Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Triển vọng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu da giầy ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.04 KB, 3 trang )

A) Phần mở đầu
I)
Giới thiệu sơ qua về đề tài nghiên cứu và tình hình xuất khẩu ở
Việt nam
Thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nền
sản xuất trong nước, trong những năm qua Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp
tác với hơn 200 quôc gia trên thế giới, tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực
và quốc tế như Asean, AFTA, WTO …nhưng sự tham gia này vẫn dừng ở
phạm vi nhỏ, hẹp cả về lĩnh vực lẫn quy mô, khối lượng.Trước yêu cầu của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước yêu cầu của phát triển kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không thể không đẩy
nhanh tốc độ, quy mô hội nhập kinh tế quốc tế.Bởi vậy nghị quyết đại hội
Đảng lần thứ VIII, IX và X đều khẳng định phải ‘’ đẩy nhanh quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới’’, với quy mô rộng hơn và trình độ cao hơn.
Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra
được thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được những đối
xử không công bằng. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta mới tranh thủ
được nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta
mới mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh môt vài những lợi thế mà ta có được như nguồn lao động, tài
nguyên.. thì là muôn vàn những khó khăn : xuất phát điểm của nền kinh tế
còn thấp, đang trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế thị trường còn ở giai
đoạn sơ khai, các yếu tố cơ bản, đồng bộ của một thị trường chưa phát triển
đầy đủ. Điều đó dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá còn kém.Thị
trường thế giới để hang hoá nước ta xâm nhập còn hạn hẹp do những yêu cầu
gắt gao.Trong bối cảnh tự do buôn bán, tự do đầu tư, chúng ta đang ở vào thế
yếu, rất dễ trở thành nơi tiêu thụ hang hoá cho nước ngoài. Do đó chính phủ,
bộ ngành mà trực tiếp là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước
cần có những biện pháp cải thiện tình hình cả trước mắt và lâu dài nhằm


chiếm lĩnh thị trường nội địa trước sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài và
tìm kiếm thị trường bên ngoài đẩy mạnh xuất khẩu hang hoá.
Thực tế sau hơn 20 năm chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang
cơ chế thị trường mở cửa hội nhập, chỉ tiêu xác định mức độ mở cửa hội nhập
là giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ đã có những bước tiến rõ nét. Cụ thể
tổng mức lưu chuyển hang hoá xuất nhập khẩu bình quân từ 1986 đến 2005 là
20,7 tỷ USD/ năm ( gấp 7 lần năm 1985).Tốc độ tăng trưởng của các thời kì rất
cao, thời kì từ 1996 đến 2000 tăng gấp gần 3 lần 5 năm trước đó và đạt trên 100
tỷ USD ( tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 17,2%), thời kì 2001-2005 tăng hơn
2 lần giai đoạn trước, đạt 241 tỷ USD( tốc độ tăng mỗi năm là 18,2%).Trong đó
khu vực kinh tế trong nước giai đoạn đầu 1986-1990 có vai trò chủ đạo chiếm


tới 96,6% tong giá trị xuất nhập khẩu.Tính từ 1986-2005, tốc độ tăng của xuất
khẩu là 21,2% mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 40 lần từ 789 triệu USD
năm 1986 lên 32,4 tỷ USD năm 2005, tỷ trọng xuất khẩu so với tổng mức lưu
chuyển tăng dần từ 35,7%(giai đoạn 1986-1990) lên 46%(giai đoạn 20012005).
Do tốc độ tăng trưởng ở mỗi thời kì của xuất khẩu và nhập khẩu có sự
ngược nhau về xu hướng nên ảnh hưởng đến cân đối thương mại. Giai đoạn
1986-1995 mức nhập siêu khoảng 5,6 tỷ USD.Từ 1996 đến 2000 mức nhập
siêu tăng gấp gần 2 lần lên 9,8 tỷ USD.Giai đoạn 2001-2005 là 19,3 tỷ
USD.Tuy nhiên tỷ lệ nhập siêu qua từng giai đoạn so với xuất khẩu giảm mạnh
từ 80,4% trong giai đoạn 1986-1990 xuống 17,4% giai đoạn 2001-2005.
Cùng với sự tăng trưởng về quy mô, các đơn vị tham gia xuất nhập khẩu
cũng tăng lên nhanh chóng.Trước năm 1989 hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu
do một số đơn vị chuyên doanh ngoại thương của nhà nước thực hiện, nhưng
đến nay tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tham gia xuất nhập khẩu.Tỷ
trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lien tục tăng qua các
giai đoạn, giai đoạn 1991-1995 chiếm 17,1%, giai đoạn 1996-2000 chiếm
31,5%, giai đoạn 2001-2005 chiếm 42,8%.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội và nguy cơ đòi hỏi các
doanh nghiệp xuất khẩu phải nắm chắc tình hình, đưa ra những dự báo, xây
dựng kế hoạch, chiến lược mở rộng thị trường, đẩy mạnh và nâng cao giá trị
xuất khẩu nhằm đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà
nước .
B) Kết luận
Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
xã hội nước ta cả trước mắt và lâu dài.Do vậy Nhà nước nói chung và người
dân, các tổ chức, các doanh nghiệp nói riêng cần nhận thức sâu sắc vấn đề này
để có những chủ trương, chính sach, biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu. Để làm tốt điều này cần có sự nỗ lực không chỉ của Nhà nước mà cần
sự phối hợp, tập trung nguồn lực của tất cả các tầng lớp dân cư, người lao
động, các tổ chức, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong bình diện xã
hội.
Kể từ khi hội nhập kinh tế quốc tế, ra nhập WTO đến nay bên cạnh
những thuận lợi, nền kinh tế nước ta đã đang và sẽ trải qua những khó khăn


không nhỏ như về cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trường, vốn, công nghệ…
nếu không có sự tỉnh táo, lựa chọn những bước đi hợp lý, chiến lược thì sẽ
không thể tồn tại ngay cả trong thị trường nội địa.Xuất khẩu là một trong
những hướng đi đúng đắn cần được tăng cường và mở rộng hơn nữa.Xuất
khẩu làm tăng tính năng động của nền kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh, đổi
mới về tri thức, công nghệ, tăng vốn giúp sản xuất trong nước phát triển.
Xuất khẩu thuỷ hải sản là một trong những hoạt đông chủ lực, chiến lược
của nền kinh tế.Xuất khẩu thuỷ hải sản chiếm tỷ trọng cao trong GDP hang
năm, lợi ích tạo ra cho nền kinh tế là không nhỏ.Do vậy trước mắt và trong
thời gian tới Nhà nước cần có chính sach, biện pháp tăng cường thúc đẩy hơn
nữa hoạt động xuất khẩu thuỷ hải sản, giúp cho mặt hàng này không những
làm chủ thị trường trong nước mà còn đủ sức cạnh tranh về số lượng, chất

lượng với các quốc gia khác. Để làm được việc này Nhà nước cần kết hợp
linh hoạt, đồng thời các giải pháp kể trên nhằm làm cho hoạt động sản xuất,
xuất khẩu thuỷ hải sản phát triển ổn định, bền vững xứng đang là ngành xuất
khẩu mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân.



×