Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài viết dự thi: Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 22 trang )

Bài viết dự thi: Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang
- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Thành phố Bắc Giang
- Trường THCS Hoàng Văn Thụ
- Địa chỉ: Khu dân cư Cống Ngóc - Bến xe - Phường Thọ Xương
- Thành phố Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang
- Điện thoại: 02406.509.689
-

Email:

- Thông tin về nhóm thí sinh:
1. Họ và tên: Vũ Hoàng Trang
Ngày sinh: 21/2/2001

Lớp: 9A2

2. Họ và tên: Trần Thị Tú Oanh
Ngày sinh: 13/2/2001

Lớp: 9A2

1


Tên tình huống: TIẾT KIỆM ĐIỆN VÌ TƯƠNG LAI
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
1.

Nước ta được đánh giá là có tiềm năng về sản xuất điện, tuy nhiên, chúng ta


đang phải đối đầu với tình trạng thiếu điện trầm trọng, phải nhập khẩu điện từ nước
ngoài, cắt điện thường xuyên, nhiều nơi chỉ được phát điện 3 đến 4 giờ một ngày…
Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm điện nhiều nhất có
thể để hạn chế tình trạng thiếu điện như hiện nay.
Tiết kiệm điện chính là tiết kiệm tiền cho bản thân, gia đình, đất nước và cho
toàn thế giới. Nó góp phần tiết kiệm những lượng điện tiêu hao không cần thiết và
hạn chế phần nào sự thiếu điện tại khu vực bạn sinh sống. Bên cạnh đó, tiết kiệm
điện còn góp phần bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên vô giá của Đất nước, vì cuộc
sống của chính chúng ta, của thế hệ tương lai, con cháu mai sau.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
a) Tổng quan
Như chúng ta đã biết: Điện năng - Nguồn tài nguyên vô giá của đất nước đang
bị sử dụng một cách lãng phí! Nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt của con người ngày
càng tăng cao, hơn thế nữa, trong điều kiện chúng ta còn khó khăn về thiếu nguồn
điện, người tiêu dùng cũng cần phải hiểu rõ, năng lượng điện dù được sản xuất
bằng hình thức nào thì cũng có trữ lượng nhất định và cần được sử dụng tiết kiệm,
hợp lý.
Chúng ta quý xăng dầu như máu của cơ thể thì cũng phải biết quý và tiết kiệm
từng w/h điện như thế. Hãy hạn chế dùng các thiết bị điện công suất lớn vào các
giờ cao điểm; các gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học… nên tăng cường sử dụng
các nguồn năng lượng từ tự nhiên; tắt các thiết bị dùng điện khi không sử dụng, chỉ
sử dụng khi thật sự cần thiết… đó sẽ là những giải pháp tiết kiệm điện hữu ích
nhằm giảm chi phí cho mỗi gia đình, mỗi tập thể… và góp phần giữ gìn nguồn tài
nguyên quý giá của đất nước.
Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, bài toán về điện năng đang làm
đau đầu ngành năng lượng Việt Nam. Do đó việc tìm lời giải cho bài toán tiết kiệm
điện năng không thể là trách nhiệm của riêng Chính phủ và những nhà chức trách mà
còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Thiếu điện gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, …Tuy nhiên
giới trẻ chúng ta vẫn còn mơ hồ, chưa thấy được những hậu quả to lớn của nó. Vì vậy,

nhiều bạn chưa có ý thức tiết kiệm điện, kể cả những hành động nhỏ nhất trong sinh
hoạt hang ngày của mình. Qua đây, chúng ta hãy cùng nhau, cùng mọi ngành nghề, cơ
2


quan, tổ chức , đơn vị…trong cả nước hãy cùng vào cuộc, bằng mọi cách hãy sử dụng
tiết kiệm và hợp lý điện năng để nhanh chóng hóa giải được bài toán đau đầu này. Vì
sao phải tiết kiệm điện năng? Câu trả lời luôn là: “Tiết kiệm điện vì tương lai – vì
cuộc sống của chính chúng ta ”.
b) Các kiến thức liên quan đến tình huống đặt ra.
Bằng những kiến thức của các môn học như Toán học, Vật lý, Công nghệ,
GDCD, Tin học, Ngữ văn, Mỹ thuật và kiến thức thực tế kết hợp với việc tìm hiểu
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó để thuyết trình, hùng biện cho
mọi người và đặc biệt là các bạn học sinh thấy được những hậu quả của việc sử
dụng điện lãng phí. Mục đích là làm rõ được lợi ích của việc tiết kiệm điện để toàn
thể cộng đồng cùng nhau chủ động sử dụng hợp lý điện năng nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
4.1. Giải pháp 1: Thống kê những ảnh hưởng do thiếu điên, mất điện gây nên
- Tham khảo qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với kỹ
năng môn Tin học, kiến thức môn Ngữ văn:
Đưa ra những hình ảnh và những sự kiện do thiếu điện, mất điện ảnh hưởng đến
cuộc sống của con người, đến nền kinh tế-xã hội của cả một đất nước… để các bạn
nhận biết và thấy được những thiệt hại ngay trước mắt mà nguyên nhân chính một
phần là do ý thức sử dụng điện của mỗi chúng ta.
4.2. Giải pháp 2: Phân tích cho các bạn thấy được điện năng là gì? Do đâu mà
có? Năng lượng điện được ứng dụng trong đời sống như thế nào? Những hậu
quả của việc sử dụng điện lãng phí, thiếu ý thức tiết kiệm
- Vận dụng kiến thức Vật lý, Công nghệ để thuyết trình về điện năng, vai trò của
điện năng, ý nghĩa to lớn của nguồn điện đối với mọi mặt của đời sống con người

4.3. Giải pháp 3: Phân tích những nguyên nhân gây thiếu điện.
Đưa ra những nguyên nhân gây thiếu điện, mất điện kéo dài
4.4. Giải pháp 4: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm điện? Những giải pháp, định
hướng và mục tiêu trong tương lai
Nếu chúng ta tiết kiệm và sử dụng hợp lý được nguồn năng lượng điện
trong nước thì chúng ta sẽ có điện đủ dùng, giúp cải thiện cuộc sống của chính
chúng ta và còn có thể bảo vệ môi trường mà chúng ta đang sống. Qua đó chúng
ta cần những giải pháp và định hướng cụ thể.
3


- Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân để giáo dục học sinh về ý thức
tiết kiệm điện kết hợp với bảo vệ môi trường.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng môn mỹ thuật để học sinh vẽ tranh tuyên
truyền, cổ động về việc tiết kiệm điện.
- Vận dụng kiến thức Toán học, tin học để đưa ra những con số thống kê và
những hình ảnh minh chứng cho mục tiêu của bài thuyết trình là kêu gọi và thức
tỉnh mọi người hãy chung tay tiết kiệm điện.
- Vận dụng kiến thức môn ngữ văn để lập luận trình bày ý kiến trong bài
thuyết trình.
4.5. Giải pháp 5: Giải pháp thực hiện từ học sinh
Kêu gọi các bạn có những hành động thiết thực và đưa ra những giải pháp
thực hiện của bản thân để giảm tình trạng thiếu điện và mất điện như hiện nay.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống (vận dụng kiến thức các môn
Ngữ văn, Vật lý, Công nghệ, Toán học, GDCD, Tin học)
5.1. Tổng quan
Chiếu một số hình ảnh cho thấy cuộc sống kinh tế, xã hội, môi trường
sống... của con người bị ảnh hưởng như thế nào do mất điện, thiếu điện gây nên
• Vận dụng những kỹ năng về môn tin học, kiến thức môn ngữ văn kết hợp tìm
hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng

Việc bị cắt điện đồng loạt và liên tục đang khiến cuộc sống của người dân từ
thành thị đến các vùng nông thôn “sống dở, chết dở”; điệp khúc mất điện cứ đến
hẹn lại lên trong những ngày hè. Người dân tại nhiều tỉnh trong khoảng thời gian
hầu như cả ngày đều không có điện, nhiều hôm đến tận đêm khuya 22h, 23h có thì
đến 5h sáng lại tắt. Quạt nan, đèn dầu là những thứ người dân đã bỏ đi từ lâu, nay
lại hiện diện trong cuộc sống hàng ngày.

4


Đèn dầu và nến thay cho đèn điện

Quạt tay thay cho quạt điện hay điều hòa mát lạnh

Chắc trong số các bạn hẳn sẽ có người không ít lần phải trải qua tình huống
như thế này đúng không? Tình trạng thiếu điện dẫn đến cắt điện-mất điện quả thật
gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mỗi người, mỗi nhà cũng như cộng
đồng xã hội.

Quán hàng vắng khách

Đèn tín hiệu giao thông ngưng hoạt động gây ùn tắc xe

Thiếu điện, mất điện không chỉ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày
của mỗi người, mỗi gia đình mà còn đe dọa kinh tế Việt Nam. Các ngành công
nghệ cao hoàn toàn tê liệt khi thiếu điện. Điện được cung cấp ổn cũng định là một
trong những yếu tố được quan tâm nhất đối với đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư
nước ngoài cho rằng thành công của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư, tăng
trưởng kinh tế và tạo việc làm đang bị đe dọa bởi nguy cơ thiếu điện. Do điện là
yếu tố then chốt của sản xuất, nhiều nước trên thế giới không còn tính toán thiệt hại

do mất điện theo đơn vị giờ mà là đơn vị phút.

Nhiều DN gặp khó khăn trong sản xuất do thiếu điện - Thiếu điện là một rủi ro lớn với kinh tế Việt Nam

Thiệt hại do thiếu điện: thống kê không kể xiết và là nỗi khổ không của
riêng ai! Cho đến nay hiện tượng thiếu điện trên miền Bắc đã được đẩy lùi, nhưng
qua các phân tích thì thấy hậu quả để lại là không hề nhỏ. Theo Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải, nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cho biết, với mức thiếu điện
5


lên đến 6-7 triệu KWh như tại các tỉnh miền Bắc trong những thời gian vừa qua,
thiệt hại kinh tế sẽ vào khoảng 3-3,5 triệu USD/ngày (khoảng hơn 45 - 53 tỉ đồng).
Ngoài ra, với tình trạng thiếu điện như hiện nay, để nguồn cung – cầu cân
xứng thì các nhà máy điện phải hoạt động với công suất cao thậm chí là hết công
suất. Mà như chúng ta đã biết, trong quá trình vận hành các nhà máy nhiệt điện,
các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí rất nhiều: Một lượng lớn khí CO2
được sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu là khí tạo hiệu ứng nhà kính, làm tăng
nhiệt độ không khí bán cầu. Bụi và khí độc hại trong khói thải ra môi trường không
khí sẽ gây ô nhiễm, ảnh hưởng rất xấu đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con
người…

Khí thải từ các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiếm môi trường, tạo hiệu ứng nhà kính

Với những thiệt hại vô cùng to lớn cả về kinh tế-xã hội-môi trường do thiếu
điện, mất điện gây ra, chúng ta hãy chung tay cùng cả nước sử dụng điện thật tiết
kiệm, hợp lý, tránh lãng phí để góp phần giảm thiểu những tổn thất này.
5.2. Kiến thức tích hợp để giải quyết vấn đề
* Giới thiệu về điện năng, nguồn gốc, vai trò của điện năng để thấy được giá trị
của nguồn điện đối với đời sống con người

- Vận dụng kiến thức môn Công nghệ, Vật lý để thuyết trình về các nội dung: Điện
năng là gì? Từ đâu chúng ta có điện để dùng trong mọi hoạt động của đời sống
con người? Vai trò của điện năng?
Từ thế kỉ XVIII, sau khi chế tạo được pin, acquy, máy phát điện, loài người đã
biết sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống.
Phần lớn điện năng được sản xuất từ máy phát điện và các nhà máy điện.
Máy phát điện được nối với tuabin. Chuyển động quay của tuabin dẫn đến chuyển
động quay của máy phát, tạo ra điện. Tuabin có thể được vận hành qua hơi nước,
năng lượng nhiệt qua quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (than, khí thiên
6


nhiên hay dầu mỏ tại các nhà máy nhiệt điện) hay từ phản ứng hạt nhân (trong các
nhà máy điện nguyên tử) làm nước bốc hơi, dưới áp suất cao làm quay tuabin hay
tại các nhà máy thủy điện, nước tụ lại với thế năng lớn, năng lượng dòng chảy của
nước làm quay tuabin...

Nhà máy nhiệt điện

Công trình thủy điện

Điện năng là năng lượng cung cấp bởi dòng điện. Nó là công cơ học thực hiện
bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó. Năng lượng sinh ra bởi dòng
điện trong một đơn vị đo thời gian là công suất điện có đơn vị đo là Kw/h. Điện mà
chúng ta đang dùng ở nhà, ở lớp học, ở các nhà máy xí nghiệp...được sản xuất ra từ
các nhà máy điện. Trong các nhà máy điện, các dạng năng lượng như nhiệt năng,
thủy năng, năng lượng nguyên tử...được biến đổi thành điện năng.
Do vậy, lãng phí điện là lãng phí năng lượng. Các nguồn năng lượng hiện
đang dần cạn kiệt, lại gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường, góp phần làm biến
đổi khí hậu toàn cầu. Với một quốc gia, việc tiết kiệm điện sẽ góp phần đảm bảo an

ninh năng lượng, giảm thiểu các chi phí đầu tư cho sản xuất, phân phối điện…
Ngày nay điện năng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống như:
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, văn hóa thể thao,
thông tin truyền thông, gia đình… Có thể nói điện năng là nguồn động lực, nguồn
năng lượng cho các nhà máy, thiết bị…trong sản xuất và đời sống xã hội. Nhờ có
điện năng, quá trình sản xuất được tự động hóa và cuộc sống của con người được
đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn.
* Phân tích những nguyên nhân gây thiếu điện, mất điện và hậu quả của việc
sử dụng điện năng một cách lãng phí, thiếu tiết kiệm.
- Vận dụng kiến thức Vật lý, Toán học kết hợp tìm hiểu qua các phương tiện thông
tin đại chúng
Ngoài những nguyên nhân do khách quan mang lại như cơ cấu thủy điện nhiệt điện không hợp lý, tổn thất cao, tàn phá rừng đầu nguồn, “loạn” thủy điện
7


nhỏ, không có quy trình vận hành liên hồ chứa, thiếu phối hợp đồng bộ giữa thủy
điện và nhiệt điện,… thì nhu cầu dùng điện phục vụ cho sinh hoạt cao là yếu tố
chính gây mất cân đối của hệ thống điện trong giờ cao điểm, ảnh hưởng xấu đến
hiệu quả đầu tư hệ thống điện.
Tuy nhiên nguyên nhân gây thiếu điện, mất điện mà chúng ta muốn đề cập
đến trong bài viết này là do “sử dụng lãng phí điện năng”! Theo tính toán, mức
lãng phí điện năng của Việt Nam cao gấp 1,5 - 6 lần so với thế giới, còn theo tổng
hợp của Bộ Công Thương cho thấy mức lãng phí điện của ta rất cao, từ 10 - 50%.
Hiện tượng lãng phí trong sử dụng điện có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, từ hộ gia
đình cho đến các cơ quan và doanh nghiệp…

Vô tư lãng phí-một rừng bóng điện được thắp sáng giữa ban ngày

Rất nhiều bóng điện được thắp sáng trong khi ánh sáng tự nhiên tràn ngập cả không gian


Mọi người, mọi nhà đều sử dụng và cần điện! Nhưng tại nơi làm việc và cả
trong từng gia đình, việc sử dụng điện vẫn rất lãng phí. Trung tâm Tiết kiệm Năng
lượng TP. HCM đã thực hiện đo thử công suất tiêu thụ điện ở các văn phòng, gia
đình qua đó nêu ra sự lãng phí:
- Máy photocopy, có công suất định mức 1000W: Ở chế độ khởi động tiêu thụ
923 W (8s); chế độ photo: 1,230 W; chế độ chờ: 29.5 W; chế độ tiết kiệm (nhấn
energy saver): 26.7W; Nếu tắt công tắc mà không rút phích cắm khỏi ổ cắm: hao
6.5W. Rút phích cắm khỏi ở cắm: 0W
8


- Máy Scan, nếu để chế độ scan, công suất sẽ là 12.5W; Chế độ chờ: 8.7W;
Tắt công tắc: 0W.
- Máy in: Chế độ in: 450W; Chế độ chờ: 5.7 W; Tắt công tắc: 0 W.
- Máy fax: Chế độ chờ: 5.7W; Tắt công tắc: 0 W.
- Máy tính để bàn: màn hình CRT 14”: Chế độ khởi động: 100W; Chế độ
đang làm việc: 110W; Chế độ chờ, không làm việc: 104.5W; Chế độ Screnn sever:
101W; Tắt màn hình bằng tay trong lúc chờ: 63.8 W; Tắt màn hình tự động (turn
off monitor): 60.9W; Chế độ standby: 34.4W; Chế độ hibernates: 5.7W; Shut down
máy: 5.6W;
Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã thống kê :

Nếu tắt điều hoà 12.000BTU sớm hơn thường lệ 1h thì bạn tiết kiệm được
21kWh/tháng; Nếu bật/tắt một chiếc quạt 40W 5h/ngày với tốc độ cao nhất, bạn
phải trả thêm khoảng 2kWh/tháng nếu so sánh quạt chạy ở mức độ thấp nhất; Sử
dụng một chiếc bàn là 750kW 10h/tuần thì số điện bạn phải trả là 30kWh/tháng;
Bật mở radio trong 3h bạn mất 1,35kWh/tháng; Dùng máy tính có màn hình 17
inch 120W 20h/tuần thì số điện bạn phải trả là 9,5kWh/tháng; Bật/tắt TiVi 21 inch
có công suất 220W trong 4h/ngày và tắt nó bằng điều khiển từ xa thì điện năng tiêu
hao là 5,4kWh/tháng…

Với những con số biết nói như trên ta có thể dễ dàng thấy được việc lãng phí
điện như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới túi tiền của mỗi gia đình, đến
nền kinh tế đất nước và càng làm tăng nguy cơ thiếu điện – buộc phải nhập khẩu
điện từ nước ngoài gây tổn hại nặng nề đến ngân sách quốc gia…
* Vì sao phải tiết kiệm điện? Những giải pháp, định hướng và mục tiêu trong
tương lai
• Vì sao phải tiết kiệm điện
- Vận dụng kiến thức môn GDCD kết hợp những kiến thức thực tế và tìm
hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng
Việc tiết kiệm mỗi kWh điện trong các giờ cao điểm sẽ làm lợi cho đất nước
từ 600 đến 1.000 USD do không phải đầu tư xây dựng những nhà máy điện mới.
Nếu tính tổng công suất điện của Việt Nam hiện nay vào khoảng 30.000 MW, chỉ
cần tiết kiệm được 1% điện năng/năm thì tương đương với việc đầu tư một nhà
máy điện công suất 300 MW. Tính bình quân chi phí đầu tư 1 MW điện là 1 triệu
USD thì số tiền tiết kiệm tương đương 300 triệu USD. Như vậy có thể nói việc tiết
kiệm điện càng nhiều thì hiệu quả càng lớn.
Tiết kiệm điện không chỉ giúp giảm chi tiêu hàng tháng, mà còn có những
lợi ích to lớn khác. Tiết kiệm điện luôn được coi là một giải pháp đem lại hiệu quả
9


cao, nhất là trong hoàn cảnh nguồn cung còn thiếu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
1kWh điện tiết kiệm khác với 1kWh sản xuất ở chỗ nó không gây ô nhiễm môi
trường, giảm tổn hao do truyền tải và phân phối điện.
Nguồn cung cấp điện luôn thiếu và là vấn đề khó khăn đối với bất cứ quốc
gia nào. Hầu hết năng lượng bây giờ được tạo ra từ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Ví dụ như điện thì được tạo ra từ nước, than, dầu, khí.....Vì vậy nếu không
tiết kiệm năng lượng thì dẫn đến việc các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn
kiệt nhanh chóng.
Sự cạn kiệt dần nguồn năng lượng của trái đất đặt ra nhiều thách thức đối

với mỗi chúng ta. Cuộc khủng hoảng năng lượng đang trở nên hết sức cấp bách,
không chỉ đe dọa đến tăng trưởng kinh tế thế giới, mà còn đe dọa trực tiếp hoà
bình, an ninh quốc tế. Nguồn năng lượng hoá thạch, món quà cực kỳ quý báu của
thiên nhiên ban tặng con người đang cạn kiệt. Năng lượng chỉ có hạn, nhu cầu về
năng lượng ngày càng lớn, nếu ko sử dụng tiết kiệm và nghiên cứu các giải pháp
năng lượng mới, thì khủng hoảng năng lượng sẽ xảy ra.
• Những giải pháp tiết kiệm điện và hiệu quả của nó.
- Vận dụng kiến thức môn Toán học, Vật lý, Tin học, Công nghệ, GDCD, Văn
học, Mỹ thuật kết hợp với những hiểu biết từ thực tế của bản thân, tìm hiểu qua
các phương tiện thông tin đại chúng
Hiện thế giới đang đứng trước hai nguy cơ lớn, đó là thiếu hụt năng lượng và
biến đổi khí hậu toàn cầu do sử dụng năng lượng hóa thạch quá mức. Trong đó,
Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất do
hậu quả của biến đổi khí hậu.
Theo cơ quan năng lượng quốc tế, nếu thế giới tiếp tục giữ mức tiệu thụ như
hiện nay thì nhu cầu năng lượng sẽ tăng 30% vào năm 2030. Riêng Việt Nam do
tình trạng thiếu hụt điện kéo dài làm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế
xã hội, với tốc độ gia tăng về nhu cầu cùng tình trạng sử dụng điện còn lãng phí
như hiện nay thì việc thiếu điện là khó tránh khỏi trong tương lai.
Nhiều người vẫn có suy nghĩ tắt đi một bóng đèn, một tấm biển quảng cáo hay
chiếc quạt cũng chẳng tiết kiệm được bao nhiêu. Tuy nhiên, theo các tính toán, chỉ
cần tắt một bóng đèn, rút các thiết bị điện khi không sử dụng, hay dùng các thiết bị
trong gia đình đúng cách có thể tiết kiệm điện từ 10-15% hàng tháng.
Để đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sinh
hoạt thiết yếu của nhân dân, tăng cường sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu cần thực hiện nghiêm việc tiết kiệm điện, đặc biệt là
trong các tháng mùa khô (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 hàng năm). Với
10



những đối tượng sử dụng điện như: các doanh nghiệp; cơ sở kinh doanh; cơ quancông sở hay các hộ gia đình…thì tiết kiệm điện luôn là việc làm cần thiết và cũng
cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
a) Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện.
Các thiết bị điện, thế hệ càng mới thì khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi
chọn lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt...), bạn nên chọn động
cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Với bóng đèn,
bạn nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn tròn, vì bóng đèn tròn
khi làm việc có hiệu suất phát quang và tuổi thọ thấp, do đó tiêu thụ điện gấp 3-4
lần…

Không sử dụng bóng đèn tròn mà thay thế bằng đèn tuýp hoặc đèn compact tiết kiệm điện hơn

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng
lượng hay những nguồn năng lượng tự nhiên như bình đun nước nóng bằng năng
lượng mặt trời, pin năng lượng mặt trời, … để hạn chế sử dụng nguồn điện năng.

Bình nước nóng năng lượng mặt trời

Hệ thống pin năng lượng mặt trời

b) Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học
Biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Ví dụ máy bơm đặt ở vị
trí thích hợp sẽ giúp bể nước của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà hay trong phòng
làm việc nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu sáng, tận dụng tối đa ánh sáng và
thông gió tự nhiên để tiết kiệm một phần năng điện năng tiêu thụ…

11


Tận dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày là một trong những giải pháp nhằm tiết kiệm điện trong gia đình


Bạn nên lắp đặt quạt trần, vì khi quạt trần hoạt động, sẽ phả gió xuống sàn,
gió từ dưới sàn sẽ lan tỏa ra xung quanh, đập vào tường và tỏa ra khắp phòng, mát
và tiết kiệm hơn so với quạt cây.
c) Hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn như bàn là, điều hòa nhiệt độ, bình
nóng lạnh,…trong những giờ cao điểm.
d) Điều chỉnh thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình: Bạn nên “đọc kỹ hướng
dẫn sử dụng trước khi dùng” đối với: Nồi cơm điện, tủ lạnh, tivi, điều hòa nhiệt
độ, quạt, máy tính, bàn là, máy giặt,… chúng không những sẽ giúp bạn cách sử
dụng sao cho đúng, an toàn, hiệu quả mà còn có thể giúp bạn tiết kiệm điện hơn…

12


Và trên hết không thể không luôn nhắc nhở nhau: “Tắt! Khi không sử dụng”,
hãy sử dụng điện tiết kiệm như là “một thói quen” cần thiết.

Chung tay tiết kiệm điện để bảo vệ môi trường
13


Chúng ta cần nâng cao ý thức tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Đó cũng là cách nhằm giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ
môi trường sống của chúng ta. “Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng
mức, không phung phí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người
khác”.

Cùng nhau tắt đèn để bật tương lai

Hàng ngàn ngọn nến được thắp sáng hưởng ứng chương trình tắt điện vì trái đất


Với thông điệp của năm 2015 là: “ tiết kiệm năng lượng, ứng phó biến đổi
khó hậu”, chiến dịch Giờ Trái đất năm 2015 đã diễn ra vào lúc 20h30 đến 21h30
tối ngày 28/3 vừa qua. Đây là hoạt động thiết thực để tiết kiệm điện năng, giảm khí
thải đioxit cacbon, một khí gây ra hiệu ứng nhà kính, nâng cao ý thức người dân
trong việc bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu.
Theo thống kê từ Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia, tổng số điện
năng tiết kiệm được tại lễ tắt đèn ngày 22/3 tại Hà Nội và ngày 28/3 tại các tỉnh,
thành phố trên cả nước là 520.000 kWh tương đương tiết kiệm được khoảng 850
triệu đồng.
Một kết quả đáng ghi nhận từ chương trình thực hiện tiết kiệm điện trong
các năm Việt Nam hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất như sau:

14


Thời gian

Công suất
giảm được
(MW)

Sản lượng
tiết kiệm
(kWh)

Số tiền
tiết kiệm
được
(Triệu đồng)


28/3/2009

140

140.000

126

27/3/2010

500

500.000

450

26/3/2011

400

400.000

500

31/3/2012

546

546.000


712

23/3/2013

401

401.000

576

29/3/2014

431

431.000

650

22/3/2015

241

241.000

400

28/3/2015

279


279.000

452.5

Tất cả các giải pháp trên đều dàng dễ thực hiện, không tốn chi phí và có khả
năng tiết kiệm lượng lớn điện năng (tùy thuộc vào hiện trạng sử dụng).
Cũng trong thời gian vừa qua, có rất nhiều hình thức tuyên truyền, vận động,
tổ chức các cuộc thi… về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí… đã
được phổ biến đến từng cơ quan, đơn vị, từng hộ gia đình. Cụ thể như chương trình
thi đua các cơ quan tiết kiệm điện, chương trình thanh niên tuyên truyền tiết kiệm
điện đến các đoàn thể - trường học, cuộc thi gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu,…
Tổng kết chương trình đã thu được những kết quả khá khả quan bằng thống kê sau
đây:

15


Thật vậy, chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé và đơn giản mà hiệu quả
đạt được lại không hề nhỏ. Sản lượng điện tiết kiệm được năm sau cao hơn năm
trước kéo theo đó là số tiền tiết kiệm được cũng thật đáng ghi nhận. Như vậy, hiệu
qủa của việc tiết kiệm điện là không hề nhỏ, chúng ta hãy cùng nhau có những
hành động thiết thực để góp phần vào công cuộc xây dựng kinh tế đất nước, giữ
vững an ninh năng lượng…
• Định hướng và mục tiêu trong tương lai
- Vận dụng những kiến thức từ môn Mỹ thuật, Tin học, Vật lý, Toán học cùng
những hiểu biết từ thực tế và tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng
Trong thời gian qua, Việt Nam luôn tập trung chỉ đạo đầu tư phát triển
nguồn và lưới điện nhằm đảm bảo cung cấp điện cho các mục tiêu phát triển kinh
tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước và đáp ứng nhu cầu điện

cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, một vài năm tới, nước ta có thể sẽ còn gặp
khó khăn trong việc bảo đảm cung cấp điện trong mùa khô, nhất là khi gặp hạn hán
kéo dài, không đủ nước cho các nhà máy thủy điện phát điện. Trong khi đó, việc
thực hiện tiết kiệm điện trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng còn chưa được
triệt để; tiết kiệm điện chưa được sự quan tâm thật sự của cộng đồng xã hội, người
dân và các doanh nghiệp, gây lãng phí tài nguyên của đất nước, ảnh hưởng xấu đến
môi trường. Một khi đã biết được những hiệu quả to lớn của việc tiết kiệm và sử
dụng hợp lý điện năng, mọi người mọi nhà cần thấm nhuần những chủ trương sau
đây:
1. Điện là dạng năng lượng phổ biến, thiết yếu, ích lợi trong sản xuất và sinh hoạt
gia đình, rất cần sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Sử dụng điện tiết kiệm,
hiệu quả giúp mọi người, gia đình, hộ sản xuất ít trả tiền điện hơn nhưng vẫn được
hưởng đầy đủ các lợi ích và sự thoải mái khi sử dụng điện.
2. Tiết kiệm điện là một khoa học: Có rất nhiều cách thức trong đó nghiên cứu
ra những cách tiết kiệm điện hiệu quả như chỉ bật, mở thiết bị điện hoạt động khi
cần sử dụng và tắt khi không sử dụng. Một so sánh đơn giản như khi buổi tối bạn
quây quần cùng gia đình tại phòng khách thì chúng ta tắt bớt các đèn chiếu sáng ở
nhà bếp, phòng ngủ…hay khi ta mở các cửa sổ và không khí dịu mát thì tắt các
quạt điện đang hoạt động; hoặc không để tất cả thiết bị điện (động cơ) hoạt động
tối đa như ban đầu khi đã giảm nguyên liệu đưa vào trong quá trình sản xuất; sơ
chế sản phẩm v.v…
3. Tiết kiệm điện là một thói quen: Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đôi khi rất
dễ thực hiện nếu bạn quan tâm, đó là từ bỏ thói quen mở tất cả các đèn vào buổi tối
và hình thành thói quen tắt đèn, quạt, máy lạnh các thiết bị điện khác khi rời khỏi
phòng ngủ, phòng làm việc…
16


4. Tiết kiệm điện là tiết kiệm tiền và sử dụng sản phẩm tiết kiệm điện: Một cách sử
dụng điện tiết kiệm và hiệu quả mà mọi người, mọi gia đình, cơ sở sản xuất áp

dụng sẽ tiết kiệm được nhiều tiền điện song vẫn đảm bảo tốt nhu cầu chiếu sáng
hoặc giữ mức sản phẩm tạo ra trong sản xuất đó là lắp đặt và sử dụng những thiết
bị tiết kiệm điện. Tiết kiệm điện không chỉ thực hiện khi có nhu cầu sử dụng
điện mà còn là quá trình mua sắm và lựa chọn thiết bị điện từ ban đầu trước khi sử
dụng đó là lựa chọn những sản phẩm có chứng nhận Energy Star (sử dụng công
nghệ tiết kiệm điện) hoặc có dán nhãn tiết kiệm năng lượng; Mặt khác, cũng với
chính thiết bị điện đó nếu chúng ta sử dụng vào những giờ bình thường, giờ thấp
điểm thì sẽ tiết kiệm điện hơn là sử dụng trong những giờ cao điểm (từ 17 giờ đến
20 giờ hàng ngày).
5. Xu hướng tìm nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường luôn là vấn đề
quan tâm của các nhà sản xuất. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, mà còn
giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia vốn đang dần cạn kiệt.
Một ước tính nhỏ trong chương trình hỗ trợ máy nước nóng năng lượng mặt
trời của tổng công ty điện lực ở một thành phố cho thấy, với 30.000 máy nước
nóng năng lượng mặt trời, dung tích trung bình 180 lít được đưa vào sử dụng sẽ
giúp tiết giảm khoảng 57 triệu KWh điện/năm, tương đương giảm khoảng 4.900
tấn TOE ( tấn dầu quy đổi/năm), tương đương giảm phát thải khoảng 23.500 tấn
CO2 ra môi trường hàng năm. Và trong công nghệ chiếu sáng bằng đèn led, người
tiêu dùng có thể tiết kiệm hơn 80% chi phí so với sản phẩm chiếu sáng thông
thường như hiện nay.
Mặt khác, với vị trí địa lí, khí hậu và các hoạt động nông nghiệp có thể
khẳng định, Việt Nam có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo khá dồi dào và đa
dạng gồm: thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, sinh khối, nhiên
liệu sinh học, địa nhiệt…

Sử dụng năng lượng xanh - sạch và an toàn

Ngân hàng thế giới cũng đã ước tính Việt Nam có thể phát triển điện gió
trên diện tích chiếm khoảng 8% diện tích cả nước (tương ứng khoảng 102 nghìn
17



MW); mỗi năm nước ta có khoảng 2000 - 2500 giờ nắng với cường độ bức xạ
trung bình khoảng 4,5KWh/m2/ngày tương đương với tiềm năng khoảng 43,9 triệu
tấn dầu quy đổi mỗi năm. Nước ta còn là một nước nông nghiệp, hàng năm các phế
thải sau thu hoạch và sau chế biến đã tạo ra một nguồn năng lượng sinh khối dồi
dào, quy đổi ra dầu tương đương khoảng 43- 46 triệu tấn.
* Giải pháp từ học sinh:
Trong chương trình môn Công nghệ lớp 8 chúng em cũng đã được học để
hiểu tiết kiệm điện là gì, tại sao chúng ta phải thực hiện tiết kiệm điện và sử dụng
điện năng như thế nào để vừa tiết kiệm lại vừa hiệu quả…
Đối với học sinh cấp THCS thì chúng ta cần nắm vững và thực hiện tốt các
giải pháp thực hiện tiết kiệm điện: Ra khỏi phòng phải tắt các thiết bị sử dụng điện
như bóng đèn, quạt điện, máy tính… tham gia cùng gia đình thực hiện tiết kiệm
điện.

Tham gia tuyên truyền, cổ động “Tiết kiệm điện vì lợi ích cộng đồng”

Bằng những hành động thiết thực từ bản thân kết hợp cùng với việc tuyên
truyền vận động các bạn khác cùng làm theo, tham gia đầy đủ các buổi nói chuyện
chuyên đề về tiết kiệm điện… các bạn cũng có thể góp một phần công sức của
mình vào công cuộc tiết kiệm chi tiêu cho gia đình, cho đất nước…và trên hết là
bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

18


Tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề và thực hành tiết kiệm điện

Ngoài ra còn có một ý nghĩa nữa là chính các bạn HS sẽ là những tuyên

truyền viên xuất sắc để mọi người trong gia đình, bạn bè và xã hội hiểu rõ hơn về
lợi ích to lớn của việc tiết kiệm điện. Hãy cùng nhau ghi nhớ và luôn thực hiện tốt:
MỘT SỐ KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG
1. Tiết kiệm năng lượng hôm nay vì thế hệ mai sau.
2. Hạn chế dùng bóng đèn dây tóc trong chiếu sáng.
3. Tiết kiệm điện bảo vệ môi trường.
4. Hãy tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
5. Vì lợi ích của quốc gia, vì lợi ích của mỗi gia đình, mọi người hãy tiết kiệm
điện.
6. Sử dụng điện, an toàn và tiết kiệm.

Thật vậy, “Tiết kiệm điện ở trong tầm tay bạn” Bởi ngay trong gia đình
bạn, trong lớp học của mình hay bất cứ nơi đâu…bạn đều có thể tự ý thức thực
hiện tốt được những điều này. Hãy luôn là người có thái độ và hành động sử dụng
điện tiết kiệm.
Ví dụ bạn có thể hạn chế mở tủ lạnh để đỡ tốn điện, nên cho quạt quay ở tốc
độ thích hợp để tiết kiệm điện, không là quần áo khi trong phòng có bật máy điều
hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt, hãy luôn nhớ tắt tất cả các thiết bị điện nếu
bạn là người cuối cùng ra khỏi phòng …
5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện.
Ứng dụng các kiến thức xây dựng bài trình chiếu power point đã được học
dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy tin học, lên các trang website để tìm những
hình ảnh và tư liệu liên quan đến bài thuyết trình.
5.4. Các học liệu được sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề
Sách giáo khoa Vật lý 9, Vật lý 8, Công nghệ 8, Ngữ văn 9 và các tài liệu
về sử dụng điện năng tiết kiệm, hiệu quả...
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
6.1. Thực tiễn học tập
Như các bạn đã biết, bên cạnh những hộ gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu,
những cá nhân tự giác thực hiện tiết kiệm điện với hiệu quả cao thì hiện nay, tại địa

phương cũng như trong trường học của chúng ta, việc sử dụng điện lãng phí vẫn vô
tư diễn ra. Như ở trường chúng ta, mặc dù được BGH nhà trường, thầy Tổng phụ
trách và các thầy cô nhắc nhở nhiều lần về ý thức tiết kiệm điện song giữa ban
ngày với ánh sáng chói chang các bạn vẫn bật cả 8 chiếc bóng đèn tuýp hay giữa
19


mùa đông giá rét các bạn đều bật cả quạt trần và quạt tường chạy vù vù trong lớp
học…Vì vậy, em rất mong muốn sau bài thuyết trình này sẽ thức tỉnh được nhiều
bạn học sinh đừng vô tư lãng phí điện ở nhà cũng như ở trường…Bởi mỗi hành
động của chúng ta dù nhỏ nhưng cũng đủ mang lại hiệu quả lớn. Hãy chung tay
cùng cộng đồng, xã hội sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả, tránh lãng phí
để cùng nhau hướng tới một tương lai tươi sáng.
6.2. Thực tiễn đời sống xã hội
Tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện nói riêng luôn luôn là vấn
đề hàng đầu của tất cả các quốc gia và cần được coi trọng hơn đối với những nước
nghèo. Trước đây nếu ta chưa thực hiện chương trình này thì gọi là lãng phí vô
tình, bây giờ khi ta đã nhận ra hiệu quả của chương trình nếu không làm sẽ mất đi
mấy chục nghìn tỷ, đây là lãng phí cố tình. Vấn đề sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết
kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện nói riêng ngày càng có ý nghĩa to lớn
trong việc bảo tồn tài nguyên quốc gia, tiết kiệm tiền của của nhân dân và bảo vệ
môi trường. Đây là việc làm cấp thiết trong hiện tại cũng như lâu dài ở nước ta.
Mọi cá nhân, mọi gia đình, cơ quan, trường học, … đều phải có ý thức sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy cùng hành động từ việc làm tưởng chừng như vô
cùng nhỏ chẳng hạn là tắt bớt một bóng đèn…nhưng cũng đem lại thật nhiều lợi
ích. Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả không chỉ có ý nghĩa tiết kiệm chi phí mà
còn có ý nghĩa lớn hơn là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế biến đổi khí
hậu; góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Trên đây là những ý kiến của em cũng chính là thông điệp mà em muốn gửi

tới mọi người, mọi nhà… và đặc biệt là các bạn học sinh, chúng ta hãy cùng nhau
hành động: “TIẾT KIỆM ĐIỆN VÌ TƯƠNG LAI - VÌ CUỘC SỐNG CỦA CHÍNH
CHÚNG TA”.

BAN GIÁM HIỆU

Thọ Xương, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Đại diện nhóm học sinh thực hiện

Vũ Hoàng Trang

20


21


22



×