Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Năng lực cạnh tranh của VN bị tụt hạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.81 KB, 4 trang )

Năng lực cạnh tranh của VN bị tụt hạng, tại sao?
Cập nhật 21-10-2004 00:00

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới về xếp hạng năng lực cạnh
tranh của các quốc gia cần được các cơ quan nghiên cứu và hoạch
định chính sách phân tích, đánh giá một cách khách quan, thật sự
cầu thị và nên được coi là một hồi chuông thúc đẩy cải cách.
Chiều 14/10 vừa qua, trong khi Thủ tướng Phan Văn Khải đang gặp
doanh nhân nhân Ngày doanh nhân VN (13/10), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF, trụ sở ở
Genève) - một tổ chức phi chính phủ có uy tín - phối hợp với Đại học Harvard - chuyên nghiên
cứu và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các quốc gia toàn cầu - đã công bố bảng xếp hạng
cho năm 2004.
Các nước Bắc Âu vẫn chiếm vị trí cao với Phần Lan đứng thứ 1 (trong ba năm liền), Mỹ 2, Thụy
Điển 3 và lãnh thổ Đài Loan được xếp 4. Trong khi đó, chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng
(Growth Competitiveness Index - GCI) của VN - tức năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc
dân ở tầm vĩ mô - bị xếp 77/104 nền kinh tế (so với 60/102 nền kinh tế trong năm 2003); năng
lực cạnh tranh kinh doanh (Business Competitiveness Index - BCI), tức năng lực cạnh tranh ở
tầm kinh doanh doanh nghiệp, xếp 79/103 nước (so với 50/95 nền kinh tế trong năm 2003).
Đây là mức tụt hạng mạnh nhất trong tất cả các nền kinh tế được xếp hạng so với năm 2003,
mức giảm sút 15 bậc về GCI (năm 2003 so với nước xếp cuối VN hơn 42 bậc, năm 2004 so với
nước xếp cuối chỉ còn cách 27 bậc) và 21 bậc về BCI (năm 2003 cách nước xếp cuối 45 bậc,
năm 2004 cách nước xếp cuối 24 bậc), tụt hơn nhiều so với các nền kinh tế khác trong khu vực
như Thái Lan (bị tụt hai bậc) hay Hàn Quốc (giảm 11 bậc).
Trong báo cáo tóm tắt, WEF đã hai lần nhắc đến sự giảm sút đầy kịch tính này của VN và nhấn
mạnh sự giảm sút này gắn liền với cả ba lĩnh vực là môi trường kinh tế vĩ mô, thể chế công và
công nghệ. Phải lưu ý rằng báo cáo này của WEF rất được coi trọng về tính khách quan và
được tất cả các nhà đầu tư cũng như nhà soạn thảo chính sách các nước tham khảo.
Căn cứ nào để WEF xếp hạng như vậy?
Trước hết, WEF có một phương pháp luận đã được áp dụng và luôn được hoàn thiện từ 1979
đến nay, kết hợp tính toán các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô định lượng với khảo sát ý kiến của các
công ty lớn nhất thế giới. Từ năm 2000, báo cáo này được tính toán với vài trăm tiêu chí thuộc


về ba nhóm chủ yếu gồm:
- Nhóm các chỉ tiêu xếp hạng về môi trường kinh tế vĩ mô.
- Nhóm các chỉ tiêu xếp hạng về các thể chế công.
- Nhóm các chỉ tiêu xếp hạng về công nghệ.
Mỗi nhóm trong ba tiêu chí trên có trọng số như nhau. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được tham
khảo và tính toán từ kho dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế và các tổ chức,
hiệp hội quốc tế khác. Phần quan trọng còn lại là kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp có qui


mô toàn cầu về những tiêu chí khó định lượng hóa bằng mô hình toán học. Năm 2004 này họ
đã nhận được và đánh giá của 8.729 doanh nghiệp trên toàn thế giới trả lời, tăng 11% so với
năm 2003.
Xem xét kỹ vào những tiêu chí của WEF về chỉ tiêu năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) của
VN ta thấy kết quả ba nhóm như sau:
Những tiêu chí chi tiết được đánh giá có lợi thế về năng lực cạnh tranh tăng trưởng là:
Chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng: 77/104
Chỉ số xếp hạng môi trường kinh tế vĩ mô
Chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô
Chỉ số về mức độ chi tiêu lãng phí của chính phủ
Chỉ số về tín nhiệm tài chính của đất nước

58
23
68
68
82

Chỉ số xếp hạng về các thể chế công
Chỉ số về thi hành luật pháp và hợp đồng
Chỉ số về tham nhũng


55
97
92

Chỉ số xếp hạng về công nghệ
Chỉ số về sáng tạo công nghệ
Chỉ số về công nghệ thông tin
Chỉ số về chuyển giao công nghệ

79
86
66

Như vậy, ta thấy ổn định kinh tế vĩ mô được xếp hạng rất cao trong khi các tiêu chí khác bị xếp
rất thấp đã làm giảm xếp hạng nghiêm trọng.
Những tiêu chí chi tiết được đánh giá có lợi thế về năng lực cạnh tranh tăng trưởng là:
Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (xếp hạng trên 104 nền kinh tế)
Môi trường kinh tế vĩ mô
Hệ số tiết kiệm quốc gia năm 2003
Chênh lệch lãi suất ngân hàng 2003
Kỳ vọng có thể xảy ra suy thoái
Tỉ giá hối đoái thực 2003
Bội thu/chi ngân sách 2003
Tiếp cận tín dụng
Công nghệ
Kết quả khuyến khích công nghệ
thông tin của chính phủ
Ưu tiên của chính phủ về công nghệ
thông tin


14
15
34
38
39
41
28
33


Khả năng tiếp thu công nghệ thông
38
tin ở tầm doanh nghiệp
Những tiêu chí được đánh giá là kém lợi thế trong năng lực cạnh tranh tăng trưởng là:
Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (xếp hạng trên 104 nền kinh tế)
Môi trường kinh tế vĩ mô
Chỉ số về tín nhiệm tài chính của đất nước 2004
Mức độ lãng phí trong chi tiêu của chính phủ
Lạm phát 2003

68
68
52

Các thể chế công
Chi tiền ngoài pháp luật trong xuất, nhập khẩu
Chi tiền ngoài pháp luật trong thu thuế
Chi tiền ngoài pháp luật trong sử dụng các dịch vụ công
Luật tài sản

Tội phạm có tổ chức
Tính độc lập của tư pháp
Thiên vị trong quyết định của quan chức chính phủ

100
97
91
66
61
59
55

Công nghệ
Mức độ sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài
99
Thuê bao Internet 2003
99
Chất lượng cạnh tranh trong dịch vụ cung cấp Internet (ISP) 96
Luật pháp liên quan đến CNTT
94
Sử dụng điện thoại di động 2003
89
Sử dụng máy tính cá nhân 2003
84
Hợp tác giữa trường đại học và nghiên cứu công nghiệp
82
Mức độ sẵn sàng về công nghệ
81
Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông
81

Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ
79
Sử dụng bằng phát minh (patent) 2003
79
Sử dụng bằng phát minh 2003
79
Điện thoại hữu tuyến 2003
79
Chi tiêu doanh nghiệp về nghiên cứu triển khai
71
Người sử dụng Internet 2003
69
Trường học tiếp cận với Internet
55
Như vậy ta thấy bên cạnh một số ưu thế về kinh tế vĩ mô, rất nhiều chỉ tiêu về thể chế công và
công nghệ được xếp ở mức thấp và rất thấp.
Chỉ tiêu năng lực cạnh tranh kinh doanh (BCI)


Trong một đồ thị, WEF đã mô tả những nhân tố cản trở nhất để kinh doanh ở VN là: tham
nhũng, bộ máy hành chính kém hiệu quả. Tiếp đó là kết cấu hạ tầng chưa thích hợp, lực lượng
lao động chưa được đào tạo tương xứng, quy định về thuế, khả năng tiếp cận các nguồn tài
chính... Đồng thời báo cáo cũng nêu bật các lợi thế về ổn định chính trị, an toàn về xã hội mà
không doanh nghiệp nào có bất cứ sự than phiền.
Trong số những chỉ tiêu được xếp hạng trung bình là: cản trở hành chính cho khởi nghiệp:
35/93, hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động 33/93, mua sắm chính phủ về
các sản phẩm công nghệ tiên tiến 32/93 thì các tiêu chí đánh giá năng lực tiếp thị (marketing)
của doanh nghiệp 85/93, kiểm soát phân phối của các doanh nghiệp quốc tế 87/93.
Đặc biệt xếp hạng về chi tiêu ngoài pháp luật khi đi vay tín dụng 102/104, mức độ vận dụng tiêu
chuẩn kế toán và kiểm toán 100/104, chi tiêu ngoài pháp luật trong ký hợp đồng có chi tiêu ngân

sách 99/104, mức độ cởi mở của hệ thống hải quan 96/104, mức độ sáng tỏ và ổn định của quy
định pháp luật 91/104.
Có thể thấy mức độ chi tiết và tính chuyên nghiệp của các câu hỏi rất cao và WEF đã so sánh
các câu trả lời ở tất cả các nước với nhau.
Trong chúng ta có thể có người đánh giá xếp hạng của WEF về cơ bản phản ánh thực trạng
của môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, trong khi có người khác có thể không hài
lòng với kết quả xếp hạng ở điểm này hay điểm kia. Điều cần rút ra kết luận là chúng ta không
thể chỉ tự so sánh với bản thân mình trong quá khứ để xác định tiến bộ vì điều đó không còn đủ
trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta đang tham gia một cuộc chạy thi tốc độ,
trong đó ta cải cách thì các nước khác cũng cải cách, hoàn thiện. Và trong năm 2003-2004 này,
chúng ta đã tụt lại sau trong khi các nước khác tiến lên.
(Theo Tuổi Trẻ)



×