Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG (ngữ văn 10) những điều cần biết và nhiệm vụ cần có của mỗi người dân đất việt về quần đảo hoàng sa trường sa, chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.72 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ
---------------š&› ---------------

Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình
huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

Họ Và Tên:1. Ngô Thị Hồng Nhung
2. Trần Bảo Châu
Lớp: 10 Văn - THPT chuyên Nguyễn Huệ

HÀ NỘI, 2014


1. Tên tình huống
* Những điều cần biết và nhiệm vụ cần có của mỗi người dân đất Việt về
quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
2.Mục tiêu giải quyết tình huống
* Vận dụng kiến thức liên môn, trong đó bao gồm môn : Ngữ văn, Lịch sử
và Địa lý để từ đó đưa ra những điều cần biết và nhiệm vụ cần có của mỗi
công dân Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, chủ quyền thiêng liêng
của Tổ quốc.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống
* Về Địa lý :
a. Quần đảo Hoàng Sa
- Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền
của Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “Bãi
cát vàng”. Tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần
đảo gồm 37đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc
huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển


rộng khoảng 30.000 km2. Phạm vi quần đảo được giới hạn bằng các đảo, bãi
ở các cực Bắc, Nam, Đông, Tây như sau:
đảo

Vị trí các cực của quần

Cực Bắc: đảo Đá Bắc
Cực Nam: Bãi ngầm Ốc
Tai Voi
Cực Đông: Bãi cạn Gò
Nổi
Cực Tây: đảo Tri Tôn

Vỹ độ Bắc
17o 06' 0"
15o 44' 2"

Kinh độ Đông
111o 30' 8"
112o 14' 1"

16o 49' 7"

112o 53' 4"

15o 47' 2"

111o 11' 8"

- Về khoảng cách đến đất liền, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh

Quảng Ngãi là 135 hải lý, đến huyện đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) tỉnh Quảng Ngãi
123 là hải lý.Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2,
đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5 km2. Quần đảo Hoàng
Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và
một phần tỉnh Quảng Ngãi.
- Hoàng Sa nằm trong vùng "xích đạo từ" có độ sai lệch từ không thay đổi
hoặc thay đổi rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển. Quần đảo này có khí hậu
2


nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giông bão, nhất
là từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Trên một sốđảo có nguồn nước ngọt, cây
cối um tùm, vô số chim và đặc biệt là có nhiều rùa biển sinh sống.
- Nằm phía Đông của Việt Nam, Hoàng Sa án ngự đường hàng hải quốc
tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng
biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong
việc phát triển kinh tế, quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống
chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc Biển
Đông.

b. Quần đảo Trường Sa
- Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý
về phía Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm rải rác
trong phạm vi biển, khoảng từ vĩ tuyến 6030’ Bắc đến 12000’ Bắc và khoảng
từ kinh tuyến 111030’ Đông đến 117020’ Đông. Đảo gần đất liền nhất là đảo
Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lý, cách điểm
3


gần nhất của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 600 hải lý và cách đảo Đài

Loan khoảng 960 hải lý.
- Các đảo của quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo của quần đảo
Hoàng Sa. Độ cao trung bình trên mặt nước khoảng 3 - 5m. Quần đảo Trường
Sa được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn,
Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao
khoảng 4 - 6m lúc thủy triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6 km2).
Ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập,
Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài. Tổng diện tích phần nổi của
tất cả các đảo, đá, cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa chỉ khoảng 3 km2 nhỏ hơn
tổng diện tích của quần đảo Hoàng Sa (10 km2) nhưng lại trải ra trên một
vùng biển rộng gấp hơn nhiều lần quần đảo Hoàng Sa.
- Trên đảo Trường Sa và Song Tử Tây có đài khí tượng ngày đêm theo
dõi và thông báo các số liệu về thời tiết ở vùng biển này cho mạng lưới quan
trắc khí tượng thế giới và trên một số đảo có đèn biển của Tổng Công ty Bảo
đảm hàng hải Việt Nam như đảo Song Tử Tây, đảo An Bang, đảo Đá Tây.
- Trên các đảo có nhiều loại cây xanh như phong ba, phi lao, bàng vuông
và một số loại dây leo cỏ dại. Chất đất trên các đảo của quần đảo Trường Sa
là cát san hô, có lẫn những lớp phân chim lẫn mùn cây có bề dày khoảng 5 10 cm. Một số đảo trong quần đảo có nước ngầm như đảo Song Tử Tây, đảo
Song Tử Đông, đảo Trường Sa. Nguồn lợi hải sản ở quần đảo Trường Sa rất
phong phú, đặc biệt có loại vích là động vật quý hiếm, cá ngừ đại dương có giá
trị kinh tế cao. Không chỉ có trữ lượng tài nguyên khá lớn, đa dạng mà quần
đảo Trường Sa còn có vị trí quân sự chiến lược quan trọng án ngữ phía Đông
Nam nước ta.
- Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông
bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Một số hiện
tượng thời tiết cũng diễn biến khác với trong đất liền. Khí hậu ở quần đảo
Trường Sa có thể chia làm hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng
1 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa trung
bình hàng năm rất lớn vào khoảng hơn 2.500 mm. Hiện tượng dông trên vùng
biển quần đảo này rất phổ biến, có thể nói quanh năm, tháng nào cũng có

dông và là nơi thường có bão lớn đi qua, tập trung vào các tháng mùa mưa.

4


* Về Lịch sử :
- Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được người Việt Nam biết đến từ
rất sớm. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đã được xác định trong
các bản đồ do người Việt Nam hay người phương Tây soạn vẽ từ thế kỷ XVII
với tên gọi Bãi Cát vàng, Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa... Hai quần đảo cũng
được ghi chép trong các cuốn sử của Việt Nam với các sự kiện xảy ra từ thế kỷ
XVI đến thế kỷ XVIII. Sau khi xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp đã tuyên
bố hai quần đảo là lãnh thổ của Đông Dương thuộc Pháp. Khi đất nước bị chia
cắt, Chính phủ Việt Nam cộng hòa quản lý hai quần đảo theo đúng công ước
quốc tế. Sau ngày đất nước thống nhất, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố về
lãnh hải, vùng tiếp giáp, đường cơ sở và khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là
một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
* Về văn học :
- Cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển
Đông” vừa được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam công bố. Sách do
Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
thực hiện, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành, nằm trong chương trình
nghiên cứu chung về biển Đông của hơn 50 cán bộ viện này trong hơn 10 năm
qua.
- Đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội Việt Nam, với bản thảo có độ dày khoảng 3.000 trang. Nhưng để phục vụ
kịp thời công tác nghiên cứu, khai thác và phát huy hiệu quả của đề tài, 46 tư
5



liệu Hán Nôm và 18 bản đồ có giá trị, được lựa chọn và in trong cuốn sách với
độ dày 500 trang. Các tư liệu và hình ảnh bản đồ được thu thập từ kho tư liệu
của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và sưu tầm từ các địa phương. GS.TS Nguyễn
Xuân Thắng khẳng định trong đó có nhiều tư liệu gốc lần đầu tiên được công
bố qua cuốn sách. Đặc biệt, cuốn sách không chỉ đề cập tới chủ quyền của Việt
Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà còn cả chủ quyền với các
vùng khác thuộc biển Đông, cũng nằm trong vùng tranh chấp với Trung Quốc.
- Là người tham gia biên soạn cuốn sách, PGS Trịnh Khắc Mạnh,
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam, chia sẻ: “Trong quá trình sưu tầm các tư liệu, bước đầu
chúng tôi đã tiến hành sưu tầm tư liệu Hán Nôm về chủ quyền Việt Nam đối
với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các cùng biển của Việt Nam ở biển
Đông, gồm các loại văn bản như bản đồ, địa chí, lịch sử, văn bản hành chính,
tạp văn, cùng nhiều loại tài liệu khác. Trong đó, có các tập bản đồ đáng chú ý
là “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” được soạn vẽ vào năm 1686, hay “Thiên hạ
bản đồ”, “Thiên Nam lộ đồ” có những ghi chép quan trọng về Bãi Cát Vàng tức
Hoàng
Sa.
- Các bộ sử, địa chí, hội điển cũng được giới thiệu trong cuốn sách như
“Đại Việt sử ký tục biên” do chúa Trịnh Sâm sai biên soạn vào năm 1775; “Phủ
biên tạp lục” do Lê Quý Đôn soạn và viết tự năm 1776; bộ “Đại Nam nhất
thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1882… cho tới các
tập châu bản triều Nguyễn. Các loại tư liệu này đều minh chứng, Nhà nước đã
phái người ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ mang về
trình tấu triều đình và đặt đội hải thuyền mang tên Hoàng Sa, Bắc Hải thực
hiện những chuyến ra khơi để quản lý biển đảo.
- Ngoài ra, cuốn sách còn bao gồm các tập thơ văn, tạp văn viết về hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là những ghi chép của các nhà thơ, nhà văn
trong những chuyến công cán về hiện trạng lịch sử địa lý lúc bấy giờ, điển

hình là tập thơ “Đông hành thi thuyết” của Lý Văn Phức. Đồng thời, trong sách
còn có những ghi chép từ cuốn “Khải đồng thuyết ước” do Phạm Vọng và Ngô
Thế Vinh nhuận sắc. Đây là cuốn sách giáo khoa dạy các kiến thức về xã hội,
địa lý, đề cập tới bản đồ ghi Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Điều đó cho thấy Nhà
nước phong kiến Việt Nam đã luôn quan tâm đến việc giáo dục ý thức coi
trọng chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở biển Đông
cho những thế hệ người Việt Nam. Dự kiến, những tư liệu, bản đồ trong cuốn
sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông” sẽ sớm
được đưa vào sách giáo khoa, trong chương trình giảng dạy của giáo viên, để
6


tuyên truyền nhận thức một cách sâu rộng hơn tới các thế hệ học sinh Việt
Nam về vấn đề chủ quyền biển đảo.
4+5. Giải pháp giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải
quyết tình huống
- Trong thời đại ngày nay, sự phát triển khoa học và công nghệ cho phép
con người mở rộng khả năng khai thác tài nguyên biển vượt qua các giới hạn
về độ sâu và tiến tới khả năng sống ở môi trường biển. Trước sức ép ngày
càng tăng về dân số và cạn kiệt dần tài nguyên trên đất liền, tiến ra biển và
bảo vệ chủ quyền, tài nguyên biển trở thành một chiến lược lâu dài của nhiều
nước trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia ven biển, có những lợi thế về vị
trí địa lý tự nhiên và tiềm năng kinh tế, nên tiến ra biển, khai thác và bảo vệ
vững chắc toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có chủ quyền các vùng biển, đảo là một
nhiệm vụ chiến lược.
Lịch sử dân tộc ta còn ghi lại bao lời tuyên bố vang vọng mãi với non
sông đất nước, thấm sâu trong tâm trí con người Việt Nam như lời thề non
nước; trong đó, có lời căn dặn của Bác Hồ khi về thăm Bộ đội Hải quân năm
1961: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển.

Biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Lịch sử dân tộc cũng chứng
tỏ rằng, Việt Nam tuy là nước nhỏ (xét cả về lãnh thổ, dân số, tiềm lực kinh tế
và quân sự so với nhiều nước đã từng xâm lược nước ta), nhưng vẫn có thể
tạo nên sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Đó là
chiến lược: “Dĩ đoạn chế trường” (lấy ngắn chế dài) của Trần Quốc Tuấn; “Dĩ
nhược chế cường, dĩ quá địch chúng” (lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều),
“Dĩ đại nghĩa nhi hung tàn, dĩ chi nhân nhi địch cường bạo” (lấy đại nghĩa mà
thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo) theo lời Nguyễn Trãi. Đặc
biệt, để tạo nên sức mạnh to lớn trong cuộc kháng chiến 30 năm (1945 1975) của nhân dân ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chúng
ta đã biết khai thác và phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc kết
hợp với sức mạnh của thời đại để đánh thắng kẻ thù.
- Ngày nay, bối cảnh thế giới, khu vực và tình hình trong nước đã đổi
thay so với những thời kỳ trước, song truyền thống giữ nước cùng bài học
chống ngoại xâm của ông cha vẫn giữ nguyên giá trị. Đảng và Nhà nước ta
luôn khẳng định: chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có các vùng biển, đảo
là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có
đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các
vùng biển và hải đảo của mình.
7


- Gần đây, tình hình Biển Đông xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, nhạy
cảm, liên quan đến nhiều nước, đe dọa đến chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán của nước ta. Ngư dân nước ta khi ra khơi xa đánh bắt hải sản
luôn phập phồng, lo âu bị nước ngoài bắt giữ, chiếm đoạt tài sản, phạt tiền,
nhất là trên các vùng biển giáp ranh với các nước khác. Hoạt động thăm dò và
khai thác dầu khí, một trong những hoạt động kinh tế mũi nhọn trong vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, thuộc chủ quyền nước ta, được
luật pháp quốc tế thừa nhận, cũng có lúc bị nước ngoài ngăn chặn, xâm hại.
Vấn đề đáng quan ngại là, lợi dụng những vấn đề mới phát sinh ở Biển Đông,

các lực lượng cơ hội, phản động ở trong và ngoài nước ra sức xuyên tạc, nói
xấu, phá hoại công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước và đường lối đối ngoại của
Đảng, Nhà nước ta. Trước tình hình đó, chúng ta phải phối hợp và tiến hành
đồng bộ các biện pháp để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Dưới
đây, chúng tôi xin tập trung vào mấy biện pháp chủ yếu:
1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về biển, đảo.
- Vừa qua, sau khi nước ngoài có những hành động gây hấn, xâm phạm
chủ quyền của Việt Nam ở ngay trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế
thì công tác tuyên truyền biển, đảo đã được đẩy mạnh hơn, báo chí nói nhiều,
nói rõ ràng, cụ thể, nói đúng bản chất vấn đề về tranh chấp trên Biển Đông.
Phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam theo đường ngoại giao, cùng tiếng nói rất
đúng, kịp thời, cần thiết, không né tránh một số vấn đề mà trước đây thường
cho là nhạy cảm của các nhà khoa học, sử học, luật sư và báo chí trong nước
đã nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân; đồng thời, qua
đó các cơ quan báo chí, thông tấn lớn trên thế giới đưa tin nhiều về vấn đề
này khiến dư luận quốc tế hiểu hơn về cơ sở pháp lý, lịch sử, lập trường của
Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Điều đáng mừng là,
qua thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và nước ngoài, nhiều chính
khách, học giả trên thế giới, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ
lập trường chính nghĩa, lẽ phải của Việt Nam.
- Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, công tác tuyên truyền về
biển, đảo cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa
phương và các phương tiện thông tin đại chúng, dưới sự chỉ đạo tập trung,
thống nhất từ cơ quan chức năng Trung ương. Đặc biệt, cần cung cấp thông
tin kịp thời, minh bạch, chính xác để mọi người dân trong nước, người Việt
Nam ở nước ngoài và nhân dân thế giới hiểu cơ sở pháp lý, cơ sở lịch sử và sự
chiếm hữu thực tế của Việt Nam trên các vùng biển, đảo; biết quan điểm, lập
trường của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên
8



Biển Đông; từ đó, xây dựng niềm tin, ý chí quyết tâm của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững
chắc chủ quyền biển, đảo và các hoạt động kinh tế biển. Hiện nay, ủy ban Biên
giới quốc gia đã có Trang thông tin điện tử, phổ biến và cung cấp thông tin
chính xác cho công chúng và báo chí trong và ngoài nước. Nhưng, mới có nội
dung thông tin bằng tiếng Việt và lượng thông tin vẫn còn ít, chưa cập nhật
thường xuyên, liên tục; còn thiếu nhiều thông tin, tư liệu cần thiết cũng như
các công trình nghiên cứu liên quan đến Biển Đông. Sắp tới, Trang thông tin
này nên có thêm bản tiếng Anh để phổ biến rộng rãi tới cộng đồng quốc tế.
Việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cần thường xuyên
hơn, nên có nhiều bài xã luận, bình luận ở nhiều cấp độ khác nhau thể hiện rõ
quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước, có những kiến nghị và giải pháp
để định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Cùng với đó, cần
kết hợp công tác tuyên truyền về biển, đảo với công tác giáo dục pháp luật,
làm cho ngư dân hiểu rõ các quy định trong pháp luật nước ta và pháp luật
quốc tế về biển, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
(UNCLOS), để từ đó, không chỉ chấp hành nghiêm các quy định mà còn kịp
thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của tàu, thuyền nước ngoài ở
vùng biển Việt Nam. Chúng ta cũng cần sớm đưa các nội dung về chủ quyền
biên giới và lãnh thổ, biển đảo vào trong sách giáo khoa ở các cấp phổ thông
và đại học; in và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Việt Nam và quốc tế
các bản đồ mới về đường biên giới trên bộ và các vùng biển, đảo thuộc chủ
quyền của Việt Nam. Các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu cần đẩy mạnh
công tác nghiên cứu khoa học về Biển Đông, chú trọng vào các đề tài khẳng
định vững chắc chủ quyền của chúng ta, cả về mặt pháp lý, cơ sở lịch sử và
truyền thống giữ biển của ông cha qua các thời kỳ.
2. Kiên trì giải quyết tranh chấp biển, đảo bằng biện pháp hòa bình, trên
cơ sở luật pháp quốc tế.
- Là thành viên của Hiến chương Liên hợp quốc, của UNCLOS cũng như

Tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC), Việt Nam luôn tuân
thủ các quy định của luật pháp quốc tế, kiên trì con đường giải quyết các vấn
đề phát sinh bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn
nhau; trong đó, biện pháp chủ yếu là thông qua đàm phán, thương lượng,
nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của tất
cả các bên liên quan, vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, vì
hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế. Theo tinh thần đó, những vấn đề còn
đang bất đồng, tranh chấp song phương thì giải quyết theo hướng song
9


phương; còn những vấn đề tranh chấp liên quan đến nhiều bên thì giải quyết
đa phương và phải hết sức công khai, minh bạch giữa các nước liên quan.
Trong khi kiên trì phấn đấu tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài, chúng ta
yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có hoạt động làm phức tạp thêm
tình hình, duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không sử dụng vũ
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh chấp bằng
các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế,
UNCLOS và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường nỗ lực xây dựng
lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội
phạm; cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện DOC, hướng tới xây dựng Bộ Quy
tắc ứng xử (COC) để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu
nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh
chung của khu vực và trên toàn thế giới. Tại các vùng biển không phải là khu
vực tranh chấp, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc
gia ven biển, chúng ta có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với
quy định của UNCLOS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nước ta. Bởi,
theo Điều 73 của UNCLOS quy định “quốc gia ven biển có thể thi hành mọi
biện pháp cần thiết kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp
để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo

đúng Công ước”.
- Trước tham vọng kiểm soát phần lớn Biển Đông của nước ngoài, chúng
ta cần có những biện pháp thích đáng ở các cấp độ khác nhau: song phương,
khu vực và toàn cầu. Một mặt, kiên trì theo đuổi các biện pháp hòa bình, phù
hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS; mặt khác, coi trọng sử dụng hiệu
quả cơ chế toàn cầu và khu vực, thông qua các diễn đàn của Liên hợp quốc và
ASEAN để các tổ chức này có tiếng nói, thể hiện rõ quan điểm đối với hành vi
vi phạm chủ quyền của một quốc gia thành viên.
- Trong khi nỗ lực xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông bằng biện pháp
hòa bình, cần kiên trì đấu tranh bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình,
song tránh gây phương hại cho yêu cầu giữ vững môi trường quốc tế thuận
lợi để phát triển; không để các thế lực phản động tìm cách lợi dụng, công kích,
chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, chia rẽ quan hệ giữa
nước ta và các nước liên quan.
3. Tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh.
- Trong bối cảnh bất ổn trên các vùng biển của Tổ quốc hiện nay, việc tập
trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo và các hoạt động
kinh tế biển, nhất là Hải quân nhân dân Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam,
10


- Bộ đội Biên phòng, dân quân tự vệ biển và lực lượng Kiểm ngư vững
mạnh, đủ sức hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao là một yêu cầu
bức thiết. Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng chuyên trách hoạt động
trên biển - giữ vai trò nòng cốt và gánh vác trách nhiệm nặng nề trong thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ các vùng biển, đảo của Tổ quốc, cần được ưu tiên đầu tư
xây dựng theo hướng hiện đại và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, đặc biệt là
các lực lượng thường xuyên tuần tra trên biển và chốt giữ các đảo ở khơi xa.
Cần phấn đấu để trong tương lai gần, Hải quân ta có đủ các lực lượng: tàu
mặt nước, tàu ngầm, Không quân Hải quân, Hải quân đánh bộ và pháo - tên

lửa bờ biển..., đủ khả năng bảo vệ chủ quyền, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ nhân
dân ta lao động sản xuất trên biển, sẵn sàng ngăn ngừa và đánh thắng mọi kẻ
thù xâm lược từ hướng biển. Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên
trách quản lý, duy trì thực thi pháp luật trên các vùng biển của Tổ quốc cần
được tiếp tục củng cố, hoàn thiện về tổ chức biên chế, tăng cường trang bị
hiện đại, bảo đảm đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trước mắt và đáp ứng cho sự
phát triển trong tương lai. Lực lượng Bộ đội Biên phòng cần được đầu tư bảo
đảm đủ trang bị kỹ thuật, phương tiện khí tài, phương tiện cơ động..., đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, cứu hộ - cứu nạn, chống buôn lậu và
các tệ nạn xã hội trên vùng biển được phân công. Xây dựng lực lượng dân
quân tự vệ biển theo phương châm “rộng khắp”, ở đâu có tàu, thuyền hoạt
động trên biển, có dân định cư ở ven biển và trên đảo, ở đó có dân quân tự vệ;
lấy các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã làm nòng cốt; tổ chức biên chế phù
hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của từng địa phương, bảo đảm tạo thành 3 tuyến:
ven bờ, lộng, khơi; coi trọng xây dựng lực lượng hoạt động trên biển, bảo đảm
sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Kiểm ngư là lực lượng cần sớm
được xây dựng, đi vào hoạt động trong thời gian tới, với các đội tàu được
trang bị hiện đại từ cấp Trung ương đến các vùng, các chi cục thuộc 28 tỉnh
(thành phố) ven biển. Đây là lực lượng kiểm soát dân sự của Việt Nam, có đầy
đủ thẩm quyền để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm của tàu cá nước
ngoài; hỗ trợ ngư dân, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia ở
các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
- Thông qua những hiểu biết và nhiệm vụ cần có của mỗi người dân đất
Việt về quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc,
chúng ta càng thêm thấu hiểu sâu sắc về chủ quyền và lãnh thổ của đất nước.
Cũng chính từ những hiểu biết ấy, bản thân mỗi chúng ta - những thế hệ trẻ,
những chủ nhân tương lai của đất nước đã phần nào có thêm tình yêu dành
11



cho biển đảo quê hương và cả tấm lòng biết ơn, tự hào sâu sắc về những gì
mà cha ông ta đã đem lại cho Tổ quốc. Không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta còn
bày tỏ tấm lòng biết ơn chân thành nhất đối với những người lính đang ngày
đêm canh gác nơi đảo xa, bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc. Các anh sẽ mãi
là niềm tự hào của quê hương, của dân tộc Việt Nam thân yêu này !
- Đối với mỗi chúng ta một cuộc đời là để làm biết bao nhiêu điều, để học
tập, vui chơi, phấn đấu cho sự nghiệp, cho tình yêu, cho gia đình và cho nhiều
điều hơn thế nữa. Nhưng đối với những người chiến sĩ nơi biển đảo, cuộc đời
là để sống và bảo vệ thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Sống là để phục vụ
hết mình cho Tổ quốc thân yêu, những mất mát của các anh đôi khi chúng ta
không thể nói bằng lời. Dân tộc Việt Nam anh hùng là thế đó, đất nước chúng
ta luôn có những người con “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”.
- Gần đây chúng ta nghe nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại
chúng về tình hình rối ren, tranh chấp trên biển đảo. Giới trẻ chúng ta đôi khi
chỉ biết ngắm nhìn cái đẹp của biển mà lãng quên đi trách nhiệm giữ gìn, bảo
vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Nhưng không! tôi tin rằng thế hệ lớp trẻ
chúng tôi, những con người Việt Nam ưa chuộng hòa bình sẽ biết hóa tình yêu
thành sức mạnh, gieo hành động bằng chính phần công sức dù nhỏ bé của
mình, một khi cuộc đấu tranh ấy đến gần hơn, biển đảo cần chúng ta hơn thì
sức mạnh của "một dân tộc gan góc" ắt sẽ làm nên lịch sử.
Trước tình hình Tổ quốc như hiện nay, chúng ta hãy trở thành một tuyên
truyền viên giúp mọi người cùng hiểu, cùng nhau giữ gìn hải đảo biên cương
của Tổ quốc. Những thanh niên trẻ hăm hở cống hiến nhiệt tình và sáng tạo,
góp phần để Việt Nam trở thành quốc gia “mạnh về biển - giàu lên từ biển”.
Bản thân mỗi chúng ta cần đóng góp sức mình bằng những việc làm cụ thể
vào công cuộc xây dựng biển đảo quê hương. Hãy biến yêu thương thành
hành động, quan trọng hơn phải biết bình tĩnh, thận trọng trong suy nghĩ và
hành động; hãy cùng nhau tham gia tích cực những cuộc vận động Góp đá xây
Trường Sa, Vì biển đảo thân yêu, Triệu trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc,

Em yêu biển đảo Việt Nam, Vì biển xanh quê hương…
-“Hỡi các anh những linh hồn không tuổi, hỡi các mẹ các chị các em máu
đã thấm vào lòng đất Việt, để ngàn năm còn mãi tự hào…Xin dâng hương
những linh hồn bất tử, như tượng đài sừng sững giữa phong ba, để đời sau
còn nghiêng mình cuối đầu trước những chiến công làm rạng rỡ Việt Nam”
(Linh thiêng Việt Nam)

12


Vâng có thể còn những âu lo, còn những khó khăn, thách thức nhưng tình
yêu, niềm tự hào và nỗi lo sẽ hóa sức mạnh khi mỗi người chúng ta sẵn sàng
hành động với những việc làm thiết thực xuất phát từ tình yêu quê hương,
lòng tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước. Tôi,
bạn và tất cả chúng ta hãy cùng bắt đầu hành trình vì biển đảo quê hương, vì
đất nước Việt Nam thân yêu này, bạn nhé !
- Trên đây là một số học hỏi của bản thân tôi về quần đảo Hoàng Sa Trường Sa và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Tôi mong rằng những hiểu
biết trên sẽ giúp các bạn phần nào hiểu hơn về quần đảo Hoàng Sa - Trường
Sa và chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Thông qua đó, chúng ta hãy cùng
nhau bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng phát triển được sánh ngang với
các cường quốc năm châu như điều mà Bác Hồ hằng mong mỏi, bạn nhé ! Và
điều đó sẽ được tất cả chúng ta - mọi công dân của đất Việt thực hiện bằng
những việc làm và hành động cụ thể với một tình yêu đất nước thiết tha, sâu
sắc, với " một trái tim ấm nóng và cái đầu tỉnh táo."
---------- Hết  ----------

13




×