Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các phương pháp rút gọn thuộc tính trong bảng quyết định không đầy đủ và ứng dụng (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 82 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2








ĐÀO NHỊ HÀ

TIỂU THUYẾT 3.33.9 [NHỮNG MẢNH HÔN TRẦN]
CỦA ĐẶNG THÂN NHÌN TỪ GÓC Đ ộ THẺ LOẠI






Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60 22 òl 20

LUẬN
VĂN THẠC
S ĩ N G Ô N N G Ữ VÀ VĂN H O Á VIỆT
NAM





Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Gia Thế

HÀ NỘI, 2015


Lòi cảm ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Phùng Gia Thế người đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, phòng Sau đại học, quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi
trong suốt khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn
đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến.
Mặc dù đã có những cố gắng, tìm tòi nhất định, song chắc chắn luận
văn không ừánh khỏi hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của thày cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2015
Học viên


Lòi cam đoan
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo,
TS. Phừng Gia Thế. Tôi xin cam đoan:
- Luận văn là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực.
- Những gì được triển khai trong luận văn không trùng khít với bất kì công
trình nghiên cứu của các tác giả nào đã được công bố trước đó.

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2015
Học viên



M ỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................ 6
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................. 6
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 10
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................... 10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứ u................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 10
6. Đóng góp của luận văn..................................................................................11
7. Cấu trúc của luận văn....................................................................................11
NỘI DƯNG.......................................................................................................12
Chương 1. KẾT CẤU - CỐT TRUYỆN TIỂU THUYẾT 3.3.3.9
[NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN] CỦA ĐẶNG THẨN...................................... 12
1.1. Khái niệm kết cấu...................................................................................... 12
1.2. Kết cấu mê lộ..............................................................................................14
1.3. Kết cấu lồng ghép.......................................................................................17
1.4. Kết cấu phân mảnh.................................................................................... 22
Chương 2. NGÔN NGỮ VÀGIỌNG ĐIỆU TIỂU THUYẾT 3.3.3.9
[NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN] CỦA ĐẶNG THÂN...................................... 31
2.1. Ngôn ngữ tiểu thuyết Đặng Thân.............................................................. 31
2.1.1. Khái niệm ngôn ngữ............................................................................... 31
2.1.2. Ngôn ngữ mạng...................................................................................... 33
2.1.3. Ngôn ngữ thông tục, suồng sã................................................................37
2.1.4. Ngôn ngữ giễu nhại................................................................................ 40
2.1.5. Ngôn ngữ pha tạp................................................................................... 45
2.2.

Giọng điệu tiểu thuyết Đặng Thân........................................................ 51


2.2.1. Khái niệm giọng điệu............................................................................. 51


2.2.2. Giọng giễu nhại, trào lộng..................................................................... 53
2.2.3. Giọng điệu bỗ bã, dung tục.................................................................... 55
2.2.4. Giọng điệu hoài nghi, chất vẩn..............................................................57
Chương 3. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬTTIỂU
THUYẾT 3.3.3.9 [NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN] CỦA ĐẶNG THẨN...... 63
3.1. Không gian nghệ thuật.............................................................................. 63
3.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật.......................................................... 63
3.1.2. Không gian nghệ thuật trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của
Đặng Thân........................................................................................................ 65
3.2. Thời gian nghệ thuật................................................................................. 68
3.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật.............................................................. 68
3.2.2. Thời gian nghệ thuật trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của
Đặng Thân........................................................................................................ 70
KẾT LUẬN...................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 79


6

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ở Việt Nam, từ sau 1986, sự đổi mới của đời sống văn hóa - xã hội
đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới văn học, trong đó có tiểu thuyết.
Trên văn đàn, tiểu thuyết ngày càng khẳng định vai trò là “xương sống”, là
“cột trụ” của nền văn học. Tiểu thuyết ngày càng có nhiều tín hiệu đổi mới.
Trên văn đàn, xuất hiện nhiều khuynh hướng tìm tòi thể nghiệm nhằm “khơi

thông dòng chảy” (Nguyên Ngọc). Những hiện tượng mới lạ, những cách tân
táo bạo gây dư luận ồn ào và kéo dài, những diễn biến phức tạp và bất ngờ
của quá trình tiếp nhận văn học... hầu như diễn ra trong lĩnh vực tiểu thuyết.
Nằm trong dòng chảy đổi mới văn học kể từ 1986, tiếp tục là thời kì mở
cửa, hội nhập từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước, nhiều tác phẩm, tác giả
đã lần lượt xuất hiện, tạo được dấu ấn ừên văn đàn. Đầu những năm 2000,
văn học mạng xuất hiện mạnh mẽ, mở ra không gian mới, cách viết và cách
tiếp cận mới, trong đó, sự góp mặt Đặng Thân được xem là một sự kiện đặc
biệt, khẳng định một phong cách riêng, độc đáo ừong dòng chảy văn chương
giai đoạn này.
1.2. Đặng Thân là nhà thơ song ngữ, nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam về
tiểu thuyết hư cấu, truyện ngắn và tiểu luận. Giới phê bình Việt Nam đánh giá
ông là “điển hình của văn học Việt Nam hậu đổi mới”. Những tác phẩm của ông
đã tạo ra bước ngoặt quan trọng bậc nhất về lối viết trong văn học Việt Nam.
Báo chí Mỹ nhận định: “Trong những dòng văn chương ông theo đuổi, Đặng
Thân được ca ngợi nhờ có giọng văn rất độc đáo và phong cách nổi loạn”.
1.3. Tháng 11/2011, tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] được
xuất bản trong nước ngay lập tức gây tiếng vang. Có nhà phê bình khẳng
định, với 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] sẽ chỉ có những ý kiến “cực khen
hoặc cực chê” và cho rằng “tiểu thuyết của Đặng Thân đáng có một số phận


7

như vậy”. Đặng Thân được coi là “đã tạo ra một thế giới nghệ thuật đi xa hơn
những gì nhiều nhà văn hàng đầu khác đã làm”. Với tiểu thuyết này, giới phê
bình còn đề nghị đưa ra khái niệm “Tiểu-Thuyết-Đặng-Thân” cho những
đóng góp về thi pháp tiểu thuyết của ông, bởi nó đã trình bày những quan
niệm khác, những ý niệm lạ trong thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam. Điều quan
ừọng là tò đây ông được đánh giá là nhà văn tạo ra những “bước ngoặt quyết

đoán” cho văn học Việt Nam.
Người đọc có thể tìm thấy ở 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] vô số điều
“khác biệt” với tư duy tiểu thuyết Việt Nam đương thời và trước đó... Có thể
nói, với lối tư duy độc đáo của mình, Đặng Thân tạo ra một diện mạo mới cho
thể loại tiểu thuyết với sáng tác đặc biệt này. Nhìn từ góc độ thể loại, 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần] của Đặng Thân có những đóng góp mới mẻ, quan
ừọng đối với tiến trình tư duy tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi quyết định lấy việc nghiên cứu
tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân dưới góc nhìn thể
loại làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
1.4.

Đặng Thân là nhà văn thuộc khuynh hướng hậu hiện đại. Độc giả

biết đến ông qua tập thơ Thơ phụ âm, TỪ ĐIỂN THI x / x LOẠI [chúng
sinh]... gần đây là tập truyện ngắn Ma net đã “gây hoang mang ừong lòng độc
giả” và đặc biệt là sự ra đời của cuốn tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn
trần]. Tác phẩm này của Đặng Thân đã gây được sự quan tâm, chú ý của độc
giả và giới phê bình bởi một phong cách mới lạ và giọng văn độc đáo. Luôn
có ý thức cách tân văn học, nghiêm túc với công việc của mình, bạo dạn và
thậm chí khiêu khích với thẩm mĩ truyền thống, Đặng Thân đã nhận được
không ít sự ủng hộ cũng như chê bai của giới cầm bút.
Qua khảo sát, chúng tôi tập họp được một số bài viết về Đặng Thân và
các tác phẩm của ông ở những mức độ khác nhau:


8

Trong buổi “Trình diễn đa thoại về tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn
ừần] của Đặng Thân” diễn ra tại Viện Goethe, nhà phê bình Lã Nguyên (La

Khắc Hòa) khẳng định: "Nhìn lại lịch sử văn học Việt Nam chúng ta thấy giai
đoạn nào cũng có những tác giả, tác phẩm xuất sắc, thế nhưng không phải giai
đoạn nào cũng có tác giả tạo ra được một bước ngoặt trong lịch sử văn học
dân tộc... Văn chương sau Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và Nguyễn Tuân
dường như một thời gian rất dài không có gì thay đổi, mãi đến khi Nguyễn
Huy Thiệp xuất hiện, theo tôi, nó đã tạo ra một cái sự khác, và đến khi Đặng
Thân xuất hiện với những tác phẩm như Ma Net, 3.3.3.9 [những mảnh hồn
trần] thì lại bắt gặp một bước ngoặt khác. Bước ngoặt mà Đặng Thân tạo ra
chính là bước ngoặt của văn học hậu hiện đại bằng cách tạo ra những không
gian trò diễn kiểu khác, những chủ thể với những cấu trúc khác. Đặng Thân
thực sự đã tạo ra một tác phẩm đa thanh phức điệu, xây dựng được một khung
truyện kể giản đơn để tạo ra ở bên trên một cấu trúc ngữ nghĩa vô cùng phong
phú, phức tạp. Với ý nghĩa ấy thì tác phẩm 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] là
một sự kiện văn học cực kỳ quan ừọng trong đời sống văn học của chúng ta".
Trong bài viết: “Đặng Thân: điển hình của văn học hậu - Đổi mới” trên
tạp chí Da Màu, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy viết: “Với tiểu thuyết 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần], tác giả không phải chỉ là kẻ dẫn chuyện, mà là một
nhân vật trong truyện, như các nhân vật khác. Có thể, vị thế “chân trong chân
ngoài”, hoặc hoàn toàn là “người trong cuộc” này làm cho tính diễu nhại
Đặng Thân trở thành tự diễu nhại... Tiểu thuyết Đặng Thân, tuy là một cuốn
sách in để đọc, nhưng lại có kết cấu như thể của một tiểu thuyết mạng. Câu
chuyện trôi chảy tự nhiên, nhiều khi phụ thuộc vào những nhân vật chen
ngang. Đó là một tác phẩm mở”.
Tác giả Phùng Gia Thế trong bài viết “Siêu thị chữ của Đặng Thân”
(phebinhvanhoc.com.vn) cũng khẳng định: “Đặng Thân là kiểu nghệ sĩ nổi


9

loạn. Anh viết nhiều nhưng sung sức và vạm vỡ nhất ở các sáng tác mang

phong cách hậu hiện đại. Ở thời điểm hiện nay, Đặng Thân là chất liệu phong
phú bậc nhất cho những người quan tâm nghiên cứu văn xuôi hậu Đổi mới ở
nước ta. Người nghiên cứu có thể tìm thấy trong sáng tác của Đặng Thân
nhiều vấn đề có ý nghĩa lịch sử và lí thuyết liên quan tới việc vẽ bản đồ văn
học, nguồn gốc của một hiện tượng văn học, cách viết và cách đọc một tác
phẩm văn học”.
Phan Tuấn Anh với các bài viết “Ngôn ngữ nhị phân - đặc điểm kiến tạo
văn hóa nghệ thuật hậu hiện đại” (www.vietvan.vn) và “Văn bản hậu hiện đại sự khiêu khích với những ranh giới (Qua trường hợp “Anh chàng xe điện của
Hitoni Nakano)” (www.vanvn.net) đã khái quát những nét nổi bật của ngôn
ngữ trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]. Đặc biệt, với bài viết
“Đặc trưng ngoại biên hóa trong văn học hậu hiện đại - nhìn từ trường họp
Đặng Thân” (Yume.vn). Phan Tuấn Anh đã khai thác cấu trúc và văn phong
hậu hiện đại kiểu mạng/máy tính dựa trên nguyên tắc thẩm mĩ Facebook và lối
đọc status - entry trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần].
Nhà văn - dịch giả Nguyễn Hồng Nhung trong bài viết “Ghi sau khi đọc
Đặng Thân” cũng cảm nhận: "Đặng Thân tìm lối diễn đạt cực kỳ riêng trong lối
kể chuyện lê thê, có vẻ sặc mùi báo chí (trong tiểu thuyết). Nếu không nhận ra
sắc diện thiên tài thông minh khủng khiếp của Đặng Thân từ các nhận định đôi
khi rất có vẻ tình cờ giữa các đoạn văn, người ta cứ tưởng Đặng Thân đang viết
báo, hoặc cao hơn một chút, đang tổng hợp tư liệu kiến thức...".
Qua các bài nghiên cứu, phê bình trên, các nhà tác giả đã chỉ ra những
giá trị trong tác phẩm 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân, đặc biệt
là những cách tân của ông ừong lối tư duy và kĩ thuật viết. Tuy nhiên, cho đến
nay những ý kiến xoay quanh tác phẩm 3.3.3.9 [những mảnh hằn trần] của
Đặng Thân mới chỉ là những bài báo, phỏng vấn, điểm sách, những bài phê


10

bình nhỏ lẻ, chưa có công trình nào đề cập đến tiểu thuyết 3.3.3.9 [những

mảnh hồn trần] của Đặng Thân dưới góc nhìn thể loại một cách toàn diện.
Chính vì vậy, trên cơ sở những gợi ý của những người đi trước, chúng tôi đặt
vấn đề tập trung tìm hiểu “Tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của
Đặng Thân nhìn từ góc độ thể lo ạ r với mục đích hiểu sâu và bổ sung thêm
những vấn đề còn bỏ ngỏ, từ đó đề xuất một hướng tiếp cận tác phẩm từ
phương diện cấu trúc và tiềm năng của thể loại.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn khảo sát một cách đầy đủ,
toàn diện về tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân ừên
phương diện thể loại; nhìn nhận đánh giá một cách khách quan, khoa học về
những khả năng và giới hạn của tiểu thuyết này. Từ đó làm rõ thêm nét độc
đáo trong lối viết của Đặng Thân và khẳng định vai trò của nhà văn trên con
đường cách tân tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
3. Nhiệm vụ nghiền cứu
Luận văn có nhiệm vụ chỉ ra những nét độc đáo, sáng tạo, đóng góp và
những giới hạn của Đặng Thân qua 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] nhìn từ
góc độ thể loại.
4. Đổi tượng, phạm vỉ nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân nhìn từ góc
độ thể loại.
4.2. Phạm vỉ nghiên cứu
Tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân do Nhà xuất
bản Hội nhà văn ấn hành năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn sử dụng những phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:


11


- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống;
- Phương pháp xác định lịch sử - phát sinh;
- Phương pháp thống kê, so sánh, tổng họp;
- Phương pháp so sánh hệ thống.
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài nghiên cứu đi sâu khám phá tiểu thuyết tò phương diện thể loại
nhằm hệ thống hóa kiến thức về thể loại với tư cách một khái niệm khoa học;
nêu bật đặc điểm tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân
dưới góc nhìn thể loại; từ đó thấy được cá tính sáng tạo, khả năng và giới hạn
của nhà văn trong tiểu thuyết này.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phàn kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của đề tài được triển khai cụ thể thành ba chương. Cụ thể bao gồm:
Chương 1. Kết cấu - cốt truyện tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn
trần] của Đặng Thân
Chương 2. Ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh
hồn trần] của Đặng Thân
Chương 3. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật tiểu thuyết
3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân.


12

NỘI DUNG
Chương 1
KẾT CẤU - CỐT TRUYỆN TIỂU THUYẾT


3.3.3.9 [NHỮNG MẢNH HÒN TRẦN] CỦA ĐẶNG THÂN


1.1. Khái niêm kết cấu
Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Trên một ý
nghĩa nào đó có thể nói sáng tác là kết cấu. Khi nói xây dựng tác phẩm, xây
dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, xây dựng cấu tứ thơ, thì cũng là lúc ta
hiểu tác phẩm như một công trình kiến trúc. Bản thân thuật ngữ kết cấu cũng
mượn từ kiến trúc, hội họa. Từ những vật liệu khác nhau, trên một không gian
nhất định, người ta có thể xây dựng nên những công trình hợp mục đích và
họp lý tối đa.
Platon đã khẳng định vai trò quan trọng của kết cấu trong sáng tác văn
học: “Kết cấu của mỗi bài văn phải là một tất yếu có sức sống, có cái thân thể
vốn có của nó, có đầu, có đuôi, có phần thân, có tứ chi, có bộ phận này và bộ
phận khác, có quan hệ bộ phận và toàn thể, tất cả đều phải có vị trỉ của nó”
[40, tr. 153].
Quan tâm đến kết cấu tác phẩm văn học, Nhữ Bá Sĩ (cuối thế kỷ XVIII
đầu thế kỷ XIX) viết: “Loại văn chương tột bậc của thiên hạ đúng là không ở
trong cái giới hạn đóng, mở, kết cấu, nhưng mà không đỏng, mở, kết cấu thì
cũng không thành văn chương” [40 , tr.154].
Giáo trình Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên) nêu định nghĩa: "...
các tác phẩm văn học không chỉ khác nhau về chất liệu hiện thực (với thơ, đó
là hệ thống cảm xúc và suy nghĩ, là hình ảnh, hình tượng thơ; vón văn xuôi và
ìậch, đó là hệ thống sự kiện, hệ thống tính cách...) mà còn khác nhau về cách
bố trí, sẳp xếp, tổ chức sự xuất hiện của các chất liệu hiện thực đó trong tác


13

phẩm; khác nhau về cách bố cục tác phẩm (với thơ, đó là cách cấu tạo các
câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ...; với văn xuôi và kịch, đó là cách dựng các lớp,
cảnh,chương, phần, tập). (...) Tóm lại, kết cẩu là sự tạo thành và liên kết các

bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sẳp xếp các yểu tổ, các
chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và
theo một chiều hướng tư tưởng nhất định ” [16, tr.142].
Theo cuốn 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân, “Kết cấu là sự
sắp xếp, phân bổ các hình thức của nghệ thuật; tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy
theo nội dung và thể tài. Kết cẩu gắn kết các yếu tổ của hình thức và phối
thuộc chúng với tư tưởng. Các quy luật của kết cẩu - là kết quả của nhận thức
thẩm mỹ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại. Kết cẩu có tỉnh nội
dung độc lập; các phương thức và thủ pháp kết cấu sẽ cải biển và đào sâu
hàm nghĩa của cái được mô tả ”.
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn
Khắc Phi (đồng chủ biên) coi kết cấu (composition) là “toàn bộ tổ chức phức
tạp và sinh động của tác phẩm. Thuật ngữ kết cẩu thể hiện một nội dung
rộng rãi, phức tạp hơn bổ cục. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự
tiếp nổi bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận,chương
đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ
thể của tác phẩm. Kết cẩu bao gồm bổ cục, tổ chức tỉnh cách, tổ chức thời
gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên
kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bổ trí các yếu
tố ngoài cốt truyện... sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh
thể nghệ thuật
Như vậy, có thể nói kết cấu là cách tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức
không gian và thời gian nghệ thuật của tác phẩm, tổ chức những liên kết cụ
thể của các thành phần cốt truyện, cách trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt


14

truyện sao cho tác phẩm trở thành một công trình nghệ thuật có tính thẩm mĩ.
Nhờ kết cấu, tác phẩm văn học trở nên mạch lạc, có “vẻ duyên dáng của trật

íự ”(Horacius). Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu kết cấu trong quá trình sáng
tạo nghệ thuật của bất cứ nhà văn nào luôn là một điều cần thiết.
Nếu đi tìm một tiểu thuyết thách thức người đọc theo nghĩa họ phải va
chạm một cấu trúc pha ừộn, giễu nhại, liên văn bản thì 3.3.3.9 [những mảnh
hồn trần] của Đặng Thân là một tác phẩm như thế. Trong tiểu thuyết 658
trang này, độc giả sẽ gặp nhiều dạng thức văn bản khác nhau từ văn xuôi, báo
chí, thơ, thư từ, chát, câu đối, lịch sử, tướng số, tiếng Anh... cho tới khảo cứu.
Với hơn 60 chương, tiểu thuyết kết cấu theo lối phân mảnh trong văn học hiện
đại, lối chương hồi kiểu kiếm hiệp cổ điển, cuối mỗi chương là mấy câu thơ
khép lại và dẫn nhiều câu rất cà rỡn, kiểu như: “Cạn chén buồn nôn vô cạn cớ/
Càn khôn cản ngại cán anh [k]hùng” (Kết chương 39). Thông thường ừong
văn học Việt Nam, thơ luôn đóng vai trò tiên phong trong các cuộc cách tân,
còn văn xuôi thường giữ thế “nghiêm trang” hơn nên có thể gọi tiểu thuyết
của Đặng Thân là một thể nghiệm táo bạo.
Khi nghiên cứu tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng
Thân dưới góc nhìn thể loại về phương diện kết cấu - cốt truyện đề tài luận
văn của chứng tôi mạnh dạn đưa ra 3 đặc điểm cơ bản đó là: Kết cẩu mê lộ,
kết cẩu lồng ghép và kết cẩu phân mảnh.
1.2. Kết cấu mê lô
Kết cấu mê lộ là một kết cấu đặc sắc trong văn học hậu hiện đại. Nếu
như các nhà văn truyền thống, hiện đại xây dựng kết cấu cho một tác phẩm
mang tính thống nhất, nhằm tạo cái nhìn xuyên suốt cho bạn đọc thì đối với
các nhà văn hậu hiện đại là xây dựng văn bản mang nhiều đường nét, gấp
khúc. Kết cấu mê lộ chính là sự xóa nhòa ranh giới giữa hiện tại - tương lai,
quá khứ - thực tại, mờ hóa các sự vật, hiện tượng, nhân vật. Thực tế đã có rất


15

nhiều nhà văn thành công với kết cấu này, tiêu biểu là F. Kafka với các sáng

tác lừng danh như Vụ án, Lâu đài... Sự tiếp thu, giao lưu của văn học Việt
Nam với văn học phương Tây cũng tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến văn
học Việt Nam hiện đại. Gần đây, trên văn đàn thấy xuất hiện ngày càng nhiều
cây bút hậu hiện đại với phong cách độc đáo, thể hiện cá tính mạnh mẽ, ttong
đó 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân là một ừong những tác
phẩm thể hiện đậm nét yếu tố hậu hiện đại, trước hết là trên phương diện kết
cấu, mà cụ thể là qua kiểu kết cấu “mê lộ”.
Mở đầu tác phẩm là lễ ra mắt, làm quen của các nhân vật tại Quán GIÓ
và kết thúc là mối tình đẹp của cô gái người Việt - Mộng Hường và chàng trai
người Đức - Schditt ở thời điểm hiện tại nhưng tác phẩm lại không dừng lại ở
đó để nói chuyện hiện tại. Đây chỉ cuộc gặp gỡ được nhà văn sử dụng như
một cái cớ để nhân vật của mình xuất hiện và dẫn dắt sự phát triển của câu
chuyện. Trên cái nền hiện tại ấy, câu chuyện về cuộc đời của mỗi nhân vật
dần hiện ra như một dòng chảy tự nhiên, song kì thực thì nó vẫn nằm trong
dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Từ đây ranh giới giữa hiện tại - quá khứ, thực
tại - tương lai về cuộc đời của các nhân vật đã bị xóa nhòa.
Bắt đầu từ trong câu chuyện về Mộng Hường, điểm nhìn nghệ thuật trở
về quá khứ với cuộc sống êm đềm ở vùng quê hương Tiên Lãng Hải Phòng
“em lớn lên với đồng lúa xanh mơn mởn và những vườn thuốc lào lúc nào
cũng vàng ươm đằm thẳm mùi phân bắc ” cùng những mối tình thơ ngây của
cô dưới mái trường cấp ba. Đầu tiên là mối tình với Trần Huy Bớp - “tên ngổ
ngáo rạch ừời rơi xuống”, có thâm niên ừong việc “Trộm cướp, trấn lột, đâm
chém người, phá hoại trường học, hút hừ cần sa, ma túy, rượu chè say sỉn,
hãm hiếp con gái, bỏ nhà cả tháng, fron học thường xuyên...” [48, tr. 169].
Tình yêu ấy chấm dứt khi Bớp phải vào tù vì ghen. Và Hường có mối tình
mới, đó là thày Sơn - người thầy năm xưa của Trần Huy Bớp. Sau đó, trở về


16


thời điểm hiện tại viết tiếp những thăng trầm tình yêu của Mộng Hường trong
những ngày tháng sinh viên của cô dưới mái trường sư phạm, đó là mối tình
chớp nhoáng với một anh sinh viên trường sân khấu điện ảnh hay chuyện tình
cặp kè với một anh cán bộ phường bị đánh ghen rồi “sugar ai nẩy g o ”...
Nhằm có “đồng ra đồng vào ”, Hường trở thành gái gọi bán chuyên nghiệp
với “chiến lược săn đại gia”. Hường đầu tư tốn kém, chen vào các cuộc gặp
gỡ của các doanh nhân đầu sỏ, làm quen với Nguyên “sân”, đại gia trẻ ngành
gạch. Nhưng sự nghiệp của cô chỉ thực sự bắt đầu khi cô gặp Dương Đại
Nghiệp. Đây có lẽ là khoảng thời gian “vinh quang” nhất của cô. Vì sau khi
rời xa Nguyên “sân”, con đường làm ăn của Hường gặp nhiều sóng gió, bị tên
“lảo bản” thâu tóm và bao nhiêu tiền bạc về tay họ Dương hết. Và tất cả thực
sự hồi sinh khi Hường nhận được sự nâng đỡ của Junkim Cannon và Schditt.
Kết duyên với Schditt chính là một kết thúc có hậu cho Mộng Hường.
Đan xen với câu chuyện về Mộng Hường là câu chuyện về cuộc đời
Schditt. Anh liên tục lùi điểm nhìn về quá khứ với những mảng hồi ức về gia
đình, tình yêu, lịch sử... Đó là câu chuyện về ông nội Schditt, một người lính
dọc ngang khắp nước Pháp suốt ba năm , câu chuyện về Hitler, câu chuyện về
mẹ Schditt với những tháng ngày hạnh phúc bên bên chồng con. Đặc biệt là
những kí ức êm đẹp về mối tình giữa anh và một cô gái đạo Hồi tên là Saraji
Umm al - Hibri, người Liban. Hai người yêu nhau nhưng có cái kết không
mấy hạnh phúc vì gặp phải sự ngăn cản của gia đình. Anh đã vượt qua nỗi
buồn bằng cách lao vào công việc và rồi tình duyên cũng mỉm cười với anh
khi anh gặp được người con gái mang tên Mộng Hường. Cuộc sống của anh
tươi đẹp trở lại với những chuyến đi, những kỉ niệm hạnh phúc.
Khi đẩy điểm nhìn về quá khứ, nhà văn đã mở ra một thời gian, một
không gian đã qua nhưng vẫn có sức ám ảnh đối với mỗi nhân vật. Ở nhân vật
Mộng Hường thì đó là những dấu mốc, kỉ niệm đánh dấu sự “trưởng thành”,


17


đổi đời của một cô gái tỉnh lẻ. Còn với Schditt thì đó là tình yêu, niềm tự hào
về dân tộc, về gia đình. Bởi vậy, sự dịch chuyển kết cấu mê lộ tò hiện tại về
quá khứ không chỉ có tác dụng mở rộng biên độ phản ánh hiện thực đời sống
mà còn có điều kiện trải nghiệm, sống cùng với cuộc đời mỗi nhân vật.
Như vậy, bằng sự linh hoạt trong việc khai thác điểm nhìn nghệ thuật,
lựa chọn điểm nhìn gắn với ngôi kể cũng như dịch chuyển điểm nhìn ừong
không gian, thời gian, điểm nhìn nhân vật - nhân vật, Đặng Thân đã tạo ra
điểm nhấn (và sức hấp dẫn riêng) cho tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn
trần]. Ở đây, mỗi nhân vật đều tham gia phát ngôn và đều có quyền phán xét,
bình giá về cuộc sống theo cách riêng của mình, trên một mặt sân giá trị bình
đẳng. Bởi vậy, tác phẩm có điều kiện soi chiếu cuộc sống từ nhiều chiều để
thấy được sự phức tạp cũng như những góc khuất của nó.
Có thể nói, kiểu kết cấu độc đáo này khiến câu chuyện của từng nhân
vật được triển khai ở các đơn vị thời gian rất đa dạng. Thời gian có thể lui về
quá khứ theo dòng hồi tưởng của họ, cũng có thể vươn tới tương lai cùng
những dự định, ước mơ, hay đơn giản chỉ là ở thực tại với những biến cố cụ
thể ừong cuộc đời của họ.
1.3. Kết cấu lồng ghép
Kết cấu lồng ghép như một thủ pháp văn chương đã xuất hiện rất sớm
trong lịch sử văn học thế giới. Nói một cách đơn giản, đây là thủ pháp để lồng
ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào
tác phẩm chính trong quá trình diễn tiến của tác phẩm. Có thể thấy biểu hiện
xa xưa của sử thi Odyssey của Hy Lạp (thế kỷ VIII trước công nguyên), khi
người anh hùng Ulysses tự kể lại những câu chuyện phiêu lưu của mình trong
bữa tiệc.
Kết cấu lồng truyện còn đạt được đến những thành tựu cao hơn về nghệ
thuật kể chuyện khi cho ra đời nhiều tác phẩm có giá tri với hình thức kiểu



18

truyện khung (frame story hay frame narrative, frame tale). Kiểu truyện khung
là kiểu truyện mà tác phẩm là một câu truyện dài có khả năng hàm chứa trong
bản thân nhiều truyện kể khác được liên kết lại. Một câu chuyện có mở đàu và
kết thúc đóng vai trò là truyện trung tâm (main story), hay còn gọi là truyện nền
(basic story) để tạo nên một khung truyện làm cơ sở cho những truyện kể khác
có thể kết nối, tập họp lại với nhau theo cấu trúc lồng truyện, để tò đó tạo nên
một tác phẩm có dung lượng lớn và nội dung phong phú.
Trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], xuyên suốt tác phẩm là hai câu
chuyện về cuộc đời của Mộng Hường và Judah - Schditt. Ngoài hai câu
chuyện được lồng ghép, xen cài xoắn vặn còn có sự xuất hiện của nhiều nhân
vật khác với những câu chuyện riêng về cuộc đời họ. Đây cũng là một điểm
đặc sắc trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần].
Trước hết, đó là chuyện về cuộc đời Mộng Hường tò một cô sinh viên
tỉnh lẻ thành một cô gái thị thành sành đời. Mối tình “ngây ihđ' với Tràn Huy
Bớp học cùng trường cấp II, “một thằng giặc”, như định liệu trước một tương
lai không mấy sáng sủa về chuyện tình duyên. “Bớp si mê Hường như con
nhang sùng kỉnh đình chùa. Khắp nơi đều kinh nó nhưng đứng trước Hường
nó như con thỏ non ” [48, tr.69]. Một tên ma cà bông không hơn Xuân Tóc Đỏ
của Vũ Trọng Phụng là mấy và nếu “đọ tài” Trần Huy Bớp sẽ giữ vị ừí quán
quân: “Trộm cướp, trấn lột, đâm chém người, phá hoại trường học, hút hít
cần sa, ma tủy, rượu chè say sỉn, hãm hiếp con gái, bỏ nhà cả tháng, trốn học
thường xuyên... ” [48, ư.169], nhưng trước Mộng Hường, Bớp luôn “si mê và
tôn thờ nàng” “một cách ngây dại” [48, tr.71]chiều chuộng và “lúc nào cũng
mua quà cho Hường” [48, tr.71]. Nhưng tình yêu đó cũng chẳng thể kéo dài
được lâu, hai người xa nhau vì Bớp phải vào tù. Và Hường có một mối tình
mới, không ai khác ngoài thầy Sơn - người thầy năm xưa của Trần Huy Bớp.
Hai người làm thơ đưa đẩy nhau và nói lên nỗi lòng của mình với bạn tình.



19

Vốn là một người mê mẩn văn thơ ca nhạc, Hường như “diều gặp gió”, tình
lên phơi phới: “Thầy nè thầy hỡi thầy ơi... Đừng thương iem quả! Leo đeo
cuộc đời...” [48, tr.142]. Và Sơn cũng không kém phàn tình tứ khi nói về
Mộng Hường: “Vừa xinh, vừa duyên, lại vừa “tình ”, Sao vừa vặn cả thế em
ơi?... ”[48, tr.142]. Đe rồi hai người quấn rít lấy nhau: "... Sơn ôm lấy Hường.
Hường đẩy ra. Sơn hôn vào má. Sơn hôn vào tai. Sơn hôn vào tay. Sơn hôn
vào tai. Sơn hôn vào vai... ” và trong một chiều hoàng hôn của năm học lớp 11
thì Mộng Hường đã chính thức trở thành đàn bà đúng nghĩa. Bớp mất Hường
là bởi y cứ “tẩn” gái khắp nơi ừong khi tôn thờ và “để dành” Hường; còn
Hường cứ thấy thầy Sơn hói than thở mà ả thì thèm. Ả, như mọi nữ sinh cuối
cấp 3 khác, không được giáo dục giới, càng không được khuyên nhủ sử dụng
năng lượng dục tính thăng hoa vào các công việc khác. Vậy là, như một chân
lý nghệ thuật, Hường ngã vào tay thày Sơn hói. Đây là một ngã rẽ rồi, với cái
suýt án mạng do Bớp ghen gây ra làm cú huých, bắn số phận cô ta sang bến
bờ gái bao. Những ngày tháng sinh viên là khoảng thời gian đạt “phong độ”
trong lĩnh vực tình yêu. Đó là mối tình chớp nhoáng với một sinh viên học
ngành đạo diễn của Đại học Sân khấu Điện ảnh, một anh chàng đẹp trai lai
Pháp. Rồi Mộng Hường cũng cặp kè với một anh cán bộ phường... song tình
yêu ấy không thể “kham” đủ cho điều kiện kinh tế bong bóng được. Vậy là
Hường trở thành gái gọi bán chuyên nghiệp nhằm có “đồng ra đồng vào” và
đặc biệt là “chiến lược” săn đại gia của Hường. Con mồi đầu tiên cũng đã cắn
câu, Hường làm quen với Nguyên “sân”, đại gia trẻ ngành gạch. Trở thành
một nô lệ tình dục nên Hường mắc phải căn bệnh khô kiệt sinh thực khí và ả
sang Thâm Quyến tìm thần dược canh hài nhi, mạt cưa gặp mướp đắng, ả gặp
Dương Đại Nghiệp “lảo bản”. Từ đây, sự nghiệp Hường mới thực sự bắt đầu.
“Rồi em quyết định đi buôn quần áo, cuộc đời rộng thênh thang. Vừa có công
việc to lớn, có nhiều tiền lại được sang Trung Quốc thường xuyên ...” “đã



20

qua rồi những năm gian khổ, cùng vùng lên ta phá xiềng gông”, Hường hát
[48, tr.306]. Đây có lẽ là khoảng thời gian “vinh quang” nhất của Hường.
Mộng Hường Tài Nhân trở thành gái bao kiêm giám đốc công ty. Và cứ hồn
nhiên sắm vai mỹ nhân đại gia như thế, cho đến khi phát hiện ra mình bị lừa,
rõ ràng đang phụ thuộc nó cả về đường lối, chiến lược, chiến thuật, kinh tế,
văn hóa, tinh thần và nhất là lệ thuộc nó về mặt tình dục. Con đường của
Hường gặp nhiều gập ghềnh, sóng gió trong chuyện làm ăn. Và tất cả chỉ thực
sự hồi sinh khi Hường được sự nâng đỡ của Junkim Cannon và Judah-Schditt,
đó được ví như một sự vận may. Đặng Thân “nhà văn blogger” đã phải chịu
khổ nhục kế là tán tỉnh cô kế toán trưởng vừa xấu vừa hôi nách rất “khủng”
vốn là người của Dương Đại Nghiệp để moi sự thật gian dối rồi lật lại thế cờ.
Khi đã có lại cơ nghiệp, Mộng Hường ra dáng một doanh nhân...
Việc lồng vào các tình tiết về cuộc đời nhân vật Mộng Hường tạo nên
sự sinh động cho câu chuyện. Và cũng từ đó giúp cho người đọc hình dung
toàn diện về con người Mộng Hường và chắc chắn sẽ thiếu sót nếu ta bỏ qua
những tình tiết ấy. Sự đan cài, lồng khung giữa các câu chuyện về Mộng
Hường như một sự tiếp nối, cũng từ đây những bình luận của các comment về
Hường trở nên “sôi động” hơn. Câu chuyện về Mộng Hường không chỉ dừng
lại ở cuộc sống đời thường của cô, mà trong đó còn có nhiều tình tiết đề cập
tới quê hương Hường - Tiên Lãng với thuốc lào đặc trưng “em lớn lên với
đồng lúa xanh mơn mởn và những vườn thuốc lào lúc nào cũng vàng ươm
đằm thẳm mùi phân bắc...

Theo tác giả thì đó được xem là một tin vui qua

thông tin một bài báo: “Thuốc lào “Tiên Lãng” được cấp Giấy chứng nhận

đăng ký chỉ dẫn địa lý” [48.tt.650].
Song song với câu chuyện về Mộng Hường là câu chuyện về cuộc đời
Schditt. Schditt sang Việt Nam với tư cách là một “world citizen” (công dân
toàn cầu”. Gã sang thăm mẹ, bà Arschkriecher Levinsky nay là Arschkriecher


21

Nguyễn Sanh, nhân thích xứ sở quê chồng của mẹ mà ở lại làm sếp cho tập
đoàn Siemens Việt Nam. Tên đầy đủ của gã là Judah - Schditt von deBalleKant, dòng dõi quý tộc đã lâu đời ở Đức thì chớ, lại còn thêm có nửa dòng
máu Do Thái, “sinh ra ở bang Bavaria cực nam nước Đức ’’ [48, tt.31], và câu
chuyện liên quan tới gia đình Schditt, về nguồn gốc xuất thân, những người
thân (bà/ông ngoại, mẹ,...), tôn giáo, câu chuyện lịch sử về nước Đức, về
Hitler... Tất cả dường như được liệt kê nếu có liên quan tới Đức, liên quan tới
Schditt, tạo nên câu chuyện với nhiều tuyến truyện. Sẽ là lộn xộn nếu chúng
ta để các câu chuyện tự trôi đi, nhưng nếu sắp xếp một cách có ừật tự thì đó là
nhiều câu chuyện nhỏ và vô cùng thú vị. Đó là câu chuyện về ông nội Schditt,
lão Arsche - Ngoại giáo quê ở Munich có đội bóng đá oanh liệt, nhưng cái đó
chưa oách bằng lão là đồng hương của Adolf Hitler, từng là một người lính,
dọc ngang khắp nước Pháp suốt ba năm, từng tham gia Đảng quốc xã của
Adolf Hitler đúng lúc Đức thua Thế Chiến II, lão lấy vợ Pháp là chiên lành
của đạo Cơ Đốc, lão cải đạo và cố nhiên lờ gốc gác phát xít - Ngoại giáo...
Nhưng câu chuyện ấy không xuyên suốt mà xen vào đó là lượng thông tin về
biểu tượng (chữ vạn của Phật gần với biểu tượng của chủ nghĩa phát xít), mà
theo lời của Schditt thì “chữ “vạn ” là một trong 32 tướng tốt của Phật. Theo
kinh Trường A Hàm thì đó là tướng tốt thứ 16 nằm trước ngực của Phật”
[48,tr.59], về tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hinđu, Hồi giáo. Và hãy
nghe một lời nhận định của Hitler về Thiên Chúa giáo: “Thiên Chúa giáo ỉà
một cuộc nổi loạn chổng lại quy luật tự nhiên, sự phản đổi tự nhiên. Xét đến
cực đoan logic của nó. Thiên Chúa giáo đã thâm canh có tỉnh hệ thống trên

sự thất bại của con người” [48, tr.57]... Câu chuyện về mẹ của Hitler là một
người Do Thái, ham mê đọc sách và những tháng ngày hạnh phúc bên người
chồng trước của bà, những tháng ngày bên Nga và người chồng thứ hai là ông
Nguyễn Sanh Danh quê ở Nam Đàn - Nghệ An, người mà “mẹ tôi gọi ỉà


22

“siêu Nga ngố” vì óng thông minh, siêu tốt bụng và siêu gàn dở” [48, tr.254].
Câu chuyện về Schditt đặc biệt lôi cuốn khi nói về chuyện tình của anh.
Schditt còn định có những công dân thế giới nối tiếp,bằng cách anh yêu nàng
Saraji Umm al-Hibri- một cô gái đạo Hồi tuyệt đẹp, và để có thể cưới nàng,
anh ta dấn thân tìm hiểu đạo Hồi, cái tên Judah - Schditt như một kỉ niệm về
tình yêu và có gắn với đạo Hồi. Hai người làm lễ cưới ở Mỹ, nhưng gặp sự
phản đối của gia đình cô gái và cái kết không mấy hạnh phúc dành cho anh
khi người yêu bị bắt cóc mang về nhà. Và sau này là những giây phút hạnh
phúc bên Mộng Hường - MW (My Woman)...
Nếu văn học truyền thống thường tái hiện một câu chuyện về chính
nhân vật trên văn bản thì văn học hậu hiện đại lại là sự “thêm” (khá tùy ý) vào
câu chuyện, tạo nên “truyện trong truyện”. Ở đây, gần như không có một sự
hạn định nào ở đây về mặt câu chữ và văn bản. Điều đặc biệt là, việc “sáng
tạo” câu chuyện về cuộc đời nhân vật không phải là sự định đoạt của tác giả,
mà có khi là độc giả hay nhân vật. Tuyến truyện tác giả - người sáng tạo chỉ là
một “mắt xích” trong chuỗi “mắt xích” câu chuyện về nhân vật. Đồng thời
đan cài giữa các câu chuyện là lượng lớn thông tin được đưa vào (về tôn giáo,
lịch sử, văn hóa, âm nhạc...) làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, và cũng qua
đó thấy được khả năng xâu chuỗi các sự kiện, tầm hiểu biết của người viết.
Có thể nói, sự lồng ghép, đôi khi là sắp xếp chồng chéo giữa các sự
kiện, thông tin qua bàn tay đạo diễn của Đặng Thân đã tạo nên 3.3.3.9 [những
mảnh hồn trần] đa tuyến truyện, mang nhiều ý nghĩa và để lại ấn tượng đặc

biệt trong lòng độc giả.
1.4. Kết cấu phân mảnh
Kết cấu phân mảnh là một yếu tố gắn liền với văn chương hậu hiện đại.
Kết cấu phân mảnh hay còn gọi là kết cấu mảnh vỡ, đó là kiểu kết cấu mà nhân
vật, cốt truyện, diễn ngôn, không gian và thời gian nghệ thuật đều bị chia cắt


23

thành mảnh vụn rời rạc, lỏng lẻo. Nhìn vào tưởng chừng như không hề có một
sợi dây liên kết nào, nhưng đó chính là thủ pháp nghệ thuật đặc sắc 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần] khi tác giả khai thác triệt để kết cấu phân mảnh.
Tôi xin chia sẻ ý kiến của Lưu Văn Khuê, tác giả của bài viết “Đổi điều
về một cuốn tiểu thuyết hậu hiện đ ạ i Tác phẩm gồm bốn mảnh rời rạc
nhưng vẫn liên kết với nhau: Mảnh Đặng Thân đóng vai ừò dẫn chuyện;
mảnh Schditt cũng tương tự mà phàn nhiều là kiến thức về nước Đức vì anh
này người Đức; mảnh Mộng Hường là chuyện đời của cô gái đất thuốc lào
Tiên Lãng Hải Phòng, nói năng õng ẹo, ngọng líu ngọng lô: “lem thì hok biết
Do Thái ở đâu dưng mờ hồi bé cuộc đời iem lúc lào cũng lẫn với phân do và
thái rau lợn suốt à ” [48, tr.27]; mảnh Ông Bà/ A Bồng là nhận định và bình
luận liên quan đến câu chuyện hoặc vấn đề vừa đề cập đến “Hải Phòng là một
nơi đặc sắc của Việt Nam. Vừa là đô thị vừa là nông thôn; vừa có bán khí của
đồng bằng Bẳc Bộ vừa là nơi địa đầu “Hải tần phòng thủ

vừa là nơi có

nhiều ngành nghề vừa là thương cảng quốc tế; vừa trọng văn hóa vừa dung
tục; vừa nồng nàn vừa dữ tợn; vừa cam chịu vừa bán giời không văn tự... ”
[48, tr.344]. Các mảnh truyện, các nhân vật luôn chen ngang nhau, đang là
chuyện người này thì người khác chen vào nói. Điều đáng kể là những người

nói lại không cùng một cuộc đối thoại vì thường xa nhau về địa lý, thậm chí
còn chẳng hề biết nhau! Kết thúc mỗi chương là Lời bàn [phím] của một lô
một lốc mấy chục Netizen: ben t, Khánh Lam, loinho, Trần X, nhan, Hậu
khảo cổ, phamngoctien, nguyen lieu, Quasimodo... và cả Đặng Thân (!) (ví
dụ, một Netizen nói: nhìn bề ngoài thì cô Mộng Hường là một cô gái rất đoan
trang, đúng mực nhưng thực ra là một con điếm... Giải quyết thằng “Nghiệp
chướng” và con “nặc nô” sao đây là một bài toán khó khăn và lan giải...”);
Netizen bàn bằng tiếng Việt, tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác; bằng cả lối
chữ không dấu thường gặp ở tin nhắn trên điện thoại di động như “Ke ra thi
doc rat hay, vi no tai hien lich su nhung ma hoi pham tuc anh a!).


24

Tiểu thuyết truyền thống thường chỉ dùng 2 font chữ đứng và ngả.
3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] được phân chia thành nhiều mảnh. Để người
đọc dễ nhận ra các mảnh, tác giả dùng nhiều font chữ. “Máy tính giúp thực
hiện được nhiều font chứ ngày trước có muốn giở “chiêu” nọ “trò” kia về kiểu
chữ thì cũng chịu. Có lẽ đến 10 font, đại thể thế vì muốn thống kê chính xác
phải khá nhọc công- chả tội gì nhọc công với “chiêu” này cho dù sự tồn tại
của nó cùng với các mảnh là có lí chứ không như “trò” Netizen”. Cự li cách lề
của các mảnh cũng khác nhau. Vào đầu tác giả để các nhân vật tự nói điều đó:
“Xin hãy nhớ, tôi là Schditt các bạn nhé. Tôi yêu các bạn! cầu xỉn các bạn
nhớ cho đây là chỗ để phát biểu của tôi: font chữ Times New Roman cỡ 12.5,
cách lề trái V2 inch. ”.[48,tr.ll].. “9,25! Còn iem là Mộng Hường nhé. Cái
fang chữ Tham-liu dooman kiầi Tỉtalỉc cách lề lửa inh ỉày là lời của ỉem đẩy
nhá, ke ke. ”.[48,tr.ll].. “Ông Bà /A Bồng: phát ngôn ở chỗfont chữ Palatino
Linotype in đậm (Bold). Mộng Hường phát ngôn ở chỗ font chữ Times New
Roman in nghiêng (Italic). Schdỉtt von deBalle-Kant: phát ngôn chỗ font chữ
Times New Roman in thẳng đứng.”... “Kỉnh thưa quỷ vị! Vậy là từ Chương 1

đã có thêm nhân vật thứ tư là Đặng Thân “nhà văn ”, phát ngôn ở font chữ
Tahoma. ”...
Trước hết đó là hệ thống nhân vật, các nhân vật trong 3.3.3.9 [những
mảnh hồn trần] có sự lắp ghép các “mảnh” từ chính cuộc đời họ - một cuộc
đời hỗn độn với những mối quan hệ hỗn độn. Đó chính là hình ảnh A Bồng
hoài nghi, bất tín, bất tin, một Trần Huy Bớp láu cá, trộm cướp, chẳng khác gì
xã hội đen, một Mộng Hường bốc lửa yêu đương, tình dục như là thú vui để
sống, một Cannon nghiện sex... Tất cả những con người ấy như những gam
màu nhỏ tạo nên một mảng màu lớn.
Trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], thấy xuất hiện những mảnh vỡ
về con người cô đơn ngay chính trong thế giới của mình. Ông nội Schditt là


25

một trong những hình ảnh như vậy. Tham gia chiến tranh, lang thang ở Pháp 3
năm, Arschbacke von Kant vẫn không có gì hơn ngoài những vết thương và hai
khẩu súng (một để sống, một để diệt). Tìm kiếm một cái gì cho cuộc sống
nhưng cái ông nhận được là chẳng có gì hết. Hình ảnh mẹ Schditt đi tìm lẽ sống
trên đời là cái chết “mẹ tôi chỉnh là một tấm gương điển hình của người không
những biết “tự sát” mà còn đi sâu vào cõi chết để tìm lẽ sổng”. Và “để có hôm
nay trọn vẹn và ngày mai “tươi sáng” ta cần phải biết rũ bỏ, giã từ, “tự sát” đi
nhiều thứ. Càng “tự sát” nhiều lại càng sống khỏe hơn ” [48, tr.638]. Nhưng
“tự sát” đây là gì? Phải chăng là khấu trừ đi sự sống? Đó chính là cái chết của
“những gì cổ lỗ, không phù hợp, không còn sinh khỉ nữa... ” [48, tr.638].
Không dừng lại ở đó, tác phẩm với mảnh vỡ Trần Huy Bớp như một điểm
nhấn của con người đương đại. Hình ảnh của Bớp như một sự khúc xạ từ Chí
Phèo của Nam Cao. Bớp sẽ ra tù, đó là điều chắc chắn, nhưng liệu Bớp sẽ
không phạm tội nữa? Khi pháp luật chỉ là vỏ bọc và con người có đủ khả năng
để “bóc” cái vỏ bọc kia. Trong 3.3.3.9[những mảnh hồn trầnỊ, nhân vật

mảnh vỡ như là sự khởi đầu cho kiểu con người đa trị. Đa ừị ở đây có nghĩa
là nhiều giá ừị và mỗi giá trị đều có mối quan hệ đồng đẳng với nhau. Đây có
thể xem là nền tảng trong kết cấu phân mảnh.
Kết cấu phân mảnh còn được thể hiện qua cốt truyện, chuỗi hệ thống sự
kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu càu tư tưởng và nghệ thuật. Tuyến truyện
về nhân vật Mộng Hường với những biến cố trong cuộc sống và những mối
tình của cô, tuyến truyện của Schditt - công dân toàn cầu hòa trong mình dòng
máu quí tộc ở Đức, thêm một nửa dòng máu Do Thái với những câu chuyện
liên quan đến gia đình, tôn giáo, nước Đức, Hitler... Những mảnh ghép từ
những mối quan hệ, những sự kiện rời rạc tạo nên một số phận riêng cho nhân
vật. Không gian và thời gian trong tiểu thuyết cũng là một phần ừong kết cấu
phân mảnh. Không gian - thời gian có sự đan cài, lắp ghép, di chuyển, gần


×