Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

giáo án tích hợp liên môn địa lý 6 bài 20 hơi nước trong không khí mưa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.26 KB, 17 trang )

Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Xuyên
- Trường: THCS Phú Yên
- Địa chỉ: Giẽ Thượng- Phú Yên- Phú Xuyên- Hà Nội
Điện thoại: 0433793488

Email: C2phuyen.px.hanoi.edu.vn

- Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
Ngày sinh: 20/04/1989

Môn: Địa lí

Điện thoại: 0969581489
Email:

PHẦN I: Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
1
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà
Nội


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

1) Tên hồ sơ dạy học: Tích hợp kiến thức môn Vật lí, Sinh học Toán học, Giáo dục
công dân và Ngữ văn để giảng dạy bài 20: “Hơi nước trong không khí. Mưa”- Địa
lí lớp 6. (học kì II, năm học 2013-2014)


2) Mục tiêu dạy học của bài học:
a. Kiến thức:
* Môn Vật lí:
- Vật lí lớp 6 bài 26 và 27: “ Sự bay hơi và ngưng tụ”.
+ Hiểu được tác động của năng lượng Mặt Trời tới tốc độ bay hơi của chất lỏng.
+ So sánh được hiện tượng bay hơi và hiện tượng ngưng tụ.
+ Hiểu và giải thích được các điều kiện để xảy ra hiện tượng ngưng tụ.
* Môn Sinh học:
- Sinh học lớp 9 bài 58: “ Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên”
+ Hiểu và giải thích được chu trình hình thành nước trên Trái Đất.
+ Vai trò của nguồn nước.
+ Biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Nêu được hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước và đề ra giải pháp để bảo vệ
tài nguyên nước và khắc phục những khó khăn.
* Môn Toàn học:
+ Biết lập công thức tính trung bình lương mưa trong ngày, tháng, năm, nhiều năm.
+ Nhận biết các con số toàn học, từ đó rút ra nhận xét, đánh giá, quy luật
* Môn ngữ văn:
+ Rèn luyện cách dùng từ, lập câu
+ Viết một đoạn văn miêu tả, tường thuật, phát biểu cảm nghĩ
* Môn giáo dục công dân
- Giáo dục công dân lớp 6. Bài 7: “Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên”
+ Hiểu được hơi nước, các nguồn cung cấp hơi nước trong không khí như ao, hồ,
sông , suối, biển, đại dương.., mưa đề là thiên nhiên.
+ Hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.
* Môn Địa lí:
+ Học sinh hiểu được các khái niệm địa lí như : độ ẩm của không khí, độ bão hòa hơi
nước trong không khí và hiện tượng ngưng tụ của hơi nước.
+ Nêu được quá trình hình thành mưa và sự phân bố mưa trên thế giới.
+ Giải thích ở mức độ đơn giản về sự phân bố mưa của một địa điểm nào đó.

b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu thống kê
- Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích bản đồ lượng mưa
- Kĩ năng thu thập thông tin qua sách,báo, tivi, đài truyền thông, internet.
- Kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Sinh học, Địa lí,
Vật lí, Toán học , Ngữ văn…. để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra.
- Vận dụng kiến thức đã học giải thích vấn đề thực tế
c. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường nhiên nước.
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
Nội

2

THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

- Lên án, phê phán, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi làm bẩn môi trường nước.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Số lượng: 28 học sinh lớp 6A:
+ 9 học sinh nam
+ 19 học sinh nữ
- Các em là học sinh lớp 6 nên các em còn ham chơi, chưa có ý thức tìm hiểu địa lí.
Đồng thời do còn nhỏ nên việc tiếp cận với kiến thức của chương trình THCS còn
khó khăn. Đặc biệt học sinh còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp,
đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng
dạy.

4. Ý nghĩa của bài học:
* Đối với học sinh:
Học sinh hiểu và giải thích được các hiện tượng tự nhiên thực tế như mây, sương,
tuyết và mưa.
Học sinh hiểu được tầm quan trọng của nguồn nước: cung cấp nước cho sinh hoạt
và sản xuất của con người, giao thông vận tải, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản,
bồi đắp phù sa...
Hiểu được mối quan hệ của nguồn nước với con người và tác động của con người
tới nguồn nước: nguồn nước phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng nếu con
người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp không tốt vào nguồn nước thì nó sẽ dẫn đến
tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người : con người vứt rác sinh hoạt bẩn
hoặc xả rác thải của các công ty chưa qua xử lí xuống nguồn nước sẽ làm cho nguồn
nước bị ô nhiễm, nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ dẫn theo sự suy thoái của sinh vật
dưới nước và ô nhiễm nguồn không khí vì nguồn nước cung cấp hơi nước cho không
khí.
Khói của các công ty, nhà máy xí nghiệp và các phương tiện giao thông xả vào
bầu không khí cũng gây ô nhiễm, nếu không khí bị ô nhiễm thì nguồn nước cũng bị ô
nhiễm.
Nguồn nước mưa không phải là nguồn nước sạch vì nó đã rơi qua bầu khí quyển
sau đó mới rơi xuống bề mặt đất của chúng ta, mà bầu khí quyển của chúng ta hàng
ngày hàng giờ vẫn phải tiếp nhận vô số các hoạt chất độc hại do rác thải, khói bụi. Để
bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình, thì không nên sử dụng nước mưa trực tiếp mà
phải sử dụng các thiết bị lọc sạch sau đó mới được sử dụng.
Như vậy các thành phần tự nhiên và con người có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Do đó, con người phải biết yêu thiên nhiên vì đó là môi trường sống của con
người, phải bảo vệ thiên nhiên bằng các hành động hàng ngày của mình
* Đối với giáo viên:
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học vào
để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết.
Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn

phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em
3
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà
Nội


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu
quả nhất.
Qua bài học này, tôi nhận ra còn có thể vận dụng kiến thức liên môn của nhiều
môn học vào các bài học khác nhau của chương trình Địa lí khối Trung học cơ sở
- Tích hợp kiến thức môn Toán để hình thành kỹ năng tính toán, xử lý số liệu khi vẽ
biểu đồ; kỹ thuật vẽ các dạng biểu đồ Địa lí vừa chính xác về tỷ lệ, vừa đảm bảo
các yêu cầu về thẩm mỹ khoa học. Trong thực tế, các em có thể sử dụng bản đồ
địa lí để tính độ dài quãng đường, xác định tọa độ địa lí của một địa điểm khi đi
tham quan du lịch, hay có thể đo và tính toán chiều cao của các biểu đồ hình cột
trong Atlat địa lí Việt Nam. Từ đó, có thể so sánh được sự khác nhau của các đối
tượng như về giá trị sản lượng lúa, sản lượng cây công nghiệp, sản lượng thủy sản
của các tỉnh trên lãnh thổ nước ta.
- Học sinh có thể sử dụng kiến thức môn Vật lí tìm hiểu sự khác nhau về nhiệt dung
của đất, của nước để giải thích sự hình thành gió; dựa vào sự chênh lệch về nhiệt
độ giữa các khu vực để giải thích sự hình thành các đai khí áp và các đới gió...
- Tích hợp kiến thức môn Lịch sử, môn Giáo dục công dân để tìm hiểu đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, để giải thích về sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế nước ta trong từng giai đoạn lịch sử khác
nhau. Thông qua môn Giáo dục công dân, học sinh còn có thể hiểu được nội dung
của các bộ luật như: Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Luật Lao động, các chính sách
về dân số, kế hoạch hóa gia đình để góp phần thực hiện tốt các nghĩa vụ của công

dân. Ngoài ra, kiến thức môn Lịch sử sẽ là cẩm nang để học sinh có thể lí giải
được sự khác nhau của các hình thái kinh tế xã hội, của các lãnh thổ khác nhau
trên thế giới.
- Tích hợp kiến thức môn Sinh học qua việc tìm hiểu các quy luật sinh học, các quy
luật của tự nhiên, học sinh có thể giải thích được sự phân bố cây trồng và vật nuôi
ở các lãnh thổ khác nhau trên thế giới.
- Dùng kiến thức môn Hóa học để xác định mức độ ô nhiễm nguồn nước, không
khí, ô nhiễm đất để từ đó có các giải pháp xử lý kịp thời.
- Khi viết báo cáo, trình bày các vấn đề địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế xã hội bằng văn
bản, học sinh có thể sử dụng kiến thức môn Ngữ văn để viết sao cho đúng ngữ
pháp.
- Giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn
học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học
đó.Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng
tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Sử dụng máy chiếu, loa kết nối với máy tính.
- Video: câu chuyện “Giọt nước tí xíu”
- Các tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ:
+ Biểu đồ các thành phần của không khí.
+ Bảng thống kê lượng hơi nước tối đa trong không khí
+ Biểu đồ lượng mưa của thành phố Hồ Chí Minh
4
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà
Nội


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở


+ Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình trên thế giới.
+ Hình ảnh thùng đo mưa và máy đo ẩm kế
+ Tranh ảnh về các nguồn cung cấp hơi nước trong không khí: ao, hồ, sông, suối,
biển, đại dương và một số chất lỏng khác.
+ Tranh ảnh về sự ô nhiễm nước.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Trong bài học này, gồm có 2 phần:
- Phần 1: Hơi nước và độ ẩm của không khí
- Phần 2: Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
a) Phần 1: Hơi nước và độ ẩm của không khí.
Khi giảng dạy phần 1 này, tôi vẫn đảm bảo kiến thức trọng tâm và chuẩn kiến thức
kĩ năng của bài.
Đồng thời tôi tích hợp kiến thức của các môn học khác để giúp học sinh hiểu sâu
sắc hơn các vấn đề mà bài học đặt ra. Chẳng hạn như:
- Vận dụng kiến thức môn Vật lí để làm sáng tỏ vấn đề “nguồn chính cung cấp hơi
nước cho khí quyển là nước trong các biển và đại dương”.
• Do năng lượng của ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống các bề mặt chứa nước hay
bề mặt ẩm thì sẽ sinh ra hiện tượng bay hơi. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ
thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Đó là nguyên nhân
để biển và đại dương cung cấp nhiều hơi nước trong không khí nhất.
- Vận dụng kiến thức môn Toán học, giúp học sinh phân tích bảng số liệu thống kê
về lượng hơi nước tối đa trong không khí.
Nhiệt độ (0C)
Lượng hơi nước (g/m3)
0
2
10
5
20
17

30
30
• Qua bảng số liệu thống kê này, học sinh thấy được nhiệt độ và lượng hơi nước
tối đa chứa được trong không khí là tỉ lệ thuận với nhau. Điều đó có nghĩa là,
nhiệt độ không khí càng cao thì khả năng chứa hơi nước càng nhiều.
- Vận dụng kiến thức môn Vật lí để làm sáng tỏ hiện tượng ngưng tụ hơi nước tạo
thành các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương...
Khi không khí đã bão hòa,mà vẫn
được cung cấp thêm hơi nước hoặc
bị lạnh đi do bốc lên cao hay do tiếp 
xúc với 1 khối khí lạnh thì hơi nước
trong không khí sẽ đọng lại thành
hạt nước

Hơi
nước
Sinh ra các
trong
không
hiện
tượng
khí bị ngưng tụ  sương,
mây,
mưa...

 Hiện tượng ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi. Bay hơi là quá trình chất lỏng
biến thành hơi còn ngưng tụ là quá trình hơi biến thành chất lỏng,
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
Nội


5

THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

• Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ thực tế để chứng minh khi gặp lạnh, nước
có sự ngưng kết? ( Hs: một cốc nước, ta cho đá vào, một lúc sau ta thấy ngoài
thành cốc có những giọt nước, những giọt nước này không phải là nước ở trong
cốc rớt ra mà là do gặp lạnh hơi nước ngưng tụ lại thành)
b) Phần 2: Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
- Vận dụng kiến thức đã học ở mục 1 và kiến thức môn Ngữ văn, yêu cầu học sinh
giải thích câu ca dao:
“ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì dâm”
Nguyên nhân ở đây là do loài chuồn chuồn thuộc bộ côn trùng có cánh. Hai cánh
hai bên giống nhau, dài, mỏng và gần như trong suốt, và cử động độc lập nhau. Hệ
gân cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp, cuối bờ trước của cánh
thường có mắt cánh là bộ phận điều chỉnh triệt tiêu rung động cơ học, đảm bảo cho
cánh vững chắc. Đồng thời, cánh của nó dễ dàng cảm nhận khi độ ẩm không khí thay
đổi. Nếu độ ẩm không khí cao , áp suất không khí lớn thì cánh Chuồn Chuồn sẽ bị áp
suất không khí đè lên không thể bay cao được.
Khi độ ẩm không khí lớn, điều đó đồng nghĩa với việc hơi nước trong không khí
nhiều, khi hơi nước trong không khí nhiều tới mức không thể tiếp nhận thêm một
lượng hơi nước nào nữa mà vẫn tiếp tục được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi
do bốc lên cao, hay do tiếp xúc với một khối khí lạnh thì hơi nước sẽ ngưng tụ lại tạo
thành những hạt nước, khi các hạt nước liên kết lại với nhau để có một khối lượng
nhất định đủ để thắng được lực cản của gió trên đường đi thì sẽ sinh ra hiện tượng
mưa, sương, tuyết rơi...Đó là lí do vì sao “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa”.

Ngược lại, Chuồn chuồn bay cao tức khi đó độ ẩm không khí nhỏ, trong không
khí có chứa ít hơi nước, áp suất không khí nhỏ thì sẽ có ít lực nào đè lên đôi cánh
mỏng manh của Chuồn chuồn, nó sẽ thỏa sức tung bay để đón nắng trời.
- Vận dụng kiến thức môn Vật lí về hiện tượng ngưng tụ, trọng lực, lực cản, khối
lượng, giáo viên giảng giải cho học sinh hiểu quá trình thành tạo mưa trên Trái
Đất.

Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
Nội

6

THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

 Qua sơ đồ hình vẽ, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức kiên môn của
Sinh học, Vật lí, Địa lí, Ngữ văn, đóng vai thành một cô bé (cậu bé ) Nước kể về
hành trình của mình. Học sinh có thể trả lời như sau:
“ Tôi là một giọt nước sống ở biển cả. Họ hàng nhà tôi sống ở khắp nơi: ở biển, đại
dương, ao hồ, sông suối, trên trời và cả dưới đất nữa. Cũng giống như các bạn nước
khác trên Trái Đất này, tôi được hình thành bắt đầu từ các bề mặt chứa nước, bề mặt
ẩm . Dưới tác động của ông Mặt Trời, hơi nước từ biển và đại dương bốc lên cao,
những hơi nước này cứ tập trung lại trong bầu khí quyển. Khi mà không khí đã chứa
được một lượng hơi nước tối đa, mà vẫn tiếp tục được cung cấp thêm hơi nước hoặc
là gặp lạnh thì hơi nước sẽ ngưng tụ lại thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Ở
trong mây các hạt nước này liên kết lại với nhau tạo thành các hạt nước lớn hơn, khi
các hạt nước này đã có một khối lượng đủ lớn để thắng được sức cản của gió thì sẽ
rơi xuống đất thành mưa. Mưa rơi xuống đất liền, tạo thành dòng chảy trên mặt hoặc

là thấm xuống đất nhưng dù ở đâu thì những hạt nước như tôi lại tiếp tục bốc hơi, rồi
ngưng tụ và khi gặp điều kiện thận lợi lại tạo thành mưa...Quá trình này cứ tiếp diễn
nhau tạo thành vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất”.
- Vận dụng kiến thức môn Toán học, yêu cầu học sinh hãy lập công thức tính
lượng mưa trong ngày,trong tháng,trong năm, lượng mưa trung bình năm
• Cách tính lượng mưa trong ngày: (mm) = Tổng cộng số lần đo các trận mưa
trong 1 ngày.
• Cách tính lượng mưa trong tháng: (mm)= Tổng cộng lượng mưa của tất cả các
ngày trong tháng
• Cách tính lượng mưa trong năm: (mm)= Tổng cộng toàn bộ lượng mưa trong cả
12 tháng.
• Cách tính lượng mưa TB năm: (mm)= Tổng cộng số lần đo nhiều năm/ Số năm
- Vận dụng kiến thức môn Toán học để đo, tính hoàn thành bài tập 1 SGK trang 63.
- Vận dụng kiến thức môn Sinh học và Giáo dục công dân hiểu tầm quan trọng ,
thực trạng nguồn nước và trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ tự nhiên.

Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
Nội

7

THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

A.
1)
2)
3)

-

MẪU GIÁO ÁN CỤ THỂ CỦA BÀI HỌC
BÀI 20: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ.MƯA
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
Học sinh hiểu được các khái niệm: độ ẩm của không khí, độ bão hòa hơi nước
trong không khí và hiện tượng ngưng tụ của hơi nước.
Biết cách tính lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm và lượng mưa trung
bình năm.
Giải thích được sự hình thành mưa trên Trái Đất và sự phân bố mưa trên Trái Đất.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu thống kê
Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích bản đồ lượng mưa
Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Sinh học, Địa lí,
Vật lí, Toán học , Ngữ văn, Giáo dục công dân …. để giải quyết các vấn đề bài đặt
ra.
Thái độ:
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường nhiên nước.
Lên án, phê phán, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi làm bẩn môi trường nước.

B. Hoạt động dạy học trên lớp:
1) Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, vị trí ngồi của học sinh
2) Tiến trình bài mới:
a) Vào bài:
Gv yêu vầu hs nhắc lại các thành phần của không khí? ...Hơi nước là thành phần
chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong không khí nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí
tượng trong khí quyển như mây,mưa sương mù, sương muối... Tại sao lại vậy?
Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
b) Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
* Hoạt động 1:
1: Hơi nước và độ ẩm của
- Mục tiêu: biết được bản chất của hơi nước và độ không khí.
ẩm không khí.
- Cách tiến hành
Gv: Dựa vào SGK,vốn hiểu biết của mình cho biết a) Độ ẩm không khí:
hơi nước trong không khí do đâu mà có?
Hs: là nước trong các biển và đại dương, do con
người, động vật và thực vật thải ra...
Gv vận dụng kiến thức môn Vật lí để giải thích
cho hs hiểu vê nguồn gốc sinh ra hơi nước trong
không khí
Gv chuyển ý và kết luận
- Do vậy trong không khí bao giờ cũng chứa 1 - Hơi nước tạo ra độ ẩm của
lượng hơi nước nhất định , chính lượng hơi nước không khí
này tạo ra độ ẩm của không khí.
- Độ ẩm không khí là khả
8
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà
Nội


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

năng chứa 1 lượng hơi nước
trong không khí
? Dụng cụ đo độ ẩm không khí là gì?

Hs: ẩm kế
Gv hướng dẫn hs: quan sát bảng số liệu thống kê
trang 61 SGK.
B1: đọc tiêu đề, đọc đề mục 2 cột, đơn vị tính
B2: đọc số liệu theo hàng ngang
? Quan bảng số liệu đó, em hãy cho biết:
- Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được
khi ở nhiệt độ 100C, 200C, 300C là bao nhiêu?
- Nhận xét về khả năng chứa hơi nước của không
khí theo nhiệt độ?
Hs:
- lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được
khi có nhiệt độ:
100c - 5 g/m3
200c - 17g/m3
300c - 30g/m3
 Nhiệt độ không khí càng cao khả năng chưa - Nhiệt độ không khí càng cao
hơi nước càng nhiều
khả năng chưa hơi nước càng
nhiều
Gv giảng giải: Không khí bao giờ cũng chứa 1
lượng hơi nước nhất định nhưng sức chứa đó cũng
có giới hạn, đến 1 lúc nào đó khi không khí đã
chứa 1 lượng hơi nước tối đa, nó không thể chứa
thêm được nữa, lúc đó chúng ta nói rằng không nhưng sức chứa này cũng có
khí đã bão hòa hơi nước hay không khí đã no hơi hạn
nước.
c) Hiện tượng ngưng tụ của
hơi nước
Gv vận dụng kiến thức môn Vật lí để giảng:

? Khi nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ?
Hs: Khi không khí đã chứa 1 lượng hơi nước tối
đa rồi mà vẫn nhận được thêm hơi nước hoặc bị
hóa lạnh
Gv vận dụng kiến thức môn Vật lí giảng giải về sự
trái ngược nhau giữa hiện tượng bốc hơi ở phần a,
với hiện tượng ngưng tụ ở phần b.
? Hơi nước trong không khí ngưng tụ sẽ sinh ra
hiện tượng gì?
Hs:...mây, sương, mưa, tuyết...
Gv: lập gráp
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
Nội

9

THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

Không
khí
bão
hòa
hơi
nước

Cung
cấp

thêm
hơi
nước

Mây
( hs vẽ sơ đồ gráp)

Tiếp
xúc với
khối
khí lạnh

Ngưng
tụ

Sương

Mưa

• Hoạt động 2:
- Mục tiêu: hiểu được nguyên nhân có mưa. Biết
được sự phân bố mưa trên Trái Đất.
- Cách tiến hành
Gv giới thiệu video: câu chuyện “ Giọt nước tí
xíu”
? Nghe xong câu chuyện này, em thấy nó nói về
vấn đề gì?
Hs: Về quá trình hình thành lên những trận mưa
trên đất liền
? Em hãy vào vai một cô bé (cậu bé )Nước kể về

hành trình của mình?
Hs: vận dụng kiến thức liên môn với môn Vật lí,
Ngữ văn, Địa lí, Sinh học để diễn tả thành một
đoạn văn.
Gv giúp hs: lập gráp
Khi không khí bốc lên cao,bị lạnh dần,hơi nước
sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ
Mây
Gặp điều kiện thuận lợi,hơi nước tiếp tục ngưng
tụ làm các hạt nước to dần và khi có khối lượng
đủ lớn để thắng được sức gió và lực cản trên
đường đi.

2. Mưa. Sự phân bố mưa
trên Trái Đất.

HS vẽ sơ đồ vào vở hoặc hoàn
thiện ở nhà.

Mưa
? Hãy cho biết thực tế thiên nhiên có mấy loại
mưa? Mưa có mấy dạng?
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
Nội

10

THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà



Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

- Có 4 loại mưa: phùn,dàm, rào, axit
- Có 2 dạng: nước,rắn
? Em hiểu thế nào về hiện tượng mưa axit
Gv hướng dẫn hs trả lời: “mưa a xit”là mưa có
chứa lượng a xit được tạo nên chủ yếu từ khói xe
cộ và khói của các nhà máy thải vào không khí
(trong khói có chứa lượng ô xit lưu huỳnh (SO2),
khi găp nước mưa, ô xit lưu huỳnh hoà hợp với
nước thành a xit sunfurich  Vì vậy gọi là mưa a
xit)
? Mưa a xit có tác hại gì?
HS: Làm cho cây cối bị chết, phá huỷ các công
trình kiến trúc, gây bệnh về đường hô hấp cho con
người và vật nuôi. Đặc biệt là làm cho chất lượng
nước mưa xấu
? Khi chất lượng nước xấu đi người ta nói nguồn
nước bị ô nhiễm. Vậy những nguyên nhân nào dẫn
tới ô nhiễm nguồn nước?
Hs:
- Do con người xả rác thải xuống dòng nước.
- Do các nhà máy xí nghiệp xả rác thải chưa qua
xử lí xuống nước
- Do một số hiện tượng tự nhiên: lũ lụt, tràn dầu..
- Do ô nhiễm không khí nên chất lượng nước có
chứa một số chất bẩn
- .....
? Nêu hậu quả của việc sử dụng nguồn nước bị ô
nhiễm?

Hs: ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến đời sống và
sức khỏe của con người.
? hãy đề ra một số giải pháp để bảo vệ tài nguyên
nước?
Hs:
- Trồng rừng
- Không đổ rác thải xuống dòng nước
- Khơi thông dòng chảy
- Giữ gìn vệ sinh môi trường chung
- .....
• Hoạt động 3:
- Mục tiêu: biết tính lượng mưa trong 1 năm ở 1 a. Tính lượng mưa trung bình
địa điểm nào đó. Hình thành kĩ năng đọc biểu đồ ở một địa phương
lượng mưa.
- Cách tiến hành
11
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà
Nội


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

Gv: Dựa vào kênh chữ trong SGK mục 2a cho biết
? Dụng cụ để đo lượng mưa gọi là gì?
Hs: thùng đo mưa (vũ kế)
? vận dụng kiến thức môn Toán học, em hãy lập
công thức tính lượng mưa trong ngày,trong
tháng,trong năm, lượng mưa trung bình năm?
Hs:

- Cách tính lượng mưa trong ngày: (mm)
+ Tổng cộng số lần đo các trận mưa trong 1 ngày.
- Cách tính lượng mưa trong tháng: (mm)
+ Tổng cộng lượng mưa của tất cả các ngày trong
tháng.
- Cách tính lượng mưa trong năm: (mm)
+ Tổng cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12
tháng.
- Cách tính lượng mưa TB năm: (mm)
+ Tổng cộng số lần đo nhiều năm/ số năm
- Lượng mưa Trung bình
Gv giới thiệu biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của
năm = lượng mưa nhiều
TP.Hồ Chí Minh
năm cộng lại/ số năm
Gv hướng dẫn:
- B1: đọc tên biểu đồ
- B2: dùng thước kẻ đặt ở đỉnh cột thể hiện lượng
mưa của tháng cần đo, dóng vào trục thể hiện
lượng mưa theo phương vuông góc. Rồi đọc hoặc
ước lượng trị số của lượng mưa theo thang bậc của
trục này.
? Dựa vào h53 : biểu đồ lượng mưa của TP.Hồ Chí
Minh, em hãy đo, tính xem:
? Tháng nào có lượng mưa lớn nhất? lượng mưa là
bao nhiêu?
? Tháng nào có lượng mưa ít nhất? lượng mưa là
bao nhiêu?
Hs:.. tháng 9 = 327.1 mm
Tháng 2 = 4.1 mm

THẢO LUẬN NHÓM: 1 phút 30’
Bước 1: Chia nhóm và phân công công việc
Nhóm 1: Tính tổng lượng mưa trong năm ở TP Hồ
Chí Minh
Nhóm 2: Tính tổng lượng lưa trong các tháng mùa
mưa (tháng 5,6,7,8,9,10) ở TP Hồ Chí Minh
Nhóm 3: Tính tổng lượng mưa trong các tháng
mùa khô (tháng 11,12,1,2,3,4) ở TP Hồ Chí Minh
Bước 2: Các nhóm thảo luận nhóm
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả
12
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà
Nội


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

Bước 4: Các nhóm nhận xét kết quả của nhóm
bạn, gv nhận xét, đáng giá, chuẩn kiến thức
Gv giới thiệu và yêu cầu hs đọc bản đồ lượng mưa
trên thế giới
B1: hs nắm đc mục đích: sự phân bố mưa trên TG
B2: hs đọc phần chú giải
B3: nhìn lên bản đồ, tìm và đọc tên những khu vực
mưa ít ,mưa nhiều trên TG
Hs:...
? Các khu vực có lượng mưa TB năm lớn tập trung
ở khu vực khí hậu nào trên TĐ? Xác định trên bản
đồ? Giải thích nguyên nhân tại sao khu vực đó lại

mưa nhiều như vậy?
Hs: các khu vực có lượng mưa TB năm lớn trên
2000mm đa số tập trung tại vùng nội chí tuyến
Nguyên nhân:
Nhiệt độ cao =>khả năng bốc hơi lớn => không
khí chứa nhiều hơi nước =>lượng mưa lớn.
? Các khu vực có lượng mưa dưới 2200mm là?
Hs: tập trung ở những vùng có vĩ độ cao
Gv: từ đó em có rút ra nhận xét gì về sự phân bố
mưa trên thế giới?
Hs:..lượng mưa phân bố không đồng đều
? dựa vào bản đồ phân bố mưa,hãy cho biết Việt
Nam nằm trong khu vực có lượng mưa là bao
nhiêu? Giải thích nguyên nhân?
Hs:...do Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng nội
chí tuyến và chịu ảnh hưởng của biển
Gv kết luận toàn bài: Hơi nước là một thành phần
cửa tự nhiên, nó góp phần quan trọng tạo nên các
hiện tượng tự nhiên như mưa, mây, sương...Lượng
mưa trên thế giới phân bố không đều từ xích đạo
về 2 cực.
Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ nhân quả
chặt chẽ với nhau. Trong đó,, sinh vật bậc cao nhất
– con người, đóng một mắt xích quan trọng nhất
trong mối quan hệ giàng buộc đó. Vì vậy, mỗi
chúng ta cần có những hành động thiết thực tác
động tới tự nhiên, để tự nhiên phục vụ mình,
nhưng phải trong giới bạn cụ thể, đó là không làm
cho tự nhiên bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Vì nếu như vậy, tự nhiên sẽ gây hậu quả xấu tới

con người và trả thù theo cách của tự nhiên.
13
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
Nội

b. Sự phân bố lượng mưa
trên thế giới

- Trên Trái Đất, lượng mưa
phân bố không đều từ xích
đạo lên cực

THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

* Củng cố:
- Câu 1: Khả năng thu nhận hơi nước của không khí phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Câu 2: Hãy điền các từ thích hợp vào ô trống: “ hơi nước, khối khí lạnh, bão hòa,
bốc lên cao, đọng lại, sự ngưng tụ”
“Khi không khí đã …………….....mà vẫn được cung cấp thêm ......... hoặc bị lạnh đi
do .....hay tiếp xúc với một.......thì hơi nước trong không khí sẽ ……………thành hạt
nước. Hiện tượng đó gọi là …………………….”
• Đáp án:
- Câu 1: Nhiệt độ
- Câu 2: lần lượt các từ còn thiếu là : “ bão hòa – hơi nước – bốc lên cao – khối khí
lạnh – đọng lại – sự ngưng tụ”.
* Dặn dò:
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới Bài 21: THỰC HÀNH

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Tiêu chí đánh giá: Học sinh hiểu được kiến thức bài học và kiến thức liên môn
được sử dụng trong bài.
- Cách thức đánh giá: Làm phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP
I/ Trắc nghiệm:
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: ( Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm)
Câu 1. Các nguồn cung cấp hơi nước trong không khí
A. Biển và đại dương
B. Ao, hồ, sông, suối
C. Sinh vật
D. Tất cả các chất lỏng
Câu 2. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Tốc độ gió
B. Nhiệt độ
C. Diện tích mặt thoáng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Không khí bão hòa hơi nước khi không khí:
A. Có độ ẩm
B. Đã chứa được lượng hơi nước tối đa
C. Bốc lên cao
D. Có sương, mây, mưa
Câu 4: Một chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là:
C. Sự bay hơi
B. Sự sôi
C. Sự đông chảy
D. Sự ngưng tụ
II/ Tự luận
Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn kể về hành trình của bạn Nước mưa? (3 điểm)

Câu 2. Vận dụng kiến thức đã học hãy nêu mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường
nước với ô nhiễm không khí? (3 điểm)
Câu 3. Em sẽ làm gì đển bảo vệ môi trường sống xung quanh em? (2 điểm)
ĐÁP ÁN.
I/ Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
Đáp án

D

Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
Nội

D
14

B

D

THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

II/ Tự luận:

Câu 1:
- Học sinh viết văn hay, thể hiện rõ việc kể về hành trình của các bạn nước theo
đúng kiến thức môn học thì đạt điểm tối đa.
- Học sinh chỉ nêu được kiến thức cơ bản mà không sử dụng được những từ ngữ,
câu văn theo lối kể thì đạt 1.5 điểm.
Câu 2: Ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm môi trường không khí có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ nhân quả địa lí. (1điểm)
- Ô nhiễm môi trường nước sẽ dẫn tới ô nhiễm môi trường không khí do nước được
bây hơi nên không khí.(1điểm)
- Ô nhiễm môi trường không khí cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước vì
nếu không khí bẩn khi mưa rơi qua các chất bẩn sẽ bán vào những giọt nước rơi
xuống đất liền, có thể gây ra hiện tượng mưa a-xít, làm cho nước bị ô nhiễm. (1điểm)
Câu 3: Đây là câu hỏi mở, học sinh tự đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. tùy
từng giải pháp mà học sinh nêu ra mà giáo viên cân nhắc cho điểm.
8. Các sản phẩm của học sinh:
- Bài làm của học sinh đã chấm điểm và nhận xét (ở quyển Sản phẩm học tập của
học sinh)
- Thống kê kết quả thông qua Phiếu học tập.
Môn- Lớp
Lớp 6A (28 HS)

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL


%

SL

%

SL

%

SL

10

35,7

13

46,4

5

17,9 0

Kém

%

SL


%

0

0

0

Phú Yên , ngày 12 tháng 12 năm 2014
Giáo viên dự thi

Nguyễn Thị Nhíp
* Nhận xét, rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
Nội

15

THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà



Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
16
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà
Nội


Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên Trung học cơ sở

.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

Giáo viên: Nguyễn Thị Nhíp
Nội


17

THCS Phú Yên- Phú Xuyên- Hà



×