có phổi trong
nhưng tĩnh mạch cổ nổi.

5


Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
LớpTim mạch Trà Vinh

2.3.6. Nhồi máu bên cao: ST chênh lên ở aVL
2.3.7. Nhồi máu tâm nhĩ:
Thường ít được nhận ra, nhưng khi tìm thấy nó thường đi kèm với nhồi máu sau dưới.
chẩn đoán dựa vào một trong những tiêu chuẩn sau:
- Bất thường sóng p
- PR chênh lên hay chênh xuống
- Loạn nhịp nhĩ: rung nhĩ, cuồng nhĩ, ngoại tâm thu nhĩ.
- Rối loạn dẫn truyền trong nhĩ: Block xoang nhĩ , block nhĩ thất.
* Chú ý:
- Trong giai đoạn nhồi máu cấp, ST chênh lên có thể có hình ảnh soi gương ( ST chênh
xuống ) ở các chuyển đạo đối diện với vùng nhồi máu. Ví dụ: nhồi máu trước bên có hình
ảnh gián tiếp ở DIII, aVF; nhồi máu sau dưới có hình ảnh gián tiếp ở V1,V2,V3,V4.
- Dấu hiệu về điện học có thể xảy ra chậm và chỉ xuất hiện sau vài giờ thậm chí 24-36 giờ
sau khởi phát triệu chứng lâm sàng . Do đó nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim, phải đo điện

tim lặp lại nhiều lần.
- Bệnh nhân nhập viện vì đau ngực, điện tim chỉ có hình ảnh block nhánh trái mới, có khả
năng nhồi máu cơ tim cấp xảy ra.
3. Chẩn đoán phân biệt:
3.1. Viêm màng ngoài tim

ST của viêm màng ngoài tim

ST của nhồi máu cơ tim

6


Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
LớpTim mạch Trà Vinh
Viêm màng ngoài tim: ST chênh lên ở hầu hết các chuyển đạo, có bề lõm khum lên và
không có sóng Q hoại tử
Nhồi máu cơ tim: ST chênh lên theo từng vùng nhồi máu, bề lõm khum xuống và có Q
hoại tử
3.2. Tái cực sớm
3.3. Biến đối ST – T không đặc hiệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Điện tâm đồ - Phạm Nguyễn Vinh- 2005
2. The ECG in Practice- John R.Hamption- 2003
3. 150 ECG problem- John R. Hamption- 2003
4. ECG notes- Shirley A.Jones- 2005
5. ECG diagnosis in clinical practice- Romeo Vecht- Michael A. Gatzoulis-Nicholass.
Peters- 2009


7



×