Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Ôn Thi Viên chức ngành Y tế Tài liệu ôn thi môn cử nhân xét nghiệm cđ xét nghiệm xét nghiệm trung học Phần THực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.1 KB, 22 trang )

Bài 1

KỸ THUẬT ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO
NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ CÁCH GIẢÛI QUYẾT
I.Đặt vấn đề:
Hệ ABO là hệ thống nhóm máu được phát hiện sớm nhất do
Landsteiner (1900). Đây là nhóm máu cực kỳ quan trọng vì là nguyên
nhân chính yếu của các tai biến truyền máu. Do đó việc xác đònh
chính xác nhóm máu hệ ABO là rất cần thiết .
II.Kháng nguyên – kháng thể hệ ABO:
1.Kháng nguyên ABO
Bắt đầu xuất hiện ở bào thai 37 ngày tuổi.
Phát triển hoàn toàn lúc 3 tuổi.
Kháng nguyên có cấu trúc gồm 2 phần:
+ Một phần có bản chất Protein có khả năng sinh kháng thể.
+ Một phần có bản chất Gluxit hoặc Lipit ( còn gọi là
Hapten ),có khả năng kết hợp kháng thể.
Tồn tại ở hầu hết các tế bào của cơ thể ( ngoại trừ các tế bào
thần kinh, tế bào gan, tế bào Malpighi và mô liên kết )
Kháng nguyên thường tồn tại suốt cuộc sống nhưng có thể suy
giảm, yếu đi khi về già hoặc trong 1 số trường hợp bệnh lý.
Kháng nguyên hệ ABO cũng tuân theo đònh luật di truyền
Mendel.
2) Kháng thể ABO:
- Bản chất là kháng thể tự nhiên.
- Thông thường là IgM, 1 số rất ít trường hợp là IgM + IgA hay
IgM + IgG.
- Hoạt động tốt ở nhiệt độ từ 40C đến 200C trong môi trường
NaCl 0,9%.
- Nồng độ thay đổi từ người này sang người khác.



3) Các hệ thống nhóm máu ABO:
Dựa vào các kháng nguyên trên màng hồng cầu và kháng thể
trong huyết thanh ta có các nhóm máu:
Ngoài ra ta còn có các nhóm máu phụ khác như A1, A2, Ax, B3,
Bm, A1B, A2B…….
III.Kỹ thuật đònh nhóm máu hệ ABO
1.Nguyên lý:
Dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết.
Được xác đònh nhờ kháng nguyên trên màng hồng cầu và kháng
thể trong huyết thanh.
Có 2 phương pháp : hồng cầu mẫu và huyết thanh mẫu.
2.Dụng cụ và thuốc thử:
Máy ly tâm ống thẳng.
Pipette các loại.
Ống nghiệm thuỷ tinh.
Lam kiếng.
Bút dạ quang hay bút chì kính.
Tủ lạnh bảo quản thuốc.
Bình đựng nước muối.
Giá đựng ống nghiệm.
Kính hiển vi.
Que thủy tinh.
Bông thấm.
Huyết thanh mẫu: chống A, chống B, chống AB.
Hồng cầu mẫu: A, B, O.
Nước muối 0,9%.
Huyết thanh máu AB.
3.Tiến hành kỹ thuật
3.1) Đònh nhóm trên lam kính:

3.1.1) Phương pháp huyết thanh mẫu:


Trên 1 lam kính: nhỏ 3 giọt huyết thanh mẫu chống A, chống B,
chống AB vào 3 vò trí khác nhau.
Thêm 1 giọt hồng cầu cần đònh nhóm 10 – 20% (được pha với
NaCl 0,9%).
Trộn đều bằng que thủy tinh thành 1 vòng tròn có đường kính 2 –
3cm.
Lắc nhẹ liên tục trong vòng 2 phút rồi đọc kết quả.
3.1.2) Phương pháp hồng cầu mẫu:
trí

Trên 1 lam kính: nhỏ 2 giọt huyết thanh cần đònh nhóm vào 2 vò
khác nhau.

Thêm 1 giọt hồng cầu mẫu A, 1 giọt hồng cầu mẫu B vào 2 vò trí
trên (hồng cầu mẫu đã được pha 10 – 20% trong NaCl 0,9% ).
Trộn đều và lắc nhẹ liên tục trong vòng 2 phút rồi đọc kết quả.
3.2) Đònh nhóm trong ống nghiệm
3.2.1) Phương pháp huyết thanh mẫu:
- Nhỏ vào 3 ống nghiệm mỗi ống 1 giọt huyết thanh mẫu chống A,
chống B, chống AB.
- Thêm 1 giọt hồng cầu cần đònh nhóm 2 – 5% ( pha trong NaCl
0,9% ) vào mỗi ống nghiệm trên.
- Lắc đều, quay ly tâm 1000 vòng/ phút/ 1 phút.
- Nghiêng nhẹ thành ống nghiệm, đọc kết quả bằng mắt thường và
kính hiển vi.

3.2.2) Phương pháp hồng cầu mẫu:

- Nhỏ 1 giọt huyết thanh cần đònh nhóm vào 2 ống nghiệm.
- Thêm 1 giọt hồng cầu mẫu A, 1 giọt hồng cầu mẫu B 2 – 5% vào
mỗi ống nghiệm trên.
- Lắc đều, quay ly tâm 1000 vòng/ phút/ 1 phút.
- Nghiêng nhẹ thành ống nghiệm, đọc kết quả bằng mắt thường
và kính hiển vi.
- Nhỏ 1 giọt hồng cầu cần đònh nhóm ( đã pha loãng thành 1%
trong dung dòch Diluent có LISS ) vào các giếng Anti A, Anti B, Anti
AB, Ctl.


- Nhỏ 1 giọt huyết thanh cần đònh nhóm vào các giếng Ctl, HC A,
HC B.
- Quay ly tâm Card trong 10 phút.
- Đọc kết quả bằng mắt thường và bằng máy đọc.
3.3) Những nguyên nhân gây sai lầm trong đònh nhóm máu hệ
ABO:
- Tỷ lệ giữa huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu không tương ứng.
- Đọc kết quả quá nhanh hoặc để quá lâu mới đọc kết quả.
- Mẫu máu đònh nhóm lấy không đúng quy cách, hoặc bò nhiễm
trùng.
- Thuốc thử bò hư, nhiễm trùng hay quá hạn.
- Tay nghề và trình độ của người làm kỹ thuật.
IV.Cách giải quyết những khó khăn
- Việc xác đònh nhóm máu hệ ABO dựa vào kháng nguyên trên
màng hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh.
- Hai phương pháp huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu phải được
tiến hành đồng thời và phải luôn cho kết quả phù hợp.
- Tất cả những khó khăn xảy ra khi không có sự phù hợp giữa 2
phương pháp.

Để giải quyết ta tiến hành các bước sau:
+ Rửa hồng cầu cần đònh nhóm và hồng cầu O ( có đầy đủ kháng
nguyên hệ hồng cầu ) bằng NaCl 0,9% 3 lần. Pha thành hồng cầu 5%.
Chứng tự thân:
Nhỏ vào ống nghiệm 2 giọt huyết thanh và 1 giọt hồng cầu cần
đònh nhóm.
Lắc đều, quay ly tâm 1000 vòng/ phút/ 1 phút.
Đọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi.
+ Chứng AB:
Nhỏ vào ống nghiệm 2 giọt huyết thanh máu AB và 1 giọt hồng
cầu cần đònh nhóm.
Lắc đều, quay ly tâm 1000 vòng/ phút/ 1 phút.


Đọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi.
Lưu ý: phản ứng âm tính thì phương pháp đònh nhóm bằng huyết
thanh mẫu được bảo đảm.
+ Chứng đồng loài:
Nhỏ vào ống nghiệm 2 giọt huyết thanh cần đònh nhóm và 1 giọt
hồng cầu O.
Lắc đều, quay ly tâm 1000 vòng/ phút/ 1 phút.
Đọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi.
Lưu ý: phản ứng âm tính thì phương pháp đònh nhóm bằng hồng
cầu mẫu được bảo đảm.
Dựa vào kết quả 3 chứng, ta có thể chia những trường hợp khó
khăn thành 2 nhóm chính như sau:
1/Khi cả 3 chứng nói trên đều âm tính
2/Khi 1 hay cả 3 chứng nói trên đều dương tính
Khi cả 3 chứng nói trên đều âm tính
1.1) Trường hợp có kháng – kháng thể:

Nhận xét:
- Có thể có kháng – kháng thể chống A.
- Kháng – kháng thể chỉ xảy ra khi có bổ thể.
- Giải quyết bằng cách khử bổ thể trong huyết thanh cần đònh
nhóm ở 560C/ 30 phút.
- Đònh nhóm lại, nếu có kháng – kháng thể thì sau khi khử bổ thể
phản ứng sẽ trở về bình thường như sau:
1.2)Trường hợp chia thành 2 quần thể hồng cầu:
Nhận xét:
- Nhóm máu có thể là A.
- Nhưng hồng cầu cần đònh nhóm ngưng kết với huyết thanh mẫu
chống A, chống AB không hoàn toàn, còn nhiều hồng cầu tự do.
- Gặp trong các trường hợp đã được truyền máu, hoặc có các nhóm
máu yếu, hay có các bệnh lý như Leucemie, Đa u tuỷ xương…


- Giải quyết bằng cách hỏi lại các triệu chứng lâm sàng và tiền sử
truyền máu.
1.3)Trường hợp kháng thể yếu
Nhận xét:
- Nhóm máu có thể là A.
- Gặp ở trẻ nhỏ do kháng thể chưa hình thành đủ, hoặc người già >
70 tuổi.
- Các trường hợp thiếu hụt miễn dòch bẩm sinh hay mắc phải.
- Giải quyết bằng cách đònh lại nhóm máu sau 1 thời gian, hay điều
trò các nguyên nhân gây thiếu hụt miễn dòch.
2.Khi 1 hay cả 3 chứng nói trên đều dương tính
2.1) Trường hợp có kháng thể lạnh
Nhận xét:
- Có thể có kháng thể lạnh.

- Khi để hồng cầu cần đònh nhóm ủ ở 370C thì hiện tượng ngưng
kết mất dần.
- Giải quyết bằng cách rửa hồng cầu cần đònh nhóm bằng NaCl
0,9% ấm 370C và đònh nhóm trong ống nghiệm ở 370C
2.2) Trường hợp có kháng thể tự miễn:
Nhận xét:
- Có thể có kháng thể tự miễn.
- Các kháng thể này thường đã cố đònh trên bề mặt hồng cầu.
- Giải quyết bằng cách xem lại chẩn đoán lâm sàng, rửa hồng
cầu cần đònh nhóm bằng NaCl 0,9% ấm 370Cvà đònh lại.
- Nếu cần thiết phải tiến hành các kỹ thuật sâu hơn.
2.3) Trường hợp hồng cầu chuỗi tiền
Nhận xét:
- Có sự tăng bất thường Protein trong huyết thanh.
- Có sự ngưng kết tầng nhanh và nó sẽ được phân tán rất nhanh
khi ta nhỏ vào hồng cầu cần đònh nhóm 1 giọt NaCl 0,9%.


- Giải quyết bằng cách rửa hồng cầu cần đònh nhóm bằng NaCl
0,9%; đònh lại phương pháp huyết thanh mẫu.
- Phương pháp hồng cầu mẫu thì pha loãng huyết thanh cần đònh
nhóm trong NaCl 0,9% cho đến khi nồng độ Protein trong huyết thanh
không đủ để kết tầng thành hình chuỗi tiền thì đònh lại.
V.Kết luận
- Xác đònh nhóm máu hệ ABO là 1 khâu cực kỳ quan trọng.
- Phải kiểm tra đầy đủ các thủ tục hành chánh.
- Đònh nhóm 2 lần bằng 2 phương pháp.
- Đối chiếu kết quả:
+ Nếu kết quả phù hợp trả kết quả nhóm máu.
+ Nếu kết quả không phù hợp, kiểm tra lại toàn bộ các bước,

giải quyết các khó khăn ( nếu có ) và làm lại.

Bài 3

KỸ THUẬT CHỨNG NGHIỆM PHÙ HỢP
Ngun tắc căn bản
Lựa chọn được túi máu phù hợp.
Bảo đảm an toàn truyền máu.
Nền tảng là phản ứng giữa kháng ngun và kháng thể.
Phản ứng thuận hợp ( phản ứng chéo ) chỉ là 1 trong các xét nghiệm
để tìm được túi máu phù hợp cho bệnh nhân.
Các kỹ thuật trước truyền máu
Kiểm tra tiền sử truyền máu của bệnh nhân.
Xác định nhóm máu ABO, Rh của bệnh nhân và túi máu.
Sàng lọc kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân và túi máu.
Định danh kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân ( nếu có ).
Phản ứng chéo.
Các loại phản ứng chéo
Phản ứng chéo điện tử:


+ Sử dụng máy vi tính để phân tích các dữ liệu của túi máu và bệnh
nhân:
. Nhóm máu ABO, Rh của túi máu và bệnh nhân.
. Sàng lọc kháng thể bệnh nhân.
+ Chỉ có thể sử dụng trong trường hợp sàng lọc kháng thể ở bệnh nhân
(-).
+ Khi các dữ liệu đều phù hợp thì máy vi tính sẽ in ra nhãn dán để dán
lên túi máu.
Phản ứng chéo trong huyết thanh học:

+ Trước truyền máu, hồng cầu túi máu được kiểm tra với huyết thanh
bệnh nhân.
+ Nếu trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể chống lại các kháng
nguyên tương ứng trên hồng cầu túi máu thì sự ngưng kết sẽ xuất hiện.
+ Điều đó thể hiện sự không thuận hợp ở bệnh nhân này đối với túi
máu.
+ Nếu không có sự ngưng kết xảy ra, túi máu được xem như thuận
hợp hay an tòan để truyền cho bệnh nhân.
Mục đích phản ứng chéo
Đây là bước kiểm tra cuối cùng sự thuận hợp của nhóm máu ABO. Có
thể phát hiện được sự hiện diện của kháng thể trong huyết thanh bệnh
nhân trong 1 số trường hợp.
Quy trình phản ứng chéo
Gồm các bước:
Kiểm tra thông tin bệnh nhân:
+ Họ tên bệnh nhân phải đầy đủ, rõ ràng.
+ Cần có mã số hồ sơ bệnh án, hay số nhập viện.
+ Tiền sử truyền máu và các phản ứng truyền máu trước đó ( nếu có ).
2) Kiểm tra mẫu máu bệnh nhân:
+ Phải đầy đủ họ tên, mã số bệnh nhân trên mẫu máu và khớp với
phiếu yêu cầu.
+ Mẫu máu được lấy tối đa trong vòng 3 ngày.
+ Kiểm tra hiện tượng tán huyết, các cục fibrin trong mẫu máu.
3) Xác định lại nhóm máu ABO, Rh:
+ Định lại nhóm máu ABO bằng cả 2 phương pháp.


+ Định lại nhóm máu Rh bằng huyết thanh mẫu D.
+ Để xác định nhóm máu có thể dùng lam kính hoặc ống nghiệm.
4) Tiến hành phản ứng chéo.

Trang thiết bị
+ Nước muối sinh lý 0,9%.
+ Lam kính thủy tinh.
+ Ống nghiệm thủy tinh 10x75mm.
+ Ống nghiệm nhựa 12x75mm.
+ Chai nhựa đựng nước muối dùng để rửa.
+ Pipette có chia độ.
+ Thuốc thử: hồng cầu mẫu, AHG, LISS, hồng cầu cảm ứng.
+ Card gel, dung dòch ñeäm ( coù LISS ).
+ Máy quay ly tâm ống nghiệm, máy quay ly tâm Card gel.
+ Máy rửa tự động ( nếu có ).
+ Máy ủ Card gel, ống nghiệm.
+ Kính hiển vi.
Kỹ thuật
Phản ứng chéo sử dụng kỹ thuật trong ống nghiệm.
Phản ứng chéo sử dụng kỹ thuật Card gel.
Phản ứng chéo gồm 2 phần:
+ Phần chính: phản ứng giữa huyết thanh bệnh nhân và hồng cầu túi
máu.
+ Phần phụ: phản ứng giữa huyết thanh túi máu và hồng cầu bệnh
nhân.
Kỹ thuật trong ống nghiệm
Pha loãng hồng cầu túi máu từ 2 – 4% bằng nước muối sinh lý 0,9%
( thường là 3% ).
Cho 50L hồng cầu đã pha loãng vào ống nghiệm.
Cho thêm 100µL huyết thanh bệnh nhân vào cùng ống nghiệm trên.
Trộn kỹ, quay ly tâm dung dịch ở tốc độ 3000 vòng/phút trong 15
giây.
Lắc nhẹ nhàng và đọc kết quả dưới kính hiển vi ( giai đoạn 1 ).



Thêm 100L LISS vào trong cùng ống nghiệm.
Trộn kỹ, ủ dung dịch ở 370C trong 15 phút.
Sau ủ, quay ly tâm dung dòch ở tốc độ 3000 vòng/phút trong
15 giây, lắc nhẹ nhàng và đọc kết quả ( nếu cần thiết ).
Rửa dung dịch 03 - 04 lần bằng nước muối sinh lý 0,9% và đổ bỏ
hoàn toàn nước rửa cuối cùng.
Thêm 100µL AHG, trộn kỹ và quay ly tâm dung dịch ở tốc độ 3000
vòng/phút trong 15 giây.
Lắc nhẹ nhàng và đọc kết quả dưới kính hiển vi ( giai đoạn 2 ).
Nếu kết quả (-) cho thêm 50L hồng cầu cảm ứng, trộn kỹ và quay ly
tâm dung dịch ở tốc độ 3000 vòng/phút trong 15 giây.
Lắc nhẹ nhàng và kiểm tra kết quả lại dưới kính hiển vi.
Kỹ thuật Card gel
Pha lỗng hồng cầu túi máu 1% bằng dung dòch đệm.
Cho 50L hồng cầu 1% vào lỗ Card gel.
Thêm 25µL huyết thanh bệnh nhân vào cùng lỗ Card gel trên.
Ủ Card gel ở 370C trong 15 phút.
Sau ủ, quay ly tâm Card gel trong 10 phút.
Đọc và ghi nhận kết quả.
Lưu ý: các bước kỹ thuật cần được tiến hành theo hướng dẫn của nhà sản
xuất.
Kỹ thuật tự chứng
Cần tiến hành khi phản ứng chéo (+).
Pha lỗng hồng cầu bệnh nhân bằng nước muối sinh lý 0,9%.
Tiến hành các bước kỹ thuật giống như phản ứng chéo.
Đọc và so sánh kết quả của ống tự chứng với phản ứng chéo.
Lưu ý: nồng độ, tỷ lệ của hồng cầu và huyết thanh cần tn theo kỹ thuật
sử dụng.
Các ngun nhân (+) trong phản ứng chéo

Khơng đúng nhóm máu ABO.
Kháng thể miễn dòch trong huyết thanh bệnh nhân.
Kháng thể tự sinh trong huyết thanh bệnh nhân.
Hồng cầu túi máu tự ngưng kết.


Các bất thường trong huyết thanh bệnh nhân.
Nhiễm trùng.
Sàng lọc kháng thể (-), phản ứng chéo giai đoạn 1 (+):
Không đúng nhóm máu ABO của túi máu và bệnh nhân.
. Hồng cầu túi máu tự ngưng kết.
. Kháng thể chống A1 ở bệnh nhân A2 hoặc A2B.
. Các kháng thể miễn dịch hoạt động ở nhiệt độ phòng.
. Các kháng thể tự sinh loại lạnh.
2) Sàng lọc kháng thể (-), phản ứng chéo giai đoạn 2 (+):
. Hồng cầu túi máu ngưng kết.
. Kháng thể trong huyết thanh phản ứng với các kháng nguyên trong
túi máu.
. Các kháng thể do truyền tiểu cầu không phù hợp nhóm máu ABO
( thường là kháng thể chống A hoặc B ).
3) Sàng lọc kháng thể (+), phản ứng chéo (-):
. Kháng thể tự sinh -I.
. Các kháng thể phụ thuộc vào số lượng kháng nguyên.
4) Sàng lọc kháng thể (+), phản ứng chéo (+), tự chứng (-):
. Kháng thể miễn dịch.
. Hồng cầu túi máu ngưng kết.
5) Sàng lọc kháng thể (+), phản ứng chéo (+), tự chứng (+):
. Kháng thể miễn dịch.
. Kháng thể tự sinh loại lạnh.
. Kháng thể tự sinh loaïi nóng.

. Các vấn đề liên quan đến thuốc thử.
Các bước giải quyết trường hợp (+)
Kiểm tra nhóm máu ABO, Rh túi máu và bệnh nhân.
Làm tự chứng và Coombs trực tiếp.
Kiểm tra lại sàng lọc kháng thể ở bệnh nhân, định danh kháng thể
( nếu có và cần thiết ).
Tiến hành thêm các kỹ thuật khác.


Kỹ thuật trong trường hợp khẩn cấp,Cố gắng xác định nhóm máu
ABO, Rh của bệnh nhân.
Nếu không xác định được, sử dụng túi máu O- .
Ngay khi bệnh nhân đã được truyền máu, vẫn phải tiếp tục tiến hành
kỹ thuật phản ứng chéo.
Tài liệu tham khảo
Technical manual, 15th edition.
Modern blood Banking and Transfusion Practices, 4th edition.
HealthAtoZ.com
Redcross.org
Nobelprize.org
Bài 4

KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN VÀ NHUỘM
I. KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN
TIÊU BẢN MÁU DÀN:
Chuẩn bi:
Lam kính khô sạch,lam kéo, bút đánh dấu tiêu bản
Hóa chất cồn 700, 900
Bệnh phẩm là máu lấy từ mao mạch
I. KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN (TT)

Tiến hành:
Lấy 1 giọt máu bằng que diêm đặt nhẹ nhàng lên 1 đầu của lam
kính( cách đầu lam khoảng 1cm )
Đặt lam kéo ngay phía trước giọt máu
Lùi lam kéo đến chạm giọt máu, để máu tràn hết chiều ngang
của cạnh lam kéo
Để lam kéo 1 góc khoảng 30-450 so với lam kính nằm ngang
Từ từ đẩy ngược cho đều tay về phía trước
*Chú ý: đẩy nhanh tiêu bản sẽ dầy,đẩy chậm tiêu bản sẽ mỏng
quá hoặc thành từng lớp sóng rất khó xem
I. KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN (TT)
Kết quả:
Máu tràn đều càng về đuôi càng mỏng
Lam có màu hồng tươi, nhìn xuyên qua lam đọc được chữ
Đuôi có hình lưỡi bò hoặc răng cưa
Để khô tự nhiên


I. KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN (TT)
TIÊU BẢN MÁU GIỌT DẦY:
Chuẩn bi:
Lam kính khô sạch, que thủy tinh, bút đánh dấu tiêu bản
Hóa chất cồn 700, 900
Bệnh phẩm là máu lấy từ mao mạch
I. KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN (TT)
Tiến hành:
Cho 2 giọt máu lên 2 đầu lam kính
Dùng que thủy tinh hoặc 1 góc của lam kính khác ngoáy nhẹ lên
giọt máu theo vòng tròn rộng ra đến khi giọt máu có đường kính
khoảng 1-1,5cm

Lắc khô hoặc để khô tự nhiên
Không cần cố định mà nhuộm ngay
Ngoài ra còn làm tiêu bản: soi tươi, tiêu bản tủy đồ, làm tiêu
bản dịch
II.KỸ THUẬT NHUỘM
Có nhiều cách nhuộm nhưng trong huyết học thường nhuộm Giemsa
Dụng cụ:
Giá nhuộm, ống đong hoặc cốc có vạch hoặc pipet
Hóa chất: Giemsa mẹ, cồn cố định, nước cất, nước thường
Tiêu bản máu
Tiến hành:
Cố định tiêu bản bằng cách cho 1-2 giọt cồn tuyệt đối lên tiêu
bản
Và lăn cho cồn chảy khắp tiêu bản.
Để khô tự nhiên
Pha thuốc nhuộm Giemsa tỉ lệ 1/10
Đặt lam cần nhuộm lên giá
Phủ lên khắp tiêu bản dd Giemsa 1/10
Để 15 phút, rửa nước thường cho sạch hết cặn
Để khô trên giá đỡ thẳng đứng
Và đọc khi cần thiết

Bài 5

KỸ THUẬT LẤY MÁU MAO MẠCH
I. CHUẨN BỊ:
Dụng cụ: Kim chích, bông thấm, dây garo.
Hóa chất: Cồn 700



- Bệnh nhân:
+ Để bệnh nhân ngồi hoặc nằm thoải mái
+ Chọn vị trí lấy máu ở đầu ngón tay 3,4(người lớn)
hoặc ở gót chân, đầu ngón chân cái đối với trẻ en nhỏ.
II. TIẾN HÀNH:
Sát khuẩn nơi định lấy máu bằng bông tẩm cồn 700
Để khô tự nhiên
Garo đầu ngón tay
Dùng kim tiệt khuẩn chích sâu độ 1-1,5 mm
Lau bỏ giọt máu đầu bằng bông khô
Lấy máu để xét nghiệm từ giọt thứ 2 trở đi
Sau khi lấy đủ máu, ta tháo dây garo, lau sạch máu nơi đã chích
cho bệnh nhân
III. CHÚ Ý
Trước khi lấy máu phải đối chiếu họ, tên, tuổi, chẩn đoán, chỉ
định xét nghiệm của bệnh nhân...
Không được lấy máu ở nơi nghi do tắc mạch, phù nề, viêm
nhiễm. Không bóp nặn quá nhiều.
Bài 6:

KỸ THUẬT LẤY MÁU TĨNH MẠCH
I. CHUẨN BỊ:
Dụng cụ: Bơm kim tiêm, dụng cụ chứa máu, bông khô, dây garo.
Hóa chất: Cồn 700
- Bệnh nhân:
+ Nếu làm tại phòng xét nghiệm cho bệnh nhân ngồi cạnh bàn
riêng lấy máu
+ Nếu làm tại giường bệnh thì cho bệnh nhân nằmngay ngắn, đầu
gối cẩn thận
II. TIẾN HÀNH:

Chọn vị trí lấy máu: thường là ở tĩnh mạch khuỷu tay
Sát khuẩn da lần thứ 1 bằng bông tẩm cồn 700
Garo phía trên nơi chích để vài phút cho TM nổi lên
Sát khuẩn da lần 2
Cầm bơm kim tiêm trong lòng bàn tay phải,ngón trỏ tỳ vào đốc
kim


Đặt đúng hướng của TM đi lên, đầu vát của kim hướng lên trên
Đặt kim tiêm so với cánh tay 1 góc khoảng 300
Tỳ chắc ngón tay vào đốc kim và chọc qua da với động tác dứt
khoát
II. TIẾN HÀNH (TT)
Luồn kim vào TM
Khi kim vào TM có thể nới dây garo ra và rút máu sao cho đủ số
lượng cần thiết
Tháo dây garo, đặt miếng bông tẩm cồn lên chỗ tiêm chích, rút kim
ra với động tác nhanh, bảo bệnh nhân ép lên chỗ lấy máu khoảng 5p
Tháo kim ra cho vào thùng hủy kim, bơm đủ số lượng máu vào lọ
chứa mẫu
III. CHÚ Ý
Trước khi lấy máu phải đối chiếu họ, tên, tuổi, chẩn đoán, chỉ định
xét nghiệm của bệnh nhân...
Không được lấy máu ở nơi nghi do tắc mạch, phù nề, viêm nhiễm
Không lấy máu quá lâu. Khi bơm vào ống nhớ lắc trộn đều.
Bài 7

PHA CHẾ CÁC DUNG DỊCH NHUỘM
1. DUNG DỊCH GIEMSA ĐẬM ĐẶC
- Giemsa bột

:
0,75 g
- Glycerin
:
35 ml
- Cồn Methylic
:
65 ml
Cho Giemsa bột vào cối bằng sứ, cho từ từ Glycerin vào và dùng
chầy bằng sứ nghiền thật mịn, tiếp tục cho cồn vào hòa đều. Sau đó
dùng lọ màu đựng dung dịch, dùng nút lọ thật kín, Bọc lọ bằng giấy
đen hoặc để chỗ tối, ngày lắc 3 lần trong 4 ngày liền. Giemsa mẹ để 6
tháng mới dùng là tốt nhất
2. DUNG DỊCH WRIGHT ĐẬM ĐẶC
- Wright bột
:
0,75 g
- Glycerin
:
3 ml
- Cồn Methylic
:
97 ml
Cho Wright bột vào cối bằng sứ, cho từ từ Glycerin vào và dùng
chầy bằng sứ nghiền thật mịn, tiếp tục cho cồn vào hòa đều. Sau đó
dùng lọ màu đựng dung dịch, dùng nút lọ thật kín, Bọc lọ bằng giấy


đen hoặc để chỗ tối, ngày lắc 3 lần trong 4 ngày liền. Wright mẹ để 6
tháng mới dùng là tốt nhất

3. DUNG DỊCH NHUỘM HỒNG CẦU LƯỚI
3.1 Dung Dịch Xanh Cresyl 1%:
- Xanh Cresyl
:
1g
- Natri Citrat 3%
:
20 ml
- NaCl 0,9%
:
80 ml ml
Lắc cho tan đều rồi lọc. Chỉ dùng trong 1 tháng
3.2 Dung Dịch Xanh Cresyl trong cồn:
- Xanh Cresyl ánh
:
1g
- Cồn tuyệt đối
:
100 ml
4. DUNG DỊCH NHUỘM PEROXYDAZA:
+ Dung dịch A:
- Benzidin
:
0,25g
- Cồn Ethylic 95%
:
100 ml
+ Dung dịch B:
- Nitroprussiate sodium
:

25g
- Nước cất
:
100 ml
+ Dung dịch C:
- Dung dịch A
:
100 ml
- Dung dịch B
:
2 ml
+ Dung dịch D
- Nước oxy già 3% :
3ml
- Nước cất
:
100ml
+ Dung dịch Giemsa 10%
5. DUNG DỊCH NHUỘM SOUDAN NOIR
+ Dung dịch A: - Soudan Noir
:
0,3g
- Cồn Ethylic tuyệt đối
:
100ml
+ Dung dịch B: -Tinh thể Phenol
:
16g
- Disodic Phosphat :
0,3g

- Cồn Ethylic tuyệt đối
:
30ml
- Nước cất
:
100ml
+ Dung dịch C: - Dung dịch A :
60ml
- Dung dịch B :
40ml
0
+ Cồn Ethylic 70
+ Dung dich Giemsa 10%
6. DUNG DỊCH NHUỘM RNA TRONG NGUYÊN SINH CHẤT:
6.1 Dung dịch cố định:
- Cồn Ethylic tuyệt đối
:
60ml
- Chloroform
:
30ml
- Acid Acetic
:
10ml
6.2 Dung dịch đệm walpole ( PH = 4.8 )
- Dung dịch Acid Acetic 0,6g/100ml
:
80ml



- Dung dịch Acetat sodium 0,8/100ml
:
120ml
6.3 Dung dịch nhuộm:
+ Dung dịch A: - Vert methy 2g
- Nước cất 100ml
+ Dung dịch B: - Pyrinin G 2g
- Nước cất 100ml
+ Dung dịch C: - Dung dịch A 4ml - Dung dịch B 6ml
Cồn Ethylic Tuyệt đối 2ml
DD đệm walpole 100ml

Bài 8

PHA CHẾ DUNG DỊCH CHỐNG ĐÔNG
1. DUNG DỊCH EDTA :
Muối dipotassic của acid ethylen diamin tetra acetic : 1,5g
- Nước cất vừa đủ
: 100ml
2. DUNG DỊCH NATRI CITRAT 3,8%
- Natri Citrat
:
3,8 g
- Dung dịch NaCl (0,85%) :
100ml
3. DUNG DỊCH HEPARIN
- Heparin nguyên chất
:
5000đơn vị
- Nước cất vừa đủ

:
10ml
Hoặc:
- Heparin
:
10mg
- NaCl 0,9% :
0,25ml
4. DUNG DỊCH ACD:
- Acid Citric :
0,8g
- Citrat natri :
2,2g
- Gluco :
2,2g
- Nước cất
:
100ml
5. DUNG DỊCH CPD:
- Acid citric :
0,32g
- Citrat natri :
2,63g
- Phosphat
:
0,25g
- Destroze
:
2,32g
- Nước cất

:
100ml
6. DUNG DỊCH WINTROBE
- Amoni oxalat :
1,2g
- Kali oxalat
:
0,8g
- Nước cất
:
100ml
Pha xong lọc qua giấy lọc hoặc bông, dùng dần.
Bài 9


PHA CHẾ DUNG DỊCH DÙNG TRONG XÉT NGHIỆM ĐÔNG
MÁU
1.DUNG DỊCH CANXICLORUA 0,1M:
- Canxiclorua khan

:

11,1g

- Nước cất vừa đủ

:

1000ml


Điều chỉnh PH = 6
Bảo quản 4oC, dùng trong 1 tuần
2. DUNG DỊCH CANXICLORUA 0,025M
- Dung dịch Canxiclorua 0,1M

:

- Nước cất

3 thể tích

:

1 thể tích

Chỉnh PH = 6
Chỉ pha khi dùng
3. DUNG DỊCH THROMBOPLASTINCANXI:
- Bột hoạt chất Thromboplastin

:

50mg

- NaCl 0,9%

:

1ml


Để vào nồi cách thủy, khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh trong
30phút
Li tâm 3-4 phút hoặc để lắng ở nhiệt độ phòng thí nghiệm
Thu phần dịch trong ở trên sang ống nghiệm khác
Pha Thromboplastincanxi:
Cứ 1 thể tích Thromplastin thêm 1 thể tích canxiclorua 0,025M
Trộn đều, để vào bình cách thủy dùng ngay trong phòng xét
nghiệm
PHA CÁC DUNG DỊCH KHÁC
1.DUNG DỊCH ĐO SỨC BỀN HỒNG CẦU:
Dung dịch NaCl 0,7%
Hoặc là NaCl có dung dịch đệm phosphat (PH=&)
+ NaCl 90g

+ Phosphatdisodic 13,65 g

+ Phosphat monosodic 2,43g
1000ml

+ Nước cất vừa đủ

Bảo quản được hàng tháng
2. DUNG DỊCH NGÂM RỬA DỤNG CỤ THỦY TINH::


2.1 Dung dịch sunfocromic đậm đặc:
- Kalibicromat

:


40g

- Nước

:

180ml

- Acid sunfuric nguyên chất :

180ml

2.2 Dung dịch Sunfocromic loại thường:
- Kalibicromat

:

50g

- Acidsunfuric nguyên chất :

50ml

- Nước cất

1000ml

:

3. PHA LOÃNG VÀ BẢO QUẢN CỒN:

3.1 Pha loãng cồn theo phương pháp Lowi:
Cho vào ống đong chia độ số lượng mililit cồn dùng để pha
loãng bằng số độ cồn cần pha. Thêm nước cất vào đến khi được khối
lượng chung bằng số độ cồn trước khi pha
3.2 Cách bảo quản cồn tuyệt đối:
Cứ 1000ml cồn tuyệt đối
Thêm 50g Kalicarbonat hoặc 50g đồng sunfat khan Sẽ giữ được
đôn cồn trong thời gian dài

Bài 10

PHA CHẾ DUNG DỊCH ĐẾM TẾ BÀO
DUNG DỊCH ĐẾM SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU :
DUNG DỊCH HAYEM :
- Natri clorua :
1g
- Natri sulfat :
5g
- Sublimat
:
1,5g
- Nước cất
:
200 ml
DUNG DỊCH MARCANO :
- Natri sulfat :
50 g
- Formol 40 % :
5 ml
- Nước cất

:
1000ml
DUNG DỊCH NƯỚC MUỐI SINH LÝ
- NaCl
:
8,5 g


- Nước cất
:
1000 ml
II. DUNG DỊCH ĐẾM SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU
DUNG DỊCH LAZARUS :
- Acid Acetic
:
50 ml
- Xanh Methylen 1% :
20 giọt
- Nước cất vừa đủ
:
1000 ml
DUNG DỊCH TURK :
- Acid Acetic
:
2 ml
- Gentian violet
:
1 giọt
- Nước cất
:

98 ml
DUNG DỊCH XANH ACETIC :
- Acid Acetic
:
10 ml
- Xanh Toludin o,25%
:
10 ml
- Nước cất
:
1000ml
DUNG DỊCH ĐẾM SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU :
DUNG DỊCH MARCANO :
DUNG DỊCH URE :
- Ure nguyên chất
:
0,7 g
- NaCl 0,9%
:
7 ml
- Nước cất
:
3 ml
DUNG DỊCH NOVOCAIN:
- Novocain chlohydrat
:
30 g
- Natri clorua
:
2g

- Nước cất vừa đủ
:
1000 ml

DUNG DỊCH MAGNESIUM SULFAT 14% :
- Magnesium sulfat :
14 g
- Nước cất vừa đủ
:
100 ml
DUNG DỊCH PHA LOÃNG NƯỚC NÃO TỦY ĐỂ ĐẾM TẾ
BÀO MÁU :
- Acid acetic :
10 ml
- Crystal violet :
0,1 ml
- Nước cất
:
90 ml
Lọc kỹ trước khi dùng
V. DUNG DỊCH ĐỊNH LƯỢNG HUYẾT SẮC TỐ
DUNG DỊCH ACID CLOHYDRIC 0.1N
Acid clohydric nguyên chất (HCL)
:
8,6 ml
Nước cất vừa đủ
:
1000ml



Bài 11

QUAN SÁT TẾ BÀO NGOẠI VI BÌNH THƯỜNG
I. ĐẾM SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU
1.Nguyên tắc:
Đếm những hồng cầu tươi, trực tiếp qua kính hiển vi, Trên 1
loại buồng đếm đã biết kích thước với máu được pha loãng trong pipet
chính xác. Kết quả đếm được tính ra theo mm3 và/lít máu
2.Chuẩn bị:
Pipet chính xác pha loãng hồng cầu
Buồng đếm
Kính hiển vi, máy bấm tay, bông thấm
Phương tiện lấy máu mao mạch
2.Chuẩn bị(TT)
Hóa chất: dd pha loãng HC
Bệnh nhân
3.Tiến hành:
Hút máu đúng vạch 0,5, lau sạch máu dính ở đầu ống, hút tiếp
dung dịch pha loãng ( marcano) đến vạch 101, vừa hút vừa lắc xoay tròn
ống. Bịt đầu pipet bằng đầu ngón tay Trỏ trái, giữ pipet bằng đầu ngón
cái và ngón giữa trái ở Phần đầu pipet sau đó tháo dây.
Lắc trộn: trong 3 phút bằng cách đập bàn tay phải đang cầm
pipet giữa ngón cái và ngón 3 vào bàn tay trái đã nắm Lại
3.Tiến hành (TT)
Cho vào buồng đếm:
+ Gắn lá kính lên buồng đếm
+ Bỏ đi 3-5 giọt đầu trong pipet
+ Đặt nghiêng pipet 450 vào giữa lam và lamen
+ Để hỗn dịch chảy từ từ vào buồng đếm đến khi
lan tỏ khắp lá kính và hơi thừa quanh bờ

Đếm HC:
+ Đặt buồng đếm lên kính hiển vi


+ Để 2-3 phút cho HC lắng đều
+ Lấy vi trường bằng vật kính 10, chuyển sang 40
3.Tiến hành (TT)
+ Đếm HC trong 80 ô vuông nhỏ trong 5 khu vực Của HC
( Smic Neubauer, Thoma, Goriaep): đếm 4 khu ở 4 góc và 1 khu ở giữa
+ Ở mỗi khu sẽ đếm các HC nằm trong ô kẻ còn các HC nằm
trên đường cạnh các hình vuông thì chỉ đếm các HC ở cạnh trên và cạnh
trái. Ghi số HC mỗi khu Giữa các khu không được chênh lệch quá 10 con
Tính Kết quả:
+ Sau khi đếm được số lượng HC trong 80 ô vuông con tức là
trong 80/4000mm3
+ Nhân với độ pha loãng 200 lần
+ Tính ra 1mm3 = SLHC/5khu x 10.000



×