Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.82 KB, 4 trang )

Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản

Hạt điều là một trong những
sản phẩm có thế mạnh
xuất khẩu của Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của
WTO, nông nghiệp là lĩnh vực bị sức ép cạnh tranh thị trường rất lớn. Do đó, việc nâng
cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa có ý nghĩa quan trọng.
Những cố gắng bước đầu
Trong những năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển nhanh, tạo ra khối
lượng nông sản hàng hóa lớn, tự tin bước vào hội nhập thị trường nông sản quốc tế.
Với diện tích hơn bốn triệu ha, trong đó có gần ba triệu ha đất nông nghiệp, đồng bằng
sông Cửu Long hằng năm cung cấp cho cả nước hơn 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng
trái cây, 52% sản lượng thủy sản, đặc biệt đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu và gần 60%
kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Gạo là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ hai thế giới, có mặt và tạo uy
tín tại nhiều thị trường trên thế giới như: Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia và
những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản.
Ngoài ra, còn một số thị trường tiềm năng như: Australia, châu Phi, Trung Ðông và Mỹ latinh... Ngoài các giống lúa cho gạo chất lượng cao xuất khẩu như OM, OMCS, IR, VNÐ,
MTL... đã có thêm nhiều loại gạo đặc sản địa phương như Nàng Thơm Chợ Ðào, Nàng
Nhen, Phú Tân... làm phong phú chủng loại gạo xuất khẩu, được thị trường thế giới ưa
chuộng.
Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD; năm nay có
thể xuất khẩu 4,75 triệu tấn. Sau 17 năm tham gia thị trường thế giới, phẩm cấp và giá
xuất khẩu gạo của nước ta có tiến bộ rõ rệt. Từ chỗ gạo cùng phẩm cấp, nhưng giá gạo của
ta thấp hơn của Thái-lan 20 USD thậm chí 40 USD/ tấn, đến nay chỉ còn thấp hơn bình
quân 4 USD/tấn.
Nhưng sức cạnh tranh hàng nông sản nhìn chung còn thấp. Hầu hết gạo xuất khẩu là các
loại gạo trung bình. Giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo Thái-lan cùng phẩm cấp.
Mặc dù đứng thứ hai về xuất khẩu gạo (sau Thái-lan) nhưng cho đến nay gạo Việt Nam
vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế.


Ở nước ta hồ tiêu và điều là hai loại cây trồng có thế mạnh xuất khẩu nhất, nhì thế giới,
nhưng năng suất, chất lượng hạt tiêu, hạt điều vẫn chưa cao, cho nên xuất khẩu nhiều về
lượng nhưng kim ngạch thu về chưa tương xứng. Theo Hiệp hội điều Việt Nam, vùng điều
tập trung có 350 nghìn ha, sản lượng 400 nghìn tấn hạt tươi, xuất khẩu hơn 100 nghìn tấn


hạt thô, kim ngạch đạt nửa tỷ USD nhưng do chủ yếu trồng bằng hạt, giống bị thoái hóa
nên năng suất không ổn định. Nước ngoài mua rất nhiều hạt điều thô của ta về chế biến,
đóng gói, làm bao bì mới và in thương hiệu của họ.
Cây ăn quả đồng bằng sông Cửu Long hiện có gần 300 nghìn ha, là vựa trái cây lớn nhất
nước, ước tính đạt 3,3 triệu tấn, trong đó có nhiều loại đặc sản như xoài cát Hòa Lộc, vú
sữa Lò Rèn, bưởi Năm Roi... Dự kiến đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu trái cây của cả
nước là 350 triệu USD nhưng khả năng cung ứng cho xuất khẩu và chế biến còn rất hạn
chế. Sản lượng trái cây xuất khẩu của nước ta chỉ chiếm 4 - 5% số trái cây nhiệt đới được
sản xuất ở các nước châu Á tiêu thụ trên thị trường thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do
chưa xây dựng ổn định vùng tập trung chuyên canh. Nhà vườn vẫn khai thác tự nhiên,
mạnh ai nấy làm.
Thủy sản năm 2006 dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt hai tỷ USD. Ðến nay 13 tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long vẫn chưa có tỉnh nào làm xong quy hoạch phát triển thủy, hải sản.
Các tỉnh chưa có liên kết sản xuất, bảo đảm môi trường, chưa tạo được sức cạnh tranh cao
cho sản phẩm, thiếu chiến lược phát triển bền vững cho cả vùng.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng nông sản. Nông sản hàng
hóa tuy phong phú về chủng loại, sản lượng khá nhưng sản xuất còn manh mún, năng suất
thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định. Vùng nông sản hàng hóa bước đầu hình
thành nhưng còn phân tán, vận chuyển khó, chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế
biến và thâm nhập thị trường quốc tế. Còn có nguyên nhân là thiếu nguồn nhân lực chất
lượng cao để áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chế biến.
Trong số hơn tám triệu lao động toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 10,2% số lao
động qua đào tạo. Số còn lại là lao động phổ thông. Việc kêu gọi đầu tư nước ngoài vào
lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long là rất cần

thiết và hoàn toàn hiện thực.
Thực tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thành công trong thời gian làm ăn ở đây như
Công ty Nijico, Metro Cash & Carry. Giám đốc Công ty Nijico cho thấy, nguồn thủy sản
dồi dào, lương thực, rau quả khai thác quanh năm tạo sự ổn định về nguyên liệu là lý do
chính để Công ty Nijico đầu tư ở Bạc Liêu và hơn mười năm qua Nijico đã thành công rất
nhiều và đang tiếp tục mở rộng sản xuất. Thế mà, đến nay cả vùng đồng bằng sông Cửu
Long mới có 215 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn 1,5 tỷ USD, bằng 3% tổng vốn đầu
tư nước ngoài của cả nước. Số dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít
hơn nhiều.
Giải pháp nào?
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh thị trường của hàng nông sản
Việt Nam và ở đồng bằng sông Cửu Long?
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản ở
một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay, là việc làm vừa cấp bách, vừa lâu dài phải


gắn liền trong tổng thể chiến lược xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao, đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH, HÐH nông nghiệp và nông thôn.
Cần tạo bước đột phá, kêu gọi đầu tư nước ngoài bằng chính thế mạnh của đồng bằng sông
Cửu Long để khai thác tiềm năng của vùng giàu nguyên liệu nông nghiệp, thủy sản và là
chợ bán sỉ lớn nhất nước này. Ðó là những dự án đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, thủy
sản, vận chuyển, chế biến, giảm hao hụt sau thu hoạch. Trước mắt tập trung xây dựng cơ
sở công nghiệp chế biến, cơ sở bảo quản, phơi sấy đủ tiêu chuẩn quốc tế để hàng nông
sản, thủy sản nâng cao giá trị gia tăng khi xuất khẩu. Ðầu tư phát triển các hạm tàu đánh
cá hiện đại, xây dựng cảng cá, hệ thống kho lạnh.
Ðể có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới thì điều cốt tử là tăng năng suất và nâng cao
chất lượng sản phẩm. Muốn vậy cần cải tạo, phát triển các loại giống có năng suất cao và
áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất để tạo sức mạnh cung cấp cho thị
trường những lô hàng nông sản "ra tấm ra miếng". Thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa,
xây dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm.

Phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã cổ phần nông nghiệp, qua đó hình thành vùng sản
xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp. Coi đây là bước đi cấp bách của nông nghiệp thời
hội nhập.
Cần đánh giá cụ thể sức cạnh tranh của từng loại nông sản chủ yếu để có biện pháp khắc
phục những yếu kém, bảo đảm nông sản của nước ta chiếm lĩnh thị trường trong nước (kể
cả tiêu dùng và chế biến), bước vươn mạnh ra thị trường quốc tế. Trước hết là quy hoạch
vùng cây, con chuyên canh, thâm canh, liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ để có
lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Thí dụ: Quy hoạch vùng lúa cao
sản để tăng tỷ lệ gạo chất lượng cao trong cơ cấu gạo xuất khẩu, mở rộng hơn nữa thị
trường xuất khẩu, xây dựng bằng được thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường
quốc tế. Hạt tiêu, hạt điều cũng vậy.
Về xuất khẩu trái cây, cần có chiến lược về sản xuất trái cây xuất khẩu. Trong đó, chú
trọng các giải pháp đồng bộ về kỹ thuật và kinh tế làm cho sản phẩm thích ứng với thị
trường. Xác định rõ chủng loại và thị trường xuất khẩu chủ yếu, bảo đảm giống tốt cho
cây trồng xuất khẩu. Xây dựng một danh mục cây ăn trái cho xuất khẩu. Lựa chọn những
loại quả đặc sản thị trường thế giới đang có nhu cầu lớn, dễ trồng mà các nước trong khu
vực không có hoặc chưa chú ý sản xuất nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh, áp dụng khoa
học - kỹ thuật để tăng tỷ trọng xuất khẩu trái cây tươi. Ðối với các sản phẩm trái cây chế
biến cần lựa chọn loại sản phẩm xuất khẩu vào thị trường nào tương đối rộng rãi và chế
biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhất là các loại nước trái cây ép.
Nhà nước cần thành lập Trung tâm chứng nhận chất lượng nông sản xuất khẩu để trái cây
Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới có chứng nhận chất lượng và dán nhãn nơi sản
xuất.
Nhà nước hoạch định chính sách vĩ mô, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là
phát triển thủy lợi, giao thông nông thôn, hướng dẫn và cung cấp thông tin thị trường. Các
doanh nghiệp, hộ nông dân phát triển sản phẩm với khối lượng lớn, chất lượng cao, giá cả


cạnh tranh. Ðó là những việc làm cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản của
ta thời hội nhập.

Áp lực cạnh tranh thị trường là động lực để các nhà sản xuất nước ta năng động tìm cách
vươn lên.



×