Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.68 KB, 15 trang )

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong Địa lí học, vấn đề tổ chức lãnh thổ có vai trò đặc biệt quan trọng và
gắn liền với công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước ta hiện nay. Vì vậy
có thể nói rằng sợi chỉ đỏ xuyên suốt Địa lí kinh tế - xã hội là việc tổ chức lãnh thổ
các ngành và các vùng, nhất là đối với các ngành kinh tế then chốt như Nông
nghiệp. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi;
theo nghĩa rộng gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nông nghiệp là một trong ba
ngành sản xuất cơ bản của xã hội loài người. Tuy nhiên nông nghiệp có những đặc
điểm đặc thù khác hằn ngành công nghiệp và dịch vụ, ngành sản xuất này phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp bao hàm ý nghĩa hành động của con người nhằm sử dụng tốt hơn sự
khác biệt vùng, các thế mạnh riêng biệt của từng vùng.
Nghiên cứu và tìm hiểu tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của địa lý kinh tế xã hội. Vấn đề này đã được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Trong địa lý học Xô Viết, nhiều nhà khoa học có tên
tuổi như KI.I Ivanôp, V.G.Kriuchkov… đó công bố nhiều công trình liên quan đến tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp.
B NỘI DUNG
I.

TỔ CHỨC LÃNH THỔ
Một số quan niệm về tổ chức lãnh thổ
Theo quan điểm của trường phái địa lí Xô Viết, tổ chức lãnh thổ là sự sắp

xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau, có mối quan hệ qua
lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực
để đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
Với các nhà khoa học phương Tây, quan niệm tổ chức lãnh thổ theo hướng


tổ chức không gian cho rằng tổ chức không gian ra đời từ cuối thế kỷ XIX và đã
trở thành một môn khoa học về kinh tế lãnh thổ. Tổ chức không gian được xem
như là sự lựa chọn về nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu
quả nhằm tìm kiếm một tỉ lệ, quan hệ hợp lý về phát triển kinh tế - xã hội giữa các
ngành hoặc giữa các vùng trong cùng một quốc gia có xét đến mối liên hệ giữa các
quốc gia để tạo ra giá trị mới. Theo quan điểm này, về mặt địa lý, tổ chức không


gian kinh tế - xã hội được xem như là một hoạt động có tính chất định hướng tới sự
công bằng về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực với không
gian ảnh hưởng nhằm giải quyết việc làm, cân đối giữa nông thôn, thành thị, bảo
vệ môi trường sống của con người.
Tóm lại tổ chức lãnh thổ chính là việc con người sắp xếp, tổ chức các hoạt
động kinh tế - xã hội trong một lãnh thổ cụ thể dựa trên những cơ sở khoa học. Tổ
chức lãnh thổ có hai hình thức cơ bản là tổ chức lãnh thổ kinh tế và tổ chức lãnh
thổ xã hội. Yếu tố môi trường đã được hàm chứa trong cả tổ chức lãnh thổ kinh tế
và tổ chức lãnh thổ xã hội. Các nội dung kinh tế, xã hội và tự nhiên gắn bó mật
thiết với nhau tạo nên sự thống nhất về mặt tổ chức lãnh thổ. Việc phát triển cá
hình thức tổ chức lãnh thổ chính là việc thực hiện phân công lao động theo lãnh
thổ.
II. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (TCLTNN)
1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một hình thức của tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội, với tư cách là việc tổ chức các ngành sản xuất vật chất, ngành kinh tế then
chốt đang được quan tâm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của nền sản
xuất xã hội. Vấn đề này đã được rất nhiều nhà địa lí quan tâm chú ý, đã có nhiều
công trình nghiên cứu ra đời, trong số đó có sự cống hiến lớn của các nhà địa lí Xô
Viết, nhiều nhà địa lí có tên tuổi như: K.I Ivanov, V.G Varov, V.G Kriustkov, A.N
Rakinikov… với các công trình về tổ chức lãnh thổ kinh tế, trong đó có đề cập đến
TCLT NN.
Theo K.I Ivanov ( 1974 ) TCLTNN được hiểu là hệ thống liên kết không

gian giữa các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ
sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và
hợp tác hóa sản xuất, cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao
nhất.
2. Đặc điểm TCLTNN


Xuất phát từ quan niệm về TCLTNN nói trên của K.I.Ivanov, có thể thấy
một số đặc điểm then chốt của TCLTNN như sau:
- Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp giữa tự nhiên,
kinh tế, lao động là cơ sở để hình thành mối quan hệ qua lại theo không gian (lãnh
thổ).
- Khía cạnh ngành và lãnh thổ quện chặt với nhau trong quá trình TCLTNN.
- Các đặc điểm không gian của sản xuất phần lớn bắt nguồn từ tính chất của
việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có.
- Hiệu quả và mặt kinh tế, xã hội…là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc
TCLTNN.
Nhìn chung TCLTNN không phải là bất biến, nói cách khác hình thái KTXH nào thì có kiểu TCLTNN tương ứng như thế.
Như vậy so với tổ chức lãnh thổ công nghiệp, TCLTNN có nhiều nét tương
đồng về mục đích hình thành nhằm đem lại những hiệu quả về kinh tế, xã hội và
môi trường; về mối quan hệ giữa các phân ngành và lãnh thổ trong mỗi hình thức.
Tuy nhiên giữa chúng cũng có nhiều điểm khác biệt.
- Dưới tác động của sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, nhu cầu của người tiêu
dùng và cả bản thân thị trường thường xuyên thay dổi, do đó tổ chức lãnh thổ công
nghiệp cũng có thể biến đổi nhanh chóng trong một thời gian tương đối ngắn.
Ngược lại, việc thay đổi trong một thời gian ngắn đối với TCLTNN là rất khó thực
hiện bởi đối tượng tác động của nông nghiệp là những cơ thể sống với quá trình
sinh trưởng và phát triển nhất định.
- Nếu như tổ chức lãnh thổ công nghiệp chú trọng phát triển theo chiều sâu

bằng cách tập trung phát triển mạnh sức sản xuất thì TCLTNN lại chú ý nhiều hơn
đến việc phát triển về mặt không gian và sự phát triển này phần lớn dựa vào các
điêuỳ kiện sản xuất hiện có.
TCLTNN luôn thay đổi, phù hợp với các hình thái kinh tế - xã hội. Trong
điều kiện hiện nay, TCLTNN gắn liền với khoa học công nghệ, với quá trình công
nghệ hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa


học công nghệ, nhiều hình thức TCLTNN đã và đang xuất hiện, mang lại hiệu quả
cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
3. Ý nghĩa TCLTNN
Trong điều kiện hiện nay, nhiều hình thức TCLTNN đã và đang xuất hiện
cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học công nghệ mang lại
hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó việc nghiên cứu
TCLTNN có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt lí luận mà còn cả về mặt thực tiễn:
- Nghiên cứu TCLTNN tạo ra những điều kiện để đẩy mạnh và chuyên môn
hoá sản xuất nông nghiệp. Khi chuyên môn hoá phát triển đến một mức độ nhất
định tất yếu sẽ dẫn đến quá trình hợp tác hoá, liên hợp hoá trong phạm vi vùng,
quốc gia và quốc tế.
III. TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
1. Một số khái niệm liên quan về NNCNC.
1.1 Về công nghệ cao:
theo Điều 3 của Luật Công nghệ cao: Công nghệ cao (CNC): là
công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công
nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội,
giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan
trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc
hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Hoạt động công
nghệ cao: là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển

giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao;
ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển
công nghiệp công nghệ cao. Sản phẩm công nghệ cao: là sản
phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội,
giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Doanh nghiệp CNC:
là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch
vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công
nghệ cao. Theo Điều 5 của Luật Công nghệ cao, hiện Nhà nước
đang tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực
chủ yếu:


1) Công nghệ thông tin; 2) Công nghệ sinh học;3) Công nghệ vật
liệu mới; 4) Công nghệ tự động hóa.
1.2 Về nông nghiệp công nghệ cao nội dung phát triển
NNCNC:
Để xúc tiến phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hoá và hiện đại hoá, phát triển NNCNC ở nước ta hiện nay bao
gồm những nội dung chủ yếu như sau:
- Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
hàng hoá những công nghệ tiến bộ nhất về giống cây, con; công
nghệ canh tác; chăn nuôi tiên tiến; công nghệ tưới; công nghệ sau
thu hoạch - bảo quản - chế biến. Từng bước ứng dụng công nghệ
thông tin vào quản lý, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị
trường.
- Sản phẩm NNCNC là sản phẩm hàng hoá mang tính đặc
trưng của từng vùng sinh thái, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế
cao trên đơn vị diện tích, có khả năng cạnh tranh cao về chất
lượng với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và

thế giới, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và sản lượng hàng
hoá khi có yêu cầu của thị trường.
- SXNNCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép
kín, trong sản xuất khắc phục được những yếu tố rủi ro của tự
nhiên và hạn chế rủi ro của thị trường.
- Phát triển NNCNC theo từng giai đoạn và mức độ phát triển
khác nhau, tuỳ tình hình cụ thể của từng nơi, nhưng phải thể hiện
được những đặc trưng cơ bản, tạo ra 5 được hiệu quả to lớn hơn
nhiều so với sản xuất bình thường. Khu NNCNC: là khu CNC tập
trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát
triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ:
chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất,
chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt
hiệu quả cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng
trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;
phát triển doanh nghiệp NNUDCNC và phát triển dịch vụ CNC
phục vụ nông nghiệp. Theo Luật Công nghệ cao, khu NNUDCNC
có 5 chức năng cơ bản là: (1) nghiên cứu ứng dụng; (2) thử


nghiệm; (3) trình diễn CNC; (4) đào tạo nguồn nhân lực; (5) sản
xuất sản phẩm NNCNC.
Trong đó 3 chức năng: sản xuất, thử nghiệm, trình diễn mang
tính phổ biến, 2 chức năng còn lại tùy đặc điểm của từng khu. Đặc
trưng của sản xuất tại các khu NNCNC: đạt năng suất cao kỷ lục
và hiệu quả kinh tế rất cao; ví dụ ở Israen đã đạt năng suất cà
chua 250 - 300 tấn/ha/năm, bưởi 100 - 150 tấn/ha/năm, hoa cắt
cành 1,5 triệu cành/ha/năm; giá trị sản phẩm 120 - 150 ngàn
USD/ha/năm, Trung Quốc đạt 40 - 50 ngàn USD/ha/năm.
Vùng NNCNC: là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng

dụng thành tựu của nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực
nông nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất một hoặc một vài
nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược dựa trên
các kết quả chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho
năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn
nuôi đạt hiệu quả cao; sử dụng các loại vật tư, máy móc, thiết bị
hiện đại trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông
nghiệp và dịch vụ CNC trong sản xuất nông nghiệp. Doanh nghiệp
NNCNC: là doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất sản phẩm
nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.
2. Quá trình phát triển công nghệ cao trên thế giới.
Khu CNC xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1939, đến đầu
những năm 1980 đã có đến hơn 100 khu, phân bố trên các bang
của Mỹ. Ở Anh, năm 1961 đã xây dựng khu khoa học công nghệ
(vườn khoa học Jian Qiao) và đến năm 1988 đã có 38 vườn khoa
học với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan và các
nước Bắc Âu xây dựng khu NNCNC vào năm 1981 và đến năm
1996 đã có 9 khu. Đến năm 2002, Trung Quốc đã xây dựng hơn
400 khu kỹ thuật nông nghiệp hiện đại. Tại Đức, từ cuối những
năm 90 của thế kỷ XX, đã xây dựng mô hình ứng dụng các thành
tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong một không gian khép
kín từ trổng trọt, chăn nuôi đến chế biến tạo ra các sản phẩm có
chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, phần lớn các khu này đều phân bố
tại nơi tập trung các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu
để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ
mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp


hình thành nên một khu khoa học công nghệ với các chức năng
nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ. Áp dụng CNC

từ những năm 1950, Israel đã tạo ra những sản phẩm nông
nghiệp có giá trị trên 7,0 tỷ USD/năm ở vùng đất sa mạc hoá,
bằng các giải pháp CNC trong nông nghiệp như trồng cây trong
nhà kính và tự động hóa, Israel đã nâng năng suất cà chua 400
tấn/ha/năm. Năm 1978, Đài Loan đã sử dụng công nghệ nhà lưới
chống côn trùng và biện pháp thuỷ canh trên giá đỡ là xốp, đã
canh tác cà chua quanh 6 năm theo nhu cầu thị trường đạt năng
suất trên 300 tấn/ha/năm. Những năm 1990, tại Hồ Nam và một
số tỉnh của Trung Quốc, công nghệ nhà lưới và điều tiết tiểu khí
hậu theo hướng tự động trên máy tính cũng đã được ứng dụng
trong sản xuất hoa cắt cành hoặc nguyên chậu mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Tại Úc, năm 1994 đã áp dụng công nghệ tưới nước
tiết kiệm và điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả theo ý muốn,
bọc quả chống côn trùng, nên năng suất xoài đã nâng lên trên 25
tấn/ha với chất lượng cao, đáp ứng thị trường người tiêu dùng. Tại
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc công nghệ nuôi cấy mô và khí
canh cũng đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất
giống khoai tây sạch bệnh. Trong lĩnh vực chăn nuôi, khoảng 80%
bò đực giống được sử dụng thụ tinh nhân tạo có nguồn gốc từ
nuôi cấy phôi, kỹ thuật chăn nuôi chuồng kín với hệ thống điều
hoà ẩm độ và nhiệt độ, hệ thống phân phối và định lượng thức ăn,
sử dụng kết cấu thép kết hợp với polymer sản xuất thiết bị
chuồng sàn,... cho lợn, gia cầm đã được phát triển ở nhiều nước
trên thế giới. Trong nuôi trồng thuỷ sản, tại Israen bằng kỹ thuật
nuôi thâm canh, năng suất cá rô phi trong ao đạt 100 tấn/ha và
nuôi trong hệ thống mương nổi đạt 500 - 1.000 tấn/ha; tại Nhật
Bản nâng suất cá nheo Mỹ nuôi thâm canh trong hệ thống mương
nổi đạt 300 - 800 tấn/ha. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo
hướng ứng dụng công nghệ cao và sự phát triển các khu NNCNC
đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nông nghiệp tri thức thế

kỷ XXI.
Thiết kế có chọn lọc đối với nội dung lập quy hoạch phát
triển các khu NNCNC như sau:
- Chiến lược phát triển khu NNCNC phải được coi là bộ phận
cấu thành của tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp - nông thôn.


- Khu NNUDCNC hình thành theo 02 nhóm:
Như vậy, kinh nghiệm của các nước xây dựng các khu
NNCNC đã đặt ra các vấn đề cần nghiên cứu
+ Nhóm 1: Thành lập khu NNUDCNC ở gần các đô thị hoặc
liền kề với các trường đại học, Viện nghiên cứu nhằm xây dựng
các mô hình nông nghiệp sinh thái đô thị sử dụng ít đất. Điều kiện
xây dựng các khu NNCNC được xác định là rất thuận lợi về cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, tài nguyên đất, nước và điều kiện khí hậu cũng
như thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhưng, hiệu quả của NNCNC
thuộc nhóm 1 tạo ra đột phá có giới hạn so với mô hình sản xuất
nông nghiệp hiện tại.
+ Nhóm 2: Thành lập các khu NNCNC ở nơi khó khăn về tài
nguyên đất, nước và điều kiện khí hậu khắc nghiệt, song bằng
CNC có kiểm soát xây dựng mô hình NNCNC thành công sẽ tạo
nên đột phá mới với hiệu quả rất cao (như mô hình ứng dụng
NNCNC của Israel). Trên thực tế ở nơi nhiều khó khăn, nền nông
nghiệp truyền thống ít mang lại kết quả và luôn gặp phải nhiều
rủi ro.
3. Thực trạng phát triển NNCNC ở Việt Nam
3.1. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Khu NNCNC chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn.
Hiện nay cả nước đã có 7 khu NNUDCNC đi vào hoạt động là: TP.
Hồ Chí Minh (nghiên cứu, sản xuất, đào 7 tạo, chuyển giao, du

lịch, sản xuất giống rau, hoa, cá kiểng); Hà Nội (nghiên cứu, sản
xuất giống rau, hoa, đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về
giống, quy trình sản xuất), Hải Phòng (nghiên cứu, sản xuất, đào
tạo rau, hoa, giống cây con); Sơn La (nghiên cứu giống, sản xuất
rau, hoa, quả); Khánh Hòa (nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao
giống lúa, ngô, rau, hoa, mía, điều, xoài, heo, cá), Phú Yên (nghiên
cứu, sản xuất, đào tạo, chuyển giao giống mía, bông, cây ăn quả,
gia súc, gia cầm), Bình Dương (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo,
chuyển giao rau, quả, cây dược liệu). Riêng khu NNCNC Hậu
Giang đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đang ở giai
đoạn đầu tư xây dựng. Đặc điểm của mô hình này là UBND các
tỉnh/thành phố quy hoạch thành khu tập trung với quy mô từ 60 -


400 ha tùy điều kiện quỹ đất của từng địa phương. Tiến hành thiết
kế quy hoạch phân khu chức năng theo hướng liên hoàn từ nghiên
cứu, sản xuất, chế biến, giới thiệu sản phẩm. Nhà nước đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ: giao thông, điện nước,
thông tin liên lạc, xử lý môi trường… đến từng phân khu chức
năng, quy định các tiêu chuẩn công nghệ và loại sản phẩm được
ưu tiên phát triển trong khu NNCNC. TP. Hồ Chí Minh là địa phương
đầu tiên xây dựng khu NNCNC theo mô hình đa chức năng, gắn
nghiên cứu, trình diễn, chuyển giao công nghệ với việc tổ chức
dịch vụ du lịch sinh thái đồng thời thu hút đầu tư của các doanh
nghiệp. Quy mô diện tích là 88 ha được thành phố đầu tư cơ sở hạ
tầng đồng bộ. Mô hình tổ chức quản lý của khu NNCNC này dự
kiến giai đoạn đầu là đơn vị sự nghiệp có thu, tự túc một phần
kinh phí hoạt động. Qua hoạt động đã có nhiều ý kiến cho rằng
“Chỉ có chuyển sang hình thức doanh nghiệp với sự tự chủ về tài
chính sẽ thúc đẩy doanh nghiệp khu NNCNC đầu tư vào chiều sâu

và ngày càng năng động hơn trong nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ”. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển
NNUDCNC đến năm 2020, rất nhiều địa phương đã triển khai dự
án quy hoạch chi tiết các khu NNUDCNC như: Thái Nguyên, Quảng
Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Ninh Thuận,
Lâm Đồng. Các sản phẩm được lựa chọn để phát triển trong khu
quy hoạch này là nhân giống các loại cây trồng có giá trị kinh tế
cao bằng công nghệ cấy mô thực vật, sản xuất giống cây trồng
vật nuôi sạch bệnh, sản xuất rau hoa cao cấp, nấm dược liệu,
vắcxin, quy trình công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế
biến nông sản….
Ưu điểm của loại hình này: Đảm bảo được tính đồng bộ liên
hoàn từ khâu nghiên cứu đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm. Các doanh nghiệp tham gia sản xuất trong khu có sản
lượng hàng hóa tập trung, kiểm soát được tiêu chuẩn, chất lượng
nông sản, giảm được chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng trên một đơn
vị diện tích. Được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước
về thuê đất, thuế….
Hạn chế: Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu lớn nên khả năng thu
hồi vốn chậm, không thích hợp với một số đối tượng cây con đòi
hỏi diện tích sử dụng đất, không gian cách ly lớn. Các doanh


nghiệp có nguồn vốn thấp khó có thể tham gia đầu tư vào khu. So
với tiêu chí khu NNUDCNC thì các khu NNUDCNC của Việt Nam
(trừ khu NNUDCNC ở TP. HCM) chưa đáp ứng được yêu cầu cả về
nghiên cứu, ứng dụng và hiệu quả, nguyên nhân:
- Chưa lựa chọn được mô hình khu NNUDCNC phù hợp.
- Việc triển khai xây dựng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giải

phóng mặt bằng và sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan liên
quan.
- Cơ chế chính sách chưa thực sự thu hút đầu tư của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
- Mới chỉ tập trung phát triển các mô hình trình diễn, chuyển giao,
quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp nên rất khó kêu gọi đầu
tư vì các nhà đầu tư hạn chế về diện tích.
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ nhập khẩu
không phù hợp hoặc lạc hậu (điển hình khu NNUDCNC ở Hà Nội,
Hải Phòng).
3.2 Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao
Đây là loại hình có ý nghĩa thực tiễn sản xuất nông nghiệp của
nước ta trong điều kiện hiện nay, nhiều địa phương đã hình thành
một số vùng sản xuất NNUDCNC.
TP. Hồ Chí Minh đã có trên l.000 ha trồng rau an toàn ứng dụng
công nghệ cao, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm, đặc biệt là
diện tích rau sản xuất trồng nhà lưới cho giá trị đạt 120 - 150 triệu
đồng/ha/vụ, hơn 700 ha trồng hoa - cây cảnh áp dụng công nghệ
cao cho thu nhập 600 triệu đến 1 tỷ đồng/năm.
Tại Lâm Đồng là nơi tập trung nhiều vùng sản xuất có ứng dụng
các công nghệ cao như vùng trồng rau hoa ở Đà Lạt, vùng trồng
trà Ôlong của Bảo Lộc… Các công nghệ tại đây được ứng dụng
nhiều như trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng, sử dụng màng
phủ, tưới phun sương, tưới nhỏ giọt. Có tới 95,9% số hộ trồng hoa
sử dụng nhà màng, nhà lưới để canh tác hoa. Người trồng hoa có
thể đạt bình quân thu nhập hàng năm 600 – 700 triệu đồng/ha.


Tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất giống

cây lâm nghiệp, chăn nuôi lợn giống, lợn siêu nạc, chăn nuôi gà
quy mô công nghiệp theo công nghệ Nhật Bản. Tuy nhiên, các loại
hình sản xuất này cần khuyến khích phát triển ở các tỉnh tùy theo
điều kiện về tự nhiên, về lao động và thế mạnh của tỉnh.
- Ưu điểm: Vùng sản xuất NNUDCNC là nơi áp dụng các kết quả
nghiên cứu CNC trong sản xuất nông nghiệp trên một vùng
chuyên canh với khối lượng hàng hóa lớn; tận dụng được các lợi
thế về điều kiện tự nhiên và lao động tại vùng. Chỉ sử dụng một
số công nghệ phù hợp với một số khâu canh tác nên chi phí đầu
vào giảm, phù hợp với khả năng đầu tư của nông dân nên dễ triển
khai vào thực tiễn sản xuất.
- Hạn chế: Do áp dụng công nghệ cao không đồng bộ nên chất
lượng sản phẩm vẫn chưa đồng đều và cao. Khâu tiêu thụ sản
phẩm phụ thuộc vào các hợp đồng với các doanh nghiệp nên chưa
ổn định.
Tuy nhiên, đây là loại hình cần khuyến khích phát triển ở các tỉnh
nông nghiệp tùy theo điều kiện về tự nhiên, lao động và thế mạnh
của từng tỉnh nhưng trong quá trình quy hoạch và phát triển vùng
NNUDCNC cần:
- Xác định quy mô và lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp.
- Thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng cho các nông thủy sản để
đảm bảo sản phẩm được chứng nhận.
- Phát triển công nghệ chế biến sâu để nâng cao giá trị của mặt
hàng NTS.
IV. VÙNG CHUYÊN CANH
1.Khái niệm
Vùng chuyên canh hay còn gọi là vùng chuyên môn hóa nông
nghiệp, là nơi tập trung sản xuất một loại nông sản nào đó. Đây là
một hình thức TCLTNN tương đối phổ biến ở các nước trên thế giới
cũng như ở Việt Nam.

2.Đặc điểm


Gần vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biên, có tính tới sức
chứa lãnh thổ.
Các hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp được tổ chức một cách
hợp lý.
Nằm trên lãnh thổ xác định có ranh giới ước lệ.
Có sự tập trung tương đối cao và quy mô lớn hoặc tương đối lớn
nhằm đem lại hiệu quả cao trên cơ sở có kết cấu hạ tầng tốt.
3.Ý nghĩa
Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn.
Giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu.
Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Nâng cao giá trị kinh tế nông sản, kéo dài được thời gian bảo
quản và có thể vận chuyển đi xa hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ
Kích thích nông nghiệp phát triển, tạo ra nhiều nông sản hàng
hóa.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
4. Một số vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Việt
Nam.
4.1 Vùng chuyên canh cây chè ở Mộc Châu – Sơn La.
Vườn chè tập trung, chuyên canh quy mô trên 1.000 ha, với
các giống chè chất lượng đặc biệt cao được chăm sóc theo quy
trình riêng biệt, như: Shan tuyết, .Kim Huyên, Ngọc Thuý, Bát Tiên
và các giống nhập nội từ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản,
Indonexia…03 nhà máy chế biến chè với dây chuyền thiết bị
đồng bộ, hiện đại sẵn sàng cung ứng 2.500 tấn sản phẩm chè các
loại. Có 03 dây chuyền chế biến chè xanh thiết bị & công nghệ
tiên tiến nhất của Trung Quốc & Đài Loan chuyên sản xuất chè

xanh . Có 02 dây chuyền chế biến chè Oloong, Pouchung từ
giống chè nhập nội từ Đài Loan. Có 02 dây chuyền sản xuất, đóng
gói túi lọc, gói 50 – 150 gr các loại chè ướp hoa, ướp hương thảo
mộc
Sản phẩm chính:


Cỏc loi chố xanh, chố Oloong, Pouchung, chố xanh sao sut
xut khu.
Cỏc loi chố thnh phm úng gúi, hp t 2gr/gúi (tỳi nhỳng)
n 150 gr/hp vi cỏc nhón mỏc: Shan Tuyt, Võn Sn, Chố Th
k 21, Thanh Long, Tựng Hc, Chõu Mc...
Sn phm chố Mc Chõu do Cụng ty Chố Mc Chõu sn xut c
bo h v nhón mỏc, xut x sn phm v c chng nhn tiờu
cht lng v do Vinatea trc tip phõn phi ra th trng
Vinatea khụng chu trỏch nhim v cht lng cỏc sn phm chố
Mc Chõu c cung cp bi cỏc Doanh nghip khỏc ngoi
Vinatea
4.2 Vựng chuyờn canh mớa ng Ngh An
Với lợi thế đất đai rộng lớn, Nghệ An đã hình thành các vùng nguyên
liệu kết hợp với công nghiệp chế biến, trong đó có vùng guyên liệu mía.
Việc phát triển vùng mía đã đem lại nhiều lợi ích: sản xuất ra khối lợng
sản phẩm lớn, năng suất cao, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho
ngời dân, một số giải pháp phát triển bền vững vùng nguyên liệu
mía ở Nghệ An, đó là:
-Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nhà máy và ngời nông dân,
cần có phơng thức mua bán đa dạng, tạo ra mối quan hệ bình đẳng,
cùng có lợi.
- Giữa nhà máy và ngời dân, giúp nông dân có thị trờng ổn định;
hỗ trợ vốn sản xuất, chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nông dân vùng

nguyên liệu mía, xây dựng trung tâm nghiên cứu giống mía, tập đoàn giống
mía thích hợp cho vùng, thu mua mía theo trữ lợng đờng để nâng cao
chất lợng sản xuất.
4.3 Vựng chuyờn canh thanh long Bỡnh Thun.
Trin khai chng trỡnh VietGAP, t nm 2009 n nay, ton
tnh ó hỡnh thnh c 387 t hp tỏc, nhúm liờn kt sn xut
ca trờn 10.000 h ng ký tham gia, vi din tớch trờn 7.500 ha.
Tớnh n cui thỏng 5/2012, Trung tõm ó kim tra, ỏnh giỏ v
chng nhn c 5.375 ha/6.707 h, t 76,78% k hoch tnh
giao
Phỏt trin thanh long theo hng an ton; y mnh xỳc tin
thng mi; tỡm cỏch sn phm thanh long phỏt trin bn
vng, m bo an ton cho ngi trng v ngi s dng õy l
nhim v trng tõm, lõu di ca Bỡnh thun.
KT LUN


- Tăng cường phát triển nhanh khu NNCNC, các vùng chuyên
canh theo hướng đem lại hiệu quả kinh tế cao : sản xuất ra khối
lượng sản phẩm lớn, năng suất cao, tăng thu nhập, xóa đói, giảm
nghèo cho người dân.
- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói chung và hình thức khu
NNCNC là một trong những vấn đề đang thu hút sự chú ý của
nhiều nhà khoa học cũng như các nhà hoạch định chiến lược phát
triển ở mỗi quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.
Đối với những nước này, việc khai thác các nguồn lực trong nước
cũng như quốc tế cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước có hiệu quả hay không phụ thuộc không nhỏ vào công
tác tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Sự vận dụng và phát

triển một cách khéo léo các lí thuyết về tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp đã giúp cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở
Đông Á đạt được những thành tựu có tính chất bước ngoặt với sự
phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.

MỤC LỤC

CHUYÊN ĐỀ :
TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
VÙNG CHUYÊN CANH NÔNG NGHIỆP



×