Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ VỀ TÔN GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.63 KB, 9 trang )

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ VỀ TÔN
GIÁO

Cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trước hết là đoàn kết vì
đại nghĩa, đoàn kết trong Đảng để đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế.
Trên cơ sở đó Người kêu gọi mọi người càng đoàn kết nhau lại thành một
khối để chống lại kẻ thù chung. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: ''...đoàn kết
lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm, hiệp lực đánh
đuổi tụi áp bức mình đi''.
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc:
a. Truyền thống yêu nước , nhân ái , tinh thần cố kết cộng đồng của
dân tộc việt nam:
- Đấu tranh nhằm xóa bỏ nỗi nhục mất nước cũng như nỗi nhục nghèo nàn và
lạc hậu ở một nước như Việt Nam, Hồ Chí Minh hiểu cần phải thức tỉnh lương tri
của tất cả mọi người, tất cả các tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết, tập hợp họ thành
một khối thống nhất để dựng nước và giữ nước. Người mong muốn nhân dân của
Người dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, dù thuộc các tôn giáo khác
nhau, đều trước hết thấy mình là con Rồng, cháu Lạc, phải có trách nhiệm với
cộng đồng, với những người đã khuất, với tổ tiên.
Vì thế, ngay từ năm 1924, Người đã nói: ''Chủ nghĩa dân tộc là một động lực to
lớn của đất nước''. Trong tư tưởng Người, dân tộc được xác định trên lập trường
của giai cấp công nhân, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa
quốc tế trong sáng. Đó là ''Chủ nghĩa dân tộc hướng tới chủ nghĩa Cộng sản”.
Ngoài ra, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết còn có nguồn gốc sâu xa từ truyền
thống, từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó là truyền thống “Nhiễu điều phủ lấy
giá gương; người trong một nước phải thương nhau cùng”. Vì thế, năm 1942, ngay
sau khi về nước lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã
viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một


thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài


xâm lấn. Vậy ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi
dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc lập tự do”.
-Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân
dân ta. Đó là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi. Người cho
rằng: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, nhân dân là gốc . Trong thế
giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Và “Đại đoàn kết
là một lực luợng tất thắng. Nhờ đại đoàn kết mà cách mạng đã thắng lợi, kháng
chiến đã thành công. Nay chúng ta đại đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của
chúng ta nhất đánh thắng lợi, nước nhà nhất định thống nhất”. Chính vì thế, ngay
sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) ra đời, dù bận “trăm
công, nghìn việc”, vừa phải lo chống giặc đói, giặc dốt, lại phải lo thắng giặc
ngoại xâm, Người rất quan tâm tới các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức tôn
giáo. Ngày 3/9/1945, tức chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, Người đã có
chương trình kế hoạch tiếp các tổ chức đoàn thể (như các báo Việt, Trưng, văn hóa
giơi, công giới, thương giới, Công giáo, Phật giáo, nông hội, nhi đồng, thanh
niên...). Cũng trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lân thời (bàn về những
nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước VNDCCH), Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ
cấp bách phải làm, trong đó Người nhấn mạnh vấn đề thứ 6 là: “Thực dân và
phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo (Thiên chúa giáo) và đồng
bào Lương (Phật giáo), để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín
ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”.
Suốt cuộc đời mình, không lúc nào Hồ Chí Minh không chú ý đến những
hành vi tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào. Người đã chú ý đến phong tục tập,quán
của người dân khi trở về Pắc Bó, thậm chí tự tay vẽ hình ảnh Đức Phật và dựng
ngôi chùa để đồng bào không phải đi xa làm lễ. Người cũng gửi nhiều thư và điện
đến các vị giám mục, linh mục để vận động tinh thần yêu nước của đồng bào Công


giáo. Người cũng còn gửi thư đến các ông lang, ông đại, biểu dương công trạng và
tinh thần tham gia kháng chiến của đồng bào miền núi Hòa Bình.

Không chỉ với các đồng bào có đạo và không có đạo, với các đoàn thể, các
Đảng dân chủ và xã hội, cũng được Người quan tâm để phát huy tốt vai trò của các
tổ chức này trong việc động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia kháng
chiến và thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Có thể nói rằng, “Hồ Chí Minh đã nhận
rõ cơ sở khách quan của khối đại đoàn kết dân tộc và tin tưởng vào đồng bào dù có
tôn giáo hay không có tôn giáo. Người kêu gọi phải đoàn kết, không phân biệt tôn
giáo, Đảng phái, già ,trẻ, gái trai... “Đoàn kết là chiến lược lâu dài chứ không phải
là sách lược tạm thời”. Người là hiện thân, là ngọn cờ của khối đại đoàn kết dân
tộc. Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự củng cố khối đoàn kết toàn dân trên
cơ sở liên minh công-nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm tập hợp, đoàn
kết mọi tầng lớp, mọi Đảng phái, mọi tôn giáo, dân tộc để bao vây, cô lập kẻ thù,
phá tan chính sách của chúng, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Người luôn nhắc nhở: “... đối với các đoàn thể khác cùng dân chúng, chỉ có một
chính sách là đại đoàn kết”. Thậm chí, trước lúc đi xa, trong di chúc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh còn căn dặn: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp,
phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã
đoàn kết, tổ chức lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và
nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn
kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Rõ ràng là, tư tưởng về đoàn kết của Hồ Chí Minh một khi trở thành chiến
lược của cách mạng Việt Nam đã tạo nên một sức mạnh vô địch để dân tộc ta
“nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vuợt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng”. Đó là sức mạnh của đoàn kết toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại
để đưa dân tộc tiến tới “độc lập, tự do, hạnh phúc”. Vì thế, có thể khẳng định rằng
tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi là


một thành công lớn của Hồ Chí Minh. Người đã tập hợp được những tổ chức cách
mạng chân chính về một mối, quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc, tranh thủ

được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng được tình đoàn kết quốc tế.
Đó là kết quả của nhà tổ chức vĩ đại Hồ Chí Minh, biến khẩu hiệu nổi tiếng “Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” thành hiện
thực, thành sức mạnh tinh thần, trí tuệ, thành sức mạnh vật chất cực kỳ to lớn đánh
thắng những thế lực thù địch hung bạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn kết mãi
là một lực lượng to lớn của dân tộc Việt Nam. Đoàn kết là một lực lượng vô địch.

Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng
Cộng sản do chính Người sáng lập trong hơn 75 năm đã qua cho phép chúng ta có
thể khẳng định rằng: Trong một quốc gia dân tộc, bao giờ cũng có các giai cấp,
tầng lớp xã hội, các tộc người, các tôn giáo khác nhau, song bao giờ cũng có lợi
ích chung và cao cả của cả dân tộc. Dân tộc Việt Nam dù có nhiều giai cấp xã hội,
tộc người và tôn giáo khác nhau, song người Việt Nam đều là con Hồng, cháu Lạc
có lịch sử hình thành dân tộc lâu đời, có một cội nguồn văn hóa chung, có chủ
nghĩa dân tộc truyền thống vững bền, có lợi ích cao cả là độc lập, tự do.

Việt Nam là một quốc gia dân tộc đã hình
thành sớm trong quá trình dựng nước và giữ
nước. Nhân dân Việt Nam có ý thức sâu bền
về quyền tự chủ quốc gia dân tộc. Quá trình
dựng nước và giữ nước đã tạo dựng và phát
triển cho dân tộc Việt Nam một nền văn hóa
tư tưởng rực rỡ, trong đó chủ nghĩa dân tộc, ý
chí độc lập và khát vọng tự do là truyền thống
của lịch sử. Đó là nền tảng văn hóa tư tưởng


của sự hội tụ và đoàn kết dân tộc, là động lực vĩ đại và duy nhất của nhân dân Việt
Nam trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Độc lập, tự do và tư tưởng cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh là chìa khóa để

mở đường hội tụ thắng lợi của chiến lược: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”.
Để thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc, trước hết phải có cương lĩnh đúng
đắn phù hợp với thực tiễn của đất nước qua các thời kỳ cách mạng khác nhau.
Ngay từ ngày đầu mới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã soạn
thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, được hội nghị thành lập Đảng đầu
năm 1930 thông qua, trong đó đã nêu cao khẩu hiệu “Việt Nam độc lập”, Việt
Nam tự do và chính sách đoàn kết dân tộc rộng rãi, uyển chuyển.
Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong hơn 75 năm qua trước hết là thắng lợi của Cương lĩnh,
chiến lược đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, là thắng lợi của tư tưởng
cách mạng cao cả và vĩ đại của Hồ Chí Minh - tư tưởng độc lập, tự do.
Khối quần chúng đông đảo chỉ trở thành sức mạnh vô địch khi được giác ngộ về
mục tiêu chiến đấu cao cả, được tổ chức lại thành một khối vững chắc trên cơ sở
của Mặt trận dân tộc thống nhất, được hình thành và phát triển ngày càng hoàn
thiện trong tiến trình cách mạng.
Năm 1941, cùng với chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng, Hồ Chí Minh
đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh giữa lúc nhân dân Việt Nam đang
sống quằn quại trong cảnh nước sôi, lửa nóng, lúc quyền lợi dân tộc giải phóng
cao hơn hết thảy, ai cũng muốn độc lập, tự do.
Thành lập Mặt trận Việt Minh là một điển hình sáng tạo của Hồ Chí Minh về
chiến lược đại đoàn kết dân tộc đưa đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng


Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước của dân tộc, do
dân tộc và vì dân tộc.

Tiếp đến trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc 1945 - 1954, mặt trận dân tộc
thống nhất tiếp tục được củng cố và mở rộng. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam
đã ra đời, thực hiện sự đoàn kết quốc dân để làm cho nước Việt Nam được độc

lập, thống nhất, dân chủ, phú cường. Hội ra đời tạo điều kiện mới để đoàn kết và
tranh thủ những ai có thể tranh thủ được nhằm thống nhất lực lượng quốc gia dân
tộc, chống chia rẽ.
Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn
cờ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và chiến lược đại đoàn kết dân tộc để đẩy
mạnh cuộc cách mạng ở miền Nam, thống nhất đất nước. Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đã ra đời, kế tục sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Liên Việt.
Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã được thành lập nhằm tạo
điều kiện để mở rộng khối đoàn kết dân tộc dưới ngọn cờ của Mặt trận. Đầu năm
1968, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình miền Nam Việt
Nam ra đời. Đây là một tổ chức thích hợp để thu hút các tầng lớp trung gian và
thượng lưu ở thành thị miền Nam vào khối đại đoàn kết dân tộc chống Mỹ cứu
nước.
Trải qua hơn 20 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thắng
lợi hoàn toàn. Non sông đã thu về một mối. Năm 1976, các tổ chức Mặt trận trong
cả nước đã được thống nhất lại thành một mặt trận chung lấy tên là Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, thực hiện sứ mạng đại đoàn kết dân tộc, cùng nhau xây dựng lại
đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, làm cho Việt Nam thành một
quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.


Sau khi cách mạng thành công, nhà nước của dân, do dân tộc và vì dân tộc được
thành lập, chiến lược đại đoàn kết quốc gia dân tộc không chỉ được thực thi bằng
cách tập hợp lực lượng quần chúng rộng rãi, phong phú về nội dung và hình thức
tổ chức, mà còn phải liên hiệp quốc dân ở trong Quốc hội, cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Hồ Chí Minh đề xuất và
tổ chức thành công Quốc dân đại hội Tân Trào, lập ra Ủy ban Giải phóng Dân tộc
tháng 8 năm 1945 trong đêm trước cuộc Tổng khởi nghĩa, đặc biệt là tổ chức cuộc
Tổng tuyển cử toàn dân vào tháng 1 năm 1946, để bầu ra quốc hội đầu tiên của

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội của độc lập dân tộc, thống nhất đất
nước và của đại đoàn kết toàn dân, và Quốc hội đã lập chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa là một chính phủ chung của cả dân tộc chứ không phải là chính
phủ riêng của một đảng phái, một giai cấp nào. Đây cũng là một điển hình thành
công sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong tổ chức nhà
nước pháp quyền của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc, là một bài học vô cùng quý
báu của việc thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trong lĩnh
vực xây dựng, tổ chức nhà nước.
Hồ Chí Minh đã thực thi thắng lợi chiến lược đại đoàn kết dân tộc do Đảng
Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất chính vì Người đã thành công trong việc
sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một đảng đạo đức và văn
minh, một “Đảng hiện thân cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc, một
đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của
dân tộc Việt Nam”.
Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư tưởng cơ
bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực lượng đấu tranh với kẻ thù
dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Người đã
sử dụng khoảng 2.000 lần cụm từ "đoàn kết", "đại đoàn kết" trong các văn bản


viết. Người luôn luôn nhận thức đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn,
quyết định sự thành công của cách mạng.
Sau khi giành được độc lập dân tộc, tại nhiều hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
luôn nhấn mạnh sức mạnh của đoàn kết: "Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng
lợi".
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công!"
Năm 1951, Hồ Chí Minh thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc nhân buổi
ra mắt Đảng Lao động Việt Nam: "Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể
gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc". Như vậy, đoàn kết

toàn dân là một đường lối lãnh đạo của Đảng. Không dừng lại ở việc xác định đại
đoàn kết là mục tiêu, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định nhiệm vụ của toàn
Đảng là giữ gìn sự đoàn kết. Trong Di chúc, Người dặn lại chúng ta "Đoàn kết là
một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung
ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn
con ngươi của mắt mình".
Dân tộc Việt Nam được hiểu là mỗi người dân Việt Nam đang sinh sống, làm ăn ở
Việt Nam và những người Việt sinh sống, làm ăn ở nước ngoài có gốc gác là
người Việt Nam, không phân biệt họ là dân tộc thiểu số hay đa số, họ theo hoặc
không theo tín ngưỡng, tôn giáo, không phân biệt họ giàu hay nghèo, họ là nam
hay nữ, già hay trẻ. Đại đoàn kết toàn dân tộc có nghĩa là phải tập hợp được mọi
người dân vào một mục tiêu chung. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Ta
đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết
để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và
phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ".
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân rộng rãi nhưng phải xác định lực lượng nào
là nền tảng của khối đại đoàn kết. Người chỉ rõ "Đại đoàn kết tức là trước hết phải


đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và
các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết".
Tổ chức thể hiện khối đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận Dân tộc thống nhất. Mặt
trận là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân nước
Việt trong nước và ngoài nước phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc,
thống nhất Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn mọi người phải khắc phục đoàn kết
xuôi chiều, hình thức, đoàn kết thiếu đấu tranh với những mặt chưa tốt. Người
viết: "Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất
trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của
nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước,

vì dân". Người cổ vũ mọi người vào Mặt trận Việt Minh: Dân ta phải nhớ chữ
đồng: "đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh".
Là tổ chức chính trị to lớn nhất, cách mạng nhất, Đảng lãnh đạo xây dựng Mặt trận
Dân tộc thống nhất đồng thời cũng là một thành viên của Mặt trận. Đảng lãnh đạo
Mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn. Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định: "Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên
đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta".
Đại đoàn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế và là cơ sở cho việc thực
hiện đoàn kết quốc tế. Ngược lại, đại đoàn kết quốc tế là một nhân tố hết sức quan
trọng giúp cho cách mạng Việt Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.



×