Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

giáo án tích hợp công nghệ 10 phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.76 KB, 6 trang )

I. Tên hồ sơ dạy học: HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH
HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
II. Mục tiêu dạy học:
Sau học xong bài học này, HS cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được nội dung, ưu điểm, hạn chế của các biện pháp phòng trừ chủ
yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
- Nêu được khái niệm phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
- Mô tả được nguyên lí phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, thuyết trình, tư duy lôgic.
- Rèn kỹ năng phân tích và tổng hợp, vận dụng và khả năng liên hệ thực tế.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học trong việc sử dụng biện pháp hóa học
phòng trừ tổng hợp dịch hại.
- Vận dụng kiến thức môn sinh học trong việc phòng trừ dịch hại nhằm đảm bảo
cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
3. Về thái độ:
Có ý thức phòng trừ dịch hại cây trồng kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái theo
hướng nông nghiệp bền vững.
III. Đối tượng dạy học:
Học sinh khối 10 – Ban cơ bản, Trường THPT Quang Trung - Đống Đa.
IV. Ý nghĩa của bài học:
Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là mắt xích quan trọng trong
chuỗi kiến thức về sâu, bệnh hại cây trồng. Nội dung bài xoay quanh vấn đến phòng
trừ dịch hại một cách hợp lí, đảm bảo cân bằng sinh thái theo hướng thân thiện với
môi trường.


Từ lâu, việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật đã là sự lựa chọn hàng đầu
của người nông dân do tính hiệu quả của nó.Tuy nhiên, song song với mặt tốt của
thuốc hóa học bảo vệ thực vật là những vấn đề về ô nhiễm môi trường, phá vỡ cấu


trúc hệ sinh thái, tiêu diệt các loài sinh vật có ích và đặc biệt còn đe dọa tới sức khỏe
của con người.
Do đó, bài học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường sinh thái cho học sinh, từ đó là cơ sở tuyên truyền, giáo dục về phương
pháp phòng trừ dịch hại theo hướng nông nghiệp bền vững; đặc biệt trong bối cảnh
nạn sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật đang gây ô nhiễm môi trường và mất cân
bằng sinh thái nghiêm trọng.
V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
* Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, máy vi tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập trên khổ giấy A1.
- Tranh ảnh, video.
* Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước nội dung Bài 17.
- Hình ảnh.
- Đóng đoạn kịch.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình học bài mới
3. Bài mới:
* Vào bài: Sâu bệnh là nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất ngăn ngừa và từng
bước hạn chế tác hại của sâu bệnh là mối quan tâm cơ bản của nhà nông.


BÀI 17: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG
Hoạt động GV – HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại

cây trồng.
- GV: yêu cầu HS quan sát đoạn video và
trả lời câu hỏi:
+ Hiện tượng gì xảy ra với cánh đồng ngô
và có cách nào xử lí sâu hại để bảo vệ
cánh đồng ngô?
- HS: Nêu các cách xử lí (phun thuốc, bắt
sâu,thả chim sâu,…)
- GV:
+ Em hãy gọi tên các biện pháp đó?
- HS nêu tên các biện pháp.
- GV dẫn dắt vào nội dung mục I.
- GV: chiếu Slide phân công nhiệm vụ cho
từng nhóm, tên của các nhóm được đặt
theo tên của biện pháp phòng trừ.
+ Nhóm 1: Kĩ thuật.
+ Nhóm 2: Sinh học.
+ Nhóm 3: Hóa học.
+ Nhóm 4: Vật lí – cơ giới.
- HS hoạt động nhóm.
- GV theo dõi các nhóm làm việc.
- HS:
+ Đại diện nhóm 1 lên bảng báo cáo nội
dung phiếu học tập, chiếu hình ảnh chuẩn
bị.
+ Các HS nhóm khác quan sát và đặt câu
hỏi cho nhóm trình bày.
- GV chốt kiến thức:
+ Luân canh cây trồng có tác dụng thay
đổi nguồn thức ăn của sâu, bệnh; thay đổi

vật kí sinh → Hạn chế sâu bệnh phát triển.
+ Nhấn mạnh: Biện pháp kĩ thuật là biện
pháp chủ yếu nhất.
- GV:
+ Mời đại diện nhóm 2 lên trình bày.
+ Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
+ GV hướng HS giải thích được đây là
biện pháp tiên tiến nhất.
+ Mời đại diện nhóm 3 lên trình bày.
- GV nhấn mạnh hạn chế của biện pháp

I. Các biện pháp chủ yếu của phòng trừ
tổng hợp dịch hại cây trồng

Tên biện
Nhược
Nội dung
Ưu điểm
pháp
điểm
1. Biện - Biện pháp chủ
Đơn
Tốn
pháp kĩ yếu nhất.
giản, dễ công
thuật
- Gồm: cày, bừa,
thực
và thời
tưới tiêu hợp lí,

hiện
gian
luân canh, xen
canh cây trồng, bón
phân,…


hóa học:
+ Khi nào sử dụng thuốc hóa học?
+ Sử dụng thuốc hóa học như thế nào?
- GV chốt lại kiến thức nhóm 2, 3:
+ Biện pháp sinh học là biện pháp tiên
tiến nhất.
+ Biện pháp hóa học có hiệu quả nhanh
trong việc dập tắt ổ dịch, tuy nhiên chỉ sử
dụng khi dịch hại tới ngưỡng gây hại.
+ Mở rộng: Nhập nội các loài sinh vật,
nếu không kiểm dịch tốt có thể sẽ ảnh
hưởng tới loài bản địa, do chúng không có
các thiên địch khống chế.
- GV:
+ Mời đại diện nhóm 4 lên trình bày.
+ Mời đại diện các nhóm quan sát, nhận
xét và bổ sung.
- GV chốt kiến thức:
+ Biện pháp vật lí cơ giới là biện pháp
quan trọng nhất.
+ Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có hiệu
quả ở diện tích hẹp, ổ dịch nhỏ.
- HS:

+ Ta có thể chủ động phòng trừ sâu, bệnh
được không?
- GV: Có. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội
dung của biện pháp sử dụng giống chống
chịu sâu, bệnh.
- GV:
+ Nội dung của biện pháp sử dụng giống
chống chịu sâu, bệnh?
+Ưu điểm, hạn chế?
- HS: Nghiên cứu mục III, SGK Trang 55
trả lời.
- GV: Các biện pháp trên đều nhằm tiêu
diệt sâu hại, nhưng không phải cứ xuất
hiện sâu, bệnh là sử dụng các biện pháp
trên. Trong thực tế, giữa các loài sinh vật
luôn có mối quan hệ khống chế sinh học
lẫn nhau. Đó chính là nội dung biện pháp
điều hòa.
+ Vậy, nội dung của biện pháp điều hòa là
gì?
- HS: nghiên cứu mục III, SGK Trang 55
và trả lời.

- Biện pháp tiên
tiến nhất.
- Sử dụng sinh vật
hoặc sản phẩm của
chúng để ngăn
ngừa, hạn chế sâu
bệnh hại


Bảo vệ
môi
Hiệu
trường,
quả
giữ cân
chậm
bằng
sinh thái

3. Biện
pháp
hóa học

Sử dụng thuốc hóa
học để trừ dịch hại

Hiệu
quả
nhanh

Ô
nhiễm
môi
trường

4. Biện
pháp
vật lí –

cơ giới

- Biện pháp quan
trọng nhất.
- Gồm: bẫy ánh
sáng, mùi vị, bắt
sâu bằng tay,…

Đơn
giản, dễ
thực
hiện, ít
tốn kém

Khó
thực
hiện
với
dịch
lớn

2. Biện
pháp
sinh
học


5. Biện pháp sử dụng giống cây trồng
chống chịu sâu, bệnh
- Nội dung: Sử dụng giống cây trồng

mang gen chống chịu hoặc hạn chế, ngăn
ngừa sự phát triển của dịch hại.
- Ưu điểm: phòng được tận gốc.
- Hạn chế: chỉ phòng được một loại bệnh.

6. Biện pháp điều hòa:
Là biện pháp giữ cho dịch hại chỉ phát
triển ở mức độ nhất định nhằm giữ cân
bằng sinh thái.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
- GV: Đưa ra tình huống.
- HS: đóng kịch và nêu câu hỏi
+ Thế nào là phòng trừ tổng hợp
dịch hại cây trồng?
+ HS vận dụng kiến thức phần I và
nêu được khái niệm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí
trồng
- GV:
+ Từ các biện pháp phòng trừ dịch
hại, hãy cho biết phòng trừ tổng
hợp dịch hại dựa trên những
nguyên lí nào?
- HS trả lời các nguyên lí cơ bản
- GV chiếu Slide củng cố các
nguyên lí cơ bản.
- GV:
+ Mục đích của thăm đồng thường
xuyên?
- HS: phát hiện kịp thời sâu bệnh.

- GV:

II. Khái niệm về phòng trừ tổng hợp dịch hại
cây trồng
Là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ
dịch hại cây trồng một cách hợp lí.
cơ bản trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây
III. Nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch
hại cây trồng

1. Trồng cây khỏe.
2. Bảo tồn thiên địch.
3. Thăm đồng thường xuyên.
4. Đưa nông dân trở thành chuyên gia bảo vệ
thực vật.


+ Tại sao phải đưa nông dân trở
thành chuyên gia bảo vệ thực vật?
- HS: nắm được kiến thức về sâu,
bệnh hại.
4. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ (7 phút)
4.1. Củng cố (sử dụng trò chơi):
- Theo các câu hỏi trò chơi củng cố nội dung bài.
- GV giảng giải thêm về tác hại của thuốc hóa học và nhấn mạnh việc sử dụng
thuốc hóa học đúng kĩ thuật, khi sâu bệnh tới ngưỡng gây hại để hạn chế tối đa ô
nhiễm môi trường.
4.2. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi cuối SGK Trang 56.
- Chuẩn bị nội dung Bài 18: Thực hành pha chế dung dịch Boocđô.

VII. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
- Tiến hành tổ chức trò chơi ô chữ với nội dung câu hỏi xoay quanh vấn đề điều
kiện pháp sinh, phát triển sâu, bệnh hại; phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng và
kiến thức về ảnh hưởng của thuốc hóa học đến môi trường sinh thái.
- Học sinh sẽ vận dụng kiến thức của bài học trước kết hợp với bài học mới; vận
dụng kiến thức môn Sinh học, môn Hóa học trong việc trả lời các câu hỏi.
- Giáo viên dựa vào mức độ nhận thức của học sinh, dựa vào kết quả câu trả lời
để đánh giá kết quả tiếp thu bài học và năng lực giải quyết kiến thức liên môn của
học sinh. Từ đó làm cơ sở rút ra kinh nghiệm cho việc vận dụng kiến thức liên môn
trong dạy học bộ môn Công nghệ 10.
VIII. Các sản phẩm của học sinh
- Phiếu học tập đã điền đầy đủ nội dung thông qua hoạt động nhóm.
- Tranh ảnh minh họa cho các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
(kĩ thuật, sinh học, hóa học, vật lí – cơ giới).



×