SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG
***
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 560B Quang Trung-Hà Đông-Hà Nội
SĐT: 0433.829.018
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
TỔ GDCD + SỬ
Chi đoàn: 11 Sử
Nhóm học sinh thực hiện:
1. Lê Minh Hằng
Ngày sinh 20/6/1998
2. Lê Mỹ Linh
Ngày sinh 17/12/1997
Hà Đông, 2014
1
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA
TỔ QUỐC VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Nằm bên bờ Thái Bình Dương lộng gió, tựa vững chắc vào bán đảo Đông Dương,
hướng thẳng ra biển Đông, trong suốt chiều dài lịch sử biển, đảo luôn là một phần “máu của
máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam”. Từ ngàn xưa, biển đảo đã gắn liền với đời sống và
tâm thức của người dân Việt Nam.
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển không chỉ
chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà
cũng đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh, quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược
trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng ta trong các nghị quyết đại hội
mà cũng trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.
I. Mục tiêu giải quyết
Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến
lược về địa - chính trị và địa - kinh tế. Với bờ biển dài hơn 3260 km trải dài từ Bắc tới Nam,
diện tích khoảng 1 triệu km. Vùng biển Việt Nam có khoảng 3000 đảo lớn nhỏ và hai quần
đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Lịch sử các triều đại cùng hoạt động liên tục của người
Việt hàng trăm năm trước đến nay trên hai quần đảo này cũng như theo tập quán và luật pháp
quốc tế là những cơ sở để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đó thuộc về lãnh thổ
Việt Nam.
2
Một số đảo ven bờ cũng có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia
trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh
hải, trực tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo
vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Cùng với đất liền, vùng biển Việt Nam là một khu
vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia
đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động.
II. Tổng quan về các nghiên cứu
1. Ảnh hưởng về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
Việt Nam là quốc gia ven Biển Đông có chiều dài bờ biển khoảng 3260km, trải qua 16
vĩ độ (giữa vĩ tuyến 7 độ Bắc và vĩ tuyến 23 độ Bắc). Biển Đông có vai trò đặc biệt quan
trọng cả về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng,…đối với Việt Nam.
Theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam là thành viên, Việt
Nam có quyền mở rộng các vùng biển (vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) thuộc quyền
tài phán của mình phù hợp với luật pháp quốc tế. Thực tế Việt Nam có thực hiện quyền này
bằng các Tuyên bố pháp lý chính thức và bằng việc ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012.
Các văn bản pháp lý này tạo điều kiện để Việt Nam nâng cao vị thế của mình trong khu vực,
phát triển kinh tế biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác tài nguyên biển,…Hầu
hết các tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông đều đi qua các vùng biển thuộc quyền
tài phán của Việt Nam là điều kiện để Việt Nam phát triển dịch vụ cảng biển, hàng hải và tìm
kiếm cứu nạn.
3
Tuy nhiên, cũng chính từ các quy định tiến bộ của Luật biển quốc tế hiện đại với những
khái niệm mới về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đó làm xuất hiện nhiều vùng biển
chồng lấn cần phải tiến hành phân định. Các quốc gia trước kia không có chung đường biên
giới nay lại trở thành các nước láng giềng trên biển. Những quy định mới này cũng khiến Việt
Nam đứng trước nhiều thách thức: Vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam
và Trung Quốc, vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, vấn đề phân định ranh giới
các vùng biển theo Công ước Luật Biển năm 1982 và vấn đề xác định ranh giới ngoài thềm
lục địa.
Ngoài các thỏa thuận phân định biển quan trọng mà Việt Nam đó ký kết với các quốc
gia (bao gồm: Hiệp định giữa Việt Nam và Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai
nước trong Vịnh Thái Lan ngày 9/8/1997; Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về phân
định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ ngày
25/12/2000; Hiệp định giữa Việt Nam và Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa ngày
26/6/2003), Việt Nam cũng phải giải quyết rất nhiều các tranh chấp phức tạp trên biển, không
chỉ là tranh chấp về phân định các vùng biển chồng lấn mà cũng phải đấu tranh để bảo vệ chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
1.1. Các vùng biển cần phân định giữa Việt Nam và các nước trong khu vực
Biển Đông
- Khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
Vùng biển và thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ nằm giữa bờ biển lục địa miền Trung
Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Bờ biển phía Việt Nam chạy theo hướng Tây Bắc
– Đông Nam qua 5 tỉnh, thành phố (Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngói) dài
khoảng 149 hải lý. Ven bờ biển Việt Nam có các đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm.
Ở khu vực này, khi tiến hành phân định các vùng biển chúng ta cần phải lưu ý đến một
số hoàn cảnh có ảnh hưởng đến kết quả phân định, cụ thể:
Thứ nhất, về sự xuất hiện của các đảo và hiệu lực của các đảo. Bên phía đảo Hải Nam
không có các đảo nhỏ nào nằm sát bờ mà có các đá, bãi đá được phía Trung Quốc chọn làm
điểm cơ sở trong khi đó phía bờ biển Việt Nam có hai đảo nằm gần bờ được lựa chọn là hai
điểm cơ sở (đảo Cồn Cỏ cách bờ 13 hải lý và đảo Lý Sơn cách bờ 12 hải lý). Ngoài ra giữa
4
hai đảo này cũng có một đảo nằm riêng biệt là Cù Lao Chàm, cách bờ 8 hải lý. Các đảo này là
các đảo lớn nằm sát bờ, đặc biệt là Lý Sơn, Cù Lao Chàm có đời sống kinh tế riêng phát triển,
có dân cư đông đúc sống định cư trên các đảo. Do đó, hai đảo này hoàn toàn đáp ứng đủ các
tiêu chuẩn quy định tại Điều 121 Công ước Luật Biển năm 1982 và xứng đáng có vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa riêng. Thực tiễn quốc tế cho thấy nhiều đảo có hoàn cảnh tương tự
như vậy đó được hưởng hiệu lực toàn phần trong phân định.
Thứ hai, về cấu tạo địa chất, địa mạo của khu vực này cho thấy toàn bộ vùng đáy biển
giữa hai bờ cùng nằm trên một thềm lục địa. Do đó hai quốc gia không thể dựa vào Điều 76
của Công ước Luật Biển năm 1982 để xác định thềm lục địa của mỗi nước mà phải tuân theo
quy định của Điều 83 (Công ước).
- Khu vực Đông Bắc Hoàng Sa
Vùng biển Việt Nam phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa nằm ở khoảng vĩ tuyến 18 độ
Bắc xuống vĩ tuyến 17 độ Bắc, nằm ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thực chất là sự tiếp nối của khu
vực ngoài cửa Vịnh. Vùng biển này liên quan đến 2 nước là Việt Nam và Trung Quốc, và một
bên là Đài Loan. Tuy nhiên vì có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa
nên việc phân định cần phải được khảo sát kỹ. Vì thế, trước khi tiến hành phân định vùng biển
ở khu vực này, cần phải tiến hành giới hạn phạm vi phân định để không ảnh hưởng tới vùng
nước thuộc các đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa.
- Khu vực giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Vùng biển giữa đảo Hoàng Sa và Trường Sa là khu vực kéo dài trong khoảng vĩ tuyến
16 độ Bắc xuống vĩ tuyến 12 độ Bắc. Các nước có bờ biển bao quanh khu vực này gồm Việt
Nam, Trung Quốc và Philippines đều đó đưa ra các quy định để mở rộng các vùng biển thuộc
chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia mình. Qua việc nghiên cứu, xem xét các yêu sách
của các quốc gia bao quanh có thể thấy toàn bộ vùng biển này đó bị bao phủ bởi đường “chín
đoạn” của Trung Quốc. Tuy nhiên, yêu sách quá đáng này của Trung Quốc không có đầy đủ
cơ sở pháp lý, không được cộng đồng quốc tế thừa nhận và không đáp ứng được các tiêu
5
chuẩn của luật pháp quốc tế nên không thể tồn tại vùng chồng lấn giữa đường yêu sách này
với quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của Công ước
Luật Biển năm 1982 của các quốc gia khác. Vì vậy, tại vùng biển này sẽ tồn tại một khu vực
nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam, Trung Quốc và Philippines.
Theo các số liệu khoa học địa chất mà Việt Nam đó khảo sát nghiên cứu, lục địa của
Việt Nam tại khu vực này mở rộng ra quá 200 hải lý, vì vậy, theo quy định của Công ước
Luật Biển năm 1982 Việt Nam có quyền mở rộng ranh giới ngoài thềm lục địa của mình ra
ngoài 200 hải lý. Việc mở rộng ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam sẽ làm xuất hiện ba
khả năng: (1) Xuất hiện vùng chồng lấn thềm lục địa ba bên Việt Nam, Trung Quốc,
Philippines trong trường hợp cả Trung Quốc và Philippines đều có quyền mở rộng ranh giới
thềm lục địa ra ngoài 200 hải lý; (2) Xuất hiện vùng chồng lấn hai bên giữa Việt Nam và
Trung Quốc trong trường hợp chỉ có Trung Quốc được phép mở rộng thềm lục địa ra ngoài
200 hải lý; (3) Xuất hiện vùng chồng lấn hai bên giữa Việt Nam và Philippines trong trường
hợp chỉ có Philippines được mở rộng thềm lục địa ra ngoài 200 hải lý. Khi một trong các khả
năng trên xảy ra, theo chúng tôi cần phải lưu ý đến việc khoanh vùng biển chồng lấn cần phân
định sao cho không bao gồm vùng biển thuộc các đảo của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Khu vực phía Đông Nam Biển Đông (không bao gồm quần đảo Trường Sa)
Khu vực phía Đông Nam Biển Đông (các bãi ngầm Tư Chính – Thanh Long) có các bói
ngầm, là bộ phận của đáy biển, không phải là đảo, nằm cách xa đảo gần nhất của quần đảo
Trường Sa trên 50 hải lý và cách biệt quần đảo bởi một máng sâu khoảng 2000 mét nước nên
không được coi là phụ thuộc vào bất cứ đảo nào của vùng đảo Trường Sa. Khu vực này nằm
trên sự trải dài của thềm lục địa phía Nam Việt Nam cách đường cơ sở phía Nam Việt Nam
nơi gần nhất chỉ khoảng 84 hải lý, nơi xa nhất chưa đến 200 hải lý, cách đảo Phú Quý của
Việt Nam chưa đến 200 hải lý, thậm chí nếu tính từ bờ biển, khoảng cách nơi xa nhất cũng chỉ
là 260 hải lý.
Đối với Trung Quốc, khu vực Tư Chính hoàn toàn không có gỡ liên quan đến lãnh thổ
và thềm lục địa Trung Quốc. Tư Chính nằm cách xa lục địa Trung Quốc đến 600 hải lý, xa
hơn nhiều tiêu chuẩn tối đa 350 hải lý (giới hạn tối đa mở rộng ranh giới ngoài thềm lục địa),
hơn nữa Tư Chính lại bị tách khỏi lục địa Trung Quốc bởi một máng sâu đại dương rộng lớn
trong Biển Đông, với độ sâu 4000 mét. Vì vậy, khu vực này chỉ liên quan đến hai quốc gia có
6
bờ biển đối diện với Việt Nam là Malaysia và Brunei. Trường hợp thềm lục địa Việt Nam mở
rộng ngoài 200 hải lý và cả Malyasia và Brunei đều có quyền mở rộng ranh giới ngoài thềm
lục địa ra ngoài 200 hải lý thì sẽ tạo ra hai vùng chồng lấn song phương (Việt Nam –
Malaysia; Việt Nam – Brunei). Đây là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
đặc biệt là dầu khí, do đó, trong quá trình phân định, theo chúng tôi cần dự liệu trước các khu
vực có mỏ dầu khí nằm vắt ngang qua đường phân định để dự liệu khả năng khai thác chung
nguồn tài nguyên này.
1.2. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam với đầy đủ các
căn cứ pháp lý và ý nghĩa lịch sử lâu đời, có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh
tế và quốc phòng. Song, Việt Nam đang phải đối mặt với những tranh chấp rất phức tạp về
chủ quyền đối với các quần đảo này từ các quốc gia khác xung quanh Biển Đông.
Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn và tuyên bố chủ quyền đó xâm
phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam. Quần đảo Trường Sa bị tranh chấp chủ
quyền và chiếm đóng của Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei. Riêng chỉ có Brunei đưa
ra yêu sách chủ quyền đối với một số đảo nhưng không chiếm đóng. Những tranh chấp này là
hết sức phức tạp được cộng đồng quốc tế quan tâm, hiện nay chế độ pháp lý của hai quần đảo
chưa được xác định từ bà Monique Chemiller Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính
trị người Pháp, trong lời nói đầu của tác phẩm “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa”, công trình nghiên cứu khoa học một cách độc lập được công bố năm 1996, đó
bình luận rằng: “Ứng cử viên nghiêm chỉnh nhất giành danh nghĩa trên các đảo này về cả căn
cứ lịch sử cổ xưa nhất của họ lẫn cơ chế pháp lý về kế thừa các quyền đó được thực dân Pháp
khẳng định đúng là Việt Nam và chiếm đóng thô bạo nhất đối với quần đảo Hoàng Sa và quần
7
đảo Trường Sa là sự chiếm đóng của Trung Quốc”. Chính phủ Việt Nam khẳng định có đầy
đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình
đối với hai quần đảo. Việt Nam là nhà nước đầu tiên đó chiếm hữu thực sự và làm chủ hai
quần đảo này từ thế kỷ XVII, từ đó đó liên tục thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một
cách hòa bình. Trong nhiều Tuyên bố và các đạo luật, Việt Nam luôn thể hiện quan điểm giải
quyết các bất đồng trên biển thông qua thương lượng, sử dụng các công cụ luật pháp quốc tế,
đồng thời, Việt Nam đó và đang có những hoạt động đối ngoại và những nhượng bộ nhất định
để nhất quán quan điểm này. Đây là quan điểm phù hợp với xu thế chung trong khu vực, phù
hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.
2. Ảnh hưởng về kinh tế - xã hội của Việt Nam
Từ khi thực hiện đường lối Đổi mới đến nay, đã gần 30 năm, chúng ta luôn nhất quán
thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới. Theo đó, nước ta đã có quan hệ
hợp tác thương mại và đầu tư với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chúng ta luôn thực hiện
phương châm Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế,
chung sống hòa bình với tất cả các dân tộc trên thế giới trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình
đẳng, cùng có lợi. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các nước. Vùng biển nước ta rất
nhiều dầu và khí, lại hợp tác với nhiều nước cho nên rất dễ bị các nước láng giềng nhòm ngó,
lăm le, có ý đồ bất chính. Điển hình là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 của
Trung Quốc mới đây. Không những khiến ngư dân Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc
khai thác, đánh bắt hải sản, mà còn làm cho họ bị thiệt hải cả về tài sản lẫn tính mạng.
a.Vị trí giàn khoan HD981
b. Giàn khoan HD981
Việc xâm phạm chủ quyền biển đảo làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự xã hội, phát
triển kinh tế, ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, dễ mắc vào
mưu đồ thủ đoạn của các thế lực thù địch phản động.
GDP của Việt Nam sẽ phải chi cho quốc phòng lớn khiến việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, công
nghệ kĩ thuật, đầu tư về con người sẽ giảm gây nên nhiều hậu quả: kinh tế kém phát triển, đời
sống người dân gặp phải nhiều khó khăn, nhiều tệ nạn xã hội từ đó dẫn tới tình hình rối loạn,
bất ổn trong nước.
8
3. Ảnh hưởng về chính trị của Việt Nam
Tranh chấp biển Đông trở nên phức tạp và bị đẩy lên mức độ ngày càng gay gắt trong
những năm gần đây không bắt nguồn từ mâu thuẫn hay tồn tại tranh chấp về chủ quyền lãnh
hải do lịch sử để lại và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế, vùng chồng lấn ở
biển của nhiều quốc gia đòi yêu sách, mà cũng xuất phát từ sự đan xen lợi ích, mưu cầu địa
chính trị, trước hết là quản lý, kiểm soát tuyến hàng hải, hàng không chiến lược và nguồn tài
nguyên giàu có, đặc biệt là dầu mỏ tại khu vực này, từ đó mở rộng ảnh hưởng ra toàn khu vực
châu Á-Tây Thái Bình Dương.
Bắt nguồn từ xung đột lợi ích của các nước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh
quốc gia, quyền tài phán và khai thác tài nguyên thiên nhiên, mà cũng từ tham vọng chiến
lược, kiểm soát cộng địa chính trị tại Đông Nam Á. Trong bối cảnh Trung Quốc, một nước
lớn đang trỗi dậy mạnh mẽ và ngày càng quyết đoán trong việc đòi chủ quyền và một nước
Mỹ đang suy yếu tương đối, muốn duy trì vai trò chủ đạo tại khu vực này, thì vấn đề tranh
chấp biển Đông lại càng trở nên phức tạp, có nguy cơ thổi bùng xung đột địa chính trị. Kinh
nghiệm lịch sử cho thấy, các cuộc chiến tranh nổ ra ở các điểm nhạy cảm chiến lược trên thế
giới như chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, chiến tranh ở Việt Nam trước 1975, chiến tranh ở
Kosovo, ở Bắc Kavkaz và gần đây là chiến tranh ở Afganistan, Irắc, Libi v.v. đều có mang
yếu tố của cạnh tranh quyền lực, một phần bắt nguồn từ xung đột địa chính trị giữa các nước
lớn. Lần nữa, xung đột gia tăng ở biển Đông là lời cảnh tỉnh đối với cộng đồng quốc tế yêu
hòa bình, trước hết là đối với các nước ven biển Đông như Việt Nam.
III. Giải pháp giải quyết vấn đề
- Giáo dục công dân:
+ Mỗi người công nhân, thanh niên phải bình tĩnh, sáng suốt, văn minh vì chủ quyền
thiêng liêng của Tổ quốc.
+ Không nghe theo, làm theo sự lôi kéo, xúi giục của kẻ xấu; không hành động bạo lực,
đập phá tài sản, “hôi của” vì sự ổn định, an toàn nơi sinh sống, làm việc trong doanh nghiệp,
nhà máy của chính mình.
+ Tích cực tham gia bảo vệ nơi làm việc của mình. Không làm phương hại đến đất
nước, đến cộng đồng và “bát cơm” của chính sức lao động mình làm ra.
+ Mỗi người dân chúng ta bằng tình cảm của mình, tích cực tham gia và vận động
người thân, gia đình và các tổ chức xã hội trên địa bàn đúng góp ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo
thân yêu” để quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ, chiến sĩ đang
ngày đêm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của nước ta.
+ Thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 cần tiếp tục được hoạch định
mang tính tổng thể, hệ thống. Là nước nhỏ, tiềm lực kinh tế và quân sự còn yếu hơn trong
quan hệ bất đối xứng thì vũ khí chính mà chúng ta cần sủ dụng là ngoại giao. Kinh nghiệm
trong thời kì chống Pháp và chống Mỹ đã mách bảo chúng ta: phải biết kết hợp giữa ngoại
giao nhà nước với ngoại giao nhân dân, ngoại giao nhà nước có chiến lược, chiến thuật rất tốt,
9
nhưng đối ngoại nhân dân cũng là vũ khí sắc bén để chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của thế giới
và khu vực đối với cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
- Lịch sử:
+ Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của
Việt Nam đối với các quần đảo; quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hợp quốc về
Luật Biển 1982.
+ Quốc hội cần nhanh chóng hoàn chỉnh và ban hành Luật về biển làm cơ sở cho tuyên
truyền và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta. Tiếp tục đầu tư, nghiên cứu toàn
diện về Biển Đông, đầu tư phát triển và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khoa học đảm
bảo đủ sức nghiên cứu tham mưu về chính sách, phổ biến kiến thức về biển và Luật biển,
tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.
- Giáo dục quốc phòng:
+ Tiến hành toàn diện đấu tranh ngoại giao cả song phương và đa phương; đấu tranh
ngăn chặn trên thực địa bằng lực lượng dân sự thực thi pháp luật; thông tin kịp thời, thường
xuyên và chân thực, làm cho nhân dân ta và bạn bè thế giới hiểu từ tình hình đang diễn ra.
+ Dùng các biện pháp phù hợp luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp quốc
và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
+ Nhà nước cần tăng cường lực lượng quân sự phòng bị và trực chiến.
+ Cần tăng cường sức mạnh quân sự theo hướng tự vệ, đủ sức “ răn đe”, can thiệp khi
đụng độ và hỗ trợ cho mặt trận chính trị, ngoại giao; đủ mạnh để làm nòng cốt cho cuộc đấu
tranh bao vệ chủ quyền và lợi ích của đất nước. Đồng thời, cần ưu tiên đầu tư tăng cường
nhân lực, hiện đại hóa các phương tiện, binh khí kỹ thuật, nâng cao năng lực cho lực lượng
thực hiện chấp pháp (cảnh sát biển, quân ngư, kiểm ngư …) của Việt Nam . Lực lượng này
phải có đủ khả năng phát hiện, ngăn chặn từ xa những tàu, thuyền xâm phạm chủ quyền, có
hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế; can thiệp kịp thời bắt giữ những
tàu, thuyền, cố tình gây hấn – lập hồ sơ khởi tố
+ Động viên các nguồn lực xã hội tham gia lập quỹ “ An ninh Biển Đông” nhằm hỗ trợ
ngư dân có đủ điều kiện ra khơi bám biển dài ngày, có ngư cụ hành nghề hiệu quả, có phương
tiện tác nghiệp tại chỗ, ghi lại đầy đủ những hình ảnh tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
Việt Nam, uy hiếp xua đuổi ngư dân đánh cá; ngăn cản, phá hoại tàu Việt Nam đang thăm dò
khai thác dầu trong thềm lục địa của mình; đe dọa các nhà đầu tư vào Việt Nam. Lấy hình ảnh
làm bằng chứng lập hồ sơ tố cáo hành động gây hấn của Trung Quốc với công luận quốc tế
- Công nghệ – Tin học
+ Trang bị vũ khí thiết yếu sẵn sàng trực chiến
+ Đảng và Nhà nước Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo cho đồng bào ở trong nước cũng như kiều bào ở
nước ngoài hiểu được chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Thông tin kịp thời, chính xác, cụ thể
về âm mưu và hành động của Trung Quốc trong chiến lược hiện thực hóa “ đường lưỡi bò” ở
Biển Đông. Thông qua các kênh thông tin bằng tiếng nước ngoài và bằng con đường ngoại
10
giao, chúng ta cần chuyển đến chính phủ và nhân dân các nước, các tổ chức quốc tế và khu
vực, kể cả Liên hiệp quốc những thông tin sớm nhất và chính xác nhất để bạn bề quốc tế và
nhân dân các nước hiểu đúng tình hình Biển Đông mà chia sẻ và ủng hộ Việt Nam.
IV. Ý nghĩa
Việc kết hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam đó
giúp mọi người hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của việc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam
và gây nên những hậu quả to lớn về chủ quyền, kinh tế - xó hội,chính trị.
Thực tế lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đó chứng minh: "Dân ta có lòng
nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta...".cùng với đó là tinh thần đoàn
kết trước mọi khó khăn giữa Đảng , nhà nước và nhân dân.
Mọi hành động quá khích đi ngược lại quan điểm của Đảng, Nhà Nước vi phạm luật
pháp Việt Nam và quốc tế lúc này sẽ là có tội với lịch sử với dân tộc, vô tình tiếp tay cho bọn
cơ hội phản động, thù địch.
Mọi hành động thiết thực thể hiện lòng yêu nước, quan tâm đến vận mệnh của dân tộc
đều được khuyết khích và ủng hộ, những mỗi người cần sáng suốt, có tâm trong sáng, nhãn
quan chính trị sắc bén, trên cơ sở quán triệt thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà
Nước để có hành động phù hợp, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân bảo vệ
vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.
11
Mục lục
Nội dung
Trang
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................2
I. Mục tiêu giải quyết......................................................................................2
II. Tổng quan về các nghiên cứu.....................................................................3
1. Ảnh hưởng về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông............................3
2. Ảnh hưởng về kinh tế - xã hội của Việt Nam.............................................8
3. Ảnh về chính trị của Việt Nam...................................................................9
III. Giải pháp giải quyết vấn đề......................................................................9
IV. Ý nghĩa....................................................................................................11
12