Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Đề nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.02 KB, 31 trang )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1 (4,0 điểm)
Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:
Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung
tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành
cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình.
Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn
gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung
khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn
giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu
hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?


Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi,
cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao
giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào
lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải
cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ
được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
(Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh, 2011)
Đề 2: (6.0 điểm)
Có một nhà xã hội học trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình
sắp viết thì gặp một trường hợp khá thú vị:

Anh A và anh B đều có người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này anh A
trở thành một chàng trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã
hội và bạo lực gia đình. Anh B thì lại là một phiên bản của cha anh. Nhà xã
hội học đã đặt cùng một câu hỏi cho cả hai người: "Điều gì khiến anh trở
nên như thế?".
Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: "Có một người cha
như thế nên tôi phải như thế".
Hãy viết một bài luận trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa, bài học rút
ra từ câu chuyện trên.
Đề 3: (8,0 điểm).

1



Văn bản Lỗi lầm và sự biết ơn khép lại với thông điệp: “…Hãy học
cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa
lên đá”.
(Ngữ văn 9, tập 1, trang 160, NXB Giáo dục, năm 2009)
Suy nghĩ của em về vấn đề trên?
Đề 4: Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc
của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia
sẻ:
“Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành
công”.

Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu 1 (4,0 điểm)
Nội dung yêu cầu
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Bài văn có bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng
cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây)
* Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử
thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống.
- Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối
đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh
-Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng
dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó
khăn, trở ngại của cuộc sống.
* Bài học giáo dục từ câu chuyện.
- Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và
thách thức nếu con người không có lòng dũng cảm, sự tự tin để đối
mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng
già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn

phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây)
2

Điểm

1,0

1,0
1,0


- Muốn thành công trong cuộc sống, con người phải có niềm

tin vào bản thân, phải tôi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn
lên để chiến thắng nghịch cảnh. (Tôi có những nhánh rễ vươn dài,
bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của
tôi)
Lưu ý: Trong quá trình lập luận học sinh nên có dẫn chứng
về những tấm gương dũng cảm, không gục ngã trước hoàn cảnh
để cách lập luận thuyết phục hơn.
* Bàn luận về bài học giáo dục của câu chuyện:
+ Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản trước hoàn
cảnh mà phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra các giải pháp cần thiết
nhằm vượt qua các khó khăn, thử thách của cuộc sống.
+ Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản

lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh và cũng phải biết lên án, phê phán
những người có hành động và thái độ buông xuôi, thiếu nghị lực.

0,5
0,5

Đề 4:
2
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, một
quan niệm sống.
b. Yêu cầu:
- Về kĩ năng: học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, có đầy đủ

bố cục ba phần, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch
lạc, trôi chảy, thuyết phục.
- Về nội dung kiến thức:
Học sinh cần trình bày các ý sau:
1. Giải thích
+ Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
+ Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định.
+ Mầm mống được hiểu là những dấu hiệu, là bài học kinh nghiệm bổ ích mà
ta nhận ra được từ sự thất bại đó, làm cơ sở giúp ta giành được thành công.
Đây là quan niệm sống tích cực, thể hiện niềm lạc quan, sự dũng cảm đối mặt
với khó khăn thách thức cửa cuộc sống.
2. Bàn luận

- Chứng minh tính đúng đắn: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những
thành công nhưng cũng có khi thất bại. Sự thất bại do nhiều nguyên nhân khác
nhau, nhiều mức độ khác nhau song đều làm cho chúng ta không đạt được kết
quả tốt đẹp (học sinh lấy dẫn chứng trong các lĩnh vực của cuộc sống để
chứng minh, bình luận)
- Nếu gục ngã, buông xuôi trước một thất bại thì con người sẽ trở thành hèn

3


yờu, thiờu y chi, thiờu nghi lc va kho co thờ i ti thanh cụng.
- Nhng nờu thõt bai ma khụng tim hiờu ro nguyờn nhõn, khụng uc rut c

kinh nghiờm va khụng co giai phap khc phuc thi ta lai tiờp tuc gp phai
nhng thõt bai nng nờ khac.(dõn chng)
3. Giai phap
- Con ngi cn cụ gng ren luyờn, sang tao, chuõn bi chu ao trc khi thc
hiờn bõt c mụt cụng viờc nao ờ co c nhng thnh cụng cho mỡnh v cho
xa hụi.
- Biờt chõp nhõn tht bi va uc rut kinh nghiờm
- Phờ phỏn nhng ngi thiu nim tin, thiu ng lc vn lờn sau mi ln
tht bi.

5: (3 điểm)
"Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một ngời không có chân để đi giày"

(Helen Killer)
Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Bi lm : (3 điểm)
1. Yêu cầu
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhng cần có các ý cơ bản
sau:
- Giải thích ý nghĩa câu nói
+ Không có giày để đi: những bất hạnh, những khó khăn, những thất bại mà
con ngời gặp phải trên đờng đời.
+ Không có chân để đi giày: Những bất hạnh, khó khăn thất bại của ngời
khác còn lớn hơn những gì mình gặp phải.
+ Câu nói là thông điệp muốn gửi gắm đến mọi ngời: không bao giờ đợc cúi

đầu tuyệt vọng trớc những bất hạnh, chông gai trong cuộc sống.
- Bàn luận, mở rộng vấn đề
+ Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, thuận lợi mà đôi khi con
ngời phải đối mặt với nhiều chông gai, thử thách, thậm chí là cả thất bại.
+ Có những mảnh đời còn bất hạnh hơn nhiều những khó khăn mà ta gặp
phải.
+ Nhiều khi thử thách, chông gai lại làm con ngời trởng thành hơn.

4


+ Những ngời gặp phải hoàn cảnh không may mắn cần có nghị lực để vợt lên

hoàn cảnh đó.
+ Phải biết trân trọng những gì mình đang có và cố gắng hết sức mình để đạt
sự thành công trong cuộc sống. Tơng lai của mỗi ngời phụ thuộc phần lớn
vào sự nỗ lực của bản thân.
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
6: (8,0 im)
í chớ, thi gian, th t ú l nhng yu t ca ngh thut hc tp.
Suy ngh ca em v vn trờn.
Bi lm: * V ni dung kin thc:
- Vn ngh lun õy chớnh l ngh thut hc tp c xỏc nh
bi 3 yu t: ý chớ, thi gian v th t. Hc sinh lm rừ ngha 3 yu t:
+ í chớ: l ton b sc mnh tinh thn, quyt tõm vt qua khú khn

khỏch quan cng nh ch quan t c nh cao ca nc thang hc tp.
+ Thi gian: xỏc nh c rừ khong thi gian hoch nh cho hc
tp. Lờ nin ó tng núi Hc, hc na, hc mói. cú kt qu hc tp tt
cn phi u t v thi gian v bit sp xp thi gian hc tp mt cỏch hp
lý.
+ Th t: Sp xp mt cỏch khoa hc cụng vic hc tp sao cho t
hiu qu tt nht.
- Nh vy, tớnh cht ca 3 yu t trờn cú khỏc nhau nhng cựng chung
mt mc ớch l lm sao t c n nh cao ca ngh thut hc tp,
thu v lng kin thc nhiu nht, sõu nht.
- C 3 yu t trờn u quan trng, tuy nhiờn yu t ý chớ li úng vai
trũ quyt nh s thnh cụng ca ngh thut hc tp nú tr thnh yu t hng

u trong c nhúm 3 yu t trờn, vỡ:
+ Hc tp l mt lnh vc lao ng cú tớnh cht tinh thn. Ngh thut
hc tp cú chớn hay khụng tựy thuc vo tinh thn quyt tõm ca con
ngi. Quyt tõm ny li c quyt nh bi ý chớ i din cho ton b kh
nng chin u vt qua nhng khú khn th thỏch ca cuc sng, l thc
o mc trng thnh ca con ngi.
+ í chớ giỳp con ngi khụng ch trong hc tp m cũn trong nhiu
lnh vc khỏc ca cuc sng. Thiu ý chớ con ngi s gc ngó trc mi
khú khn. Nh cú ý chớ Louis Pasteur ó vt qua s dốm pha, bnh tt tỡm
ra vacxin cu loi ngi khi cn bnh di khng khip. Cng nh cú ý chớ
5



đó Nguyễn Ngọc Kí đã viết nên những nét chữ thay đổi cuộc đời bằng đôi
chân. Ý chí trong học tập đã được chứng minh bằng thực tế cuộc sống của
bao người.
Tóm lại, để có được kết quả và thành tích cao trong học tập con người
cần hội tụ ở mình nhiều yếu tố. Tuy nhiên ý chí, thời gian và thứ tự là những
yếu tố quan trọng và cần thiết. Những yếu tố này nằm ngay trong chính khả
năng của mỗi người. Để trở thành những yếu tố của nghệ thuật học tập đòi
hỏi mỗi người không chỉ ý thức về nó mà còn cần có lòng quyết tâm, biết
vận dụng nó một cách linh hoạt và sáng tạo.
Việc học tập luôn gắn liền mật thiết với con người, học tập không chỉ
ở trường ở lớp mà còn ở trong cuộc sống, không chỉ đối với học sinh mà còn

đối với tất cả mọi người, không chỉ lúc còn trẻ mà kể cả lúc tuổi già, học
suốt đời, học mọi lúc mọi nơi… Nhận biết đầy đủ ý nghĩa về vấn đề học tập
từ câu danh ngôn trên, mỗi học sinh nói riêng và mỗi người nói chung sẽ đi
đến nghệ thuật học tập nhanh hơn, hiệu quả hơn, mở rộng tầm hiểu biết của
mình và nâng cao sự tiến bộ của xã hội.
Đề 7: (8,0 điểm): Bằng một bài văn ngắn hãy nêu ý kiến của em về:
“Vấn nạn bạo lực học đường hiện nay”.
Bài làm: * Về kĩ năng: (1,0 điểm)
- Viết đúng kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Về kiến thức: (7,0 điểm) HS trình bày được các ý cơ bản sau:
* Những biểu hiện. (2,0 điểm)
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra
ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội. Bao gồm những
biểu hiện như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn
thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể
con người thông qua những hành vi bạo lực.
(HS nêu một vài dẫn chứng cụ thể)
* Hậu quả: (1,5 điểm)


6


- Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác và tinh thần, gây tâm lí lo lắng bất
an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực: Con người phát triển không toàn diện; mầm
mống của tội ác mất hết tính người sau này; làm hỏng tương lai chính mình,
gây nguy hại cho xã hội; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét...
* HS đưa ra một số giải pháp. (2,0 điểm)
- Mở rộng nâng cao nhận thức: Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu
thương.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người

trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống,
vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng
phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
* Bài học cho bản thân: (1,0 điểm) Có quan điểm nhận thức, hành động
đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
-->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế
mà chúng ta mất đi niềm tin vào thế hệ trẻ. Cần hình thành thái độ đồng
cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người tiến tới những vẻ đẹp nhân cách
Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa
trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm. (0,5 điểm)
Đề 8: (6.0 điểm)

NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa,
đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn
tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay
tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
- Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì
đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục

2009, tr.22)
Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ gì về lòng nhân ái của con người trong
cuộc sống.
Bàu làm: (6.0 điểm) Yêu cầu:
a) Về kỹ năng: (2.0 điểm)

7


Học sinh biết trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua
một câu chuyện. Biết viết thành bài văn rõ ràng, chặt chẽ. Bài viết mạch lạc,
có cảm xúc, tránh lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả…

b) Về nội dung: (4.0 điểm)
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các
ý:
- Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca
cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
- Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món
quà quý giá ta tặng cho người khác.
- Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy ta cũng nhận được món quà
quý giá tương tự.
- Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc
sống: cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh
thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ… và thái độ khi cho và nhận cần

phải chân thành, có văn hóa.
- Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm
chia sẻ với mọi người…
- Câu chuyện có tác dụng giáo dục lòng nhân ái cho mỗi chúng ta…
Đề 9: (4 điểm)
Viết một văn bản ngắn phân tích ý nghĩa của câu sau:
Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung
động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quí của cuộc đời,
chúng ta là người một cách hoàn hảo hơn.
(Theo dòng -Thạch Lam)
Đề 10: (8,0 điểm).
“Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt vời nhất là trái tim

người mẹ”. (Bemard Shaw)
Bằng một bài văn ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Bài làm: 2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo các nội
dung sau:
2.1. Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: tấm lòng và trái tim của người
mẹ.
2.2. Thân bài: (7,0 điểm)
a) Giải thích: (1,5 điểm).
8



- Giải thích từ ngữ, hình ảnh:
+ “kì quan”: một công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kì lạ,
hiếm thấy.
+ “tuyệt vời”: đạt đến mức coi như lí tưởng, không gì có thể sánh được.
- Ý nghĩa câu nói: sự so sánh giữa kỳ quan vũ trụ và trái tim người mẹ
-> Khẳng định tấm lòng của người mẹ là vĩ đại nhất, đẹp đẽ nhất, kỳ diệu
nhất trong vũ trụ.
b) Bình luận – chứng minh: (3,0 điểm)
- Khẳng định sự đúng đắn, sâu sắc của câu danh ngôn. Làm sáng tỏ bằng
những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, xác đáng về vẻ đẹp, sự kì diệu và
lớn lao của trái tim người mẹ (có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống, trong

các tác phẩm văn học - nghệ thuật,...).
- Mọi kỳ quan trên thế giới dù rộng lớn, kỳ vĩ đến bao nhiêu thì cũng có
giới hạn nhất định trong không gian và thời gian, thiên về ý nghĩa vật chất
nhưng tình cảm mẹ dành cho con là vô hạn, thiên về giá trị tinh thần.
- Sự vĩ đại của trái tim người mẹ không chỉ biểu hiện ở những cái lớn
lao, đáng được tôn vinh, ca ngợi mà còn ở cả những điều nhỏ bé, bình dị.
- Đến với kỳ quan là để chiêm ngưỡng, thán phục, còn đến với trái tim
người mẹ, con người được yêu thương, chở che, nâng bước để trưởng thành
và hoàn thiện chính mình.
c) Mở rộng vấn đề: (1,5 điểm)
- Câu nói mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về đạo làm con: trân trọng và
biết ơn tấm lòng người mẹ, sống tròn trách nhiệm và hiếu thảo.

- Nêu phản đề: phê phán những hiện tượng: con cái chưa hiểu và không
trân trọng tấm lòng người mẹ, có những hành động sai trái, lỗi đạo...
d) Liên hệ với bản thân và rút ra bài học: (1,0 điểm)
Tình cảm cá nhân giành cho mẹ của mình và xác định được động lực
phấn đấu của bản thân…
2.3. Kết bài: (0,5 điểm): Khái quát lại vấn đề nghị luận.
Đề 10: (8,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau của M.Gorki:

9



"Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong
những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời"
* Yêu cầu về nội dung kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau:
1. Giải thích, chứng minh: ,(6,0 điểm)
- Trong diễn biến bình thường của đời sống, con người thường có
nhiều bạn bè (xuất phát từ sự tương đồng về sở thích, tâm hồn, ước mơ, lý
tưởng…) nhưng không phải ai trong số đó cũng là người dám đến với ta
trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời ta.
- Người bạn tốt nhất (người đến với ta bằng một tình bạn chân tình,
không vụ lợi) không chỉ đến với ta trong những lúc bình thường mà chính là
người sẵn sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn (đối mặt với những

giờ phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời ta) vì người bạn đó hiểu rằng
đó là lúc ta u sầu, tuyệt vọng, cần sự cảm thông và chia sẻ nhất.
- Bằng hành động đến và chia sẻ cùng ta lúc ta khó khăn phiền muộn
nhất, bạn sẽ giúp ta vượt qua khó khăn của cảnh ngộ, giữ vững niềm tin để
vươn lên.
2. Đánh giá: (2,0 điểm)
Quan niệm của M.Gorki là một quan niệm đúng đắn về tình bạn.
Quan niệm đó giúp mỗi người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của tình bạn,
xây dựng được cách nhìn đúng đắn về một người bạn tốt
Đề 11: (6 điểm)
“Trong cách học phải lấy tự học làm cốt”
(Hồ Chí Minh)

Dựa vào ý nghĩa câu nói của Hồ Chí Minh em hãy viết một bài văn
nghị luận bàn về vấn đề Tự học.
Bài làm:
Yêu cầu về kiến thức
5.5
1.Giải thích ý nghĩa của câu nói (1,0 điểm)
+ Học: là hoạt động của tư duy con người nhằm thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ 0,25
năng do người khác truyền lại.
+ Tự học: là ý thức tự giác học hỏi của con người. Đây là một phương pháp học 0,25
10



mà ở đó bản thân mỗi người phải tự mình vận động, chủ động tiếp thu, lĩnh hội tri
thức. Từ đó biến những tri thức bên ngoài thành kiến thức, vốn sống của bản thân.
+ Cốt: là cốt yếu, quan trọng nhất, cơ bản, mang tính chất quyết định.
=> Ý nghĩa: Câu nói khẳng định vai trò, giá trị, tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết
định của việc tự học trong quá trình học tập.
2. Bàn luận về vấn đề tự học. (4,0 điểm)
- Ý nghĩa của việc tự học. (2,5 điểm)
+ Tạo cho mỗi người khả năng độc lập trong suy nghĩ, chủ động trong cuộc sống.
Từ đó tạo cho mỗi người tính tự lập và có thể làm chủ được cuộc sống của bản
thân. (Học sinh đưa ra dẫn chứng)
+ Tự học có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề cho sự sáng tạo của mỗi người trong
công việc và cuộc sống. (Học sinh đưa ra dẫn chứng về việc tự học mà thành

công trong cuộc sống).
+ Tự học là một quan điểm giáo dục tiên tiến được ứng dụng trong mọi thời đại.
(Học sinh đưa ra những dẫn chứng những câu nói của các danh nhân hay chủ
trương của Bộ giáo dục và đào tạo về phát huy tính chủ động tích cực của học
sinh trong học tập).
- Mở rộng vấn đề: (1,5 điểm)
+ Tự học ở sách vở, học ở cuộc sống, học ở những người xung quanh.
+ Tự học là chính và cần thiết song phải biết lựa chọn những điều hay, lẽ phải để
học và học có kết quả.
+ Tự học không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò của người thầy bởi vì thầy
bao giờ cũng là người chỉ đường, định hướng.
+ Trong thực tế có rất nhiều học sinh chưa tự giác, chưa chủ động trong học tập

không chịu khó suy nghĩ, chưa sáng tạo còn quá phụ thuộc vào thầy cô, vào tài
liệu, sách vở→ cách học như thế cần phê phán.
3. Đánh giá và rút ra bài học cho bản thân: (0,5 điểm)
- Khẳng định lời dạy của Bác là hoàn toàn đúng đắn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc
về ý thức tự học.
- Rút ra phương pháp học cho bản thân. Tự học là phương pháp hiệu quả nhất giúp
con người không chỉ chủ động, tích cực mà còn năng động. Có ý thức tự học để có
những sáng tạo trong cuộc sống.
Đề 13: (4 điểm)
Nhà bác học người Pháp LuisPaster đã nói :
“ Học vấn không có quê hương nhưng người học vấn phải có tổ quốc”
Hãy viết một bài văn nghị luận( không quá hai trang giấy thi) trình bày

cách hiểu của em về ý kiến trên.
Bài làm: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

11

0,25
0,25

1,25
0,5
0,75


0,5
0,25
0,25
0,5

0,25
0,25


Ý 1: Học vấn là toàn bộ kiến thức của nhân loại được tích luỹ từ hàng
ngàn năm. Người học phải phần đấu suốt đời vì học có thể xem là quyển
vở không có trang cuối.

- Học vấn không mang tính quốc tế, mỗi phát minh của đất nước con
người nơi nào đó đều trở thành phát minh của nhân loại.
- Việc học không giới hạn bởi môi trường, biên giới, mỗi người đều có
quyền chọn cho mình môi trường học tập tốt nhất
Ý 2: Từ “ nhưng” để liên kết, đối lập nhằm làm nổi bật vế thứ hai của câu
nói
– Tổ quốc là quê hương, đất nước, nơi sinh ra ta và là nơi ta lớn lên; nơi
ở của tổ tiên ta, dòng họ ta. Mỗi người đều phải có Tổ quốc.
- Người học là người chủ của học vấn đó phải có quê hương bản quán,
người ta không thể học cao, học rộng mà quên mất mình là ai, quên mất cội
nguồn.
– Mỗi người phải sống vì Tổ quốc mình, dân tộc mình.

– Phải phấn đấu không ngừng vì sự phồn vinh của Tổ quốc, vì lòng tự
hào dân tộc. Việc học phải hướng đến mục đích phục vụ cho quê hương, Tổ
quốc.
Đề 14: (3 điểm):Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:
Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới- người
hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: “Không
biết ai đã để trước cửa nhà của tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết
ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “Chúc mừng ông! Thật là tuyệt!”. Ông
lão mù nói: “Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một
gia đình thực sự cần những quần áo đó.”
(Phỏng theo “Những tấm lòng
cao cả”)

Bài làm:(3 điểm): kiến thức: Học sinh có thể viết theo suy nghĩ độc lập
của mình nhưng trên cơ sở một vài ý cơ bản sau:
- Đây là câu chuyện cảm động về tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ đối
với những người bất hạnh, nghèo khổ. Câu chuyện thể hiện tình thương của
gia đình nọ với ông lão mù, nghèo khổ và đặc biệt là tình thương của ông lão
với những người khác bất hạnh hơn mình. Đối với ông lão những bộ quần áo
cũ là món quà mà ai đó đã trao tặng cho mình nhưng món quà ấy còn quý
giá hơn khi mà ông trao nó cho người khác- những người thực sự cần nó hơn
ông. Trong con người bất hạnh nghèo khổ ấy là một tấm lòng nhân ái, sau
đôi mắt mù lòa ấy là một tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Đối với ông lão được
giúp đỡ người khác như một bất ngờ thú vị của cuộc sống, là niềm vui, niềm
hạnh phúc tràn ngập tâm hồn.

12


- Bài học sâu sắc về tình thương:
+ Ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay chịu sự bất hạnh thì con
người vẫn cần biết quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo
khổ, bất hạnh hơn mình và tình yêu thương giữa con người với con người là
không phân biệt giàu nghèo, giai cấp…
+ Được yêu thương, giúp đỡ người khác chính là niềm vui, nguồn hạnh
phúc, ý nghĩa của sự sống và là cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn.
+ Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác,
đừng vì nghèo khổ hay bất hạnh mà trở nên hẹp hòi ích kỷ, sống trái với đạo

lý con người: Thương người như thể thương thân.
- Xác định thái độ của bản thân: Đồng tình với thái độ sống có tình thương
và trách nhiệm với mọi người, khích lệ những người biết mở rộng tâm hồn
để yêu thương, giúp đỡ người khác. Phê phán thái độ sống cá nhân vị kỷ,
tầm thường.
Đề 15: (3 điểm):
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở
những chùm hoa thật đẹp. Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang
giấy thi) nêu suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên.
Bài làm: - Về nội dung: * Giải thích hiện tượng: là hiện tượng có thể bắt gặp
trong thiên nhiên, gợi tả sức chịu đựng, sức sống kỳ diệu của những loài cây
vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp ngay trong một vùng sỏi đá khô

cằn (có thể đi từ việc giải thích từ ngữ: vùng sỏi đá khô cằn chỉ sự khắc
nghiệt của môi trường sống; loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa
thật đẹp: sự thích nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp).
* Trình bày suy nghĩ: hiện tượng thiên nhiên nói trên gợi suy nghĩ về vẻ đẹp
của những con người - trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào vẫn thể hiện
nghị lực phi thường, sức chịu đựng và sức sống kỳ diệu nhất. Đối với họ,
nhiều khi sự gian khổ, khắc nghiệt của hoàn cảnh lại chính là môi trường để
tôi luyện, giúp họ vững vàng hơn trong cuộc sống. Những chùm hoa thật
đẹp - những chùm hoa trên đá (thơ Chế Lan Viên), thành công mà họ đạt
được thật có giá trị vì nó là kết quả của những cố gắng phi thường, sự vươn
lên không mệt mỏi. Vẻ đẹp của những cống hiến, những thành công mà họ
dâng hiến cho cuộc đời lại càng có ý nghĩa hơn, càng rực rỡ hơn…

* Liên hệ với thực tế (trong đời sống và trong văn học) để chứng minh cho
cảm nhận, suy nghĩ nói trên.
+ Trong thực tế cuộc sống: Những con người không chịu thua số phận:
Nguyễn Ngọc Kí...; những vận động viên paragemes... đem về cho đất nước
những tấm huy chương vàng.
+ Trong văn học: Nhà thơ Thanh Hải trong những ngày tháng cuối đời mình
phải nằm trên giường bệnh chống chọi với căn bệnh quái ác thế nhưng vẫn
13


viết lên những vần thơ thể hiện tình yêu mến thiết tha với đất nước, với cuộc
đời và ước nguyện chân thành cống hiến cuộc đời mình cho cuộc đời chung,

sự cống hiến ấy diễn ra suốt cuộc đời không ngừng nghỉ:
“Một mùa xuân …..Dù là khi tóc bạc”
Hay nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của NTL mặc dù phải
sống trong hoàn cảnh cuộc sống khó khăn, khắc nghiệt nhưng vẫn vượt qua
và thể hiện một lẽ sống đẹp âm thầm lặng lẽ cống hiến cho c/đ khiến mọi
người phải khâm phục
* Nêu tác dụng, bài học rút ra từ hiện tượng: những con người với vẻ
đẹp của ý chí, nghị lực luôn là niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta, động
viên cảnh tỉnh những ai chưa biết chấp nhận khó khăn, thiếu ý chí vươn lên
trong cuộc sống…
Đề 16: ( 3,0 điểm): Suy nghĩ về câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng
Bài làm: Về nội dung: 1. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: truyền thống...
- Nêu vấn đề : câu ca dao đề cao tuyền thống đoàn kết của dân tộc...
- Trích dẫn: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải
thương nhau cùng
2. Thân bài :
a. Giải thích:
- Từ một hình ảnh cụ thể, ông cha ta đã khái quát thành một bài học sâu sắc
+ Nhiễu điều là loại vải quý dệt bằng tơ tằm mềm mại óng đẹp được
nhuộm bằng màu đỏ.
+ Giá gương là khung bằng gỗ đỏ có gương soi, bài vị được đặt trang

trọng trên bàn thờ.
+ Phủ là sự che đậy để bảo vệ lớp gương, bài vị không bụi bẩn nên nó
có hình tượng đẹp.
→ Câu ca dao khuyên nhủ chúng ta : Người trong cùng một cộng đồng xã
hội phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, gắn bó như tấm nhiễu điều che
phủ làm cho giá gương sáng trong đẹp đẽ...
b. Bình : Khẳng định vấn đề đúng
- Trên phương diện của công cuộc xây dựng và giữ nước nếu không biết
yêu thương, đùm bọc, gắn bó sẽ không thể chống lại thiên nhiên (thiên
tai, địch họa)
Dẫn chứng: Hội nghị Diên Hồng
- Trên giá trị tinh thần của mỗi con người, mỗi dân tộc bởi không ai có thể

sống đơn độc một mình. Mà sự cô độc không có tình yêu thương, quan tâm
14


là điều đau đớn nhất. Do đó trong cuộc sống con người phải biết nương tựa
vào nhau để cùng sống và phát triển. Minh chứng: trong gia đình , làng xóm
bè bạn. Đất nước
- Yêu thương đùm bọc là một quyền lợi sống còn hạnh phúc, vinh quang hay
tủi nhục, đau khổ và cũng chính từ đó nó tạo nên những của cải vô giá cho
xã hội con người. Lịch sử văn hóa, lịch sử dân tộc, của cải vật chất trong xã
hội nên nó trở thành một đạo lý thiêng liêng, một truyền thống của dân tộc
đồng thời cũng biểu hiện khía cạnh của lòng yêu nước, tạo nên nếp sống đẹp

cho dân tộc → cộng đồng văn hóa.
c. Luận:
- Quan điểm cần phê phán:
+ Đoàn kết yêu thương cục bộ, địa phương chủ nghĩa bởi nó đối lập với
quyền lợi dân tộc
+ Phải dựa vào tình quốc tế cộng sản, tránh đối lập với nhân dân.
- Cần phải đoàn kết yêu thương, đùm bọc là sức mạnh vượt mọi khó khăn.
* Liên hệ với bản thân học sinh.
3. Kết luận: - Khẳng định lại ý những ý nghĩa của vấn đề - Rút ra bài
học - Liên hệ bản thân.
Đề 17: ( 3,0 điểm).
Trình bày suy nghĩ của em về lòng nhân ái của con người trong xã hội hiện

đại, đặc biệt là của thế hệ học sinh ngày hôm nay.
Bài làm:
Đề 18: Mái ấm gia đình đối với trẻ em.
Bài làm: b. Về nội dung:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ
bản sau:
- Gia đình chính là nguồn vui, nguồn yêu thương, là mái ấm chở che cho
mỗi cuộc đời, là cái nôi vững chắc để đào tạo con người trưởng thành.
- Mái ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng đối với mỗi người, nhất là
đối với trẻ em; là nơi trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương,
dạy dỗ nên người.
- Gia đình hạnh phúc tạo nên sự bình yên trong tâm hồn trẻ thơ và sự bình

yên của xã hội.
- Gia đình tan vỡ, trẻ em sẽ là những nạn nhân thiệt thòi, bất hạnh nhất.
- Người lớn cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn mái ấm gia đình, không
nên vì bất cứ lí do gì mà làm tổn thương đến những tình cảm tự nhiên, trong
sáng của con trẻ.
- Trẻ em cần phải biết vâng lời, làm vui lòng ông bà, cha mẹ…

15


Đề 19: (3 điểm ) Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau: Diễn giả Le-o
Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của

cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em
bé bốn tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông
khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ
ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu
bé trả lời: "Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc. (Theo "Phép màu
nhiệm của đời" - NXB Trẻ, 2005)
Bài làm: 1. Giải thích được nội dung cơ bản của câu chuyện:
- Em bé đạt giải trong cuộc thi vì em là người biết quan tâm, chia sẻ
nỗi đau với người khác.
- Người được chia sẻ không đòi hỏi gì, chỉ cần một chỗ dựa trong lúc
đau đớn cũng là quá đủ.

- Cách em bé quan tâm đến người khác cũng rất "trẻ con": ngồi vào
lòng người hàng xóm. Thế nhưng đó là cách chia sẻ hiệu quả nhất ngay
trong tình huống ấy.
2. Chứng minh, bình luận về nội dung câu chuyện:
- Trong cuộc sống, đôi khi con người gặp phải những mất mát, đau
thương, cần có một mối đồng cảm từ những người xung quanh. (dẫn chứng)
- Biết quan tâm, sẻ chia với người khác là một hành động đẹp.
Nhưng cách thể hiện sự quan tâm đó như thế nào còn tuỳ thuộc ở mỗi người.
(dẫn chứng)
3. Bài học cho bản thân.
- Trong cuộc sống, có những bài học vô cùng quý giá mà ta học được
từ những điều hết sức bất ngờ. Những em bé đôi khi cũng có những việc làm

mà mọi người phải suy ngẫm.
- Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi đau của người khác là mình đã làm
được một việc ý nghĩa.

16


- Sống đẹp sẽ nhận được cái đẹp từ cuộc sống.
Đề 20:(2.0 điểm):
Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 30
dòng tờ giấy thi), với chủ đề: Học cách lắng nghe.
Yêu cầu về kiến thức

1. Giải thích vấn đề cần nghị luận
Lắng nghe: Tập trung sức nghe để thu nhận cho rõ âm thanh. Học
cách lắng nghe trong cuộc sống nghĩa là không chỉ lắng nghe bằng
tai mà còn phải lắng nghe bằng trí tuệ và tâm hồn, nhận thức và xúc
cảm… Nghe không chỉ để biết, mà còn để hiểu, để nghiền ngẫm và
có thái độ ứng xử đúng.
2. Luận bàn về cách lắng nghe
- Ý nghĩa:
+ Lắng nghe là một điều cần thiết trong cuộc sống bởi lắng nghe
cũng là một cách học, một cách nhận thức cuộc sống sâu sắc và đầy
đủ hơn (dẫn chứng).
+ Lắng nghe giúp con người hiểu được những điều sâu xa, phức

tạp, biết mở rộng tâm hồn, chia sẻ, cảm thông, đón nhận… ( dẫn
chứng).
- Học cách lắng nghe như thế nào:
+ Tiếp thu ý kiến từ bên ngoài để nhìn lại bản thân, tự điều chỉnh
và hoàn thiện mình, nhất là những ý kiến trái chiều với một tinh thần
cầu thị, tiến bộ.
+ Lắng nghe có phân tích, chọn lọc để nhận thức đúng đắn hơn về
con người, cuộc sống và có thái độ ứng xử đúng đắn. Tuy nhiên
trong thực tế có những người không thích lắng nghe, đặc biệt là
những điều góp ý, phê bình của người khác nên không sửa được
mình.
3 Bài học: cần trân trọng ý kiến người khác, thường xuyên lắng nghe

những “vang vọng” của cuộc đời để sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
17


Đề 21: ( 4 điểm )
Dưới đây là một câu chuyện kể :
Những bàn tay cóng
Hôm ấy tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái
sáu tuổi thì phát hiện ra mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một
đôi thôi là đủ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi
áo. Con tôi trả lời: “ Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều
bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho

bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.”
( Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ )
Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng một trang giấy thi ) về ý nghĩa của
câu chuyện trên.
Bài làm:
Đây là đề mở nên học sinh có thể trình bày suy nghĩ khác nhau từ câu
chuyện trên cơ sở :
- Giải thích được ý nghĩa của câu chuyện : tình yêu thương, sự sẻ chia được
thể hiện qua những việc làm và suy nghĩ rất hồn nhiên của em bé.
+Giải thích hành động của người con khi mang nhiều đôi gang tay: cho bạn
mượn để bạn khỏi bị lạnh.
+ Hành động đã có từ lâu: Em bé đã từng chứng kiến những bàn tay cóng,

thương bạn quyết định đem găng cho bạn mượn.
- Suy nghĩ của người mẹ về hành động của con mình.
- Nâng cao ;
+ Liên hệ thực tế để thấy những biểu hiện tốt đẹp đó luôn là đạo lí sống của
con người trong xã hội
+ Bên cạnh đó còn có những việc làm trái với hành động của em bé trong
câu chuyện.
- Nêu bài học đối với bản thân;
+ Em bé rất yêu người khác, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Trong cuộc sống có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, chúng ta phải thương
yêu, giúp đỡ lẫn nhau dù là hành động, suy nghĩ nhỏ nhất …để làm cho cuộc
đời đẹp hơn.

Đề 22: ( 3 điểm)
Viết một bài văn ngắn ( khoảng 600- 700 chữ) trình bày suy nghĩ
của em về “nơi dựa” của mỗi người trong cuộc sống, từ ý nghĩa của văn bản
sau:
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
18


Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía
trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng

có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho
người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của dôi mắt đã nhiều lần nhìn vào
cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào
nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nôi cực nhọc gẳng gỏi một đoèi.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho
người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
( Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB văn học, Hà

Nội, 1983)
Bài làm:
* Yêu cầu về kiến thức.
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Nơi dựa của mỗi người
trong cuộc sống.
- Ý nghĩa của văn bản: Ở biểu hiện bên ngoài, người phụ nữ là nơi
dựa cho cậu bé, người chiến sĩ là nơi dự cho bà cụ. Tuy nhiên, ở
khía cạnh tinh thần, cậu bé cũng là nơi dựa cho người phụ nữ, bà
cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ.
- Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức
mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình
yên.

Có những nơi dựa khác nhau: những người thân yêu; những kỉ
niệm, những giá trị thiêng liêng; những không gian, vật chất cụ
thể, ưu điểm, mặt mạnh của bản thân….
19

0,5đ

0,5đ

0,5đ



- Nơi dựa giúp con người cảm thấy bình yên thanh thản, vượt qua 0,5đ
mọi khó khăn, thử thách, có động lực phấn đấu vươn lên…
Ai cũng cần có nơi dựa và mỗi người đều có thể là nơi dựa cho
người khác.
- Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm, lệ thuộc vào người khác 0,5đ
hoặc những người chọn những nơi dựa không tốt.
- Cần trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được, đồng
0,5đ
thời cũng là nơi dựa ý nghĩa cho người khác.
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với những bài làm đảm bảo yêu cầu
về kĩ năng.
Đề 24: (3 điểm)

Nói về lòng ghen tỵ có người cho rằng: “giữa lòng ghen tỵ và sự thi đua
có một khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh ” còn Et-môn- đô- đơ
khuyên : “Đừng để con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim. Đó là con rắn độc
làm gặm mòn khối óc và đồi bại con tim”.Hãy phát biểu những suy nghĩ của
em về vấn đề nêu trên bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi.
Bài làm: Mở bài : (0,25đ)
-Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói
không nên để cho lòng ghen tỵ tồn tại dù chỉ là trong suy nghĩ mỗi người .
(0,25đ)
Thân bài :(2,5đ)
-Nêu khái niệm về ghen tỵ và những biểu hiện của lòng ghen tỵ (0,75đ)
-Phân biệt giữa ghen tỵ và thi đua: giữa ghen tỵ và thi đua có một khoảng xa

cách như giữa xấu xa và đức hạnh ( 1đ)
-Tác hại của lòng ghen tỵ :đừng để cho con rắn ghen tỵ luồn vào trong
tim ......(0,5đ)
- Từ đó nhắc nhở mọi người ý thức sống đúng đắn .(0,25đ)
Kết bài : (0,25đ)
-Khẳng định lại giữa ghen tỵ và thi đua là một khoảng cách và giá trị lời
khuyên của Et- môn -đô -đơ
-Nêu ý thức của mình trong việc trau dồi đạo đức
Đề 25 (4đ): Tiến sĩ Thân Nhân Trung đời vua Lê Thánh Tông ở thế kỉ XV
đã từng khẳng định: Hiền tài là nguyên khí quốc gia.

20



Hãy viết một bài nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em về điều được
nói đến trong câu nói trên.
Bài làm:
* Giải thích:
- “Người hiền tài” là người có đức độ, tài năng. Nếu chỉ có tài mà
không có đức, chỉ chăm lo cho bản thân mình thì không giúp ích
được gì cho quốc gia, có khi còn làm hại là đằng khác. Ngược lại
nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó thành
công, không là được việc lớn.
- “Nguyên khí của quốc gia”(nguyên: căn nguyên, cái gốc; khí:

trạng thái tinh thần): người hiền tài là cái gốc, là yếu tố quyết định
làm nên một quốc gia vững mạnh.
- Ý cả câu: khẳng định, đề cao vai trò của những người có đức, có
tài đối với vận mệnh của đất nước.
ta chẳng thấm gì so với những mất mát, bất hạnh của người khác.
* Bàn về vai trò to lớn của người hiền tài với đất nước:
- Bằng khả năng tìm tòi, sáng tạo làm thay đổi vận mệnh của đất
nước, thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn hoá, xã
hội: các nhà khoa học với các phát minh, các nghệ sĩ với những
tác phẩm lớn …
- Bằng khả năng lãnh đạo, tập hợp, dẫn dắt quần chúng thực hiện
thành công những kế hoạch, dự định, biến ước mơ thành hiện

thực: như Trần Hưng Đạo đã cùng vua tôi nhà Trần lãnh đạo nhân
dân đánh tan quân xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII; hay
Bác Hồ lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng tháng Tám
thắng lợi ….
- Bằng uy tín và đức độ trở thành tấm gương sáng có tác dụng
cảm hoá, giáo dục sâu sắc, tạo ảnh hưởng lớn với cộng động trong
hiện tại và tương lai: Chu Văn An, Bác Hồ ...
- Người hiền tài chính là nhân tố có vai trò vô cùng quan trọng đối
với sự phát triển của mỗi quốc gia và nhân loại. Lời nói của Thân
Nhân Trung được khắc trên bia đá vừa khẳng định điều ấy, vừa
thể hiện sự tôn vinh, ngưỡng mộ của nhân dân với nhân tài đất
nước.

- HS bàn về chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với nhân tài
đất nước.
- Với người học sinh cần phải ra sức học tập, trau dồi tri thức, rèn
luyện đạo đức để mai sau lập nghiệp để trở thành “nguyên khí”

21

1,0

0.5
0.5


0.5
0.5

0.5
0.5


quốc gia …
Đề 26: (3 điểm)
Bạn về có nhớ ta chăng,
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời
Viết một bài văn ngắn không quá hai trang giấy thi nêu suy nghĩ của em

về vấn đề được gợi ra từ hai câu thơ trên.
Bài làm: * Yêu cầu nội dung
- Xác định được rõ vấn đề nghị luận: Tình bạn trong cuộc sống.
- Xây dựng một văn bản phải đảm bảo nội dung sau:
-Trong đời sống tinh thần của con người,có rất nhiều tình cảm
thiêng liêng như tình cha con,tình thầy trò,bạn bè...Nhu cầu về tình bạn là
nhu cầu cần thiết và quan trọng,vì vậy mà trong ca dao có nhiều câu,nhiều
bài rất cảm động về vấn đề này : Bạn về có nhớ ta chăng, Ta về nhớ bạn như
trăng nhớ trời
- Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như
Lưu Bình với Dương Lễ,như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê...Trong cuộc
sống xung quanh ta cũng có rất nhiều tình bạn đẹp.

- Vậy thế nào là một tình bạn đẹp ? Theo tôi,trước hết đó phải là
một tình cảm chân thành trong sáng,vô tư và đầy tin tưởng mà những người
bạn thân thiết dành cho nhau.Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên
cơ sở cảm tình nhiều hơn .Trong số bạn bè chung trường,chung lớp,ta chỉ có
thể chọn và kết thân với một vài người.Đó là những người mà ta có thiện
cảm thực sự,hiểu ta và có chung sở thích với ta,mặc dù là cùng hoặc không
cùng cảnh ngộ.
- Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ
nhen,vụ lợi và sự đố kị hơn thua.Hiểu biết,thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui
buồn sướng khổ với nhau,đó mới thực sự là bạn tốt.Còn những kẻ : Khi vui
thì vỗ tay vào. Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai, thì không xứng đáng được
coi là bạn.

- Một tình bạn đẹp phải biết thông cảm chia sẻ, giúp đỡ
nhau vượt qua mọi khó khăn để cùng tiến bộ.
Đề 27:
Viết bài văn ngắn khoản một trang giấy thi trình bày suy nghĩ về
câu nói sau:
Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh.
Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.

22


Bài làm: * Về nội dung kiến thức:

- Giải thích ý nghĩa câu nói: Bằng cách nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu nói
khẳng định con người sinh ra không chỉ để sống một cuộc đời tầm thường,
vô vị. Đã sinh ra trong cuộc đời, con người phải khẳng định vai trò tích cực
của mình với xã hội, những người xung quanh, phải sống có ích, tốt đẹp.
- Vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề:
+ Con người sinh ra nếu không có lí tưởng sống, cuộc sống sẽ trở nên
nhàm chán, vô vị, sống buông xuôi, thậm chí buông thả, bất cần đời...
+ Sống phải có công danh, sự nghiệp, giúp ích cho đời. Vì khi sinh ra
trong trời đất là ta đã mang món nợ với cuộc đời. Mỗi người cần trả sòng
phẳng món nợ sâu nặng đó.
+ Khi có quan niệm sống có ích, sống tốt đẹp ta sẽ thấy cuộc đời đẹp,
đáng sống.

+ Có cống hiến cho đời bằng những việc làm cụ thể, con người mới có
thể in dấu của mình trong xã hội. Và biết sống cho người khác, vì người
khác là yêu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định để con người in dấu trong
tim
người
khác.
- Nêu dẫn chứng minh họa:
+ Cha mẹ in dấu trong tim con cái bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tình
yêu thương, dạy dỗ chu đáo.
+ Có những anh hùng dân tộc in dấu trên mặt đất và trong tim chúng
ta bằng những hành động chiến đấu phi thường và sự hy sinh anh dũng
+ Các bậc vĩ nhân in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng sự

nghiệp lừng lẫy, sự đóng góp lớn lao cho cuộc đời bằng tấm gương đạo đức
sáng ngời: Bác Hồ, Lê-nin,………
+ Những kẻ sống chủ nghĩa cá nhân, những tên bạo chúa, những tên
sống với tham vọng điện cuồng....Những người sống mà như chết hay sống
lay lắt trong cuộc đời, ăn bám gia đình và xã hội....không bao giờ in dấu lại
trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.
- Nhận thức hành động đúng can có:
Mỗi người sinh ra cần có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lại
danh thơm, tiếng tốt; biết sống vì người khác, biết đóng góp công sức cho
cuộc đời chung (Như học tập, lao động tốt, giúp đỡ người khác, lên tiếng với
hành động xấu..... chắc chắn sẽ được in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim
người khác.


23


Đề 28 (3 điểm):
Viết bài văn ngắn khoảng 2 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về
câu nói của nhà văn Nguyễn Khải:
“ Ở đời này, không có con đường cùng chỉ có những ranh giới. Điều cốt
yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy”.
Bài làm:
+ Giải thích:
0,5

Con đường cùng: Là hoàn cảnh bế tắc, không có lối thoát.
- Ranh giới: Là những khó khăn trở ngại.
- Sức mạnh: là ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống của con
người.
Câu nói của Nguyễn Khải đã đề cao vai trò của ý chí nghị lực giúp
con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
+ Bàn luận:
1,25
- Trong cuộc sống , con người thường gặp nhiều khó khăn, trở
ngại, thậm chí thất bại( có đẫn chứng cụ thể).
- - Không có hoàn cảnh nào bế tắc , tuyệt vọng nếu con người có ý
chí, nghị lực( dẫn chứng).

+ Mở rộng, nâng cao:
0,75
- Phê phán những con người yếu đuối, dễ gục ngã trước hoàn cảnh
khó khăn,
- Cần có niềm tin vào cuộc sống, thường xuyên rèn luyện ý chí,
nghị lực trước những thử thách trong cuộc sống “ không có hoàn
cảnh tuyệt vọng ,chỉ có con người tuyệt vọng trước hoàn cảnh”.
Đề 29. ( 3.0 điểm):
Câu chuyện: Cậu bé và cây si già
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống
mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy
khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi

cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.

24


- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện
hơn không? - Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài học
làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một bài văn nghị luận
về bài học đó.
Bài làm:
- Trên cơ sở nắm diễn biến và mối liên hệ của các sự việc,
thí sinh cần xác định được bài học toát lên từ câu chuyện
đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhân vật cây si: “Vậy,
vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?”.

Bài học đó là: những gì mà bản thân mình không muốn thì
đừng bắt người khác phải nhận ( thí sinh có thể có nhiều
cách diễn đạt khác nhau về nội dung bài học).
- Thí sinh phải xác định được nội dung bài học được
rút ra từ câu chuyện chính là vấn đề nghị luận mà người làm
bài phải triển khai thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ và
các phép lập luận. Vấn đề nghị luận ấy có thể được triển
khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau miễn là có
sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
+ Từ câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong
cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn
nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh...). Và dù vẫn

có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai
mong những điều đó đến với mình.
+ Không nên đem lại cho người khác những điều mà
mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay
bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý.
+ Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình
trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính
bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết
đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ
chia và thông cảm…
+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm
hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×