Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Báo cáo tổng hợp giao ban khoa học công nghệ vùng Đông Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.13 KB, 42 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VỤ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2015

Số: 35 / BC-ĐP

BÁO CÁO
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÁC TỈNH, THÀNH
PHỐ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2011- 2015
Giai đoạn 2011 - 2015, cùng với các cấp, các ngành quyết tâm thực hiện mục
tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ngành KH&CN các tỉnh, thành
phố đã nỗ lực thực hiện Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và
công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11 tháng
4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển khoa
học và công nghệ đến năm 2020; Quyết định số 809/QĐ-BKHCN, ngày 25/3/2011
của Bộ trưởng Bộ Kh&CN về việc ban hành Chương trình hành động về triển khai
thực hiện Chiến lược phát triển KTXH 2011-2020. Đặc biệt, triển khai thực hiện Luật
KH&CN sửa đổi (2013); xây dựng và triển khai công tác theo Nghị quyết số 46/NQCP, ngày 29/3/2013 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết
20 - NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI về “Phát triển
KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Năm 2014, là năm đầu tiên tổ chức Ngày KH&CN
Việt Nam (18/5) và cũng là năm ngành khoa học & công nghệ Việt Nam tròn 55 năm
ngày thành lập (1959 - 2014).
Với mục tiêu: Đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức,
hoạt động KH&CN; đặc biệt, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để đổi mới, nâng cao trình độ công


nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, giai
đoạn 2011 - 2015, hoạt động KH&CN các tỉnh Vùng Đông Nam Bộ đã đạt được
những kết quả như sau:
I. Công tác tham mưu, tổ chức bộ máy và phát triển tiềm lực KH&CN
1. Công tác tham mưu cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN
Với tinh thần đổi mới cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN trong tình
hình mới, Sở KH&CN các tỉnh đã tích cực, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành 46 văn bản quản lý nhà nước
nhằm cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN của Đảng và Nhà nước
sát với tình hình thực tiễn hoạt động ở các địa phương.
Trong đó có những văn bản thể hiện tính chủ động, kịp thời của các địa phương
trong công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được giao 1. Tiêu biểu
1 Quyết chế thực hiện thí điểm một số chính sách đãi ngộ, thu hút chuyên gia KH&CN…(TP. Hồ Chí Minh); Quy định
về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của Bình
Thuận; Đề án tổng thể điều tra và xây dựng cơ sở dữ liệu về đánh giá trình độ sản xuất của các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai; QĐ Chương trình KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng

1

1


là các chính sách về xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ; chương trình hỗ trợ
tài sản trí tuệ; quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030; Nổi bật là thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy chế thực hiện thí
điểm một số chính sách thu hút chuyên gia khoa học và công nghệ vào làm việc tại 4
đơn vị: Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Viện Khoa học Công
nghệ-Tính toán và Trung tâm Công nghệ Sinh học; Đồng Nai ban hành cơ chế tài
chính, cơ chế quản lý đặc thù cho Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học của
tỉnh,...

2. Về xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy và phát triển tiềm lực KH&CN
2.1 Hệ thống tổ chức bộ máy
- Theo số liệu báo cáo của các Sở KH&CN vùng Đông Nam bộ, giai đoạn 20112015 tổng số cán bộ công chức, viên chức, hợp đồng lao động của các Sở trong vùng
là 1.379 người, trong đó tiến sĩ có 20 người (chiếm tỷ lệ 1,45 %), trình độ thạc sĩ trở
lên có 204 người (chiếm tỷ lệ 14,79 %), trình độ đại học, cao đẵng có 931 người
(chiếm tỷ lệ 67,51 %). Có 1.086 người có trình độ quản lý nhà nước từ ngạch chuyên
viên trở lên, trong đó có 13 người là Chuyên viên cao cấp hoặc tương đương (chiếm
1,19%) và 49 người là Chuyên viên chính (chiếm 4,51%) (Bảng 2. Phụ lục).
Riêng Đồng Nai, ngoài việc quan tâm đào tạo CBCCVC của Sở, còn giữ vai trò
Chủ nhiệm Chương trình đào tạo sau đại học của tỉnh. Đến nay đã và đang đào tạo
được 1.303 người, trong đó 94 tiến sĩ, 1.006 thạc sĩ, 173 bác sĩ chuyên khoa 1 và 23
Bác sĩ chuyên khoa 2.
- Tổ chức bộ máy của các Sở KH&CN được kiện toàn theo Thông tư liên tịch số
05/2008/TTLT-BKHCN-BNV ngày 18/6/2008 của Bộ KH&CN và Bộ Nội Vụ về
việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn về KH&CN thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ngày càng được
củng cố và phát huy có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước. Nhân lực KH&CN của
các Sở được củng cố và phát triển về chất lượng và số lượng2.
- Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ quản lý KH&CN, trang bị cơ sở vật
chất và thực hiện tốt các chế độ, chính sách về tài chính, hoạt động KH&CN cấp
huyện/thị ngày càng được nâng lên. Mô hình cử cán bộ chuyên trách về KH&CN tại
các huyện/thị ở một số Sở (Đồng Nai, Bình Thuận) cũng đã thúc đẩy và đem lại hiệu
quả cho hoạt động KH&CN tại địa bàn cơ sở; trong đó nổi bật là Đồng Nai đột phá
trong việc đổi mới cơ chế, chính sách trong thực hiện các đề tài, dự án cấp huyện,
tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực quản lý bằng cách cử cán bộ chuyên
trách khoa học và công nghệ về công tác tại các huyện. Từ đó hoạt động khoa học và
công nghệ cấp huyện đã có nhiều chuyển biến rõ rệt; số đề tài dự án được triển khai
và đưa vào ứng dụng trong thực tế đã tăng từ 14 đề tài, dự án năm 2009 lên 129 đề
tài, dự án năm 2014.
- Thông qua việc chuyển đổi hoạt động theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày

05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
hóa (BR-VT)…
2 Năm 2011: Tổng số CB,CC,VC: 1.162 người thì có 120 người có trình độ từ Thạc sĩ trở lên (chiếm 10,3%). Đến
2015: Tổng số CB,CC,VC: 1.250 người thì có 205 người có trình độ từ Thạc sĩ trở lên (chiếm 16,4%).

2

2


KH&CN công lập, các đơn vị sự nghiệp sau khi chuyển đổi đã phát huy được thế
mạnh và từng bước ổn định tổ chức bộ máy và nhân sự, thu nhập ngày càng tăng lên,
chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đến nay, đã có 20 đơn vị trực thuộc các Sở KH&CN trong vùng hoạt động theo
cơ chế này.
Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi cũng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc: Tổ
chức KH&CN vừa chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp vừa chịu sự điều chỉnh
của Luật KH&CN nên gặp một số khó khăn về tài chính, thuế, bổ nhiệm cán bộ; văn
bản hướng dẫn chưa đầy đủ về việc thực hiện các quyền tự chủ của tổ chức KH&CN
nên dẫn đến các thủ trưởng tổ chức KH&CN chưa phát huy hết một số quyền tự chủ
theo quy định của Nghị định 115/2005/NĐ-CP.
2.2. Phát triển tiềm lực KH&CN
Qua bảng tổng hợp kinh phí hoạt động KH&CN giai đoạn 2011 - 2015 ((Bảng
4a và 4b - Phụ lục) cho thấy:
- Tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN được Bộ KH&CN thông báo qua ngân sách
địa phương cho 7 tỉnh/thành phố trong Vùng là: 2.520.421 triệu đồng; kinh phí được
UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt là 2.487.661 triệu đồng (đạt 98,70%); kinh phí
ước thực hiện được 2.321.609 triệu đồng (đạt 92,11% so với mức Bộ thông báo và
đạt 93,32% so với UBND các tỉnh/thành phố phê duyệt).
- Tổng kinh phí chi đầu tư phát triển KH&CN cho các tỉnh/thành phố trong vùng

là 4.266.000 triệu đồng, kinh phí được UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt là
3.342.592 triệu đồng (đạt 78,35%); kinh phí ước thực hiện được 3.748.729 triệu đồng
(đạt 87,87% so với mức Bộ thông báo và đạt 112,15% so với UBND các tỉnh/thành
phố phê duyệt).
- Tổng kinh phí xã hội hóa: 53.691.000 triệu đồng (trong đó Bình Thuận: 25.589
triệu đồng; Đồng Nai: 24.915 triệu đồng và TP. Hồ Chí Minh: 3.187 triệu đồng)
Nhìn chung nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho KH&CN trung ương cân đối
cho các địa phương trong 5 năm qua đã được các địa phương sử dụng đúng cho mục
đích, đúng đối tượng phát triển tiềm lực KH&CN như: tăng cường tiềm lực cho công
tác đo lường, kiểm định, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị sự nghiệp
của các sở KH&CN đang trên lộ trình chuyển đổi theo nghị định 115/NĐ- CP, xây
dựng các phòng thí nghiệm, thử nghiệm của các tổ chức KH&CN thuộc các sở ban
ngành, các điểm truy cập thông tin, các trung tâm thông tin...
Tuy nhiên vẫn có một vài địa phương bố trí sử dụng cho những lĩnh vực khác
như: làm đường giao thông; xây đập, lập mạng lưới quan trắc tài nguyên3...
Điểm nổi bật trong đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN là các Sở Khoa học và
Công nghệ trong vùng đã triển khai nhiều chủ trương, dự án trọng điểm để nâng cao
vị thế của vùng. thành phố Hồ Chí Minh tăng cường tiềm lực đầu tư cho nghiên cứu
cơ bản về công nghệ cao, công nghệ sinh học và tập trung đầu tư một số tổ chức khoa
3 Xây dựng mới đường dây trung thế ngầm và Trạm biến áp cấp điện cho Trung tâm thiết kế chế tạo thiết bị mới (TP.
HCM); Tiểu dự án đường kết nối vảo Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học (Đồng Nai)…

3

3


học và công nghệ trọng điểm đủ năng lực giải quyết những vấn đề lớn của thành phố
và hội nhập quốc tế như khu công nghệ cao, khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Công
viên phần mềm Quang Trung.

Các tỉnh tập trung vào đầu tư ứng dụng. Đồng Nai đã rất thành công trong việc
đầu tư xây dựng Trung tâm ứng dụng CNSH nhằm đưa sản xuất nông nghiệp của
Đồng Nai từng bước phát triển theo chiều sâu, năng suất, chất lượng sản phẩm ngày
càng được nâng lên. Trung tâm đã sản xuất 42 hạt giống rau F1. Năm 2014 đã cung
cấp cho thị trường 45 tấn giống tương ứng với 14.000 ha, trong đó xuất khẩu sang
Myanma giống đậu xanh VINO 79 và sang Philippin giống khổ qua galaxy, dưa leo
VINO 302. Đã thực nghiệm đánh giá lựa chọn được được giống, quy trình, giá thể
trồng của 17 dưa lê vân lưới, 8 giống dưa leo có năng suất và chất lượng cao.
Bình Thuận đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho Khu thực
nghiệm công nghệ sinh học để thực hiện khảo nghiệm, trình diễn, giới thiệu mô hình
cho người dân tham quan học tập,
II. Kết quả hoạt động KH&CN trên các lĩnh vực
1. Hoạt động nghiên cứu triển khai
Theo báo cáo của các tỉnh/thành phố, giai đoạn 2011 - 2015, đã có 1156 nhiệm
vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở được triển khai.
Với chủ trương hoạt động nghiên cứu triển khai ở địa phương phải tập trung theo
hướng nghiên cứu ứng dụng nên phần lớn kết quả nghiên cứu từ các đề tài/ dự án đã
được ứng dụng ngay vào thực tế sản xuất và đời sống của địa phương.
Các địa phương đã chú trọng đến hoạt động nghiên cứu để nâng cao giá trị sản
phẩm, năng suất, chất lượng hàng hóa, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh/thành phố. Ngoài ra, yếu tố Vùng - Miền, thế mạnh, sản phẩm chủ lực của từng địa
phương cũng được thể hiện rất rõ trong việc xác định, triển khai thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN (Xem số liệu tại Bảng 6 và 7 Phụ lục kèm theo) được chia theo tỷ lệ:
- Khoa học nông nghiệp chiếm 28,5 %.
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếm 24,1 %.
- Khoa học xã hội và nhân văn chiếm 27,7%.
- Các lĩnh vực y - dược, khoa học tự nhiên chiếm 19,6 %.
a. Lĩnh vực khoa học nông nghiệp
Tập trung nghiên cứu, phát triển một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn của Vùng
như: Thủy - Hải sản; Khảo nghiệm các loại giống cây, con mới cho năng suất, chất

lượng cao; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cơ khí, tự động hoá, công nghệ sinh học
vào bảo quản, chế biến, chăn nuôi, trồng trọt theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn, quy mô công nghiệp và trang trại, góp phần đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học
và kỹ thuật trong trồng trọt theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và đã có nhiều
4

4


mô hình thành công tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao thành phố HCM và Trung
tâm Ứng dụng CNSH tỉnh Đồng Nai, hiện đang được nhân rộng cho doanh nghiệp và
nông dân.
Các tỉnh trong vùng cũng đã tập trung đầu tư khoa học và công nghệ vào cây con
chủ lực có lợi thế phát triển của của địa phương:
Đồng Nai còn ban hành Chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và
xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2011-2015.4
Bình Thuận nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng trừ bệnh
đốm trắng hại thanh long, nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố dinh dưỡng
giới hạn đến quá trình canh tác thanh long bền vững. Xây dựng được quy trình nuôi
Dông sinh sản Khu Lê, làm cơ sở quan trọng để người nuôi Dông áp dụng từ đó khai
thác được vùng đất cát ven biển vốn ít màu mỡ thành một vùng chăn nuôi Dông cung
cấp cho nhu cầu trong và ngoài nước.
Bình Dương xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng hiệu
quả sản xuất cây ổi lê Đài Loan ở huyện Bến Cát và chuyển giao kỹ thuật trồng cho
nông dân.
Bình Phước chuyển giao quy trình trồng ca cao dưới tán điều cùng với điều kiện
thuận lợi về giá cả và đầu ra khá ổn định nên xu hướng trồng ca cao dưới tán điều tại
huyện Bù Đăng được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ.

Tây Ninh đã nghiên cứu quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) đối với sản
xuất mãng cầu ta và đã được chứng nhận tuân thủ theo tiêu chuẩn VietGap; xây dựng
và được chứng nhận thương hiệu “mãng cầu bà đen”; nghiên cứu ứng dụng công
nghệ sau thu hoạch vào duy trì chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản cho quả
mãng cầu ta Tây Ninh, đây là cơ sở để địa phương nhân rộng và tăng diện tích sản
xuất. Bên cạnh đó, Tây Ninh cũng đã tiến hành tuyển chọn một số giống mía mới có
năng suất, chất lượng cao nhằm hạn chế được sự cạnh tranh của các loại cây trồng
khác có giá trị kinh tế cao làm giảm giá thành sản phẩm, hạn chế được sự phá hoại
của các loại sâu đục thân trên mía; ổn định nguồn nguyên liệu cho 03 nhà máy đường
đang hoạt động trong tỉnh, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người trồng mía.”.
Bà Rịa - Vũng Tàu tạo lập các vùng chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp đặc
sản, thế mạnh của tỉnh như bưởi da xanh, hồ tiêu, nhãn xuồng cơm vàng, cá mú, cá
mao ếch, hào thái bình dương… đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cho xuất khẩu, tăng
năng suất chất lượng góp phần tăng tỷ trọng giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp
trong tổng cơ cấu giá trị sản lượng của tỉnh, tăng thu nhập cho người nông dân thụ
hưởng kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra, nhiều kết quả nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp phòng trừ sâu, bệnh
hại cây trồng và bảo vệ môi trường sinh thái đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
4 Cây chủ lực (cây công nghiệp, cây ăn trái); Vật nuôi: hỗ trợ nuôi giữ đàn giống gốc (heo, gà); Xây dựng thương hiệu
cho 17 sản phảm nông nghiệp trong đó có 03 thương hiệu đạt tiêu chuẩn GlobalGap.

5

5


để xuất khẩu. (Bình Thuận: Hoàn thiện kỹ thuật canh tác kiểm soát sâu bệnh bảo đảm
cho sản phẩm Thanh Long xuất khẩu; Đồng Nai:Xây dựng và phát triển mô hình cây
thanh long ruột đỏ có hiệu quả cao tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai - Trước đây
huyện Trảng Bom chưa trồng cây thanh long ruột đỏ, sau khi thực hiện dự án đã

mang lai hiệu quả kinh tế 150.000.000 đ/ha/năm lợi nhuận sau khi trừ chi phí. Sau gần
3 năm triển khai đã có doanh thu là 30 tỷ đồng trong khi chi phí cấp cho dự án ban
đầu chỉ 2,3 tỷ đồng)5.
b. Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ
Tập trung việc nghiên cứu hoàn thiện các sản phẩm chính của các doanh nghiệp,
phát triển các sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. Tập trung
đầu tư đổi mới công nghệ cho những khâu cơ bản, quyết định chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu, chế tạo ra một số dây chuyền công nghệ thiết bị đồng bộ, hiện đại phục
vụ phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sản xuất hàng tiêu
dùng, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá 6.
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp
thiết kế chế tạo thiết bị, sản phẩm thay thế nhập khẩu” giai đọan 2011 - 2015 nhằm
phát huy nguồn lực của các doanh nghiệp và tập trung nguồn lực khoa học và công
nghệ trên địa bàn thành phố.
Các tỉnh tập trung cho các dự án công nghiệp phục vụ nông nghiệp như Bình
Thuận hỗ trợ dự án “Đầu tư trang thiết bị và chuyển giao công nghệ sản xuất, kinh
doanh các sản phẩm chế biến từ quả thanh long”. Kết quả dự án được hỗ trợ là sản xuất
được các sản phẩm chế biến từ trái thanh long Bình Thuận. Các sản phẩm đó là: Jelly từ
thanh long (Jelly thanh long - nha đam; Jelly thanh long - cam; Jelly thanh long - vải),
sản phẩm nước ép từ thanh long (nước ép thanh long - nha đam, nước ép thanh long nha đam, nước ép thanh long - chanh). Dự án: Xây dụng mô hình hầm ủ Biogas cải
tiến lấy nhiên liệu chạy máy phát điện cho trại chăn nuôi gia súc. Kết quả: Giảm thiểu
ô nhiễm môi trường từ 60-80%, tiết kiệm 100% chi phí mua điện trong sản xuất chăn
nuôi, tuổi thọ công trình trên 15 năm, thời gian hoàn vốn đầu tư 2 - 2,5 năm.
Đồng Nai phát huy thế mạnh về Công nghệ thông tin, ngoài các phần mềm MOffice, I-Office, đã phát triển phần mềm một cửa điện tử phục vụ cải cách hành và
phần mềm E-school cho các Trường trung học cơ sở trên địa bàn các huyện trong
tỉnh.

5 “Nghiên cứu tận dụng nước thải sau chưng cất cồn để sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng
thuỷ sản” (TP.HCM); Xây dựng Kit phát hiện vi rút PRRS (hội chứng rối loại sinh sản và hô hấp) vi rút và vi khuẩn
trong bệnh tiêu chảy cấp trên heo nuôi bằng phương pháp PCR (Đồng Nai); "Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiến

bộ kỹ thuật mới để phát triển cây cà phê bền vững theo hướng GAP" của tỉnh Bình Phước; "Nghiên cứu chế tạo thuốc
bảo vệ thực vật xử lý bệnh nấm hồng trên cây cao su ở tỉnh Đồng Nai bằng công nghệ Nano"; " Sưu tầm và phân lập
giống Thanh long ruột trắng hiện đang trồng tại tỉnh Bình Thuận"; "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng và phát triển mô
hình sản xuất rau trên đất cát nhằm góp phần giải quyết tình trạng thiếu rau của huyện đảo Phú Quý" của tỉnh Bình
Thuận; "Quy trình Nuôi cua nhân tạo bằng thức ăn tổng hợp" của thành phố Hồ Chí Minh…
6 "Ứng dụng CNTT trong xây dựng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh phục vụ chẩn đoán và tra cứu (PACs) tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương"; "Ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý khai thác công trình thủy lợi, thủy điện"
của tỉnh Bình Phước...

6

6


Thành phố HCM và Đồng Nai là 2 địa phương tập trung đầu tư cho Chương
trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: TP.HCM đã thực hiện kiểm toán
năng lượng cho gần 200 doanh nghiệp; Tư vấn quản lý năng lượng cho 80 doanh
nghiệp; Giúp các doanh nghiệp tiết kiệm 82.020.755 kWh điện/năm và 6.795.447
kgOE/năm, tương đương tiết kiệm chi phí năng lượng trên 293.855 triệu đồng/năm
và giúp giảm phát thải 114.437 tấn CO2/năm.
Đồng Nai Kiểm toán năng lượng cho 05 doanh nghiệp và triển khai chương trình
“Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn huyện Thống Nhất.
Bà Rịa - Vũng Tàu, đã thực hiện thành công đề tài : “Nghiên cứu tính toán, thiết
kế chế tạo thiết bị phóng dây phao, dây cứu hộ người bị nạn trên biển”, đã triển khai
nghiên cứu áp dụng thử vào thực tế kết quả đề tài đáp ứng nhu cầu của lực lượng cứu
hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Với những ưu điểm: Tối ưu hoá các thông số kỹ thuật của
thiết bị phóng nhằm đảm bảo tính cơ động, hoạt động ổn định trong điều kiện khắc
nghiệt trên biển; Thiết bị gọn nhẹ, có tính cơ động cao; An toàn cho người sử dụng và
người được cứu, độ chính xác cao, tốc độ phóng cao, hoạt động tin cậy; Thiết bị
mang tính đa năng, không những phóng được phao cứu hộ mà còn có thể phóng dây

mồi kéo tàu biển hoặc các phương tiện gặp nạn trong điều kiện bão lũ chia cắt, địa
hình khó tiếp cận phương tiện. Tạo được một sản phẩm cứu hộ có hiệu qủa, chi phí rẻ
hơn nhiều so với sản phẩm nhập ngoại. Sản phẩm được dùng để trang bị cho các lực
lượng cứu hộ trên biển cũng như bộ đội biên phòng của tỉnh.
c. Khoa học Y - Dược
Với mục tiêu làm chủ và phát triển y tế kỹ thuật cao kết hợp sử dụng vốn quý
của nền y học cổ truyền Việt Nam, tạo ra tiềm lực KHCN trong lĩnh vực y tế tiếp cận
trình độ khu vực và quốc tế. Các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Y - Dược đã được
quan tâm đầu tư tập trung vào nghiên cứu, đề xuất giải pháp chuyển giao các kỹ thuật
công nghệ, giải pháp phòng và điều trị các bệnh trong y tế cộng đồng như: “Thiết lập
quy trình kỹ thuật trong chẩn đoán di truyền tiền làm tổ các phôi thụ tinh trong ống
nghiệm”, nghiên cứu là tiền đề cho nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác trong điều trị
hiếm muộn. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam và là mô hình trong việc phối
hợp nhiều nguồn lực trong xã hội cho hoạt động nghiên cứu triển khai và hợp tác
quốc tế. Đã triển khai áp dụng tại khoa Hiếm muộn, Bệnh Viện Vạn Hạnh và đơn vị
xét nghiệm phòng khám đa khoa An Phúc; Nghiên cứu chẩn đoán bệnh Tay chân
miệng, hỗ trợ điều trị tốt hơn cho trẻ hạn chế các biến chứng xảy ra và hiện nay vẫn
đang được áp dụng “Nghiên cứu bệnh tay chân miệng ở trẻ em bằng áp dụng kỹ
thuật real - time RT-PCR” (TP. Hồ Chí Minh). “Nghiên cứu, áp dụng phương pháp
GINA-2002 trong điều trị bệnh hen phế quản ở Tây Ninh”. Sau khi nghiệm thu, đề tài
đã được báo cáo kinh nghiệm cho nhiều cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh được đội ngũ
y, bác sĩ đánh giá cao về giá trị ứng dụng và triển khai hiệu quả. Ngoài ra còn được
Bằng khen của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; đạt giải Nhì trong Hội thi Sáng tạo
khoa học và công nghệ năm 2010-2011; Bằng khen của LĐLĐ tỉnh Tây Ninh; Bằng
lao động sáng tạo do BCH TLĐLĐ Việt Nam và Hội đồng Qũy tài năng sáng tạo nữ.
Giải thưởng tài năng sáng tạo nữ năm 2011, 2012...
d. Lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn
7

7



Các đề tài/dự án thuộc lĩnh vực này được triển khai khá toàn diện về các mặt đời
sống, xã hội, con người là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng mô hình nông
thôn mới dựa vào cộng đồng; bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, tuyên truyền,
giới thiệu những giá trị văn hoá truyền thống của từng địa phương. Một số đề tài tiêu
biểu: "Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền
trẻ em" của tỉnh Bình Phước; "Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị truyện cổ dân gian
Chăm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận"; "Giá trị trường ca viết về Bình Thuận trong thời
kỳ chống Mỹ sau năm 1975"; "Thành lập công đoàn cơ sở, tổ chức hoạt động và phát
triển đoàn viên ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" của tỉnh Tây Ninh;
"Nghiên cứu xây dựng mô hình xã hội học tập cấp xã (phường, thị trấn), huyện
(thành phố, thị xã) và cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai"; "Giải pháp nâng cao hiệu
quả kết hợp sử dụng giữa hệ thống thông tin quân sự và thông tin dân sự bảo đảm tác
chiến khu vực phòng thủ tỉnh Đồng Nai trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc"; "Văn hóa ứng
xử trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Đồng Nai"; "Thực trạng và một số giải
pháp xây dựng đời sống văn hóa nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020,
định hướng 2030 ; Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình hát ngâm "hari"
của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận"; "Xây dựng quy trình công tác kiểm tra,
giám sát và kỷ luật Đảng ở Đảng bộ tỉnh Tây Ninh"…
e. Khoa học Tự nhiên
Theo báo cáo của các địa phương, các kết quả điều tra cơ bản và nghiên cứu về
điều kiện tự nhiên đã tạo luận cứ khoa học cho các phương án phát triển kinh tế - xã
hội (KT-XH) của từng địa phương, góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng
sinh học và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai. Một số kết
quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong thực tiễn như: Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ
liệu và biên hội loạt bản đồ địa chất công trình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”; "Điều tra
chỉnh lý bản đồ đất, xây dựng bản đồ đánh giá đất đai 1/50.000, đề xuất định hướng
sử dụng tài nguyên đất tỉnh Bình Dương"; “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học Vườn
quốc gia Bù Gia Mập” của tỉnh Bình Phước…

3- Hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bảng 11- Phụ lục)
Theo báo cáo, công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã tổ chức kiểm định
được 1.120.640 lượt các phương tiện đo; tiến hành thử nghiệm 39.686 mẫu thử
nghiệm; 1.298 đơn vị được cấp chứng chỉ áp dụng hệ thống ISO; 1.710 tiêu chuẩn kỹ
thuật mới được ban hành.
Hoạt động TCĐLCL của các địa phương đã góp phần tích cực trong việc nâng
cao chất lượng sản phẩm, chống gian lận thương mại, bảo vệ quyền, lợi ích của người
tiêu dùng và trật tự trong sản xuất kinh doanh.
4- Hoạt động quản lý công nghệ và an toàn bức xạ hạt nhân
4.1. Quản lý công nghệ (Bảng 8-Phụ lục)
Các Sở KH&CN trong Vùng đã đẩy mạnh công tác quản lý công nghệ, tổ chức
và tham gia thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, thẩm định hợp đồng chuyển giao
công nghệ, góp ý và tư vấn về công nghệ, kiểm tra hoạt động chuyển giao công nghệ
chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực môi trường, giao thông vận tải, y tế, sản xuất công

8

8


nghiệp, quy hoạch đô thị, góp phần ngăn chặn công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô
nhiễm môi trường thâm nhập vào địa phương.
Trong 5 năm qua (2011- 2/2015), toàn Vùng đã thẩm định 133 dự án đầu tư;
thẩm định 72 hợp đồng chuyển giao công nghệ; tổ chức nhiều cuộc hội thảo trao đổi
kinh nghiệm, mô hình tổ chức công tác QLNN về công nghệ.
Đặc biệt, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai là một trong số ít địa
phương trong cả nước đã chủ động điều tra hiện trạng công nghệ hàng năm để kịp
thời tham mưu UBND và cung cấp số liệu cho các Sở, ban, ngành hoạch định chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh7...
4.2 Quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân (Bảng 9-Phụ lục)

Các Sở KH&CN trong Vùng đã hướng dẫn hồ sơ cấp phép cho gần 1.367 cơ sở;
thẩm định, cấp phép, gia hạn cho 1.400 cơ sở đủ tiêu chuẩn về an toàn bức xạ; thường
xuyên kiểm tra an toàn và kiểm soát bức xạ hạt nhân tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng
nguồn phóng xạ.
Đặc biệt năm 2014, với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, Sở KH&CN Thành
phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ và Thành phố nhanh
chóng tìm được thiết bị chứa nguồn phóng xạ hạt nhân của Công ty TNHH Apave
Châu Á - Thái Bình Dương - chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh bị mất cắp. Đó
cũng là tiền đề để Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt kế hoạch ứng phó
sự cố hạt nhân trên địa bàn thành phố, để có quy trình xử ly tốt nhất khi các sự cố
không mong muốn xảy ra; phân cấp cho các tỉnh thành đặc biệt là thành phố lớn như
TP HCM quản lý tốt các thiết bị, nguồn phóng xạ ứng dụng trong công nghiệp, y học
và các ngành dịch vụ khác.
5- Hoạt động sở hữu trí tuệ (Bảng 10 - Phụ lục)
Các địa phương đã tập trung tuyên truyền phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên
các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn như: tổ chức các sự kiện nhân ngày
Sở hữu trí tuệ thế giới, thiết kế, in các ấn phẩm tuyên truyền và phát trên Đài phát
thanh và truyền hình địa phương. Từ năm 2011 - 2014, đã có 45.379 đơn đăng ký về
sở hữu trí tuệ; 32.205 văn bằng chứng chỉ bảo hộ đã được cấp. Hình thành nguồn dữ
liệu và xây dựng hồ sơ dự án tham gia chương trình phát triển tài sản trí tuệ theo Quyết
định số 2204/QĐ-TTg ngày 6 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về
7 Đồng Nai: Tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Đề án “Tổng điều tra và xây dựng cơ sở dữ liệu về đánh giá
trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2015” tại Quyết định số 3483/QĐUBND ngày 30/10/2014, để kịp thời xây dựng lại ngân hàng dữ liệu về hiện trạng công nghệ của các doanh nghiệp
phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai, đồng
thời tạo nền tảng cho việc phân tích, đề xuất phương hướng hướng đầu tư, phát triển công nghệ tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2015-2020.
- TP. HCM: Triển khai Đề án Sàn Giao dịch Công nghệ thử nghiệm của thành phố. Đến nay, đã có 65 dự án giao dịch,
trong đó tổ chức tư vấn kết nối thành công 13 dự án với giá trị giao dịch khoảng 5-7 tỷ đồng (chiếm 15%) thuộc lĩnh
vực cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến, vật liệu xây dựng,...; Tỷ lệ gia tăng giá trị giao dịch thành
công trên thị trường khoa học và công nghệ trung bình khoảng 15%. Thiết lập mạng lưới hợp tác với 21 cơ quan đơn vị

tại địa phương và một số tỉnh phía Nam; Xây dựng cơ sở dữ liệu với hơn 700 công nghệ-thiết bị, 250 nhà cung cấp và
60 khách hàng.
Với mục tiêu phát triển và thương mại hoá các ý tưởng công nghệ thành các Doanh nghiệp lớn mạnh Sở KH&CN tiếp
tục hỗ trợ phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ theo hình thức công - tư hợp tác. Tổng đầu tư của nhà
nước cho hoạt động của 3 Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp tính đến tháng 10 năm 2014 là 7.586 tỷ đồng

9

9


Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đến 2020. Rất nhiều sản phẩm đã được
công nhận thương hiệu mang lại giá trị kinh tế, mở rộng vùng sản xuất và tạo niềm tin
cho người tiêu dùng.
6- Về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ (Bảng 10 - Phụ lục)
Các địa phương đã phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình, báo chí ở địa
phương để tuyên truyền về KH&CN; tổ chức phát hành nhiều ấn phẩm thông tin như
tạp chí, bản tin điện tử, phim tư liệu... Đến nay, 7/7 địa phương trong Vùng đã thiết lập
Websites và sử dụng Internet để trao đổi thông tin. Tham gia sử dụng, tổ chức hội nghị
trực tuyến và khai thác thông tin hiệu quả.
7- Hoạt động thanh tra khoa học và công nghệ (Bảng 12 - Phụ lục)
Nhận thức rõ vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoa học và công
nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước, trong thời gian qua, các địa phương đã chủ
động tham mưu cho các cấp quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức các đợt thanh tra
định kỳ, thanh tra chuyên đề, thanh tra, kiểm tra đột xuất các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn. Theo báo cáo của các Sở KH&CN, từ năm 2011 - 2014, các địa phương đã tổ
chức 1.399 cuộc thanh tra, kiểm tra; đã có 4.324 lượt tổ chức, cá nhân được thanh tra,
kiểm tra; phát hiện và xử lý 529 vụ vi phạm; tổng số tiền xử phạt là 5.833.854.906
đồng.
8- Hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện

Hiện nay hoạt động KH&CN cấp huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một số
lớn các địa phương đã ban hành văn bản quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan chuyên môn về KH&CN thuộc UBND cấp huyện. Nhiều địa phương
đã tiến hành hướng dẫn, bố trí nhân sự, kinh phí và nhiệm vụ cho cấp huyện hoạt động.
Hoạt động KH&CN cấp huyện, thực hiện theo tinh thần Thông tư 05/2008/TTLTBKHCN-BNV ngày 18/6/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ về
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về
KH&CN thuộc UBND cấp tỉnh, huyện. Hoạt động KH&CN cấp huyện chủ yếu là
chuyển giao, nhân rộng mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, góp
phần bảo vệ môi trường sinh thái8.
9. Kết quả hỗ trợ doanh nghiệp
Cùng với việc đẩy mạnh công tác quản lý công nghệ, tổ chức và tham gia thẩm
định công nghệ các dự án đầu tư, thực hiện thông báo kết luận giao ban KH&CN các
tỉnh Vùng Đông Nam Bộ lần thứ XII tại tỉnh Tây Ninh, các Sở KH&CN trong vùng
đã quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) đổi mới
công nghệ, cải tiến sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng
thương hiệu... để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
- TP. Hồ Chí Minh: Từ những kết quả thành công của chương trình “Hỗ trợ
doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo ưu thế cạnh tranh tổng hợp và đẩy
mạnh xuất khẩu” giai đoạn năm 2000 - 2010, đã tổ chức triển khai chương trình “Hỗ
trợ doanh nghiệp thiết kế chế tạo thiết bị, sản phẩm thay thế nhập khẩu” giai đọan
8 Điển hình như Đồng Nai: triển khai mô hình đưa cán bộ Sở KH&CN về làm việc tại huyện và áp dụng cơ chế hỗ trợ
70/30 đối với các đề tài thuộc ngành y tế, giáo dục, lực lượng vũ trang và 50/50 đối với các ngành khác và địa phương,
đã mang lại kết quả rất khả quan

10

10


2011 - 2015 nhằm phát huy nguồn lực của các doanh nghiệp và tập trung nguồn lực

khoa học-công nghệ trên địa bàn thành phố (10 doanh nghiệp được hỗ trợ 83 tỷ đồng,
góp phần giảm giá thành sản phẩm 20-60%); Chương trình tiết kiệm năng lượng
trong 10 năm đã hỗ trợ 500 doanh nghiệp kiểm toán năng lượng, 100 doanh nghiệp
phát triển hệ thống chất lượng; trong Chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp,
KH&CN đã hỗ trợ 11 tổng công ty, 26 doanh nghiệp một thành viên xây dựng đề án
tái cấu trúc... Có 38 đề tài, dự án được hỗ trợ trong giai đoạn 2011 - 2015, trong đó
kinh phí ngân sách duyệt đầu tư hỗ trợ một phần là 26,14 tỷ đồng (khoảng 42,5%),
ước tính tổng doanh thu từ sản phẩm của các đề tài, dự án mang lại là 325,13 tỷ
đồng9.
Ngoài ra, còn hỗ trợ đào tạo, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp; Hỗ trợ
tiếp cận nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ thông qua Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ thành phố, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và
Chương trình kích cầu; Triển khai Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ
phục vụ tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.
- Đồng Nai: Thông qua Chương trình KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao
năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí
tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2011-2015 (được ban hành theo Quyết định số
1852/QĐ-UBND ngày 26/7/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai). Sở KH&CN Đồng Nai
đã hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển giao công
nghệ, tiết kiệm năng lượng; nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, chế tạo nguyên
vật liệu mới hoặc sử dụng các nguyên vật liệu trong nước thay cho nhập khẩu; các dự
án sản xuất sạch. Hỗ trợ các đơn vị xây dựng và áp dụng các hệ thống ISO trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh (49 doanh nghiệp); tham gia giải thưởng chất lượng quốc
gia; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ (114 doanh nghiệp)... Đến nay đã có
02 doanh nghiệp trên địa bàn báo cáo thành lập Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ doanh nghiệp (Tổng Công ty cao su Đồng Nai và Công ty Sonadezi Đồng Nai)
với tổng số vốn là 9,445 tỷ đồng.
- Bình Dương: Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ giai
đoạn 2011-2015 đến 31/12/2014 đã hỗ trợ cho 162 tổ chức, cá nhân với 262 đơn (12
sáng chế, 27 kiểu dáng công nghiệp, 04 nhãn hiệu tập thể, 219 nhãn hiệu). Tổng số

tiền hỗ trợ đến nay là 524,738 triệu đồng. Năm 2013 UBND tỉnh Bình Dương đã phê
duyệt đề án “Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương đến năm 2015
định hướng đến năm 2020”, trong đó chỉ đạo xây dựng sản phẩm du lịch phải gắn xây
dựng thương hiệu của sản phẩm.
- Tây Ninh: Chương trình hỗ trợ PTTSTT giai đoạn 2012 - 2015 đã cấp kinh phí
hỗ trợ theo quy định cho 03 cơ sở, doanh nghiệp. Dự án nâng cao năng suất chất
lượng sản phẩm hàng hóa: Hỗ trợ 03 doanh nghiệp áp dụng HTQL và 1 doanh nghiệp
áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng. Chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp
ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh”: trong năm 2013,
9 Một số kết quả nổi bật: Máy ép viên nhiên liệu loại Φ90mm chất lượng tương đương máy do Ấn Độ sản xuất. Sản
phẩm vừa hiệu quả về kinh tế và đảm bảo kỹ thuật, trên 20 máy đã được chuyển giao, tiết kiệm ngân sách gần 10 tỷ
đồng; Hệ thống ép rung gạch không nung block công suất 6.000 viên/ca 8 giờ, chất lượng tương đương máy nhập từ
Hàn Quốc, giá bán sản phẩm dự án bằng 70% giá sản phẩm nhập, đã chuyển giao trên 20 hệ thống với nhiều đơn vị
ứng dụng trên khắp cả nước.

11

11


2014 hướng dẫn 12 hồ sơ; xét duyệt 01 hồ sơ được hỗ trợ kinh phí theo quy định, tuy
nhiên doanh nghiệp không cung cấp đáp ứng yêu cầu chứng từ theo quy định để được
hỗ trợ kinh phí cụ thể.
- Bình Phước: Từ năm 2011 - 2013, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ được
07 doanh nghiệp đổi mới công nghệ với kinh phí hỗ trợ hơn 2,4 tỷ đồng. Bên cạnh
đó, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp trong tỉnh, Quỹ Phát triển khoa
học và công nghệ đã xét chọn cho 04 đơn vị được vay vốn đổi mới công nghệ với lãi
suất ưu đãi là 0 %; kinh phí hỗ trợ vay vốn gần 8 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án “Nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình
Phước giai đoạn 2011 - 2015 đã xét chọn 03 dự án đổi mới công nghệ với kinh phí hỗ

trợ là 430,8 triệu đồng.
- Bình Thuận: Hỗ trợ dự án “Đầu tư trang thiết bị và chuyển giao công nghệ sản
xuất, kinh doanh các sản phẩm chế biến từ quả thanh long”. Các sản phẩm chế biến từ
thanh long đều là các sản phẩm mới chưa từng có trước đó. Sản phẩm tạo ra đã được lưu
thông trên thị trường, được cơ quan chức năng chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm và được phép kinh doanh trên thị trường. Hỗ trợ 02 doanh nghiệp
của tỉnh vay vốn ưu đãi của Quỹ phát triển KHCN để phát triển giống lúa xác nhận
và giống mè đen tại địa phương với tổng vốn vay là 980 triệu đồng, với lãi suất 6%
năm và 4% năm.
Ngoài ra hỗ trợ cho các doanh nghiệp đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng
nhận sản phẩm, tham gia các giải thưởng, hệ thống quản lý chất lượng ISO.
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Đến hết năm 2014, chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” đã hỗ
trợ cho 35 lượt doanh nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ là 2.965 triệu đồng; dự kiến
trong năm 2015 có khoảng 50 doanh nghiệp được hỗ trợ với tổng kinh phí ước tính
6.100 triệu đồng.
10. Phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật
Các phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật được các
Sở KH&CN trong vùng triển khai rộng khắp. Nhiều giải pháp tham gia dự thi hội thi
sáng tạo kỹ thuật tại các địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao, được ứng dụng
rộng rãi và đạt được nhiều giải thưởng của Trung ương. Trong 5 năm qua đã có 1.525
giải pháp đăng ký tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật và đã có 527 giải pháp đạt giải.
Riêng Đồng Nai, ngoài hội thi sáng tạo kỹ thuật, Đồng Nai có 8 phong trào hội thi về
công nghệ thông tin, truyền thông khoa học công nghệ và tìm hiểu lịch sử - văn hóa
địa phương nhằm thúc đẩy phong trào cộng đồng tham gia vào các hoạt động khoa
học và công nghệ, trong đó Hội thi tìm hiểu lịch sử - văn hóa địa phương đã thu hút
gần 22 ngàn lượt người tham gia, tạo nên một sân chơi trí tuệ bổ ích trong xã hội.
Tỉnh Bình Phước thông qua 04 cuộc thi sáng tạo dành cho đối tượng thanh, thiếu
niên, nhi đồng để tuyển chọn được nhiều em tham gia cuộc thi toàn quốc và quốc tế,
trong đó đã đoạt 02 huy chương Bạc tại Triển lãm quốc tế tại Malaysia.

11. Hợp tác quốc tế

12

12


Hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ cũng được các Sở KH&CN
quan tâm nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu khoa học công nghệ. Trung
tâm Phát triển Phần mềm tỉnh Đồng Nai đã được báo chí Nhật tuyên truyền cho
Chương trình hợp tác giữa Đồng Nai và Công ty phần mềm của Nhật.
Đề án Sàn Giao dịch Công nghệ thử nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh thực
hiện trên cơ sở hợp tác quốc tế của Bộ Khoa học và Công về xây dựng Sàn giao dịch
công nghệ tại TP.HCM. Đến nay, đã có 65 dự án giao dịch, trong đó tổ chức tư vấn
kết nối thành công 13 dự án với giá trị giao dịch khoảng 5-7 tỷ đồng (chiếm 15%)
thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến, vật liệu xây
dựng.
III. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Chiến lược KH&CN
- Qua tổng hợp báo cáo của các tỉnh, thành phố, có thể thấy rằng việc đánh giá
giá trị TFP của các địa phương đang là một bài toán khó vì chưa có dữ liệu và
phương pháp tính toán thống nhất (trừ 3 tỉnh, thành phố là Bình Dương, Đồng Nai và
Thành phố Hồ Chí Minh)10. (Bảng 3 - Phụ lục)
- Về tỷ lệ % sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao
trong giá trị sản xuất công nghiệp: Chưa có tỉnh, thành phố nào trong Vùng có
phương pháp tính toán. Đến như TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai đã phân loại rõ nhóm
ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến nhưng cũng không thể tính toán cụ thể.
Nguyên nhân: Bản thân các chỉ tiêu xác định sản phẩm công nghệ cao không
giúp phân định được giá trị đóng góp của công nghệ cao của doanh nghiệp nước
ngoài và của doanh nghiệp nội địa. Ví dụ như năm 2011, giá trị xuất khẩu các sản
phẩm công nghệ cao của riêng Công ty Samsung Việt Nam đã đạt 5 tỷ USD, song giá

trị gia tăng nội địa ước tính chỉ đạt 5-10% vì hầu hết nguyên phụ liệu phải nhập khẩu
và chủ yếu chỉ thực hiện lắp ráp. Tình trạng này cũng tương tự ở hầu hết các doanh
nghiệp lắp ráp hàng điện tử gia dụng khác ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở
Việt Nam nói chung. Hơn nữa, hàm lượng công nghệ cao trong các ngành công
nghiệp sản xuất hoàn toàn không phụ thuộc vào đóng góp giá trị kinh tế của ngành
- Về tốc độ đổi mới công nghệ và phát triển thị trường KH&CN
+ TP. HCM và Đồng Nai là 02 địa phương có tốc độ đổi mới công nghệ và phát
triển thị trường KH&CN tốt nhất trong cả Vùng. Nếu như ở TP. Hồ Chí Minh đang
từng bước thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu11 thì ở Đồng Nai Nai đã phát triển
mô hình tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) nông thôn trên địa bàn các
huyện thành ngày hội ruộng đồng hàng năm. Đây là một mô hình đặc trưng và có
hiệu quả nhằm giới thiệu, phổ biến rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ, các
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống phục vụ phát triển kinh
tế-xã hội các vùng nông thôn. Người dân có thể trực tiếp trao đổi với các chuyên gia,
10 Chỉ số TFP năm 2011: 29,1; năm 2012: 30,1; năm 2013: 33,4; ước năm 2014: 35,0; ước năm 2015: 36,5
(TP.HCM); : năm 2011 đạt 26,36 ; năm 2012 đạt 27,93; năm 2013 đạt 29,55; dự ước năm 2014 đạt 30,62 (Đồng Nai);
Năm 2011: 18,95; Năm 2012: 29,90; Năm 2013: 32,16; Năm 2014: 35,49 (Bình Dương).
11 Sở KH&CN đã tổng hợp danh mục gồm 66 sản phẩm nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa cao trình Uỷ ban
nhân dân Thành phố xem xét hỗ trợ kinh phí và lập kế hoạch để hoàn thiện công nghệ, chuyển giao cho các doanh
nghiệp sản xuất.

13

13


các nhà khoa học, nhà cung cấp về các vấn đề liên quan trong thực tế sản xuất và đời
sống.12
- Đến nay, toàn vùng đã có 27 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận là doanh
nghiệp KH&CN; Các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh

rất hiệu quả đối với các kết quả nghiên cứu hoặc được chuyển giao công nghệ. Tuy
nhiên số lượng doanh nghiệp KH&CN toàn vùng vẫn còn quá ít so với số lượng
doanh nghiệp đóng trên địa bàn toàn vùng.
IV. Đánh giá khái quát những thành tựu và hạn chế trong hoạt động
KH&CN của vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2011- 2015
1. Thành tựu
- Đã cụ thể hóa và ban hành khá đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về chủ
trương, chính sách phát triển KH&CN phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động của
các địa phương.
- Đã có sự quan tâm, sát cánh hỗ trợ cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng
dụng công nghệ hiện đại; thiết lập cơ chế ươm tạo công nghệ, phát triển doanh
nghiệp KH&CN; chú trọng đến ưu tiên, sử dụng, trọng dụng, phát triển nguồn nhân
lực KH&CN.
- Hoạt động nghiên cứu - triển khai đã đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng các
ngành kinh tế của các địa phương, có tác động to lớn trong việc phát triển các ngành
sản xuất, đạt được nhiều thành tựu trên một số lĩnh vực như: nông - lâm - ngư nghiệp,
công nghiệp, xây dựng, y tế... Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng thành
công, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong
các lĩnh vực sản xuất và đời sống (Bảng 13-Phụ lục).
- Các nhiệm vụ KH&CN đã bám sát nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, các nhiệm vụ có địa chỉ ứng dụng cụ thể, thậm chí thương mại
hóa sản phẩm nghiên cứu.
- Bước đầu xác định các sản phẩm ưu tiên, mũi nhọn, có tiềm năng để đầu tư
nghiên cứu.
- Thông qua truyền thông và các hoạt động liên quan (Techmart, Ngày hội ruộng
đồng, sàn giao dịch…) tạo sự chuyển biến nhận thức của nhân dân về vai trò của
KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội; huy động các lực lượng xã hội (xã hội hóa)
đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã hướng tới doanh
nghiệp, xác định doanh nghiệp là trọng tâm đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất, hỗ

trợ doanh nghiệp đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức
cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá.
2. Hạn chế
12 Đến năm 2015, số doanh nghiệp thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ đạt 21,21%, đạt 35,35% (chỉ tiêu 60%); với
mức đầu tư chiếm 8% lợi nhuận trước thuế, đạt 160% (chỉ tiêu 5%) (TP. Hồ Chí Minh); Ước đến cuối năm 2014, cơ
cấu GTSXCN của nhóm ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, giá trị gia tăng cao chiếm khoảng
40,09% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tăng 4,29% so với năm 2010 (Đồng Nai).

14

14


- Nguồn kinh phí chi cho KH&CN chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, các
nguồn xã hội hóa khác còn rất thấp. Đặc biệt đầu tư của các doanh nghiệp cho
KH&CN chưa được quan tâm nhiều và chưa có cơ chế chính sách bắt buộc các doanh
nghiệp phải trích lợi nhuận trước thuế để đầu tư, mà trong Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp chỉ khuyến khích doanh nghiệp trích 10% lợi nhuận trước thuế để thành lập
quỹ đầu tư KH&CN.
- Chưa có phương pháp tính toán hợp lý để định lượng và đánh giá được mức
đóng góp cụ thể của KH&CN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương (giá trị TFP; tỷ lệ % giá trị sản phẩm công nghệ cao; Tỷ lệ % đổi mới công
nghệ hang năm…).
- Hoạt động KH&CN vẫn còn bị dàn trải, khả năng huy động vốn ngoài xã hội
đầu tư cho hoạt động chưa nhiều, chưa thống kê được giá trị cụ thể.
- Chưa tạo ra được những nhóm nghiên cứu, tập thể nghiên cứu mạnh trong các
lĩnh vực nghiên cứu cơ bản (tại các trường đại học, viện nghiên cứu) cũng như đội
ngũ (cả hệ thống tổ chức và con người) chuyên nghiệp trong việc chuyển giao, ứng
dụng kết quả nghiên cứu và sản xuất.
- Hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu còn ở giai đoạn khởi xướng,

một số kết quả nghiên cứu chưa thực sự hiệu quả do thời gian nghiên cứu kéo dài
không đáp ứng được tính cấp thiết.
- Thủ tục hành chính liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học chậm cải
tiến ; quy trình quản lý, tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học còn nặng nề,
hình thức; chưa quyết liệt trong xử lý một số đề tài, dự án thực hiện kéo dài nhiều
năm, chậm trễ so với thời hạn qui định và thu hồi một phần kinh phí dự án theo qui
định nhà nước.
13

- Quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn rất chậm. Trình độ
công nghệ của các doanh nghiệp chủ yếu là trung bình và thấp dẫn đến chất lượng và
khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước chưa cao;
Việc nghiên cứu giải mã và nội địa hóa công nghệ nước ngoài đã được thực hiện
nhưng chưa nhiều và chưa góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ công nghệ
của các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Mối liên kết giữa nhà khoa học - nhà quản lý - doanh nghiệp chưa thật sự chặt
chẽ. Sản phẩm nghiên cứu chưa thực sự bám sát với nhu cầu doanh nghiệp. Nhiều đề
tài nghiên cứu còn ở quy mô nhỏ và tính phổ biến ứng dụng còn hạn chế. Việc đầu tư
cho nghiên cứu chưa tập trung giải quyết được những vấn đề lớn, cấp thiết của Vùng.
- Sở KH&CN ở các địa phương chưa thực hiện tốt chức năng tham mưu cho
lãnh đạo địa phương trong việc lựa chọn sản phẩm có lợi thế và tiềm năng phát triển
và đề xuất giải pháp nhất là về cơ chế chính sách để phát triển các sản phẩm này.
- Hoạt động liên kết vùng trong hình thành chuỗi phát triển các sản phẩm chủ
lực, sản phẩm có lợi thế chưa được quan tâm nhiều, nhất là việc áp dụng các tiến bộ

13 Thủ tục thanh quyết toán, thủ tục cấp kinh phí nghiên cứu khoa học, định mức chi cho công tác nghiên cứu đã lạc
hậu, không đủ để thực hiện nếu bám sát theo các thông tư hướng dẫn

15


15


kỹ thuật, các công nghệ tiên tiến phù hợp với sản suất và chế biến sản phẩm của
Vùng.
- Chưa thực sự có cơ chế thật sự phù hợp để chính sách của nhà nước và doanh
nghiệp gắn kết, hỗ trợ được lẫn nhau phát triển KH&CN.
3. Nguyên nhân
Nhận thức của các địa phương về vai trò của KH&CN tuy có chuyển mạnh song
vẫn còn thiếu các giải pháp cụ thể; các doanh nghiệp chưa mạnh dạn trong đầu tư vào
KH&CN.
- Chưa có sự đồng bộ về các cơ chế, chính sách: cơ chế phối hợp nghiên cứu
giữa nhà nước và doanh nghiệp; vấn đề sở hữu kết quả nghiên cứu, phân chia lợi ích,
quyền lợi…
- Việc bố trí ngân sách cho KH&CN chưa đạt được theo yêu cầu của Quốc hội.
4. Giải pháp
- Tạo sự đồng bộ về cơ chế chính sách và đơn giản, thuận lợi trong thủ tục hành
chính để mọi tổ chức cá nhân dễ dàng tiếp cận và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.
- Đề xuất phương án: Tính toán tỷ lệ ngân sách cân đối cho các địa phương chỉ
tập trung dành cho hoạt động quản lý, tăng cường tiềm lực và triển khai các nhiệm vụ
quốc gia trên địa bàn. Các địa phương có trách nhiệm cân đối bổ sung ngân sách từ
địa phương để đảm bảo tối thiểu đạt 2% tổng chi ngân sách địa phương cho KH&CN.
Theo đó, Bộ KH&CN sẽ tập trung nguồn lực để triển khai các Chương trình trọng
điểm quốc gia; tập trung hình thành một số Viện, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng
cấp Vùng, bảo đảm giải quyết các vấn đề lớn đáp ứng yêu cầu của từng vùng sản
xuất.
- Cần có cơ chế, chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN.
- Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN cân đối, ra
soát lại biên chế của các địa phương để có phương án trình Quốc hội phê chuẩn tổng

biên chế về KH&CN nói chung, biên chế KH&CN các địa phương nói riêng, nhất là
biên chế cấp Huyện.
- Lựa chọn một số nội dung trọng tâm trong chiến lược như: Công nghệ sinh
học trong nông nghiệp, phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin và tập
trung nguồn lực tài chính cùng với các cơ chế (như cơ chế khoán, cơ chế đầu tư đặc
biệt…) để có đóng góp thực sự cho sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng các Chương trình liên kết giữa các Sở trong việc hình thành và phát
triển sản xuất một số sản phẩm của Vùng, xác định vai trò, vị thế của KH&CN trong
từng công đoạn sản phẩm; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong việc: nhận dạng
nhu cầu phát triển công nghệ của doanh nghiệp thông qua hình thức Nhà nước hỗ trợ
chuyên gia, vốn, chuyển giao công nghệ, xây dựng và phát triển các tài sản sở hữu trí
tuệ./.

VỤ PHÁT TRIỂN KH&CN ĐỊA PHƯƠNG
16

16


17

17


Phụ Lục: các biểu tổng hợp số liệu trong hoạt động KH&CN
giai đoạn 2011-2015
Biểu 1: Tổng hợp kết quả triển khai cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN
TT

Tỉnh/Thành phố


Tổng số
văn bản
3

1

TP. Hồ Chí Minh

2

Đồng Nai

14

3

Bình Dương

1

4

Tây Ninh

5

5

Bình Phước


2

6

Bình Thuận

12

Một số văn bản đáng lưu ý/Ghi chú
- Quyết định số 5715/QĐ-UBND ngày 21/11/ 2014 về
Ban hành Quy chế thực hiện thí điểm một số chính sách
thu hút chuyên gia khoa học và công nghệ vào làm việc
tại 4 đơn vị: Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công
nghệ cao, Viện Khoa học Công nghệ-Tính toán và Trung
tâm Công nghệ Sinh học nhằm cụ thể hóa Nghị định số
40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 về Quy định
việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và
công nghệ;
- Công văn số 5991/UBND-CNN ngày 14 tháng 11 năm
2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc sử dụng
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm triển khai Thông
tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09 tháng 02 năm 2011 và
Thông tư số 105/2012-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2012
của Bộ Tài chính
- Chính sách sử dụng và trọng dụng cá nhân hoạt động khoa
học và công nghệ tỉnh Đồng Nai và Chính sách đặc thù thu
hút các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ làm
việc tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng

Nai;
- Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011 về
ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn và chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Trung tâm ứng
dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai;
- Quyết định số 66/2014/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 về
ban hành Quy định về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ
chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 2158/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 về ban
hành Quy định về tiêu chí xác định phân loại các đề tài,
dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp ngành;
- Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND ngày 30/7/2013 về
ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Tân
Triều” dùng cho sản phẩm Bưởi đường lá cam và Bưởi
ổi.
6 văn bản khác đang trình UBND tỉnh ký ban hành trong
năm 2015
Quy định hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao và
đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn
2012 - 2015
Quyết định công bố thủ tục hành chính cấp tỉnh thuộc
ngành KH&CN tỉnh Bình Phước
Quy định về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết
bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế

18

18



7

Bà Rịa – Vũng Tàu
Tổng

9

của tỉnh Bình Thuận
Về ban hành đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn
gen cấp tỉnh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014 2020

46

19

19


Biểu 2: Tổ chức bộ máy và nhân lực KH&CN (tính đến thời điểm hiện tại 2/2015)
A. Về tổ chức bộ máy
Tỉnh/Thành
phố

TP. Hồ Chí
Minh
Đồng Nai
Bình Dương
Tây Ninh

Bình Phước
Bình Thuận
Bà Rịa Vũng Tàu

Lãnh
đạo Sở

Tổng số
các bộ
phận

Các phòng
nghiệp vụ

Các đơn
vị sự
nghiệp
trực
thuộc

4

17

7

10

20


-

4
4
3

14
10
8

9
7
7

5
3
1

1
3
-

-

3
3

10
7


8
5

2
2

1
-

1

3

9

7

2

2

1

Doanh
nghiệp
KHCN

Các tổ chức trực
thuộc khác nếu có


B. Về nguồn nhân lực
a. Về trình độ chuyên môn
Trình độ
Tỉnh/Thành phố

Tổng số
cán bộ

Tiến sĩ

Nghiên
cứu sinh

Thạc


Đang học
cao học

Đại học,
cao đẳng

Trình độ
khác

5
1
2
0
0

0
2

4
0
0
0
1
0

25
41
7
4
11
8
4

16
5
1
0
0
2

73
99
25
30
25

25
29

25
25
5
3
1
5
7

I. Khối hành chính (công chức)
TP. Hồ Chí Minh
128
Đồng Nai
186
Bình Dương
44
Tây Ninh
38
Bình Phước
37
Bình Thuận
39
Bà Rịa - Vũng Tàu
44
Tổng
516
II. Khối sự nghiệp (viên chức)
TP. Hồ Chí Minh

509
Đồng Nai
169
Bình Dương
47
Tây Ninh
17
Bình Phước
8
Bình Thuận
63

10

5

100

24

306

71

10
0
0
0
0
0


4
0
0
0
0

69
25
2
2
2
3

4
16
0
0
0
0

333
99
37
14
6
53

93
25

8
1
0
7

Bà Rịa - Vũng Tàu
Tổng

50

0

0

1

3

36

10

863

10

4

104


23

578

144

Tổng cộng (I+II)

1379

20

9

204

47

884

215

+ Về trình độ quản lý nhà nước
Trình độ Tổng số
Tỉnh/Thành phố
cán bộ
I. Khối hành chính (công chức):
TP. Hồ Chí Minh
138


Ch/viên cao
cấp

Ch/viên
chính

Chuyên
viên

2

7

80

20

Ghi chú

20


Đồng Nai
Bình Dương
Tây Ninh

57
37
38


2
4
5

6
9
7

40
24
20

Bình Phước

37
37

1
1

3
6

25
19

Bà Rịa - Vũng Tàu
44
Tổng
250

II. Khối sự nghiệp (viên chức):

0
13

4
35

25
153

TP. Hồ Chí Minh
Đồng Nai
Bình Dương
Tây Ninh

502
205

0
0

6
2

38
26

28


0

1

27

16

0

0

9

Bình Phước

08

0

0

7

Bình Thuận

27

0


3

5

Bà Rịa - Vũng Tàu
Tổng

50
836

0
0

2
14

4
116

1086

13

49

164

Bình Thuận

Tổng cộng (A+B):


Biểu 3: Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (TFP):
Đơn

Tỉnh/thành phố

TP. Hồ Chí
Minh
Đồng Nai
Bình Dương

Tốc độ
tăng
Tổng sản
phẩm
GRDP
(%)

Tỷ phần đóng góp trong kết quả tăng lên của GRDP
Do tăng tài sản cố định và lao động
Chia ra do
Tổng số

Tăng TSCĐ

Tăng TFP

Tăng LĐ

Chỉ số TFP năm 2011: 29,1; năm 2012: 30,1; năm 2013: 33,4; ước năm 2014: 35,0; ước nă

36,5 (Theo số liệu của Cục Thống kê)
12.07
12,9

71.38
70,9

45.51
56,1

25.87
14,8

28.62
29,12

Tây Ninh
Bình Phước

Chưa đánh giá

Bình Thuận
Bà Rịa - Vũng
Tàu

Bảng 4 a

TỔNG HỢP KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KH&CN CỦA CÁC TỈNH/THÀNH P
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Tỉnh/TP


2011

2012

21

2013

21


Kinh
phí TW
giao

UBND
phê
duyệt

Thực
hiện

Tp. HCM

244,860

193,237

Đồng Nai

Bình
Dương

47,500

66,167

66,167

50,063

38,708

Tây Ninh
Bình
Phước
Bình
Thuận

16,050

16,050

16,050

17,170

17,416

13,840


BR-VT

40,000

Tổng

27,550

406,970

132,323

Kinh
phí TW
giao

UBND
phê
duyệt

262,475

257,723

55,389

70,250

32,295


Thực
hiện

Kinh
phí
TW
giao

189,271

305,931

75,637 64,345
30,883

38,754

18,037

18,037

20,000

20,797

17,358

19,087


19,087

20,153

15,197

15,197

15,575

16,250

49,091

48,964

19,329

407,221

334,767

448,870

442,806

Thực
hiện

229,759


205,253

298,925

89,345 89,345

68,386

26,464

42,130

46,012

UBN
D phê
duyệt

Kinh
U
phí TW
giao

20,730

41,672

21,000


21,000

20,800

21,534

21,534

21,034

19,222

16,250

17,127

18,243

17,835

17,168

16,988

54,822

20,386

60,410


369,182

523,310

395,583

526,583

54,822
461,167

Bảng 4b

TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KH&CN CỦA CÁC T
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Tỉnh/TP
2013
2011
UBND
phê
duyệt

2012
UBND
phê
duyệt

Thực
hiện


Kinh
phí
TW
giao

Thực
hiện

Kinh
phí
TW
giao

UBND
phê
duyệt

Thực
hiện

Kinh
phí
TW
giao

556000

889,722

889,722


488,000

491,334

491,334

564,000

549,000

544,500

568,000

84

82,000

24,763

24,763

81,000

49,200

49,200

93,000


48,994

48,994

102,000

3

78,000

25,350

25,350

104,000

14,700

14,700

138,000

19,500

19,500

133,000

1


10,000

10,000

10,000

12,000

12,000

12,000

15,000

15,000

15,000

16,000

1

18,000
22,000

5,331
22,000

5,194

15,700

21,000
21,000

4,060
11,000

3,518
6,600

33,000
24,000

25,500
19,700

25,500
19,700

20,000
19,000

1
1

Kinh
phí
TW
giao


Tp.
HCM
Đồng
Nai
Bình
Dương
Tây
Ninh
Bình
Phước
Bình

22

22

2
U
p
d


Thuận
BR-VT
Tổng

88,000

11,060


11,060

100,000

2,400

2,400

130,000

11,638

11,638

138,000

10

298,000

988,226

981,789

827,000

584,694

579,752


997,000

689,332

684,832

996,000

27

Ghi chú: Bình Phước: Báo cáo giao ban sai số kinh phí ĐTPT UBND tỉnh phê duyệt với Báo cáo kế hoạch 2014 (23091/17000); Bình Th

23

23


Biểu5: Tổng hợp các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước, cấp Bộ
Tỉnh/thành
phố
TP. Hồ Chí
Minh
Đồng Nai

1.

2.

3.


4.

5.

24

Tên nhiệm vụ,

Đơn vị chủ trì, thời gian và kinh phí
thực hiện

Địa chỉ áp dụng
kết quả

Xây dựng và phát
triển mô hình cây
thanh long ruột
đỏ có hiệu quả
cao tại huyện
Trảng Bom tỉnh
Đồng Nai.

- Đơn vị thực hiện: UBND huyện
Trảng Bom- Đồng Nai
- Thời gian thực hiện: 2012-2015 (30
tháng)
- Tổng kinh phí thực hiện:
2.242.800.000
Trong đó:

- TW: 1.165.000.000
- Địa phương: 1.077.800.000

- Đã nghiệm thu
năm 2012: Khá
- UBND huyện
Trảng Bom-Đồng
Nai.
- Sở NN và PTNT
Đồng Nai

Xây dựng mô
hình sản xuất
phân bón hữu cơ
vi sinh vật từ phế
phụ phẩm trồng
nấm và nông
nghiệp tỉnh Đồng
Nai

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ứng
dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai
- Thời gian thực hiện: 2012-2015 (30
tháng)
- Tổng kinh phí thực hiện:
4.500.000.000đ

- Dự án chuyển tiếp
từ năm 2012 sang
năm 2013.

- Đang triển khai.

Xây dựng mô
hình ứng dụng và
chuyển giao khoa
học công nghệ để
phát triển nghề
nuôi ong mật tại
huyện Cẩm Mỹ,
tỉnh Đồng Nai
theo hướng sản
xuất hàng hoá

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ứng
dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai
- Thời gian thực hiện: 2012-2014 (24
tháng)
- Tổng kinh phí thực hiện:
2.400.000.000đ

- Dự án chuyển tiếp
từ năm 2012 sang
năm 2013
- Đang triển khai.

Xây dựng mô
hình sản xuất nấm
theo hướng GAP
tại huyện Cẩm
Mỹ tỉnh Đồng

Nai

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ứng
dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai
Thời gian thực hiện: 2010-2013
- Tổng kinh phí thực hiện: 1.110,410
triệu đồng. (trong đó: TW: 1.290 triệu
đồng; địa phương (đối ứng): 1.010
tr.đồng.

- Đã nghiệm thu
năm 2013: Khá
- UBND huyện Cẩm
Mỹ-Đồng Nai.
- Sở NN và PTNT
Đồng Nai.

Xây dựng mô
hình sản xuất
mãng cầu ta tại
huyện miền núi
Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai

Đơn vị thực hiện: Phòng Nông nghiệp - Dự án triển khai
và PTNT huyện Tân Phú
mới năm 2013.
- Cơ quan chuyển giao: Trung tâm
- Đang triển khai
Nghiên cứu Cây ăn quả miền đông

Nam Bộ
Tổng kinh phí thực hiện: 4.731.730
triệu đồng
TW: 1.370 triệu đồng
DP: 1,370 triệu đồng

Không có

24


Dân góp: 1,991.730 triệu đồng
Thời gian thực hiện: 2013- 2016 (36
tháng)
Bình Dương
Tây Ninh
1.

2.

Bình Phước
Bình Thuận
1

2.

Không có
Dự án NTMN
(TW quản lý)
“Ứng dụng tiến

bộ khoa học kỹ
thuật trong chăn
nuôi bò và canh
tác sắn tại các xã
vùng đệm vườn
Quốc gia Lò gò Xa mát”
Dự án NTMN (ủy
quyền địa phương
quản lý) "Ứng
dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật nâng
cao hiệu quả sản
xuất một số loại
cây ăn quả (mãng
cầu ta, nhãn, ổi)
tại huyện Dương
Minh Châu, tỉnh
Tây Ninh”
Không có
Xây dựng mô
hình ứng dụng
công nghệ tưới
tiết kiệm nước
vào sản xuất nông
nghiệp tại huyện
Bắc Bình và Tuy
Phong tỉnh Bình
Thuận.
Ứng dụng công
nghệ thu trữ nước

mưa, xây dựng
mô hình nông –
lâm nghiệp kết
hợp thủy lợi tại
vùng đất cát khô
hạn ven biển Bình
Thuận.

Cơ quan chủ trì: Vườn quốc gia Lò
Gò Xa mát Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ
tháng 4 năm 2012 đến tháng 3 năm
2015)
Kinh phí thực hiện: 5.000.000.000

Các xã vùng đệm
vườn Quốc gia Lò
gò - Xa mát tỉnh Tây
Ninh. Chuyển giao
các quy trình kỹ
thuật cho nông dân
thông qua tham
quan, tập huấn và
các kênh khuyến
nông.

Cơ quan chủ trì:
Trung tâm ƯDTB KH&CN Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 36 tháng từ năm
2013 đến năm 2016

Kinh phí thực hiện: 5.095.730.800

- Phòng kinh tế
Dương Minh Châu,
trạm Khuyến nông,
Hội nông dân huyện
Dương Minh Châu
sẽ được chuyển giao
kết quả thực hiện
của dự án và tạo
điều kiện tiếp tục
nhân rộng mô hình
dự án cho các hộ
nông dân, các nhà
vườn có điều kiện
phù hợp.

Đơn vị chủ trì: Trung tâm Thông tin và
Ứng dụng tiến bộ KHCN.
Thời gian thực hiện: 4/ 2011 - 3/2014
Kinh phí thực hiện: 2.000.000.000

- Trung tâm Thông
tin và Ứng dụng tiến
bộ KHCN.
- Các hộ dân tham gia
mô hình và hộ dân
trồng thanh long và
rau màu trên địa bàn.


Đơn vị chủ trì: Trung tâm Thông tin và
Ứng dụng tiến bộ KHCN.
Thời gian thực hiện: 4/ 2011 - 10/2014
Kinh phí thực hiện: 2.300.000.000

- Trung tâm Thông
tin và Ứng dụng tiến
bộ KHCN.
- Các hộ dân tham
gia mô hình.

Tên nhiệm vụ: Đơn vị chủ trì: Trung tâm Thông tin và - Trung tâm Thông
Xây dựng mô hình Ứng dụng tiến bộ KHCN.
tin và Ứng dụng tiến

25

25


×