Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tiếp cận và giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài ở trường tiểu học (LV00427)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.95 KB, 77 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa giáo
dục học, khoa sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt xin cảm ơn
Tiến sĩ Vũ Công Hảo – người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Xin gửi tới quý thầy cô trong Hội đồng giám khảo lời biết ơn sâu sắc.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Đống Đa,
Trường tiểu học Nam Thành Công nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn tới những người thân yêu trong gia
đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
TÁC GIẢ


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Trong khi nghiên cứu luận văn, tôi đã kế thừa thành quả khoa học của các
nhà khoa học và đồng nghiệp với sự trân trọng và biết ơn.

Hà Nội ngày 06 tháng 09 năm 2010
Tác giả

Đỗ Việt Nga


3



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 4
2. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................... 6
3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 7
4. Đóng góp mới của luận văn.................................................................. 7
5. Cấu trúc của luận văn........................................................................... 7
NỘI DUNG ...................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: ĐẶC THÙ CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC
NGOÀI .......................................................................................................... 9
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC................ 9
1.1. Đặc thù của môn văn học nước ngoài trong nhà trường Tiểu học. 9
1.1.1. Thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu, trích
dạy trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 ...... 9
1.1.2. Đặc điểm và nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học nước
ngoài được giới thiệu và giảng dạy ...................................................... 14
1.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc giảng dạy văn học nước
ngoài ở trường Tiểu học ......................................................................... 25
1.2.1. Thuận lợi ..................................................................................... 25
1.2.2. Khó khăn ..................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY CÁC TÁC PHẨM VĂN
HỌC NƯỚC NGOÀI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC .................................... 30
2.1. Thực trạng dạy học văn ở trường Tiểu học .................................... 30
2.2. Tình hình giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong
trường Tiểu học ....................................................................................... 33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TIẾP CẬN VÀ GIẢNG DẠY
...................................................................................................................... 65
3.1. Tiếp cận và giảng dạy văn học nước ngoài từ bối cảnh lịch sử thời đại tác phẩm ra đời .......................................................................... 65
3.2. Tiếp cận và giảng dạy văn học nước ngoài theo đặc trưng thể loại

.................................................................................................................. 67
3.3. Tiếp cận và giảng dạy văn học nước ngoài trong liên hệ, so sánh
với văn học dân tộc.................................................................................. 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Là một trong những bộ phận quan trọng và đặc sắc cấu thành
chương trình Ngữ Văn được giảng dạy ở mọi cấp học, văn học nước ngoài
luôn thu hút và tạo nên sự hấp dẫn lớn với người tiếp nhận. Đến với văn học
nước ngoài, chúng ta như được đến với một miền đất lạ với bao điều mới mẻ
về văn hóa, phong tục tập quán, với tư tưởng, quan niệm và đời sống tâm hồn
của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Có thể nói, văn học nước ngoài có
vị trí và ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của văn hóa và văn học dân
tộc. Giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường nói chung, bậc Tiểu học
nói riêng không chỉ hướng tới việc tìm hiểu những đặc sắc của một nền văn
hóa, văn học khác mà còn góp phần hiểu thêm về văn hóa, văn học của dân
tộc mình. Nghiên cứu, tiếp nhận văn hóa, văn học nước ngoài, do đó, là cần
thiết, và càng trở nên cần thiết trong giai đoạn tăng cường giao lưu, hội nhập
hiện nay.
1.2. Giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường nói chung, bậc
Tiểu học nói riêng là công việc không đơn giản. Để có thể khai thác được cái
hay, cái đẹp và chiều sâu tư tưởng, tâm hồn của các dân tộc khác ẩn chứa
trong các văn bản ngôn từ, người dạy (và cả người học) phải có sự hiểu biết
rộng rãi về văn hóa, văn học của chính các dân tộc ấy. Bởi thế, người dạy văn
học nước ngoài, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu văn bản tác phẩm cần giảng dạy,

còn cần đọc nhiều tư liệu tham khảo xung quanh nó. Trong điều kiện hiện
nay, việc tự tìm hiểu, tra cứu các tư liệu tham khảo về các tác giả, tác phẩm
văn học nước ngoài không phải là dễ dàng.
1.3. Giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường nói chung, bậc
Tiểu học nói riêng lâu nay chưa được chú ý đúng mức, dù cơ cấu và số lượng


5

tác phẩm văn học nước ngoài đưa vào giảng dạy trong nhà trường ở các cấp
học đã thay đổi, nhiều hơn, có chọn lọc, có tính tới mục đích tiếp nhận và hiệu
quả giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa là đủ
nếu muốn nghiên cứu và so sánh để thấy rõ những tác động của nó với văn
học dân tộc, với sự tiếp nhận của người học, người đọc. Theo tìm hiểu của
chúng tôi, các công trình nghiên cứu về văn học nước ngoài, đặc biệt các nền
văn học lớn, các kiệt tác văn học của nhân loại… của các nhà nghiên cứu, phê
bình Việt Nam không phải là ít, song ít có công trình nào đặt vấn đề nghiên
cứu và giảng dạy văn học nước ngoài trong các nhà trường, nhất là ở bậc Tiểu
học, thế nào cho có hiệu quả. Hầu hết các công trình, luận án, luận văn nghiên
cứu về văn học nói chung, văn học nước ngoài nói riêng đều là các nghiên
cứu chuyên sâu, thiên về lý luận, hoặc khái quát hoặc phân tích các phương
diện giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm cụ thể chứ ít đề cập tới
vấn đề trên. Các Hội thảo, Hội nghị khoa học, các bài viết, bài nghiên cứu về
đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường thời gian qua rất nhiều,
song chủ yếu là ở bậc đại học, cao đẳng, trung học phổ thông… Cũng có một
số bài viết đề xuất đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
các môn học như Toán, Mỹ thuật, Âm nhạc… ở trường Tiểu học. Tuy không
liên quan đến đề tài, nhưng các nghiên cứu này cũng thực sự là những tư liệu
bổ ích cho chúng tôi, vì thực sự nguồn tư liệu tham khảo để thực hiện đề tài
này quá ít ỏi.

Hiện chỗ dựa chủ yếu của chúng tôi chỉ là cuốn sách "Cảm thụ và giảng
dạy văn học nước ngoài" của GS. Phùng Văn Tửu. Đúng như tác giả cuốn
sách đã viết: "... đây không phải là hướng dẫn giảng dạy men theo từng bài
trong sách giáo khoa như kiểu "sách giáo viên" (...), nhưng vấn đề cảm thụ và
giảng dạy bộ phận văn học này về mặt lý thuyết và ứng dụng vẫn luôn luôn
khiến nhiều người quan tâm, không chỉ ở Trung học phổ thông, Trung học cơ


6

sở và hệ thống các trường Đại học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm nữa" (Lời
nói đầu). Tuy không bàn đến việc giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài
trong chương trình bậc Tiểu học, song các nguyên tắc tiếp cận và những điểm
đáng lưu ý khi giảng dạy văn học nước ngoài nói chung và qua các tác phẩm
cụ thể nói riêng mà giáo sư đã đúc kết trong cuốn sách thực sự là những gợi ý
quan trọng cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài.
Từ các lý do đã nêu trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Tiếp cận
và giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài ở trường Tiểu học" để nghiên
cứu, triển khai với mong muốn nắm bắt và truyền tải được đặc sắc của bộ
phận văn học này cho các em học sinh ngay từ khi mới bước chân vào thế
giới của văn chương, của tưởng tượng và sáng tạo.
2. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các tác phẩm văn học nước ngoài được lựa chọn giới thiệu và giảng
dạy trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Những phương diện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác
phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học từ lớp
1 đến lớp 5.
2.3. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của việc giảng dạy các tác
phẩm văn học nước ngoài, trên cơ sở đó, đề xuất các hướng tiếp cận nhằm
nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy bộ phận văn học này ở trường Tiểu học.
2.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thống kê, phân loại các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương
trình bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 theo thể loại, đề tài, nội dung…


7

- Phân tích thực trạng giảng dạy bộ phận văn học này trong nhà trường
Tiểu học.
- Đề xuất các hướng tiếp cận và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng
cảm thụ và giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường Tiểu
học.
Trong mục đích của mình, chúng tôi không đặt ra vấn đề đổi mới về
phương pháp, nên phần đề xuất các giải pháp chỉ chủ yếu tập trung vào các
quan điểm, nguyên tắc tiếp cận và giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà
trường Tiểu học.
3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính được sử dụng:
-

Phương pháp tiếp cận hệ thống.

-

Phương pháp nghiên cứu lịch sử.

-


Phương pháp so sánh loại hình.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi còn sử dụng một

số phương pháp bổ trợ khác
4. Đóng góp mới của luận văn
- Về phương diện lí luận: cung cấp một cái nhìn khái quát và cụ thể về
thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình
Tiếng Việt bậc Tiểu học, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả
của việc giảng dạy bộ phận văn học này từ các phương diện lý thuyết và đặc
thù.
- Về thực tiễn: Góp phần vào việc nâng cao năng lực cảm thụ và giảng
dạy các tác phẩm văn học nói chung, văn học nước ngoài nói riêng trong nhà
trường Tiểu học hiện nay.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:


8

Chương 1. Đặc thù của các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình
Tiếng Việt bậc Tiểu học
Chương 2. Thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong
chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học
Chương 3. Tiếp cận và giảng dạy mảng văn học nước ngoài trong nhà trường
Tiểu học
Phần cuối luận văn là Thư mục tài liệu tham khảo.


9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐẶC THÙ CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC

1.1. Đặc thù của môn văn học nước ngoài trong nhà trường Tiểu
học
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể
hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa
học, những tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người
đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Khi đọc các tác phẩm văn
chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động
tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hoạt động,
sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Các tác phẩm văn học
nói chung và văn học nước ngoài nói riêng trong chương trình Tiếng Việt ở
bậc Tiểu học đã góp phần trực tiếp vào việc hình thành năng lực hoạt động
ngôn ngữ, trang bị kiến thức và bồi dưỡng tâm hồn đó cho các em
1.1.1. Thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu,
trích dạy trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5
Phần Văn học nước ngoài được đưa vào chương trình Tiểu học chủ yếu
ở hai phân môn Tập đọc và Kể chuyện, nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh
và giúp các em có dịp được làm quen với các nền văn hoá, văn học khác trên
thế giới, để từ đó, biết thêm nhiều điều mới lạ, biết cảm nhận và so sánh với
văn học dân tộc mình, biết phân biệt phải trái, tốt xấu... theo tấm gương của
các hình tượng văn học và ý nghĩa giáo dục của các tác phẩm. Số lượng các


10


tác phẩm được lựa chọn giới thiệu, giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 5 và cơ cấu tỉ lệ
các tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam được chúng tôi thống
kê như sau:
Bảng 1: Số lượng tác phẩm
Lớp 1
TT

Tên tác phẩm

Tên tác giả
(xuất xứ)

Thể loại

Phân môn
dạy

Truyện cổ tích

Kể chuyện

Truyện ngắn

Kể chuyện

1

Cô bé trùm khăn đỏ


2

Mưu chú sẻ

3

Sư tử và chuột nhắt

Truyện cổ tích

Kể chuyện

4

Bông hoa cúc trắng

Truyện cổ tích

Kể chuyên

5

Mèo con đi học

Thơ

Tập đọc

6


Dê con nghe lời mẹ

Truyện cổ tích

Kể chuyện

7

Nói dối hại thân

Truyện ngắn

Tập đọc

8

Cô chủ không biết quý
tình bạn

Truyện cổ tích

Kể chuyện

9

Hai tiếng kì lạ

Truyện cổ tích

Kể chuyện


10

Rùa và thỏ

Truyện cổ tích

Kể chuyện

11

Sói và sóc

Truyện cổ tích

Kể chuyện

12

Con quạ thông minh

La Phông-ten

Truyện ngắn

Tập đọc

13

Quả sồi


Xu-khôm-linxki

Truyện ngắn

Tập đọc

Thể loại

Phân môn
dạy

P.Vô-rôn-cô
Lép Tôn-xtôi

Lớp 2
TT

Tên tác phẩm

Tên tác giả
(xuất xứ)

1

Phần thưởng

Blai-tơn

Truyện ngắn


Tập đọc-kc

2

Mít làm thơ

Nô-xốp

Truyện vui

Tập đọc-kc

3

Bím tóc đuôi sam

Ku-rô-y-a-na-gi

Truyện ngắn

Tập đọc-kc

4

Chiếc bút mực

Sva-rô

Truyện ngắn


Tập đọc-kc

5

Bàn tay dịu dàng

Xu-khôm-linxki

Truyện ngắn

Tập đọc-kc


11

6

Bông hoa niềm vui

Xu-khôm-linxki

Truyện ngắn

Tập đọc-kc

7

Hai anh em


La-mác-tin

Truyện ngắn

Tập đọc-kc

8

Thêm sừng cho ngựa

Truyện vui
nước ngoài

Tập đọc-kc

9

Ông Mạnh thắng Thần
A-nhông
Gió

Truyện cổ tích

Tập đọc-kc

10

Chim sơn ca và bông
cúc trắng


An-đéc-xen

Truyện ngắn

Tập đọc-kc

11

Bác sĩ Sói

La Phông-ten

Truyện ngụ
ngôn

Tập đọc-kc

12

Sư tử xuất quân

La Phông-ten

Thơ

Tập đọc-kc

13

Cá sấu sợ cá mập


Truyện vui
nước ngoài

Tập đọc-kc

14

Kho báu

Ê-dốp

Truyện ngụ
ngôn

Tập đọc-kc

15

Những quả đào

Lép Tôn-xtôi

Truyện ngắn

Tập đọc-kc

Thể loại

Phân môn

dạy

Lớp 3
TT

Tên tác phẩm

Tên tác giả
(xuất xứ)

1

Ai có lỗi

A-mi- xi

Truyện ngắn

Tập đọc -kc

2

Người mẹ

An-đéc-xen

Truyện ngắn

Tập đọc -kc


3

Bài tập làm văn

Pi-vô-na-rô-va

Truyện ngắn

Tập đọc -kc

4

Lừa và ngựa

Lép Tôn-xtôi

Truyện ngắn

Tập đọc

5

Các em nhỏ và cụ già

Xu-khôm-linxki

Truyện ngắn

Tập đọc-kc


6

Đất quý, đất yêu

Ê-ti-ô-pi-a

Truyện dân
gian

Tập đọc-kc

7

Nhà ảo thuật

Blai-tơn

Truyện ngắn

Tập đọc -kc

8

Buổi học thể dục

A-mi-xi

Truyện ngắn

Tập đọc -kc


9

Người đi săn và con
vượn

Lép Tôn-xtôi

Truyện ngắn

Tập đọc -kc

10

Trên con tàu vũ trụ

Ga-ga-rin

Truyện ngắn

Tập đọc


12

Lớp 4
TT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12

Tên tác phẩm

Tên tác giả
(xuất xứ)

Thể loại

Phân môn
dạy

Người ăn xin

Tuốc-ghê-nhép

Truyện ngắn

Một nhà thơ chân

Truyện dân gian


Truyện dân

chính

Nga

gian

Gà trống và cáo

La Phông-ten

Thơ

Tập đọc

Nỗi dằn vặt của An-

Xu-khôm-lin-

đrây-ca

xki

Truyện ngắn

Tập đọc

Kịch ngắn


Tập đọc

Truyện ngắn

Tập đọc

Truyện ngắn

Tập đọc
Tập đọc

Ở vương quốc tương
lai

Mát-téc-lích

Điều ước của vua Mi-

Thần thoại Hi

đát

Lạp

Trong quán ăn “Ba cá

A-lếch-xây

bống”


Tôn-xtôi

Rất nhiều mặt trăng

Phơ-bơ

Truyện ngắn

Bác đánh cá và gã

Truyện dân gian

Truyện dân

hung thần

Ả- Rập

Khuất phục tên cướp
biển

Xti-ven-xơn

Kể chuyện
Tập đọc

Truyện ngắn

Kể chuyện


Huy-gô

Truyện ngắn

Tập đọc

Quy-ra-xkê-

chết

vích

luỹ

Kể chuyện

Truyện ngắn

Những chú bé không
Ga-vrốt ngoài chiến

gian

Tập đọc

13

Con sẻ

Tuốc-ghê-nhép


Truyện ngắn

Tập đọc

14

Khát vọng sống

Lơn-đơn

Truyện ngắn

Kể chuyện

15

Có một lần

Gô-li-an-kin

Truyện ngắn

Tập đọc

Xuýp

Truyện ngắn

Tập đọc


16

Gu-li-vơ ở xứ sở tí
hon


13

Lớp 5
TT

Tên tác giả

Tên tác phẩm

(xuất xứ)

Thể loại

Phân môn dạy

1

Chuỗi ngọc lam

Phun-toen-o-xlơ

Truyện ngắn


Tập đọc

2

Một vụ đắm tàu

A-mi-xi

Truyện ngắn

Tập đọc

3

Thuần phục sư tử

Truyện ngắn

Tập đọc

4

Lớp học trên đường

Truyện ngắn

Tập đọc

Truyện dân gian
A-rập

Héc-to-Ma-lô

Bảng 2: Tỉ lệ tác phẩm văn học nước ngoài so với văn học Việt
Nam thuộc hai phân môn Tập đọc và Kể chuyện
Lớp 1

2

3

4

5

Phân môn

Tập đọc

6/71

16/124

16/108,5

22/62

6/62

Tỉ lệ


8,45%

13%

14,8%

35,5%

9,67%

Kể chuyện

6/12

10/31

4/15,5

5/31

Tỉ lệ

50%

32%

25,8%

16%



14

(Trong bảng thống kê trên: Tử số chỉ số lượng bài văn học nước ngoài
trong môn học ở mỗi lớp. Mẫu số chỉ số lượng bài học của môn học ở mỗi
lớp).
Trong phân môn Tập đọc: Tỉ lệ văn học nước ngoài tăng dần theo lớp,
nâng dần mức độ nhận thức cho học sinh từ thấp đến cao, lớp 2 là 13% và lên
đến lớp 4 là 35,5 %. Nhưng đến lớp 5 sở dĩ chỉ còn 9,67% là vì ở giai đoạn
này chủ yếu là ôn tập.
Trong phân môn Kể chuyện: Việc phân bố số tiết văn học nước ngoài
từ lớp 1 đến lớp 4 theo hướng giảm dần ở các lớp học lớn cụ thể là: lớp 1 là
35%, lớp 2 là 32%, lớp 3 là 25%, lớp 4 là 16 % và lớp 5 thì tiết kể chuyện
bằng tác phẩm văn học nước ngoài không còn, bởi ở năm cuối Tiểu học, năng
lực ngôn ngữ và trình độ nhận thức của các em đã được nâng cao, hơn nữa,
cần dành thời lượng cho các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt.
Ở lớp 3, sở dĩ có số tiết lẻ là vì mỗi tuần có 0,5 tiết kể chuyện được dạy
ghép với bài Tập đọc - Kể chuyện ở hai tiết học đầu tuần. Trong loại bài học
này, sau khi dạy tập đọc 1,5 tiết giáo viên dành 0,5 tiết để dạy kể chuyện.
Ngoài ra, kể chuyện còn được dạy trong phân môn Tập làm văn.
1.1.2. Đặc điểm và nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học nước
ngoài được giới thiệu và giảng dạy
1.1.2.1. Về cấu trúc thể loại và phân môn giảng dạy
Trong tổng số 58 tác phẩm văn học nước ngoài được lựa chọn giới
thiệu và giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 5 mà chúng tôi đã thống kê ở trên, có 54
tác phẩm văn xuôi (đầy đủ hoặc trích đoạn), bao gồm từ truyện dân gian,
truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười đến các truyện ngắn hiện đại; 03
tác phẩm thơ, 01 tác phẩm kịch. Ngay trong các tác phẩm văn xuôi, số lượng
các tác phẩm theo thể loại cũng không đồng đều, truyện cổ tích chiếm đa số
đa số ở lớp 1; từ lớp 2 đến lớp 5, bên cạnh các truyện ngắn, có xen kẽ một số



15

truyện ngụ ngôn, truyện cười. Sự bố trí không cân đối về thể loại này xuất
phát từ sự phù hợp với thực tiễn nhận thức của lứa tuổi Tiểu học. Ở lớp 1, các
em đang cần phát triển ngôn ngữ, đang có nhu cầu khám phá thế giới của
những điều kỳ diệu trong cổ tích; ở lớp 2 đến lớp 5, các em từng bước được
làm quen với các thể loại phức tạp hơn, được tiếp xúc với các tác giả của
nhiều nước, nhiều nền văn học; nội dung giáo dục của các câu chuyện cũng
phức tạp và sâu sắc hơn. Sở dĩ thể loại thơ, kịch, ngụ ngôn và truyện cười
được giới thiệu ít, bởi lẽ về thơ, thứ nhất, thật khó có được một bản dịch thơ
hoàn hảo như chúng tôi đã nói ở trên, thứ hai, các em từ thuở trong bụng mẹ
đã được nghe nhiều lời ru, nhiều khúc dân ca…, đã quen giọng điệu và hồn
thơ dân tộc, hơn nữa, các bài thơ thiếu nhi của các nhà thơ trong nước trong
chương trình cũng khá nhiều, thứ ba, sự phân biệt thơ hay hay không hay,
khái niệm về thơ trong các em hầu như chưa có.
Tương tự như thế, về phân môn giảng dạy, ở lớp 1, khi các em còn nhỏ,
năng lực tư duy chưa phát triển, nhận thức về cái hay cái đẹp của văn chương
hầu như chưa có, thì kể chuyện chính là hình thức phù hợp để bước đầu đưa
các em vào thế giới của những điều kỳ diệu này. Các câu chuyện cổ tích, qua
lời kể của các cô giáo, sẽ có sức lôi cuốn, hấp dẫn lớn, kích thích sự tưởng
tượng và niềm say mê tìm tòi khám phá của các em. Lớp 2 và lớp 3, khi vốn
tiếng Việt của các em đã bớt nghèo nàn, bắt đầu có khả năng nhận thức, đánh
giá các sự kiện, hiện tượng theo ý kiến riêng của mình thì việc để các em tự
thể hiện những cảm nhận riêng qua việc tập đọc diễn cảm là cần thiết. Do vậy,
giờ Kể chuyện (hoàn toàn do cô giáo đảm nhiệm) sẽ có thêm nội dung Tập
đọc (do học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo). Tuỳ theo sự cảm
nhận riêng của mình, các em sẽ thể hiện các cảm xúc khác nhau qua việc đọc,
đồng thời với việc kể lại câu chuyện đã đọc theo đề nghị của cô giáo, tính tích

cực hoạt động của các em được phát huy. Qua các hành động đọc diễn cảm và


16

kể lại câu chuyện, cô giáo có thể phát hiện, đánh giá được năng lực thụ cảm
của mỗi học sinh, điều chỉnh và định hướng cho những cảm nhận ban đầu ấy.
Đến lớp 4, đặc biệt lớp 5, vai trò mở cửa, dẫn dắt của cô giáo đã được giảm
bớt, các em đã có thể tự bước vào thế giới huyền diệu của các tác phẩm văn
chương theo cách của riêng mình. Vì là năm cuối cấp, chuẩn bị bước sang
một cấp học mới, với những nội dung kiến thức cần tiếp nhận rộng hơn, sâu
hơn, nên số tác phẩm văn học nước ngoài cũng được giảm thiểu, và thay bằng
giờ Tập đọc - Kể chuyện là các giờ Tập đọc, thay bằng sự tiếp nhận có sự dẫn
dắt của giáo viên là sự tiếp nhận chủ động của học sinh có sự điều chỉnh, gợi
mở của giáo viên.
Quan sát bố cục và sự sắp xếp các tác phẩm văn học nước ngoài theo
lớp và phân môn như thế, phần nào có thể hình dung được ý đồ của các nhà
biên soạn sách. Việc lựa chọn thể loại nào, tác phẩm nào, giảng dạy ở phân
môn nào ở từng lớp, ngoài việc phải phù hợp với đặc trưng tâm lý, lứa tuổi,
còn phải bảo đảm tính hài hoà, gắn kết với các tác phẩm văn học thiếu nhi
trong nước khác được giới thiệu và giảng dạy.
1.1.2.2. Về chủ đề tác phẩm
Tính phù hợp lứa tuổi, trình độ nhận thức của đối tượng tiếp nhận luôn
là tiêu chí tối cao cho việc lựa chọn tác phẩm để đưa vào chương trình dạy và
học. Hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, bước đầu nâng cao tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh Tiểu học phụ thuộc vào yếu tố này. Dạy văn
ở Tiểu học là dạy theo chủ điểm. Bởi thế, các nhà biên soạn, khi lựa chọn giới
thiệu, giảng dạy các tác phẩm văn học trong nước và nước ngoài trong
chương trình Tiểu học đều quan tâm trước hết đến ý nghĩa giáo dục của nó.
Các khía cạnh khác như tính khái quát, tính nghệ thuật, tính hệ thống, tính

lịch sử... của tác phẩm cũng quan trọng nhưng chưa cần thiết phải giới thiệu
kỹ vì chúng quá trừu tượng với các em. Việc chọn các tác giả lớn hay nhỏ,


17

thuộc châu lục nào, sáng tác nhiều hay ít, tác phẩm thuộc thời đại nào cũng
không phải là mục tiêu cần ưu tiên lựa chọn. Học sinh lớp 1 chưa cần biết tới
Lep Tônxtôi, như một nhà tư tưởng, một đại văn hào, nhưng các em cần biết
"Nói dối hại thân", học sinh lớp 2 chưa cần biết Xukhômlinxki là một trong số
các nhà giáo dục Nga vĩ đại nhất thế kỷ XX, nhưng truyện ngắn "Bàn tay dịu
dàng" của ông đã giúp các em cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương của
các thầy, cô giáo với học trò... , và chính những điều đó khiến các em biết thế
nào là tốt, thế nào xấu, cái gì cần học tập, noi theo, cái gì cần tránh xa. Vì thế,
tuy có đủ cả tác phẩm cổ đại, hiện đại, cả đại diện của các châu lục, nhiều
phong cách, thể loại khác nhau, có truyện ngắn được giới thiệu đầy đủ hay chỉ
trích đoạn từ tiểu thuyết..., song tính hệ thống, bao quát của bộ phận này
không được chúng tôi đặt ra ở đây.
Chủ đề của các tác phẩm văn học nước ngoài từ lớp 1 đến lớp 5 được
chúng tôi thống kê như sau:
Bảng 3: Chủ đề tác phẩm
Lớp 1
TT

Tên tác phẩm

Chủ đề
Khuyên dạy các bạn nhỏ phải biết nghe lời

1


Cô bé trùm khăn đỏ

2

Mưu chú sẻ

Ca ngợi trí thông minh của sẻ con

3

Sư tử và chuột nhắt

Ca ngợi trí thông minh của chú chuột nhắt.

4

Bông hoa cúc trắng

Ca ngợi sự hiếu thảo của cô con gái nhỏ.

5

Mèo con đi học

6

Dê con nghe lời mẹ

7


Nói dối hại thân

cha mẹ, không được ham chơi.

Răn dạy các bạn nhỏ phải luôn chăm chỉ đi
học.
Khuyên các bạn nhỏ phải biết nghe lời cha
mẹ.
Răn dạy các bạn nhỏ không được nói dối.


18

8
9

Cô chủ không biết quý tình

Khuyên các bạn nhỏ phải biết quý trọng tình

bạn

bạn.

Hai tiếng kì lạ

Ca ngợi trí thông minh của bạn nhỏ.
Ca ngợi sự chăm chỉ cần mẫn của chú rùa,


10

Rùa và thỏ

khuyên các bạn nhỏ không được kiêu ngạo
như chú thỏ.

11

Sói và sóc

12

Con quạ thông minh

13

Quả sồi

Ca ngợi trí thông minh của chú sóc nhỏ.
Ca ngợi trí thông minh của con quạ, không
lùi bước trước những khó khăn gian khổ.
Khuyên răn các bạn nhỏ phải luôn chăm chỉ
thì mới đạt được những ước mơ của mình.

Lớp 2
TT

Tên tác phẩm


1

Phần thưởng

2

Mít làm thơ

Chủ đề
Ca ngợi đức tính tốt bụng của bạn nhỏ, luôn
giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
Khuyên răn các bạn nhỏ không được khoác
lác, phải luôn chịu khó ham học hỏi.
Khuyên răn bạn nhỏ không được trêu ghẹo

3

Bím tóc đuôi sam

các bạn nhỏ trong lớp , phải biết đối xử tốt
với bạn bè.

4

Chiếc bút mực

5

Bàn tay dịu dàng


6

Bông hoa niềm vui

7

Hai anh em

Ca ngợi bạn nhỏ biết quan tâm và nhường
nhịn cho bạn cùng lớp.
Ca ngợi tình cảm yêu quý, quan tâm của
thầy dành cho học trò của mình.
Ca ngợi sự hiếu thảo của bạn nhỏ dành cho
bố mẹ của mình.
Ca ngợi tình cảm anh chị em trong gia đình


19

dành cho nhau.
8

Thêm sừng cho ngựa

9

Ông Mạnh thắng Thần Gió

10


Chim sơn ca và bông cúc trắng

11

Bác sĩ Sói

12

Sư tử xuất quân

13

Cá sấu sợ cá mập

Ca ngợi sự hồn nhiên ngây thơ của em bé
lần đầu tiên vẽ.
Ca ngợi tài trí thông minh và sự kiên trì chịu
khó của con người.
Khuyên răn các bạn nhỏ phải biết yêu quý
thiên nhiên, cây cỏ, chim muông.
Ca ngợi trí thông minh của chú ngựa đã
không bị mắc mưu của sói.
Ca ngợi tài điều binh khiển tướng của sư tử
khi giao việc cho các con vật trong rừng.
Chế giễu những kẻ không tự biết mình
Khuyên dạy chúng ta phải biết chăm chỉ lao

14

Kho báu


động bằng sức lực của hai bàn tay mình. Đó
chính là kho báu lớn nhất của con người.
Ca ngợi tấm lòng nhân hậu của bạn nhỏ,

15

Những quả đào

phải biết quan tâm chia sẻ với người khác.

Lớp 3
TT

Tên tác phẩm

1

Ai có lỗi

2

Người mẹ

Chủ đề
Khuyên răn các bạn nhỏ phải biết quan tâm
chia sẻ vui buồn.
Ca ngợi tình cảm của người mẹ dành cho
con. Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con
Khuyên răn các bạn nhỏ phải biết làm


3

Bài tập làm văn

những việc phù hợp với sức của mình. Đã
nói là phải thực hiện.


20

Khuyên răn các bạn nhỏ trong cuộc sống
4

Lừa và ngựa

phải biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ nhau
trong công việc.
Khuyên răn các bạn nhỏ trong cuộc sống

5

Các em nhỏ và cụ già

phải biết quan tâm, chia sẻ những vui buồn
trong cuộc sống.

6

Đất quý, đất yêu


7

Nhà ảo thuật

Ca ngợi tình cảm yêu quê hương của người
dân vùng châu Phi.
Ca ngợi khả năng nghệ thuật của con người.
Ca ngợi tinh thần vượt khó của bạn nhỏ bị

8

Buổi học thể dục

khuyết tật. Cho dù mọi khó khăn cũng phải
vượt quá.

9

Người đi săn và con vượn

10

Trên con tàu vũ trụ

Ca ngợi tình cảm của vượn mẹ dành cho
vượn con.
Ca ngợi tài năng của con người trong việc
chinh phục vũ trụ


Lớp 4
TT

Tên tác phẩm

Chủ đề
Ca ngợi tấm lòng nhân hậu của bạn nhỏ,

1

Người ăn xin

biết quan tâm chia sẻ vui buồn với người
khác.

2

Một nhà thơ chân chính

3

Gà trống và cáo

4

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Ca ngợi sự chân thành chính trực của nhà
thơ cho dù có phải chịu sự trừng phạt.
Ca ngợi tài trí thông minh của chú gà trống

tránh được mưu của con cáo già gian ác.
Khuyên răn các bạn nhỏ không được ham
chơi, phải hoàn thành công việc được giao.


21

5

Ở vương quốc tương lai

Trí tưởng tượng phong phú của các bạn nhỏ
khi ước mơ về tương lai.
Khuyên răn chúng ta phải biết ước mơ

6

Điều ước của vua Mi-đát

nhưng không được ước mơ những điều viển
vông.

7

Trong quán ăn “Ba cá bống”

8

Rất nhiều mặt trăng


9

Bác đánh cá và gã hung thần

Ca ngợi trí thông minh của chú người gỗ
Bu-ra-ti nô.
Khuyên người lớn phải biết quan tâm đến
suy nghĩ của trẻ con.
Khuyên chúng ta phải biết ơn những người
giúp đỡ mình, không đươc sống bội bạc.
Ca ngợi lòng dũng cảm và trí thông minh

10

Khuất phục tên cướp biển

của bác sĩ trước sự hung hãn của tên cướp
biển.
Ca ngợi lòng dũng cảm của những chú bé

11

Những chú bé không chết

trong cuộc chiến tranh với những tên phát
xít.

12

Ga-vrốt ngoài chiến luỹ


13

Con sẻ

Ca ngợi tấm lòng dũng cảm của chú bé Gavrốt.
Ca ngợi tình cảm của sẻ mẹ dành cho sẻ
con.
Ca ngợi sự kiên cường của bác đi săn, bác

14

Khát vọng sống

đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ để tồn
tai, để chiến thắng cái chết.

15

Có một lần

16

Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon

Khuyên răn các bạn nhỏ không được dối trá
trong mọi hoàn cảnh.
Ca ngợi tài trí của sứ giả đã làm cho hai
nước láng giềng trở nên gần gũi với nhau.



22

Lớp 5
TT

Tên tác phẩm

1

Chuỗi ngọc lam

2

Một vụ đắm tàu

3

Thuần phục sư tử

4

Lớp học trên đường

Chủ đề
Ca ngợi tình cảm của những con người sống
trong cộng đồng.
Ca ngợi tình cảm bạn bè thân thiết của cá
bạn nhỏ, sẵn sàng xả thân vì bạn.
Ca ngợi sức mạnh của tình cảm người phụ

nữ.
Ca ngợi lòng ham học của cậu bé mồ côi.

Do được sắp xếp theo các chủ điểm trong khung chương trình, nên dễ
nhận thấy rằng, dù chủ đề của các tác phẩm được giới thiệu và giảng dạy ở
từng lớp rất đa dạng, phong phú, nhiều hình vẻ, nhưng có thể quy về một số
cụm chủ đề chính sau:
- Khẳng định, ca ngợi trí tuệ, lòng nhân ái của con người
Loài người, bản thân nó chứa đựng những tiềm năng vô cùng to lớn.
Đó là trí tuệ, là khát vọng khám phá, chinh phục thiên nhiên, là lòng nhân ái.
Chính những tiềm năng to lớn này đã làm cho con người ngày càng đẹp đẽ
hơn, đáng trân trọng và đề cao hơn. Trí tuệ là thứ vũ khí vô địch của con
người. Trí tuệ là sự hiểu biết, là khả năng giải quyết những khó khăn trong
cuộc sống. Nhờ có trí tuệ mà con người đã tiến hóa, đã tạo lập nên biết bao
điều kì diệu. Vẻ đẹp trí tuệ của con người, sự thông minh của con người được
thể hiện gián tiếp qua các truyện cổ tích về loài vật, các truyện ngụ ngôn đặc
biệt sinh động, hấp dẫn, chẳng hạn: Sư tử và chuột nhắt, Con quạ thông minh,
Bác sĩ sói, Sói và Sóc…
Sống giữa tự nhiên mênh mông và khắc nghiệt, đầy bí ẩn, vẻ đẹp và sức
mạnh của con người còn được thể hiện ở ý thức, khát vọng tìm hiểu, khám


23

phá, giải thích, chế ngự, chinh phục tự nhiên vì sự sinh tồn và phát triển của
mình. Chế ngự và chinh phục thiên nhiên là một chặng đường dài đầy gian
nan vất vả mà loài người đã trải qua. Nếu không có những khát vọng đó thì
con người không có được cuộc sống văn minh, tốt đẹp như ngày hôm nay.
Các truyện Ông Mạnh thắng thần Gió (Phỏng theo A-Nhông) hay Trên con
tàu vũ trụ (Ga-ga-rin)… đã giúp các em nhỏ từng bước có ý thức về điều đó.

Song trên hết, con người tồn tại và phát triển được chính là nhờ có lòng
nhân ái. Lòng nhân ái là phẩm chất quý giá nhất của mỗi con người. Xã hội
ngày càng tốt đẹp, con người ngày càng đáng yêu, cuộc sống ngày càng đáng
sống đó chính là nhờ lòng nhân ái, nhờ sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ,
đoàn kết giúp đỡ giữa con người với con người. Ngược lại, xã hội và con
người sẽ trở nên đáng sợ khi trong lòng nó, trong lòng mỗi con người đã mất
hết tình yêu thương, chỉ còn sự thù hằn, giả dối, tàn nhẫn, độc ác. Lòng nhân
ái không chỉ được thể hiện ở tình cảm giữa con người với con người mà còn
thể hiện ở tình cảm và thái độ của con người với thiên nhiên. Thông qua các
truyện như Người ăn xin (Tuốc-ghê-nhép), Người đi săn và con vượn
(L.Tônxtôi), Người mẹ (Anđecxen)…, các em nhỏ sẽ nhận đựợc những bài
học đầu tiên về một khái niệm còn hết sức trừu tượng và xa vời với lứa tuổi
của mình.
- Nhấn mạnh các chuẩn mực đạo đức
Trong cuộc sống, con người không chỉ gắn bó với thiên nhiên, mà con
người còn sống gắn bó với nhau trong cùng một bộ tộc, một dân tộc, một xã
hội. Mối quan hệ xã hội giữa con người rất phức tạp, phong phú, đa dạng và
rộng mở.
Để tồn tại và phát triển, con người phải xây dựng các thiết chế xã hội
và chuẩn mực đạo đức. Những chuẩn mực đạo đức ấy được phản ánh trong


24

pháp luật, thể hiện trong lối sống, phong tục tập quán, trong các hành vi ứng
xử của mỗi người, tạo nên phẩm chất người tốt đẹp của họ. Một trong những
phẩm chất cao quý của con người chính là tình yêu quê hương đất nước, yêu
quý thiên nhiên, cỏ cây muông thú. Tình yêu ấy có khi là tinh thần chiến đấu
dũng cảm, mưu trí chống giắc ngoại xâm, là lòng căm thù giặc, là sự yêu quý,
tôn trọng từng nhành cây, ngọn cỏ, từng tấc đất, hạt cát của quê hương. Tình

yêu quê hương đất nước thật thiêng liêng và cao quý, nó gắn con người với
nơi chôn rau cắt rốn, với đồng bào đã từng chia ngọt sẻ bùi. Thiếu tình yêu ấy
cuộc sống sẽ nhạt nhẽo, vô vị, buồn tẻ biết bao. Cùng với các tác phẩm văn
học thiếu nhi giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên khác
trong chương trình Tiểu học, văn học nước ngoài cũng góp phần nhấn mạnh
hơn tình yêu ấy qua Đất quý đất yêu, Chim sơn ca và bông cúc trắng...
- Giáo dục đức tính và cách ứng xử tốt đẹp
Đây có thể coi là chủ đề quan trọng nhất, rõ rệt nhất của toàn bộ bộ phận văn
học nước ngoài được lựa chọn giới thiệu và giảng dạy trong chương trình
Tiểu học. Các nhà biên soạn đã không chỉ dành nhiều tác phẩm nhất cho nội
dung này mà còn lựa chọn các tác phẩm của nhiều tác giả, nhiều thể loại khác
nhau, từ bài học của một nhà thông thái vốn là một người nô lệ, từ kinh
nghiệm của một nhà giáo dục đến trái tim nhân hậu và yêu thương trẻ thơ của
một nhà văn lớn... để bồi bổ, vun đắp cho tâm hồn trong sáng, thơ ngây của
các em lòng nhân ái, sự hiếu thảo, tình yêu lao động, tình đoàn kết, chia sẻ và
giúp đỡ lẫn nhau giữa con người và con người trong cuộc sống, trong gia
đình, nhà trường và xã hội. Truyện Cô bé quàng khăn đỏ (Perôn), Ba cô gái
(truyện cổ Nga) là các bài học đáng ghi nhớ cho tất cả những ai sống thiếu
tình thương và trách nhiệm đối với người thân trong gia đình. Các truyện Đàn
ngỗng trời (truyện cổ nước Nga), Bầy chim thiên nga (truyện cổ Grim), Hai
anh em (La-mac-tin)…là những câu chuyện hay, cảm động về tình cảm anh


25

chị em, dạy con người, nhất là các em nhỏ biết yêu thương trân trọng những
tình cảm ruột thịt trong gia đình...
Hiệu quả giáo dục của các tác phẩm văn học nói chung, văn học nước
ngoài nói riêng đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vào mức độ cảm
nhận của từng em, song ít nhất các em cũng có được ý niệm về các giá trị đạo

đức, các hành vi ứng xử cần thiết, biết phân biệt phải trái, tốt xấu, biết lắng
nghe, học tập, noi gương... để từ đó, từng bước hoàn thiện bản thân mình.
1.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc giảng dạy văn học nước
ngoài ở trường Tiểu học
1.2.1. Thuận lợi
Văn học nước ngoài là một bộ phận không tách rời của chương trình
Văn -Tiếng Việt trong các trường phổ thông. Từ năm 2000 trở lại đây, thực
hiện chủ trương cải cách giáo dục và phổ cập giáo dục Tiểu học, hệ thống
sách giáo khoa phổ thông, trong đó có sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu
học đã được biên soạn lại nhằm bảo đảm tính khoa học, hiện đại, phù hợp đối
tượng, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn phát triển xã hội và con người.
Có thể nói, việc giảng dạy văn học nước ngoài trong chương trình Tiểu
học hiện nay có ba thuận lợi cơ bản như sau;
Thứ nhất, các tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu và giảng
dạy trong chương trình Tiểu học được nghiên cứu và biên soạn công phu, có
chọn lọc nền văn học, tác giả, tác phẩm, thể loại văn học phong phú, đa dạng,
phù hợp trình độ nhận thức, cảm thụ của người học. Trong xu thế giảm bớt
thời lượng của các môn học cũ, tăng cường bổ sung, đưa thêm các nội dung
dạy học mới vào chương trình giảng dạy ở đại học, cao đẳng và phổ thông
hiện nay, việc giữ được số tác giả, tác phẩm và giờ dạy như thế không phải dễ
dàng. Điều này chứng tỏ bản thân bộ phận văn học nước ngoài và việc giảng


×