Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua đổi mới quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.21 KB, 18 trang )

1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận
1.1. Về mặt khoa học
Giáo dục và đào tạo là động lực cho sự phát triển khoa học và công nghệ,
phát triển kinh tế đất nước. Có thể khẳng định rằng không có giáo dục thì không có
bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với nền kinh tế -văn hóa của đất
nước. Cở sở vật chất, thiết bị dạy học (CSVC, TBDH) được xem như một trong
những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
1.2. Yêu cầu về chủ trương, chính sách
Trong chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2011-2020 Quốc hội đã thông
qua, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt là: “Phải đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Để đáp ứng được vai trò nhiệm vụ
quan trọng đó, giáo dục cần phải có bước chuyển biến mạnh mẽ, phải đổi mới,
trước hết là đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội
dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy và học.
Năm học 2016-2017 là năm học thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết số 2NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; năm
học: “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục”. Là một cán
bộ quản lý tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, rất đồng tình và ủng hộ câu khẩu
hiệu trên của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Theo tôi một ngôi trường muốn đổi mới quản
lý để nâng cao chất lượng giáo dục thì sản phẩm cuối cùng đó là:
- Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cao, số lượng học sinh đỗ vào các trường Đại học
và Cao đẳng nhiều, có nhiều học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi chọn học
sinh giỏi cấp tỉnh cho tất cả các môn và lượng học sinh yếu kém giảm.
- Trường học không có tệ nạn xã hội và không ai vi phạm pháp luật.

2



- Hội đồng giáo dục nhà trường là một tập thể đoàn kết. Mỗi giáo viên phải
có trách nhiệm với công việc được giao. Lãnh đạo nhà trường phải biết lắng nghe,
chia sẻ mọi khó khăn với giáo viên.
Tầm quan trọng của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục nói
chung và ở trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng được khẳng đinh từ: Văn
kiện Đại Hội Đảng toàn quốc đến các văn bản của Quốc hội, Chính phủ và Bộ giáo
dục như: Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD ĐT về quy chế công nhận trường
chuẩn, Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD ĐT ban hành điều lệ trường phổ thông;
Công văn số 4381/BGD ĐT-CSVC, ngày 6/7/2011… Đã khẳng định cơ sở vật chất
và thiết bị dạy học là phương tiện lao động của các nhà giáo và học sinh, là trong
các điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học. Vì vậy cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học, góp một phần cho định hướng phát triển nền giáo dục nước nhà theo hướng
đổi mới căn bản và toàn diện.
1.3.Về mặt thực tiễn
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của trường THPT Tĩnh Gia 4 chưa thực sự
đảm bảo được yêu cầu dạy và học của nhà trường trong thời kỳ công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước. Kĩ năng sử dụng, công tác bảo quản cơ sở vật chất và thiết
bị dạy học của giáo viên-học sinh còn nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả giáo dục
chưa cao, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới công tác quản lý CSVC, TBDH.
Đó cũng là lý do mà tôi chọn chủ đề của tiểu luận, đó là: "Nâng cao chất lượng
dạy và học ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua đổi mới quản lý cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học”
2. Thực trạng quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường
THPT Tĩnh Gia 4
2.1 Đặc điểm tình hình của nhà trường
Trường THPT Tĩnh Gia 4, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa được thành lập
năm 2004, trước đây là trường THPT Bán công số 2 huyện Tĩnh Gia, được chuyển
3



đổi sang mô hình trường THPT công lập từ năm 2010 theo quyết định của UBND
tỉnh Thanh Hóa.
Năm học 2016-2017, nhà trường có 24 lớp với 978 học sinh, đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên có 69 người, trong đó: cán bộ quản lý 03 người, giáo viên 59
người, nhân viên 07 người.
Trường được đóng trên địa bàn xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (xã
bãi ngang), cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, các trang thiết bị dạy học thiếu và hư
hỏng nhiều, nhiều trang thiết bị còn lạc hậu, chưa đáp ứng được chương trình đổi
mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học.
Đội ngũ giáo viên phần lớn còn thiếu kinh nghiệm trong việc khai thác và sử
dụng CSVC, TBDH, đặc biệt là kỹ năng sử dụng TBDH. Nhà trường chưa có cán
bộ chuyên trách và nghiệp vụ về công tác thiết bị thí nghiệm và đào tạo đúng
chuyên môn quản lý thiết bị.
Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn trên, tập thể hội đồng sư phạm nhà
trường và học sinh luôn cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáo dục, nhiều năm
đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp tỉnh, tạo được lòng tin của nhân dân và chính
quyền địa phương, tạo được sự tin tưởng và quan tâm của Sở giáo dục và đào tạo,
vì thế CSVC, TBDH đang từng bước được củng cố và bổ sung.
2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường
THPT Tĩnh Gia 4
Năm học 2015-2016 nhà trường tiếp tục tăng cường công tác quản lý và sử
dụng CSVC, TBDH. Nhà trường được sự ủng hộ của hội phụ huynh học sinh,
được sự quan tâm của sở giáo dục đào tạo và UBND tỉnh Thanh Hóa, do đó đã
mua sắm và trang bị được một số lượng TBDH đáng kể, song so với nhu cầu phát
triển của nhà trường chuẩn bị xây dựng thành trường chuẩn quốc gia cấp độ 1 thì
còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, đặc biệt là vấn đề quản lý sử dụng chưa thật hiệu
quả, cần nỗ lực hơn nữa trong quản lý, sử dụng và bảo quản, tăng cường mua sắm
và bổ sung CSVC, TBDH để đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia.
4



2.2.1. Bảng thống kê cơ sở vật chất, thiết bị dạy học năm học 2016-2017

TT

Danh mục

Đơn vị
Số lượng

m2

Cần bổ

Ghi

sung

chú

I. CƠ SỞ VẬT CHẤT
1

Tổng diện tích toàn

01

26000

4000


trường

2

Phòng học

35

2187,5

0

3

Phòng tin học

01

62,5

125

Phòng học bộ

01

54

01


54

01

54

4

5

6

môn vật lí
Phòng học bộ
môn hóa học
Phòng học bộ
môn sinh học

7

Thư viện

01

54

8

Phòng thiết bị


01

54

Phòng giám

03

96

01

24

01

96

01

24

01

24

01

24


9

10
11
12

13
14

hiệu
Phòng họp
giao ban
Phòng họp HĐ
Phòng văn
thư lưu trữ
Phòng công
đoàn
Phòng đoàn

5


thanh niên
Phòng truyền

15

48


thống
Phòng sinh

16

0

01

24

01

24

01

24

01

24

02

80

02

90


0

0

62,5

01

62,5

125

hoạt CM tổ Văn,
Sử, Địa
Phòng

17

sinh

hoạt CM tổ Lý,
Hóa, Sinh, CN
Phòng

18

sinh

hoạt chuyên môn tổ

Toán, Tin
Phòng

19

hoạt

sinh

CM

tổ

TDQP,NN, GDCD
20

21

22

23

24

25

Nhà vệ sinh
dành cho GV
Nhà vệ sinh
dành cho HS

Phòng học
môn công nghệ
Phòng học
ngoại ngữ
Phòng truyền

0

62,5

0

24

thống
Kho để hóa
chất
6


26

Nhà bảo vệ

02

30

27


Phòng y tế

01

24

Diện tích sân

01

1500

28

500

chơi bãi tập

29

Nhà để xe

03

600

30

Nhà công vụ


01

144

II.THIẾT BỊ

sung

chú

1

Bàn ghế HS

Bộ

710

0

2

Sách GK

Quyển

1250

500


3

Sách GV

Quyển

250

50

Quyển

560

Quyển

252

Bộ

60

60

Chiếc

04

02


10

5

6

7

Sách tham

Số lượng

bổ Ghi

Danh mục

4

Đơn vị

Cần

TT

khảo
Tạp chí, các loại
sách khác
Máy tính để
bàn
Máy tính xách

tay

8

Máy chiếu

Chiếc

15

10

Ti vi

Chiếc

03

11

Âm li

Chiếc

02

12

Loa nén


Chiếc

02

13

Đầu DVD

Chiếc

01

14

Máy phô tô

Chiếc

01

01

01

7


15

Bàn ghế văn


Bộ

24

phòng

2.2.2. Công tác kiểm kê tài sản, lập kế hoạch xây dựng, mua sắm cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học
- Nhà trường quyết định thành lập Ban kiểm kê tài sản ngày từ cuối năm 2014
gồm các thành phần: Ban giám hiệu, Kế toán, chủ tịch Công đoàn, Thanh tra nhân
dân, các cán bộ thiết bị, cán bộ thư viện và một số giáo viên am hiểu về thiết bị dạy
học.
- Ban kiểm kê chịu trách nhiệm kiểm kê số lượng tài sản theo từng chủng
loại, đối chiếu với sổ sách kế toán; đồng thời đánh giá chất lượng còn lại của tài
sản.
- Đối với những tài sản chưa có giá, Ban kiểm kê căn cứ giá trên thị trường
tự áp giá để làm căn cứ ghi giá trị tài sản vào hệ thống sổ sách kế toán của đơn vị.
- Đối với những tài sản hư hỏng không sửa chữa được, Ban kiểm kê lập biên
bản đề nghị thanh lý. Căn cứ các quy định về quản lý tài sản hiện hành, Hiệu
trưởng nhà trường quyết định cho thanh lý đối với những tài sản thuộc thẩm quyền
hoặc đề nghị cấp trên cho thanh lý đối với những tài sản thuộc thẩm quyền quyết
định của cấp trên.
- Đối với những tài sản chênh lệch (thừa, thiếu) giữa số liệu kiểm kê với sổ
sách kế toán, Ban kiểm kê lập biên bản đề nghị hiệu trưởng có biện pháp xử lý.
- Căn cứ số lượng tài sản sau kiểm kê, căn cứ vào danh mục thiết bị dạy học
tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhà trường lập kế hoạch mua sắm
bổ sung để đảm bảo đủ thiết bị dạy học và các phương tiện làm việc cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên trong trường.
2.2.3. Công tác sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” nhằm mục tiêu từng bước
nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng thiết bị,
trường THPT Tĩnh Gia 4 đã có những biện pháp cụ thể như: lập kế hoạch, kiểm tra
8


đột xuất, thanh tra chuyên môn, việc đánh giá giờ dạy của giáo viên được dựa trên
nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học.
Tuy nhiên, công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị, đồ dùng
dạy học cũng còn một số hạn chế như: Nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm
của nhà trường còn thiếu kinh nghiệm chưa được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp
vụ nên phần nào hạn chế trong việc quản lí thiết bị và đồ dùng dạy học. Cơ sở vật
chất đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đáp ứng
được yêu cầu tối thiểu, còn nhiều thiết bị đã cũ và hư hỏng, số lượng thiết bị cấp
phát còn thiếu, chất lượng TBDH chưa đảm bảo.
Giáo viên nhà trường còn xem nhẹ việc áp công nghệ thông tin và sử dụng
TBDH vào công tác dạy và học, sử dụng chưa thường xuyên, chưa đúng quy định;
một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ hiệu quả sử dụng thiết bị và đồ dùng
dạy học, nên chưa tích cực sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng khi lên lớp.
Số lượng giáo viên đăng kí mượn và sử dụng TBDH khi lên lớp còn ít, đại đa
số giáo viên chưa được tập huấn cách sử dụng TBDH trong các giờ thực hành ở
các bộ môn vật lí, công nghệ, sinh học, hóa học.
Số lượng giáo viên tính tỉ lệ trên lớp học của nhà trường là đủ so với quy định
của ngành, tuy nhiên còn thiếu cục bộ giáo viên ở một số bộ môn như: giáo viên
môn Lịch sử, giáo viên môn công nghệ. Do đó dẫn tới tình trạng phân công giáo
viên giảng dạy quá số tiết quy định, dẫn đến hiệu quả sử dụng CSVC, TBDH chưa
cao trong các giờ lên lớp.
2.2.4.Huy động nguồn lực để mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu, nên ngân sách nhà nước dành cho
ngành giáo dục nói chung và dành cho nhà trường còn nhiều hạn chế. Vì vậy để

đảm bảo CSVC, TBDH phục vụ cho công tác dạy và học, ngay từ cuối năm 2014,
nhà trường đã lập tờ trình báo cáo với Sở giáo dục - đào tạo và UBND tỉnh hỗ trợ
kinh phí xây trạm biến áp riêng, sử chữa hệ thống đường điện trong các lớp học,
sửa chữa lại các bàn ghế bị hỏng, các công trình vệ sinh của giáo viên và của học
sinh.
9


Trong năm học vừa qua (năm học 2015-2016), UBND huyện và Sở Giáo dục
và đào tạo đã cấp kinh phí xây dựng 01 nhà học kiên cố 10 phòng 2 tầng tổng trị
giá 5,8 tỉ đồng; xây dựng trạm biến áp riêng trị giá hơn 500 triệu đồng, cấp thiết bị
thí nghiệm vật lý, hóa học, sinh học và cấp bổ sung sách cho thư viện với tổng trị
giá 120 triệu đồng.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong đổi mới và nâng
cao chất lượng quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
2.3.1. Điểm mạnh
Năm học 2016-2017, về cơ bản nhà trường có đủ các phòng học theo quy
định và đúng tiêu chuẩn, trong đó có một số phòng học bộ môn như: phòng tin học,
phòng học bộ môn hóa học, phòng học bộ môn vật lí, phòng học bộ môn sinh học,
phòng Lab được đưa vào sử dụng.
Một số thiết bị dạy học được cấp mới và hiện đại như: phòng Lab, 10 máy
chiếu, các thiết bị thí nghiệm thuộc các bộ môn vật lý, hóa học, sinh học.
2.3.2 Điểm yếu
- Mật độ khai thác thông tin trên mạng của cán bộ giáo viên còn ít, nhận thức
của một bộ phận giáo viên trong việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học chưa
cao.
- Đội ngũ giáo viên phần lớn chưa học qua các lớp tập huấn sử dụng thiết bị
dạy học theo môn được đào tạo, do đó kỹ năng sử dụng TBDH hiện đại còn lúng
túng.
- Nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách và có nghiệp vụ về công tác TBTN

và đào tạo đúng chuyên môn.
- Còn thiếu các phòng học chức năng hiện đại như: phòng học tiếng (hiện mới
có 01 phòng), nhà tập đa năng, phòng học môn công nghệ.
- Các trang thiết bị được cấp phát theo dự án chất lượng không cao, tuổi thọ
thấp.
10


2.3.3.Thuận lợi
Những điểm mạnh về CSVC, TBDH nêu trên là một thuận lợi cơ bản để nhà
trường quản lý và sử dụng phục vụ trong công tác giáo dục. Ban giám hiệu nhà
trường đã có biện pháp chỉ đạo, quản lý phù hợp động viên, khuyến khích cán bộgiáo viên khai thác sử dụng CSVC, TBDH hiện có thực sự góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.3.4. Khó khăn
- Diện tích sân chơi bãi tập còn hẹp chưa đáp ứng được theo quy định của
ngành.
- Việc cấp kinh phí cho nhà trường để đầu tư cho mua sắm trang thiết bị và
xây dựng cơ sở vật chất còn ít.
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu cục bộ ở một số môn, dạy thừa số tiết so với
quy định, do đó việc sử dụng CSVC,TBDH chưa tốt.
- Thiết bị cấp phát còn thiếu và lạc hậu, chất lượng thiết bị kém.
- Ý thức bảo quản và sử dụng TBDH của một số em học sinh chưa cao.
- Đời sống của nhân dân trong vùng đại đa số còn nghèo, các doanh nghiệp
trên địa bàn còn ít và quy mô nhỏ bé dẫn đến việc vận động ủng hộ kinh phí đầu tư
cho CSVC, TBDH còn nhiều khó khăn.
2.4. Kinh nghiệm thực tế của bản thân trong đổi mới và nâng cao chất lượng
quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
2.4.1. Một số kết quả đạt được
a. Công tác bảo quản
- Phòng TBDH và thí nghiệm phải được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, thường

xuyên, sắp xếp khoa học, hợp lí. Thiết bị được phân loại từng khối, từng môn bảo
quản đúng yêu cầu từng loại .
- CSVC đảm bảo an toàn về mọi mặt, không để xẩy ra mất mát hư hỏng lớn.
b. Công tác quản lý sử dụng
11


- Nhà trường phân công 01 cán bộ phụ trách công tác CSVC, TBDH, quản lý
sổ sách theo dõi việc mượn TBDH của giáo viên.
- Nhà trường chọn cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về sử dụng thiết bị
dạy học do sở giáo dục tổ chức, các đồng chí giáo viên này có trách nhiệm tập
huấn lại cho các đồng nghiệp trong trường.
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các đợt thao giảng, dự giò thăm lớp, kiểm
tra đánh giá các giờ dạy của giáo viên, hầu hết giáo viên đều sử dụng TBDH trong
các tiết học có quy định và đạt kết quả khá và giỏi.
c.Công tác quản lý mua sắm, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học
Ngay từ trong hè và đầu năm học ban giám hiệu nhà trường, ban lao động
căn cứ vào nhu cầu thiết yếu về CSVC, TBDH phục vụ cho nhiệm vụ năm học đã
cho tu sửa CSVC, TBDH như: hệ thống điện, bàn ghế học sinh, các phòng học, các
lớp học, các công trình vệ sinh.
Ban lao động của nhà trường thường xuyên kiểm tra, lập kế hoạch tác nghiệp
ngắn hạn về quản lý, sử dụng, mua sắm CSVC, TBDH tổ chức đúng thời gian, nhờ
đó tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục đạt kết quả tốt.
Ban giám hiệu nhà trường lập các kế hoạch xây dựng, mua sắm, xin hỗ trợ bổ
sung kinh phí của Sở giáo dục và của UBND huyện, UBND tỉnh.
Nguyên nhân kết quả đạt được:
- Ban giám hiệu nhà trường thống nhất chỉ đạo, quán triệt đầy đủ và cụ thể
hóa các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
- Nhận thức của cán bộ-giáo viên-nhân viên và học sinh trong việc quản lý,

sử dụng CSVC, TBDH có sự tiến bộ.
- Nhà trường có sự tham mưu với các cấp ủy Đảng-chính quyền, đặc biệt là
sự quan tâm và đầu tư về CSVC, TBDH của Sở giáo dục và UBND tỉnh.
- Có sự phối hợp và ủng hộ của hội phụ huynh học sinh.
12


- Biện pháp quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của nhà trường phù hợp với
thực tế nhiệm vụ năm học.
2.4.2. Một số tồn tại
- Nhận thức của một số bộ phận giáo viên-nhân viên còn hạn chế, trình độ và
điều kiện tiếp cận những phương tiện kỹ thuật mới hiện đại chưa đạt yêu cầu nên
nhiều tiết dạy chưa coi trọng sử dụng TBDH, dạy chay dẫn đến kết quả giờ dạy
thấp.
- Ý thức bảo quản và sử dụng TBDH của một số học sinh còn chưa tốt.
- CSVC còn thiếu, chưa có nhân viên phụ trách TBDH được đào tạo đúng
chuyên môn, việc sắp xếp thiết bị cho một tiết dạy chưa khoa học ảnh hưởng đến
giờ dạy của giáo viên.
- Việc tuyên truyền, công tác xã hội hóa giáo dục chưa có tốt nên nguồn kinh
phí đầu tư cho CSVC, TBDH của nhà trường từ nguồn đó không hiệu quả.
Nguyên nhân tồn tại.
- Nguồn ngân sách của nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Công tác kiểm định chất lượng các TBDH cấp cho các trường còn hạn chế.
Đa số TBDH được sản xuất tại Trung Quốc.
- Công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TBDH của ngành hàng năm còn ít.
- Công tác chỉ đạo, quản lý ở các tổ chuyên môn chưa chặt chẽ và sát sao,
chưa động viên được giáo viên tự làm đồ dùng dạy học.
- Kinh phí hỗ trợ cho giáo viên tự thiết kế, sáng tạo và làm đồ dùng ở các tiết
học không được thỏa đáng.

2.5. Những vấn đề ưu tiên cần giải quyết trong quản lý và sử dụng cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học
Từ thực trạng trên, một số vấn đề đặt ra trong quản lý, sử dụng CSVC, TBDH
ở trường THPT Tĩnh Gia 4 là:
13


- Phải nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của giáo
viên - nhân viên trong việc quản lý, sử dụng CSVC, TBDH.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng sử dụng TBDH, kỹ năng thực hành cho
giáo viên.
- Phân công và bố trí giáo viên giảng dạy đúng chuyên môn, đúng số tiết quy
định, giáo dục ý thức học sinh trong việc bảo vệ và sử dụng TBDH.
- Chỉ đạo và phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận : Ban giám hiệu, tổ chuyên
môn, tổ hành chính, giáo viên và học sinh trong quản lý và sử dụng CSVC, TBDH.
- Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, nhân viên chuyên trách công tác
TBDH.
- Ban giám hiệu phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, động viên
giáo viên - nhân viên thực hiện nghiêm túc trong công tác bảo quản, sử dụng
CSVC, TBDH.
- Ban giám hiệu phải xây dựng kế hoạch cụ thể, kiểm tra đánh giá CSVC,
TBDH để từ đó tu sửa và mua sắm kịp thời phục vụ cho công tác dạy và học.
- Xây dựng nội quy chặt chẽ về việc quản lý và sử dụng CSVC, TBDH.
3. Kế hoạch hành động quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường
THPT Tĩnh Gia 4
3.1. Các mục tiêu của nhà trường trong năm học 2016-2017 về công tác quản
lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
- Bổ sung cán bộ - nhân viên được đào tạo đúng chuyên môn và nghiệp vụ về
công tác thiết bị thí nghiệm, công tác thư viện.
- Giáo viên được tập huấn về công tác quản lý CSVC, TBDH, có kỹ năng

thực hành sử dụng thiết bị dạy học.
- Giáo dục ý thức bảo quản và sử dụng CSVC, TBDH cho học sinh trong nhà
trường.

14


- Thay thế các thiết bị lạc hậu, không sử dụng được, mua sắm và bổ sung các
thiết bị mới.
- Tu sửa và nâng cấp các thiết bị dạy học.
- Đầu tư CSVC, TBDH bằng nhiều nguồn vốn, đảm bảo thiết bị đồng bộ.
- Rà soát việc quản lý và sử dụng các thiết bị cũng như nhu cầu thực tế của
nhà trường.
- Đảm bảo 100% giáo viên phải sử dụng TBDH ở các tiết dạy theo quy định
của ngành.
- Xin kinh phí xây dựng đủ các phòng học bộ môn, nhà tập đa năng theo quy
định, phòng học ngoại ngữ.
- Trang bị thêm 10 máy chiếu.
3.2. Kế hoạch hoạt động
3.2.1. Các hoạt động thực hiện ngắn hạn
Trong thời gian này nhà trường chuẩn bị công tác cho năm học mới, năm học
2016-2017, công tác quản lý CSVC, TBDH phải đảm bảo tốt các hoạt động của
nhà trường, cần thiết phải kiểm tra lại tài sản nhà trường.
3.2.2. Các hoạt động trong học kỳ I năm học 2016-2017
Trên cơ sở nhiệm vụ công tác đầu học kì của năm học, bản thân tôi dự kiến
tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả một số hoạt động chính như sau:
Thời gian

Hoạt động


Tháng 8

Hoàn tất các

Kết quả
cần đạt
Chính xác

năm 2016 loại hồ sơ kiểm

Người phụ trách

Kinh phí

- Ban lao động

Quy chế chi

-PHT phụ trách

tiêu nội bộ


Sở kết công tác Đúng thực tế

PHT

bảo quản
15



CSVC, TBDH
Kiểm tra sửa

Toàn bộ các

chữa bàn ghế,

phòng học

điện, quạt, các

- Ban lao

Quy chế chi
tiêu nội bộ

động
- GVCN,

phòng học bộ

- Bảo vệ

môn và phòng
TV-TBDH
Thanh lí một số Quản lí số liệu

- HT, PHT, Kế


Quy chế chi

thiết bị hỏng

toán, Thanh tra,

tiêu nội bộ

thiết bị hỏng

CTCĐ
- Bổ sung

Đủ về số lương

CSVC,TBDH

và chất lượng.

- Tập huấn kỹ

- Đảm bảo khoa

năng sử dụng

học và hợp lý.

TBDH.

- PHT phụ

trách

Ngân sách

- TTCM, cán

- Xây dựng kế

bộ TBTN/

hoạch sử dụng
TBDH năm
học
Tháng 9

Bảo trì và sửa

năm 2016 chữa máy tính,

Gọn gàng, khoa
học, 60 máy tính

- CB phụ trách

sử dụng được

phòng tin học.

Ngân sách


Kiểm tra công

Khoa học, đảm

- Phó hiệu

Quy chế chi

tác PCCC, các

bảo an toàn

trưởng

tiêu nội bộ

phòng chức

PCCC

- Bảo vệ.

sắp xếp lại
phòng máy vi
tính

năng, phòng
16



TBDH, Các

- CB phụ trách

phòng học bộ

phòng học bộ

môn

môn

Kiểm tra sử

Tất cả đồ dùng

-Phó hiệu trưởng Quy chế chi

dụng TBDH

các môn học

-Tổ trưởng CM.

Đánh giá đồ
dùng dạy học

tiêu nội bộ
Quy chế chi


Sử dụng được

-Tổ trưởng CM.

Sắp xếp các

Phục vụ các giờ

- CB phụ trách

phòng chức

dạy thí nghiệm

phòng học bộ

năng, TB để

và thực hành

môn.

- Chuẩn bị

-Thi đua chào

- Ban lao động.

CSVC phòng


mừng ngày

máy phục vụ

20/11.

tiêu nội bộ

tự làm ở tổ CM

HS Thí nghiệm
thực hành

Tháng 10
năm 2016

thao giảng.
- Kiểm tra sử
dụng TBDH.
-Thi làm
TBDH cấp
trường.

- Ban giám hiệu. Quỹ thi đua
- Đánh giá ý

- Ban lao động

thức sử dụng


và TTCM.

khen thưởng

của giáo viên.
- Phục vụ cho
công tác dạy và
học.

Tháng 11

- Chỉ đạo vệ

năm 2016 sinh trường

Đảm bảo mỹ

Ban lao động và

quan.

Đoàn thanh niên

Ngân sách

lớp, chăm sóc
17


cây xanh.

Điều kiện/rủi do:
- Tài chính hạn hẹp, chi nhiều cho các hoạt động chuyên môn.
- Thiết bị có nhiều hư hỏng.
Hướng khắc phục:
- Huy động các nguồn lực về tài chính.
- Sửa chữa và nâng cấp các trang thiết bị.
- Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp duy trì CSVC, TBDH hàng năm.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
- CSVC, TBDH là điều kiện để thực hiện mọi hoạt động của nhà trường, là
một trong những nhân tố quyết định hiệu quả quá trình dạy học và giáo dục. Việc
xây dựng, quản lí và sử dụng CSVC, TBDH có hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của
cán bộ quản lý mà là trách nhiệm của tất cả giáo viên, nhân viên và học sinh nhà
trường.
- Để có được một hệ thống CSVC, TBDH đáp ứng được nhu cầu phát triển
nhà trường, cần phát huy và huy động mọi tiềm lực trong và ngoài nhà trường.
- Người quản lí cần thực sự coi trọng công tác quản lí CSVC, TBDH, xác
định công tác đó là nghệ thuật, là khoa học và cả một quá trình có sự kế thừa và
không ngừng thay đổi để thích ứng.
4.2. Kiến nghị
- Bộ và Sở GD-ĐT cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên chuyên
trách TBDH cũng như bồi dưỡng GV đứng lớp và bố trí đủ, đúng nhân viên
chuyên trách cho các trường.
- Tổ chức định kỳ thi tay nghề cho nhân viên phụ trách, GV sử dụng giỏ
TBDH, có đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng.
18


- Học viện quản lí giáo dục ban hành bộ tài liệu về khoa học quản lí CSVC,
TBDH và các biểu mẫu quản lí, lưu trữ hồ sơ.

Tiểu luận trên đây thể hiện một phần kinh nghiệm thực tiễn quản lý ở nhà
trường và kết quả kiến thức tiếp thu được qua khóa học bồi dưỡng nâng cao nghiệp
vụ quản lý trường THPT của bản thân tôi, chắc chắn bài viết còn nhiều hạn chế, rất
mong nhận được sự bổ sung của các thầy cô và đồng nghiệp, xin chân thành cảm
ơn !

Thanh Hóa, tháng 8 năm 2016
Xác nhận của Hiệu trưởng

Bùi Giang Thắng

Người viết

Lê Quốc Thịnh

19



×