Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

XÂY DỰNG e LEARNING CHƯƠNG “NITO PHOTPHO” hóa học lớp 11 BAN cơ bản góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ tự học của học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC


NGUYỄN THỊ THƠ

XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG
“NITO- PHOTPHO” HÓA HỌC LỚP 11 BAN
CƠ BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIỜ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Hóa vô cơ

Hà Nội, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC


NGUYỄN THỊ THƠ

XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG
“NITO- PHOTPHO” HÓA HỌC LỚP 11 BAN
CƠ BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIỜ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Hóa vô cơ
Người hướng dẫn khoa học
Th.S NGUYỄN VĂN QUANG



Hà Nội, 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn một cách hoàn hảo nhất, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến thạc sĩ Nguyễn Văn Quang người đã tận tình hướng dẫn tôi trong
suốt qua trình thực hiện và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thiện luận văn.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô
Khoa Hóa Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm giúp đỡ tạo điều
kiện để luận văn hoàn thiện đúng thời hạn.
Và tập thể các bạn sinh viên cùng lớp, gia đình đã động viên giúp đỡ
trong thời gian nghiên cứu để tôi có thể hoàn thiện luận văn này

Sinh viên thực hiện.

Nguyễn Thị Thơ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT & TT : Công nghệ thông tin và truyền thông
ĐHQG

: Đại học quốc gia.

GV

: Giáo viên.

Tkt


: Đại lượng kiểm định T ( student).

TN

: Thực nghiệm.

HS

: Học sinh.

THPT

: Trung học phổ thông.

ĐHBK

: Đại học bách khoa.

CBT

: Computer Base Training (đào tạo trên cơ sở máy tính).


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài.
E-learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông


tin và truyền thông ( CNTT & TT). Với E-learning việc học là linh hoạt
mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học
những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù
hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và
mạng Internet. E-learning là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề
đặt ra hiện nay: việc học tập không chỉ bó gọn trong học ở Phổ thông, ở đại
học mà là học suốt đời. Phương thức học tập này mang tính thương tác cao,
sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy.
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO khi nền kinh tế
thế giới bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả
chất lượng giáo dục đào tạo là một trong những nhân tố quyết định sự tồn
tại và phát triển của đất nước và cá nhân. E–learning sẽ là một phương thức
dạy và học rất phù hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu xã hội khi nước ta gia nhập WTO.
E–learning là mô hình giáo dục “ tri thức” , là mô hình giáo dục hiện
đại nhất, hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của CNTT
& TT là mạng Internet. Mô hình này đã tạo ra những yếu tố thay đổi sâu
sắc trong giáo dục, yếu tố thời gian và không gian sẽ không còn bị ràng
buộc chặt chẽ, học sinh tham gia học tập mà không cần đến trường. Sự
chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục, học sinh
phải học cách truy tìm thông tin bản thân cần, đánh giá và xử lí thông tin để
biến thành tri thức qua giao tiếp.


E-learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển
khai E-learning trong giáo dục đào tạo là một xu hướng tất yếu nhằm đưa
giáo dục Việt Nam tiếp cận với giáo dục thế giới.
Học sinh THPT hiện nay vẫn quen với cách học truyền thống thụ
động, chưa tự mình tìm đến kiến thức, chưa học theo nhu cầu, năng lực, sở

thích thật sự của bản thân. Vì vậy, việc đổi mới và nâng cao chất lượng
giáo dục bao gồm cả việc giúp học sinh tiếp cận cách học, chủ động, tự tìm
hiểu, kiểm tra, đánh giá, tích cực trao đổi với giáo viên, bạn bè lầ một vấn
đề cấp thiết.
Xuất phát từ lí do trên, tôi đã nghiên cứu đề tài: Xây dựng E-learnig
chương “Nitơ-Photpho” hóa học lớp11ban cơ bản góp phần nâng cao chất
lượng tự học của học sinh.
2.
Mục đích xây dựng.
Xây dựng E-learning chương “Nitơ – photpho” hóa học 11 ban cơ bản
nhằm nâng cao chất lượng học tập và góp phần đưa HS THPT tiếp cận với
phương thức học tập hiện đại dựa trên CNTT & TT.
3.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu: Qúa trình dạy học hóa học ở trường Phổ
thông.
- Đối tượng nghiên cứu: Chương trình E-learning chương “ Nitơ –
Photpho” hóa học 11 cơ bản.
4.
Nhiệm vụ của đề tài.
Để thực hiện đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản và cách thức khai thác ứng dụng
E-learning
- Nghiên cứu cơ sở lí luận việc dạy và học bằng E-learning, cách thức
xây dựng E-learning.
- Nghiên cứu phương pháp dạy và học hóa học 11 bằng E-learning.
- Xây dựng chương trình E-learning chương “ Nitơ – photpho” dùng
dạy học hóa 11 cơ bản.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả của đề tài
và đề xuất ứng dụng E-learning trong dạy học hóa học phổ thông.



5.

Phạm vi nghiên cứu.
- Giới hạn nội dung vấn đề xây dựng E-learning hỗ trợ việc dạy học

hóa học 11 với nội dung thuộc chương “ Nitơ – photpho” chương trình hóa
11 trung học phổ thông.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Tống Văn Trân.
6.
Giả thuyết khoa học.
Nếu sử dụng kết hợp E-learning với phương pháp dạy học truyền
thống một cách có hiệu quả sẽ giúp HS tiếp cận với phương thức học tập
hiện đại, làm nền tảng cho việc xây dựng toàn bộ chương trình E-learning
hóa học phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng học tập môn hóa học 11
ở trường THPT
7.
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cở sở lí luận:
Đọc và nghiên cứu lí luận dạy học dựa trên CNTT & TT, nghiên cứu
tài liệu về cách thức, phương pháp xây dựng chương trình E-learning.
Đọc và nghiên cứu tài liệu lí luận dạy học THPT, tâm lí học, đặc biệt
là tâm lí khi học bằng phương tiện máy tính và mạng Internet và các tài liệu
khoa học có liên quan đến đề tài.
- Phân tích và tổng hợp lí thuyết
Nghiên cứu thực tiễn các phiếu điều tra cơ bản:
+ Dùng phiếu điều tra thăm dò hiểu biết của HS về E-learning
+ Thăm dò ý kiến của HS sau khi học xong chương “ Nitơ – Photpho”
bằng kết hợp giữa phương pháp truyền thống với E-learning.

+ Dùng phiếu điều tra thăm dò ý kiến của GV về dạy học kết hợp giữa
phương pháp truyền thống với E-learning.
- Thực nghiệm sư phạm tiến hành lên lớp có kết hợp E-learning và
không kết hợp E-learning. So sánh kết quả học tập.
8.
Điểm mới của đề tài.
- Nghiên cứu cách thức xây dựng chương trình E-learning cho bộ môn
hóa học.
- Nghiên cứu việc dạy học kết hợp E-learning với phương thức dạy
học truyền thống.


- Đánh giá sơ bộ chương trình E-learning, tâm lí HS khi học Elearning từ đó đưa ra những đóng góp tích cực cho cách thức xây dựng
chương trình E-learning hóa học và cách thức dạy học hóa học bằng Elearning phù hợp với thực tiễn hơn, hiệu quả hơn.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu E-learning
1.1.1.Lịch sử phát triển của E – learning.
Thuật ngữ E-learing đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài
thập kỉ gần đây. Cùng với sự phát triển của tin học và truyền thông, các
phương thức giáo dục ngày càng được cải tiến nâng cao chất lượng, tiết
kiệm thời gian và tiền bạc cho người học. Ngay từ khi mới ra đời, Elearning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện và đào tạo của
các nước trên thế giới, được chứng minh qua sự thành công của hệ thống
giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-learning của nhiều quốc gia
như Mĩ, Anh, Nhật…
Gắn với sự phát triển của CNTT và phương pháp giáo dục đào tạo quá
trình phát triển của E-learning có thế chia ra làm bốn thời kì như sau:
- Trước năm 1983: Thời kì này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi,
phương pháp giáo dục “Lấy GV làm trung tâm” là phương pháp phổ biến

nhất trong các sở giáo dục.
- Giai đoạn 1984 – 1993: Sự ra đời của hệ điều hành Window 3.1,
máy tính Mantosh, phần mềm máy tính trình chiếu PowPoint, cùng các
công cụ phương tiện khác đã mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên đa
phương tiện. Cho phép tạo ra những bài giảng có tích hợp âm thanh và hình
ảnh dựa trên công nghệ Computer Base Training (CBT). Bài học được
phân phối qua đĩa CD – ROM hoặc đĩa mềm. Vào bất cứ thời gian nào, ở
đâu người học có thể mua và tự học. Tuy nhiên, sự hướng dẫn của GV là
rất hạn chế.
- Giai đoạn 1993 – 1999: Công nghệ Web được phát minh. Các
chương trình E-mail, Web, Video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ Web như
HTML, JAVA bắt đầu trở nên thông dụng và đã làm thay đổi bộ mặt giáo
dục đào tạo bằng đa phương tiện.
1


- Giai đoạn 2000 - đến nay: Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA
và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy cập mạng và băng thông Internet
rộng , các công nghệ thiết kế Web đã trở thành cuộc cách mạng trong giáo
dục và đào tạo.
Ngày nay, thông qua Web, GV có thể hướng dẫn trực tuyến( hình ảnh,
âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học. Điều này đã tạo ra
một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ chất lượng cao và hiệu
quả. Đó chính là kỉ nguyên của E-learning.
1.1.2 Khái niệm E-learning
E-learning(viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện
nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách
hiểu về E-learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng
để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền
thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học
sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mang
Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website,
đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và
người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: email, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…
1.1.3 Đặc điểm của E-learning.
- Dựa trên CNTT & TT: cụ thể là công nghệ mạng kĩ thuật đồ họa, kĩ
thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…
- E-learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do tính
tương tác cao dựa trên Multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi
2


thông tin dễ dàng hơn, và cũng đưa ra những nội dung học tập phù hợp với
khả năng và sở thích của từng người.
1.1.4 Ưu, nhược điểm của E-learning.
Ưu điểm:
- Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: sự phổ cập rộng rãi
của Internet đã dần xóa đi khoảng cách về thời gian và không gian cho Elearning. Người học có thể chủ động học tập, thảo luận bất cứ lúc nào và
bất cứ nơi đâu.
- Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ Multimedia, những bài
giảng tích hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh làm tăng thêm tính hấp
dẫn của bài học.
- Tính linh hoạt: Người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa
chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.
- Tính cập nhật: Nội dung bài học thường xuyên được cập nhật và đổi
mới nhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với học sinh.
- Học có sự hợp tác, phối hợp: Các học sinh có thể dễ dàng trao đổi
thông tin với nhau, với giáo viên qua các diễn đàn (forum), hội thoại, trực
tuyến (chat), thư từ (e – mail)…

- Tâm lí dễ chịu: Mọi rào cản về tâm lí giao tiếp của cả người dạy và
người học dần dần bị xóa bỏ, mọi người tự tin hơn trong việc trao đổi quan
điểm.
- Các kĩ năng làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của người
học sẽ được hoàn thiện không ngừng.
Do đó, khi đến với E-learning mọi thành phẩn không phân biệt trình
độ, giới tính tuổi tác đều có thể tìm cho mình một hướng tiếp cận khác
nhau với vấn đề mà không bị ràng buộc trong một khuôn khổ cụ thể nào (cá
nhân hoặc người học).
Nhược điểm:
3


- Sự giao tiếp cần thiết giữa người dạy và người học bị phá vỡ. Người
học sẽ không được rèn kĩ năng giao tiếp xã hội.
- Đối với những môn học mang tính thực nghiệm như Hóa học, Sinh
học… E-learning không thể đáp ứng yêu cầu môn học, không rèn được cho
người học thao tác thực hành thí nghiệm, kĩ năng nghiên cứu thực nghiệm.
1.1.5 Phương pháp sư phạm tương tác trong E-learning.
Quan điểm về dạy học ở trung học phổ thông hiện nay:


E-learning cho học sinh trung học phổ thông của một số quốc gia
- Nhiều nước trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ E-learning ở giáo

dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và huấn luyện nhân viên trong các công
ty. Những năm gần đây E-learning cũng đã và đang triển khai cho học sinh
trung học phổ thông, điển hình là các nước Hoa kì, Hàn Quốc, Nhật Bản…
ở Hoa kì đã có hàng triệu học sinh phổ thông đăng kí học online. Đưa lớp
học lên mạng Internet là một trào lưu đang bùng nổ tại nước này. Tại nhiều

bang ở Hoa kỳ các nhà quản lí giáo dục đã ban hành quy định trước khi
được công nhận tốt nghiệp, mỗi học sinh phải đăng kí học một môn nhất
định tại các lớp học trực tuyến. Các lớp học trực tuyến này có thể được tổ
chức tập trung tại các trường hoặc học sinh học ở nhà. Đây là bước chuẩn
bị nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết cho việc học tại các
trường đại học sau này và thích ứng với môi trường làm việc của thế kỉ 21.
Theo ước tính của Bộ giáo dục Hoa kì, các nước này đã có khoảng
710 trường phổ thông áp dụng phương thức học trực tuyến với khoảng
1,03 triệu học sinh (trong đó có hơn 20000 học sinh học toàn phần) tính
đến năm 2007 – 2008. E-learning cũng là giải pháp khá phù hợp với những
học sinh trượt tốt nghiệp hay những nhóm học sinh lười học. Chẳng hạn ở
Quận 13 Tokio (Nhật Bản) có hàng chục học sinh lười học, không muốn
đến trường. Phòng giáo dục Quận đã xây dựng Website riêng để những học
sinh này học ở nhà, theo hình thức “ vừa học vừa chơi”.
4


Là một quốc gia châu Á, kinh tế của Hàn quốc cũng chưa phải là tốp
ten của thế giới nhưng giáo dục nước này đã không ngần ngại đầu tư cho Elearning hàng tỷ USD, đầu tư cho sự phát triển Internet gấp 10 lần vào năm
2014. Hàn Quốc sẽ phải đấu tranh để trở thành một tiêu điểm về xu hướng
giáo dục mới để thế giới nhìn vào.
Nhiều trường học trên mạng ( Web schcool) ra đời và trở thành nổi
tiếng, Megastudy là một điển hình và trở thành mạng giáo dục trực tuyến
lớn nhất tại Hàn Quốc với doanh số hàng năm trên 245 tỉ won (3500 tỉ Việt
Nam đồng). Lượng học sinh theo các cấp bậc được phân ra: Trung học phổ
thông (www.megastudy.net) với 2,4 triệu người ghi danh, trung học cơ sở
(www.mbest.net) với 2 triệu người, tiểu học (www.mjunior.net) với 3,7
triệu người.
Chính phủ Hàn Quốc Xem Web như một công cụ để hạ nhiệt chi phí
dạy kèm tại các trung tâm luyện thi, tái lập bình đẳng trong giáo dục. EBS,

kênh truyền hình học đường của chính phủ mở trang Web cung cấp các bài
giảng ôn thi đại học miễn phí, cho đến nay thu hút trên 3 triệu thành viên.
Một số giáo viên, giảng viên giỏi ở Hàn Quốc cho rằng: E-learning mang
lại công bằng hơn cho giáo dục, do những học sinh nghèo có thể tham gia
vào khóa luyện thi của những thầy, cô giỏi với mức học phí rất ít so với lớp
luyện thi thông thường.

E – learning cho giáo dục ở Việt Nam
- Những chủ trương và giải pháp lớn:
CNTT đối với giáo dục Việt Nam phát triển mạnh mẽ khi bước vào
thế kỉ 21. Chỉ thị 58 – CT/TW ngày 17/02/2000 của Bộ chính trị về đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, nêu rõ “Đẩy mạnh CNTT trong công tác giáo dục và đào
tạo ở các cấp học, bậc học, các ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo
từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt, tập trung phát
5


triển mạng maý tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối mạng Internet
tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo”. Thực hiện chỉ thị số 29 (năm 2001)
về việc tăng cường ứng dụng CNTT trong giai đoạn giáo dục 2002 – 2003
và chỉ thị số 55 (năm 2008) về việc tăng cường ứng dụng CNTT trong giai
đoạn giáo dục 2008 – 2012.
Trong những năm qua hạ tầng CNTT trong ngành giáo dục được đầu
tư mạnh mẽ với việc hoàn thành “mạng giáo dục Edunet” năm 2010
(chương trình hợp tác giữa Bộ giáo dục và đào tạo với tập đoàn viên thông
quân đội viettel), kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo
dục từ mầm non đến đại học. Nhiều trường đại học, cao đẳng đã trang bị hạ
tầng CNTT, thiết bị dạy học hiện đại và từng bước triển khai E-learning.
Một số khóa học trực tuyến, dạy học qua mạng được mở ra.

Chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới là tích cực
triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập mà ở đó mọi công
dân( từ THPT, SV, các tầng lớp người lao động…) đều có cơ hội được học
tập, bất cứ lúc nào (any time), bất cứ nới đâu (any where) và học tập suốt
đời (life long learning). Để thực hiện được mục tiêu trên, E-learning có một
vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập ảo.


Một số khó khăn khi triển khai E – learning cho học sinh trung học

phổ thông ở Việt Nam.
Một là: Về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng: Để soạn bài giảng
E-learning có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức của giáo viên. Hiện
nay chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với công sức bỏ ra để soạn bài giảng Elearning, vì vậy chưa khuyến khích được giáo viên. Đời sống của giáo viên
gặp nhiều khó khăn, áp lực thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… hậu
6


quả là giáo viên không có thời gian đầu tư cho E-learning. Nhiều giáo viên
giỏi về chuyên môn và khả năng sư phạm, sử dụng phần công nghệ (ghi
hình, thu âm, sử dụng phần mềm) còn hạn chế nên chưa phát huy được đội
ngũ này.
Hai là: Về phía người học: Học tập theo phương pháp E-learning đòi
hỏi người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng của cách học thụ
động truyền thống, tâm lí học phải có thầy (không thầy đố mày làm nên).
nội dung quá tải tại trường… dẫn đến việc tham gia học E-learning chưa
trở thành động lực học tập. Nhiều học sinh nghèo, nhất là ở vừng sâu vùng
xa, chưa thể trang bị máy vi tính kết nối Internet, nhiều thông tin trên mạng
Internet dẫn đến gia đình lo lắng khi con em mình vào mạng cũng là lí do
hạn chế E-learning đối với học sinh trung học phổ thông.

Ba là: về cơ sở vật chất: Đòi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ mạnh, có
đường truyền cáp quang, xây dựng Website trường học và Website Elearning hoàn chỉnh chi phí cao, nếu không tận dụng hết khả năng của Web
sẽ gây lãng phí.
Bốn là: Về nhân lực phục vụ Website E – learning: Cần có cán bộ
chuyên trách phục vụ sự hoạt động của hệ thống E-learning. Tuy nhiên,
theo quy định hiện tại chưa có cơ hế hoạt động này ở các trường phổ thông.
Đề xuất giải pháp: Trên những cơ sở bước đầu và thực trạng Elearning của học sinh phổ thông Việt Nam chúng tôi đề xuất giải pháp sau:
Thứ nhất: Về nhận thức Bộ giáo dục và đào tạo các trường đại học và
cao đẳng các cơ sở giáo dục cần xác định E-learning là một chiến lược
trong giáo dục mới hướng tới xã hội học tập. Cần triển khai, tuyên truyền,
nhân rộng E-learning không chỉ có ngành giáo dục mà còn với toàn xã hội.
7


Bộ và sở giáo dục tăng cường hợp tác doanh nghiệp trong việc xây dựng
các Website E-learning của các nước.
Thứ 2: Tăng cường tập huấn về phương pháp kĩ năng, sử dụng tổng
hợp nhiều hợp phần để tạo bài giảng E-learning. Đầu tư trang thiết bị, hỗ
trợ kinh phí cho giáo viên, giảng viên trong việc tạo bài giảng.
Thứ 3: Các trường phổ thông hướng đến online hóa trường học bao
gồm online về quản lí, điều hành, tác nghiệp và online về dạy học. Website
trường học phải trở thành địa chỉ thân thiện với cán bộ, giáo viên, học sinh
và cha mẹ học sinh. Hướng dẫn phương pháp tự học, học tập và trao đôỉ
qua mạng cho học sinh. Đây là kĩ năng cần thiết để học tập ở các trường
ĐH và giáo dục nghề nghiệp sau này.
Thứ 4: Qua phân tích trên vai trò của giáo viên là rất quan trọng trong
việc triển khai E-learning. Vì vậy, các trường sư phạm là các trường thực
hiện E-learning lớn nhất. SV sư phạm ra trường không chỉ nắm bắt được
phương pháp học tập mà còn là người tạo ra bài giảng phục vụ cho giảng
dạy, các bài giảng E-learning phục vụ cho tự học của học sinh.

Như vậy, E-learning có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp dạy
học truyền thống, tạo ra được một môi trường rất tốt phục vụ cho phương
pháp dạy học tương tác, cá nhân hóa người học. Tuy vậy, với những nhược
điểm nêu trên, E – learning cũng không phải là một giải pháp hoàn hảo và
cũng không thể thay thế hoàn toàn phương pháp học truyền thống.
Vì vậy, một giải pháp kết hợp là sử dụng E – learning và những
phương pháp giảng dạy truyền thống song song. Học sinh có thể thực hiện
mọi hoạt động học tập có thể trên E-learning, tham gia như đang học trên
một khóa học thực sự. Trừ giờ thực hành, thí nghiệm sẽ phải lên phòng thí
8


nghiệm để tiếp cận thực sự với công việc. Ngoài ra, có thể gặp giáo viên
trong một số buổi để thảo luận, trao đổi và giải quyết một số vấn đề nhằm
mục đích rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội.
1.2. Cách xây dựng E-learning dựa trên phần mềm Lecture Maker
1.2.1 Làm quen với môi trường làm việc của Lecture Maker.
LectureMaker là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương
tiện, sản phẩm của công ty Daulsoft Hàn Quốc (www.daulsoft.com). Với
LectureMAKER, bất kỳ ai cũng có thể tạo được bài giảng đa phương tiện
nhanh chóng và dễ dàng. Không chỉ có vậy, bạn còn có thể tận dụng lại các
bài giảng đã từng làm trên những định dạng khác như PowerPoint, PDF,
Flash, HTML, Audio, Video… để đưa vào làm nội dung bài giảng mới của
mình với ý nghĩa:
- Bài giảng được tạo ra trên một bố cục trình bày đồng nhất cho tất cả
các trang nội dung của bài giảng.
- Bài giảng sẽ được chia thành các phần tương ứng như trong một tiết
học với phần kiểm tra bài cũ, phần bài học mới và phần củng cố kiến thức
mới học.
- Bài giảng điện tử nhấn mạnh đến khả năng tự học của người học, do

đó lời GV sẽ được đồng bộ với nội dung của bài giảng. Khi đó thầy giáo
giảng tới đâu (video) thì nội dung bài giảng sẽ được hiện thị tới đó (các
trang nội dung).
- Bài giảng được tạo ra từ Lecture Maker tương thích với chuẩn
SCORM để làm bài giảng E-learningcho các hệ thống học tập trực tuyến.
Khởi động chương trình Lecture Maker, màn hình chính của chương
trình có dạng như sau:

9


Hình 1.1 : Màn hình chính
Trên màn hình này:
1 – Lecture Maker button: Nút truy cập nhanh các chức năng New, Open,
Save, Print.
2 – Ribbon Menu: Menu các chức năng của phần mềm với các menu:
- Home: Các chức năng về định dạng văn bản.
- Insert: Chèn các đối tượng như multimedia, biểu đồ, công thức…
- Control: Đặt các hiệu ứng cho đối tượng và trang trình diễn.
- Design: Cho phép chèn hình nền, mẫu trình bày (layout) cho bài giảng.
- View: Trình diễn bải giảng, mở các cửa sổ khác.
- Format: Chức năng định dạng.
3 – Slide Window: Hiển thị nội dung của từng trang trình diễn dưới dạng
ảnh nhỏ:
+ Slide: Hiển thị danh sách các Slide hiện có trong bài giảng đang mở.
+ Slide Master: Cho phép thiết kế layout thống nhất cho bài giảng.
4 – Working area: Vùng làm việc của Slide hiện tại.
5 – Object list: Danh sách các đối tượng đang có trên Slide hiện tại.
1.2.2 Xây dựng E-learning dựa trên phần mềm Lecture Maker.
10



- Tạo một bài giảng mới:
Để tạo mới một bài giảng, kích chọn nút Lecture Maker button ,
sau đó chọn New, một bài giảng mới sẽ được tạo ra.
- Đặt hình nền cho bài giảng mới:
Sau khi kích chọn nút New, một bài giảng trắng sẽ được tạo ra như:

Hình 1.2: Trang trắng
Để đưa hình nền vào cho trang nội dung được đẹp mắt, sinh động có
2 cách:
+ Cách 1: Chọn một hình nền có sẵn trong menu Design. Sau đó, kích
chọn vào một ảnh mình thích trong phần Design ví dụ như:

11


Hình 1.3 Chọn một hình nền
+ Cách 2: Chọn một hình nền từ bên ngoài.
Để làm việc này, bạn nháy chuột phải vào trang nội dung muốn đặt
ảnh nền, chọn Slide Property, cửa sổ thuộc tính của Slide như bên dưới:

Hình 1.4 Thuộc tính trang
Ở ô Background Image, chọn nút Open bên cạnh ô đó và tìm đến nơi
đặt ảnh mong muốn làm ảnh nền.
- Lưu bài giảng mới tạo:

12



Để lưu bài giảng đã tạo, bạn kích chọn nút Save

ở trên cùng của

cửa sổ Lecture Maker. Cửa sổ Save As sẽ yêu cầu bạn đặt tên và nơi cất bài
giảng.
Chú ý: Trong khi soạn thảo nội dung bài giảng, bạn nên luôn ghi bài
giảng của mình lại bằng cách sử dụng nhanh tổ hợp phím Ctrl + S. Làm
như vậy, bạn sẽ tránh được việc mất nội dung đã soạn khi đóng vào mà
không lưu bài giảng.
- Mở một bài giảng đã tạo: có 2 cách
Cách 1: Mở từ phần mềm:
Trên phần mềm Lecture Maker đang mở, bạn kích chọn nút Lecture
Maker button, chọn Open và tìm đến nơi cất file đã tạo để mở ra.
Cách 2: Mở trực tiếp từ file đã tạo:
Bạn có thể kích đúp lên file đã tạo sẽ được mở ra trên chương trình
Lecture Maker.
Chú ý: Để mở file ở dạng Ten_file.lme ra để soạn thảo tiếp thì yêu
cầu trên máy tính đã cài đặt phần mềm Lecture Maker.
- Thiết kế bố cục đồng nhất cho bài giảng:
Tạo tính thống nhất cho bài giảng được thực hiện thông qua chức
năng Slide Master. Chức năng này cho phép bạn xác định và áp dụng
những đối tượng chung nhất như là phông chữ, định dạng, các thiết kế
menu, hình ảnh,… sẽ xuất hiện trên tất cả các trang trình diễn của bài
giảng.
Khởi động chương trình LectureMaker. Từ màn hình chính của
chương trình kích chọn nút View Master Slide, khung hình Slide Scene bên
trái sẽ chuyển thành khung hình MasterSlide:
Silde Master gồm có 2 Slide:


13


- Title Master: tương ứng với Slide đầu tiên của bài giảng, là Slide
giới thiệu thông tin về bài giảng.
- Body Master: tương ứng với các Slide nội dung trong bài giảng.
Để tạo tính thống nhất cho bài giảng:
+ Đầu tiên là chọn 1 mẫu template cho Title Master bằng cách kích
chọn Slide Title Master trên khung hình Slide Master, sau đó trong ô
Template của menu Design, tiến hành chọn một mẫu template mong muốn.
+ Với Slide Body Master, chọn Slide này trong khung hình Slide
Master rồi chọn một mẫu template mong muốn trong ô Template của
menu Design.
Kết quả ta được như dưới hình:

Hình 1.5 Thiết lập Slide
Chú ý: Bạn tạo tính thống nhất cho bài giảng trên khung hình Master
Slide. Để soạn thảo nội dung bài giảng, bạn phải đóng khung hình Master
Slide này lại để trở về khung hình soạn thảo Slide Screen.
- Đưa nội dung đã có trên Power point vào bài giảng.
Sau khi đóng khung hình MasterSlide, ta quay trở về khung hình Slide
Screen. Lúc này trên màn hình có sẵn Slide đầu tiên là Slide mà bạn sẽ đưa
14


các nội dung giới thiệu về bài giảng như là: Tên bài giảng, Nội dung gì, Họ
tên thầy giáo, Tên trường …
Đưa nội dung giới thiệu vào Slide đầu tiên:

Hình 1.6 Slide giới thiệu

Ta tiếp tục thêm một trang mới bằng cách kích chọn nút Insert Slide
ở thanh công cụ bên dưới khung hình Slide, hoặc nháy chuột phải vào
khung hình Slide, chọn New Slide. Slide mới được thêm vào với đầy đủ
các thành phần mà ta đã định sẵn trên khung hình Slide Master, bao gồm: 1
khung hình chính thể hiện nội dung bài giảng, một menu định hướng bài
giảng như:

15


Hình1.7 Trang mới
Tới đây, ta sẽ tận dụng lại bài giảng mà ta đã từng soạn thảo trên
PowerPoint để làm thành một bài giảng mới. Trên khung hình dự kiến thể
hiện nội dung, kích chọn nút PowerPoint

, cửa sổ Open mở ra, tìm tới

file bài giảng powerpoint và kích chọn Open.

Hình 1.8 Mở file powerpoint.
Cửa sổ Import PowerPoint File xuất hiện, bạn lựa chọn các slide sẽ
đưa vào hoặc chọn tất cả các slide. Nếu bạn muốn giữ nguyên các hiệu ứng
16


của file Powerpoint thì tại mục Type trong ô Insert, bạn chọn As
PowerPoint Document, còn nếu chỉ muốn lấy nội dung thì bạn chọn As
Image:

Kiểu

Kiểu
insert
insert

Lựa
Lựa chon
chon
slide
slide

Hình 1.9 Đưa slide từ PowerPoint vào bài giảng.
Sau khi bạn kích nút Import, LectureMAKER sẽ tự động tạo ra số
Slide tương ứng với số Slide đã được chọn, đồng thời đặt nội dung các
slide vào đúng vị trí ô thể hiện nội dung trên bài giảng như hình dưới:

Hình 1.10 Các slide được đưa vào.

17


×