PHIẾU THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Sở giáo dục đào tạo thành phố Hà Nội.
- Phòng giáo dục và đào tạo Phú Xuyên.
- Trường THCS Nam Triều.
Địa chỉ: Nam Triều - Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội
Email:
- Thông tin về nhóm giáo viên:
Họ và tên: Phạm Thị Tuyến
Ngày sinh: 25/5/1972
Môn: Ngữ văn
ĐT: 0976 360 849
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học
Tích hợp kiến thức liên môn trong giờ hoạt động Ngữ văn 9 - THCS.
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
Giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học trong chương trình GD THCS
thông qua giờ hoạt động ngữ văn.
Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức Văn, Toán, Sinh, Sử, Địa,
Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ Thuật, Giáo dục công dân, để giải quyết các vấn đề ngữ văn
đặt ra.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng tự tin trước tập thể, giao tiếp ứng xử
II. Đối tượng dạy của bài học
Học sinh khối 9
Số lượng: 30 học sinh
III. Ý nghĩa bài học
Vận dụng kiến thức đã học ở các môn THCS trong giờ hoạt động ngữ văn giải
quyết các tình huống.
IV. Thiết bị dạy – học
- Máy trợ giảng( 2) , máy tính, máy chiếu, máy quay, video Clip (Thiết bị).
- Học liệu: hệ thống câu hỏi của 10 môn( Văn, Sử, Địa, GDCD, Tiếng Anh, Mĩ
thuật, Âm nhạc, Toán, Hóa, Sinh).
V. Hoạt động dạy – học và tiến trình dạy học
1. Thành phần tham dự: Giáo viên của cả trường tham dự
- Dẫn chương trình: 1 (Giang 9A)
- 2 đội chơi:
+ Đội 1: 5 học sinh
+ Đội 2: 5 học sinh
- Ban giám khảo: 4 học sinh( 1 thư kí + 3 giám khảo)
- Khán giả: học sinh còn lại của lớp.
2. Chuẩn bị:
- Chia lớp hình chữ U.
- Quà (1 hộp bút, 10 quyển vở).
- Chuông, bàn số điểm, trang phục của đội 2 đội chơi, bút màu, giấy A3,…
3. Tiến trình hoạt động:
Phần 1: Hai đội chơi tự giới thiệu, thể hiện tài năng
1.Giới thiệu bằng tiếng Anh về thành phần chơi của đội
Tên đội mình ( Thế Lữ, Tế Hanh) , vì sao đội mình đặt tên đó.
2. Thể hiện tài năng:
Chọn trong chương trình Ngữ văn THCS một tác phẩm mà mình yêu thích có
thể hát, múa, vẽ hoặc kết hợp.
Đội 1: 4 học sinh hát bài “ Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải.
1 học sinh lên vẽ minh họa bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Kết thúc bài hát thì
học sinh dừng lại với bức tranh mà mình thể hiện.
Đội 2: 1 học sinh hát và múa minh họa đoạn trích “Thị Màu lên chùa” (trích vở chèo
Quan Âm Thị Kính - Ngữ Văn 7).
1 em lên vẽ tranh minh họa “Thị Màu lên chùa”
Phần 2: Thi hiểu biết gồm 3 nội dung : 1. Môn Ngữ văn
2. 10 câu hỏi thuộc kiến thức của các môn học.
3 . Thách đố
1. Môn Ngữ văn:
Tác phẩm; Lão Hạc - Nam Cao: Học sinh chọn lời đối thoại giữa các nhân vật
để đóng vai.
2. 10 câu hỏi thuộc lĩnh vực kiến thức của các môn học cấp THCS
Mỗi câu 10 điểm, khi dẫn chương trình đọc dứt câu hỏi 2 đội chơi đưa ra tín hiệu trả
lời đội nào đưa ra tín hiệu trước sẽ được quyền trả lời. Nếu dẫn chương trình chưa đọc dứt
câu hỏi mà đội nào đưa ra tín hiệu là phạm qui nên phần trả lời thuộc đội bạn.
3. Thách đố
Tra từ điển: (đọc thơ trả lời).
Sau Phần 2 Ban giám khảo tổng kết điểm của các đội chơi.
Phần 3: Dành cho khán giả
- Nội dung 1: trả lời câu hỏi thuộc 10 môn.
- Nội dung 2: giải ô chữ (15 câu hỏi) – kiến thức liên môn.
PHẦN 1
Đội 1: Giới thiệu đội chơi của mình : Thế Lữ
1.1. Bằng Tiếng Anh:
Xin kính chào quí thầy cô và các bạn . đội chơi gồm 5 thành viên: Lan - nhóm
trưởng, Nhung A thư kí , Lợi, Minh Hương.
- Lan: tôi là nhóm trưởng
- Nhung A thư kí
- 3 thành viên còn lại là...
- Đội tôi tham gia tiết hoạt động ngoại khóa với mục đích tích hợp kiến thức liên
môn trong giờ Ngữ văn nhằm nâng cao hiểu biết rất mong quí thầy cô và các bạn ủng
hộ. Xin chân thành cảm ơn.
1.2. Lí do vì sao đội mình mang tên nhà thơ Thế Lữ
Vâng: Kính thưa quí thầy cô và các bạn như chúng ta đã biết nhà thơ tên khai
sinh là Nguyễn Thứ Lễ quê ở xứ Kinh bắc là vùng đất địa – linh – nhân – kiệt nơi nuôi
dưỡng nhiều hiền tài cho đất nước là một con người tài hoa đã hai lần tiên phong trong
nền văn học Việt Nam : Người mở đầu cho sự toàn thắng của phong trào thơ mới và
người xây dựng cho nền móng kịch nói nước nhà. Với thi phẩm thơ tiêu biểu “ Nhớ
rừng” đã để lại ttrong lòng chúng ta một cảm xúc lãng mạn tràn đầy, bằng sự hòa điệu
giữa thơ – nhạc – họa. Đội tôi mang tên nhà thơ với mục đích mong rằng 5 thành viên
chúng tôi sau này sẽ có được một trong hai tài năng của nhà thơ.
1.3 Thể hiện tài năng:
Chọn trong chương trình ngữ văn THCS một tác phẩm mà mình yêu thích, có
thể hát, múa, vẽ ( kết hợp).
- Hát bài: “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Một em hát một em múa. Một
học sinh vẽ ( Minh Hương)
Vẽ minh họa hình ảnh bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” khi kết thúc bài hát là học
sinh vẽ dừng lại với bức tranh mà mình thể hiện.
Đội 2: Giới thiệu tên đội mình (Tế Hanh)
1.1.Bằng Tiếng Anh
Xin kính chào quí thầy cô và các bạn , đội tôi gồm 5 thành viên
+ Nhóm trưởng: Trần Ngọc Quang
+ Thư kí : Nhung B
+ Ba thành viên còn lại …..
Đội tôi tham gia tiết mục ngoại khóa với mục đích tích hợp kiến thức liên môn
trong giờ ngữ văn nhằm nâng cao hiểu biết. Rất mong quí thầy cô và các bạn ủng hộ.
Xin chân thành cảm ơn!
1.2. Lí do vì sao đội tôi mang tên nhà thơ “Tế Hanh”
Như chúng ta đã biết nhà thơ Tế Hanh tên khai sinh là Trần Tế Hanh quê ở một làng
chài ven biển với con sông Trà Bồng ở tỉnh Quảng Ngãi là nguồn cảm hứng suốt đời
thơ Tế Hanh. Thông qua bài thơ “quê hương” đã giúp đội chúng tôi thấy được giá trị
của quê hương là nơi sinh ra và nuôi chúng ta trưởng thành thật đúng là:
“Quê hương mỗi người chỉ một.
Như là chỉ một mẹ thôi.
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Năm thành viên chúng tôi đều có ước mơ, cố gắng học tập thật tốt sau này sẽ trở
về mảnh đất Nam Triều xây dựng quê hương mình giàu đẹp!
Tôi rất mong quí thầy cô và các bạn ủng hộ đội của chúng tôi . Xin chân thành cảm
ơn!
1.3.Thể hiện tài năng: Chọn trong chương trình ngữ văn THCS. Tác phẩm mà mình
yêu thích có thể hát, múa, vẽ (kết hợp).
1 em múa, hát đoạn trích “ Thị Màu lên chùa ” trích vở chèo “Quan Âm Thị Kính”
Ngữ văn 7.
PHẦN 2
Gồm 3 nội dung:
- Phần thi bắt buộc của môn ngữ văn: Tác phẩm Lão Hạc. Học sinh chọn lời đối
thoại giữa hai nhân vật ông giáo, Lão Hạc để đóng vai.
- Phần thi thách đố: Tra từ điển (1 đội đọc thơ - đội kia trả lời).
- Trả lời 10 câu hỏi thuộc lĩnh vực kiến thức của các môn học cấp THCS. Mỗi
câu 10 điểm, khi bạn dẫn chương trình đọc dứt câu hỏi thì hai đội chơi đưa ra tín hiệu
trả lời, đội nào đưa ra tín hiệu trước sẽ được quyền trả lời, nếu dẫn chương trình chưa
đọc dứt câu hỏi mà đội chơi đã đưa ra tín hiệu là phạm qui nên phần trả lời thuộc đội
bạn.
2.1. Chọn lời đối thoại giữa hai nhân vật trong tác phẩm Lão Hạc để đóng vai.
Đội 1: Vào vai Lão Hạc sang nhà ông giáo kể lại việc bán chó trong đoạn trích Lão
Hạc - Nam Cao (Lợi vai Lão Hạc, Tuấn vai ông giáo).
- Lão Hạc: Chào ông giáo!
- Ông giáo : Chào cụ! Cụ sang chơi! Mời cụ vào trong nhà xơi nước .
- Lão Hạc(đi vào ngồi xuống ghế, với vẻ mặt rất buồn): Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo
ạ!
- Ông giáo: Cụ bán rồi à?
- Lão Hạc: Bán rồi! Họ vừa bắt xong (lão cười như mếu).
- Ông giáo: Thế nó cho bắt à?
- Lão Hạc (cử chỉ nét mặt nhăn lại cái đầu ngoẹo về một bên, miệng mếu, khóc): Khốn
nạn ...ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Thấy tôi gọi cho ăn nó vẫy đuôi mừng thằng
Mục, thằng Xiên , xông vào bắt nố và trói chặt.
Nó cứ nằm im như nó trách tôi, nó kêu ư ử nhìn tôi như muốn nói rằng : A! Lão
già tệ lắm! Tôi với lão ăn ở như thế nào mà đối xử với tôi như thế à!
Thì ra tôi bằng tuổi đầu này rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi lỡ
tâm lừa nó ...!
- Ông giáo : Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán
hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp nó đấy, hóa kiếp cho nó làm kiếp khác .
- Lạc Hạc: Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó
làm kiếp người may ra còn sung sướng hơn chăng một chút , kiếp người như kiếp tôi
đây chẳng hạn!...
- Ông giáo(nhìn nét mặt rất buồn ): Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ! Cụ tưởng tôi.
- Lão Hạc: Nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng! ( cười
và ho hụ hụ)
- Ông giáo (nắm lấy vai Lão Hạc): Chẳng kiếp gì là sung sướng thật nhưng có cái này
là sung sướng. Bây giờ cụ ngồi đây chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm
nước chè, ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào...thế là sướng...
- Lão Hạc: Vâng ông giáo dạy phải! đối với chúng mình thì thế là sung sướng (cười).
Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác. Chào ông giáo! Tôi về!
Đội 2: Học sinh chọn lời đối thoại giữa hai nhân vật ông giáo – Binh Tư để đóng vai
(Ngọc Quang vai Binh Tư, Mạnh vai Ông giáo).
Nhóm trưởng giới thiệu : Thưa cô giáo và các bạn . Đội em xin đóng vai Binh Tư sang
nhà ông giáo kể chuyện Lão Hạc đến nhà Binh Tư xin bả chó .
- Ông giáo : ( đang ngồi đọc sách)
- Binh Tư (chạy tới): Chào ông giáo.
- Ông giáo : Mời chú Tư vào trong nhà xơi nước.
- Binh Tư (nét mặt nghiêm nghị): Này ông giáo tôi báo cho ông một chuyện.
- Ông giáo: Chuyện gì mà nghe bí mật vậy ! Chú đừng có làm bừa.
- Binh Tư (cười): Ông giáo cứ nói thế ! Tôi là tôi nói chuyện về Lão Hạc cơ.
- Ông giáo : Chuyện gì hả chú Tư ? (rót nước mời chú Tư uống nước). Dạo này ông cụ
ốm quá !
- Binh Tư : Lão Hạc làm bộ đấy ! Thật ra thì lão hạc chỉ tẩm ngẩm tầm ngầm thế thôi
nhưng cũng ra phết ...chứ chả vừa đâu (cười 2 mắt trợn lên) lão vừa xin tôi ít bả chó.
- Ông giáo: Sao ! ( ngạc nhiên, trố mắt nhìn). Chú đừng có nói bậy nhá!
- Binh Tư: Này ông giáo ạ tôi không nói bậy đâu! Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến
vườn nhà lão ...lão định cho nó xơi 1 bữa . Nếu trúng lão với tôi uống rượu...( cười và
đúng lên đi về vừa đi vừa vẫy tay tèn ten ten)
- Ông giáo : Chú này tôi không tin đâu!(Ông giáo đứng dậy và đi đi lại lại quyển sách
phân vân , nghĩ ngợi, không thể thế được). Chào các bạn tôi đi sang nhà lão Hạc xem
sao!
2.2. Trả lời câu hỏi thuộc lĩnh vực kiến thức các môn học cấp THCS
10 câu hỏi thuộc lĩnh vực kiến thức của các môn học. Mỗi câu 10 điểm. Khi bạn
dẫn chương trình đọc dứt câu hỏi hai đội chơi sẽ đưa ra tín hiệu trả lời, đội nào đưa ra
tín hiệu trước sẽ được quyền trả lời. Nếu dẫn chương trình chưa đọc dứt câu hỏi mà đội
chơi đã đưa ra tín hiệu là phạm quy nên phần trả lời thuộc đội bạn.
Câu 1 (Toán học): Có hai quyển sách xếp cạnh nhau, quyển này dày 200 trang, quyển
kia dày 300 trang. Một con mọt một ngày đục được 1 trang sách hoặc một phần hai bề
dày bìa sách. Hỏi sau bao lâu thì con mọt đó đục từ trang đầu quyển thứ nhất đến hết
trang cuối quyển thứ hai ?
Giải
Đây là bài toán vui, ta có thể giải bằng cách sau:
Nếu để ý đến đến cách xếp ta sẽ thấy được điều lí thú của bài toán. Trường hợp
quyển sách được xếp trang đầu quyển thứ nhất cạnh trang cuối quyển thứ hai thì con
mọt chỉ đục thủng 2 trang sách và 2 bìa sách, do đó thời gian để con mọt làm được
điều tưởng như kinh khủng đó là :
2. 1 + 2 . 2 = 6 (ngày)
Câu 2 (Toán học): Một cửa hàng có 6 hòm đinh loại 16kg,18kg, 19kg, 20kg, 31kg.
Hai người khách mua 5 hòm, người thứ 2 mua gấp đôi người thứ nhất. Hỏi cửa hàng
còn lại hòm đinh nào? Người thứ nhất mua những hòm đinh nào?
Giải
Người thứ 2 mua gấp đôi khối lượng đinh của người thứ nhất , do vậy khối
lượng đinh của hai người phải chia hết cho 3, mà khối lượng đinh của 6 hòm là :
15 + 16 + 18 + 19 + 20 + 31 = 119 (kg)
Vì 119 : 3 dư 2 nên hòm bớt lại phải là một số chia cho 3 dư 2 => cửa hàng còn
lại hòm 20 kg.
Người thứ nhất đã mua : (119 – 20) : 3 = 33
Hòm đinh người thứ nhất đã mua là : 15kg và 18kg
Câu 3 (Toán học):
Hỡi ai rửa bát bên sông
Hỏi rằng khách đến nhà ông mấy người?
Không không chẳng biết mấy người
Cơm hai, canh bốn, thịt thời chung ba
Sáu mươi nhăm bát giao hòa
Ai mà tính được mới là người thông!
Giải
Ta phải bày bàn sao cho thỏa mãn điều kiện hai người chung nhau một tô cơm,
ba người chung nhau một tô thịt, bốn người chung nhau một tô canh.
Ta thấy BCNN (2;3;4) = 12
Vậy nếu xếp 12 người một bàn thì mỗi bàn cần:
12 : 6 = 2 ( tô cơm)
12 : 3 = 4 ( tô thịt)
12 : 4 = 3 (tô canh)
6 + 4 + 3 = 13 tô
Số bàn : 65 : 13 = 5 bàn
Vậy số người : 12 . 5 = 60 (người)
Câu 4 (Sinh học): Vì sao nói không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất ?
Trả lời
Vì nhờ quá trình quang hợp cây xanh đã tạo ra chất hữu cơ và ô xi cung cấp cho
sự sống của mọi sinh vật trên trái đất.
Câu 5 (Sinh học): Vì sao quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng lại có liên quan
chặt chẽ với nhau?
Trả lời
Quang hợp và hô hấp trái ngược nhau:
- Quang hợp hút cacbonnic nhả ôxi.
- Hô hấp hút ô xi nhả cacbonnic
- Quang hợp : chế tạo chất hữu cơ.
- Hô hấp phân giải chất hữu cơ
Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau vì hai hiện tượng đều dựa vào
nhau. Sản phẩm của hiện tượng này là nguyên liệu của hiện tượng kia.
VD: Khí Cacbonic do hô hấp tạo ra là nguyên liệu cho quang hợp.
Mỗi cơ thể thực vật quang hợp và hô hấp tồn tại song song. Nếu thiếu một trong
hai mặt thì cơ thể không tồn tại.
Câu 6 (Vật lí): Tại sao úp chiêc cốc thủy tinh mỏng vào miệng rồi hút không khí trong
cốc ra thấy cốc dính chặt vào miệng?
Trả lời
Vì áp suất trong cốc nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài mà áp suất khí quyển
tác dụng theo mội phương nên cốc bị dính chặt vào miệng.
Câu 7 (Vật lí ): Vì sao người ta có thể nằm ngửa, khoanh tay gối đầu trên nước hồ bơi
mà không bị chìm ?
Trả lời
60% cơ thể là nước, khi hai buồng phổi chứa đầy không khí thì trọng lượng cơ
thể người nhỏ hơn trọng lượng của phần nước bị cơ thể chiếm chỗ, lực đẩy Acsimet
của nước giúp người giữ thăng bằng trên mặt nước. Khi người ta nhấc tay chân hoặc
ngẩng đầu lên thể tích nước bị chiếm chỗ giảm, lực đẩy Acsimet giảm lúc đó người ta
có thể bị chìm .
Câu 8 (Hóa học): Tại sao khi tôi vôi trên tường thì một lát sau vôi khô và cứng lại ?
Trả lời
Vôi là Canxihidroxit là chất tan ít trong nước lên khi cho muối vào tạo dung
dịch trắng đục, khi tô lên tường thì Ca(OH) 2 nhanh chóng khô và cứng lại vì tác dụng
với CO2 trong không khí theo phương trình .
Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3 + H2O
Câu 9 (Hóa học): Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây?
Trả lời
Trong tro bếp có chứa muối K 2CO3 cung cấp nguyên tố dinh dưỡng Kali cho
cây.
Câu 10 (Địa lý): Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản ? Phân loại khoáng
sản theo công dụng?
Trả lời
Khoáng sản là ngững tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được người
khai thác sử dụng. Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
Theo công dụng chia làm 3 loại
+ Năng lượng
+ Kim loại
+ Phi kim loại
2.3. Thách đố: Tra từ điển.
Mỗi đội được hỏi 10 câu cho đội kia trả lời. Mỗi câu trả lời đúng ghi được 10
điểm, tổng số điểm là 100.
Tôi xin đọc thơ bạn phải trả lời?
Đội Thế Lữ : Tìm từ ghép có yếu tố “thiên”?
Trả lời: “Thiên thời – địa lợi – nhân hòa”.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Thiên gì quan sát bầu trời? -> Thiên văn.
Sai đâu đánh đấy suốt đời thiên chi? -> Thiên lôi.
Thiên gì là hãng bút bi? -> Thiên long.
Thiên gì vun vút bay đi chói lòa? -> Thiên thạch.
Thiên gì ngàn năm trôi qua? -> Thiên niên kỉ.
Thiên gì hạn hán phong ba hoành hành? -> Thiên tai.
Thiên gì cấp cứu cho nhanh
Nếu không biến chứng dễ thành mù đui? -> Thiên đầu thống .
8. Thiên gì vũ trụ xa xôi
Chẳng ai đến được giữa trời bao la? -> Thiên hà.
9. Thiên gì hát mãi bài ca muôn đời? -> Thiên thu.
10. Thiên gì nổi tiếng khắp nơi
Thế gian cũng chỉ ít người nổi danh? -> Thiên tài.
Đội Tế Hanh: Tìm từ có tiếng “ bắt”.
1. Sói mói từng chữ từng câu
Vạch tìm thiếu sót chê nhau bắt gì? -> bắt bẻ.
2. Bắt gì ai làm việc chi
Cũng làm theo chẳng khác chi chút nào? -> bắt chước.
3. Bắt gì câu hỏi lời chào
Trước lạ sau đó thế nào cũng quen -> bắt chuyện.
4. Bắt gì tiếng hát cất lên
Trăm người đồng loạt vang rền tiếng ca -> bắt nhịp.
5. Bắt gì sức khỏe của ta
Cầm tay xem xét biết là rõ thôi - > Bắt mạch .
6. Bắt gì thầy cúng khắp nơi
Vẫn thường sử dụng, trổ tài trừ ma? -> bắt tà.
7. Bắt gì sông suối chảy ra
Xuôi về gặp biển bao la sóng trào? ->. Bắt nguồn.
8. Bắt gì thân thiện làm sao
Tôi anh gặp gỡ biết bao vui mừng? -> Bắt tay.
9. Bắt gì mà lại lạ lùng
Người xưa bị vạ khai chung cả làng? -> Bắt vạ.
10. Bắt gì từ lúc này đây
Mở màn công việc bắt tay vào làm? -> Bắt đầu.
PHẦN THI DÀNH CHO KHÁN GIẢ
Nội dung 1: Trả lời các câu hỏi thuộc kiến thức các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí.
Ai có câu trả lời đúng sẽ được phong danh hiệu “người uyên bác ”.
Câu 1: Thuộc môn Ngữ văn
Ai thâm thúy hơn ai ? Vì sao? Trong đối thoại sau:
1. A: Chào bác ! Thế mà trông xa tôi cứ tưởng là con bò?
B: Té ra là bác! trông xa tôi tưởng là con người
Đáp án: B
2. Hai người đi ngược chiều nhau:
A: Tôi không bao giờ tránh đường cho những kẻ ngu.
B: Còn tôi luôn nhường đường cho kẻ ngu.
Đáp án: B
Câu 2: Thuộc môn Lịch sử
Vị tướng quân thời nhà Trần được ban cho Thác Đao Điền là ai ?
Đáp án: Phạm Ngũ Lão.
Câu 3: Thuộc môn Địa lí
1. Tên quần đảo lớn và cách xa lãnh thổ nhất nước ta?
Đáp án: Hoàng Sa.
2. Hang động đẹp nổi tiếng thế giới ở tỉnh Quảng Bình?
Đáp án: Phong Nha.
3. Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào?
Đáp án: Tính nhiệt đới gió mùa ẩm; tính chất ven biển (tính chất bán đảo);
tính chất đồi núi; tính chất đa dạng phức tạp.
Nội dung 2: Trò chơi ô chữ
Gồm 15 câu hỏi, các cá nhân lần lượt trả lời 15 câu hỏi, bạn nào trả lời đúng câu
hỏi thì được thưởng một tràng pháo tay.
1. Gồm 9 chữ cái : Đây là thời điểm đầy ý nghĩa và đáng ghi nhớ của tất cả mọi
học sinh -> Khai giảng.
2. Ô chữ gồm 7 chữ cái: Đây là tên gọi của khu kháng chiến được thành lập năm
1947bao gồm 6 tỉnh : Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang,Tuyên Quang,
Thái Nguyên. -> Việt Bắc.
3. Ô chữ gồm 3 chữ cái : Nơi đây là cố đô của nước ta -> Huế.
4. Ô chữ gồm 8 chữ cái: Chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm
983 do ai chỉ huy? -> Ngô Quyền.
5. Ô chữ gồm 9 chữ cái: Vị thái sư nào của nhà Trần đã có câu nói : “ Đầu tôi chưa
rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” -> Trần Thủ Độ.
6. Ô chữ gồm 10 chữ cái: Người đỗ trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử thi cử Việt
Nam? -> Nguyễn Hiền.
7. Ô chữ gồm 10 chữ cái: Hai chị em nữ tướng anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa Mê Linh? -> Hai Bà Trưng.
8. Ô chữ gồm 8 chữ cái: Danh nhân -Thầy giáo tác giả “Thất thẩm sớ” -> Chu
Văn An.
9. Ô chữ gồm 7 chữ cái: Tên sông Mê Kông đoạn chảy vào nước ta? -> Cửu Long.
10. Ô chữ gồm 10 chữ cái: Vị quân sư kiệt xuất của Lê Lợi? -> Nguyễn Trãi.
11. Ô chữ gồm 12 chữ cái: Vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam ở ngôi chỉ
một năm rồi nhường ngôi cho chồng? -> Lí Chiêu Hoàng.
12. Ô chữ gồm 7 chữ cái: Vị vua nhà Nguyễn, người đã xuống chiếu Cần Vương
kêu gọi sĩ phu chống Pháp năm 1885? -> Hàm Nghi.
13. Ô chữ gồm 11 chữ cái: Người xưng Hoàng Đế đầu tiên trong lịch sử nước nhà ,
đánh đuổi giặc Lương và dựng nước Vạn Xuân? -> Mai Thúc Loan.
14. Ô chữ gồm 8 chữ cái: Nhà bác học lớn nhất của Việt Nam, tác giả “Rắn Đầu
biếng học” lúc còn thiếu niên và sau này có cuốn “Vân Đài loạn ngữ”
-> Lê Quý Đôn.
15.Ô chữ gồm 9 chữ cái: Vị vua đầu tiên của triều Lí đã ra chiếu dời đô rất thuận
hợp ý trời, hợp lòng dân? -> Lý Công Uẩn.
Ô chữ hàng dọc: Tích hợp liên môn.
4. Kết thúc:
- Ban giám khảo công bố kết quả của hai đội thi.
- Trao thưởng.
- Dẫn chương trình tuyên bố kết thúc giờ học.
Nam Triều, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện
Phạm Thị Tuyến