Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ " BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 201 trang )













































BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM





BÁO CÁO
TỔNG HỢP ĐỀ TÀI
KHOA HỌC CẤP BỘ




TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN




Cơ quan quản lý : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
Chủ nhiệm đề tài : Th.S Trần Thị Quỳnh Như


Hà Nội - 2012

www.khcnmt-bvhttdl.vn
MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
A. MỞ ĐẦU 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu, 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu tài liệu và phân tích tài liệu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Cách tiếp cận đề tài, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 11
6. Ý nghĩa đề tài 12
7. Kết quả nghiên cứu 13
8. Nội dung nghiên cứu 15
B. NỘI DUNG 16
Chương 1: Những vấn đề khái quát về tranh sơn mài Việt Nam 17
1.1. Khái niệm về sơn mài, tranh sơn mài 17
1.1.1. Nguồn gốc xuất xứ 17
1.1.2. Những nền tảng cho sự hình thành tranh sơn mài 21

1.1.3. Thể hiện tranh sơn mài 33
1.2. Vài trò của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương với tranh sơn mài 44
1.2.1. Lịch sử ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương 44
1.2.2. Vị trí của chuyên ngành sơn ta tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương 48
1.2.3. Thành tựu ban đầu 50
1.2.4. Nguyễn Gia Trí họa sĩ sơn mài số một cả đời gắn bó
với sơn mài Việt Nam 53
www.khcnmt-bvhttdl.vn
1.3. Tranh sơn mài Việt Nam tương đồng và khác biệt với
tranh sơn mài Trung Quốc, Nhật Bản 56
1.3.1. Sự ảnh hưởng của văn hóa sơn giữa các nước Châu Á và Việt Nam 56
1.3.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa tranh sơn mài Việt Nam với tranh
sơn mài Trung Quốc, Nhật Bản. 61
1.3.2.1. Sự tương đồng và khác biệt giữa tranh sơn mài Việt Nam
với tranh sơn mài Trung Quốc 61
1.3.2.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa tranh sơn mài Việt Nam
với tranh sơn mài Nhật Bản 70
Chương 2: Thực trạng tranh sơn mài Việt Nam 78
2.1. Diễn trình lịch sử phát triển của tranh sơn mài Việt Nam 78
2.1.1. Tranh sơn mài tạo hình lịch sử và thực trạng 78
2.1.1.1. Lịch sử tranh sơn mài tạo hình 78
2.1.1.2. Thực trạng tranh sơn mài tạo hình 105
2.1.2. Thủ công mỹ nghệ sơn mài, tranh sơn mài mỹ nghệ 111
2.2. Thực trạng vấn đề đào tạo nghề tranh sơn mài 120
2.2.1. Đào tạo sơn mài tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam 120
2.2.2. Đào tạo sơn mài tại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp 122
2.2.3. Dào tạo nghề sơn mài tại trường Trung cấp Nghề tổng hợp Hà Nội 124
2.2.4. Trường Đại học Nghệ thuật Huế - Nghề sơn và tranh sơn mài Huế 127
2.2.5. Đào tạo sơn mài tại Trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh
và sơn mài miền Nam 129

2.3. Đánh gia tranh sơn mài Việt Nam qua thông tin
trong nước và nước ngoài 133
2.3.1. Kết quả điều tra khảo sát xã hội học qua người dân đối với tranh sơn mài 133
2.3.2.Các thông tin trong nước, ngoài nước đánh giá tranh sơn mài Việt Nam 141
Chương 3: Xu hướng thẩm mỹ và sự phát triển của tranh
sơn mài Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu, hội nhập 151
3.1. Khảo sát về cách thể hiện, phương pháp sáng tác xu hướng thẩm mỹ
www.khcnmt-bvhttdl.vn
qua các giai đoạn của tranh sơn mài Việt Nam tại một số triển lãm lớn 151
3.2. Tranh sơn mài đương đại Việt Nam tại một số triển lãm quốc tế gần đây 154
3.2.1. Tranh sơn mài Việt Nam trong cuộc thi và triển lãm Mỹ thuật ASEAN 154
3.2.2. Tranh sơn mài tại một số triển lãm quốc tế khác 158
3.3. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với việc lưu giữ, bảo quản, tu sửa,
phục chế tranh sơn mài 159
3.3.1. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với việc sưu tầm bảo quản tranh sơn mài 159
3.3.2. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với việc tu sửa phục chế tranh sơn mài 162
3.4. Đào tạo nghề làm tranh sơn mài và nghiên cứu khoa học cần thiết và khó khăn 163
3.5. Tranh sơn mài Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu hội nhập
quốc tế và thời kỳ nghệ thuật hậu hiện đại 171
3.5.1. Xu hướng hiện đại và hậu hiện đại trong mỹ thuật 171
3.5.2. Tranh sơn mài truyền thống Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu,
hội nhập quốc tế 174
3.6. Tranh sơn mài - Quốc họa Việt Nam 178
3.7. Các giải pháp đề xuất, kiến nghị để khôi phục, chấn hưng phát triển nghề sơn
ta cổ truyền, mỹ nghệ sơn mài đích thực, tranh sơn mài truyền thống Việt Nam 180
KẾT LUẬN 190
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 192
C. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Vài nét về vùng nguyên liệu, cây sơn Việt Nam
Phụ lục 2: Các phường nghề, làng nghề sơn truyền thống nổi tiềng Việt Nam

Phụ lục 3: Hình vẽ dụng cụ nghề sơn ta, vẽ tranh sơn mài
Phụ lục 4: Bảng khảo sát xã hội về người dân tiếp cận, hiểu biết, yêu thích
tranh sơn mài Việt Nam
Phụ lục 5: Giải thích thuật ngữ nghề sơn ta, sơn mài
Phụ lục 6: Một số hình ảnh về cây sơn, khai thác sơn, tranh sơn mài Việt Nam


www.khcnmt-bvhttdl.vn
BẢNG VIẾT TẮT
1 Đặc sản Mỹ thuật Nhiếp ảnh ĐSMTNA
2 Đại học mỹ thuật công nghiệp ĐHMTCN
3 Đại học Mỹ thuật Việt Nam ĐHMTVN
4 Hợp tác xã HTX
5 Nhà Xuất bản NXB
6 Nhà xuất bản Giáo dục NXBGD
7 Tạp chí Di sản Văn hóa TCDSVH
8 Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật TCNCMT
9 Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Trường ĐHMTVN
10 Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc TLMTTQ
11 Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam TCDĐVNVN
12 Tạp chí Mỹ thuật TCMT
13 Tạp chí Thông tin Mỹ thuật TCTTMT
14 Tạp chí văn hóa dân gian TCVHDG
15 Tạp chí Văn hóa Nghệ Thuật TCVHNT
16 Tạp chí Toàn cảnh dư luận - sự kiện TCTCDL - SK
17 Thông tin TT
18 Trang tr
19 Văn hóa VH
20 Đại học sư phạm ĐHSP
21 Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN

22 Văn hóa, Thể thao và Du lịch VH, TT và DL
23 Khoa học xã hội KHXH
24 Nghiên cứu văn hóa NCVH
25 Dân chủ cộng hòa DCCH
26 Mỹ thuật Nhiếp ảnh MTNA
27 Trung tâm bảo quản tu sửa tác phẩm mỹ thuật TTBQTSTPMT
28 Trung tâm giám định tác phẩm mỹ thuật TTGĐTPMT
29 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam BTMTVN
30 Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa CNHTXHCN
www.khcnmt-bvhttdl.vn
1

A. MỞ ĐẦU
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nói đến mỹ thuật, hội họa Việt Nam, chúng ta tự hào về tranh sơn mài. Phải
khẳng định tranh sơn mài Việt Nam do người Việt Nam sáng tạo trên cơ sở nghệ thuật
truyền thống dân tộc kết hợp lý thuyết tạo hình Phương Đông - Phương Tây đã trở nên
một giá trị nghệ thuật đặc trưng của Việt Nam, tạo cho mỹ thuật Việt Nam một sắc
thái mới, bản sắc và tiên tiến hiện đại. Nghệ thuật sơn mài Việt Nam đã có sự phát
triển rất đáng tự hào trên cả lĩnh vực tạo hình và trang trí thủ công mỹ nghệ. Tranh sơn
mài Việt Nam với ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện độc đáo, quý giá là niềm tự hào của
giới mỹ thuật, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam, góp sức đắt giá vào sự phong phú,
mới lạ của nghệ thuật tạo hình thế giới.
Nghiên cứu thực trạng tranh sơn mài Việt Nam một mặt giúp chúng ta nhìn thấy
những giá trị, phẩm chất quý giá của loại tranh độc đáo do tài năng của các nghệ sĩ
Việt Nam làm nên. Thể hiện trí thông minh, khả năng tìm tòi sáng tạo của nghệ nhân,
họa sĩ Việt Nam, đã làm nên kỳ tích, tạo nên tác phẩm nghệ thuật vô giá mang đậm
bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó chúng ta tìm thấy những tồn tại, những khiếm khuyết

trong quá trình làm nên những tác phẩm tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện nay
như vấn đề bảo tồn nghề, làng nghề, đào tạo nghề, tôn vinh nghệ nhân, nghệ sĩ, vấn đề
bảo tồn lưu giữ tác phẩm. Khí hậu Việt Nam nhiệt đới, nóng ẩm nên phải có biện pháp
chống tranh cong, vênh, nứt. Tạo môi trường văn hóa, thị trường tác phẩm, chất liệu
đắt, làm tranh công phu thì giá cả tác phẩm như thế nào? Chế độ chính sách của Nhà
nước để giúp Tranh sơn mài Việt Nam phát triển. Trên cơ sở tìm phương hướng phát
triển, khẳng định giá trị tranh sơn mài Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng của việc
bảo tồn và phát huy nguồn nguyên liệu, biện pháp để tôn vinh nghề, làng nghề, nghệ
nhân, nghệ sĩ qua việc chú trọng chế độ chính sách, công tác đào tạo, bảo lưu các công
nghệ truyền thống không để thất truyền.
www.khcnmt-bvhttdl.vn
2

Nghiên cứu tranh sơn mài Việt Nam trên các mặt thực trạng và phát triển để tìm
được tinh hoa, phẩm chất cũng như những tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp bảo
tồn, tôn vinh tranh sơn mài, văn hóa sơn Việt Nam, thấy được xu hướng thẩm mỹ, sự
phát triển cũng như việc bảo tồn di sản văn hóa trong đó có những di sản đang có nguy
cơ bị mai một.
Đây là đề tài có giá trị về lý thuyết và thực tiễn, góp phần thiết thực đối với sự
phát triển mỹ thuật, du lịch, kinh tế, xã hội. Đó là sự cần thiết cấp thiết khi nghiên cứu
đề tài này.
Thuật ngữ tranh sơn mài (A.lacquer; P.lacque) chất liệu vẽ tranh truyền thống
của Việt Nam bao gồm sơn ta cộng với các màu son, vàng, bạc; sau này khi phát triển
còn có thêm các bột màu và màu vỏ trứng, vỏ trai. Các chất màu được vẽ lên mặt nền
là tấm vóc. Trong quá trình làm tranh, người ta dùng kỹ thuật mài (ít hay nhiều lần) để
sửa chữa tranh để làm mặt tranh phẳng đều, mịn và êm hơn vì tranh được vẽ nhiều lớp
chống lên nhau; sau cùng là đánh bóng tranh. Trước những năm 1930, người ta chỉ
dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ. Vào thời gian này, một số
họa sĩ Việt Nam đầu tiên lúc đang học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (có
thể kể: Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang)

và nghệ nhân Đinh Văn Thành đã mạnh dạn thử nghiệm đưa kỹ thuật sơn ta vào làm
tranh nghệ thuật. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó [62, tr 130].
Để có cái nhìn khái quát về tranh sơn mài Việt Nam, trong đề tài này đề cập đến
tranh sơn cổ (sơn quang dầu), sơn mài thủ công mỹ nghệ, tranh sơn mài mỹ nghệ bên
canh tranh sơn mài tạo hình. Tranh sơn mài theo lối nói dân gian, thói quen của người
Việt Nam để chỉ chung loại tranh vẽ bằng sơn ta.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu xác định đặc trưng và tinh hoa nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam
(làm bật lên đặc trưng và tinh hoa, thấy được sự khác với tranh sơn mài nước ngoài)
Trên cơ sở tìm hiểu xuất xứ, chất liệu, kỹ thuật, nghệ thuật, sự phát triển, những
thành tựu… để tìm ra những đặc trưng và tinh hoa nghệ thuật của loại hình hội hoạ độc
đáo của Việt Nam - Tranh sơn mài (giới hạn vào mảng tranh mỹ nghệ và tranh tạo hình).
www.khcnmt-bvhttdl.vn
3

- Nêu phương hướng phát triển tranh sơn mài Việt Nam .
+ Trên cơ sở khảo sát thực trạng từ nghiên cứu nguồn nguyên vật liệu làm tranh
(cây sơn), thợ, nghệ nhân chế tác chất liệu, hoạ sĩ sáng tác tranh sơn mài Việt Nam.
+ Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của chất liệu, sự tìm tòi, thể nghiệm của
nghệ nhân, nghệ sĩ.
+ Trên cơ sở tìm hiểu tranh sơn mài Việt Nam trong bối cảnh văn hoá hiện nay:
giao lưu, hội nhập, văn hoá góp phần cho sự phát triển bền vững của Văn hoá - Xã hội
(trong đó còn là tiềm năng của Du lịch).
- Đề tài này giúp:
+ Thấy được vị trí vai trò của tranh sơn mài Việt Nam góp phần tôn vinh mỹ
thuật Việt Nam , văn hoá Việt Nam; góp phần làm phong phú văn hoá khu vực và thế
giới.
+ Góp phần là tài liệu dự báo về nhu cầu và hướng thẩm mỹ về tranh sơn mài của
xã hội trong và ngoài nước
+ Đề xuất sự phát triển tranh sơn mài Việt Nam không chỉ là vấn đề phát triển,

lưu giữ tác phẩm mà còn là vấn đề liên quan đến nghề, làng nghề, nghệ nhân chế tác
chất liệu, đào tạo thợ, nghệ sĩ.
+ Việc nghiên cứu đề tài này góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển văn
hoá của Đảng “bảo tồn và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc”
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu, tài liệu và phân tích tài liệu
3.1. Tổng quan về tranh sơn mài Việt Nam
Để tìm hiểu về tranh sơn mài Việt Nam thực trạng và phát triển, chúng tôi phải
xuất phát từ nghề sơn truyền thống ở Việt Nam. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu nghề
sơn truyền thống có từ lâu đời ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Lào,
Căm pu chia, Thái Lan.v.v.
Ở Việt Nam có nhiều làng sơn nổi tiếng như ở phường Nam Ngư, Làng Bình
Vọng, Hạ Thái, Sơn Đồng, Bối Khê, Chuôn Ngọ (Hà Nội), làng Đình Bảng (Bắc
Ninh), Phường Cát Đằng (Ý Yên, Yên Tiến, Nam Định), Dương Nổ, Triều Sơn, Địa
Linh, Tiên Nộn, Phú Vang (Huế), Tương Bình Hiệp - Thủ Dầu Một (Bình Dương).v.v.
www.khcnmt-bvhttdl.vn
4

- Tranh sơn cổ: Nói đến tranh sơn mài Việt Nam chúng ta không thể không đề
cập đến tranh sơn cổ. Theo quan niệm của người Việt, các cụ gọi những người vẽ
tranh ở các phường thợ là họa công (thợ vẽ), đó là thợ vẽ gốm, thợ vẽ tranh (tết), thợ
vẽ sơn Tranh sơn cổ có thể coi là tiền thân của tranh sơn mài Việt Nam ngày nay.
Chúng ta tìm thấy tranh sơn cổ ở các di tích của tôn giáo, cung điện, lăng tẩm, nha phủ
của vua quan các triều đại phong kiến. Tranh của họa công nghề sơn thường được vẽ
lên gỗ không mài với kỹ thuật điêu luyện. Tranh sơn cổ là di sản văn hóa cần gìn giữ.
Hiện nay tranh tranh sơn cổ còn lại ở một số di tích, tuy không nhiều nhưng là nguồn
tư liệu quý để là nền tảng nghiên cứu tranh sơn mài hiện đại Việt Nam.
- Tranh sơn mài mỹ nghệ là một sản phẩm tiêu biểu của các làng sơn truyền
thống. Đề tài khai thác chủ yếu là phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, tích
truyện dân gian Việt Nam, Trung Quốc, như tích Truyện Kiều, Tấm Cám, Thạch Sanh,

Lưu Bình Dương Lễ, Trương Chi, Thị Màu lên chùa, Súy Vân, các tích trong Tam
Quốc diễn nghĩa của Trung Quốc. Hiện nay đề tài tập trung miêu tả các sinh hoạt
thành thị, nông thôn Việt Nam ở các bức tranh sơn mài mỹ nghệ hình ảnh nhân vật
luôn gắn với khung cảnh thiên nhiên trữ tình, là hình ảnh gợi tả mang tính tượng trưng.
Kích cỡ tranh sơn mài mỹ nghệ khá phong phú từ cỡ nhỏ đến tấm lớn diện tích hàng
chục m
2
. Tranh sơn mài mỹ nghệ có tác dụng lớn trong đời sống dùng để trang trí
trong nhà, hội trường, công trình văn hóa trong nước cũng như xuất khẩu.
- Tranh sơn mài tạo hình
Từ nền tảng giá trị truyền thống của nghề sơn được tích lũy ở các nghệ nhân
nghề sơn, các họa sỹ Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã sáng tạo, dùng làm
chất liệu hội họa Việt Nam. Tranh sơn mài tạo hình Việt Nam đã hình thành từ đó và
ngày càng phát triển.
Nhắc đến tranh sơn mài tạo hình Việt Nam, lịch sử ra đời gắn với sự tìm tòi, thể
nghiệm của nghệ nhân Đinh Văn Thành và các sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương hồi đó (nay là các danh họa Việt Nam) là Trần Văn Cẩn, Trần Quang
Trân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Khang đầu những năm 30 của thể kỷ XX. Từ đó Mỹ
thuật Việt Nam có thêm một hướng đi mới trong Tranh nghệ thuật tạo hình: Sơn mài -
Đây là sự đột phá có tích lịch sử.
www.khcnmt-bvhttdl.vn
5

Tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam mang phẩm chất quý giá; sự kết hợp nhuần
nhụy giữa chất liệu đậm chất Á Đông với thủ pháp tạo hình hiện đại (học tập cách tạo
hình Châu Âu) với tâm hồn Việt đã được người nghệ sỹ Việt Nam thể hiện thành công.
Sự độc đáo của tranh sơn mài Việt Nam còn ở chất liệu và kỹ thuật thể hiện. Vấn
đề này có những nét tương đồng và khác biệt ở cách chế tác sản phẩm thủ công truyền
thống thể hiện tranh vẽ mà chất liệu làm từ nhựa cây sơn ở các làng nghề, cơ sở sản
xuất thủ công, mỹ nghệ Việt Nam và ở một số quốc gia Châu Á khác. Chính các nghệ

sỹ Việt Nam đã sáng tạo để làm nên đặc trưng và tinh hoa của Tranh sơn mài tạo hình
Việt Nam, mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
Nghề sơn mài và tranh sơn mài Việt Nam đã có lịch sử, đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm nêu ra các vấn đề góp nhiều ý kiến để bảo tồn, tôn vinh làng
nghề, nghề và tranh nghệ thuật.
Bên cạnh việc hình thành đội ngũ tác giả, sáng tác, tác phẩm tranh Sơn mài Việt
Nam (tranh mỹ nghệ, tranh tạo hình) đã có nhiều hội thảo, nhiều bài viết đề cập đến
vấn đề này. Tuy vậy, việc nghiên cứu tranh sơn mài Việt Nam mới dừng lại ở các bài
viết tản mạn chưa thành hệ thống, nhiều ý kiến đóng góp nhưng chưa tập hợp lại theo
một trật tự. Nghiên cứu đề tài: "Tranh sơn mài Việt Nam - Thực trạng và Phát triển" là
một vấn đề mới và hấp dẫn, kế thừa tiếp thu các ý kiến của các họa sỹ, nhà nghiên cứu,
chúng tôi sẽ tìm hiểu thực trạng về tranh sơn mài Việt Nam trên phương diên lý luận
và thực tiễn và tìm ra phương hướng phát triển của nó. Phác họa lịch sử và đánh giá
được giá trị quý giá của tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam - Di sản văn hóa, Quốc
họa Việt Nam.
Với những đặc trưng quý giá và độc đáo của tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam
đã góp phần tạo nên tinh hoa nghệ thuật dân tộc. Kể từ khi hình thành đến nay, tranh
sơn mài Việt Nam đã phát triển không ngừng. Các tác phẩm đã khẳng định vị trí của
mình trong nền mỹ thuật Việt Nam, trong việc giao lưu hội nhập với mỹ thuật, văn hóa
khu vực và thế giới.
Đã tạo thành nhiều thế hệ họa sĩ (trong đó có tác giả chuyên sơn mài) đã sáng tác
được các tác phẩm đạt chất lượng cao tạo nên giá trị và diện mạo của tranh sơn mài
Việt Nam, nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng cao trong nước và quốc tế.
www.khcnmt-bvhttdl.vn
6

Hiện nay có nhiều tìm tòi sáng tạo trong cách thể hiện tranh sơn mài. Cùng với
sự phát triển của xã hội, văn hóa thì tranh sơn mài Việt Nam cũng phong phú trong
phong cách thể hiện. Nhiều nghệ nhân họa sĩ đã tìm tòi thể hiện để mở rộng ngôn ngữ
tạo hình, có người theo lối truyền thống, có người sử dụng phối hợp với một số loại

sơn khác (sơn Nhật, sơn công nghiệp, sơn hạt điều ), có người khai thác nhiều cách
thể hiện, sử dụng nhiều chất liệu bất cứ nguyên liệu gì, gắn các chất liệu lên bề mặt
và không mài chính vì thế đã phá vỡ cách thể hiện truyền thống. Làm như vậy là
hay hay không hay? có cần bảo tồn tranh nghệ thuật sơn mài truyền thống hay không?
Vậy chúng ta hãy đi tìm lời giải đáp? Đó chính là phương hướng phát triển của tranh
nghệ thuật sơn mài Việt Nam!
Tranh sơn mài Việt Nam: tranh mỹ nghệ, tranh tạo hình là hai dòng chảy song
song tồn tại và cùng phát triển đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ phong phú của xã hội, nghệ
thuật độc đáo, ý tưởng sáng tạo trong việc làm tranh sơn mài của nghệ nhân, nghệ sỹ
Việt Nam tạo nên đặc trưng, tinh hoa tranh sơn mài Việt Nam khác với tranh sơn mài
các nước.
3.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu tranh sơn mài Việt Nam, tài liệu và phân tích tài
liệu
3.2.1. Đánh giá sơ bộ mặt mạnh mặt yếu của công trình nghiên cứu về tranh sơn mài
- Cây Sơn: Nhựa cây sơn (tên khoa học của cây sơn Việt Nam là:
Rhussueeldanea, khác với cây sơn Nhật thuộc giống T/2 Canorrhealeceifara, là chất
liệu chính để làm tranh sơn mài [60, tr 246 - 261]. Trong "Nghề cổ nước Việt" phần :
Nghề sơn then, sơn thiếp. sơn mài, tác giả Vũ Từ Trang có đề cập đến vấn đề này
nhưng sơ lược. Cây Sơn cũng cũng đựơc vài tác giả nhắc đến khi đề cập đến sơn mài
nhưng chưa cho người đọc khái niệm về cây Sơn.
Trong bài báo "Thực trạng và giải pháp của nghề sơn mài truyền thống ở khu vực
Bắc Bộ", tác giả Nguyễn Lan Hương có đề cập đến vấn đề nguyên liệu, cho ta thấy
thực trạng làm nguyên liệu tranh sơn mài (sơn ta, gỗ ) đang có nguy cơ cạn kệt. Có
nơi phải sang Lào để mua nguyên liệu (nứa) nên giá nguyên liệu tăng lên. Nhu cầu về
www.khcnmt-bvhttdl.vn
7

nhựa sơn để sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhưng lại có tình trạng xuất khẩu
sơn chất lượng tốt nhập về sơn hoá học kém chất lượng (như sơn Nhật) để làm đồ sơn
mài như vậy không những gây thua thiệt về kinh tế mà cơ bản là làm mất đi bản sắc

riêng, uy tín của sơn mài Việt Nam!
Việc buôn bán nguyên vật liệu kiểu mạnh ai lấy làm không có tổ chức nào quản
lý, thiếu thông tin thị trường dẫn đến sự khủng hoảng nguyên liệu. Vấn đề này cần
phải quan tâm vì nguyên liệu góp phần không thể thiếu được trong sự phát triển của
tranh sơn mài Việt Nam. Tuy nhiên tác giả mới đề cập một cách sơ lược chưa đi sâu.
Chúng tôi muốn khi hoàn thiện đề tài "Tranh sơn mài Việt Nam - thực trạng và phát
triển" sẽ đi khảo sát vùng nguyên liệu và đề xuất các giải pháp để phát triển vùng
nguyên liệu một cách hợp lý.
- Vấn đề làng nghề sơn mài truyền thống được nhiều tác giả đề cập. Hoạ sỹ
Nguyễn Văn Chuốt trong bài "Hà Tây với truyền thống tranh sơn mài" đã nhắc tên các
làng nghề sơn mài Hà Tây như Chuôn Tre, Đồng Vàng, Bối Khê, Hạ Thái là những
làng nghề làm sơn nổi tiếng từ lâu đời. Nhà nguyên cứu Vũ Từ Trang nói đến làng
nghề Đình Bảng (còn gọi là làng Báng) nổi tiếng làm sơn then. Tiến sĩ Trương Minh
Hằng viết về làng nghề Bình Vọng trong bài "Bình Vọng - đất tổ nghề sơn". Tiến sĩ
Nguyễn Lan Hương giới thiệu nghề sơn quang Cát Đằng trong luận án tiến sĩ, Tiến sĩ
Nguyễn Xuân Nghị nghiên cứu về Nghề sơn truyền thống tỉnh Hà Tây trong luận án
tiến sĩ. Tiến sĩ Phan Thanh Bình có giới thiệu một số làng nghề sơn mài ở Huế trong
tham luận "Nghề sơn mài và tranh sơn mài ở Huế". Tác giả Phạm Côn Sơn viết cuốn
"Làng nghề truyền thống Việt Nam có đề cập đến làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
ở Thủ Dầu Một - Bình Dương; cùng vấn đề này Nhà NCMT Nguyễn Văn Minh đề cập
đến nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm riêng biệt của nghệ thuật sơn mài vùng đất này. Họa
sĩ Lê Xuân Chiểu đã giới thiệu những nét cơ bản của sơn mài miền Nam qua tham
luận "Sơn mài miền Nam" v.v. Tác giả bài viết đã cho chúng ta thấy cái nhìn khái quát
về các làng nghề sơn mài Việt Nam về vị tổ nghề, kỹ thuật, nghệ thuật sơn mài, các
sản phẩm riêng biệt của từng làng nghề, từng vùng miền trong đó có tranh sơn mài.
Các bài viết cho ta cái nhìn khái quát về làng nghề sơn mài truyền thống Việt Nam,
www.khcnmt-bvhttdl.vn
8

cần hệ thống lại để tại nên cái nhìn khái quát, cần bổ sung tình hình thực tế để thấy

được sự phát triển và biến đổi của làng nghề, có nơi giữ được nghề, có nơi bị mai một
(nhất là trong cơ chế thị trường hiện này).
Chúng ta thấy được những nét nổi bật trong nghề tranh sơn mài của làng trên cơ
sở đó có thể đề xuất các giải pháp bảo tồn nghề, làng nghề, phát triển văn hóa du lịch.
Tuy vậy các bài viết mới dừng lại ở mức liệt kê, tả kể chứ chưa đi sâu để tìm sự tương
đồng và khác biệt trong kỹ nghệ chế tác, tinh hoa văn hoá các làng nghề, tìm hiểu sự
phát triển hay mai một của làng nghề.
- Nói về tranh sơn cổ có bài viết ngắn của hoạ sỹ Lê Quốc Việt và Nguyễn Minh
Phước, các tác giả đã thống kê những tác phẩm sơn mài cổ còn được lưu trữ ở một số
di tích. Các tác giả có phân loại tranh và nói sơ qua về kỹ thuật thể hiện. Nghiên cứu
tranh sơn cổ Việt Nam để tìm thấy được tính ưu việt, sự tìm tòi sáng tạo của nghệ nhân,
nghệ sỹ Việt Nam. Thấy được bước phát triển của chất liệu sơn ta dùng để vẽ tranh
cũng như những hạn chế. Tuy vậy bài viết mới dừng ở sự khái quát chưa đi sâu.
- Các bài nghiên cứu như "Nghề sơn Việt Nam - cách nhìn tổng quan" của
Nguyễn Đức Bình, "Nghĩ thế nào là sơn mài" của hoạ sỹ Ngọc Thọ, "Sơn mài - sự
phát triển đột phá từ chất liệu sơn ta" của hoạ sỹ Đặng Trần Sơn, " Sơn ta với nghệ
thuật tạo hình Việt Nam" của PGS Nguyễn Bá Vân. "Những tìm tòi thể nghiệm đưa
sơn ta thành thành sơn mài hội hoạ " của hoạ sỹ Nguyễn Văn Chiến, "Dò tìm - Đối
sánh - Hấp thụ - Thăng hoa" của Nhà NCMT Thái Hanh, "Vài nét về lịch sử phát triển
của tranh sơn mài Việt Nam" cuả Nhà NCMT Đặng Thanh Vân v.v đã cho chúng ta
một số nhận xét về tranh sơn mài Việt Nam (mỹ thuật, tạo hình) cho ta thấy được sự
độc đáo, tinh hoa tranh sơn mài Việt Nam, phân biệt tranh sơn mài mỹ nghệ và tranh
sơn mài tạo hình trong đó tranh sơn mài tạo hình là một sáng tạo của nghệ sỹ Việt
Nam.
- Thấy được sự phát triển, vị trí tranh sơn mài đối với mỹ thuật, góp phần tạo nên
bản sắc văn hoá Việt Nam. Trong các bài viết có đề cập đến tính chất hoá học, vật lý,
của sơn mài. Có thể lấy lời của cố hoạ sỹ Lê Quốc Lộc - người có nhiều đóng góp với
sơn mài Việt Nam: "Sơn mài Việt Nam tuy sinh sau nhưng mau lớn những bài học
www.khcnmt-bvhttdl.vn
9


của người xưa, chúng ta phải tìm tòi, nghiên cứu, phải tự ta khơi tác. Sự đóng góp của
chúng ta có kết quả thật quý báu. Riêng tôi tin tưởng đặt nhiều hy vọng ở nghệ thuật
tranh sơn mài của ta, một nghệ thuật bắt nguồn từ vốn cũ, nó đang lớn lên " (Báo Văn
Nghệ 8/1956). Với những tư liệu phong phú sẽ giúp là những dẫn chứng để chúng tôi
thực hiện đề tài. Vì các bài viết còn dàn trải nên khi triển khai đề tài cần phải tập trung
vào những vấn đề cơ bản nêu bật được thực trạng, tinh hoa nghệ thuật và sự phát triển
của tranh sơn mài Việt Nam.
- Rất ít tư liệu đề cập đến đào tạo, đây là vấn đề quan trọng để có thế hệ tiếp mới.
Một số bài viết như: "Dạy nghệ thuật và kỹ thuật truyền thống ở Trường Đại học Mỹ
thuật công nghiệp" của họa sĩ Nguyễn Yêm, "Trường dạy nghề công nghiệp - thủ công
mỹ nghệ với vấn đề đào tạo truyền nghề sơn mài truyền thống" của họa sĩ Nguyễn Đình
Lâm, "Dạy và học với đào tạo mỹ thuật" của Nhà NCMT Nguyễn Văn Chiến v.v. Vấn đề
đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề vẽ tranh sơn mài được đề cập nhưng chưa đi sâu. Chưa
cho cái nhìn tổng quán về vấn đề này ở các trường đại học mỹ thuật - những trung tâm
đạo tạo mỹ thuật lớn của Việt Nam.
- Dự báo về xu hướng thẩm mỹ, phát triển của tranh sơn mài Việt Nam cũng được
đề cập tới một số bài viết như: "Sơn mài Việt Nam đứng trước thiên niên kỷ thứ 3" của
họa sĩ Trần Huy Quang, "Hãy nâng tầm sơn mài Việt Nam của ta lên tầm: Quốc họa Việt
Nam" của nhà NCMT Thái Hanh v.v. có đề cập đến vị trí vai trò của tranh sơn mài Việt
Nam trong sự phát triển, dự báo về tầm quan trọng của tranh sơn mài với thẩm mỹ dân
tộc, bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam. Tuy vậy đó chỉ mới là những ý kiến đề xuất cần
phải bổ sung thêm cho đầy đủ hơn.
- Nghiên cứu ngoài nước còn ít, bài viết "Sơn mài hay lối mòn" của Laurent
Colin thể hiện nỗi lo lắng về sự lặp lại trong tranh sơn mài của một số tác giả tại một
số Gallery vì chạy theo lợi nhuận mà đánh mất giá trị nghệ thuật thiếu sự sáng tạo; tuy
vậy cách đánh giá này còn phiến diện. Một số thông tin qua bài viết "Đôi nét về triển
lãm tranh sơn quốc tế tại Phúc Kiến, Trung Quốc" của họa sỹ Trần Khánh Chương,
"Nghệ nhân Đinh Văn Thành, người đầu tiên làm sơn mài" của cố họa sỹ Lê Quốc Lộc,
"Nghệ thuật sơn Ryukyu" của tác giả Vũ Tuyết Mai, các bài phát biểu tại Hội thảo

www.khcnmt-bvhttdl.vn
10

"Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam" năm 2002 (do Trường Đại học Mỹ thuật
Hà Nội - Viện Mỹ thuật tổ chức) của họa sỹ Nguyễn Văn Chiến, Đặng Trần Sơn, Phan
Thị Nghĩa có đề cập đến nhưng chỉ nói sơ qua. Cho nên cần bổ sung các thông tin
về sự đánh giá của nước ngoài đối với tranh sơn mài Việt Nam qua các triển lãm đối
ngoại. So sánh tranh sơn mài Việt Nam với tranh sử dụng chất liệu nhựa cây sơn của
Trung Quốc, Nhật Bản, chúng ta tham khảo bài "Sơn mài nghề thủ công truyền thống
ở Nhật Bản", "Vài nét khái lược về sơn mài Trung Hoa" của tác giả Nguyễn Lan
Hương, "Nghề sơn Việt Nam - cái nhìn tổng quát" của Nguyễn Đức Bình, "Dò tìm -
đối sánh - hấp thụ - thăng hoa" của Nhà NCMT Thái Hanh v.v. để có cái nhìn tổng
quan về lịch sử nghệ thuật sơn, tranh sơn, cần bổ sung về sự phát triển của tranh sơn
mài tạo hình để thấy sự khác biệt của văn hóa Việt Nam; sự ảnh hưởng của Việt Nam
đối với các nước.
Nhìn chung các bài nghiên cứu về tranh sơn mài Việt Nam khá phong phú, nội
dung đề cập nhiều khía cạnh về văn hóa sơn Việt Nam trong đó có tranh sơn mài. Tuy
vậy các tư liệu còn tản mát, rất cần một công trình nghiên cứu có tính hệ thống về
tranh sơn mài Việt Nam thông qua thực trạng và phát triển.
3.2.2. Danh mục và tóm tắt nội dung tài liệu liên quan đến đề tài
(Xem Báo cáo tổng thuật tài liệu của đề tài)
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tranh sơn mài Việt Nam
Đặt tranh sơn mài Việt Nam (bao gồm tranh mỹ nghệ, tạo hình) là đối tượng
nghiên cứu, chúng ta thấy có mối quan hệ sau:
a. Nguyên liệu, chất liệu cơ bản để vẽ tranh: nhựa cây sơn, son.
b. Công nghệ chế tác cơ bản: chế biến sơn, son, (hiện nay việc chế biến son đạt
chất lượng tốt ở Hà Nội chỉ còn một người tuổi đã cao), vàng, bạc
c. Con người:
- Nghệ nhân, thợ, sự phát triển của làng nghề.

- Nghệ sỹ, vấn đề đào tạo tại các trường mỹ thuật.
d. Công bố tác phẩm: Triển lãm trong nước, quốc tế.
www.khcnmt-bvhttdl.vn
11

e. Sưu tầm lưu giữ, bảo quản tác phẩm: bảo tàng mỹ thuật, sưu tập.
g. Bảo tồn, tôn vinh giá trị tranh sơn mài:
- Tranh sơn mài Việt Nam trong mối quan hệ với nghệ thuật khu vực, châu lục,
thế giới.
- Tranh sơn mài Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu hội nhập.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Không gian: Mỹ thuật Việt Nam
4.2.2. Thời gian
Những năm 30 của thế kỷ XX tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở
chuyên ban sơn ta, với sự tìm tòi, thể nghiệm phối hợp giữa nghệ nhân và sinh viên
(họa sỹ) đã tạo cái mới trong kỹ thuật xử lý chất liệu đó là kỹ thuật mài sơn nâng cao
hiệu quả biểu đạt của chất liệu sơn ta, giới chuyên môn vẫn gọi đây là sự đột phá có
tính lịch sử để tranh sơn mài tạo hình Việt Nam ra đời và phát triển cho đến ngày nay.
Nhìn vào Diễn trình lịch sử tranh sơn mài Việt Nam chúng ta thấy bắt đầu từ năm
1931 Tranh sơn mài hay sơn mài Việt Nam mới xuất hiện. Đối tượng nghiên cứu của
đề tài là "Tranh sơn mài Việt Nam - Thực trạng và Phát triển" nên phạm vi nghiên cứu
là tranh sơn mài Việt Nam từ năm 1931 đến nay. Nhưng để khái quát vấn đề, để làm rõ,
đặt tranh sơn mài trong mối quan hệ với văn hóa sơn, đề tài có đề cập đến xuất xứ
nghề vẽ tranh sơn, tranh sơn, chất liệu, kỹ thuật sơn ta các giai đoạn trước năm 1931.
5. Cách tiếp cận đề tài, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
5.1. Các tiếp cận đề tài
- Sưu tầm, thu thập, tập hợp các nguồn tư liệu nói về sơn mài Việt Nam và nước ngoài.
- Khảo sát điều tra thực tế, điền dã, phỏng vấn, trao đổi các thông tin với các
họa sĩ có nghề cao về sơn mài, các nghệ nhân, thợ ở các làng nghề, cơ sở sản xuất,
trường mỹ thuật (khoa sơn mài).

- Tập hợp thống kê các dữ liệu, lập bản đồ, để tạo nét khái quát của đề tài; lập sơ
đồ để so sánh, đối chiếu.
- Miêu tả, phân tích về nghệ thuật, sử dụng kỹ thuật để phân tích, tính chất hóa
học, vật lý, dùng phương pháp tổng hợp để nêu bật nội dung đề tài.
www.khcnmt-bvhttdl.vn
12

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: điều tra xã hội học bằng cách: phát phiếu điều tra, với
các nhóm người khác nhau về nghề nghiệp, độ tuổi, môi trường văn hóa phỏng vấn
các nghệ nhân, thợ, nghệ sĩ.
- Phương pháp khảo sát điền dã: thu thập số liệu, thông tin cần thiết
- Phương pháp phân tích so sánh tổng hợp, đối chiếu:
Phân tích đánh giá các nguồn tư liệu trên các kênh thông tin, đối chiếu trên thực
tế để rút ra những kết luận khoa học giữa lý luận và thực tiễn.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật: phương pháp phân tích hóa học, vật lý, môi
trường ảnh hưởng đến việc sáng tác và lưu giữ tác phẩm nghệ thuật sơn mài Việt
Nam thế nào (điều kiện cho các bảo tàng, các nhà sưu tầm tư nhân ).
- Phương pháp liên ngành: lịch sử cụ thể, mỹ thuật học, văn hóa học, xã hội học,
khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại
- Phương pháp hệ thống hóa.
5.3. Kỹ thuật sử dụng
- Sử dụng thiết bị Camera, máy ảnh, máy ghi âm để khảo sát, điều tra, điền dã.
- Sử dụng công nghệ thông tin để tải tài liệu, liên lạc lưu trữ thông tin, tài liệu
- Sử dụng tài liệu phân tích hóa học, vật lý trong phòng thí nghiệm.
6. Ý nghĩa đề tài
6.1. Ý nghĩa về khả năng ứng dụng trong Văn hóa
Đề tài nghiên cứu "Tranh sơn mài Việt Nam - thực trạng và phát triển" sẽ là tài
liệu khoa học giúp cho các nhà quản lý văn hóa, giáo viên, sinh viên văn hóa, mỹ thuật
có cơ sở khi hoạch định chính sách, nghiên cứu và giảng dạy. Giúp cho công chúng yêu

nghệ thuật thêm hiểu và yêu quý Tranh sơn mài Việt Nam.
Giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam với quốc tế, tăng cường văn hóa du lịch (làng
nghề, nghề, tác giả, tác phẩm)
6.2. Ý nghĩa về kinh tế xã hội
Việc đánh giá khả năng, giá trị thẩm mỹ, giá trị kinh tế của Tranh sơn mài Việt
Nam sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân có cái nhìn đúng đắn về tác phẩm, công sức
lao động phổ thông và trí tuệ để sáng tác thể hiện Tranh Sơn mài Việt Nam.
www.khcnmt-bvhttdl.vn
13

6.3. Ý nghĩa về lý luận, thực tiễn
Là tài liệu khoa học, đáng tin cậy cho các nhà quản lý khi hoạch định chính sách.
Là tài liệu trong các thư viện phục vụ các nhà nghiên cứu, công chúng yêu thích
nghệ thuật Sơn mài Việt Nam.
Là tài liệu bổ sung tham khảo cho các nghệ nhân, nghệ sỹ.
Là sách tham khảo cho hoạt động đối ngoại, khách du lịch trong và ngoài nước.
7. Kết quả nghiên cứu
7.1. Đối với việc xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách
Đây là tài liệu khoa học của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giúp các nhà quản
lý hiểu rõ hơn tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam về nghệ thuật, kỹ thuật, phương
thức thể hiện, thấy được tinh hoa nghệ thuật để có sự chú ý, trân trọng với tác giả, tôn
vinh, lưu giữ loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam (có chế độ chính sách đối với
vùng nguyên liệu, nghệ nhân, nghệ sĩ, đào tạo, mua tác phẩm, tạo thị trường cho tác
phẩm, lưu giữ tại bảo tàng). Cần tạo điều kiện thuận lợi cho người sáng tác. Kiến nghị
với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đề nghị tranh sơn mài Việt Nam là di sản văn hóa Thế giới.
7.2. Đối với phát triển kinh tế - xã hội
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chúng ta thấy Việt Nam có "kho tàng" tranh sơn
mài quý giá. Các ý kiến đề xuất trong phương hướng phát triển có đề cập đến việc bảo
tồn, phát triển nghề truyền thống, điều này góp phần vào việc phát triển văn hoá, du

lịch.
Giới thiệu các sản phẩm tạo dấu ấn cho sơn mài Việt Nam, tranh sơn mài Việt
Nam trên thị trường, góp phần cho xuất khẩu (nguyên liệu, sản phẩm)
Khẳng định Tranh sơn mài Việt Nam là Di sản Văn hoá góp phần làm nên bản
sắc văn hoá dân tộc Việt Nam - Phát huy và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm bản
sắc dân tộc.
Tổ chức triển lãm giúp cho sự giới thiệu đối với công chúng góp phần nâng cao
đời sống tinh thần của nhân dân, quảng bá rộng rãi tác phẩm, tác giả với công chúng.
Tăng cường hợp tác quốc tế, giao lưu đối ngoại, thu ngoại tệ.
www.khcnmt-bvhttdl.vn
14

7.3. Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Đối với nơi sản xuất nguyên vật liệu, làng nghề: Thấy được tầm quan trọng, khả
năng quý giá của nguồn nguyên liệu, địa phương cần có chế độ chính sách để bảo tồn,
phát triển nơi trồng cây sơn, công nghệ chế tác, nghề truyền thống.
- Đối với cơ sở đào tạo: Tạo lòng yêu nghề đối với nhĩmg người thợ, nghệ nhân,
các sinh viên mỹ thuật, các giảng viên, họa sĩ
- Đối với nghệ nhân nghệ sỹ sáng tác: Thấy tự hào vì mình góp phần làm nên giá
trị nghệ thuật, diện mạo của tranh sơn mài Việt Nam.
- Phát hiện những người có tay nghề cao, những tác phẩm giá trị.
7.4. Đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan
- Tạo một điểm trong diện trong hệ thống nghiên cứu các vấn đề khoa học của
đất nước, làm giàu cho ngành mỹ thuật, văn hoá, lịch sử, xã hội
Một công trình tìm hiểu về văn hoá Việt Nam, giúp là tài liệu cho các nhà khoa
học các lĩnh vực liên quan tìm hiểu để có thể hỗ trợ khi nghiên cứu các vấn đề có liên
quan. Tạo cầu nối giữa giới sáng tác với công chúng yêu nghệ thuật, yêu tranh sơn mài,
tạo cho thế hệ trẻ sự hiểu biết, thêm yêu quý di sản văn hoá.
Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền kinh tế tri thức.
7.5. Đối với công tác đào tạo cán bộ khoa học (kể cả việc nâng cao năng lực, hoàn

thiện kỹ năng nghiên cứu của các cá nhân và tập thể khoa học thông qua việc thực
hiện đề tài)
- Góp những kiến thức thực tế, lý luận trong việc đào tạo cán bộ cho đất nước.
- Góp một phương pháp nghiên cứu khoa học
- Tăng kỹ năng làm việc giữa cá nhân và tập thể, làm việc theo sự phối hợp (trực
tiếp hoặc gián tiếp)
- Tăng kỹ năng nghiên cứu, giúp các cán bộ nghiên cứu trưởng thành.
7.6. Những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn
- Khái quát những nét cơ bản, nêu bật được nghệ thuật độc đáo trong việc làm
tranh sơn mài Việt Nam.
- Trình bày có hệ thống quá trình phát triển của nghệ thuật truyền thống và hiện
đại sơn mài Việt Nam.
www.khcnmt-bvhttdl.vn
15

- Thống kê có tính khoa học các tư liệu về tranh sơn mài Việt Nam (làng nghề,
nghệ nhân, nghệ sĩ, cơ sở đào tạo ).
Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, tôn vinh tranh sơn mài Việt Nam (liên quan
đến việc bảo tồn, tôn vinh làng nghề sơn mài hiện nay).
- Dự báo về nhu cầu và hướng thẩm mỹ về tranh sơn mài của xã hội trong và
ngoài nước.
8. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, phần chính văn gồm 3 chương (173 trang)
Chương 1: Những vấn đề khái quát về tranh sơn mài Việt Nam (61 trang)
Chương 2: Thực trạng tranh sơn mài Việt Nam (73 trang)
Chương 3: Xu hướng thẩm mỹ và sự phát triển của tranh sơn mài Việt Nam
trong bối cảnh văn hóa giao lưu, hội nhập (38 trang)
Tài liệu tham khảo (6 trang)

















www.khcnmt-bvhttdl.vn
16

B. NỘI DUNG

Như mọi người đều biết, nghệ thuật sơn mài của Việt Nam trong những năm qua
đã có sự phát triển rất đang tự hào trong lĩnh vực sáng tác mỹ thuật tạo hình cũng như
trong lĩnh vực trang trí thủ công mỹ nghệ. Nhiều tác phẩm tranh sơn mài của Việt
Nam đã giành được những giải thưởng lớn ở trong nước và quốc tế. Nhiều hàng thủ
công mỹ nghệ bằng chất liệu sơn mài của nước ta đã có mặt ở thị trường các nước và
rất được mến mộ, yêu thích và thán phục.
Có thể nói rằng, xét riêng trong lĩnh vực hội họa giới mỹ thuật Việt Nam đã có
diễm phúc và tự hào bởi có trong tay mình một phương tiện, một chất liệu tuyệt vời để
biểu hiện tác phẩm vô cùng độc đáo, không những mang đậm bản sắc nghệ thuật
phương Đông mà còn đủ sức chứa đựng đầy ắp tình cảm và tâm hồn Việt Nam: sâu
trầm, tinh tế, phong phú, có duyên thầm đầy hấp dẫn; với mọi đề tài, mọi phong cách

và hình thức biểu hiện. Nói một cách khác là các họa sĩ Việt Nam đã sử dụng chất liệu
sơn mài để gửi gắm rất đắc địa tâm hồn, tình cảm của mình vào tác phẩm, có sức lan
tỏa kỳ diệu, làm rung động sâu sắc lòng người.
Trong các chất liệu và thể loại mà các họa sĩ Việt Nam thường sử dụng và sáng
tác như: tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh màu nước v.v. đều là những chất liệu và thể
loại chúng ta đã tiếp thu, học tập từ bên ngoài. Duy chỉ có chất liệu sơn mài thể loại
sơn mài là do chính các nghệ sĩ, nghệ nhân Việt Nam tự nghiên cứu, tìm tòi, và sáng
tạo ra. Không những sơn mài đã là chất liệu, là phương tiện, là ngôn ngữ nghệ thuật
biểu hiện vô cùng độc đáo, quý giá, là niềm tự hào, kiêu hãnh của giới mỹ thuật Việt
Nam, mà nó còn đóng góp hết sức đắt giá vào sự phong phú, mới lạ cho nền nghệ
thuật tạo hình của thế giới.
Tranh sơn mài Việt Nam đặc sắc, giá trị như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu qua
thực trạng và phát triển để có cái nhìn khái quát, đánh giá mặt mạnh, mặt chưa được để
tôn vinh giá trị, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển.


www.khcnmt-bvhttdl.vn
17

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ
TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM

1.1. Khái niệm về sơn mài, tranh sơn mài
1.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ
a. Giải thích thuật ngữ:
- Tranh sơn mài theo lối nói dân gian hay thói quen nghĩ của người dân Việt Nam
nói chung là để chỉ chung một loại tranh sử dụng chất liệu sơn ta (nhựa cây sơn) để
làm tranh.
- Danh họa Tô Ngọc Vân đã định nghĩa: Danh từ SƠN MÀI (laque) là một danh

từ mới đặt mươi năm nay để chỉ một kỹ thuật trước kia gọi là SƠN TA nhưng đã biến
hóa hẳn do nghệ thuật mài sơn.
Kỹ thuật SƠN TA cũng tương tự SƠN TÀU. SƠN TÀU - theo sách truyền - có
từ đời nhà Hán, sử dụng cùng với SƠN TA một thứ nguyên liệu là sơn sống. Chất sơn
sống này, ở nước ta, miền Phú Thọ sản xuất rất nhiều và vẫn bán sang Tàu cùng Nhật.
Từ 1931 trở về trước, công dụng SƠN TA cũng như SƠN TÀU ở Tàu và SƠN
NHẬT ở Nhật - là phủ bọc lên đồ vật làm nó tôn vẻ lộng lẫy, lên những vật dùng
thường như cái khay, cái tráp, đôi guốc đồ thờ như hương án, đài, bát đĩa đồ trang
trí như câu đối, hoành phi, bình phong màu sắc đại để có: son, đen, nâu cánh dán,
vàng bạc theo cổ truyền. Nói rõ ra, SƠN TA chỉ có công dụng trang trí, địa vị là ở
trong trang trí. Mặc dầu ở Nhật, nghệ thuật sơn có tế nhị hơn cả, nhưng chưa một nước
nào nghĩ đến tìm tòi, sử dụng nguyên liệu sơn một cách khác cổ truyền, phiêu lưu
trong nghệ thuật sơn để tìm một con đường nào tăng phẩm gia mỹ thuật sơn bằng cách
phát minh thêm khả năng của nó Song từ 1931 trở đi, nhờ sự tìm tòi thiết tha của
một số họa sĩ có tài chuyên hẳn về SƠN TA Từ cái tráp, chiếc guốc, nó (sơn ta)
vượt lên bức hội họa lồng khung quý giá, từ một phương tiện phụ thuộc làm tôn vẻ đồ
vật, nó trở nên một phương tiện độc lập diễn đạt nổi tâm hồn người nghệ sĩ, một
phương tiện phong phú SƠN TA đổi tên là SƠN MÀI. Thấy SƠN MÀI vừa xuất
www.khcnmt-bvhttdl.vn
18

hiện, hầu hết giới nghệ sĩ Việt hoan nghênh. Họ thấy ở SƠN MÀI một kỹ thuật mới,
sáng tạo do tay người mình, thích hợp với thủy thổ nước mình, thuận tiện để diễn đạt
những nhu cầu nghệ thuật của mình. Người ngoại quốc đến nước ta hoàn toàn hoan
nghênh SƠN MÀI, coi nó là một phát minh mới nhất trong hội họa [65, tr 10, 11]
- Theo Từ điển "Thuật ngữ mỹ thuật phổ thông":
+ Thuật ngữ sơn mài (A.lacquer; P.lacque) chất liệu vẽ tranh truyền thống độc
đáo của Việt Nam bao gồm sơn ta cộng với các màu son, vàng, bạc; sau này khi phát
triển còn có thêm các màu bột và màu vỏ trứng, vỏ trai. Các chất màu được vẽ lên mặt
nền là tấm vóc. Trong quá trình làm tranh, người ta dùng kỹ thuật mài (ít hay nhiều lần)

để vẽ, sửa chữa tranh để làm mặt tranh phẳng đều, mịn và êm hơn vì tranh được vẽ
nhiều lớp chồng lên nhau; sau cùng là đánh bóng tranh. Trước những năm 1930, người
ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ. Vào thời gian này,
một số họa sỹ Việt Nam đầu tiên lúc đang học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương (có thể kể: Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu,
Nguyễn Khang) và nghệ nhân Đinh Văn Thành đã mạnh dạn thử nghiệm đưa kỹ thuật
sơn ta vào làm tranh nghệ thuật, thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ
đó [63, tr 130].
+ Tranh sơn mài: Tranh được vẽ lên tấm vóc bằng sơn ta trộn với các thứ son và
màu thích hợp. Trong tranh sơn mài có sử dụng cả vàng, bạc, vỏ trứng, vỏ trai Khi
vẽ xong phải đem tranh vào chỗ ẩm, kín gió ủ cho khô, rồi đem ra vẽ tiếp. Vẽ xong
toàn bộ và sơn ta đã khô thì mài bằng than gỗ, đá hoặc giấy ráp nước cho mịn. Mặt
tranh khi đã được mài phẳng thì dùng tay xoa bột than để đánh bóng [62, tr 130, 131]
Cái gọi là "phát kiến mới" trong kỹ thuật sử dụng sơn ta để vẽ tranh, là cơ sở cho
thuật ngữ "sơn mài" ra đời đó là việc trước đây khi vẽ (trang trí) người ta thường dùng
sơn cánh gián, sơn cánh gián pha son pha dầu trẩu gọi là sơn quang dầu vẽ xong khô là
được, không mài (mặt sơn có dầu thường bóng loáng gợn nét vẽ, không phẳng nhẵn).
Việc dùng sơn không có dầu mà có nhựa thông trong sơn cánh gián, sơn son. Điều này
từ xưa chưa ai làm! vẽ xong đem mài cho mặt tranh phẳng nhẵn, hình lộ ra. Sơn pha
nhựa thông có thể vẽ chồng nhiều lớp và mài đều tất cả mặt tranh - quá trình mài là vẽ
www.khcnmt-bvhttdl.vn
19

tranh. Sáng tạo của nghệ sĩ Việt Nam là đưa sơn ta từ chất liệu trang trí sang chất liệu
của nghệ thuật tạo hình, đã tạo nên những thành tựu và được các nước học tập.
Để có cái nhìn khái quát về tranh sơn mài Việt Nam thực trạng và phát triển,
chúng ta đặt tranh sơn mài trong mối quan hệ với văn hóa sơn, đề cập đến tranh sơn cổ
(sơn quang dầu), sơn mài thủ công mỹ nghệ, tranh sơn mài mỹ nghệ bên cạnh tranh
sơn mài tạo hình.
Tìm hiểu về xuất xứ, về sự hình thành và phát triển của nghệ thuật sơn mài của

Việt Nam, trước hết, cần hiểu về "Nghề sơn ta truyền thống" của Việt Nam, bởi vì đây
chính là cái nôi, là cơ sở ban đầu để nảy sinh ra chất liệu và kỹ thuật, nảy sinh ra
phương pháp thể hiện của những tác phẩm, sản phẩm sơn mài đầy hấp dẫn, đặc sắc và
có một không hai trên thế giới.
Qua các tài liệu lịch sử và khảo cổ học thì ông cha ta đã biết dùng nhựa của cây
sơn để chế tác ra những vật dụng, đồ trang sức, đồ mỹ nghệ… từ hàng ngàn năm nay.
Tuy nhiên để trở thành một nghề với đầy đủ tầm vóc và tiêu chí của nó; có thị trường
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì nghề sơn ta mới thực sự có ở nước ta từ thế kỷ XV.
b. Tổ nghề vẽ tranh sơn
Theo Dumoutier, một học giả, nhà nghiên cứu người Pháp đã công bố năm 1892
thì người Việt Nam có nghề sơn ta từ đời Lê Nhân Tôn (1443-1459) do Trần Thượng
Công hoặc Trần Tương Công (tức Trần Lư) học được ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc).
Ông đã truyền dạy lại nghề này ở nước ta. Ông được xem như là "Vị Tổ nghề sơn ta" ở
Việt Nam mà nghề sơn ta lại chính là cha đẻ của kỹ thuật và nghệ thuật sơn mài của
chúng ta hôm nay.
Trần Lư là người làng Bình Vọng (xã Văn Bình huyện Thường Tín - Hà Nội).
Người được suy tôn là Đức Tổ nghề sơn và được lập miếu thờ (năm 1947 ngôi miếu
đã bị giặc Pháp đốt cháy trong một trận càn lớn). Trong làng còn hậu duệ của Đức Tổ
nhưng di vật và tư liệu không còn gì!
Tài liệu thành văn liên quan đến Đức Tổ nghề sơn, theo các nhà nghiên cứu trước
cho biết có 2 tác phẩm: "Toàn Việt thi lục", "Bình Vọng Trần Thị Gia phả". Khảo
cứu 2 tác phẩm này, nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc cho rằng cuốn "Bình Vọng
www.khcnmt-bvhttdl.vn
20

Trần Thị Gia phả" do ông Nguyễn Xuân Phương chép lại vào năm 1912 có nói đến
một người có tên Trần Lư, ghi lại câu đối xưa treo ở từ đường họ Trần cho hay đây là
người dạy dân Bình Vọng nghề sơn, nội dung như sau:
- Lưỡng độ hoàng hoa danh tiến sỹ
- Bách niên đơn hoạt cố tiên dân

Nghĩa là:
- Hai độ hoa vàng lừng tiến sỹ
- Trăm năm son thắm dạy dân gian
1

Theo "Bình Vọng Trần Thị Gia phả", Trần Lư có tên gọi là Lương, tự Tu Khê,
sinh năm Canh Dần 1470 trong gia đình có truyền thống nho học. Niên hiệu Cảnh
Thống thứ 5 (1502) đời vua Lê Hiến Tông, ông đỗ Tiến sĩ khóa thi năm Nhâm Tuất.
Năm 1505 được cử sang Trung Quốc làm Phó sứ, ở đây ông đã học nghề vẽ sơn.
Trong gia phả ghi rõ: "Dĩ tự tiên sinh nhi toàn hương tri thủ nghệ" (Tiên sinh nắm
vững nghề vẽ bằng sơn và truyền cho dân làng, cả làng biết nghề này) [48, tr 52]. Ông
là người vẽ giỏi, ông có công học hỏi nâng cao kỹ thuật làm sơn vẽ sơn, ông truyền
nghề vẽ tranh sơn, ông để lại bài thơ "Học thành họa nghề" nội dung ca tụng thuật vẽ
cảnh vật, hoa chim
Một tài liệu khác nói Tổ nghề vẽ sơn là Trần Lô (1470 - 1540) có tên khác là
Lương Niên tự Tu Hán quê ở làng Bình Vọng - Thường Tín (Hà Nội). Ông tinh thông
nghề thuốc. Năm Mậu Thân đời Hồng Đức (1488) ông được sung làm Điều hộ (một
chức sắc ngành y thời đó) trong đoàn sứ bộ sang Trung Quốc. Năm Cảnh Thống thứ 5
đời Lê Hiến Tông (1502), ông đỗ Tiến sĩ năm Ất Sửu 1505, ông được sung chức Phó
sứ sang Trung Quốc lần thứ hai. Ông làm quan đến chức Hiến sát xứ Kinh Bắc.
Trong hai lần đi sứ, ông đều tìm tòi nghề vẽ sơn của Trung Quốc, lần đầu học
chưa thành, lần sau ông quan sát kỹ những mẫu vẽ ở họa cách (phòng, xưởng vẽ),
nghiên cứu phép vẽ, học thành nghề vẽ sơn. Về nước ông truyền dạy nghề cho dân.
Dần dần, nghề vẽ sơn được định hình trở thành một ngành có tiếng ở nước ta, rất được

1
Theo PGS-TS Đỗ Thị Hảo (Viện nghiên cứu Hán Nôm), phải được dịch là: "Hai phen đi sứ lừng danh tiến sỹ.
Trăm năm dân sướng nhờ học nghề sơn".
www.khcnmt-bvhttdl.vn

×