I - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1 . Cơ sở hình thành tư tưởng HỒ Chí Minh về đại đoàn kết dân tôc.
2 . Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược,bảo đảm thàn công của cách
mạng.
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu,nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
c. Đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết toàn dân.
d. Đại đoàn kêt dân tộc phải biến sức mạnh vật chất,có tổ chức la Mặt
trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-Thứ nhất:Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước,vì dân,trên cơ sở
yêu nước,thương dân,chống áp bức bóc lột,nghèo nàn lạc hậu.
Người còn nói "Lòng yêu thương của tôi đối với nhân dân và nhân
loại không bao giờ thay đổi" và trước lúc vĩnh viễn đi xa, Người viết " Đầu tiên là vấn đề
con người" và "Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho
toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến
các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế".
Hai là, Bác Hồ tin tưởng vững chắc vào khả năng và phẩm giá tốt đẹp của con người. Hồ
Chí Minh kế thừa tư tưởng kiệt xuất của các anh hùng, hào kiệt của dân tộc như Trần
Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… về sức mạnh của nhân dân: "Khoan thư sức dân để làm kế bền
gốc, sâu rễ"; "đẩy thuyền cũng là dân, mà lật thuyền cũng là dân". Người còn kế thừa tư
tưởng nhân văn "lấy dân làm gốc" và chủ nghĩa nhân đạo hiện thực của học thuyết Mác
để hình thành tư tưởng nhân văn mới, tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh, tính chủ động,
sáng tạo của quần chúng nhân dân và lòng tôn trọng, kính trọng nhân dân lao động.
Người nói "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh
bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" (4).
Trong điều kiện bị đế quốc thực dân thống trị, kẻ thù đàn áp dã man, cùng với chính sách
ngu dân của chúng, người dân các nước thuộc địa tưởng chừng không thể gượng dậy nổi,
song Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng ở nhân dân mình, dân tộc mình"…
đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang
gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến…" và "sự tàn bạo của chủ
nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ cần phải làm cái việc là gieo hạt
giống của công cuộc giải phóng nữa thôi".
Trong quá trình đấu tranh, Người đã làm cho nhân dân thế giới nhận thức rõ vấn đề thuộc
địa, đoàn kết giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc là giúp đỡ cho chính mình. Người
nhận thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, "người là gốc
của làng nước", "nước lấy dân làm gốc", "gốc có vững cây mới bền", "xây lầu thắng lợi
trên nền nhân dân" (5),
Người còn nói rằng: "Dân như nước, mình như cá", "lực lượng nhiều là ở dân hết".
"Công việc đổi mới là trách nhiệm ở dân". Do đó, Người yêu cầu "Đem tài dân, sức dân,
của dân, làm lợi cho dân". Ngày nay, nội dung trên càng có ý nghĩa lớn lao, bởi nếu
chúng ta biết tiến cử nhân tài, dùng nhân tài đúng lúc, đúng chỗ, mạnh dạn cất nhắc nhân
tài trong mọi lĩnh vực thì sẽ càng làm lợi cho dân.
Ba là, chăm lo bồi dưỡng, sử dụng, phát động sức mạnh của con người, của nhân dân.
Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thương dân bị nô lệ, Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu
nước, cứu dân. Suốt cuộc đời của người là vì dân, vì nước.
"Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước được độc lập, tự do, nhân dân ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tại cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kế
hoạch kiến quốc, Hồ Chí Minh nêu rõ mục tiêu của Nhà nước là:
"1. Làm cho dân có ăn.
2. Làm cho dân có mặc.
3. Làm cho dân có chỗ ở.
4. Làm cho dân có học hành".
Người còn nói "Chúng ta đã hy sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đã tranh được
rồi… Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc
lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn
no, mặc đủ"(6).
Trong kháng chiến, kiến quốc, Người luôn chăm lo, bồi dưỡng sức dân. Vì dân, vì con
người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của Người. Song ở Người, sự nghiệp đó
chính là của nhân dân. Đoàn thể, Nhà nước phải là người tổ chức nhân dân, biết đem sức
dân, tài của dân mà đem lại lợi ích cho nhân dân.
Do vậy, khi có chính quyền rồi, Người luôn nhắc nhở phải xây dựng bộ máy trong sạch,
đấu tranh với những biểu hiện của thói quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân; phải
dựa vào nhân dân, khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong nhân dân để phục vụ cho sự nghiệp
đổi mới, xây dựng đời sống mới trong nhân dân…
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện. Con
người không phải là thần thánh, có cả cái tốt và cái xấu. Bởi
vậy, theo Người phải "làm cho phần tốt trong mỗi con người
nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi"(7), Người
yêu cầu phải thức tỉnh, tái tạo lương tâm, đánh thức những gì tốt
đẹp trong con người.
Bác Hồ thăm trường mẫu giáo Mầm
non tỉnh Thanh Hóa, ngày
10/12/1961.
Ngay cả những người đã lầm đường lạc lối, Hồ Chí Minh cũng tỏ rõ sự khoan dung, độ
lượng: "Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn
tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác
đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ (8).
Cả cuộc đời của Người là một hình mẫu của con người nhân văn của thời đại mới. Trong
con người Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa lòng yêu thương con người với lòng tin, sự
tôn trọng và ý chí cùng hành động triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải
phóng con người.
-Thứ hai:Đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liên
minh công-nông-lao động trí óc.
Thấm nhuần học thuyết Mác - Lênin, những người cộng sản Việt
Nam sớm khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam.
Vào cuối những nǎm 20 của thế kỷ này, số lượng công nhân Việt Nam chỉ chiếm 1,2%
dân số. Tuy còn trẻ và ít, song giai cấp công nhân Việt Nam có đủ bản chất chung của
giai cấp công nhân quốc tế; đồng thời còn có những đặc điểm riêng, rất thuận lợi trong
việc giành và giữ quyền lãnh đạo cách mạng. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và
trưởng thành trước giai cấp tư sản Việt Nam và bước lên vũ đài chính trị sau khi Cách
mạng Tháng Mười Nga đã giành được thắng lợi và giai cấp tư sản ở nhiều nước đã vứt bỏ
ngọn cờ dân tộc. Chính bối cảnh chính trị thế giới ấy đã làm cho giai cấp công nhân Việt
Nam có thêm uy tín chính trị để giương cao ngọn cờ lãnh đạo dân tộc làm cách mạng giải
phóng, giành độc lập, dân chủ theo con đường mới.
Nhưng điều quan trọng hơn là giai cấp công nhân Việt Nam sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, có lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng tiền phong lãnh đạo. Đảng lại có đường lối cách
mạng đúng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của dân tộc và giai cấp. Sau khi ra đời, Đảng đã lập
ra tổ chức công hội để giáo dục và vận động công nhân; lập ra nông hội, hội vǎn hoá cứu
quốc và các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, v.v., để giáo dục và tổ chức nông dân, trí thức
và các tầng lớp lao động khác.
Vì vậy, giai cấp công nhân không những đã đoàn kết được giai cấp mình mà còn đoàn kết
được giai cấp nông dân và tranh thủ phần lớn những người yêu nước trong tầng lớp trí
thức, tư sản dân tộc và các nhân sĩ yêu nước ngày càng tham gia đông đảo vào phong trào
giải phóng dân tộc theo đường lối của Đảng.
Đánh giá về giai cấp công nhân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, chỉ có giai cấp
công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế
quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản
quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy
nhất của nhân dân Việt Nam.
Chiếm hơn 95% số dân, nông dân nước ta là một lực lượng cách mạng to lớn, sớm có ý
thức dân tộc và dân chủ. Nông dân Việt Nam chưa từng đi theo giai cấp tư sản không
phải vì giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau giai cấp công nhân, mà vì giai cấp tư sản Việt
Nam yếu về kinh tế, bạc nhược về chính trị, không thể đáp ứng được yêu cầu của nông
dân và của dân tộc.
Nông dân Việt Nam có tinh thần cách mạng, nhưng họ không thể là lực lượng lãnh đạo
cách mạng dân tộc dân chủ vì họ không gắn liền với một phương thức sản xuất mới và
không có hệ tư tưởng độc lập. Họ cũng không có khả nǎng xây dựng một chế độ xã hội
mới.
Dưới thời đế quốc Pháp thống trị, các nhà yêu nước như Phan Đình Phùng, Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, v.v., đã kêu gọi nhân dân, trong đó có nông
dân, đấu tranh chống đế quốc Pháp để giữ nước nhưng chưa có ai đề ra đường lối cách
mạng dân chủ triệt để, khả dĩ tập hợp nông dân chống địa chủ phong kiến, giành lại ruộng
đất, để cứu nước và cứu lấy mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người Cộng sản Việt Nam thấu hiểu điều mong muốn
thiết tha nhất của nông dân. Từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương
"lãnh đạo dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong
kiến".
Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
làm cho phong trào nông dân từng bước xích lại gần với phong trào công nhân.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng còn chỉ rõ mục tiêu, nội dung và đối tượng
của liên minh trong từng thời kỳ nhằm từng bước thực hiện mục tiêu chủ yếu trước mắt là
giải phóng dân tộc. Nhờ kết hợp thực hiện đúng đắn hai khẩu hiệu chiến lược "độc lập
dân tộc" và "người cày có ruộng" với việc giải quyết yêu cầu cụ thể của từng cuộc đấu
tranh trong từng thời kỳ cách mạng, Đảng đã lãnh đạo nông dân đi theo giai cấp công
nhân đấu tranh, từng bước giành lại những quyền lợi thiết thân cho dân tộc và giai cấp;
đồng thời Đảng giáo dục để loại bỏ dần những hành động tiêu cực trong phong trào nông
dân như cục bộ, địa phương, hẹp hòi, mê tín dị đoan, v.v..
Đảng coi trọng khả nǎng cách mạng của tầng lớp trí thức.
Đế quốc Pháp thống trị nước ta vừa làm phân hoá, mai một tầng lớp trí thức phong kiến,
đồng thời tạo ra tầng lớp trí thức mới - trí thức tư sản. Nhưng một mặt do chế độ chuyên
chế về chính trị, độc quyền về kinh tế, nên tầng lớp này không có cơ sở kinh tế - chính trị
để phát triển. Mặt khác, do truyền thống yêu nước của dân tộc và sự thu hút của phong
trào công nông nên phần lớn trí thức Việt Nam đã tích cực tham gia phong trào giải
phóng dân tộc, chống đế quốc và tay sai.
Từ khi phong trào yêu nước lâm vào khủng hoảng về đường lối, nhiều trí thức đã đứng ra
tổ chức phong trào chống đế quốc Pháp, lập ra một số tổ chức và đảng cách mạng như:
Tâm Tâm Xã (1923), Phục Việt, Tân Việt cách mạng Đảng (1926-1930), Hội kín của
Nguyễn An Ninh (1927-1929), Đảng thanh niên của Trần Huy Liệu (1928), Việt Nam
quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học (1927-1930), v.v..
Tuy có tinh thần phản đế, nhưng lúc đầu họ chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng dân chủ tư
sản kiểu cũ nên không thể tự tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, không thể đóng vai
trò lãnh đạo cách mạng. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930) do Việt
Nam quốc dân Đảng tổ chức với khẩu hiệu "không thành công cũng thành nhân" đã thể
hiện quan điểm bấp bênh tiểu tư sản và sự bất lực của đảng này.
Từ khi đồng chí Nguyễn ái Quốc lập ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, tổ
chức tiền thân của Đảng, thì những trí thức yêu nước đã từng bước chịu ảnh hưởng tư
tưởng cứu nước của Người và chuyển dần từ lập trường cách mạng dân tộc dân chủ kiểu
cũ sang lập trường cách mạng dân tộc dân chủ kiểu mới của giai cấp công nhân.
Đảng luôn luôn coi trọng việc giác ngộ, tập hợp những trí thức cách mạng vào hàng ngũ
của mình và các đoàn thể cách mạng khác, làm cho họ trở thành một "động lực" cách
mạng quan trọng.
Đảng luôn luôn uốn nắn những quan điểm tư tưởng lệch lạc mang tính chất tiểu tư sản,
biểu hiện ở một số chủ trương như: thanh đảng, thanh hội của xứ uỷ Trung Kỳ (20-51931) hay "trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ", vận dụng rập khuôn kinh nghiệm
cách mạng ruộng đất của Trung Quốc vào điều kiện nước ta..., đồng thời Đảng đấu tranh
chống những xu hướng đánh giá thấp lực lượng nông dân (bạn đồng minh chủ yếu và
đáng tin cậy nhất của giai cấp công nhân). Đảng còn phê phán quan điểm của một số trí
thức trong Đảng dân chủ đòi chia quyền lãnh đạo cách mạng và quan điểm tư tưởng sai
trái của nhóm "Nhân vǎn giai phẩm" trong những nǎm 1957-1959, v.v.. Dưới sự lãnh đạo
đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tầng lớp trí thức đã cùng với giai
cấp công nhân, nông dân và cả dân tộc lập nhiều chiến công trong sự nghiệp giành và giữ
chính quyền cũng như trong kháng chiến và kiến quốc.
Trong thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sớm đánh giá và phát huy đúng
mức khả nǎng cách mạng của tầng lớp trí thức; đặt vị trí quan trọng của trí thức trong sự
nghiệp cách mạng. Nhưng về mặt lý luận, Đảng ta chưa vượt khỏi khuôn khổ các vǎn
kiện của Quốc tế cộng sản, nhất là Nghị quyết Đại hội VI Quốc tế cộng sản (9-1928). Đại
hội Đảng lần thứ II (2-1951) đã khẳng định trí thức "là một trong những động lực đáng kể
của cách mạng. Họ là bạn đồng minh tin cậy được của giai cấp công nhân".
Do đó:cần phải liên minh được công-nông-lao động trí óc như vậy mới kết
thành một khối vững chắc.