Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

So sánh câu đố và hát đố dân gian người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.16 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Chúc Liên

SO SÁNH CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN GIAN
NGƯỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Chúc Liên

SO SÁNH CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN GIAN
NGƯỜI VIỆT

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các đơn vị và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp, người đã hết lòng
chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin gởi lời tri ân chân thành
đến cô.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô trong Khoa Ngữ Văn của Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu,
cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cũng chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Thư viện Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè, người thân cùng
các đồng nghiệp đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. Chân thành biết ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2013

Phạm Thị Chúc Liên

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1
MỤC LỤC .................................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................9

5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................9
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................................10
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................10

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN
GIAN NGƯỜI VIỆT ................................................................................................. 12
1.1. Giới thiệu chung về câu đố dân gian người Việt .....................................................12
1.1.1. Khái niệm câu đố...................................................................................................12
1.1.2. Diễn xướng của câu đố dân gian người Việt .........................................................13
1.1.3. Xác định câu đố và câu đố dân gian người Việt ....................................................16
1.1.4. Tình hình tư liệu câu đố dân gian người Việt ........................................................17
1.2. Giới thiệu chung về hát đố dân gian người Việt .....................................................18
1.2.1. Khái niệm hát đố ...................................................................................................18
1.2.2. Diễn xướng của hát đố dân gian người Việt ..........................................................20
1.2.3. Xác định hát đố dân gian người Việt .....................................................................23
1.2.4. Tình hình tư liệu hát đố dân gian người Việt ........................................................25
1.3. Đôi nét về mối quan hệ giữa các thể loại trong văn học dân gian .........................26
1.3.1. Cơ sở của mối quan hệ ..........................................................................................26
1.3.2. Biểu hiện của các mối quan hệ ..............................................................................27
1.3.3. Vai trò, giá trị của các mối quan hệ .......................................................................28

CHƯƠNG 2: SO SÁNH CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT
TRÊN BÌNH DIỆN NỘI DUNG .............................................................................. 31
2.1. Mục đích và chức năng đố ........................................................................................31
2.1.1. Mục đích đố ...........................................................................................................31
2.1.2. Chức năng đố.........................................................................................................33
2.2. Thế giới vật đố và thế giới liên tưởng từ vật đố ......................................................37
2.2.1. Thế giới vật đố.......................................................................................................37
2



2.2.2. Thế giới liên tưởng từ vật đố .................................................................................44
2.2.3. Sự tương ứng về đối tượng trong lời xướng và lời giải ........................................48

CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT
TRÊN BÌNH DIỆN NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ .................................................... 54
3.1. So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt dưới góc nhìn ngữ dụng ..............54
3.1.1. Khái quát về lý thuyết ngữ dụng ...........................................................................54
3.1.2. Ngữ dụng trong vấn đề so sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt .................57
3.2. So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt dưới góc nhìn tu từ.......................86
3.2.1. Khái quát về lý thuyết của tu từ học......................................................................86
3.2.2. Tu từ trong vấn đề so sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt ........................88
3.3. Một số câu đố và hát đố có nội dung và hình thức giống nhau .............................95
3.3.1. Những văn bản thuộc hai thể loại giống nhau hoàn toàn ......................................96
3.3.2. Những văn bản thuộc hai thể loại giống nhau ở lời đố .........................................97

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 105
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 114

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Câu đố - một thể loại đặc sắc của văn học dân gian mà hầu như mỗi chúng ta đều được
tiếp xúc và hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ. Thế giới của câu đố muôn hình muôn vẻ như chính
cuộc sống của con người vậy, bởi kho tàng câu đố lớn dần theo năm tháng. Nó dồn nén trong
đó vô vàn những tri thức độc đáo và mở ra cho nhân loại nhiều điều thú vị khi tiếp xúc. Câu đố
không những góp phần bồi dưỡng về mặt nhận thức một cách có hiệu quả mà còn giúp con

người phát triển trí thông minh và khả năng phán đoán. Bản thân của câu đố còn là nơi hội tụ
của những ý nghĩa nhân sinh, của sự hòa nhập giữa các cộng đồng người với mọi lứa tuổi, mọi
tầng lớp. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, việc sưu tầm cũng như nghiên cứu về câu đố
so với các thể loại dân gian khác như: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao dân ca, tục ngữ, ... ít được chú ý bằng. Vì vậy, cần phải có thêm nhiều công trình nghiên cứu
nhìn nhận về các vấn đề liên quan đến câu đố.
Về hát đố, đã có không ít công trình nghiên cứu trong những thập kỉ qua. Trong các hình
thức sinh hoạt ca hát dân gian, hát đố đóng vai trò như một thành phần không thể thiếu nhằm
để người tham gia bộc lộ tài năng, trí tuệ, bản lĩnh, sự thông minh, khéo léo của bản thân. Bên
cạnh đó, hát đố còn là nơi bộc bạch những tâm tư tình cảm hết sức chân thành nhưng đầy hóm
hỉnh của các chàng trai, cô gái trong buổi đầu trao duyên. Có thể nói, hát đố đã góp phần làm
nên những nét đặc sắc, hấp dẫn, thú vị cho sinh hoạt ca hát dân gian. Trong cuộc sống hiện đại
hôm nay, việc giữ gìn và phát huy vai trò của các hình thức sinh hoạt ca hát dân gian như hát
đố là một hành động thiết thực trên tinh thần bảo tồn văn hóa phi vật thể.
Với nhiều ngành khoa học, so sánh, đối chiếu là thao tác nghiên cứu khá quen thuộc.
Thậm chí có những ngành khoa học nếu không thực hiện thao tác so sánh, đối chiếu sẽ khó có
thể giải quyết triệt để vấn đề được đặt ra. Nghiên cứu văn học dân gian là một trong những
trường hợp đó. So sánh, đối chiếu trong văn học dân gian nhằm khai thác, lí giải những điểm
tương đồng, dị biệt và tác động, ảnh hưởng qua lại của các thể loại trong quá trình phát triển.
Đây cũng là hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học về văn hóa dân gian (folklore) quan
tâm trong thời gian qua.
Kế thừa, tiếp thu những thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu văn học dân gian đi
trước và từ những vấn đề đặt ra trong thể loại câu đố, hát đố, người viết chọn đề tài: "So sánh
câu đố và hát đố dân gian người Việt" để nghiên cứu. Luận văn mong muốn nêu bật những
4


bản chất, đặc trưng của từng thể loại dưới góc nhìn so sánh. Qua đó, công trình góp phần làm
phong phú hơn hướng tiếp cận câu đố cũng như hát đố dân gian người Việt. Đồng thời, luận
văn cũng góp phần nhỏ cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
"So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt" là một đề tài khá mới mẻ. Trong lịch sử
nghiên cứu về hai thể loại riêng biệt: câu đố và hát đố, đã có nhiều công trình nghiên cứu.
2.1 Về câu đố
Dựa vào nội dung và cách thức thể hiện, các công trình nghiên cứu câu đố có thể chia
thành hai dạng chính: dạng một, chuyên sưu tầm và giảng giải; dạng hai, chuyên sâu nghiên
cứu về các đặc tính bản chất.
Ở dạng một, luận văn tìm hiểu một số công trình được nhiều nhà nghiên cứu chú ý, như:
Câu đố Việt Nam của Ninh Viết Giao được ấn hành năm 1958 và tái bản năm 2002, là
công trình cung cấp những câu đố hay, có giá trị cho việc nghiên cứu và tìm hiểu thể loại này.
Một công trình nữa cũng mang tên Câu đố Việt Nam xuất bản năm 1999 của Nguyễn Văn
Trung được đánh giá cao trong số các công trình nghiên cứu về thể loại câu đố. Nội dung cuốn
sách được chia thành hai phần: phần I, giới thiệu một số lối nhìn về câu đố, cung cấp cho
người đọc những hiểu biết "sơ khởi" về thể loại; phần II, sưu tầm, phân loại câu đố sắp xếp
theo từng đối tượng. Bên cạnh đó, sự chú thích, giảng giải chi tiết về các đối tượng nằm ở cuối
sách nhấn mạnh niềm say mê và sự tỉ mỉ trong nghiên cứu đối tượng câu đố của tác giả. Công
trình này đánh dấu sự quan tâm sâu sắc về thể loại câu đố của các nhà nghiên cứu. Nó trở
thành một trong những quyển sách hàng đầu mà người đọc, nghiên cứu tìm đến khi muốn tiếp
xúc với thể loại câu đố Việt Nam.
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã biên soạn và giới thiệu Tổng tập văn học dân gian
người Việt - tập 3: câu đố ấn hành năm 2005. Đây là công trình tập hợp khá qui mô về số
lượng văn bản câu đố dân gian của người Kinh. Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu đã dành
mười trang đầu tiên trong quyển sách để khái quát những luận điểm cốt yếu về thể loại. Công
trình đã góp phần khu biệt câu đố và các hình thức sinh hoạt đố dân gian khác. Và nó cũng
khẳng định thêm sự phong phú của câu đố với số lượng văn bản khá đồ sộ. Quyển sách đáp
ứng kịp thời nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu đối tượng câu đố.
Năm 2011, trong quyển Câu đố người Việt của Triều Nguyên do Nxb (nhà xuất bản) Lao
động ấn hành là một sự minh chứng những luận điểm được nêu lên trong quyển Tìm hiểu về
câu đố người Việt (2010) mà tác giả nghiên cứu trước đó.
5



Những công trình trên góp phần làm giàu thêm vốn hiểu biết về câu đố dân gian. Chúng
là nguồn tư liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến thể loại.
Ở dạng hai, chúng là những công trình nghiên cứu về các đặc tính bản chất của câu đố
dân gian. Đó là những phần nghiên cứu thuộc các chương, mục, như: mục "câu đố" của Chu
Xuân Diên trong Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh chủ biên ấn hành năm 1998;
hay mục "câu đố" trong quyển Văn học dân gian Việt Nam do Lê Chí Quế chủ biên năm 2004.
Cả hai nội dung nghiên cứu trên đều đi vào những khía cạnh đặc trưng của thể loại.
Quyển Tìm hiểu về câu đố người Việt (2010) thì nghiên cứu sâu hơn về câu đố. Tác phẩm
đã trình bày một cách hệ thống các vấn đề về lý thuyết thể loại câu đố của người Việt, thể hiện
bản chất đặc trưng của câu đố qua sự đối sánh với các thể loại khác có liên quan, đây là một
công trình nghiên cứu khá công phu về thể loại câu đố.
Đồng thời, công trình nghiên cứu về những đặc điểm của câu đố còn được trình bày trên
các tạp chí, kỷ yếu của các trường đại học, như các bài : "Câu đố và tư duy nghệ thuật" của Hồ
Quốc Hùng, in trong Kỷ yếu Văn học và Ngôn ngữ khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm
Tp. Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh), năm 1995; "Nói lái trong câu đố tiếng Việt" của
Đỗ Thành Dương in trên Ngôn ngữ và đời sống, số 9, 2004; "Đố chơi dân gian trong thời đại
công nghiệp" của Hoàng Văn Bào in trên tạp chí Nguồn sáng dân gian, 2008; ... Ở dạng này
các nhà nghiên cứu đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể và lí giải cặn kẽ từng nội dung một về thể
loại câu đố.
Ở đây còn có các công trình là luận văn, luận án, như: "Câu đố Việt Nam - Mấy vấn đề
ngôn ngữ học" của Bùi Xuân Thụy An, luận văn tốt nghiệp năm 1999, Trường Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh; "Một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng Việt", Luận văn
Thạc sĩ Ngôn ngữ học của Đỗ Thành Dương năm 2006, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí
Minh; "Câu đố dân gian người Việt dưới góc nhìn ngữ dụng học" Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ
học của Bùi Thị Thu Huyền năm 2009, Trường Đại học Thái Nguyên.
2.2 Về hát đố
Tương tự như nghiên cứu về câu đố, hát đố cũng được tìm hiểu ở hai dạng chính:
Dạng một, những công trình thiên về sưu tầm văn bản hát đố, nổi bật như: Văn học dân

gian Đồng bằng sông Cửu Long của Trường Đại học Cần Thơ do Nxb Giáo dục, Hà Nội ấn
hành năm 1997; Hò đối đáp Thừa Thiên Huế của Triều Nguyên ấn hành năm 2000 tại Nxb
Thuận Hóa; Hát ví phường vải của Ninh Viết Giao xuất bản năm 2002; Cao dao, Hò, Vè Vĩnh
Long công trình của Nguyễn Chiến Thắng năm 2005 Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh ấn
6


hành; .... Những công trình trên mang dấu ấn địa phương rất rõ rệt. Trong đó, văn bản hát đố
được sưu tầm dưới hai hình thức thể hiện: hát đố là một chặng trong cuộc hát và hát đố được
thể hiện ở những trường hợp hát lẻ.
Viện Nghiên cứu Văn học năm 2007 đã xuất bản Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam,
tập IV, quyển 2: Dân ca. Công trình là một tập hợp công phu khá nhiều văn bản hát đố trong
các hình thức sinh hoạt dân gian. Sách cung cấp cho người đọc một số lượng lớn các văn bản
của nhiều loại hình hò, hát dân gian tiêu biểu của Việt Nam, trong đó có hát đố.
Gần đây, Hát đố và hát đối trong sinh hoạt hò hát dân gian người Việt của tác giả Triều
Nguyên được ấn hành năm 2012 bởi Nxb Thuận Hóa. Quyển sách không chỉ cung cấp một số
lượng đáng kể các văn bản hát đố dân gian mà còn đi vào phân tích một số đặc điểm cơ bản
của thể loại, như: xác định, phân loại hát đố với các thể loại khác, ...
Dạng hai, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm của thể loại hát đố,
tiêu biểu như bài "Cấu trúc lời hát đố, hát đối trong hát phường vải" của Ngô Văn Cảnh năm
2002 trên tạp chí Ngôn ngữ số 1. Bài viết đã vận dụng cách tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn ngữ
dụng, cụ thể là hội thoại và lập luận. Cả hai yếu tố trên đã làm nổi bật mục đích cốt yếu mà hát
đố, hát đối hướng đến. Và từ bài viết gợi lên một vài đặc điểm riêng biệt của sinh hoạt hát đố
và hát đối qua thao tác so sánh. Qua sự phân tách hết sức tỉ mỉ, bài viết góp phần không nhỏ
trong việc gợi mở hướng tiếp cận thể loại hát đố dân gian. Tương tự, Các vai giao tiếp và giới
tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh của Nguyễn Thị Mai Hoa in trên tạp chí Ngôn ngữ và
Đời sống, số 7, 2008 cũng từng có hướng nhìn hát đố dưới góc độ ngữ dụng.
So với thể loại câu đố, hát đố có số lượng công trình sưu tầm cũng như nghiên cứu sâu
vào đặc điểm khiêm tốn hơn nhiều. Tuy nhiên, tất cả những công trình trên về hát đố là nguồn
tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu thể loại.

2.3 Về vấn đề so sánh câu đố và hát đố dân gian
So sánh câu đố và hát đố dân gian là một vấn đề còn nhiều bỏ ngỏ. Nhưng đã có không ít
nhà nghiên cứu quan tâm đến nó. Trong Câu đố Việt Nam (1999) của Nguyễn Văn Trung, tác
giả cho hát đố là một tiểu loại thuộc dân ca. Tuy chỉ là một mục nhỏ về hát đố được trình bày
trong công trình nghiên cứu thể loại câu đố nhưng cũng đã thể hiện ít nhiều mối quan hệ giữa
hai đối tượng.
Chu Xuân Diên cũng đã từng nhắc đến hát đố ở mục "Câu đố" trong Văn học dân gian
Việt Nam do Đinh Gia Khánh chủ biên, Nxb Giáo dục Hà Nội ấn hành năm 1998. Trong công
trình, hát đố được xem như một thành phần của thể loại câu đố.
7


Tiếp đến là những luận điểm về câu đố và hát đố được Lê Chí Quế nêu trong công trình
Văn học dân gian Việt Nam (2004) do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành. Xét đến mối
quan hệ giữa câu đố và hát đố dân gian, Lê Chí Quế cho rằng: hát đố là kết quả sự vận động và
phát triển của thể loại câu đố. Vì chỉ là một nội dung nhỏ nên Lê Chí Quế chỉ dừng lại ở một
vài chi tiết dễ nhận thấy nhất khi đối chiếu giữa hai đối tượng. Nhưng những luận điểm mà
nhà nghiên cứu nêu lên có một giá trị rất lớn trong việc xác định biên giới, cũng như mối quan
hệ giữa các thể loại với nhau trong văn học dân gian.
Còn với bài viết Mối quan hệ giữa câu đố và ca dao dân ca của Triều Nguyên in trên tạp
chí Nguồn sáng Dân gian, số 2, năm 2006, tác giả đã chứng minh hát đố có những mối quan hệ
nhất định với câu đố. Nó là điểm chung của câu đố và ca dao dân ca. Bài viết được chính tác
giả giới thiệu lại trong công trình Tìm hiểu về câu đố người Việt (2010) với nội dung phân biệt
câu đố với các thể loại dân gian khác.
Năm 2012, Triều Nguyên đã thực hiện công việc so sánh câu đố và hát đố trong Hát đố
và hát đối trong sinh hoạt hò hát dân gian người Việt. Đó là những phác họa khái quát về
những nét tương đồng và khác biệt của hai thể loại dựa trên nội dung và hình thức thể hiện. Từ
đó, Triều Nguyên đi vào lí giải sự giống và khác của hai thể loại.. Tuy vấn đề này chưa được lí
giải cụ thể nhưng những nội dung trình bày trong mục So sánh giữa hát đố và câu đố đã tạo
thêm nhiều động lực, hứng thú cho chúng tôi trong việc thực hiện đề tài: So sánh câu đố và

hát đố dân gian người Việt.
Vấn đề so sánh câu đố và hát đố vẫn còn nhiều khía cạnh cần được tìm hiểu một cách hệ
thống, cụ thể hơn. Bởi, những công trình nêu trên đa phần chỉ nhằm khơi gợi tính vấn đề của
đề tài, chưa tìm hiểu cặn kẽ. Chính vì vậy, đề tài So sánh câu đố và hát đố dân gian người
Việt sẽ góp phần nhỏ, bổ sung những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đi trước chưa thể hiện.
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về hai thể loại, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu và lí
giải một cách có hệ thống hơn các vấn đề đặt ra của đề tài. Từ đó, công trình làm nổi bật những
đặc điểm bản chất của mỗi thể loại và phân định từng đối tượng cụ thể. Luận văn cũng góp
phần làm rõ sự tương tác qua lại giữa các thể loại trong quá trình vận động và phát triển của
văn học dân gian. Đó là những vấn đề chính mà công trình sẽ thể hiện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Từ những vấn đề đã đặt ra, khi thực hiện đề tài này, người nghiên cứu chỉ đi sâu vào khảo
sát câu đố và hát đố dân gian của người Việt, không khảo sát ở các dân tộc khác. Và với đề tài
này, luận văn dựa trên nguồn tư liệu khảo sát chính bao gồm một số công trình tiêu biểu như
8


sau:
Về câu đố, có:
- Câu đố Việt Nam (tái bản có bổ sung) - Nguyễn Văn Trung - Nxb TP. Hồ Chí Minh,
1999.
- Câu đố Việt Nam - Ninh Viết Giao (sưu tầm và biên soạn) - Nxb Văn hóa Thông tin,
Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2002.
- Tổng tập Văn học dân gian người Việt (tập 3: Câu đố) - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
- Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005.
- Câu đố người Việt - Triều Nguyên - Nxb Lao động, Hà Nội, 2011.
Còn về hát đố, có:
- Hát phường vải - dân ca Nghệ Tĩnh - Ninh Viết Giao - Nxb Văn hóa Thông tin và Trung
tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2002.

- Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập IV (quyển 2: Dân ca) - Khoa học Xã hội và
Nhân văn quốc gia, Viện Văn học - Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.
- Hát đố và hát đối trong sinh hoạt hò hát dân gian người Việt của Triều Nguyên - Nxb
Thuận Hóa, 2012.
Bên cạnh đó, luận văn còn tham khảo một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài: "So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt", luận văn tìm hiểu những
vấn đề cụ thể sau:
- So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt trên bình diện nội dung. Cụ thể là đi vào
tìm hiểu mục đích, chức năng, thế giới vật đố và thế giới liên tưởng từ vật đố của cả hai thể
loại.
- So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt trên bình diện hình thức nghệ thuật ngôn
từ, từ hai góc nhìn: ngữ dụng và tu từ.
Qua đó, hiểu rõ thêm về: bản chất, đặc trưng thể loại của câu đố, hát đố; sự giao thoa giữa
các thể loại trong văn học dân gian; sự vận động của các thể loại trong đời sống dân gian; sự
thông minh, tài hoa, yêu nghệ thuật,... của con người Việt; bản sắc văn hóa Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu
Từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, để đạt hiệu quả như mong muốn, công
trình vận dụng những phương pháp cụ thể sau:
9


- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê nhằm xác định tư liệu nghiên cứu; phân
loại giúp phân định rạch ròi các đối tượng. Vận dụng phương pháp này, luận văn tạo lập nên
cứ liệu nghiên cứu ban đầu về câu đố và hát đố, làm cơ sở để đi vào nghiên cứu.
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp được vận dụng vào các nội dung của luận văn.
Miêu tả những đặc điểm về nội dung, hình thức nghệ thuật của câu đố và hát đố. Miêu tả ngữ
liệu để rút ra những nhận xét, kết luận về các vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Từ việc hình thành nên các cứ liệu cụ thể phục vụ
nghiên cứu, tác giả so sánh, đối chiếu giữa những câu đố và hát đố để làm nổi bật vấn đề nêu
ở Chương 2 và Chương 3.
- Phương pháp phân tích ngữ dụng: Phương pháp này được luận văn vận dụng vào
Chương 3 nhằm làm nổi bật vấn đề so sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt dưới góc
nhìn ngữ dụng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp sử dụng ở nhiều nội dung trong
luận văn. Phương pháp phân tích góp phần chia nhỏ vấn đề để tìm hiểu và lí giải một cách sâu
sắc hơn. Sau đó, phương pháp tổng hợp giúp khái quát lại các vấn đề đã được tìm hiểu chi tiết.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trong quá trình tìm hiểu về câu đố và hát đố với
những mối quan hệ cụ thể, chúng tôi kế thừa những thành tựu về: nhân học, xã hội học, văn
hóa học, ngôn ngữ học, âm nhạc… để lý giải các vấn đề khi cần thiết.

6. Đóng góp của luận văn
Với những vấn đề đặt ra ở đề tài: So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt, chúng
tôi sẽ phân tích, lí giải những nội dung chính sau:
- Sự giống nhau, khác nhau và sự tương tác, biến đổi giữa câu đố và hát đố xét trên bình
diện nội dung.
- Sự giống nhau, khác nhau và sự tương tác, biến đổi giữa câu đố và hát đố xét trên bình
diện nghệ thuật.
Qua đó, hiểu thêm về những đặc trưng thể loại; đời sống sinh động, phong phú của các
tác phẩm và thể loại trong môi trường sinh hoạt dân gian. Người viết cũng cố gắng làm rõ
thêm sự tương tác thể loại trong văn học dân gian; những nét đặc sắc trong tư duy, tâm hồn
con người Việt Nam và bản sắc văn hoá Việt, ...

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
10



Chương 1: Những vấn đề chung về câu đố và hát đố dân gian người Việt
Chương 2: So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt trên bình diện nội dung
Chương 3: So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt trên bình diện nghệ thuật ngôn
từ
Ngoài ra, luận văn còn có phần Phụ lục, gồm 173 trang bao gồm những câu đố và hát đố
được sắp xếp theo từng khía cạnh trong nghiên cứu so sánh hai thể loại. Phụ lục này góp phần
làm sáng tỏ vấn đề mà đề tài nghiên cứu đặt ra.

11


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ
DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT
1.1. Giới thiệu chung về câu đố dân gian người Việt
1.1.1. Khái niệm câu đố
Câu đố xuất hiện khá sớm trong lịch sử văn học nhân loại, là một bộ phận không thể thiếu
trong các nền văn học. Từ các tài liệu cổ xưa nhất của loài người, chúng ta đã tìm thấy câu đố
trong các huyền thoại, truyện cổ tích…
Trong lịch sử nghiên cứu câu đố, có nhiều cách định nghĩa nhằm khu biệt giá trị và khẳng
định câu đố là một thể loại văn học dân gian, một thành tố của folklore ngôn từ. Chẳng hạn
theo Aristot thì: câu đố là "một kiểu ẩn dụ hay" và cái hay đặc biệt của câu đố là ở chỗ "trong
khi nói về cái tồn tại thực tế, câu đố cũng đồng thời kết hợp cả với cái hoàn toàn không thể có
được". [64, 244] Còn với chuyên gia về câu đố dân gian người Phần Lan Annikki Kaivola–
Bregenhoj thì khẳng định: "Câu đố là một thể loại của truyền thống truyền miệng phổ biến ở
hầu hết các nền văn hóa". [53, 662] Là một thể loại truyền miệng dân gian nên câu đố dù có ở
khắp mọi nơi trên Trái đất này nhưng vẫn mang nét văn hóa của mỗi dân tộc.
Ở Việt Nam, cũng đã xuất hiện khá nhiều cách định nghĩa khác nhau về thể loại câu đố.
Từ điển thuật ngữ văn học (2007) định nghĩa về câu đố như sau: "Một thể loại văn học dân
gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh đặc điểm của sự vật, hiện tượng bằng phương pháp
giấu tên và nghệ thuật chuyển hóa gây nhiễu (chuyển vật nọ thành vật kia) được nhân dân

dùng trong sinh hoạt tập thể để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và mua vui, giải trí."[43,
48] Định nghĩa trên dựa vào nội dung phản ánh và phương thức tạo lập của câu đố, cũng như
tính truyền miệng của thể loại.
Chu Xuân Diên thì cho rằng: "Câu đố là một loại sáng tác phản ánh các sự vật và hiện
tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch, nói một đằng hiểu một nẻo" [64, 257]. Với
Triều Nguyên: "Câu đố là một thể loại của văn học dân gian, gồm 2 bộ phận: bộ phận lời đố
và bộ phận lời giải (vật đố), lời đố bằng văn vần nhằm miêu tả vật đố một cách xác thực hợp
lẽ nhưng làm cho lạ hóa để khó đoán nhận lời giải nêu tên vật đố, là những sự vật hiện tượng
có tính chất khái quát phổ biến ai cũng từng hay, từng biết." [83, 89].
Tuy có nhiều định nghĩa về câu đố nhưng tất cả đều nêu lên những đặc điểm nổi bật
của thể loại. Về nội dung, câu đố là một thể loại phản ánh các sự vật hiện tượng khách quan.
Nó có xu hướng nêu lên những đặc điểm, chi tiết riêng của mỗi sự vật, sự việc, hiện tượng
12


khác nhau. Nội dung phản ánh của câu đố luôn gắn liền với hiện thực cuộc sống, những điều
mắt thấy tai nghe, những thứ gần gũi với đời thường,… Về hình thức, câu đố được trình bày
một cách ngắn gọn và phản ánh sự vật hiện tượng theo phương pháp nói chệch, giấu tên, gây
nhiễu nhằm đánh tráo khái niệm "định danh" làm cho người giải phải nhọc nhằn trong việc
nêu lên vật đố chính xác. Những phương pháp phản ánh khác nhau như: nói chệch, giấu tên,
gây nhiễu… buộc người giải phải vận dụng óc phán đoán, suy luận và cả sự hiểu biết đời sống
của bản thân để giải đố.
Sinh hoạt câu đố là một hoạt động giao tiếp giữa những cá thể tham gia. Vì vậy, yêu cầu
trong diễn xướng phải có ít nhất hai người để đáp ứng được mô hình hỏi – đáp (nghĩa là phải
có một người hỏi, một người trả lời).
Tùy theo từng khía cạnh, điểm nhìn khác nhau mà mỗi tác giả diễn đạt thành những định
nghĩa khác nhau về thể loại câu đố. Song, những định nghĩa trên đã nêu lên được những nét
riêng biệt của câu đố, nhằm khu biệt câu đố với các thể loại dân gian khác.
1.1.2. Diễn xướng của câu đố dân gian người Việt
1.1.2.1 Môi trường sinh hoạt của câu đố

Sinh hoạt câu đố có thể diễn ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, không gian, thời gian
khác nhau. Vì thế, việc xác định môi trường sinh hoạt câu đố một cách cụ thể là điều rất khó.
Nếu nhìn từ góc độ qui mô, môi trường sinh hoạt câu đố có thể khái quát ở những loại cụ thể
sau:
Thứ nhất, đó là môi trường lễ hội. Nó là yếu tố gắn liền với loại sinh hoạt câu đố dân gian
có tổ chức. Ở đó, câu đố được mang ra làm trò, để thi thố tài năng, ...với vai trò như một màn
trình diễn.
Thứ hai, đó là môi trường sinh hoạt hàng ngày. Nó là những khoảng không mênh mông
của đồng ruộng; gốc đa, giếng nước; hay trong nhà của ông Lý, ông Tổng thời xưa; ... Với
khoảng không ấy, những người bình dân có thể đố nhau khi rảnh rỗi, lúc vui mùa gặt hay trong
những đêm trăng tròn. Chẳng hạn như: Trong "một đêm trăng trung tuần tháng 8 ở thôn miền
Bắc cách nay hơn nửa thế kỷ. Trời quang đãng, trăng đêm sáng quắc giát bạc đầy sân, gió thu
hây hây mát dịu. Trẻ, già, trai, gái ngồi chật ba chiếc chiếu trải giữa sân. Trên hai chiếc
chõng tre mấy vị bô lão ngồi hút thuốc lào chiêu với nước chè tươi đặc. Bỗng bác phó Khảm
lên tiếng: "Xin phép các cụ và bà con, tôi xin đố trước ạ". Rồi bác đằng hắng đố: "Vừa bằng
con bò nằm co giữa ruộng" đố là cái gì?
Bác chưa dứt lời, mấy cô đã nhao nhao tranh nhau đáp: "Cái mả ...Cái mả ...". Bác phó
13


lại đố luôn: "Thế ...vừa bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng ...là cái gì?". Lập tức nhiều tiếng đáp ngay:
"là con ruồi" ...." [118, 25 - 26]. Cuộc đố giúp cho tinh thần mọi người được thoải mái hơn,
vui tươi hơn, ... Môi trường sinh hoạt này của câu đố có tính mở rộng và không có sự gò bó
nào ở các yếu tố tham gia. Bên cạnh đó, nó rất dễ tiến hành, chỉ có một địa điểm, hai người trở
lên đã có thể làm nên một cuộc đố.
Thứ ba, đó là môi trường lao động. Cũng với những hoàn cảnh cụ thể đồng ruộng, sông
nước, ... Tuy nhiên, chúng gắn liền với hoạt động lao động của con người. Bấy giờ, câu đố là
nguồn năng lượng nâng cao năng suất lao động, giảm bớt sự mệt mỏi của con người.
Trên cánh đồng mùa nhộn nhịp tay gặt, tay hái, những người bình dân vừa làm vừa đố
nhau những, như:

Ai đi biển rộng sông dài,
Uống ngụm nước ngọt, nhớ ai trên rừng?
Đố ruột thịt, đố người dưng,
Suối sông ắp nước chảy mừng nhờ ai?" (Nguồn) [86, 150]
Hay "Bằng trang điếu thuốc,
Ngủ ngày nó ngáy ton ton." (Ngón tay) [86, 370]
Không khí lao động trở nên sôi nổi hơn, vừa lao động vừa suy nghĩ, bàn bạc với nhau
xem đấy là cái gì, làm cho mọi người quên hết mệt nhọc, nắng gió.
Nhìn chung, môi trường diễn xướng sinh hoạt câu đố dân gian hết sức đa dạng. Điều này
chứng minh sự phổ biến của câu đố trong đời sống của người bình dân.
1.1.2.2 Hình thức sinh hoạt của câu đố
Trên thực tế, câu đố được trình bày theo lối nói đối đáp. Có người đọc lên, nói lên lời đố,
kèm theo những biểu cảm trên nét mặt, hoặc trầm tư tạo sự bí ẩn, hoặc nhếch miệng cười theo
kiểu thách thức, ... Nhưng để mọi người nắm bắt, lời đố cần được nhắc lại đôi lần. Và đối
tượng khác hưởng ứng bằng cách nêu lên vật đố.
Câu đố tồn tại trong nền văn hóa với một thời gian lâu dài và lưu trong trí nhớ của mỗi
người, từ người biết chữ đến những người bình dân chẳng một con chữ "lộn lưng".
Hình thức diễn xướng của câu đố có thể biến đổi theo môi trường, đối tượng, tình huống
thể hiện, ... Đó là sự biến chuyển qua lại giữa nói, đọc, kể, ... Chẳng hạn trong lúc rảnh rỗi, hai
người bạn có thể đố nhau như sau:
A: Tao vừa biết được câu đố này, đố mày nè!
"Bằng chiếc đũa, dài một gang,
14


Lắm đốt, nhiều khoang;
Xây lâu đài trong lòng đất." [86, 301]
Đố mày là con gì? Chắc mày không biết đâu.
B: Tao biết rồi, đó là con giun đất. Thế tao đố lại mày nhe! Trong các thứ cỏ, cỏ nào
nằm ngửa? [86, 436]

A: ???
B: Nhìn mày là biết không đáp được rồi. Đó là cửa ngõ.
A: Tại sao lại là cửa ngõ? Mày đang đố về cỏ mà?
B: Thì cỏ ngửa là cửa ngõ đấy...
Chính sự thay đổi này là một thuận lợi để câu đố có thể xâm nhập vào các cuộc sinh hoạt
của các thể loại dân gian khác.
1.1.2.3 Đối tượng tham gia trong sinh hoạt của câu đố
Đối tượng tham gia trong buổi sinh hoạt câu đố là không hạn chế, bao gồm tất cả các lứa
tuổi, tầng lớp tham gia: từ những người bình dân chân lấm tay bùn đến những người trí thức,
nho sĩ, ... Trong đó, có thể chia thành hai dạng đối tượng chủ yếu:
Một là những đối tượng tham gia trực tiếp. Những đối tượng này là những người nêu lên
lời đố, giải đáp văn bản đố được đặt ra. Họ có vai trò đặc biệt làm nên một cuộc đố thành công.
Ở đây, điều quan trọng nhất đối với người tham gia là sự hiểu biết về câu đố cũng như tri thức
đời sống, xã hội,... Chính đối tượng này điều phối buổi sinh hoạt câu đố. Thời gian đố có kéo
dài được hay không, nội dung đố có phong phú, có hấp dẫn và lôi cuốn hay không đều phụ
thuộc rất nhiều vào họ.
Hai là đối tượng tham gia gián tiếp. Đó là những người xem, người dự, có thể xem họ
như những khán giả nhiệt tình và có trách nhiệm nhất trong cuộc đố. Họ đến với cuộc đố nhằm
để giải khuây hay vì sự tò mò, hiếu kì, vì mong muốn mở rộng sự hiểu biết,... Họ vừa thể hiện
vai trò người xem, người chứng kiến sinh hoạt câu đố diễn ra, vừa là người nhận xét đánh giá,
cũng có thể tham gia bằng những lời góp ý, lí giải bằng những hiểu biết của mình. Họ còn là
những đối tượng tiềm năng hình thành nên đối tượng tham gia trực tiếp.
Sự phân tách này chỉ tương đối bởi cuộc đố diễn ra trên không gian rộng lớn, mang tính
tập thể, không cố định người tham gia. Vì thế, đối tượng tham gia gián tiếp cũng có thể là đối
tượng trực tiếp nếu họ nêu lên được một hoặc một vài lời đố, lời giải.

15


1.1.3. Xác định câu đố và câu đố dân gian người Việt

Từ những tìm hiểu về các khái niệm khác nhau của câu đố, chúng tôi thấy cần thiết nên đi
vào xác định, khu biệt câu đố dân gian người Việt nhằm tạo sự rành mạch, rõ ràng trong quá
trình nghiên cứu.
1.1.3.1 Đố và câu đố
Đố là một động từ, chỉ hoạt động nêu lên vấn đề để người khác giải đáp về tất cả các đề tài
trong đời sống.
Sinh hoạt đố là sự tổng hòa của nhiều loại hình sinh hoạt, như: hát đố, hò đố, đố nói, ... Về
mặt hình thức thể hiện, văn bản đố được trình bày cả hai dạng văn vần và văn xuôi, có thể
trình bày ngắn gọn trong câu cũng có khi là một bài thơ, bài văn. Văn bản đố dạng văn vần
chiếm đa số, xuất hiện trong nhiều hoạt động đố - đáp.
Còn câu đố là một danh từ. Nó là câu văn vần nói về hiện tượng, sự vật, con người ... một
cách úp mở dùng để đố nhau. Câu đố còn được hiểu là đố được thể hiện dưới dạng câu. Nghĩa
khái quát hơn "câu đố" là cách đố ngắn gọn ở một mức độ ngữ pháp là câu. Chẳng hạn như:
"Chợt đi, chợt đến, tính tình đổi thay" (Gió) [ 77, 36] Nhưng trên thực tế, văn bản câu đố còn
được trình bày dưới dạng tập hợp của nhiều câu văn vần, văn xuôi.
Như vậy, đố và câu đố là khái niệm khác nhau. Dân gian thường dùng câu đố để chỉ toàn
bộ các hình thức sinh hoạt đố. Về mặt nội dung, thể loại câu đố có phạm vi phản ánh rộng lớn,
đề tài phong phú. Về mặt hình thức, từ thể thơ đến kết cấu, cách sử dụng các biện pháp nghệ
thuật, câu đố thể hiện một cách thành công và đặc sắc hơn cả. Trong cùng sinh hoạt đố, câu đố
là thể loại có khối lượng văn bản đồ sộ hơn cả; nội dung và hình thức đa dạng, mang nhiều đặc
sắc. Có lẽ, chính điều đó mà khái niệm câu đố được nhiều người mang ra để gọi chung cho các
hình thức sinh hoạt đố dân gian.
1.1.3.2 Câu đố và câu đố dân gian người Việt
Trong tiến trình phát triển, câu đố không chỉ là sản phẩm của tập thể người lao động như
xưa mà còn là sáng tác riêng của những cá nhân yêu thích thể loại này. Họ dựa trên những
thành tựu về câu đố xưa xây dựng nên những văn bản mới phù hợp với nhu cầu giao tiếp, thử
thách trí tuệ, ... hiện tại. Đó là sự tiếp nối liên tục trong quá trình phát triển của thể loại. Chính
những văn bản đó thể sức sống mãnh liệt của thể loại câu đố.
Những văn bản câu đố được những cá nhân, hay một nhóm cá thể sáng tác nên, hiện nay
thường xuất hiện trên các tạp chí, báo tường, hay trên các trang mạng, ... Chẳng hạn như văn

16


bản sau:
"Con gì ăn lửa với nước than?"
(Con tàu) []
"Con gì đầu dê mình ốc?"
( Con dốc) [ ]
"Ở nơi nào mà hôm nay xuất hiện trước hôm qua?"
( Từ điển) []
Tuy nhiên, đây không thuộc vào đối tượng nghiên cứu. Bởi lẽ, chúng không là câu đố dân
gian. Câu đố dân gian là câu đố mang tính truyền miệng, được tập thể sáng tạo nên và tồn tại
trong môi trường tập thể. Câu đố dân gian là những câu được hình thành từ rất lâu và được lưu
giữ lại trong các tuyển tập văn học dân gian.
Trên thực tế, để phân biệt văn bản nào thuộc câu đố dân gian và văn bản nào không phải
gặp rất nhiều khó khăn, bởi tính chất phổ biến của thể loại này. Chúng ta chỉ có thể dựa vào vật
đố, cách thức sử dụng ngôn ngữ. Về câu đố dân gian người Việt đối tượng nghiên cứu chính ở
đây, là những văn bản do người Việt sáng tác và được lưu truyền trong dân gian.
1.1.4. Tình hình tư liệu câu đố dân gian người Việt
Những công trình sưu tầm, chú giải về câu đố dân gian người Việt không nhiều. Đa phần
là các công trình thể hiện tất cả những văn bản chung, chưa phân loại của người Việt hay của
các tộc người khác, như trong: Câu đố Việt Nam (1999) của Nguyễn Văn Trung, Câu đố Việt
Nam (2002) của Ninh Viết Giao, Câu đố - Tục ngữ - ca dao (2005) của Lê Chí Quế, Đố tục
giảng thanh và giai thoại chữ nghĩa (2009) của Nguyễn Trọng Báu, ... Đồng thời, trong một
số công trình ấy văn bản hát đố cũng như các dạng văn bản đố khác như: đố toán số, đố bài
thai, ... cũng được liệt kê vào. Điều này gây khó khăn cho việc nghiên cứu.
Tuy nhiên, cũng có một số công trình chú trọng việc khu biệt thể loại câu đố dân gian của
người Việt và các tộc người khác. Điều này thể hiện ngay ở phần tên những công trình hay tên
chương, phần, các tiểu mục, ... Đó là nguồn tư liệu chính để luận văn dựa vào khảo sát, nghiên
cứu. Cụ thể như:

- Mục "Câu đố của người Việt" trong Văn học dân gian Châu Đốc của Nguyễn Ngọc
Quang do Nxb Dân Trí ấn hành năm 2010, với số lượng câu đố là: 686
- Mục " Câu đố Việt" trong Văn học dân gian Bạc Liêu (2011) của Chu Xuân Diên do nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành có 285 câu đố.
- Tổng tập Văn học dân gian người Việt, tập 3: câu đố của Viện nghiên cứu Xã hội Việt
17


Nam do Nxb Khoa học Xã hội ấn hành năm 2005 thì có 3559 văn bản câu đố.
- Câu đố người Việt của Triều Nguyên do Nxb Lao động ấn hành năm 2011 với tổng số
2380 câu đố.
Những công trình trên là nguồn tư liệu quý báu, phong phú; cơ sở dữ liệu chủ yếu để luận
văn thống kê, khảo sát, nghiên cứu.
Từ những tài liệu trên, luận văn chọn lọc và khảo sát trên 1232 văn bản câu đố. Những
văn bản trên được chọn lọc từ các tài liệu đã nêu với những tiêu chuẩn nhất định:
Thứ nhất, ngôn từ trong văn bản câu đố phải trong sáng, phù hợp với nghiên cứu khoa
học.
Thứ hai, nội dung và hình thức văn bản đáp ứng yêu cầu của đề tài nghiên cứu đặt ra.
Trong cùng một vật đố, luận văn chọn những văn bản tiêu biểu, phù hợp với đề tài để
khảo sát và nghiên cứu.
Đây là nguồn tư liệu chủ yếu để luận văn tìm hiểu và nghiên cứu về thể loại này nhằm
làm nổi bật những vấn đề nêu trong đề tài.

1.2. Giới thiệu chung về hát đố dân gian người Việt
1.2.1. Khái niệm hát đố
Hát đố là một khái niệm xuất hiện từ rất lâu. Cho đến nay, thể loại hát đố còn gây nhiều
boăn khoăn cho mọi người khi đi đến một định nghĩa chung nhất, phù hợp nhất với hình thức
sinh hoạt hò hát này.
Trong vài tài liệu thu thập được, có một số định nghĩa mang tính chất lí luận về hát đố như
sau: "Hát đố - một trong các phương thức của hát Trống Quân. Trai gái đố nhau về các hiện

tượng trong đời sống hàng ngày theo lối tỏ tình, nam đố, nữ giảng và ngược lại." [68, 207]
Định nghĩa nêu lên những đặc điểm rất nổi bật của hát đố: Nó là lời trao - đáp giữa trai và gái.
Hiện thực cuộc sống hằng ngày được phản ánh trong hát đố khá đa dạng và phong phú. Song,
định nghĩa của hát đố như trên chưa mang tính khái quát. Bởi lẽ, hát đố không chỉ xuất hiện
trong hát Trống Quân mà còn có trong nhiều hình thức sinh hoạt khác.
Công trình Văn hóa phong tục Việt Nam ABC định nghĩa về hát đố như sau: "Hát đố là
một dạng hình văn hóa rất phổ biến ở thôn quê. Có rất nhiều đặc tính cần lưu ý: Trước nhất
đây là một trò giải trí theo tập tục, có tính cách khai triển tri thức, suy nghĩ của người thường,
nhất là đối với trẻ em. Thứ nhì, đây còn là hình thức giáo dục cộng đồng rất có hiệu quả. Thứ
ba, hát đố còn phát triển trí thông minh với những làn điệu, kết cấu dễ nhớ." [105, 526] So với
18



×