Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện gò công đông tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.93 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------    ------------

NGUYỄN THỊ KIM THOA

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬUĐẾN SINH HOẠT VÀ SẢN
XUẤT CỦA DÂN CƯHUYỆN GÒ
CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

NGUYỄN THỊ KIM THOA

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN SINH HOẠT VÀ SẢN
XUẤT CỦA DÂN CƯ HUYỆN GÒ
CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC
Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Thái Thị Ngọc Dư



Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, Phòng
Khoa học Công nghệ và Sau đại học đã mọi điều kiện thuận lợi để khoá học được hoàn thành tốt
đẹp.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Thái Thị Ngọc Dư, người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể giảng viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh đã tận tình giảng dạy, mở rộng kiến thức chuyên môn cho chúng tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu - quý thầy cô trường THPT Chuyên Tiền Giang đã
có nhiều giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Khoa học - Công nghệ, Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Tiền Giang, Uỷ ban
nhân dân huyện Gò Công Đông cùng dân cư các xã Tân Thành, Vàm Láng, Kiểng Phước, Gia
Thuận, thị trấn Tân Hoà thuộc địa bàn huyện Gò Công Đông đã có nhiều giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn là chổ dựa tinh thần vững chắc, tạo điều
kiện cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều sơ sót. Kính mong quý thầy cô góp ý để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011

Nguyễn Thị Kim Thoa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Thị Kim Thoa

Là học viên cao học Khoá 19 chuyên ngành Địa Lý học của trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh niên khoá 2008-2011.
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Nguyễn Thị Kim Thoa


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. 1
8T

T
8

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... 2
8T

8T

MỤC LỤC ...................................................................................................................................... 3
8T

T
8

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 5

8T

T
8

DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................................. 7
8T

8T

DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................................... 8
8T

8T

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1
8T

T
8

1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................... 1
8T

8T

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................................................ 2
8T

8T


3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .............................................................................................. 3
8T

8T

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 3
8T

T
8

4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: .......................................................................................... 3
T
8

8T

4.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: ....................................................................................... 3
T
8

T
8

5. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................................ 3
8T

8T


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................. 4
8T

T
8

1.1. Cơ sở lý luận : ....................................................................................................................... 4
8T

8T

1.1.1 Khái niệm về BĐKH ....................................................................................................... 4
T
8

8T

1.1.2. Nguyên nhân hình thành BĐKH ..................................................................................... 4
T
8

T
8

1.1.2.1. Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người làm tăng lượng khí thải...................... 4
T
8

T
8


1.1.2.2. Sự biến đổi của tự nhiên .......................................................................................... 5
T
8

8T

1.1.3. Tác động của BĐKH ...................................................................................................... 6
T
8

8T

1.1.3.1. Tác động của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực .............. 6
T
8

T
8

1.1.3.2. Tác động của BĐKH đến cuộc sống dân cư và vấn đề tái định cư : ......................... 7
T
8

T
8

1.1.3.3. Đối với tài nguyên nước, tài nguyên biển ................................................................ 8
T
8


T
8

1.1.3.4. Đối với tài nguyên rừng và hệ sinh thái tự nhiên ................................................... 10
T
8

T
8

1.2. Cơ sở thực tiễn: ................................................................................................................... 15
8T

8T

1.2.1. BĐKH trên thế giới ...................................................................................................... 15
T
8

8T

1.2.2. BĐKH ở Việt Nam [3] ................................................................................................. 15
T
8

8T

1.2.2.1. Thực trạng BĐKH ở Việt Nam.............................................................................. 15
T

8

T
8

1.2.2.2. Nhận định xu thế BĐKH ở Việt Nam [3] ............................................................. 16
T
8

T
8

1.2.2.3. Nhận định về tác động tiềm tàng của BĐKH ở Việt Nam [3] ................................ 16
T
8

T
8


Chương 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BĐKH VÀ ĐỊA BÀN
8T

NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................. 19
T
8

2.1. Tổng quan tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến BĐKH: .......................... 19
8T


T
8

2.2. Tổng quan tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến BĐKH ở ĐBSCL ........... 21
8T

T
8

2.2.1. Tiểu vùng (A) nơi chịu ảnh hưởng nguồn chiếm ưu thế : .............................................. 21
T
8

T
8

2.2.2. Tiểu vùng (C) nơi ảnh hưởng biển chiếm ưu thế .......................................................... 22
T
8

T
8

2.2.3. Tiểu vùng chịu ảnh hưởng hỗn hợp biển và nguồn (B). ................................................ 22
T
8

T
8


2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu [2],[11] ........................................................................... 26
8T

T
8

Chương 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT ....................................................................... 29
8T

T
8

3.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu - Mô tả mẫu: ......................................................................... 29
8T

T
8

3.2. Thống kê mô tả: .................................................................................................................. 32
8T

8T

3.2.1: Nhận thức của nhân dân địa phương về BĐKH: ........................................................... 32
T
8

T
8


3.2.2: Các lĩnh vực chịu tác động của BĐKH: ........................................................................ 34
T
8

T
8

3.2.2.1: Tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình: ....................................................... 35
T
8

T
8

3.2.2.2: Tác động của BĐKH đến sức khoẻ nhân dân: ....................................................... 36
T
8

T
8

3.2.2.4: Tác động của BĐKH đến thu nhập: ....................................................................... 37
T
8

T
8

3.2.3: Các biểu hiện bất thường của khí hậu và thời tiết ở địa phương: ................................... 38
T

8

T
8

3.2.4: Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước: ................................................................ 39
T
8

T
8

3.2.4.1. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước sinh hoạt: .......................................... 39
T
8

T
8

3.2.4.1. Tình hình thay đổi chất lượng nguồn nước sinh hoạt: ............................................ 40
T
8

T
8

3.2.4.2. Tình hình xâm nhập mặn: ...................................................................................... 41
T
8


8T

3.2.5. Các giải pháp ứng phó hiện tượng nước biển dâng ................................................... 44
T
8

T
8

3.2.6. Các lực lượng tìm các giải pháp ứng phó với sự tác động của BĐKH........................... 45
T
8

T
8

3.4. Kiểm định sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH giữa các nhóm: .................... 46
8T

T
8

3.4.1. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH theo nhóm tuổi .............................. 46
T
8

T
8

3.4.2. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH giữa các nhóm theo địa bàn cư trú: 46

T
8

T
8

3.4.3. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH theo nghề nghiệp........................... 47
T
8

T
8

3.4.4. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH theo giới tính: ............................... 48
T
8

T
8

Chương 4. TÌM HIỂU NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI
8T

BĐKH ........................................................................................................................................... 50
T
8

4.1. Ứng phó với BĐKH trên thế giới......................................................................................... 50
8T


8T

4.2. Ứng phó với BĐKH ở Việt Nam ......................................................................................... 51
8T

8T

4.3 Ứng phó với BĐKH ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ...................................................... 53
8T

T
8

4.3.1. Nâng cao nhận thức của người dân ............................................................................... 54
T
8

T
8

4.3.2. Xác định và tiến hành sớm những nội dung cần nghiên cứu ......................................... 54
T
8

T
8


4.3.3. Phát huy và đào tạo nguồn nhân lực ............................................................................. 55
T

8

T
8

4.3.4. Nâng cao năng lực quản lý ........................................................................................... 55
T
8

8T

4.4. Ứng phó với BĐKH ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang ............................................ 56
8T

T
8

4.4.1. Nông nghiệp ................................................................................................................ 57
T
8

8T

4.4.2. Lâm nghiệp .................................................................................................................. 58
T
8

8T

4.4.3. Thuỷ sản ...................................................................................................................... 58

T
8

8T

4.4.4. Nguồn nước ................................................................................................................. 59
T
8

8T

4.4.5. Sinh hoạt sản xuất và đời sống của dân cư .................................................................... 59
T
8

T
8

KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 60
8T

T
8

1. Kết luận : ............................................................................................................................... 60
8T

T
8


2. Khuyến nghị :......................................................................................................................... 60
8T

8T

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 63
8T

8T

PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 67
8T

T
8

Phụ lục 1: Bản đồ các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang .................................................... 67
8T

T
8

Phụ lục 2: BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN .................................................................... 68
8T

T
8

Phụ lục 3: Kết quả phân tích Anova theo nhóm tuổi: ................................................................ 73
8T


T
8

Phụ lục 4: Kết quả phân tích Anova theo địa bàn cư trú: .......................................................... 74
8T

T
8

Phụ lục 5: Kết quả phân tích Anova theo nghề nghiệp: ............................................................. 75
8T

T
8

Phụ lục 6: Kết quả phân tích Anova theo giới tính: ................................................................... 77
8T

T
8

Phụ lục 7: Một số hình ảnh liên quan đến biến đổi khí hậu ở ĐBSCL ...................................... 77
8T

T
8


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

ĐDSH

: Đa dạng sinh học.

GMO

: Sinh vật biến đổi gen

ICEM

: Trung tâm quản lý môi trường quốc tế

IPCC

: Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

ODA


: Hỗ trợ phát triển

ppb

: Đơn vị tính nồng độ phần tỉ

ppm

: Đơn vị tính nồng độ phần triệu

RVAC

: Ruộng vườn ao chuồng

START

: Trung tâm START vùng Đông Nam Á (Đại học
Chulalongkorn, Thái Lan)

STERN

: Công trình nghiên cứu về Biến đổi khí hậu của tiến sĩ
Nicholas Stern- người Anh-chuyên gia kinh tế hàng đầu của
Ngân hàng Thế giới

UNDP

: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

UNFCCC


: Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu

VAC

: Vườn ao chuồng

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

WMO

: Tổ chức khí tượng Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

2.1

Thông báo Quốc gia về BĐKH ở Việt Nam

24

2.2


Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam

25

2.3

Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990

25

3.1

Bảng mô tả mẫu phân theo giới tính và nghề nghiệp.

38

3.2

Bảng mô tả mẫu phân theo địa bàn cư trú và nhóm tuổi.

39

3.3

Nguồn cung cấp thông tin về BĐKH

41

3.4


Đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH

42

3.5

Thống kê mô tả đánh giá về mức độ tác động của BĐKH

42

3.6

Đánh giá các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của BĐKH

43

3.7

Mức độ tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình.

44

3.8

Mức độ tác động của BĐKH đến sức khoẻ.

45

3.9


Mức độ tác động của BĐKH đến công việc hàng ngày.

45

3.10

Mức độ tác động của BĐKH đến công việc thu nhập.

46

3.11

Các biểu hiện bất thường về thời tiết và khí hậu ở địa phương

48

3.12

Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt ở địa phương

49

3.13

Tình hình thay đổi chất lượng nguồn nước ở địa phương

51

3.14


Tình hình xâm nhập mặn ở địa phương

52

3.15

Tình hình xâm nhập mặn từ năm 2000 – 2009

52

3.16

Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa, lượng mưa trung bình năm từ năm
2000 – 2009

53

3.17

Tình hình ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến diện tích đất canh tác

54

3.18

Đề xuất các giải pháp ứng phó với hiện tượng nước biển dâng

55


3.19

Đề xuất các lực lượng tìm biện pháp ứng phó với BĐKH

56

3.20

Kết quả phân tích Anova theo nhóm tuổi

58

3.21

Kết quả phân tích Anova theo địa bàn cư trú

58

3.22

Kết quả kiểm định Tamhane’s

59


Bảng

Nội dung

Trang


3.23

Thống kê mô tả đánh giá mức độ tác động của BĐKH của các nhóm dân cư
theo địa bàn cư trú

59

3.24

Kết quả phân tích Anova theo nghề nghiệp

60

3.25

Kết quả kiểm định Tukey HSD

60

3.26

Thống kê mô tả đánh giá mức độ tác động của BĐKH của các nhóm dân cư
theo nghề nghiệp

61

3.27

Kết quả phân tích Anova theo giới tính


61


DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung

Hình
1.1

Tác động giữa BĐKH và suy giảm tài nguyên tự nhiên, kinh tế - xã hội

Trang
17

Chuỗi dây chuyền tác động của hiện tượng BĐKH – nước biển dâng lên hệ
1.2

sinh thái, sản xuất và đời sống

18

3.1

Bản đồ hành chính huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

37

3.2


Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu khảo sát theo nghề nghiệp

38

3.3

Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu khảo sát theo nơi cư trú

39

3.4

Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu khảo sát theo nhóm tuổi

40

3.5

Biểu đồ thể hiện các nguồn cung cấp thông tin về BĐKH

41

3.6

Biểu đồ thể hiện đánh giá của nhân dân địa phương về mức độ tác động của
BĐKH

42

3.7


Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đánh giá các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của BĐKH

44

3.8.1

Biểu đồ thể hiện số lượng người đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến
các lĩnh vực

47

3.8.2

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đánh giá mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh
vực

47

3.9

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đánh giá các biểu hiện bất thường về thời tiết, khí hậu ở
địa phương

49

3.10

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại địa phương


50

3.11

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đề xuất của nhân dân về các biện pháp ứng phó với
nước biển dâng

56

3.12

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đề xuất các lực lượng tìm biện pháp ứng phó với mực
biển dâng

57


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề Trái Đất nóng lên, nước biển dâng và khí hậu đang biến đổi một cách khắc nghiệt đến
nay không còn là chuyện của thế giới, mà đang đe dọa trực tiếp đến Việt Nam: Lũ lụt, hạn hán, triều
cường, xâm nhập mặn ngày càng nặng nề hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của con người và
cả nền kinh tế.
Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP[23], nếu nhiệt độ trên Trái
Đất tăng thêm 2 độ C, thì 22 triệu người ở Việt Nam sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam sẽ ngập chìm trong nước biển.
Ông Christophe Bahuet - Phó đại diện UNDP [23] tại Việt Nam - nhận định: BĐKH có thể
dẫn đến 5 nguy cơ lớn: Giảm năng suất nông nghiệp; gia tăng tình trạng thiếu nước; thời tiết cực
đoan gia tăng; các hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng.
Theo thống kê, ĐBSCL có tổng diện tích 39.734 km2, trong đó 18.066 km2 đất thuộc các

P

P

P

P

huyện ven biển [19]. Trong các thập kỷ gần đây, yếu tố khí tượng thuỷ văn tại ĐBSCL tiếp tục thay
đổi theo chiều hướng xấu. Các thiên tai như bão tố, lụt lội, xâm nhập mặn... xảy ra thường xuyên
hơn và khó dự đoán.
Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn môi trường, ông Trần Thục cho biết: "Chỉ
cần nước biển dâng lên vài mét, chúng ta sẽ mất đi một diện tích đất khoảng 15.000-20.000km2 tại
P

P

ĐBSCL"[37].
ĐBSCL là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam sẽ là khu vực bị tác hại nặng nề nhất do
BĐKH gây ra [19]. Trong các tháng mùa khô này, nhiều tỉnh vùng ĐBSCL đang bị nước biển xâm
nhập mặn sâu làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhiều khu vực đã thiếu nước ngọt phục vụ
sinh họat... Trước tình hình trên, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL đã và đang đề ra nhiều
giải pháp để ứng phó và thích nghi do tác động của BĐKH.
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, khẳng
định: “Ứng phó với mực nước biển dâng là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu về nhiều mặt:
kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng... chẳng những của ĐBSCL mà còn của cả nước. Các địa
phương phải tranh thủ điều tra, nghiên cứu trên từng địa bàn bị đe dọa để chuẩn bị phương án ứng
phó tốt nhất”[16]
Theo Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đức Ngữ, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn và Môi
trường, để giảm nhẹ khả năng bị tổn hại do BĐKH gây ra, cần có sự điều chỉnh ở các hoạt động



kinh tế, xã hội... Các hoạt động ứng phó với BĐKH phải được triển khai ngay từ bây giờ và phải
được lồng ghép với kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, địa phương...[9]
Các nhà khoa học cũng đề xuất một số giải pháp thủy lợi khả thi như: làm đê bao kết hợp hệ
thống cống và trạm bơm ở các vùng ven biển để tránh ngập lụt; xây dựng hồ chứa nước ngọt ngay
tại ĐBSCL trong các vùng ngập hay bán ngập để trữ nước, tránh tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh
hoạt và sản xuất; ứng dụng công nghệ vật liệu mới vào xây dựng các công trình để giảm chi phí...
Để giảm nhẹ những hậu quả do BĐKH mang tới, các cấp chính quyền cần có những động thái mạnh
mẽ hơn: xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia; hướng dẫn cụ thể cho các ngành, các địa phương
chủ động xây dựng chương trình phù hợp; thiết lập cơ quan liên tỉnh của ĐBSCL để phối hợp xây
dựng chương trình ứng phó và hành động có hiệu quả không chỉ ở cấp địa phương mà trong toàn
vùng... Bên cạnh trách nhiệm và hành động của các nhà quản lý, nhà khoa học, mỗi người dân ở địa
phương cũng cần có ý thức và hành động thiết thực để góp phần giảm nhẹ các tác động của BĐKH.
Theo dự báo[44], trong vài chục năm tới, nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt phần lớn
ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000 – 20.000
km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước sông Mê kông giảm từ 2 – 24% trong
mùa khô, tăng từ 7- 15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các
tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu
Giang; thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó
khăn. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá.
Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và nước ngọt sẽ khan hiếm.
Tỉnh Tiền Giang với 32 km bờ biển, lại án ngữ ba cửa biển lớn: Soài Rạp (sông Soài Rạp),
Cửa Tiểu và Cửa Đại (sông Tiền). Theo dự báo của Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường
(ICEM), tỉnh Tiền Giang sẽ là một trong mười tỉnh của cả nước bị ảnh hưởng nhiều nhất của
BĐKH. Trong 10 huyện (thành thị) của tỉnh Tiền Giang, huyện Gò Công Đông là huyện có chiều
dài bờ biển 32 km trông giống như một vành đai hướng ra biển Đông và là địa phương có tiềm năng
kinh tế biển lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Cũng như các địa phương ven biển BĐKH sẽ ảnh hưởng trực
tiếp và tác động đến nhiều mặt liên quan đến sản xuất và đời sống của dân cư địa phương. Xuất phát

từ các lý do trên chúng tôi chọn đề tài luận văn “Tác động của Biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và
sản xuất của người dân ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này hướng đến những mục đích:


- Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư ở huyện Gò
Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
- Tìm hiểu những định hướng và các giải pháp nhằm hạn chế những tác động của BĐKH đến
vấn đề sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Môi trường tự nhiên của huyện Gò Công Đông đang đối mặt với vấn đề BĐKH như thế
nào?
- BĐKH đang và sẽ tác động như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân huyện Gò
Công Đông, tỉnh Tiền Giang?
- Cần phải có những giải pháp gì để hạn chế những ảnh hưởng của BĐKH đến: Nông nghiệp,
đa dạng sinh học, vùng bờ biển, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và tái định cư.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
BĐKH sẽ tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong nghiên cứu này chúng
tôi tập trung phân tích ảnh hưởng của BĐKH trên 6 lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH,
đó là: Nông nghiệp, đa dạng sinh học, vùng bờ biển, tài nguyên nước, rừng và tái định cư.
4.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Thu thập và phân tích tài liệu của các cơ quan ban ngành có liên quan.
5.2. Khảo sát thực địa, phỏng vấn các tầng lớp dân cư
5.3. Phân tích số liệu bằng các phần mềm SPSS.
5.4. Tổng hợp đánh giá.



Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận :
1.1.1 Khái niệm về BĐKH
Theo GS TSKH Lê Huy Bá: "BĐKH là sự thay đổi đáng kể, lâu dài các thành phần khí hậu,
"khung" thời tiết từ bình thường vốn có lâu đời nay của một vùng cụ thể, sang một trạng thái thời
tiết mới, đạt các tiêu chí sinh thái khí hậu mới một cách khác hẳn, để rồi sau đó, dần dần đi vào ổn
định mới".[1]
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: “BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu
gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo”.[3]
Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự vận động bên trong hệ
thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan hệ tương tác giữa các thành
phần dưới tác động của ngoại lực hoặc do hoạt động của con người.
Sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong
một khoảng thời gian dài, thường là vài thập niên hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự
nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành
phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Sự thay đổi về khí hậu do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người cùng
với BĐKH do tự nhiên sẽ làm thay đổi cấu thành của khí quyển.
1.1.2. Nguyên nhân hình thành BĐKH
BĐKH là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao, làm
cho Trái Đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên. Nhiệt độ trái đất nóng lên tạo ra các biến
đổi đối với các vấn đề thời tiết hiện nay. Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân
của hiện tượng BĐKH 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên.[24]
1.1.2.1. Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người làm tăng lượng khí thải
BĐKH có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng quan tâm và cần hạn chế là nguyên nhân do
hoạt động của con người gây ra. Đó là sự tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến
tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt quan trọng là khí điôxit cacbon (CO 2 ) được tạo thành do sử dụng
R


R

năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên...), phá rừng và chuyển đổi sử
dụng chất thải vào khí quyển.[24]
Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của Uỷ Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007)[21],
hàm lượng khí CO 2 trong khí quyển năm 2005 đã vượt xa mức tự nhiên trong khoảng 650.000 năm
R

R


qua (180 – 280ppm) và đạt 379ppm (tăng gần 35%). Lượng phát thải khí CO 2 từ sử dụng nhiên liệu
R

R

hóa thạch đã tăng trung bình từ 6,4 tỉ tấn cacbon mỗi năm (trong những năm 1990) đến 7,2 tỉ tấn
cacbon mỗi năm (trong thời kỳ 2000-2005). Trong việc đánh giá hiệu ứng của khí nhà kính, có hai
vấn đề rất đáng lưu ý là hàm lượng khí mêtan (CH 4 ) trong khí quyển đã tăng từ 715ppb (trong thời
R

R

kỳ tiền công nghiệp) lên 1.732ppb trong những năm đầu thập kỷ 90 và đạt 1.774ppb năm 2005 (tăng
gần 148%). Hàm lượng khí ôxit nitơ (N 2 O) trong khí quyển đã tăng từ 270ppb (trong thời kỳ tiền
R

R


công nghiệp) lên 319ppb vào năm 2005 (tăng khoảng 18%). Các khí mêtan và ôxit nitơ tăng chủ
yếu từ sản xuất nông nghiệp, đốt nguyên liệu hóa thạch, chôn lấp rác thải..
Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát thải 70-90% lượng CO 2 vào khí quyển; năng lượng
R

R

hóa thạch được sử dụng trong giao thông vận tải, chế tạo các thiết bị điện như: tủ lạnh, hệ thống
điều hòa nóng lạnh và các ứng dụng khác; lượng phát thải CO 2 tăng còn do hoạt động trong nông
R

R

nghiệp và khai thác rừng (kể cả cháy rừng), khai hoang và công nghiệp. Tóm lại, tiêu thụ năng
lượng do đốt các nguyên liệu hóa thạch đóng góp khoảng gần một nửa (46%) vào tiềm năng nóng
lên toàn cầu. Phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18% và hoạt động nông nghiệp tạo ra khoảng 9%
tổng số các khí thải, gây ra lượng bức xạ cưỡng bức làm nóng lên toàn cầu... Đây là những nguyên
nhân dẫn đến BĐKH do hoạt động của con người gây nên.
1.1.2.2. Sự biến đổi của tự nhiên
Nhiều quá trình trong và ngoài khí quyển được cho là có khả năng là những nguyên
nhân của những thay đổi khí hậu. Trong quá khứ, khí hậu Trái Đất đã nhiều lần biến đổi do tự
nhiên. Những thời kỳ băng hà xen lẫn những thời kỳ ấm lên của Trái Đất đã từng xảy ra cách đây
vài triệu năm. Thời kỳ băng hà cuối cùng xảy ra khoảng 18.000 năm trước Công nguyên. Trong thời
kỳ này, băng bao phủ phần lớn Bắc Mỹ, Bắc Âu và Bắc Á. Mực nước biển trung bình thấp hơn hiện
nay tới 120m. Thời kỳ băng hà này kết thúc khoảng 10.000-15.000 năm trước Công nguyên. Thời
kỳ tiểu băng hà gần đây nhất , xảy ra ở châu Âu vào giữa thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ thứ 19.
BĐKH hiện nay tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu bắt đầu xảy ra từ giữa thế kỷ 19. Trong
khoảng hơn 100 năm qua (1906-2005) nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên 0,70C. Thập kỷ 1990
P


P

là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ qua. Trong 11 năm (1995-2006) là những năm nóng nhất từ
khi có số liệu đo bằng công cụ hiện đại. Do nóng lên toàn cầu, băng, tuyết của các vùng cực của
Trái Đất và trên núi cao tan ra, nước của các đại dương ấm lên và giãn nở ra, làm mực nước biển
trung bình toàn cầu dâng lên trung bình 0,17m trong thế kỷ XX. Các thiên tai như mưa lớn, bão, lũ
lụt, lũ quét, nắng nóng, hạn hán, lốc xảy ra nhiều hơn, mạnh hơn, dị thường hơn. Số ngày lạnh, đêm
lạnh, băng giá ít hơn. Hiện tượng El Nino xảy ra nhiều hơn, kéo dài và mạnh hơn. Ngập lụt, xói lở
bờ biển, xâm nhập mặn, sạt lở đất xảy ra nhiều và mạnh mẽ hơn trước... Đây là những ảnh hưởng do


BĐKH gây ra, những ảnh hưởng này tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội vì vậy các địa
phương, các cấp, các ngành cần phải tập trung ứng phó và tìm giải pháp hạn chế thiệt hại do BĐKH
gây ra.
1.1.3. Tác động của BĐKH
Theo kết quả đánh giá cho toàn cầu của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007) và
những nghiên cứu sơ bộ ban đầu của các nhà khoa học Việt Nam, tác động tiềm tàng của BĐKH đối
với nước ta là nghiêm trọng và cần được nghiên cứu sâu thêm. Sự gia tăng của các hiện tượng khí
hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe doạ thường xuyên, trước
mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn,
nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất
và đời sống.
BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ, gây
rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển,
trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Những khu vực được dự tính
chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng
núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
1.1.3.1. Tác động của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực
BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng
nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia

cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.
Với sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở
rộng và của cây trồng á nhiệt đới thì thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về
phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ cao ở phía Bắc, phạm vi thích nghi của cây trồng á nhiệt đới bị
thu hẹp thêm. BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của
các hiện tượng thời tiết nguy hiểm . Tố, lốc, bão và các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như
thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng
suất và sản lượng của cây trồng và vật nuôi.
BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, một phần đáng kể diện tích đất nông
nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long bị
ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp. BĐKH và nông
nghiệp là hai qui trình tác động lẫn nhau ở mức toàn cầu. Đối với nhà nông, thời tiết đóng vai trò
quyết định cho thành công hay thất bại, được mùa hay mất mùa. Ngược lại, nông nghiệp cũng ảnh
hưởng lên khí hậu, vì thải ra các khí làm tăng hiệu ứng nhà kính như hơi nước, khí cacbon, mê tan


và ôxít nitơ. Sự phát quang, phá rừng để trồng trọt và hiện tượng hoang hoá hay sa mạc hoá đất đai
vì thâm canh cũng làm thay đổi mặt vỏ Trái Đất, và làm mất quân bình cán cân bức xạ nhiệt.
BĐKH ảnh hưởng đến toàn bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tại cuộc họp về
BĐKH do Liên hiệp quốc UNDP gần đây, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó ban chỉ đạo thực hiện công
ước khí hậu và nghị định thư Kyoto của Việt Nam cũng cho rằng: "Sinh kế của hàng chục triệu
T
1

người Việt Nam đang bị đe dọa với những ảnh hưởng của BĐKH. Vấn đề này và những hệ quả của
nó đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo Việt Nam ở vùng núi, vùng
biển, vùng đồng bằng bị đe dọa". [5]
BĐKH đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp gồm thủy lợi, trồng trọt và chăn
nuôi BĐKH có tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ
lây lan sâu bệnh hại cây trồng, hai vựa lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là

những vùng đất thấp trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH khi mực nước biển dâng cao
và chu trình thủy văn thay đổi. Khô hạn và sự thiếu hụt nguồn nước sẽ làm năng suất nông nghiệp
giảm sút. Nhiều loại dịch bệnh cây trồng của vùng khí hậu nóng Tây Nam Bộ sẽ có khả năng xâm
lấn vào đồng ruộng (rầy trắng, vàng lùn-lùn xoắn lá…); các giống cây trồng ưa nước sẽ không cho
năng suất và bị các loài ưa khô hạn thay thế, dẫn đến khủng hoảng các hệ sinh thái nông nghiệp bản
địa. Xu thế này tất yếu dẫn đến việc nông dân lạm dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực
vật, làm cho đất bị suy thoái và chất lượng nông sản không cao.
1.1.3.2. Tác động của BĐKH đến cuộc sống dân cư và vấn đề tái định cư :
Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số
nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Tình trạng nóng lên làm thay
đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong
nhịp sinh học của con người. BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt
xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang
bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan,…Thiên tai như bão, tố, nước dâng,
ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị
thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng,
bệnh tật hoặc do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập.
Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi,
người già, trẻ em và phụ nữ.
BĐKH là nguy cơ gây suy thoái môi trường và suy giảm đa dạng sinh học và sự nhiễu loạn
hệ sinh thái sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh mới cho con người. BĐKH làm suy thoái tài
nguyên nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất của các ngành


kinh tế. BĐKH còn là nguyên nhân gây nên các biến động về di dân do mất nơi ở, mất đất canh tác
hoặc do bệnh tật và nghèo đói. Trong mấy năm gần đây biểu hiện của BĐKH đối với Việt Nam đã
rất rõ nét như mưa lũ thất thường, hạn hán ngày càng khắc nghiệt... Bắc Trung Bộ có nguy cơ gia
tăng bão lũ, trong khi vùng ven biển Nam Trung Bộ đang gia tăng độ khô hạn và có nguy cơ hạn
hán. Hậu quả của bão lũ, hạn hán trực tiếp gây chết người, dịch bệnh sau lũ, mùa màng mất mùa,
làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm khả năng kháng bệnh.

Đồng thời, khi nhiệt độ toàn cầu ấm lên sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh cũ và dịch bệnh mới
phát triển mà con người khó có thể kiểm soát được. Trong báo cáo gần đây của Ủy ban Liên chính
phủ về BĐKH (IPPC) [21] đã khẳng định: Dưới tác động của nhiệt các căn bệnh đã gia tăng như:
sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não (truyền qua muỗi); các bệnh đường ruột (qua môi trường nước), các
bệnh suy dinh dưỡng, bệnh phổi... Những bệnh này đặc biệt ảnh hưởng lớn đến các vùng kinh tế
T
8

T
8

kém phát triển, đông dân và có tỷ lệ đói nghèo cao.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm BĐKH sẽ làm khoảng 150.000
người chết và 5 triệu người bệnh. Trong bối cảnh đó, BĐKH sẽ làm cho hàng triệu người Việt Nam
mất nhà cửa, đói nghèo dịch bệnh gia tăng. Hiện tượng tị nạn môi trường sẽ xảy ra và kéo dài trên
diện rộng. Với đất đai đã có chủ sử dụng, đã quy hoạch, giao thông và thông tin thuận lợi, các dòng
dân di cư sẽ khác xa so với trước đây. Dòng người tị nạn xâm nhập dần vào các đô thị ít chịu ảnh
hưởng của BĐKH, tạo ra các khu dân cư kiểu “xóm liều, ổ chuột”, gia tăng lực lượng lao động giản
đơn, bán hàng rong, tạo thành các nhóm dân lang thang trong đô thị, góp phần nông thôn hoá đô thị
và làm cho quy hoạch các khu vực đô thị trở thành không thể kiểm soát được. Phụ nữ hoá quản trị
hộ gia đình tại các vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH do đàn ông phải rời nhà đi kiếm sống trong thời
T
8

T
8

gian dài, tạo ra những hệ luỵ khó khắc phục về mặt giáo dục trẻ em, trật tự xã hội và kiểm soát các
bệnh xã hội như HIV-AIDS, LAO, STD[6]
Những thành công trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo có thể bị BĐKH làm sút giảm, thậm

chí có thể xóa sạch. Hơn thế nữa, việc di dân tái định cư cho các hộ gia đình là thách thức lớn không
chỉ vì quỹ đất lúc đó đã trở nên hạn hẹp, kinh phí lớn mà còn làm xáo trộn sinh kế của dân cư đang
cư trú ở vùng bờ, không ít trong số đó lại tái nghèo. Do vậy, BĐKH có tác động mạnh vào những
người nghèo đặc biệt là những người nông dân.
1.1.3.3. Đối với tài nguyên nước, tài nguyên biển
Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ
P

P

và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt
nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ
làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước ,


tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh
hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến
cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển
tăng ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập
mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven
biển. Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn để xây dựng và củng cố hệ thống đê
biển, nhằm ứng phó với mực nước biển dâng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, di dời và xây dựng các
khu dân cư và đô thị có khả năng thích ứng cao với nước biển dâng.
Thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt dẫn đến việc khai thác quá mức và không
thể kiểm soát môi trường của việc khai thác nước ngầm. Hiện tượng nhiễm mặn và ô nhiễm nước
ngầm gia tăng. Tài nguyên nước đang chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một
số vùng, mùa. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị
và sản xuất điện.Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào
mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước. Trên các sông lớn
như sông Hồng và sông Cửu Long, xu hướng giảm nhiều hơn đối với dòng chảy năm và dòng chảy

kiệt; xu thế tăng nhiều hơn đối với dòng chảy lũ.
BĐKH cũng đang tác động đến nuôi trồng thủy sản, trong đó nhiệt độ đóng vai trò quan
trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài thủy - hải sản nói
riêng.
Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả sau: Nước mặn lấn
sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sản nước ngọt. Rừng ngập
mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài thuỷ sản. Khả năng cố định chất
hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất
dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thuỷ sản xấu đi. Nước biển dâng làm cho chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã hiện
hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút.
Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến một số hậu quả: Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt
trong thuỷ vực nước đứng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật. Một số loài di chuyển
lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bố thuỷ sinh vật theo chiều sâu. Quá
trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật.
Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác
làm giảm năng suất và chất lượng thuỷ sản. Suy thoái và phá huỷ các rạn san hô, thay đổi quá trình
sinh lý, sinh hoá diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo. Nhiệt độ tăng làm cho



×