Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nét độc đáo của hình tượng nghệ thuật thơ thiếu nhi trần đăng khoa trong tập góc sân và khoảng trời (LV00159)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.21 KB, 117 trang )

5

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học sư phạm hà nội 2

Nghiêm thị minh tân

Nét độc đáo của hình tượng nghệ thuật
thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa trong tập

Góc sân và khoảng trời

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Giáo dục häc (bËc tiĨu häc)

M· sè: 60 14 01

Ng­êi h­íng dÉn khoa học
TS. Nguyễn thị mai liên

Hà Nội - 2009


6

LờI CảM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, dưới
sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Mai Liên, Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà
Nội. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hớng dẫn đà chỉ bảo tận


tình để có được những kết quả trong luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, các
thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ viên chức của Trường ĐHSP Hà Nội 2 đÃ
quan tâm, giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu tại
trường.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lÃnh đạo Sở giáo dục và Đào tạo
Vĩnh Phúc, Phòng Giáo dục Thị xà Phúc Yên; các thầy cô giáo và cán bộ viên
chức Trường tiểu học Hùng Vương, Thị xà Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc đà tạo
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu.


7

LờI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả do bản thân tôi nghiên cứu dới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Thị Mai Liên GVC Khoa Ngữ Văn Trường
ĐHSP Hà Nội.
Đề tài không sao chép từ bất kì một tài liệu có sẵn nào.
Nếu lời cam kết của tôi là sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2009

Nghiêm Thị Minh T©n


8

MụC LụC
Mở đầu


5

Chương 1: Hình tượng con ngời

.

13

1.1. Hình tượng ngời nông dân.................. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

13

1.2. H×nh tượng các em nhỏ

16

........................

1.3. Hình tượng anh bộ đội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

20

1.4. Hình tượng Bác Hồ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

23

1.5. Hình tượng nhân vật trữ tình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

26


Chương 2: Hình tượng không gian

thời gian nghệ thuật...................

32

2.1. Hình tượng không gian nghệ thuật .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

32

2.2. Hình tượng thời gian nghệ thuật

53

...

...................

Chương 3: Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc khắc họa hình tượng

69

3.1. Thủ pháp nhân hoá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

69

3.2. Thđ ph¸p so s¸nh .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

93


3.3. Thủ pháp lặp

101

............................................

Kết luận

113

Tài liệu tham khảo

116


9

Mở ĐầU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nói tới hình tượng nghệ thuật là nói tới hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan. Mác nói ý thức không phải là cái gì khác, mà là tồn tại
được ý thức. Như vậy, nghệ thuật là một hình thái ý thức xà hội, nó phản ánh
bản chất, quy luật của đời sống xà hội. Có nghĩa, hình tượng nghệ thuật là sản
phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhưng cũng là con đẻ của hiện thực khách quan. ở
đây, nghệ sĩ không những có thể phản ánh cái đà xảy ra, cái đang xảy ra mà
còn phản ánh cái có thể xảy ra, tất yếu xảy ra theo quy luật của đời sống. Hình
tượng nghệ thuật chỉ thấm sâu vào ý thức của con người tiếp nhận khi nào họ
cảm nhận được tính chất trực tiếp, cụ thể, toàn vẹn, độc đáo như những thực
thể trong đời sống. Nói như vậy để thấy, trong bất cứ sáng tác nào của người

nghệ sĩ thì hình tượng bao giờ cũng được quan tâm, cho dù là vô tình hay cố ý nó
vẫn là điểm mấu chốt của tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là tác phẩm văn học.
Trong tác phẩm văn học, hình tượng nghƯ tht thĨ hiƯn søc sèng cđa
t¸c phÈm. Bëi nã là tấm gương phản ánh khả năng khám phá và sáng tạo của
nhà văn, nhà thơ. Các nhà văn, nhà thơ đà thâm nhập, gắn bó và nắm bắt cuộc
sống sâu sắc đến đâu; sáng tạo nên bức tranh hiện thực sinh động, sâu đậm
như thế nào... đều góp phần vào thành công trong mỗi tác phẩm của mình.
Trên cơ sở cảm nhận được điều này, người đọc mới bộc lộ tình cảm của mình
đối với tác phẩm một cách chân thực, chính xác, đầy đủ và tự nhiên khi tiếp
nhận tác phẩm. Sự rung động của bạn đọc trước bất cứ một tác phẩm nào là ở
chỗ bắt gặp trong các tác phẩm ấy cái đa dạng, phong phú của hiện thực khách
quan được tác giả phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.
Như vậy, hình tượng nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan. Nó là vũ khí của nghệ sĩ trong cuộc đấu tranh cho lý tưởng [6, tr.86].
Trong các sáng tác, người nghệ sĩ luôn dùng hình tượng để bảo vệ cho cái đẹp,
lên án cái xấu, tác động đến xúc cảm người đọc về mặt thẩm mỹ. Hình t­ỵng


10

nghƯ tht së dÜ cã søc thut phơc cao v× trong cái cụ thể trực tiếp đà chứa
đựng tính quy luật của đời sống. Trong quá trình sáng tạo, nghệ sĩ khám phá
thế giới một cách riêng biệt. Họ có thể nắm bắt được bản chất trong muôn vàn
sự vật, hiện tượng đồng loại để rồi từ đó làm nổi bật những nét bản chất ấy qua
một hình tượng cụ thể độc đáo. Sự thể hiện quy luật đời sống qua cái đơn nhất
làm cho hình tượng vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể.
1.2. Tâm hồn trẻ thơ là một thế giới trong sáng vô ngần. Thơ ®Õn víi
thiÕu nhi tøc lµ ®Õn víi mét thÕ giíi chưa chút gợn bụi. Vấn đề đó đà được tác
giả Vũ Ngọc Bình khẳng định: Cái gì làm cầu nối cho sự tiếp cận giữa cái
khởi đầu của con người là tuổi thơ với cái khởi đầu của văn học là thơ ca?

[3, tr.62- 65].
Thơ ca là cầu nối, là nhịp đập của dòng chảy thời gian với trái tim mỗi
người. Yêu thơ, yêu văn các em sẽ tìm thấy trong đó những xúc cảm tinh thần,
những bài học giản dị nhưng đầy giá trị. Nhà bác học Lê-vôn Ba-đalian
nhận định: Trong sự hình thành nhân cách, những yếu tố cảm xúc đáng kể
hơn những yếu tố trí tuệ. Yếu tố cảm xúc ở đây là tình cảm, là tinh thần của
nhà thơ, được thể hiện tinh tế trong từng câu chữ, nhịp điệu của bài thơ. Và
chính những rung cảm chân thật ấy đà làm cho thơ có hồn, có hơi thở, có sự
sống [19, tr.69].
Thơ Trần Đăng Khoa là một minh chứng cho điều đó. Những rung động
chân thực cùng năng khiếu thi ca bẩm sinh đà tạo nên một Trần Đăng Khoa thần đồng thơ ca với hồn thơ hồn nhiên, trong sáng, ấm áp tình người làm
xao lòng người lớn lẫn con trẻ. Đúng như Vân Thanh nhận xét: Thơ Trần
Đăng Khoa một thời đà làm rung động cả trẻ em lẫn người lớn với những bài
thơ Đánh thức trầu, Đám ma bác Giun, Mưa, ò ó o

[24, tr.65-69].

Vần thơ đầu tiên xuất hiện khi Khoa mới chỉ là cậu học sinh lớp ba,
những vần thơ ấy thật ngộ nghĩnh, đáng yêu nhưng lại vô cùng gần gũi, thân
thuộc, nó ẩn chứa bao điều kỳ diệu không chỉ có ở thế giới trẻ thơ, mà nó còn
là niềm khao khát khám phá của cả những người lín chóng ta. Cã thĨ nãi, th¬


11

Trần Đăng Khoa đà mang đến cả một thế giới hồn nhiên trong sáng, những
điều giản dị, thân quen của cuộc sống ngày thường... Tất cả đều đi vào thơ
Khoa một cách tự nhiên, tự nhiên đến quen thuộc. Chính vì vậy, có rất nhiều
bài thơ của Khoa đà được đưa vào chương trình sách giáo khoa tiu học.
Trong đó, Góc sân và khoảng trời là tập thơ được các nhà biên soạn tuyển

chọn nhiều nhất. Các bài thơ tiêu biểu được tuyển vào bài chương trình tiểu
học và được phân bố từ lớp một đến lớp năm là: Kể cho bé nghe, ò ó o..., Cây
dừa, Tiếng võng kêu, Khi mẹ vắng nhà, Trăng ơi

từ đâu đến?, Hạt gạo

làng ta
Có thể nói, Trần Đăng Khoa là một trong số ít các tác giả mà ở lớp học
nào của Tiểu học cũng có tác phẩm được lựa chọn. Vì vậy, việc tìm hiểu,
nghiên cứu Nét độc đáo của hình tượng nghệ thuật thơ thiếu nhi Trần Đăng
Khoa trong tập Góc sân và khoảng trời là việc làm thiết thực, với mong
muốn được khám phá một đặc trưng quan trọng trong tập Góc sân và khoảng
trời nhằm góp một phần vào việc tìm hiểu hình tượng thơ nói riêng và đặc
điểm của tập thơ nói chung, từ đó có cách nhìn toàn diện hơn về tập thơ cũng như
góp phần vào việc giảng dạy thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa ở bậc tiểu học.
1.3. Từ hình tượng nghệ thuật được khái quát ta không chỉ thấy nó xuất
hiện ở trong các tác phẩm văn xuôi mà ngay cả trong các tác phẩm thơ hình tượng
nghệ thuật cũng xuất hiện với tần xuất cao, đặc biệt là hình tượng con người.
Con người là trung tâm của thế giới, thông qua hình tượng con người
mà nhà văn khái quát hoá hiện thực, bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
Hơn nữa hình tượng con người còn là sự sáng tạo của nhà văn trên cơ sở hiện
thực cuộc sống. Như vậy, cũng có nghĩa là việc miêu tả con người chính là
việc xây dựng nhân vật của nhà văn.
Mỗi nhân vật khi ra đời thường góp phần khái quát những quy luật cđa
cc sèng, thĨ hiƯn nh÷ng hiĨu biÕt, nh÷ng ­íc ao và kỳ vọng về con người.
Nhà thơ sáng tạo ra các hình tượng con người để thể hiện nhận thức và quan
niệm của mình về một sự vật hay một sự việc nào đó của hiện thực cuộc sống.
Nói cách khác, hình tượng nhân vật là phương tiện khái quát tÝnh c¸ch, sè



12

phËn con ng­êi, thĨ hiƯn quan niƯm nghƯ tht vµ lý t­ëng thÈm mü cđa ng­êi
nghƯ sÜ vỊ con ng­êi. Nhờ có hình tượng nhân vật mà người đọc có thể đi sâu
vào thế giới riêng của đời sống tâm hồn.
2. Lịch sử vấn đề
Trong phạm vi tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được, vấn đề hình tượng nghệ
thuật thơ Trần Đăng Khoa nói chung và tập Góc sân và khoảng trời đà được
đề cập đến ở mức độ khái quát và ở những phương diện khác nhau.
Lời tựa cuốn Góc sân và khoảng trời có viết: Có nhìn mảnh sân nhỏ
nhà Khoa tôi mới thấm thía, giác ngộ hơn nữa về cái sức mạnh của nội tâm;
chính nội tâm, chính tâm hồn bên trong của con người qui tụ cảnh vật bên
ngoài vào quanh một cái trục, biến vật vô tri thành ra xúc cảm, tình cảm; tôi
đà bước trên sân nhà em Khoa, đi qua đi lại với một thái độ trân trọng: tôi
đang ở trong bầu thế giới đầu tiên của Khoa [10, tr.6].
Người ta nói nhiều đến thơ của Khoa bởi trong thơ Khoa, sự vật trở nên
đầy sức sống có tâm hồn. Cảm nhận rõ điều này, nhà nghiên cứu Vân
Thanh nhận xét: Thơ Khoa nắm bắt được nhiều màu sắc, âm thanh, hương vị
của thế giới bên ngoài, của thiên nhiên hoa cỏ, của sinh hoạt quê hương đồng
nội. Em biết lắng nghe, nhìn kỹ những gì đà xảy ra xung quanh mình. Cảnh
vật dưới ngòi bút của Khoa có hình nét và có tâm hồn [26, tr.561-562].
Đúng như những gì đà được thể hiện trong tập thơ đầu tay của anh, tuổi
thơ Khoa đà gắn bó khăng khít với góc sân và khoảng trời. Khoa đà nhìn, đÃ
cảm, đà nghĩ và đà đưa vào thơ những hình ảnh hết sức quen thuộc của làng
quê Việt Nam: một mảnh vườn, một góc sân, một dòng sông

bình dị mà vẫn

gây nhiều ngạc nhiên hứng thú. Có được điều đó cũng bởi Khoa thổi vào
chúng vẻ hồn nhiên, tinh nghịch của tâm hồn những cậu bé lớn lên cùng

những trò chơi thả diều, chăn trâu cắt cỏ... Chính vì lẽ đó, vấn đề cá tính sáng
tạo trong thơ Khoa đà được đề cập đến với nhiều ý kiến khác nhau. Tác giả
Lại Nguyên Ân và nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cũng đưa ra quan điểm của
mình về thơ Khoa, họ cho rằng thơ Khoa hình thành từ hồi nhỏ khi chưa hình


13

thành cá tính sáng tạo thơ lại hay. Trần Đình Sử cho rằng: Khoa làm thơ vào
lúc còn rất bé, nghĩa là vào lúc cá tính còn chưa hình thành. Thế mà thơ lại
hay. Nghĩa là có thể thơ hay khi chưa hình thành cá tính sáng tạo [2, tr.5].
Cùng bàn về vấn đề này, Lại Nguyên Ân viết: ở cậu bé này nếu ta nói đến cá
tính chỉ là hai cá tính phổ quát, tức là một cá thể người nói chung với hành vi
và ý nghĩ lặp lại các chuẩn mực và môi trường giáo dục xung quanh đang
truyền thụ và định hướng để hình thành nên ở các em chứ chưa phải là hành
vi và ý nghĩa thực thụ của mình [2, tr.6].
Đọc thơ Khoa, ta như được hoà mình vào thế giới thiên nhiên của cỏ cây,
hoa lá, quê hương đồng nội. Và khi viết về các con vật, giọng thơ của Khoa
mới thật ngộ nghĩnh, vui tươi, dí dỏm, nhí nhảnh làm sao. Cảm nhận được
điều này nhà nghiên cứu Vũ Đình Minh trong Thiên nhiên trong thơ viết cho
các em viết: Cái góc sân và khoảng trời, đầu tiên mà các em tiếp xúc sẽ hẳn
sâu trong trí nhớ của các em cho đến khi về già, góp vào cái nền quan trọng
trong việc hình thành tính cách của các em sau này. Một đường dây, một vườn
hoa sặc sỡ, cơn mưa đầu mùa hạ với tiếng sấm vỡ ra trên bầu trời náo nức,
vòm hoa gạo đỏ như lò than khổng lồ rừng rực cháy, đám mây râm mát, cơn
gió trải trên cánh đồng xanh mướt lá ngô non các em đang chạy thả diều, hấp
dẫn biết bao cặp mắt thơ ngây của các em. Trong tâm hồn chưa bận bịu việc
đời, khoảng trời ấy thấm vào các em như một niềm say mê [17, tr.35-38].
Trong bài viết Đọc lại thơ Trần Đăng Khoa, tác giả Đình Kính cũng
nhận xét Thơ Trần Đăng Khoa vẫn là một cái riêng, không trộn lẫn. Giống

như ca khúc của Trịnh Công Sơn, giai điệu bài hát khi cất lên, dù nghe ở đâu
vẫn nhận ra chất nhạc của riêng một người . Rồi

Trần Đăng Khoa là người

có tài quan sát, quan sát rất tinh tế. Từ hương nhÃn, hoa bưởi, tiếng chim
chích choè, tiếng trống làng, tiếng máy cày xình xịch, đến chiếc ngõ nhỏ, cánh
đồng làng, cây dừa, thậm chí cả bé Giang tập xe đạp, đánh tam cúc với mèo,
rồi một bông hoa duối, một cây xoan, một bến đò
không xoàng thì giỏi quá [11, tr. 9].

cũng thành thơ, lại là thơ


14

Như vậy, những tác giả trên cũng chỉ mới đưa ra được những nét khái
quát trong tập Góc sân và khoảng trời, mà chưa có tác giả nào có công trình
lớn nghiên cứu về nghệ thuật thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa nói chung và hình
tượng thơ Trần Đăng Khoa nói riêng. GS.TS Trần Đăng Suyền trong bài viết
Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu nhận xét: Thời kỳ
này không ít những em nhỏ làm thơ. Nhưng Khoa vượt lên hẳn trở thành một
hình tượng độc đáo không chỉ vì đến tận bây giờ vẫn còn dồi dào sức lực đeo
đẳng nghiệp thơ mà ở đó số lượng mà nhất là chất lượng sáng tác, tạo được
một thế giới nghệ thuật riêng của mình

[20, tr.16]. Đó cũng mới chỉ là cách

nhìn nhận khái quát cho cả tập thơ. Tuy nhiên, đó thực sự là những gợi ý quý
báu cho chúng tôi trong quá trình tiếp cận ®Ị tµi. KÕ thõa thµnh tùu cđa bËc

tiỊn bèi, chóng tôi mạnh dạn tìm hiểu thêm về nghệ thuật thơ của Trần Đăng
Khoa qua đề tài: Nét độc đáo của hình tượng nghệ thuật thơ thiếu nhi Trần
Đăng Khoa qua tập Góc sân và khoảng trời.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài Nét độc đáo của hình tượng nghệ
thuật thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa trong tập Góc sân và khoảng trời, luận
văn nhằm mục đích làm sáng tỏ những đặc sắc trong các hình tượng nghệ
thuật của tập Góc sân và khoảng trời, thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca
truyền thống cũng như hiện đại Việt Nam được Khoa học tập, sáng tạo trong
thơ mình. Qua đó, làm nổi bật những đóng góp cùng với những giá trị to lớn
của thơ Trần Đăng Khoa trong hệ thống thơ Việt Nam, đặc biệt là thơ viết cho
thiếu nhi.
4. Phạm vi nghiên cứu
Viết thơ cho thiếu nhi đà khó, tìm hiểu thơ của thiếu nhi lại càng khó hơn.
Đặc biệt, ở đây chúng ta lại tìm hiểu thơ dành cho thiếu nhi của một cậu bé
làm thơ khi mới tám tuổi thì quả là không dễ chút nào. Bởi l, trẻ thơ luôn dõi
con mắt ngạc nhiên vào vạn vật, luụn mong muốn khám phá thế giới hiện thực
xung quanh bằng cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ. Đọc thơ Khoa ta thấy, Trần


15

Đăng Khoa không chỉ khám phá mà còn chuyển tải những gì mình thu nhận
được từ cuộc sống vào trong thơ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luận văn,
việc khám phá, tìm hiểu tất cả những gì mà Khoa phản ¸nh trong c¸c s¸ng t¸c
cđa m×nh th× khã cã thĨ thành công. Vì vậy, trong giới hạn của đề tài này, tôi
chỉ nghiên cứu những gì gần gũi, thân thiết nhất với lứa tuổi trẻ thơ, nét độc
đáo của hình tượng thơ trong tập Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng
Khoa. Văn bản mà chúng tôi khảo sát là tập thơ Góc sân và khoảng trời, Sở
văn hoá và Thông tin Đồng Tháp (tái bản) năm 1983.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp thống kê

phân loại: Để xác định tần số xuất hiện của

hình tượng nghệ thuật không gian và thời gian, hình tượng con người, thủ pháp
nghệ thuật thể hiện hình tượng trong thơ Trần Đăng Khoa.
- Phương pháp phân loại tổng hợp: Để có những đánh giá, nhận thức mới
phục vụ cho đề tài.
5.2. Phương pháp phân tích: Làm nổi bật đặc điểm của một số hình tượng
nghệ thuật xác định trong đề tài.
5.3. Phương pháp so sánh: so sánh với ca dao, với thơ hiện đại để thấy sự
tiếp thu và sáng tạo thơ ca dân gian và truyền thống của Khoa.
6. Giả thuyết khoa học
6.1. Những đóng góp mới
Với đề tài Nét độc đáo của hình tượng nghệ thuật thơ thiếu nhi Trần
Đăng Khoa trong tập Góc sân và khoảng trời bước đầu chúng tôi khảo sát,
thống kê toàn bộ tập thơ Góc sân và khoảng trời để từ đó tiến hành xác định
những yếu tố đặc sắc trong hình tượng nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa, đặc
biệt là về hình tượng con người, hình tượng không gian và thời gian cùng với
một số các thủ pháp tu từ tiêu biểu.
Thứ nhất, về con người: Dựa trên cơ sở khảo sát, thống kê nội dung của các
tác phẩm. Chúng tôi đa ra những nhận xét khách quan bảo đảm tính khoa häc


16

trong cách xây dựng hình tượng nhân vật (con người) chứ không phải dựa trên
những suy diễn cảm tính.

Thứ hai, về hình tượng không gian thời gian: Do phạm vi đề tài không
cho phép, chúng tôi không thể đi sâu tìm hiểu mọi khía cạnh về không gian,
thời gian được nói đến trong toàn tập thơ mà chỉ dừng lại điểm qua một vài nét
tiêu biểu chủ đạo trong tập Góc sân và khoảng trời. Từ đó, thấy được nghệ thuật
đặc sắc khi sử dụng những hình ảnh gần gũi thân quen nhưng rất sống động.
Thứ ba, về các thủ pháp tu từ: Chúng tôi cũng chỉ điểm qua một số thủ
pháp tu từ tiêu biểu như: thủ pháp nhân hoá, thủ pháp so sánh, thủ pháp lặp để
thấy được cái tài của Trần Đăng Khoa khi đưa những vấn đề cuộc sống giản dị
hàng ngày vào thơ.
6.2. Thực tiễn của đề tài
Việc tìm hiểu phân tích hình tượng thơ thiếu nhi trong tập Góc sân và
khoảng trời của Trần Đăng Khoa là rất quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở đó
sẽ cung cấp cho tôi những hiểu biết cơ bản trong việc xây dựng hình tượng
nghệ thuật thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa nói riêng và của các tác giả khác
nói chung. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi cảm nhận sâu sắc hơn
cái hay, cái đẹp trong từng bài thơ của Trần Đăng Khoa.
Thơ Khoa nói chung và tập thơ Góc sân và khoảng trời nói riêng được
đưa vào giảng dạy ở chương trình Thơ truyện cho trẻ mầm non và Văn - Tiếng
Việt cho học sinh tiểu học. Luận văn nếu được thực hiện tốt có thể dùng làm
tài liệu tham khảo cho giáo viên mầm non, tiểu học, sinh viên đại học, cao
đẳng hệ mầm non, tiểu học.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chúng tôi thực hiện luận văn theo kết
cấu như sau:
- Chương I: Hình tượng con người.
- Chương II: Hình tượng không gian - thời gian nghệ thuật.
- Chương III: Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc khắc họa hình tượng.


17


Nội dung
Chương 1

Hình tượng con người
1.1. Hình tượng người nông dân
Thiên nhiên nông thôn là mảng đề tài bao trùm trong Góc sân và khoảng
trời. Nhưng đọc thơ Khoa chúng ta không chỉ nhận ra thần thái của cảnh vật
thiên nhiên mà còn cảm nhận được hình ảnh người nông dân của quê hương.
Viết về người nông dân Khoa có 12/120 bài với mạch cảm xúc thuần khiết và
vô cùng trong trẻo. Người đọc luôn hình dung khá rõ hình ảnh trung tâm trong
bức tranh làng quê của thơ anh. Qua thơ, mỗi người đọc đều có thể thấy được
sự vất vả, khó nhọc, những chịu đựng, hy sinh của người nông dân. Có thể nói,
trong Góc sân và khoảng trời, người nông dân được khắc họa rất sinh động,
chân thực dưới con mất trẻ thơ. Khoa đà đưa tất cả những hình ảnh bình dị,
thân thuộc mà em biết, em gặp vào thơ mình, từ hình ảnh bác kéo xe bò mệt
mỏi với công việc:
Lọc cà lọc cọc
Bác kéo mệt nhọc
Mồ hôi ướt lưng
Căng sợi dây thừng
Xe đi theo Bác
(Lọc cà lọc cọc)
đến những người thân yêu của mình:
áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
(Khi mẹ vắng nhà)



18

Thơ Khoa giản dị, mộc mạc là vậy đấy, nhưng cái giản dị mộc mạc ấy
đâu phải là không có hồn. Khoa đà gửi gắm tất cả tình cảm của mình trong
từng hình ảnh, trong từng sự vật...
Chính vì vậy, khi diễn tả nỗi vất vả hy sinh của người nông dân, Khoa nói
ngay tới cái quý giá của hạt gạo - hạt vàng, anh nhắc nhở cho mọi người biết
thế nào là giọt mồ hôi của mẹ:
Hạt gạo làng ta
Có bÃo tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
(Hạt gạo làng ta)
Chỉ bằng mấy dòng thơ ngắn gọn ấy thôi mà chúng ta đà thấy được sự
vĩ đại của người mẹ trước thiên nhiên khắc nghiệt. Mẹ đà bất chấp tất cả, cả
mưa, cả nắng để làm ra hạt gạo nuôi em khôn lớn. Không chỉ thế, Khoa còn
nhìn thấy cái vất vả: Đội sấm - đội sét, đội cả trời mưa của người cha. Khoa đÃ
ca ngợi sức sống bền bỉ của những người nông dân trong bất kì hoàn cảnh nào.
Đó là cách cảm nhận của Khoa về hình ảnh những người nông dân, họ
một nắng hai sương để làm ra hạt gạo. Không chỉ có Khoa mới có cách cảm
nhận đặc sắc như vậy về người nông dân mà trước đây nhân dân ta cũng sáng tác
những bài ca dao hay viÕt vỊ sù vÊt v¶, cùc nhäc, lam lị cđa người nông dân:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy

Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
(Ca dao)


19

Nhưng Trần Đăng Khoa đà viết về hạt gạo trong một hoàn cảnh mới,
một thời kỳ đặc biệt: thời kỳ miền Bắc xây dựng CNXH và cả nước chống Mỹ
cứu nước. Hạt gạo làng ta cho chúng ta hình ảnh về một nông thôn cần lao,
vất vả, nhưng tươi sáng và dũng cảm. Những năm bom Mỹ/ Chút trên mái
nhà đau thương, khốc liệt, biết bao người phải từ già gia đình đi chiến đấu,
hạt gạo cũng bịn rịn chia tay làng xóm thân thương để vào tuyền tuyến.
Tuy nhiên, nếu chỉ có gian khổ thì chưa hẳn là cuộc sống. Khoa còn
nhìn thấy ở những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho
trời niềm vui nhá nhoi cđa cc sèng ®êi th­êng. Hä vui khi được lao động,
vui vì được cống hiến, được gặt hái những thành quả lao động của mình. Điều
đó tạo lên tiếng cười hồn nhiên, cởi mở của bà con nông dân một niềm vui
hồn nhiên, bình dị như chính cc ®êi hä, ca dao viÕt:
Rđ nhau ®i cÊy ®i cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
(Ca dao)
Cũng là diễn tả niềm vui, niềm lạc quan tin tưởng, ở bài ca dao khác lại viết:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
(Ca dao)
Còn Khoa lại thấy nét hồn nhiên, tin tưởng của người nông dân:
Nơi này máy bác cày
Đầu nghiêng nghiêng chiếc nón
Tiếng trâu và tiếng cười
Vang ruộng dài lõm bõm

(Cánh đồng làng Điền Trì)
Và đây là niềm vui được mùa:
Chị chủ nhiệm rũ rơm
Anh dân quân đập lúa
Thóc nở bung như sao
Nhuộm vàng cả trời cao
(Vào mùa)


20

Vất vả, cơ cực nhưng họ cũng luôn tự hào, luôn tìm cho mình những
món ăn tinh thần giản dị mà vô cùng ý nghĩa, xua tan bao nỗi gian truân, mệt
nhọc của ngày thường:
Người xem thoáng như quên chị
Chiều nay gánh lúa trên đồng
Tần tảo nuôi em, nuôi mẹ
Mười năm ròng rà chờ chồng
(Cô Thị Mầu)
Trong thơ Khoa, con người luôn là điểm sáng trung tâm. Đặc biệt là
những người nông dân - những người chân lấm, tay bùn, họ vui với niềm vui
cũng thật giản dị, họ cất tiếng cười để quên đi mọi mệt nhọc, khó khăn, công
việc đồng áng vất vả.
Như vậy, người nông dân trong thơ Khoa được miêu tả hết sức giản dị
và gần gũi mà toàn diện, đúng là những con người ấy phải được sinh ra từ
mảnh đất ấy. Qua những suy tư, trăn trở về con người, cảnh vật nơi chôn rau
cắt rốn của mình, Khoa đà bộc lộ tình cảm sâu nặng đối với quê hương. Trong
văn học cũng có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đà khắc họa thành công Bức
tượng ngôn ngữ về người nông dân, họ có thể là những con người sinh ra từ
lam lũ, khổ cực (Chị Dậu), có khi họ là những người hiền lành, lương thiện

(Chí Phèo) bị xà hội đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi, cũng có khi họ lại là
những người nông dân chiến sĩ khi đất nước cần (Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc).... Nhưng, trong Góc sân và khoảng trời cách cảm nhận, cách thể hiện
của Khoa về người nông dân lại có nhiều sáng tạo và mang chiều sâu ý thức:
có sinh ra ở quê thì mới hiểu quê, mà có hiểu quê thì mới yêu quê, yêu những
con người, những cảnh vật nơi quê hương mình và đà yêu thì chẳng thể quên.
1.2. Hình tượng các em nhỏ
Khi tìm hiểu về hình ảnh người nông dân trong thơ Trần Đăng Khoa,
mỗi chúng ta đều nhận thấy đó là hình ảnh của những con người bình dị, chất
phác, họ sống vui vẻ với công việc đồng áng... Không chỉ có thế, trong thơ
Khoa còn in đậm hình ảnh của các em thơ, đó là những đứa trẻ cã ti th¬ hån


21

nhiên, trong sáng vô ngần, chúng đang ở tuổi ăn, tuổi chơi rất hồn nhiên, nhí
nhảnh ngay cả lúc làm việc:
Chiều nay tòa soạn họp
ở nhà bạn Thúy Giang
Chủ nhà đà sẵn sàng
Ngả ra con lợn béo
(Họp báo Chim họa mi )
Những đứa trẻ đó không chỉ biết ăn, biết chơi mà trong gia đình chúng
còn là những đứa con rất hiếu thảo. Ngoài xà hội, các em cũng rất ý thức đóng
góp công sức của mình xây dựng quê hương đất nước. Các em tham gia làm
kế hoạch nhỏ, cùng các bác xà viên làm ra Hạt gạo làng ta:
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sáng nào chống hạn
...

Chiều nào gánh phân
Quang chành quét đất
(Hạt gạo làng ta)
Công việc so với tuổi các em quả là có công lớn hơn nhiều nhưng điều
quan trọng ở đây là lòng nhiệt tình, hăng say và được làm việc cùng bạn bè.
Thế rồi Khoa cũng không quên kể về việc được cùng bạn bè tung tăng đi đánh
dậm. Đánh được nhiều cua, cá thì thật là thích, song thích hơn nữa là được tắm
trong không khí trong lành, tươi mát của đồng nội, của tình bạn bè:
Sáng nay bọn em đánh dậm
ở ao bên làng
Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
(Em kể chuyện này)


22

Nhưng, Khoa không chỉ nói chung chung về đám bạn của mình. Mà
trong thơ, Khoa còn điểm từng gương mặt bạn bè, những người bạn của Khoa
dần hiển hiện với những cái tên, những đặc điểm dễ nhớ, dễ yêu:
Đâu rồi thằng Tý
Mái tóc hoe hoe, mắt lươn ti hí
Xúng xính quần nâu
Bành bạnh cái cằm đà lún phún râu
Thằng Trình nước da mai mái
ỏn ẻn tiếng cười như con gái
(Nhớ bạn)
ở nông thôn, các em thường gắn bó chia sẻ với nhau những trò chơi dân
dÃ, những buổi chiều cùng nhau thả diều, chơi khăng, đánh cù... rồi cả những
trò tinh nghịch mang hương vị đồng quê. Đó là những kỷ niệm khó quên để

rồi khi xa nhau thấy nhớ nhung khôn nguôi:
Tất cả vẫn còn nguyên
Tao bỗng nhớ chúng mày, nhớ thế
(Nhớ bạn)
Có lẽ, trong gian khổ người ta thường yêu quý, trân trọng nhau hơn.
Khoa cũng vậy, cậu đà cùng các bạn được sống trong thời: Đất nước quá
nghèo rồi - không thể nghèo hơn nữa. Để rồi cùng ước mơ, hy vọng:
Không biết tuổi chúng mình bao nhiêu
Đất nước rạ rơm sẽ thành sắt thép
(Nhớ bạn)
Không chỉ gắn bó với bạn bè đến lớp ngày ngày cùng mình, mà Khoa
còn mở rộng tấm lòng đến các bạn nhỏ trên thế giới. Mặc dù Khoa chưa một
lần được gặp người bạn ở một đất nước Chi-lê xa sôi kia, mà chỉ thông qua
những lời thơ của người bạn ấy, Khoa đà viết bài thơ: Gửi bạn Chi-lê để
tặng cho cô bạn Miraya Hilimet ở Chi-lê. Qua đó, bộc lộ cảm xúc chân thành
của mình:


23

Tôi chưa gặp bạn lần nào
Mà nghe thơ bạn, lòng sao bồi hồi
(Gửi bạn Chi - lê)
Trần Đăng Khoa cũng dành cho nhiều bạn thiếu nhi Mỹ lời thơ xúc
động. Bởi hơn ai hết, Khoa cùng các bạn nhỏ trên trái đất này đều có chung
những ước mơ:
Tôi hiểu vì sao bạn làm như vậy
Nhìn bụng bạn lép kẹp
Biết bạn đói chưa no
Nhìn tay bạn nắm chặt

Biết bạn khát tự do
(Xem ảnh bạn thiếu nhi Mỹ đi biểu tình ở Báo ảnh Việt Nam)
Rồi, Khoa mong muốn được cùng các bạn năm châu tranh đấu cho
hạnh phúc, tự do:
Tôi bỗng thấy đầy trời
Lô nhô như gươm giáo
Những nắm tay
Trong thơ Khoa, tâm hồn, tình cảm, cuộc sống của em cùng bạn bè
được in dấu rất rõ. Đó là những em bé chăm ngoan, hiếu thảo, giàu tình
thương, biết giúp đỡ gia đình, có trách nhiệm với xà hội. Các em thật xứng
đáng là con ngoan trò giỏi:
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị già gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng
(Khi mẹ vắng nhà)
Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, ngay cả những em bé cũng không
được sống hồn nhiên trong cái tuổi vô tư của mình. Nhưng ở đây, điều ngạc


24

nhiên là chiến tranh không làm cho cái nhìn trẻ thơ của Khoa bị cằn cỗi. Thơ Khoa
đà vượt lên cảnh đạn bom bằng chính sự hồn nhiên, ngây thơ, đầy thanh thản:
Chúng tôi đến lớp hàng ngày
Mũ rơm tôi ®éi, tói ®Çy thc men
Ao tr­êng vÉn në hoa sen
Bê ao vẫn chú dế mèn vuốt râu
Chúng tôi chẳng sợ Mỹ đâu

Vẫn vui, vẫn hát những câu rộn ràng
(Gửi bạn Chi - lê)
Đọc thơ Khoa, chúng ta có thể hình dung, tưởng tượng ra thế giới tuổi
thơ của các em thật hồn nhiên, đáng yêu, hình ảnh các em nhỏ hiện lên thật
sinh động và đáng trân trọng.
1.3. Hình tượng anh bộ đội
Trong không khí cả nước sôi sục Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
hình tượng người chiến sĩ là hình tượng tuyệt đẹp. Có nhiều nhà thơ đà đưa
hình ảnh các anh bộ đội vào trong các sáng tác của mình, đặc biệt là các tác
phẩm văn học nghƯ tht cïng víi niỊm ng­ìng mé chung cđa nh©n dân.
Trong Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa đà nói tới anh bộ đội
với tất cả tình cảm trân trọng, biết ơn và sự tin yêu của một đứa trẻ. Khoa gọi
anh bộ đội một cách trìu mến là chú. Chú bộ đội lưng mang ba lô, rung rinh
lá ngụy trang, vai vác súng vừa hành quân vừa hát là hình ảnh lý tưởng:
Khi mưa tuôn
Khi nắng cháy
Em vẫn thấy
Chú bộ đội
Đi hành quân
Tiếng bước chân
Hòa tiếng hát
Nghe bát ngát
Một chân trời
(Chiếc ngõ nhỏ)


25

Giống như Trần Đăng Khoa, trong thơ Nguyễn Hồng Kiên, hình ảnh
chú bộ đội hiện cũng lên thật hào hùng. Tuy chưa hiểu thế nào là chủ nghĩa

anh hùng cách mạng nhưng các em cũng cảm nhận được rằng, chú bộ đội là
người đem lại cuộc sống bình yên cho mọi nhà, cho nên trong mỗi vần thơ của
các em ®Ịu cã sù kÝnh yªu, ®Ịu cã niỊm ng­ìng mé:
Chó giết giặc
Để cứu các em bé
Để cứu các bà mẹ
Để cứu các cụ già
(Thù này phải trả đến đời con)
Khác với các bạn cùng trang lứa, Khoa đi sâu miêu tả những chiến công
huy hoàng của các chú bộ đội. Em đà dành những câu thơ rất hả hê, sảng
khoái để giÃi bày những tâm tình và sự khâm phục của mình. Khi các chú có
mặt chúng rất sợ, nhưng khi các chú đi rồi chúng vẫn không khỏi sợ hÃi:
Thảo nào các chú đà xa
Thằng giặc chẳng dám bay qua nơi này
(Trận địa bỏ không)
Nhưng, Khoa tinh tế ở chỗ em còn hiểu được tâm hồn các chú và thể
hiện những điều đó rất ấn tượng. Dấn thân trong bom đạn, ngày đêm giáp mặt
với cái chết, hơn ai hết em cảm nhận được các chú luôn yêu quý sự sống, nâng
niu từng chút mảnh sống quý giá. Các chú hiểu cái giá của hòa bình qua
những khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh:
Cánh đồng rộng rÃi
Nòng pháo bỗng nhiên dừng lại
Bao nhiêu các mũ lắng nghe
Xa xa từ một ngọn tre
Tiếng chim chích chòe
đang
hót
(Tiếng chim chích chòe)



26

Tuy ít tuổi mà Khoa đà nói được sự vĩ đại của các chú bộ đội. Nói một
cách tài tình qua một nhịp điệu, không một chút ngập ngừng, không một chút
suy tư tính toán, em đà tạo ra sự lý thú ở cuối mỗi bài.
Trong thơ Khoa, các chú bộ đội còn đẹp ở vẻ giản dị, chất phác. Trước
kẻ thù các chú chiến đấu thật dũng cảm, kiên cường để giành được những
chiến công oanh liệt. Còn đối với nhân dân, với trẻ nhỏ, các chú thật dễ gần,
dễ mến. Trong bài Gửi theo các chú bộ đội Khoa không những thể hiện tình
cảm thắm thiết với các chú và tình cảm của các chú đối với em, mà còn miêu
tả tình quân dân cả nước:
Cháu nghe chú đánh những đâu
Những tàu chiến cháy, những tàu bay rơi
Đến đây chỉ thấy chú cười
Chú đi gánh nước, chú ngồi đánh bi
(Gửi theo các chú bộ đội)
Bản tính giản dị của chú bộ đội còn được nhắc lại một lần nữa qua bài
Điều anh quên không kể. Từ chiến trường ra, trong lúc tâm tình, người chiến
sĩ kể lại chuyện chiến đấu:
Những chiến công chấn động loài người
Anh kể lại, giọng tâm tình to nhỏ
Thỉnh thoảng các vành tai lại đỏ
(Điều anh quên không kể)
Với sự mất mát, hy sinh Khoa cũng không ngần ngại viết lên những
dòng cảm xúc từ đáy lòng mình:
Thương cô sóng cuộn quanh cồn
Nhát dao giặc giết... em còn thấy đau
(Em dâng cô một vòng hoa)
Khoa đau đớn, xót xa trước cái chết của anh hùng Mạc Thị Bưởi - một
người con của làng quê nơi Khoa sinh sống. Trong lời thơ Khoa cũng không

giấu được lòng biết ơn, kính yêu vô hạn đối với chÞ.


27

Đọc thơ Khoa người đọc như nhận thấy, chú bộ đội dường như là trung
tâm chú ý của các em nhỏ, đặc biệt là sự chú ý của cậu bé Khoa. Người đọc
cũng thấy được cuộc sống chiến đấu của ông cha trong chiến tranh ác liệt...
Đến đây ta hiểu vì sao một dân tộc nhỏ bé với những con người nhỏ bé lại làm
nên những chiến công hào hùng đến vậy?
1.4. Hình tượng Bác Hồ
Viết về Bác trong Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa chỉ có
4/120 bài, nhưng tất cả đều vô cùng xúc động. Đó là tình cảm của búp trên
cành hướng về gốc cội. Khoa có may mắn được hưởng sự quan tâm của Bác,
được gặp Bác, được nghe Bác dặn dò. Vì vậy những tình cảm của em bộc lộ
rất chân thực, chân thực đến cụ thể. Đối với Trần Đăng Khoa, Bác thật gần gũi
và đáng yêu biết bao. Bác luôn có mặt trong cuộc sống hàng ngày của thiếu
nhi, kể cả trong mơ em cũng nhìn thấy Bác. Có lẽ, những chuyến đi về nông
thôn, những cuộc trò chuyện thăm hỏi của Bác với bà con nông dân đà in đậm
trong trí nhớ của Trần Đăng Khoa:
Đêm qua em đi ngủ rồi
Thấy bàng bỗng lớn, tốt tươi lạ thường
Thấy cả Bác Hồ về làng
Cũng ngồi ở gốc cây bàng của em
(Cây bàng)
Nhìn ảnh Bác, Khoa thấy ấm áp trong lòng bởi vẻ đôn hậu của Người:
Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em
(ảnh Bác)
Vì vậy, nhân dịp 1/6/1969, lần đầu tiên được về Hà Nội, chưa thấy Bác

nhưng ít nhất cũng thấy phủ Chủ Tịch nơi Bác ở. Trn ng Khoa xúc động
reo vui như hát, lời thơ như hân hoan xúc động dâng trào, nhưng đôi vần vẫn
lắng xuống vì lo cho tuổi tác của Người:
Cháu nghe Hà Nội vào hè
Hồ Gươm nước biếc, bốn bề hoa t­¬i


28

Sang năm Bác tám mươi rồi
Bác ơi, Bác thấy trong người khỏe không?
(Đất trời sáng lắm hôm nay)
Cẩm Thơ cũng đà ghi lại cảm xúc lần đầu được gặp Bác, một niềm vui
bồng bột trẻ thơ:
Em nhảy cả trong hội nghị
Em quên cả chú công an
Bác ở trên cao mà em thấy rất gần
Vì em ở trong ngươi của Bác
Không chỉ bộc lộ tình cảm của mình, Khoa còn nói giúp mọi người nỗi
lo lắng, sự băn khoăn và tha thiÕt mong mn mäi ng­êi cã ý thøc b¶o vƯ
Ng­êi như nỗi niềm canh cánh, một sự tự nguyện mà bất cứ người con Việt
nào cũng mong đợi. Đó là trường hợp mọi người nghe tin giặc ném bom Hà
Nội, không ai bảo ai mà đều thảng thốt lo lắng với một linh cảm mơ hồ về
những điều bất hạnh có thể ập tới:
Giặc Mỹ ném bom Hà Nội rồi
Hà Nội có Bác Hồ đang ở
Mẹ em nấu cơm dụi lửa
Cha em họ trâu giữa đường cày
Các cô các thầy
... Ngừng bài giảng giữa lớp

(Hà Nội có Bác Hồ!)
Câu thơ dừng lại nửa chừng bởi có những điều bóp nghẹt trái tim khiến
người ta không thể nói. Đến khi điều linh cảm biến thành sự thật thì nỗi đau
tưởng chừng như không thể chịu nổi. Trước tổn thất lớn lao của dân tộc, Khoa
cùng các bạn mình bày tỏ những tình cảm chân thành tha thiết. Nếu Cẩm Thơ
sẵn sàng đổi những nhu cầu trẻ thơ, đổi cả tuổi thơ của mình cho cuộc sống
của Bác để Bác sống mÃi muôn đời :
Giá chúng mình được ngủ một giấc
Ngủ không cần ăn bánh, đi chơi
Để Bác Hồ sống mÃi đời ®êi


29

thì với Trần Đăng Khoa, niềm tiếc thương day dứt trước sự ra đi của Bác, khao
khát được gặp Bác đà theo em vào trong giấc ngủ. Em mơ thấy Bác Hồ vẫn
còn đây như một ông Tiên đến với những đứa trẻ bất hạnh, chăm sóc ân cần:
Bác cười rung rung chòm râu
Mắt Bác sao mà thương thế
Tóc Bác thơm lừng gió bể
Thơm nắng đường xa
Bác cho em nhiều quà
Và khen em dạo này béo khỏe
(Em gặp Bác Hồ)
Nhưng tỉnh dậy, mới biết chỉ là chiêm bao mà thôi, còn sự thật đau xót
vẫn là sự thật:
Chỉ thấy đầy trời đèn sáng, mưa bay
Người người im lặng đi viếng Bác
(Em gặp Bác Hồ)
Tình cảm đối với Bác Hồ là một nội dung tạo nên dáng vẻ riêng của thơ

thiếu nhi thời chống Mỹ trong đó thơ Khoa có vị trí đặc biệt quan trọng. Có lẽ
hơn ai hết, em hiểu được tấm lòng của Bác qua những câu thơ sau của nhà thơ
Tố Hữu:
Ô vẫn còn đây của các em
Chồng thơ mới mở Bác đang xem
Chắc người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm...
(Theo chân Bác)
Nói đến Bác, Khoa luôn thể hiện tất cả niềm kính yêu trân trọng của
mình như với một người cha, người bác đáng kính. Trong tập Góc sân và
khoảng trời, Bác thật gần gũi và giản dị, giản dị như những lời thơ Khoa viết
về Bác. Đó là tình cảm rất chân thực và sâu sắc Khoa dành cho Bác. Từ trước
đến nay có rất nhiều bài thơ viết về Bác, thể hiện tình cảm với Bác nhưng


×