Bài: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
(NGỮ VĂN 8)
GIAI ĐOẠN I. XÁC ĐỊNH VÀ TÌM HIỂU VẤN ĐỀ
Bước 1. Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề (bằng cách kể một câu chuyện, thuật
lại một sự kiện, nêu một bài toán, xem một đoạn video …):
Hiện nay hầu như ở bất kỳ nơi nào cũng có bản khuyến cáo hoặc lời đề nghị: “Cấm
hút thuốc lá”. Thế nhưng hằng ngày vẫn nhan nhãn những người không làm đúng như
thế: Ở nhà sau bữa cơm, bố thường ngồi hút thuốc lá xem ti vi; trong quán café, nhiều
người tụ tập tán chuyện với điếu thuốc lá phì phèo trên môi; rồi đến trường có những
bạn trốn vào nhà vệ sinh để hút thuốc lá; …
- Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”?
- Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này?
Bước 2. Đặt câu hỏi (=> làm sáng tỏ vấn đề):
2.1. Yếu tố đã biết:
- nơi nào cũng có bản khuyến cáo hoặc lời đề nghị: “Cấm hút thuốc lá”;
- nhan nhãn những người hút thuốc lá …
2.2. Yếu tố chưa biết:
- vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”?
- làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này?
Bước 3. Đề xuất các ý tưởng, giả thuyết (phân chia lớp học thành các nhóm, cử nhóm
trưởng => HS thảo luận nhóm để đưa ra các ý tưởng và giả thuyết về vấn đề):
a) Phải “Cấm hút thuốc lá”, bởi vì thuốc lá:
+ có hại cho sức khỏe bản thân và người chung quanh;
+ tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến công việc;
+ ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, xả tàn thuốc, bao thuốc);
+ trong thuốc lá có độc tố nicotin;
+ miệng và hơi thở của người hút thuốc rất hôi, gây khó chịu cho người khác;
+ xã hội ngày càng văn minh thì càng không nênhút thuốc lá;
+ nội quy nhà trường không cho phép HS hút thuốc lá;
+ người lịch sự là người không hút thuốc lá;
+ xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá” , v.v …
b) Để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này, cần phải:
+ nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
+ cấm sản xuất, buôn bán thuốc lá;
+ phạt nặng những người hút thuốc lá;
+ tập trung người nghiện thuốc lá vào các trại cai nghiện;
+ tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá,
v.v…
Bước 4. Xác định các kiến thức cần cho việc giải quyết vấn đề (liệt kê các nội dung
kiến thức cần có để kiểm chứng).
+ có hại cho sức khỏe bản thân và người chung quanh;
+ tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến công việc;
+ ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, xả tàn thuốc, bao thuốc);
+ trong thuốc lá có độc tố nicotin;
+ miệng và hơi thở của người hút thuốc rất hôi, gây khó chịu cho người khác;
+ xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá”;
+ nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
+ tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá.
=> (14 ý tưởng, giả thuyết đề xuất -> 08 kiến thức cần có để kiểm chứng)
Bước 5. Liệt kê những kiến thức chưa biết (GV xem xét danh mục các nội dung kiến
thức cần có để giải quyết vấn đề, đề xuất các kiến thức mới cần nghiên cứu):
- đặc điểm của thuốc lá;
- thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội;
- Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá.
GIAI ĐOẠN II.
TỰ TÌM HIỂU CÁC KIẾN THỨC CÓ LIÊN QUAN
Bước 1. Định hướng nguồn thông tin (chủ yếu là SGK, sách tham khảo; tham khảo
tài liệu và thông tin trên Internet; tham vấn chuyên gia, đương sự liên quan):
- SGK Ngữ văn 8, tập 1: bài Ôn dịch, thuốc lá.
- Tài liệu tham khảo: những bài viết về tác hại của thuốc lá; tâm sự của người nghiện
thuốc lá; các tranh ảnh, pano, khẩu hiệu cổ động phong trào phòng chống thuốc lá, …
Bước 2. Tự nghiên cứu (nội dung nghiên cứu có thể được tách thành từng chủ đề nhỏ,
phân công theo khả năng của các thành viên trong nhóm).
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 9 em. Nhóm trưởng phân công nghiên cứu từng
chủ đề nhỏ cho các thành viên:
+ Bạn A, B, C: đặc điểm của thuốc lá;
+ Bạn D, Đ, E: thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội;
+ Bạn G, H, I: Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá.
GIAI ĐOẠN III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Bước 1. Hệ thống hóa kiến thức mới nhận được (thành viên trong nhóm trình bày,
thảo luận, chia sẻ về từng chủ đề nhỏ đã nghiên cứu => tất cả các thành viên trong
nhóm đều hiểu được chủ đề và biết được ý nghĩa của nó trong việc kiểm chứng các ý
tưởng, giả thuyết).
+ Bạn A trình bày “đặc điểm của thuốc lá” , bạn B, C bổ sung (nếu có);
+ Bạn D trình bày “thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã
hội”, bạn Đ, E bổ sung (nếu có);
+ Bạn G trình bày về “Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá”, bạn H, I bổ sung
(nếu có).
Bước 2. Đánh giá ý tưởng, giả thuyết (xem xét, kiểm chứng về tính đúng đắn của
từng ý tưởng, giả thuyết => vấn đề được giải quyết trên cơ sở hệ thống kiến thức mới
và sự suy luận có lôgic).
a) Phải “Cấm hút thuốc lá”, bởi vì thuốc lá:
+ có hại cho sức khỏe bản thân và người chung quanh;
+ tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến công việc;
+ ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, xả tàn thuốc, bao thuốc);
+ trong thuốc lá có độc tố nicotin;
+ miệng và hơi thở của người hút thuốc rất hôi, gây khó chịu cho người khác;
+ xã hội ngày càng văn minh thì càng không nên hút thuốc lá;
+ nội quy nhà trường không cho phép HS hút thuốc lá;
+ người lịch sự là người không hút thuốc lá;
+ xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá”.
b) Để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này, cần phải:
+ nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
+ cấm sản xuất, buôn bán thuốc lá;(=> từng bước hạn chế)
+ phạt nặng những người hút thuốc lá; (=> hiện nay chưa khả thi)
+ tập trung người nghiện thuốc lá vào các trại cai nghiện;(=> cai nghiện tại nhà, giúp
đỡ, thuyết phục).
+ tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá,
v.v…
GIAI ĐOẠN 4. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
Bước 1. Viết báo cáo kết luận hay tạo sản phẩm (báo cáo có 3 phần: đặt vấn đề, giải
quyết vấn đề, kết luận; tạo sản phẩm, giải pháp … về vấn đề).
* GV nêu lại vấn đề: - Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”?
- Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này?
+ Cách 1: Lớp có 4 nhóm; mỗi nhóm cử một đại diện báo cáo trước lớp về chủ đề đã
nghiên cứu -> lớp nhận xét, điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).
+ Cách 2: Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp một nội dung khác nhau (nhóm 1:
đặc điểm của thuốc lá; nhóm 2: thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh,
cho xã hội; nhóm 3: khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá; nhóm 4: chung cả 3
chủ đề) => lớp nhận xét, điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).
Bước 2. Thể chế hóa kiến thức đã học (xem xét lại các kiến thức liên quan tới môn
học đã lĩnh hội được thông qua giải quyết vấn đề => đáp ứng mục tiêu môn học đã đề
ra).
- GV và HS chốt lại các kiến thức, kỹ năng theo định hướng nêu trong mục ghi nhớ
của SGK.
I- Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học
1. Mục đích của Cuộc thi
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải
quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của học
sinh;
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực
tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành";
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo
dục.
2. Đối tượng dự thi
Học sinh trung học cơ sở THCS).
3. Sản phẩm dự thi
Sản phẩm dự thi là một bài viết (chưa đăng báo hay in sách) của 01 học sinh hoặc
nhóm không quá 03 học sinh dài không quá 3000 từ (không quá 8 trang). Cấu trúc của
bài viết dự thi được mô tả ở Phụ lục I kèm theo.
4. Tổ chức Cuộc thi
- Các trường THCS phát động Cuộc thi trong toàn thể học sinh của trường.
- Học sinh (hoặc nhóm học sinh) dự thi trên tinh thần tự nguyện; mỗi học sinh
được tham gia không quá 02 bài dự thi.
- Các trường THCS nhận bài dự thi của học sinh, tiến hành chấm sơ khảo chọn
bài dự thi có chất lương tốt gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo chậm nhất vào ngày
15/01/2013.
5. Tiêu chí chấm thi
- Tình huống đặt ra mang tính thực tiễn; có thể được giải quyết bằng kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm của học sinh dự thi.
- Bài viết xác định rõ vấn đề, mục tiêu cần giải quyết; nêu bật được vai trò, ý
nghĩa của việc giải quyết tình huống;
- Bài viết thể hiện được tính sáng tạo, sự khéo léo trong việc vận dụng, kết hợp những
kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để giải quyết tình huống.
Phụ lục I
Cấu trúc bài viết dự thi
Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
A/ Trang bìa
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Trường
- Địa chỉ:
- Điện thoại:
- Email:
- Họ và tên học sinh (hoặc nhóm học sinh):
1
2
3
B/ Các trang tiếp theo
1. Tên tình huống
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
4. Giải pháp giải quyết tình huống
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Mô tả quá trình thực hiện, các tư liệu được sử dụng, các ứng dụng CNTT trong
việc giải quyết tình huống
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Mô tả ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với
thực tiễn học tập và thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội./.