Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Các trào lưu của nghệ thuật thị giác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.57 KB, 46 trang )

Các trào lưu của Nghệ Thuật Thị Giác
Mục Lục
Phần 1 :
Các trào lưu nghệ thuật thế giới từ Cổ đại đến Hiện đại
Trang 1
_Ancient & Classical Art - Nghệ thuật cổ đại & cổ điển (15000BC/400BC -200AD/350AD - 450AD)
_Medieval & Gothic - Nghệ thuật Trung cổ và Gô-tích (400)
_Renaissance - Nghệ thuật Phục hưng (1300s)
_Mannerism (1520-1600)
_Baroque (1600s)
_Rococo (1700s)
_Neo-Classicism - Nghệ Thuật Tân Cổ điển (1750-1880)
_Romantism - Nghệ Thuật Lãng mạn (1880-1888)
_Hudson River School (1825-1875)_ Trường phái sông Hudson
_Realism -Chủ Nghĩa Hiện thực (1830 - 1870)
_Art & Crafts Movement _ Trào lưu nghệ thuật và thủ công(1850s)
_Pre-Raphaelities -Hậu Raphael (1848-1920s)
_Impressionism - Trường phái Ấn tượng (1867-1886)
_Symbolism -Nghệ thuật Biểu trưng (1885-1910)
_Post -Impressionism - Nghệ thuật Hậu ấn tượng (1880-1920)
_Nabis (1888-1899)
_Art Nouveau _ Nghệ thuật mới [?](Cuối thế kỷ 19)
_Modernism -Nghệ thuật Hiện đại (1890-1940)
_Bloomsbury Group (1904)
_Fauvism - Dã thú (1905-1908)
_Ashcan School_ Trường phái Ashcan (1908-1918)
_Group of Seven _ Nhóm 7 người (1913)
_Art Deco_ Phong cách Nghệ Thuật Trang trí (1920-1930)
_Expressionism - Nghệ Thuật Biểu hiện (1905-1925)
_Der Blaue Reiter (1911)


Trang 2
_Bauhaus (1919-1939)
_Cubism - Trường Phái Lập thể (1908-1914)
_Dada (1916-1920)( Trường phái của cả nghệ thuật và văn học )
_Futurism - Chủ nghĩa Vị lai (1909 - 1944)
_Constructivism _ Nghệ thuật Cấu trúc(1915-1940)
_Surrealism - Chủ nghĩa Siêu thực (1920-1930)( Nghệ thuật và Văn học )
_Harlem Renaissance _ Phục hưng Da đen (1920 - 1930)
_Black Mountain College _ Trường Black Mountain (1930 - 1950)(1930 - 1950)
_Abstract Expressionism _ Nghệ thuật Trừu tượng biểu hiện(1940 - 1960)( Thời hoàng kim của Nghệ
Thuật hiện đại Mỹ )
1


_Indian River School_ Trường phái sông Indian(1950)
_Pop Art (1950 - 1960)( Hậu duệ trực tiếp của Dada )
_Op Art _ Nghệ thuật tạo hiệu ứng thị giác(1960 - ..)
_Minimalism _ Nghệ thuật Cực tiểu ( Tối giản)(1962 - .. )
_Fluxus (1960 - 1965)
_Situationism - Nghệ thuật Tình huống (1957-1972)
_Neo-Expressionism - Nghệ thuật Biểu hiện Mới (1980s)
_Post Modernism - Hậu Hiện đại (1960s - )

Phần 2 :
Các trào lưu nghệ thuật thế giới từ Hiện đại đến Hậu hiện đại (1960 - nay)

( Nguồn )
Các bài viết trong Topic đêu được lấy từ và vẵn tiếp tực được bổ sung &
chỉnh sửa
Đôi nét về Vietnam Visual Arts

Chúng tôi, những nghệ sỹ, bằng nỗ lực cá nhân, thực hiện website www.vnvisualart.com với mục tiêu:
cung cấp nguồn thông tin phong phú và thú vị về nghệ thuật thị giác và giúp bạn nuôi dưỡng tình yêu
nghệ thuật của mình.
Mục đích của chúng tôi là:
Đem đến những thông tin luôn được cập nhật về các hoạt động nghệ thuật thị giác đang diễn ra rất
phong phú trên thế giới. Tuy nhiên với những điều kiện hạn hẹp của chúng tôi, những thông tin này sẽ
được chọn lọc và dịch ra tiếng Việt từ sách, báo, tạp chí nghệ thuật mà chúng tôi có thể tham khảo. Tin
tức về hoạt động nghệ thuật đang diễn ra tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo trên những trang web
khác, và chúng tôi sẽ cung cấp những đường link cho bạn.
Cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về lịch sử nghệ thuật thế giới.
Giới thiệu với bạn công việc của một số nghệ sỹ Việt Nam và nghệ sỹ Quốc tế.
Giới thiệu với bạn những bài viết hay của các nhà phê bình Việt Nam và thế giới.
.............
( Trích Vietnam Visual Arts )
Các trào lưu nghệ thuật thế giới
Từ Cổ đại đến Hiện đại

Ancient & Classical Art Nghệ thuật cổ đại & cổ điển
(15000BC/400BC -200AD/350AD - 450AD[
2


Ancient: Có một vài ví dụ còn đến ngày nay với nghệ thuật cổ đại, thường được tìm thấy trong hang
động, mộ cổ, các bức bích hoạ Ai Cập, đồ gốm và các tác phẩm bằng kim loại.
Classical: Liên quan đến hoặc bắt nguồn từ kiến trúc và nghệ thuật Hy lạp và La Mã cổ đại. Chủ yếu là
các hình hình học hoặc đối xứng hơn là các biểu hiện cá nhân.
Byzantine : Nghệ thuật tôn giáo với đặc trưng là các kiến trúc mái vòm lớn, viền bằng các đường cong
và khảm từ Đế chế Đông La Mã vào thế kỷ thứ 4.
Medieval & Gothic Nghệ thuật Trung cổ và Gô-tích (400)


Medieval & Gothic Nghệ thuật Trung cổ và Gô-tích (400)
Medieval - một loại hình nghệ thuật mang tính tôn giáo cao bắt đầu từ TK5 ở Tây Âu. Đặc trưng của
nó là các bức tranh in khắc gỗ minh hoạ các cảnh trong kinh thánh.
Gothic - Phong cách này thịnh hành ở châu Aâu từ giữa TK12 đến TK16 ở Châu Âu, chủ yếu được
biết đến như một trào lưu kiến trúc với các chi tiết trang trí dễ nhận thấy, các cổng tò vò nhọn và các
vòm nhà.
Đầu tiên xuất hiện ở Pháp, Gothic được coi là một giải pháp thay thế cho kiến trúc La mã. Nó cho
phép xây dựng nhà thờ với tường mỏng hơn và trang trí bằng các cửa sổ bằng kính màu thay vì các
trang trí bằng khảm. Một vài ví dụ điển hình cho phong cách này là các nhà thờ Chatres, Reims và
Amiens. Tên này cũng còn dùng để chỉ các tác phẩm điêu khắc và tranh biểu lộ rõ nét CN Tự nhiên.
Renaissance Nghệ thuật Phục hưng (1300s)
Trào lưu này bắt đầu ở Italy trong TK14 và có nghĩa là sự hồi sinh, mô tả sự sống lại của những thành
tựu nghệ thuật trong thế giới cổ điển. Ban đầu, theo nghĩa đen, Renaissance là sự kiên quyết rời bỏ
khỏi sự chi phối của nhà thờ trong thời đại Trung cổ và lưu tâm đến hoàn cảnh khó khăn tuyệt vọng
của cá nhân trong xã hội. Đó chính là thời điểm mà biểu hiện cá nhân và sự khám phá thế giới trở
thành hai chủ đề chính trong nghệ thuật Phục hưng.
Trào lưu này ra đời nhờ sự nguỵ biện ngày càng gia tăng trong xã hội, đặc trưng bởi sự ổn định về
chính trị, kinh tế thịnh vượng và sự ra đời của CN Thế giới. Giáo đục phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ
này, với các thư viện và viện hàn lâm, cho phép tiến hành nghiên cứu sâu hơn về văn hoá của thế giới
cổ đại.
Thêm vào đó, nghệ thuật thời kỳ này nhận được sự bảo trợ từ các nhóm gây ảnh hưởng trong xã hội
như gia đình Medici ở Florence, gia đình Sforza ở Milan và Giáo hoàng Julius II và Leo X. Các tác
phẩm của Petrarch lần đầu tiên đã biểu lộ sự quan tâm mới đến các giá trị trí tuệ của thế giới vào đầu
thế kỷ 14 và sự lãng mạn của kỷ nguyên này được tìm lại trong thời kỳ Phục hưng có thể thấy trong
các tác phẩm của Boccaccio.
Leonardo da Vinci là nghệ sỹ Phục hưng tiêu biểu đã đưa các giá trị nhân văn của thời kỳ này vào
nghệ thuật, khoa học và các tác phẩm viết của ông. Raphael và Michelangelo cũng là những hình ảnh
quan trọng trong thời kỳ này với các tác phẩm có sức sống hàng TK và là hiện thân của sự hoàn hảo cổ
điển. Các kiến trúc sư thời Phục hưng bao gồm Alberti, Brunelleschi và Bramante.
Nhiều nghệ sỹ Phục hưng đến từ Florence and nơi đây chính là trung tâm quan trọng của nghệ thuật

Phục hưng mặc dù sau đó được thay thế bằng Rome và Venice. Một vài ý tưởng của nghệ thuật Phục
hưng Ý đã lan sang các nước khác ở Châu Âu, ví dụ như nghệ sỹ Phục hưng người Đức Albecht Durer
của trào lưu "Phục hưng miền Bắc". Nhưng đến năm 1500s, Mannerism đã thay thế Renaissance và đó
mới chính là phong cách được bắt gặp trên toàn châu Âu.
Những nghệ sỹ tiêu biểu:Leonardo da Vinci, Raphael, Michelangelo Buonarroti, Sandro Botticelli,
3


Titian

Cecillia Gallarani _Leonardo da vinci (1452-1519),

Raphael

[img]Michelangelo Buonarroti[/img]
Michelangelo Buonarroti

4


Sandro Botticelli

Venus_Titian
Mannerism (1520-1600)
5


Nghệ sỹ của thời kỳ Tiền Phục hưng và Hậu Phục hưng phát triển phong cách đặc trưng của họ từ việc
quan sát thiên nhiên và mô tả nó một cách khoa học và chính xác. Khi phong cách Mannerism chín
muồi vào năm 1520 (năm mất của Raphael), tất cả các vấn đề về kỹ thuật mô tả đều đã được giải

quyết. Một khối lượng kiến thức khổng lồ đã được tích luỹ. Thay vì học từ thiên nhiên, những nghệ sỹ
Mannerism đầu tiên tìm kiếm phong cách của mình, sau đó mới chú ý đến bút pháp.
Trong tranh của thời kỳ Mannerism, bố cục có thể không cần có tâm điểm, không gian có thể được mô
tả một cách mơ hồ, hình có thể được tạo ra một cách kỳ cục như một lực sỹ điền kinh đang nghiêng
người một cách vặn vẹo, méo mó và phóng đại, hay tay chân bị kéo dài ra một cách mềm dẻo, một tay
đang làm một cử chỉ kỳ cục còn tay kia lại đang ở trong tư thế thật duyên dáng, và những cái đầu được
vẽ nhỏ một cách đồng đều và đều theo hình oval. Bố cục tranh bị nhồi nhét bởi các màu sắc đối chọi,
hoàn toàn không giống như màu sắc hài hoà, tự nhiên và gây xúc động mà chúng ta thấy được trong
tranh ở thời kỳ Hậu Phục hưng. Tác phẩm của thời kỳ này hướng tới sự kiếm tìm các yếu tố không ổn
định và trạng thái bồn chồn. Nghệ thuật thời kỳ này thường có nội dung ưa thích quá đỗi những câu
chuyện ngụ ngôn với các ẩn ý dâm đãng.
Những nghệ sỹ tiêu biểu:Andrea del Sarto, Jacopo da Pontormo, Correggio

Madonna of the Harpies_Virgin in Majesty with the Child and the St. Francis and St. John the
Evangelist
Andrea del Sarto

Correggio

Các bạn có thể xem thêm tranh của Correggio tại đây :
/>Baroque (1600s)

Nghệ thuật Baroque nổi lên ở Châu Aâu vào những năm 1600s, như là một phản ứng đối với phong
cách rắc rối và nặng tính công thức Mannerism chiếm lĩnh châu Aâu vào cuối thời kỳ Phục hưng.
Nghệ thuật Baroque ít phức tạp hơn, thực tế hơn và chứa đựng nhiều yếu tố tình cảm hơn Mannerism.
Trào lưu này được khuyến khích bởi nhà thờ Thiên chúa giáo, một trong những thế lực bảo trợ chính
cho nghệ thuật thời đó, như là một sự trở lại với truyền thống và tính tinh thần.
Là một trong những thời đại phát triển huy hoàng nhất trong lịch sử nghệ thuật, nghệ thuật Barroque
được phát triển nhờ sự đóng góp của Caravaggio, Annibale Carracci và Gianlorenzo Bernini cùng
những người khác. Đây cũng là thời đại của Rubens, Rembrandt, Velázquez và Vermeer.

Vào TK18, nghệ thuật Baroque được thay thế bằng một phong cách nghệ thuật trang nhã và trau truốt
6


hơn, nghệ thuật Rococo.
Những nghệ sỹ tiêu biểu:Caravaggio, Rubens, Velázquez, Annibale Carracci, Rembrandt,Vermeer,
Gianlorenzo Bernini, Nicolas Poussin.

The Death of the Virgin
1605-06; Oil on canvas; Louvre
Caravaggio, Michelangelo Merisi da
( Tên của người họa sĩ nổi tiếng người Ý này được gọi theo tên nơi ông được sinh ra )

7


Self Portrait
1629 ; Oil on canvas; The Mauritshuis, The Hague
Rembrandt HARMENSZOON VAN RIJN
Rococo (1700s)

Trong suốt thế kỷ 18 ở Pháp, một tầng lớp trung lưu có thế lực và giàu có mới phát triển rất nhanh và
mạnh, mặc dù giới quý tộc và hoàng gia vẫn là những người bảo trợ chính cho Nghệ thuật. Sau cái
chết của vua Louis XIV và sự từ bỏ cung điện Versailles, xã hội thượng lưu Paris trở thành nguồn nuôi
sống cho phong cách nghệ thuật này. Phong cách này, ban đầu được sử dụng trong việc trang trí nội
thất, sau đó được gọi là Rococo. Rococo xuất phát từ ?rocaille?, trong tiếng Pháp có nghĩa là mã não
trong và được dùng để chỉ những viên đá và vỏ sò được dùng để trang trí nội thất của các hang động.
Do vậy, hình vỏ sò trở thành một motif có tính nguyên tắc trong phong cách Rococo. Phụ nữ trong xã
hội thượng lưu đua nhau trang hoàng nội thất trong nhà ở của họ một cách phù hoa nhất. Vì vậy,
phong cách Rococo bị chi phối và ảnh hưởng bởi khiếu thẩm mỹ của phụ nữ.

Francois Boucher là một hoạ sỹ TK18 mà các tác phẩm của ông thể hiện rõ nét nhất phong cách Pháp
trong thời kỳ Rococo. Được dạy dỗ bởi người cha là một người thiết kế hàng ren, Boucher nổi tiếng
với những bức tranh phong cảnh và thần thoại thư thái và cuốn hút. Ông đã thực hiện các tác phẩm
8


quan trong phục vụ cho Hoàng hậu nước Pháp và Mdm. De Pompadour, tình nhân của vua Louis XV,
người phụ nữ được coi là có quyền lực nhất nước Pháp thời bấy giờ. Boucher là hoạ sỹ được Mdm. De
Pompadour ưa thích nhất và được Bà giao cho thực hiện rất nhiều tranh và công việc trang trí nội thất.
Boucher cũng trở thành người nhà thiết kễ mẫu chịu trách nhiệm chính trong xưởng gốm sứ của hoàng
gia Pháp và là giám đốc nhà máy sản xuất thảm thêu Gobelins. Bức tranh "The Vulcan Presenting
Venus with Arm for Aeneas" là một mẫu điển hình trong các sản phẩm của nhà máy này.
Với đặc điểm trang nhã và trau chuốt những chủ đề khôi hài, phong cách của Boucher trở thành hình
ảnh thu nhỏ của triều đại Louis XV. Đó là việc sử dụng màu sắc nhẹ nhàng và hình thức tế nhị trong
việc mô tả các chủ đề mang tính phù phiếm. Các tác phẩm đặc trưng thường sử dụng các thiết kế trang
trí thú vị để minh hoạ các câu chuyện thần thoại, ví dụ như những câu chuyện về người chăn cừu
Arcadia, với các nữ thần, thần tình ái vui chơi trên bầu trời màu xanh và hồng. Các tác phẩm này phản
ánh cuộc sống suy đồi, phù hoa và vui nhộn của tầng lớp quý tộc Pháp tại thời điểm này.
Rococo đôi khi được coi là giai đoạn cuối của thời kỳ Baroque.
Những nghệ sỹ tiêu biểu:Francois Bouucher, Giovanni Battista Tiepolo, Giovanni Antonio Canaletto,
William Hogarth, Angelica Kauffmann.
Neo-Classicism Cổ điển mới (1750-1880)
Là trào lưu và phong cách nghệ thuật Pháp TK19, bắt nguồn từ sự phản ứng với phong cách Baroque.
Nó làm sống lại những ý tưởng của nghệ thuật cổ đại Hy lạp và La Mã. Những nghệ sỹ neo-classicism
sử dụng các hình thức cổ điển để diễn tả các ý tưởng của họ về sự dũng cảm, sự hy sinh và lòng yêu
nước. David và Canova là hai ví dụ điển hình cho phong cách nghệ thuật này.
Những nghệ sỹ tiêu biểu:Jacques-Louis David, Jean - Auguste-Dominique Ingres, Antonio Canova,
Arnold Bocklin, Thomas Gainsborough, Sir Henry Raeburn, Sir Joshua Reynolds.
Romantism Lãng mạn (1880-1888)
Romanticism phản ứng lại với Neo-classicism và là phong cách mà nổi bật là sự gợi cảm, cái đẹp và

tính cá nhân.
Mặc dù Romanticism và Neo-classicism có những nguyên tắc đối lập, cả hai phong cách này cùng
chiếm lĩnh châu Âu trong nhiều thế hệ, và rất nhiều nghệ sỹ dù ít hay nhiều cũng đã chịu ảnh hưởng
của cả 2 trường phái này. Nghệ sỹ có thể làm việc theo cả 2 phong cách tại những thời điểm khác nhau
hoặc thậm chí pha trộn hai phong cách, tạo ra những tác phẩm lãng mạn giàu tính trí tuệ nhưng sử
dụng phong cách hội hoạ của Neo-classicism.
Những nghệ sỹ tiêu biểu và gắn liền với phong cách này là JMW Turner, Caspar David Friedrich,
William Blake và John Constable.
Ở Mỹ, đại diện cho trào lưu Lãng mạn chính là nhóm Hudson River School với những bức tranh
phong cảnh lãng mạn.
Những nghệ sỹ thành danh với phong cách lãng mạn bao gồm cả những nghệ sỹ tham gia trào lưu PreRaphael và Symbolism. Nhưng những nghệ sỹ Ấn tượng, và phần lớn nghệ thuật của TK20, đều có
nguồn gốc từ truyền thống Lãng mạn.
Những nghệ sỹ tiêu biểu:George Stubbs, Sir Thomas Lawrence, Sir Edwin Landseer, William Blake,
John Constable, Caspar David, Friedrich, John Martin, Eugene Delacroix, JMW Turner, Francisco
Goya
Hudson River School (1825-1875)

Tên này được đặt cho một số những hoạ sỹ vẽ phong cảnh Mỹ hoạt động trong thời kỳ 1825-1875, lấy
cảm hứng từ sự tự hào về phong cảnh đẹp đẽ nơi quê hương họ. Ba hoạ sỹ sáng lập, và cũng là ba tên
tuổi quan trọng nhất là Thomas Cole, Thomas Doughty, Asher B Durand.
Tinh thần yêu nước của các hoạ sỹ thuộc trào lưu Hudson River School đã đem lại sự nổi tiếng cho họ
vào giữa thế kỷ 19.
Những nghệ sỹ tiêu biểu:Thomas Cole, Thomas Doughty, Asher B Durand
9


Realism Hiện thực (1830 - 1870)

Realism, còn được biết đến dưới tên The Realist school, là một trào lưu nghệ thuật diễn ra vào giữa
TK19 và với phong cách nghệ thuật này, các nghệ sỹ đã loại bỏ tính công thức của phong cách Cổ

điển Mới (Neo-Classicsm) và tính màu mè của CN Lãng mạn (Romanticism) để vẽ về những chủ đề
và sự kiện gần gũi với thực tế hơn. Trào lưu này mang theo một số thông điệp chính trị ?xã hội và đạo
đức một cách điển hình, trong việc mô tả sự xấu xí hay các chủ đề thông thường. Daumier, Millet,
Courbet là những hoạ sỹ hiện thực.
Những nghệ sỹ tiêu biểu:Gustav Courbet, Honore Daumier, J A Mac Neil Whistler, Jean-Francois
Millet, Jean-Baptiste- Camille Corot, John Singer Sargeant
Art & Crafts Movement (1850s)
Phong cách Victoria trong trang trí nội thất nặng nề với rất nhiều mẫu đồ đạc được trang trí bằng
những chi tiết nhỏ và thường được phủ bằng những tấm khăn đính tua, phổ biến trong các gia đình
trung lưu ở Anh và Mỹ trong suốt nửa sau của TK19. Tại cả hai nước, kỹ thuật sản xuất hàng loạt đã
thúc đẩy việc sử dụng và phát triển các sản phẩm này theo nhiều phong cách khác nhau. William
Morris, một nhà thơ, nghệ sỹ và kiến trúc sư người Anh đã loại bỏ phong cách phức tạp này để tạo ra
những mẫu thiết kế tiện dụng, đơn giản và khéo léo. Kể từ đó, trào lưu Art & Craft đã được khai sinh.
Cách mạng công nghiệp đã tách rời con người khỏi sự sáng tạo và chủ nghĩa cá nhân. Người công
nhân đóng một vai trò rất khiêm tốn trong guồng máy công nghiệp, sống trong một môi trường toàn
những loại hàng hoá xấu xí được làm bằng máy, mang nhiều tính phô trương hơn là công dụng thực sự
của nó. Tiền đề của trào lưu Art & Crafts được đưa ra nhằm thiết lập lại những mối liên hệ giữa các
sản phẩm tinh xảo, đẹp đẽ với những người thợ, trở về phong cách thiết kế trung thực hơn mà không
thể tìm được trong những sản phẩm sản xuất hàng loạt. Kiến trúc, đồ đạc và nghệ thuật trang trí trở
thành tâm điểm của trào lưu này.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Walter Crane, Dante Gabriel Rosetti, Frank Lloyd Wright, John Ruskin,
Gustav Stickley, Dirk Van Erp, William Morris, Elbert Hubbard, Charles & Henry Greene.
Pre-Raphaelities Hậu Raphael (1848-1920s)
Trào lưu này được thành lập năm 1848 bởi Holman Hunt và John Everett Millais. Tên của trào lưu
được cả nhóm quyết định, mang tính tiêu biểu cho mục đích của nhóm là khám phá lại những phong
cách hội họa của các họa sỹ sống trước thời Raphael. Nhóm nghệ sỹ của trào lưu ban đầu gồm có
Rossetti, anh của ông là William, James Collinson, nhà điêu khắc Thomas Woolner cũng như Hunt và
Millais, chú trọng vào việc nghiên cứu các chi tiết của nghệ thuật thời trung cổ, đặc biệt là sự tỷ mỉ, kỹ
lưỡng của tính biểu trưng và các chủ đề về giai cấp quí tộc.
Sự tranh cãi đã làm suy yếu nhóm ngay từ rất sớm. Những nhà bình luận tin rằng tên tuổi của họ đã

bao hàm rằng họ là những nghệ sỹ xuất xắc hơn cả Raphael, nhưng nhà phê bình John Ruskin, một
người có khả năng gây ảnh hưởng lớn đã làm nên sự thành công cho họ. Tuy nhiên, sau cuộc triển lãm
rất thành công mang tên ?Ophelia? (1850-1851) của Millais tại Academy Exhibition, nhóm đã giải tán.
Rossetti, cùng với William Morris và Edward Burne-Jones thành lập một nhóm thay thế ở Oxford, đặc
biệt quan tâm đến việc mô tả vẻ đẹp siêu thoát và nhợt nhạt, trong khi Millais và Hunt đi theo những
con đường nghệ thuật của riêng mình nhưng vẫn tiếp tục làm việc với những ý tưởng ban đầu của trào
lưu.
Pre-Raphaelism thành công rực rỡ trong kỷ nguyên Victoria và tiếp tục phát triển đến tận đầu TK20
với các nghệ sỹ như Maxwell Armfield và Frank Cadogan Cowper trước khi bị lạc mốt vào những
10


năm 1920s.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Ford Maddox Brown, Dante Gabriel Rossetti, Edward Burne-Jones, Sir John
Everett Millais, William Morris, John William Waterhouse, William Holman Hunt
Impressionism - Ấn tượng (1867-1886)

Là trào lưu nghệ thuật ở Pháp vào TK19, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử hội họa của
châu Âu. Những nghệ sỹ Ấn tượng kết hợp chặt chẽ những phát minh mới của khoa học với thuật sử
dụng màu sắc để đạt được sự mô tả chính xác hơn của màu sắc và sắc độ.
Sự thay đổi đột ngột về hình thức của tranh Ấn tượng có được nhờ sự thay đổi trong phương pháp
luận: trát sơn dầu màu nguyên lên toan thành những vệt màu nhỏ hơn là sử dụng những nét bút lớn, và
vẽ ngoài trời để có thể nắm bắt được ấn tượng trôi qua nhanh và riêng biệt của màu sắc và ánh sáng.
Kết quả là công việc này nhấn mạnh nhận thức của người nghệ sỹ về đối tượng được mô tả cũng nhiều
như là chính đối tượng đó.
Nghệ thuật Ấn tượng là phong cách mà theo đó, người nghệ sỹ bắt giữ được hình ảnh của vật thể mà
bất kỳ người nào cũng nhìn thấy nó như vậy nếu họ chỉ nhìn thấy nó trong một thoáng. Nghệ sỹ Ấn
tượng vẽ tranh với rất nhiều màu sắc và phần lớn các bức tranh đó được vẽ ngoài trời. Các bức tranh
này thường rất sáng sủa và rực rỡ. Họa sỹ Ấn tượng thường mô tả các hình ảnh bằng những mảng màu
rõ nét và không mô tả chi tiết. Có thể kể tên một vài họa sỹ Ấn tượng lớn như Edouard Manet, Camille

Pissarro,Edgar Degas, Alfred Sisley, Claude Monet, Berthe Morisot và Pierre- Auguste Renoir.
Manet là người gây ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của nghệ thuật Ấn tượng. Ông thường vẽ về
cuộc sống thường ngày. Pissaro và Sisley vẽ phong cảnh đồng quê và phong cảnh sông suối. Degas ưa
thích chủ đề về các vũ nữ balê và các cuộc đua ngựa. Morrisot vẽ phụ nữ làm các công việc thường
ngày. Renoir thích mô tả hiệu quả của ánh sáng trên hoa và các hình khác. Monet thì chú ý đến những
thay đổi tinh tế trong không gian.
Trong khi khái niệm nghệ sỹ Ấn tượng bao trùm lên nghệ thuật của thời kỳ đó, có một vài trào lưu nhỏ
phát triển trong lòng nó như Pointillism (Điểm chấm), Art Nouveau và Fauvism (Dã thú).
Pointilism phát triển từ nghệ thuật Ấn tượng và liên quan đến việc sử dụng các chấm màu để tạo vẻ
rực rỡ cho bức tranh khi xem từ xa. Những chấm màu có kích thước bằng nhau không bao giờ bị trộn
lẫn trong nhận thức của người xem và tạo ra hiệu quả lung linh như có thể cảm nhận được trong một
ngày hè nắng nóng. Một trong những họa sỹ bậc thầy trong phong cách này là Seurat với thử nghiệm
đầu tiên của ông trong bức "la Grand Jette" (1886).
Seurat cũng tham gia vào trào lưu Neo-Impressionism (Ấn tượng Mới) cùng với Camille Pissarro,
Paul Gauguin, Henri de Toulouse-Lautrec và Paul Signac. Thuật ngữ "Divisionism" (hiệu ứng chia
nhỏ) mô tả lý luận mà họ đi theo nhưng trên thực tế họ được biết đến với cái tên Pointilism. Hiệu quả
của kỹ thuật này, nếu được sử dụng hoàn hảo, có thể tạo ra sự hấp dẫn hơn nhiều lần so với phương
pháp vẽ truyền thống trộn các màu lẫn vào nhau.
Trào lưu Neo-Impressionism có ảnh hưởng rất ngắn. Tên "Divisionism" cũng được dùng để chỉ một
phong cách nghệ thuật thuộc trào lưu Neo-Impressionism ở Italia trong những năm 1890s-1900s, và
cũng có thể coi đây là tiền thân của trào lưu Futurism xuất hiện năm 1909.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Edouard Manet, Edgar Degas, Claude Monet, Eugene Boudin, PierreAuguste Renoir, Walter Richard Sickert, Frederic Bazille, Mary Casatt, Berthe Morisot, Alfred Sisley,
Camille Pissarro
Symbolism Biểu trưng (1885-1910)
Nghệ thuật Biểu trưng bắt đầu như một phản ứng đối với sự diễn tả tầm thường các chủ đề, mà chú
trọng hơn đến việc sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật có tính gợi mở hơn. Phong cách này có nguồn
11


gốc từ văn học với niềm tin của nhà thơ Baudelaire rằng ý tưởng và tình cảm có thể truyền tải không

chỉ bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn có thể bằng âm thanh và nhịp điệu.
Phong cách của các họa sỹ Symbolism tương đối khác biệt nhưng họ cùng chia sẻ nhiều chủ đề chung,
đặc biệt là sự mê hoặc của sự bí ẩn và huyền bí. Chủ đề tình ái, ăn chơi truỵ lạc và cái chết là những
chủ đề ưa thích của nghệ thuật Biểu trưng. Những nghệ sỹ tiêu biểu cho trào lưu này là 2 họa sỹ người
Pháp. Odilon Redon và Paul Gauguin, nhưng nghệ thuật Biểu trưng không chỉ bị giới hạn trong nước
Pháp mà còn phát triển với những thành viên khác như họa sỹ Nauy Edward Munch, họa sỹ Áo
Gustav Klimt và họa sỹ người Anh Aubrey Beardley.
Trào lưu này cũng được biết đến với cái tên Synthetism (Tổng hợp), nở rộ vào khoảng năm 1886 và
kéo dài đến năm 1910. Đây là một sự phát triển rất quan trọng khi rời xa tính tự nhiên của chủ nghĩa
Ấn tượng và tỏ ra ưu ái đối với những cảm xúc của chủ nghĩa duy lý trí. Một số nhà điêu khắc cũng
tham gia vào trào lưu này như nhà điêu khắc người Bỉ Goerg Minne và nhà điêu khắc người Na Uy
Gustav Vigeland. Với sự thuỷ chung của nghệ thuật Biểu trưng với sức mạnh của khả năng biểu hiện
của đường nét và màu sắc, trào lưu này là yếu tố quyết định trong việc tìm hiểu sự phát triển của nghệ
thuật trừu tượng trong TK20.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Gustav Moreau, Odilon Redon, Gustav Klimt
Post -Impressionism Nghệ thuật Hậu ấn tượng (1880-1920)

Chủ nghĩa Hậu ấn tượng trong tranh của phương Tây, là một trào lưu nghệ thuật ở Pháp mà đã đưa ra
cả sự mở rộng của chủ nghĩa Ấn tượng và cả sự loại bỏ các hạn chế của phong cách nghệ thuật này.
Cái tên Post-Impressionism được nhà phê bình người Anh Roger Fry đưa ra để chỉ các tác phẩm của
các họa sỹ cuối thế kỷ 19 như Paul Cezanne, Georges Seurat, Paul Gauguin, Vincent van Gogh, Henri
de Toulouse-Lautrec, và những người khác. Tất cả những họa sỹ này, ngoại trừ Van Gogh đều là
người Pháp, và phần lớn trong số họ đều bắt đầu sự nghiệp với chủ nghĩa Ấn tượng; Mỗi người trong
số họ đều từ bỏ phong cách này để tạo ra một thứ nghệ thuật mang tính cá nhân cao của riêng mình.
Chủ nghĩa Ấn tượng có nền móng dựa trên sự mô tả vật thể bằng cách ghi lại thiên nhiên trong một
hiệu quả tức thời của ánh sáng và màu sắc. Chủ nghĩa Hậu ấn tượng đã loại bỏ hạn chế này và hướng
đến mục tiêu là sự biểu hiện một cách có tham vọng hơn, tuy nhiên vẫn giữ lại việc sử dụng màu
nguyên và rực rỡ của chủ nghĩa Ấn tượng, cũng như sự tự do trong việc lựa chọn đối tượng và kỹ thuật
vẽ với việc sử dụng nét bút ngắn với các màu sắc bị bẻ gẫy. Tác phẩm của nhứng nghệ sỹ Hậu Ấn
tượng đã tạo nền tảng cho một vài xu hướng phát triển đương đại và cho Chủ nghiã Hiện đại vào đầu

TK 20
Các nghệ sỹ Hậu Ấn tượng thường triển lãm chung, nhưng không giống như những nghệ sỹ Ấn tượng,
những người bắt đầu như những kẻ ưa yến tiệc, thích hội hè, họ thường làm việc trong trạng thái cô
đơn. Cezanne vẽ trong xưởng của mình ở vùng Aix-en-Provence hoang vắng ở phía nam nước Pháp;
sự cô độc cũng được bắt gặp ở Paul Gauguin, người đã chuyển đến sống ở Tahiti năm 1891, và van
Gogh, người đã sống và làm việc ở vùng quê xứ Arles. Cả Gauguin và van Gogh đều loại bỏ tính
khách quan vô thưởng vô phạt của chủ nghĩa Ấn tượng để cố gắng tìm một cách diễn tả mang tính tinh
thần và cá nhân hơn. Sau khi triển lãm cùng với các nghệ sỹ ấn tượng năm 1886, Gauguin đã từ bỏ cái
gọi là "lỗi lầm ghê tởm của tự nhiên chủ nghĩa". Cùng với những nghệ sỹ trẻ như Emile Bernard,
Gauguin tìm kiếm một sự thật đơn giản hơn và một lý luận mỹ học thuần khiết hơn trong nghệ thuật;
ông quay lưng lại với giới nghệ thuật phù phiếm ở Paris, và thay vào đó, Gauguin kiếm tìm cảm hứng
trong các cộng đồng ở nông thôn với các giá trị truyền thống hơn. Giống như trong nghệ thuật trang trí
bằng kính màu thời trung cổ với cách sử dụng màu nguyên, nguyên tắc đồng màu cùng các đường viền
nặng cũng như tính trang trí cao và sự tô màu rực rỡ trong các bản nguyên cảo, hai nghệ sỹ này đã
khám phá tiềm năng diễn tả của màu nguyên và đường viền. Gauguin đặc biệt đã sử dụng sự hài hoà
của những màu đẹp có thể gây thích thú cho giác quan để tạo ra các hình ảnh đầy thi vị của con người
vùng Tahiti mà ông đã sống cùng trong một thời gian dài. Đến Paris năm 1886, họa sỹ người Hà Lan
van Gogh ngay lập tức đã tiếp thu được các kỹ thuật và màu sắc của chủ nghĩa Ấn tượng để diễn tả các
tình cảm sâu sắc của mình. Ông đã chuyển bút pháp sử dụng những nét bút ngắn tương phản của chủ
12


nghĩa Ấn tượng thành những vệt màu cong đầy tính biểu cảm, tăng quá mức sự tươi sáng của chủ
nghĩa Ấn tượng, để có thể chuyển tải được tình cảm và cảm nhận ngây ngất của ông đối với phong
cảnh thiên nhiên.
Nói chung, chủ nghĩa Hậu ấn tượng đã đưa nghệ thuật rời xa chủ nghĩa tự nhiên và hướng tới 2 trào
lưu nghệ thuật lớn ở đầu TK 20, mà được coi là sự thay thế của nó: chủ nghĩa Lập thể và Dã thú, cũng
tìm cách gợi nên tình cảm qua cách sử dụng đường nét và màu sắc.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Paul Cezanne, Vincent Van Gogh, Auguste Rodin, Georges Seurat, Henri de
Toulouse-Lautrec, Amedeo Modigliani, Paul Gauguin, Paul Signac

Nabis (1888-1899)

Nabis có nghĩa là "Nhà tiên tri" trong tiếng Hebrew, được nhà thơ Cazalis đặt cho một nhóm nghệ sỹ
với tính cách khác nhau như Bonnard, Vuillard, Denis, Sérusier, Vallotton, Roussel, Ibels, Piot,
Verkade và Ripple -Ronai.
Sérusier là hạt nhân của trào lưu. Tháng 11/1888 ông đưa ra một bức tranh nhỏ có tính tuyên ngôn,
"The Talisman", được vẽ ở Pont Aven dưới sự hướng dẫn của Gauguin. Nhóm thường hội họp ở Café
Brady, nơi họ đưa ra châm ngôn của nhóm với Denis là nhà lý luận. Mục đích chung của nhóm là cố
gắng ghi lại suy nghĩ và cảm giác thông qua năng lực liên tưởng của việc sử dụng một cách tự do
những đường thẳng và màu sắc. Họ đi theo những kiểu mẫu được lấy từ các nền văn minh nguyên
thuỷ hoặc xa xôi như: tranh in Nhật Bản, nghệ thuật Hy lạp cổ, tượng thời trung cổ, nghệ thuật ghép
kính màu thường được sử dụng trong nhà thờ hay những bức tranh Italia cổ. Chiều sâu và kỹ thuật
chạm khắc bị từ bỏ và các hình thức cách điệu hoá được truyền tải bẳng những mảng màu nguyên
được bao quanh bằng một đường thẳng liên tục. Nhịp điệu được tạo ra nhờ cách sử dụng đường nét
vặn vẹo hoặc các hình trang trí dạng cuộn hay lượn cong mang tính biểu hiện cao. Với những nguyên
tắc chung này, một vài xu hướng nổi lên từ bên trong nhóm. Các công việc mang tính tính thần cao
của Denis, Sérusier và Verkade khoác vào bản chất bí ẩn của "biểu tượng hiện đại". Với Bonnard và
Vuillard, đó là sự quan trọng của sự mô tả một vũ trụ riêng, trong khi Vallotton tập trung vào việc
quan sát chân thật xã hội. Mục tiêu của nhóm là tạo ra sự hoà nhập nghệ thuật với cuộc sống, điều đã
được chứng tỏ trong lĩnh vực trang trí: cửa sổ bẳng kính màu, vải, giấy dán tường, thảm thêu, trang trí
sân khấu. Họ cũng thực hiện các posters và đóng góp trong việc hồi sinh nghệ thuật in khắc gỗ bằng
việc vẽ minh họa và viết bình luận. Cùng với xu hướng thời đại, họ là những nghệ sỹ dẫn đầu trong
giới những người theo chủ nghĩa Biểu trưng (Symbolism) trong các lĩnh vực như thơ ca, văn học, sân
khấu và báo chí. Nhóm Nabis triển lãm chung lần cuối cùng ở gallery Durand-Ruel năm 1899, nhưng
tại thời điểm này, mỗi thành viên của nhóm đã đi theo con đường riêng của mình
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Pierre Bonnard, Felix Vallotton, Maurice Denis, Edouard Vuillard, KerXavier Roussel, Paul Sérusier
Art Nouveau (Cuối thế kỷ 19)

Thuật ngữ này dùng để mô tả một phong cách trang trí thịnh hành từ thập niên cuối cùng của TK19
cho đến đầu thế chiến I. Nó được nhận ra bởi phong cách trang trí phức tạp, tỷ mỉ bằng cách sử dụng

các đường thẳng không đối xứng, thường mô tả hoa lá hay các hình xoắn, hoặc là mái tóc đang bay
trong gió của người phụ nữ. Đây được coi là một trong những thời kỳ gây ấn tượng nhất của nghệ
thuật trang trí, chẳng hạn trong trang trí nội thất, các tác phẩm làm từ thuỷ tinh hoặc đồ trang sức. Tuy
nhiên, cũng có thể tìm thấy phong cách này ở các poster và minh họa cũng như trong một vài bức
tranh hay tượng ở thời kỳ này.
13


Trào lưu này được đặt tên theo một cửa hàng ở Paris họat động với mục đích thúc đẩy và ủng hộ cho
các ý tưởng nghệ thuật hiện đại: "la Maison de l?Art Nouveau". Nó chịu ảnh hưởng của nghệ thuật
Biểu trưng về sự chia sẻ sự quan tâm đến các chi tiết đẹp, cũng như chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ
thuật Celtic và Nhật Bản. Art Nouveau nở rộ ở Anh cùng với trào lưu tiến bộ Art & Craft, nhưng đã
thực sự thành công trên toàn thế giới.
Nghệ sỹ nổi bật nhất của trào lưu là họa sỹ minh họa Aubrey Beardsley và Walter Crane ở nước Anh;
kiến trúc sư Henri van de Velde và Victor Horta ở nước Bỉ; nhà thiết kế đồ trang sức René Lalique ở
Pháp; họa sỹ Gustav Klimt ở nước Áo; kiến trúc sư Louis Sullivan ở Mỹ. Chủ đề chung của trào lưu
thường là biểu trưng và cái đẹp. Trào lưu Art Nouveau mặc dù không phát triển sau năm 1914 nhưng
đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nghệ thuật trừu tượng.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Gustav Klimt, Aubrey Beardsley, Hector Guimard, Alphonse Mucha,
Antonio Gaudi, Henri de Toulouse-Lautrec
Modernism Nghệ thuật Hiện đại (1890-1940)

Nghệ thuật Hiện đại xuất phát từ nghệ thuật truyền thống và sử dụng các hình thức mới mẻ trong biểu
hiện để phân biệt nhiều phong cách khác nhau trong nghệ thuật và văn học vào cuối TK19, đầu TK20.
Nghệ thuật Hiện đại quan tâm đến các loại sơn mới và các chất liệu mới, biểu hiện tình cảm, ý tưởng,
và việc sáng tạo trừu tượng hoá và theo trí tưởng tượng, hơn là giới thiệu sự vật một cách thực tế.
Nghệ thuật loại này đòi hỏi người thưởng thức phải quan sát kỹ lưỡng để nhận thấy một vài yếu tố về
nghệ sỹ, mục đích và môi trường của anh ta trước khi đánh giá tác phẩm. Paul Cezanne được coi là
"Cha đẻ của Nghệ thuật Hiện đại"
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Paul Cezanne, Edouard Manet

Bloomsbury Group (1904)

Năm 1904, bốn người con của Leslie Stephen, trong đó có Vanessa Bell, dựng một căn nhà ở vùng
Bloomsbury, và cùng với những người bạn của gia đình, họ tạo thành một nhóm được gọi là ?
Bloomsbury Group?. Tham gia vào nhóm này có cả văn sỹ Lytton Strachey, người đã cống hiến nhiều
công sức cho việc thành lập Hội đồng Nghệ thuật Anh Quốc vào năm 1945.
Nhóm đã tạo ra nền tảng cho cuộc cách mạng về chủ nghĩa hình thức trong mỹ học của Clive Bell và
Roger Fry, và sự đấu tranh cho nghệ thuật Hậu Ấn tượng. Vanessa Bell và Duncan Grant cùng làm
việc tại Omega Workshop (1913-1919), với những nỗ lực nhằm phá vỡ sự phân biệt giữa nghệ sỹ và
thợ thủ công, cũng như để trang hoàng lâu đài Charleston, gần Lewes.
Fauvism - Dã thú (1905-1908)
Là trào lưu nghệ thuật tiên phong đầu tiên diễn ra trong TK20, Fauvism được nhận ra bởi các bức
tranh sử dụng màu sắc mạnh, rực rỡ, hoa mỹ và không bắt nguồn từ tự nhiên.
Phong cách này về thực chất giống như phong cách của Nghệ thuật Biểu hiện, và thường mô tả phong
cảnh với hình thức đã bị bóp méo. Các nghệ sỹ Dã thú lần đầu tiên triển lãm chung với nhau vào năm
1905 ở Paris. Họ đặt tên cho phong cách của mình khi trong buổi triển lãm đó, một nhà phê bình đã
chỉ vào một bức tượng theo phong cách Phục hưng bày ở giữa gallery và kêu lên một cách nhạo báng:
"Donatello giữa những con dã thú". Cái tên "Dã thú" trở thành nổi tiếng và được các nghệ sỹ chấp
nhận một cách hân hoan.
Trào lưu này là đối tượng của sự chế giễu và nhạo báng trong suốt thời gian phát triển của nó, nhưng
14


bắt đầu nhận được sự tôn trọng khi được chú ý đến bởi những nhà buôn nghệ thuật lớn như Gertrude
Stein. Những nghệ sỹ liên quan đến trào lưu Dã thú bao gồm Mastisse, Rouault, Derain, Vlaminck,
Braque và Dufy. Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn (1905-1908), nhưng Fauvism đã gây
ảnh hưởng lớn đến cuộc cách mạng của nghệ thuật TK20.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Andre Derain, Raoul Dufy, Henri Matisse, Maurice de Vlaminck
Ashcan School (1908-1918)
Tên này được gắn một cách nhạo báng với một nhóm nghệ sỹ Mỹ, vào năm 1908, đã tự gọi mình là

New York Realist hoặc The Eight. Với Robert Henri là hạt nhân, ban đầu nhóm hoạt động ở
Philadelphia và sau đó chuyển đến New York. Nhóm bao gồm William J. Glackens, John Sloan,
George Luks và Everett Shinn.
Họa sỹ trong nhóm "Ashcan School" ban đầu là những họa sỹ minh họa cho tạp chí, vẽ về những cảnh
trong cuộc sống ở thành phố bằng phong cách trực tiếp, lấy cảm hứng một cách hờ hững từ Manet.
Các tác phẩm của họ phản ứng lại Simbolism và phong cách vẽ tả thực thịnh hành tại Mỹ trong thập
kỷ đầu tiên của TK 20. Hơn bất kỳ một thông điệp xã hội nào, mối quan tâm chính của nhóm là cuộc
sống phong phú và sinh động, như ở New York, tại thời điểm đó đang chuyển thành một thành phố
hiện đại.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Robert Henri, William J. Glackens, John Sloan, George Luks, Everett Shinn.
Group of Seven (1913)

Là nhóm họa sỹ người Anh-Canada chính thức được thành lập năm 1920 cho một cuộc triển lãm,
nhưng công việc của những người này thực sự bắt đầu từ năm 1913, khi các thành viên của nhóm gặp
nhau ở Toronto: Harris, quay trở về từ Mỹ, J.E.H. MacDonald, một người vẽ rất giỏi và những họa sỹ
thương mại như Arthur Lismer, Fred Varley, Frank Carmichael và A.Y. Jackson. Nhóm nghệ sỹ này
tìm kiếm một nghệ thuật riêng cho mình qua các bức tranh phong cảnh Canada, đặc biệt là ở các vùng
lãnh thổ phía Bắc với phong cách trang trí xuất phát từ Fauvism và Art Nouveau, mà họ đã khám phá
được tại một cuộc triển lãm các bức tranh vùng Scandinavia được tổ chức ở Buffalo. Năm 1933, nhóm
đã có những thành công lớn và trở nên nổi tiếng trong cộng đồng nói tiếng Anh ở Canada. Sau đó
nhóm được mở rộng và được gọi là "Nhóm họa sỹ Canada", nhưng ít được đón nhận ở Quebec, do khó
có thể nhận ra được phong cách của nhóm trong những bức tranh phong cảnh trống trải, không có dân
cư của vùng này. Tuy nhiên, họ rất kiêu hãnh về tính địa phương chủ nghĩa của phong cách nghệ thuật
của mình
Art Deco (1920-1930)
Là một trào lưu nghệ thuật liên quan đến sự pha trộn các phong cách của nghệ thuật trang trí hiện đại,
phát triển mạnh trong thời kỳ 1920-1930. Đặc điểm chính của trào lưu này bắt nguồn từ hàng loạt
phong cách hội họa tiên phong ở đầu thế kỷ 20. Tác phẩm của trào lưu Art Deco mang các đặc điểm
của nghệ thuật Lập thể, Constructivism và Vị lai - với sự trừu tượng, bóp méo, tinh giản hoá và đặc
biệt là các hình hình học và màu sắc mạnh mẽ - ca tụng thời đại của tốc độ, thương mại và công nghệ.

Tác động của máy móc có thể nhìn thấy rõ rệt hơn trong những hình ảnh lặp lại và trùng khớp từ năm
1925; và vào năm 1930, có thể thấy rõ trong hình dạng khí động học bắt nguồn từ sự phát triển của
môn khí động học.
Tên Art Deco xuất hiện năm 1925 tại một triển lãm lớn được tổ chức ở Paris nhằm tôn vinh cuộc sống
trong thế giới hiện đại mang tên: "Exposition Internationale des Arts Decoratifs Industriels et
15


Modernes"
Thường được coi là phong cách trang nhã và phức tạp trong kiến trúc và nghệ thuật ứng dụng, được sử
dụng cho các sản phẩm từ sang trọng làm bằng các vật liệu đẹp cho đến các sản phẩm sản xuất hàng
loạt dành cho giới trung lưu đang tăng trưởng mạnh trong xã hội.
Expressionism - Biểu hiện (1905-1925)

Thuật ngữ này được dùng để chỉ việc sử dụng bút pháp xuyên tạc và phóng đại để tạo hiệu quả tình
cảm, xuất hiện đầu tiên trong văn học đầu thế kỷ 20. Khi được đưa vào hội họa, bút pháp là yếu tố
đóng vai trò quyết định với việc sử dụng các màu sắc mạnh, nét bút kích động và không gian rời rạc.
Không chỉ là một phong cách hội họa đơn thuần, đó còn là một bầu không khí nghệ thuật đã gây ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật múa, điện ảnh, văn học và sân khấu.
Expressionism là phong cách nghệ thuật mà nghệ sỹ muốn mô tả không phải là hiện thực khách quan
mà là cảm xúc chủ quan và các phản ứng của vật thể gợi nên do sự tác động của chính nó và các sự
kiện tương tác đến nó. Nó đạt được điều này nhờ vào tính xuyên tạc, phóng đại, nguyên sơ, giàu tính
tưởng tượng và bằng cách sử dụng một cách sinh động, xung đột, dữ dội hoặc có tính động học các
yếu tố hình thức. Theo nghĩa rộng hơn, Expressionism là một dòng chảy của nghệ thuật cuối thế kỷ 19
và đầu thế kỷ 20 mà sự biểu hiện suy nghĩ riêng cũng như nhân cách, hay tính biểu hiện bản thân một
cách tự phát của tác giả được đẩy lên cao trào và đó cũng là đặc điểm của hàng loạt nghệ sỹ và trào lưu
nghệ thuật hiện đại.
Không giống như nghệ thuật Ấn tượng, mục đích của nó không phải là việc mô phỏng lại ấn tượng tạo
ra bởi thiên nhiên, mà gây ấn tượng mạnh mẽ đến cảm quan của người nghệ sỹ đối với sự hiện diện
của thiên nhiên. Người nghệ sỹ biểu hiện thay thế hiện thực khách quan thị giác bằng hình ảnh của vật

thể đó do người nghệ sỹ tự cảm nhận được như là một sự hiện diện một cách chính xác ý nghĩa thực sự
của nó. Việc tìm kiếm sự hoà hợp và hình thức không quan trọng bằng việc cố gắng để đạt được sự
biểu hiện mạnh mẽ nhất, cả về cách nhìn của mỹ học cũng như theo ý tưởng phê bình nhân văn.
Nghệ thuật Biểu hiện được đánh giá chủ yếu ở Đức vào năm 1910. Như là một trào lưu quốc tế, nghệ
thuật Biểu hiện cũng được cho là sự kế thừa của một vài hình thức nghệ thuật thời trung cổ và trực tiếp
hơn, là hậu duệ của Cezane, Gauguin, Van Gogh và trào lưu Dã thú.
Nghệ sỹ nổi tiếng nhất của trào lưu này là nghệ sỹ Đức Max Beckmann, Otto Dix, Lionel Feininger,
George Grosz, Ernst Ludwig Kirchner, August Macke, Emil Nolde, Max Pechstein, nghệ sỹ người Áo
Oskar Kokoschka, nghệ sỹ người Séc Alfred Kubin và nghệ sỹ người Nauy Edward Munch cũng liên
quan đến trào lưu này. Trong thời gian sống ở Đức, nghệ sỹ người Nga Kandinsky cũng là một người
nghiện chủ nghĩa Biểu hiện.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: George Rouault, Franz Marc, Edvard Munch, Oskar Kokoschka, Ernst
Ludwig Kirchner, Marc Chagall, Egon Schiele.
Der Blaue Reiter (1911)

Tên mà Marc và Kandinsky chọn để đặt cho một tuyển tập các bài viết về nghệ thuật hiện đại:
"Almanac" - nhà xuất bản Piper ở Munich, tháng 5/1912. Dự án này được bắt đầu thực hiện vào tháng
6/1911, theo một hợp đồng được ký vào tháng 9/1911, và các công việc biên tập được thực hiện trong
mùa thu năm đó với sự đóng góp của nhiều nghệ sỹ và nhạc sỹ. Tên này cũng được đặt cho triển lãm
tuyên ngôn của nhóm sau khi bị tống ra khỏi Neue Kunstlervereinigung. Triển lãm này khai mạc ngày
8/12/1911 ở Gallery Thannhauser và đã thu hút sự chú ý của những người bất đồng quan điểm như
Macke, Munter, Campendonk và David Burliuk. Tính độc đáo của cuốn sách và cuộc triển lãm này là
sự cởi mở đối với tất cả các loại hình nghệ thuật, kể cả đó là nghệ thuật Hiện thực hay là Trừu tượng,
đem phương Tây và phương Đông đứng chung với nhau trong một banner quảng cáo, và công bố "sự
cần thiết bên trong" của nghệ sỹ. Triển lãm thứ 2 được tổ chức vào tháng 2/1912 ở Goltz gallery, trưng
bày 315 tác phẩm của các nghệ sỹ Đức, Nga, Pháp trong đó có Klee, Braque, Picasso và Derain.
Những sự kiện này đánh dấu một mốc quyết định trong nghệ thuật hiện đại của Đức. Kế họach cho
16



cuốn "Almanac 2" đã không bao giờ được thực hiện. Chiến tranh đã hạ màn cho họat động của nhóm
biên tập.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Franz Marc, Wassily Kandinsky
Bauhaus (1919-1939)
Bauhaus là trường nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc được thành lập năm 1919 ở Đức. Phong cách
Bauhaus được nhận ra bởi các thiết kế có tính hình học và kinh tế giản dị và bởi sự lưu tâm đặc biệt
của nó đến chất liệu.
Trường Bauhaus được thành lập năm 1919 khi Walter Gropius được chỉ định là hiệu trưởng của 2
trường nghệ thuật ở Weimar và hợp nhất hai trường làm một. Tên Bauhaus được Walter đặt do đảo
ngược từ "Hausbau" nghĩa là "xây dựng nhà".
Phương pháp giảng dạy tại trường tập trung vào việc đào tạo kỹ năng thực hành thuần thục và sinh
viên được khuyến khích thiết kế các sản phẩm hàng hoá mà có thể đưa vào sản xuất hàng loạt. Điều
này đã gây tranh cãi kịch liệt và do không phù hợp với quan điểm của cánh tả ở Weimar, trường
Bauhaus phải dời đến Dessau năm 1925.
Trường Bauhaus phải dời một lần nữa đến Berlin năm 1932 và bị Phát xít Đức đóng cửa vào năm
1933. Trường Bauhaus hội tụ được những giáo viên với tên tuổi lẫy lừng như Paul Klee, Lyonel
Feininger, Wassily Kandinsky, Laszlo Moholy -Nagy và Marcel Breuer. Phong cách Bauhaus đến nay
vẫn còn gây ảnh hưởng đến kiến trúc, thiết kế nội thất, ngành in và dệt. Chúng ta thật sự không thể
nhận ra một thế giới hiện đại mà không có sự hiện diện của nó.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Walter Gropius, Franz Marc, Laszlo Moho-Nagy, Lyonel Feininger, George
Muche, Oskar Schlemmer, Johannes Itten, Paul Klee, Wassily Kandinsky.
Cubism Lập thể (1908-1914)
Trào lưu nghệ thuật lập thể bắt đầu ở Paris vào khoảng năm 1907. Nổi bật nhất là Pablo Picasso và
George Braque, những nghệ sỹ lập thể đã phá vỡ truyền thống đã tồn tại hàng thế kỷ trước bằng việc
loại bỏ điểm nhìn đơn trong tranh của họ. Thay vào đó, họ sử dụng một hệ thống phân tích trong đó
một vật thể ba chiều được bẻ vỡ và mô tả từ một vài điểm nhìn khách nhau trong cùng một lúc.
Trào lưu được diễn đạt như là "một phương pháp mô tả thế giới mới", và đồng hoá các ảnh hưởng từ
bên ngoài, chẳng hạn nghệ thuật châu Phi, hay các lý thuyết về tự nhiên mới, chẳng hạn "Thuyết tương
đối" của Einstein.
Trào lưu lập thể thường được chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ Lập thể phân tích (1907-1912) và Lập thể

tổng hợp (1913-1920s). Lập thể phân tích cố gắng đưa ra vật thể như được nhận thức bằng trí tuệ chứ
không phải là sự nhận biết bằng mắt. Lập thể tổng hợp tạo ra các tác phẩm được sáng tác bởi hình thức
đơn giản hơn với những màu sắc tươi sáng hơn. Những nghệ sỹ tiêu biểu khác của Trào lưu nghệ thuật
lập thể bao gồm Robert Delaunay, Francis Picabia, Jean Metzinger, Marcel Duchamp và Fernand
Leger.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: George Braque, Fernand Leger, Sir Jacob Epstein, Pablo Picasso, Piet
Mondrian, Juan Gris.
Dada (1916-1920)
Là trào lưu nghệ thuật quốc tế do các nghệ sỹ và nhà văn ở châu Âu đưa ra trong khoảng 1915-1922
trên tinh thần nổi loạn và vô chính phủ. Dada say sưa với những điều được cho là ngớ ngẩn và nhấn
mạnh vai trò của sự không dự đoán trước được trong sự sáng tạo nghệ thuật.
Bắt đầu tại Zurich với hành động của nhà thơ người Pháp Tzara khi ông thọc con dao nhíp vào trong
cuốn từ điển để tìm một từ bất kỳ để đặt tên cho trào lưu này. Ngay hành động này cũng một phần nói
lên sự quan trọng của "tính cơ hội" trong nghệ thuật của Dada. Sự bất kính là một đặc điểm nổi bật
khác của Dada: tại một trong những triển lãm tai tiếng nhất của nhóm nghệ sỹ Dada, do Max Ernst tổ
chức, rìu búa đã được cung cấp cho người xem để đập bỏ những tác phẩm đang được trưng bày tại đó.
Trong khi bề ngoài có vẻ là rất khiếm nhã, những nghệ sỹ Dada đã thực sự bị kích động do bị vỡ mộng
và bị xúc phạm về đạo đức, gây nên bởi sự tàn sát chưa từng xảy ra trong thế chiến I và mục đích
chính của trào lưu nghệ thuật này là gây sốc và đưa mọi người ra khỏi sự tự mãn sau chiến tranh.
17


Những nghệ sỹ tiêu biểu của trào lưu là Marcel Duchamp (người vẽ thêm râu cho Mona Lisa - một tác
phẩm kinh điển của Dada), George Grosz, Otto Dix, Hans Richter and Jean Arp. Dada có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến Pop Art, mà đôi khi còn được gọi là Dada-Mới.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Hans Arp, Marcel Duchamp, Raoul Hausmann, Johannes Baader, Paul
Eluard, John Heartfield, Hugo Ball, Max Ernst, Hans Richter, Andre Breton, George Grosz, Kurt
Schwitters.
Futurism - Chủ nghĩa Vị lai (1909 - 1944)


Là trào lưu nghệ thuật được dấy lên bởi những nghệ sỹ tiên phong Italia, lấy cảm hứng từ tốc độ, công
nghệ và tính hiện đại, Chủ nghĩa Vị lai đã mô tả tính động của cuộc sống của TK20, tán tụng chiến
tranh, máy móc và thiên vị CN Phát xít.
Trào lưu này phát triển mạnh nhất trong khoảng từ năm 1909, khi mà tuyên ngôn về Chủ nghĩa Vị lai
được Filippo Marinetti đưa ra lần đầu tiên, cho đến hết thế chiến lần thứ I. Trào lưu nghệ thuật Vị lai
là trào lưu nghệ thuật duy nhất có tính tự sáng tạo.
Ý tưởng của Vị lai luôn đến trước, theo sau là một nhóm công chúng phô trương; và chỉ sau đó, nghệ
sỹ mới có thể tìm được phương tiện để diễn đạt điều đó. Tuyên ngôn của Marinetti, in trên trang nhất
của báo Le Figaro, rất khoa trương và mang sắc thái kích động: "hãy châm lửa vào các kệ sách..tràn
nước vào các viện bảo tàng" - có nghĩa là Marinetti mong muốn làm sốc công chúng hơn là khám phá
những chủ đề của chủ nghĩa Vị lai.
Những nghệ sỹ Vị lai có ý định rất nghiêm túc và muốn đi xa hơn những lời nói khoa trương của
Marinetti. Mục đích của họ là mô tả sự cảm thụ bằng cảm giác như là "sự tổng hợp những gì mà người
đó nhớ trong tiềm thức và những gì mà người đó nhìn thấy", và nắm bắt được những"đường động lực"
của vật thể, theo như cách nói của họ.
Việc đưa ra "hình thức của chuyển động" đã ảnh hưởng đến rất nhiều nghệ sỹ, trong đó có Marrcel
Duchamp và Robert Delaunay, và các trào lưu nghệ thuật khác như Lập thể hay Constructivism.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Filippo Tommaso Marinetti, Giacomo Balla, Umberto Bocccioni, Carlo
Carras, Gino Severini
Constructivism_ Cấu Trúc(1915-1940)

Constructivism là sự sáng tạo của những nghệ sỹ tiên phong ở Nga và sau đó lan rộng khắp lục địa
châu Âu. Đức là nơi mà trào lưu nghệ thuật này phát triển mạnh nhất bên ngoài nước Nga. (Đặc biệt,
Đức là quê hương của Walter Gropius's Bauhaus - trường nghệ thuật cấp tiến thời đó luôn ủng hộ cho
trào lưu này), tuy nhiên các ý tưởng của trường phái Constructivism cũng lan đến các trung tâm nghệ
thuật khác như London, Paris và thậm chí cả Mỹ.
Tính quốc tế của trường phái này được minh chứng bằng quốc tịch của những nghệ sỹ. Naaum Gbo,
Antoine Pevsner và El Lissizky mang nghệ thuật Constructivism từ Liên Xô cũ đến phương Tây,
Laszlo Moho-Nagy đến nước Đức từ Hungary, Theo van Doesburg đến từ Hà lan, Ben Nicholson từ
nước Anh, Josef Albers và Hans Richter là những nghệ sỹ người Đức tham gia vào trào lưu này và là

những người phổ biến trường phái này ra thế giới.
Nghệ thuật Constructivism được đánh dấu bởi sự tận tụy với nghệ thuật trừu tượng và sự chấp nhận
bằng cả trái tim đối với chủ nghĩa hiện đại. Giàu tính hình học, các tác phẩm Constructivism thường là
các thử nghiệm và hiếm khi biểu lộ tình cảm. Các hình thức khách quan được cho là mang các ý nghĩa
của vũ trụ được ưa thích hơn là các đối tượng cụ thể hoặc con người. Trường phái nghệ thuật này cũng
thường xuyên sử dụng sự tinh giản, đưa tác phẩm nghệ thuật đến các yếu tố cơ bản của nó. Các chất
liệu mới cũng thường được sử dụng. Một lần nữa, hoàn cảnh lại là một yếu tố quan trọng: Nghệ sỹ của
trường phái Constructivism tìm kiếm một thứ nghệ thuật của trật tự, với nỗ lực loại bỏ quá khứ (trật tự
cũ được thiết lập trong thế chiến I) và dẫn dắt đến một thế giới hoà bình, đồng nhất và hiểu biết hơn.
Dòng tư tưởng ngầm không tưởng này biến mất trong nghệ thuật trừu tượng trong thời gian gần đây
mà được coi là gắn liền với Nghệ thuật Constructivism.
18


Những nghệ sỹ tiêu biểu: Vladimir Tatlin, Wassily Kandinsky, El Lissitzky, Kasimir Malevich,
Alexander Rodchenko, Laszlo Moholy-Nagy, Alexandra Exter, Robert Adams
Surrealism Chủ nghĩa Siêu thực (1920-1930)
Là trào lưu nghệ thuật và văn học cống hiến cho sự biểu hiện của sự tưởng tượng được tiết lộ trong
những giấc mơ, thoát khỏi sự kiểm soát của ý thức về nguyên do và lệ thường của logic. Chủ nghĩa
Siêu thực kế thừa tính nhạy cảm đối với việc chống lại chủ nghĩa duy lý của Dada, nhưng với tinh thần
nhẹ nhàng hơn. Giống như Dada, nghệ thuật Siêu thực được hình thành bởi những lý thuyết về nhận
thức của con người về thực tế và bị ảnh hưởng rõ ràng nhất bởi lý thuyết về vô thức của Freud.
Xuất hiện năm 1924 ở Paris với tuyên ngôn của André Breton về chủ nghĩa Siêu thực, mục tiêu chính
của nó là "để giải quyết các điều kiện tương phản trước đây của giấc mơ và hiện thực, nhằm đạt tới
một thực tại tuyệt đối hay siêu hiện thực". Nguồn gốc của phong cách này có thể nhận ra trong các tác
phẩm thơ của các nhà thơ Pháp như Arthur Rimbaud, Charles Baudelair và Lautreamont, người đã
tổng kết được tình yêu của những người theo CN Siêu thực đối với những điều phi lý. "Cái đẹp có thể
được cảm nhận trong một cơ hội nào đó khi bắt gặp một chiếc máy may và một chiếc dù trên một cái
bàn mổ"
Những nghệ sỹ tiêu biểu của trào lưu này là Salvador Dali, Max Ernst, René Magritte và Joan Miro.

Ngày nay chúng ta vẫn có thể nhận thấy ảnh hưởng của chủ nghĩa Siêu thực đến văn hoá Pop, đặc biệt
là trong ngành công nghiệp quảng cáo.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Marcel Duchamp, Rene Magritte, Man Ray, Goergia O'Keeffe, Joan Miro,
Dorothea Tanning, Max Ernst, Salvador Dali, MC Escher, Sir Henry Moore, Pablo Picasso
Harlem Renaissance (1920 - 1930
Từ năm 1920 đến khoảng năm 1930, diễn ra sự bùng nổ các họat động sáng tạo chưa từng có trong
lịch sử của người Mỹ gốc Phi xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật. Bắt đầu bằng hàng loạt
các cuộc tranh luận văn học ở vùng hạ Manhattan (Greenwich Village) và vùng thượng Manhattan
(Harlem) ở New York, trào lưu văn hoá Mỹ gốc Phi này được biết đến với cái tên "Trào lưu người da
đen mới" và sau đó là "Phục hưng ở Harlem". Hơn là một trào lưu văn học và một cuộc nổi dậy trong
xã hội chống lại sự phân biệt chủng tộc, trào lưu này hướng tới sự đề cao nền văn hoá độc đáo của
người Mỹ gốc Phi và đánh giá lại tính biểu hiện của nền văn hoá đó. Người Mỹ gốc Phi được khuyến
khích tôn vinh các di sản của họ và trở thành một "người da đen mới", một thuật ngữ được dùng năm
1925 bởi nhà phê bình -xã hội học Alain LeRoy Locke.
Một trong những yếu tố đóng góp vào sự phát triển của trào lưu này là sự di cư hàng loạt của người
Mỹ gốc Phi lên các thành phố phía Bắc nước Mỹ (New York, Chicago và Washington D.C) vào giữa
những năm 1919 ?1926. Trong cuốn sách gây được ảnh hưởng lớn của mình "Người da đen mới" 1925, Locke đã mô tả sự di cư lên miền Bắc của người da đen như là "một sự giải phóng về tinh thần
cho người nô lệ". Sự di cư của người da đen vào các thành phố, kết hợp với xu hướng phát triển trong
xã hội Mỹ thời đó, sự tiến bộ của những người da đen có học thức và cấp tiến ? bao gồm cả Locke,
Marcus Garvey, sáng lập viên Hiệp hội Người da đen tiến bộ toàn cầu (UNIA) và W.E.B.Du Bois,
biên tập viên tạp chí "The Crisis" - tất cả đã đóng góp vào việc tạo ra một phong cách riêng biệt và sự
thành công chưa từng có của các nghệ sỹ da đen trong thời kỳ "Phục hưng ở Harlem"
Black Mountain College (1930 - 1950)
Là trường Đại học mang tính thử nghiệm đầu tiên được thành lập năm 1933. Bên cạnh việc đào tạo,
nơi đây được tổ chức như là một địa điểm không chính thức cho các cuộc gặp gỡ và thảo luận, và bởi
chất lượng và xuất xứ của các tác phẩm mà nó nuôi dưỡng, nó nhanh chóng nổi tiếng như là một trung
tâm nghệ thuật, nơi mà rất nhiều nhà chuyên nghiệp lẫy lừng bắt đầu sự nghiệp của họ. Albers, đến từ
nước Đức do chạy trốn CN phát xít, là giám đốc khoa nghệ thuật trong thời kỳ 1933-1944. Ông đã
đem đến cho SV những kinh nghiệm của một nghệ sỹ tiên phong ở Châu Âu, mà vào lúc đó vẫn còn
mới mẻ ở Mỹ, cùng với phương pháp giảng dạy của trường Bauhaus.

19


Các công việc của Albers trên màu sắc và trừu tượng"lạnh lẽo" đã có ảnh hưởng kéo dài đến Noland
và Rauschenberg, là 2 trong số các SV của ông. Tuy nhiên, rất nhiều những tên tuổi nổi tiếng khác đã
từng học ở đây trong thời gian ngắn hoặc dài: Zadkine, Motherwell, Merce Cunningham, De Kooning,
Kline, Greenberg và, nổi bật nhất, John Cage, người có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực nghệ
thuật. Sự kiện đầu tiên được tổ chức tại trường vào năm 1952, cùng với Cunningham, Rauschenberg
và D. Tudor. Hướng tới sự loại bỏ ranh giới giữa nghệ thuật và cuộc sống, trường ĐH Black Mountain
là nơi nuôi dưỡng sự sáng tạo của Albers cũng như các thử nghiệm của John Cage. Kể từ ngày đóng
cửa vào năm 1956, nơi đây được coi là một trong những nơi chứa đựng những bí ẩn mà sự sáng tạo
của bất kỳ ai cũng được đề cao bằng việc tiếp xúc với nó.
Abstract Expressionism _ Trừu tượng biểu hiện (1940 - 1960)
Nổi lên ở New York trong những năm 1940s và nở rộ vào những năm 1950s, Nghệ thuật trừu tượng
biểu hiện được coi như thời hoàng kim của Nghệ thuật hiện đại Mỹ. Trào lưu này được đánh dấu bằng
việc sử dụng kết cấu và bút pháp, sự nắm bắt cơ hội sáng tác chợt đến và thường sử dụng toan khổ lớn,
tất cả các yếu tố đó được sử dụng để truyền tải những tình cảm mạnh mẽ qua sự ca ngợi hành động vẽ
tranh.
Một trong những người tiêu biểu của trào lưu này là Jackson Pollock, Mark Rothko, Willem de
Koooning, Robert Motherwell và Frank Kline. Mặc dù tác phẩm của họ khác nhau nhiều về phong
cách, chẳng hạn như những tác phẩm của Pollock thực hiện bằng cách nhỏ sơn lên toan và những tác
phẩm được ấp ủ của Mark Rothko, tuy nhiên, họ cùng chia sẻ những quan điểm mà một trong số đó là
sự tự do trong biểu hiện cá nhân.
Thuật ngữ này ban đầu được dùng để mô tả các tác phẩm của Kadinsky nhưng vào những năm 50s đã
được các nhà phê bình sử dụng để mô tả trào lưu nghệ thuật ở Mỹ, mặc dù bản thân những nghệ sỹ,
không thích sự phân loại này và thường tự gọi mình bằng cái tên "The New York School"
Trào lưu này thành công vang dội trên cả lĩnh vực thương mại và phê bình. Kết quả là New York đã
thay thế Paris trở thành trung tâm của nghệ thuật đương đại và sự ảnh hưởng trở lại của trào lưu nghệ
thuật phi thường này có thể nhận thấy 30 năm sau thời kỳ đỉnh cao cuả nó.
Những nghệ sỹ tiêu biểu:Jackson Pollock, Arshile Gorky, William Baziotes, Willem de Kooning, Jose

Hoffmann, Adolph Gottlieb, Franz Kline, Mark Rothko, Barnett Newman, Robert Motherwell,
Clyfford Still
Indian River School (1950)
Gây ảnh hưởng đến nghệ thuật trong những năm cuối thập kỷ 50 và đầu những năm 60 bởi nghệ sỹ lớn
người Florida theo CN tự nhiên, A.E. "Beanie" Backus, những nghệ sỹ da đen, cùng với những người
khác. Họ thường sử dụng vải căng trên tấm bảng gỗ, masonite và toan để vẽ những bức tranh phong
cảnh vùng Florida trong sáng, gây tác động và cảm xúc mạnh mẽ
Các tác phẩm này thường được các nghệ sỹ tự đem bán trong các chuyến đi quanh vùng, chủ yếu dọc
theo đường bờ biển phía đông nước Mỹ trong suốt hơn 40 năm qua.
Pop Art (1950 - 1960)
Trào lưu nghệ thuật này được đánh dấu bởi sự mê hoặc của nền văn hoá Pop nhằm phản ánh xã hội
sung túc sau chiến tranh. Pop Art nổi lên ở Mỹ nhưng đã nhanh chóng lan sang Anh. Với việc ca ngợi
các vật dụng trong cuộc sống thường ngày như lon súp, bột giặt, cột tranh khôi hài trên báo hay chai
nước soda.., trào lưu này đã biến những hình ảnh phổ biến thành những biểu trưng.
Pop Art là hậu duệ trực tiếp của Dada theo cách mà nó thiết lập nghệ thuật bằng những hình ảnh được
lấy trên đường phố, trong siêu thị, trên các phương tiện thông tin đại chúng và giới thiệu bản thân
chúng là nghệ thuật.
Những nghệ sỹ như Jasper Johns và Robert Rauschenberg cùng sử dụng quốc kỳ và chai bia để làm
đối tượng mô tả trong tranh của mình, trong khi nghệ sỹ người Anh Richard Hamilton sử dụng các
hình ảnh trong tạp chí. Định nghĩa mới nhất về Pop Art "phổ thông, nhất thời, có thể tiêu dùng (tiền),
chi phí thấp, sản xuất hàng loạt, trẻ tuổi, khôi hài, sexy, phô trương, quyến rũ và các thương vụ lớn" nhắm vào những giá trị thường ngày và những hình ảnh có tính đại chúng.
Đó chính là Andy Warhol, người đã thực sự mang Pop Art đến với công chúng. Các bức tranh in chai
Coca-Cola, lon súp Campell và các diễn viên điện ảnh là một phần của sự mô tả bằng hình tượng của
nghệ thuật thế kỷ 20. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật thương mại và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật
được sản xuất bằng máy với hình thức bóng mượt, các nghệ sỹ Pop Art đã không tự coi mình là họa
20


sỹ, như quan niệm của các nghệ sỹ thuộc trào lưu Trừu tượng Biểu hiện (một trào lưu xuất hiện và
phát triển rực rỡ ngay trước họ). Những nghệ sỹ Pop hàng đầu là Andy Warhol, Roy Lichtenstein, Roy

Hamilton, Jasper Johns, Robert Rauschenberg và Claes Oldenburg.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Richard Hamilton, Roy Lichtenstein, Robert Rauschenberg, Andy Warhol,
David Hockney, Claes Oldenburg, Tom Wesselmann, Jeff Koons
Op Art (1960 - ..)

Op Art hay "Nghệ thuật tạo hiệu ứng thị giác" là thuật ngữ được dùng để mô tả những bức tranh hoặc
tác phẩm điêu khắc có được sự đặc sắc và gợi cảm nhờ vào cách sử dụng các hiệu ứng thị giác. Những
nghệ sỹ tiêu biểu cho trào lưu nghệ thuật này là Bridget Riley và Victor Vasarely đã sử dụng màu sắc
và sự chuyển màu trong tranh để đạt được hiệu quả mất định hướng ở người xem.
Nghệ sỹ điêu khắc Eric Olsen và Francisco Sobrino sử dụng các lớp kính perpex (một loại chất dẻo)
với các màu sắc khác nhau để tạo ra ảo giác tương tự như sự vặn vẹo hoặc méo mó trong hình thức.
Những nghệ sỹ này đã sử dụng ý tưởng được thiết lập dựa trên khoa học về tâm thần nhận thức, tuy
nhiên các tác phẩm Op Art đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong thực hiện để đạt được kết quả mong
muốn.
Op Art là một hình thức của Nghệ thuật Trừu tượng và có quan hệ rất gần với trào lưu nghệ thuật
Kinetic - Contructivist.
Trào lưu này là mốt trong những năm 60-70 ở Mỹ và Châu Âu nhưng được giới phê bình chào đón
một cách hoài nghi. / Sau triển lãm "The Responsive Eye" ở MoMA năm 1965, cái tên Op Art trở nên
quen thuộc và nó được đón nhận nhanh chóng bởi các nhà thiết kế thời trang và các cửa hàng bán lẻ
trên các đường phố lớn.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Bridget Ridley, Heinz Mack, Victor Vasarely
Minimalism_ Nghệ Thuật Cực Tiểu (1962 - .. )
Nghệ thuật "Tối giản" nổi lên thành trào lưu trong những năm 1950s và tiếp tục phát triển trong thập
kỷ 60-70. Đây là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tranh hoặc tượng với sự đơn giản trong cả nội dung
và hình thức thể hiện, luôn tìm cách xoá bỏ những dấu hiệu của sự biểu hiện cá nhân. Mục đích của
Minumalism là cho phép người xem thưởng thức tác phẩm một cách thuần khiết không bị sao nhãng
bởi bố cục, chủ đề ..
Những ví dụ về Chủ nghĩa Tối giản có thể tìm thấy từ rất sớm, từ TK 18 khi Goethe xây dựng "Alta ò
Good Fortune", đơn giản chỉ bằng một phiến đá hình cầu và một khối đá hình lập phương. Nhưng đến
tận thế kỷ 20, nó mới trở thành một trào lưu nghệ thuật. Từ những năm 20s, những nghệ sỹ như

Malevich và Duchamp đã có những tác phẩm lấy nguồn cảm hứng từ CN Tối giản nhưng trào lưu này
chỉ được biết đến chủ yếu nhờ những nghệ sỹ Mỹ như Dan Flavin, Carl Andre, Ellsworth Kelly, và
Donald Judd, những người đã thể hiện sự phản ứng lại với CN Trừu tượng Biểu hiện bằng các tác
phẩm tranh, tượng và sắp đặt bình dị của mình.
Nghệ thuật tối giản liên quan đến một số các trào lưu nghệ thuật khác như "Conceptual Art - Nghệ
thuật Ý niệm" theo cách mà sự tồn tại của một tác phẩm nghệ thuật chỉ để truyền tải một thông điệp
nào đó, "Pop Art" trong tính đại chúng và với "Land Art" trong sự cấu tạo đơn giản của hình dạng.
Nghệ thuật Tối giản đã chứng tỏ sự thành công rực rỡ gây ảnh hưởng lớn trong sự phát triển của Nghệ
thuật trong thế kỷ 20.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Frank Stella, Ellsworth Kelly
Fluxus (1960 - 1965)

21


Trào lưu nghệ thuật Fluxus nổi lên ở NY trong những năm 1960, lan rộng đến châu Âu và Nhật Bản.
Trào lưu này chứa đựng một nguyên tắc mỹ học mới. Nguyên tắc mỹ học này bao gồm sự tối giản các
cử chỉ, một phần Dada, một phần Bauhaus và một phần Zen (Thiền học) và cho rằng tất cả các chất
liệu và nguyên tắc nghệ thuật đều như nhau trong sự tổng hợp và đồng nhất. FLUXUS đã tiên đoán sự
phát triển tiên phong của nghệ thuật trong hơn 40 năm qua.
Nghệ thuật ý niệm và Performance của trào lưu Fluxus có đặc tính của CN Tối giản nhưng thường đưa
ra những hành động có xu hướng mở có cơ sở khoa học, triết học, xã hội học hoặc các ý tưởng khác
của các nghệ sỹ và pha trộn với tính khôi hài.
Yoko Ono là một trong những nghệ sỹ nổi tiếng gắn liền với sự phát triển của Fluxus, nhưng cũng có
rất nhiều nghệ sỹ Fluxus khác hoạt động bền bỉ kể từ khi trào lưu này nổi lên. Vào những năm 1960s,
thời điểm mà trào lưu này hoạt động mạnh mẽ nhất, những nghệ sỹ này trên toàn thế giới đã làm việc
với động cơ theo kiểu tự phát nhưng luôn cẩn thận giữ gìn một hệ thống Fluxus. Kể từ đó, Fluxus
không còn là một trào lưu nhưng nó đã trở thành một sự hợp nhất nhạy cảm giữa những tư tưởng xã
hội cấp tiến với những hoạt động nghệ thuật và nó phát triển hơn bao giờ hết. Ban đầu được coi là một
hệ thống của những kẻ ưa thích đùa cợt, và ham vui, ngày nay, Fluxus đã được thừa nhận và đang là

hệ thống của những nghệ sỹ khôn ngoan và cấp tiến, những người tìm kiếm và sử dụng nghệ thuật của
mình để thay đổi chính trị và xã hội, cũng như các nguyên tắc mỹ học và nhận thức xã hội.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Joseph Beuys, Robert Filliou, Dick Higgins, Yoko Ono.
Situationism Nghệ thuật Tình huống (1957-1972)

Trào lưu này được khởi xướng bởi một nhóm nghệ sỹ tiên phong chịu ảnh hưởng của Dada,
Surrealism và Lettrism. Nhóm Lettris Internationale được thành lập sau chiến tranh gồm những nghệ
sỹ muốn tìm kiếm sự hợp nhất giữa thơ và âm nhạc và làm biến tính phong cảnh thành phố. Nhóm
Lettris đã thành lập tạp chí "Situationiste Internationale" vào năm 1957. Ban đầu, họ quan tâm đến "sự
đè nén của nghệ thuật", và nói theo một cách nào đó, giống như những nghệ sỹ Dada và Siêu thực
trước đây, họ mong muốn xóa bỏ sự phân loại nghệ thuật và văn hoá như là những hành động riêng
biệt nhằm biến chúng thành một phần của cuộc sống hàng ngày.
Đầu tiên, trào lưu này xuất hiện trong một nhóm nghệ sỹ mà Asger Jorn là người có triển vọng nhất.
Từ năm 1962, Situationism đã tăng cường áp dụng lý thuyết phê bình của nó, không chỉ cho văn hoá
mà còn cho tất cả các khía cạnh của xã hội tư bản. Guy Debord nổi lên như là một hình ảnh quan trọng
nhất.
Những nghệ sỹ Situationism quay trở lại khám phá lịch sử của các trào lưu vô chính phủ, đặc biệt
trong thời kỳ First International, và lấy cảm hứng từ Tây Ban Nha, Kronstadt và Makhnovists. Họ mô
tả USSR (Liên Xô cũ) như một sự quan liêu của chủ nghĩa tư bản và ủng hộ Công đoàn công nhân.
Nhưng thật sự họ không hoàn toàn chủ trương vô chính phủ vì có xu hướng muốn lưu giữ chủ nghĩa
Marx, đặc biệt với các bài phê bình đã gây ra sự tức giận trong dư luận của Henri Lefebvre. Họ tin
rằng các cuộc cách mạng ở các nước theo Chủ nghĩa Tư bản phải được lãnh đạo bởi "giai cấp vô sản
mở rộng" trong đó bao gồm cả những người làm công ăn lương. Thêm vào đó, mặc dù họ tuyên bố là
không mong muốn sự trừng phạt và lãnh đạo, họ vẫn giữ nguyên một nhóm bao gồm những người tiên
phong thuộc về tầng lớp ưu tú trong xã hội, những người muố n giải quyết sự khác biệt bằng cách tống
ra ngoài những kẻ ngoại đạo thiểu số. Họ mong muốn một cuộc cách mạng vô sản trên toàn thế giới để
tạo ra sự thoả mãn tối đa.
Neo-Expressionism Nghệ thuật Biểu hiện Mới (1980s)
22



Một trào lưu nghệ thuật đa dạng ngự trị trên thị trường châu Âu và Mỹ trong những năm đầu và giữa
thập kỷ 80. Nghệ thuật Biểu hiện Mới bao gồm sự tập hợp của hàng loạt các nghệ sỹ trẻ, những người
đã trở lại với việc mô tả cơ thể con người và những vật thể có thể nhận ra được, phản ứng với các sản
phẩm nghệ thuật trừu tượng có tính xa cách, hướng nội, tri tuệ của những năm 1970. Trào lưu này có
liên quan và phát sinh bởi phương pháp bán hàng năng nổ, sự quảng bá của các phương tiện truyền
thông cũng như công tác marketing của giới môi giới nghệ thuật và các gallery.
Tranh của trào lưu nghệ thuật Biểu Hiện Mới, mặc dù rất đa dạng trong hình thức, nhưng có những
đặc điểm chung nhất định. Đó chính là sự loại bỏ các tiêu chuẩn truyền thống trong bố cục và cách
trình bày, là sự mâu thuẫn trong tư tưởng và thường có sắc thái tình cảm dễ cáu giận phản ánh cuộc
sống thành thị đương đại và các giá trị của nó. NT Biểu hiện Mới thường không quan tâm đến việc lý
tưởng hoá sự mô tả mà sử dụng các màu sắc mạnh mẽ, sáo rỗng, đối chọi nhau trong sự hoà hợp tổng
thể, sự căng thẳng và mô tả đối tượng một cách sinh động bằng cách sử dụng bút pháp nguyên thuỷ để
có thể truyền tải ý nghĩa của sự xáo trộn nội tâm, căng thẳng, chán ghét và sự tối nghĩa (sau đó, thuật
ngữ Biểu Hiện Mới thường để dùng để mô tả cách tiếp cận này). Trong số các nghệ sỹ đi đầu trong
trào lưu nghệ thuật này phải kể đến nghệ sỹ người Mỹ Julian Schnabel, David Salle, nghệ sỹ người
Italia Sandro Chia và Francesco Clemente, nghệ sỹ người Đức Anselm Kiefer và Georg Baselitz. Trào
lưu Nghệ thuật Biểu Hiện Mới gây tranh cãi không chỉ về chất lượng của các tác phẩm nghệ thuật mà
còn vì tính thương mại cao mà nó mang đến cho cộng đồng người mua nghệ thuật.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Julian Schnabel, David Salle, Francesco Clemente, Sandro Chia, Anselm
Kiefer, Georg Baselitz
Post Modernism - Hậu Hiện đại (1960s - )
Thuật ngữ "Hậu hiện đại" được đặt cho hàng loạt các hiện tượng văn hoá, và được dùng để phân biệt
với tính nghiêm túc của CN Hiện đại. Nghệ thuật Hậu Hiện đại ưa thích tiếp cận sự sáng tạo một cách
chiết trung hơn và mang nhiều màu sắc của CN Dân tuý.
Thuật ngữ này được dùng phổ biến vào những năm 1970. Nó được dùng để chỉ một phong cách nghệ
thuật cũng như thường được sử dụng để gọi tên một trào lưu nghệ thuật.
Tranh được mô tả thuộc về trào lưu nghệ thuật Hậu Hiện đại bao gồm các tác phẩm của Stephen
Mc.Kenna và Carlo Maria Mariani, Peter Blake và David Hockney.
Những nghệ sỹ tiêu biểu: Jasper Johns, Frank Stella, Donald Judd, Bridget Riley (Op Art).

Phần 2 :
Các trào lưu nghệ thuật
Từ Hiện đại đến Hậu hiện đại (1960 - nay)

__________________________________________________ _
Portraiture - Tranh chân dung

Dù đó là chúa Trời, Liz Taylor, hay Henry V, chúng ta luôn bị ấn tượng bởi hình thức bề ngoài của họ
-- họ cao hay thấp, mắt xanh, trông sáng láng, với bộ tóc màu đỏ hay hàm răng xấu tệ hại? Và chúng ta
tiếp tục tìm kiếm. Chân dung có một ngôn ngữ chung; người xem đọc qua hình dáng, tư thế, quần áo,
23


cử chỉ thái độ, cơ thể và biểu hiện của đối tượng để thu nhận được diện mạo cá nhân của nhân vật. Đặc
biệt kích thích sự tò mò là chân dung tự họa - người nghệ sỹ bị tiết lộ - dù ít hay nhiều - qua nhiều
cách khác nhay tùy theo việc lựa chọn cách biểu hiện.
Từ Rembrandt đến Warhol, những họa sỹ vẽ chân dung uyên thâm nhất đều sử dụng tất cả những phản
ứng của con người và những nguồn về kỹ thuật -- đồ họa, màu sắc, sắc độ, kết cấu bề mặt, đường viền
-- để biểu lộ sự phức tạp của đối tượng. Nghệ sỹ Graham Sutherland, với khái niệm "mở dần từng lớp
vỏ bọc nhân cách," viết rằng ông ta đã phải "thấm như một tờ giấy thấm và kiên nhẫn quan sát như
một con mèo? để cho đối tượng dần dần tiết lộ anh ta một cách vô thức, có thể qua giọng nói hoặc cái
nhìn cũng như cơ thể của anh ta, trí nhớ và tình cảm của bạn sẽ bị khuấy động và tấn công."
Những họa sỹ chân dung đương đại mở rộng khái niệm chân dung về hướng thân thể và diễn đạt bằng
hình ảnh, đề nghị những cách biểu hiện nhân cách qua những vật liệu đa dạng như âm thanh, máu, chữ
viết, hay DNA. Họa sỹ chân dung bậc thầy Chuck Close bắt đầu với phương pháp vẽ tranh truyền
thống, nhưng gần đây đã tạo ra một bức tự họa bằng kỹ thuật tạo ảnh 3 chiều với ánh sáng thích hợp;
Nghệ sỹ người Anh Marc Quinn làm một cái tượng lấy mẫu từ chính cái đầu của anh ta bằng máu
đông lạnh. Dù phương tiện sử dụng là gì, trải qua lịch sử, các họa sỹ vẽ chân dung phải giải quyết
cùng một thách thức: đàm phán một sự cân bằng cần thiết giữa hình ảnh của đối tượng (chúng ta có
thể nhìn thấy chúng ta giống như những người khác nhìn thấy chúng ta hay không?) và sự nhận thức

của chính người nghệ sỹ.
Nghệ sỹ: Francisco Rodon, Lucian Freud.
Trừu tượng biểu hiện:1944 - 1959
Trừu tượng Biểu hiện thường được coi là những đóng góp quan trọng nhất của nước Mỹ cho Nghệ
thuật Hiện đại. Ảnh hưởng bởi Siêu thực và Lập thể phân tích, Trừu tượng Biểu hiện tổng hợp những
xu hướng có trong tranh hiện đại châu Âu để tạo ta một kỹ thuật rộng rãi mà nhanh chóng trở thành
một điển hình trong văn hóa, đời sống chính trị và các thế lực thời hậu chiến.
Được sự ủng hộ nhiệt tình của nhà phê bình theo chủ nghĩa hình thức Clement Greenberg, những nghệ
sỹ như Jackson Pollock, Hans Hoffmann, Willem de Kooning, Robert Motherwell, Arshile Gorky,
Adolph Gottlieb, Mark Rothko, và những người khác nhanh chóng trở thành những người đại diện
quốc tế cho văn hóa Mỹ, và cuối cùng tặng cho New York cái tên thủ đô văn hóa thế giới. Mặc dù
phong cách tiếp cận với tranh của từng nghệ sỹ rất khác biệt, tất cả các nghệ sỹ Trừu tượng biểu hiện
đều làm việc nhờ tài trợ được tài trợ công khai từ dự án WPA trong những năm 1930. Họ cũng có
những cơ hội đến thăm và nghiên cứu tại châu Âu, học tập từ những nghệ sỹ avant-garde. Mặc dù khá
tai tiếng, chủ nghĩa Trừu tượng Biểu hiện là một trào lưu ngắn, bắt đầu từ sau thế chiến II cho đến đầu
những năm 1950, khi Greenberg chú ý đến những nghệ sỹ trẻ hơn, thế hệ họa sỹ thứ hai của nước Mỹ
Nghệ sỹ liên quan: Williem de Koonings, Mark Rothko, Jackson Pollock
Beat Art: 1950 - 1965
Giống như tính cách nhân vật trong tiểu thuyết của Jack Kerouac "On the Road," những nghệ sỹ thuộc
trào lưu Beat Art từ chối cuộc sống ổn định. Nhưng họ thực ra cũng không cần thiết phải đi từ thành
phố này đến thành phố khác, từ thể loại này đến thể loại khác. Họ cắt một trục hoành ngang qua nghệ
thuật, thu nhận những ảnh hưởng, ý tưởng, vật liệu, cảm xúc, sự rườm rà tráng lệ, tâm trạng và sự điên
khùng từ bất kỳ cái gì và tất cả những gì họ giáp mặt. Từ địa ngục dâm ô của nước Mỹ vô văn hóa đến
cảm nhận nghệ thuật cao nhã của những kẻ tự do phong túng ở châu Âu, từ sự bí ẩn của phương Đông
đến chứng nghiện rượu của phương Tây, từ tính thần thánh đến sự báng bổ, những nghệ sỹ Beat Art
trộn lẫn mỗi thứ một chút. Họ là những bản mẫu khác thể của nước Mỹ.
Trào lưu bắt đầu ở San Francisco trong những năm 1950, khuấy động bởi văn hóa thơ ca và nhạc jazz
đang thịnh hành tại các quán cà phê và bar rượu khắp vùng North Beach. Được biết đến như một trào
lưu văn học, nhưng Beat Art cũng bao gồm cả những nghệ sỹ thị giác, như Jay Defeo, Bruce Connor,
và Wallace Berman. Điều gắn kết những nghệ sỹ này với nhau không chỉ là phương pháp tương tự mà

còn la một sự tương đồng về tâm trạng, một kết hợp phức tạp của tính bồng bột, khoa trương và các dự
tính. Họ đã tiếp cận đến cuộc sống và nghệ thuật bằng những thử nghiệm không ngừng nghỉ và chắc
chắn. Họ chống lại học thuật một cách dứt khoát, tránh những nguyên tắc và kỹ thuật hình thức trong
24


khi đề cao những biểu hiện tự phát và cá nhân.
Điều này không có nghĩa là họ không nghiêm túc trong sự cống hiến nghệ thuật. Jay Defeo, chẳng
hạn, đã mất hơn 5 năm đầu tư vào một bức tranh, bức "Rose" khổng lồ, trong đó cô đã sử dụng hơn
một tấn sơn chì, xoa bằng tay lên bề mặt tranh. Cô đã phải dùng năm năm sau đó để phục hồi những
tổn hại mà việc thực hiện tác phẩm đã gây ra cho cô.
Mặc dù trào lưu Beat diễn ra ở nước Mỹ, nhưng một trong những thành viên sáng lập sáng tạo nhất lại
là một người Anh tên là Brion Gysin. Gysin đại diện cho cách tiếp cận chiết trung đến trào lưu Beat,
mà cuối cùng cũng đi đến định nghĩa của nó; ông làm mọi thứ, từ vẽ tranh, làm tranh khắc, viết văn và
ghi băng.
Những thử nghiệm trong việc thu băng của ông đặc biệt là sự thúc đẩy cho công việc của William
Burroughs, người đã chuyển chúng thành sự tiếp cận hài hước đến văn học. Burroughs ghép nối những
giọng nói đã ghi âm, bài báo, bài viết trên tạp chí và những đoạn văn của chính mình để tạo thành một
bài văn chán ngắt, xoắn xuýt, phá vỡ kết cấu của ngôn ngữ và buộc nó cà lăm theo một kiểu tiên tri kỳ
cục.
Nhưng nếu những nhà văn của trào lưu vẫn mang những lý lẽ thuyết phục vào hiện tại, các nghệ sỹ thị
giác của trào lưu lại bị nhấn chìm trong sự vô danh. Sự từ chối ghép mình vào một trường phái, môn
học hay thể loại nào đó đã loại trừ họ khỏi danh sách tác giả nghệ thuật.
Nghệ thuật Biểu hình Vùng vịnh: 1950 - 1969
Trào lưu Biểu hình Vùng vịnh đi theo quá trình vô hình và tự sinh của Trừu tượng Biểu hiện, nhưng
loại bỏ sự trừu tượng hoàn toàn bằng việc đưa ra hình thức biểu hình. Nhóm nghệ sỹ liên hệ với nhánh
con của những nhà Biểu hiện làm việc tại San Francisco và những vùng lân cận trong những năm 1950
và 1960. Thiết lập một trào lưu nghệ thuật đầu tiên có tầm quan trọng quốc gia đến từ California,
những họa sỹ thuộc trào lưu Biểu hình Vùng Vịnh đưa ra những hình thức từ lối vẽ đắp những mảng
màu sáng, mô tả những phong cảnh không có đặc tính rõ rệt. Mọi thứ trong tác phẩm của họ đều

không có sắc thái ngoại trừ sơn dầu: những nét bút dầy với những màu sắc tương phản mạnh chuyển
hình vẽ và phong cảnh thành những hình hình học có đường thẳng bao quanh.
Tác phẩm của Richard Diebenkorn, có lẽ là nổi tiếng nhất trong nhóm họa sỹ này, thấp thoáng ảnh
hưởng của Hopper và O?Keefe trong các sử dụng ánh sáng trong và cách bố trí không gian, nhưng các
hình ảnh được mô tả bởi những nét bút lớn và mơ hồ của Biểu hiện. Trong tác phẩm của David Park,
Elmer Bischoff, và những người khác, những hình người là yếu tố hình thức, là những đồ vật như
trong một bức tranh tĩnh vật hơn là một cá nhân với những cá tính riêng biệt. Những hình ảnh đơn độc
của họ chống đối lại nền tảng trừu tượng, do đó, các bức tranh xuất hiện chỉ như những ấn tượng đáng
nhớ, không bao gồm một ý tưởng về chuyển động hay tình cảm. Trong tác phẩm "Four Men," của
David Park, bốn người đàn ông tạo thành một không gian sống phẳng, được coi là một công viên. Đặc
điểm của họ được mô tả một cách thô lỗ: những vết rách trên mũi và mồm, những đôi mắt bầm tím.
Các lớp sơn được đặt chồng lên nhau, -- hơn là trộn màu trên palette -- để đạt được sự biến đổi sắc độ.
Dù được vẽ trong nhà hay ngoài trời, những hình ảnh tạo ra bởi các họa sỹ của trào lưu này có vẻ
giống những yếu tố tinh thần nhỏ trong khung cảnh rộng lớn của vùng California. Sau này, trong sự
nghiệp của họ, cả Diebenkorn và Bischoff đều quay sự chú tâm và những nét bút lớn của họ qua loại
tranh phong cảnh, cố gắng nắm bắt không khí của địa lý vùng California.
Nghệ sỹ tiêu biểu: Richard Diebenkorn
Assemblage_ Nghệ Thuật Dán Giấy : 1953 - nay

25


×