Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

phân loại sếp và cách ứng xử với sếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79 KB, 10 trang )

Phân loại sếp và cách ứng xử với sếp
*Tại sao phải phân loại sếp?
Dù sếp của bạn là ai,chức vụ có cao đến đâu,có quan trọng
như thế nào thì sếp của bạn cũng là một người bằng xương bằng
thịt,không tránh khỏi những ham muốn chung của con người
nên.Vì vậy bạn cần phân loại rõ sếp thuộc kiểu nào và có thể thích
nghi và xử xự như thế nào với sếp của mình và một cơ hội thăng
tiến không hề nhỏ đã mở ra trước mắt bạn.

*Sếp nóng nảy.
Có những người sinh ra tính đã nóng nảy,họ thường không
có khả năng kiềm chế tình cảm,vì vậy,rất có thể bạn bị trách
cứ,hoặc quát mắng vì những lý do chẳng đâu vào đâu.Đừng có tức
giận,đừng chán nản.
Trước tiên,bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn rơi
vào tình huống khó xử đó.Bạn đã hiểu được thói quen làm
việc,thói quen sinh hoạt của sếp chưa?Ông ta thường hay nổi nóng
trong trường hợp nào?Liệu có phải sếp đang bực bội điều gì,với
đối tượng nào không?Liệu có phải sếp đang bực bội điều gì,hay có
chuyện gì với sếp không?Hay sếp lo lắng vì một việc nào đó của
công ty,…?Nói chung,có rất nhiều nguyên nhân để sếp của bạn
nóng nảy và chút giận lên đầu bạn.
Nhưng nếu trả lời hết được những câu hỏi trên thì bạn đã
tìm ra cách giải quyết rồi đó.Và bạn có thể chuẩn bị cách phản ứng
và cách giải quyết khi sự việc lại tái diễn.Điều quan trọng là bạn
phải thật nhanh nhạy về thông tin xung quanh sếp.Nếu
không,những câu hỏi ở trên chẳng bao giờ có câu trả lời và đương
nhiên là bạn sẽ là chỗ chụt giận của ông sếp.

*Sếp do dự,thiếu quyết đoán.
Bạn cảm nhận được ý nghĩa thực sự của câu nói : “Lòng


người khó đoán”.Kiểu sếp này sẽ khiến bạn không biết cách nào
mà xoay sở,bởi họ thay đổi ý kiến liên tục,lúc này thế này,nhưng
chỉ một lát sau thì lại thế khác.
Quả thực có một người sếp như thế,nhu nhược,sống thiếu
quyết đoán,chỉ có điều nó lại hay rơi vào người làm sếp,có quyền


cao chức trọng,bởi họ hơn hẳn những người khác,về mọi mặt,bởi
bạn là cấp dưới mà cấp dưới thì sếp nói gì phải theo đấy nên họ
chẳng ngại ngần gì khi thay đổi quyết định của mình dù họ biết
rằng nếu làm vậy sẽ khiến bạn gặp không ít khó khăn,lung túng xử
lý công việc.
Nếu rơi vào tình tình huống như trên, tốt nhất là bạn phải
tuân theo sếp,hãy chuẩn bị tâm lý và các phương án dự phòng
khác,đừng cầm đèn chạy trước ô tô khi chưa có lệnh của sếp.Vì
nếu cứ cầm đèn chạy trước ô tô thì sẽ có ngày bạn bị ô tô đâm.Ví
dụ như phải làm một báo cáo ,bạn hãy cứ chuẩn bị kỹ đã,làm sao
có thể thêm bớt vài nội dung dung theo chỉ đạo của sếp khi sếp
thay đổi quyết định.Đó chính là thượng sách.

*Sếp lộng quyền
Loại sếp này chỉ tìm cách can thiệp vào công việc của cấp
dưới,ngay cả khi đó là việc riêng tư của cấp dưới họ cũng tò mò và
xét nét.
Trong hoàn cảnh này,bạn hãy luôn hoàn thiện bản
than,đó chính là vũ khí lợi hại nhất của bạn và đừng bỏ phí thời
gian.Sếp không có quyền can thiệp vào cuộc sống cá nhân của
bạn.Tuy nhiên hãy nhớ rằng mục đích của bạn phản kháng không
phải là gây căng thẳng với sếp trong công việc vì nếu vậy thì người
thiệt sẽ luôn là bạn chứ không phải ai khác.Hơn nữa,đừng bao giờ

chỉ trích sếp trước mặt những người khác,để tránh những “hậu quá
khó lương” sau này.

*Sếp tự cao,tự đại
Đây là tuýp người luôn muốn thể hiện hơn người
khác.Và đây lại là kiểu người không phải là hiếm trong các cơ
quan,xí nghiệp.
Thật là không may khi bạn gặp phải một ông sếp như
vậy,tức mà không dám nói ra,không dám làm gì,ghét mà chẳng
biết ứng xử như thế nào.
Nếu bạn là người thông minh, chắc bạn hiểu rằng cứ đối
đầu với sếp thì hậu họa chỉ mình gắng chịu chứ chẳng ai khác.Thế
nhưng nếu cứ theo chủ trương “vỗ mông ngựa” (tang bốc) thì e


rằng cũng khó chấp nhận.Phần lớn chúng ta ai cũng muốn mình
“ngồi cao” hơn người khác.Thực tế,để làm cho sếp vui lòng không
phải là khó,chỉ có điều bạn “bợ đỡ” sếp một cách mù quáng,thì
cũng chẳng đạt được gì.
Vì vậy bạn cần tôn trọng sếp,phục tùng sếp và nỗ lực coog
tác là những điều kiện cần phải có của mỗi nhân viên,nhưng luôn
phải gồng mình làm những việc mình không thích thì quả là không
dễ chịu chút nào.

*Sếp lười biếng,nhác việc.
Bạn luôn cố gắng,nỗ lực công tác,thế hiện mình với sếp với
mục đích gây sự chú ý với sếp.Rất có thể bạn sẽ nhụt chí khi gặp
phải một ông sếp lười biếng,nhưng lại thích tranh công,đoạt
vị,khiến cấp dưới không phục.
Dưới quyền của kiểu sếp này ,bạn sẽ phải thay ông ta làm

tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ.Khi công việc hoàn thành mỹ
mãn,ông ta sẽ nhận công luôn,đi báo cáo với cấp trên,rồi thản
nhiên hưởng thụ “mồ hôi nước mắt” của bạn.Thật khó là bạn lại
không thể vạch trần điều đó trước mặt ông ta,tranh cãi với ông
ta,bởi nếu thế bạn sẽ càng rơi vào bất lợi.Mà chúng ta đều biết rằng
cứ cãi chày cãi cối với sếp thì cuối cùng mình chẳng được gì cả mà
có khi còn bị sếp ghét bỏ,hay bới lông tìm vết để rồi bắt lỗi bạn.
Để giải quyết vấn đề này,mỗi khi thay ông ta giải quyết
vấn đề gì thì hãy làm một người làm chứng,càng nhiều càng tốt vì
có nhiều người thì độ xác thực càng cao.Nhưng tất nhiên là nói
một cách công khai là tôi đang làm việc hộ một ông sếp lười nhác
mà phải như vô tình mà hữu ý.Ví dụ như làm việc trước mặt cô thư
ký chẳng hạn,mục đích là để cho họ thấy nguồn gốc của sự
việc,như vậy thì dù là công lao cuối cùng là sếp nhận,nhưng trong
công ty đã có người hiểu được chân tướng sự việc,Rồi một đồn
mười,mười đồn trăm,khi đó bạn có thể đạt được mục đích của
mình.Nhưng bạn phải kiên nhẫn chờ đợi thời cơ đến đúng lúc thì
hãy phanh phui sự việc.Chớ “dục tốc bất thành”.

*Sếp không thấu hiểu cấp dưới.


Sếp của bạn là một người quen nịnh trên,đe dưới,làm việc
thiếu trách nhiệm,lại đa nghi,khiến bạn chỉ biết thầm oán trách,mà
không phải biết phải làm gì.
Vậy phải làm gì khi bạn có một người sếp như vậy?Phải
làm thế nào để bày tỏ nỗi lòng của mình với sếp?Bạn hãy bày tỏ
trực tiếp quan điểm của mình với sếp.Nhưng trức tiên,bạn phải
hiểu thật rõ tính cách của sếp và dự tính những phản ứng của ông
ta khi bạn nói ra những suy nghĩ của mình.Và hãy chuẩn bị những

câu trả lời thật mềm dẻo để tránh mất lòng sếp.Chớ có thổ lộ
những suy nghĩ trong long một cách quá thẳng thắn đối với một
người sếp có tư tưởng bảo thủ,dễ tự ái.Nếu như ông ta tương đối
thoải mái ,sẵn sang lắng nghe thì bạn nên chọn địa điểm và thời
gian thích hợp để hai người cùng trò chuyện và hãy cứ tin rằng
mình sẽ làm được thôi.

*Sếp ưa nịnh
Đặc điểm nổi bật của kiểu người này là thích người khác
tán dương,tang bốc mình,chỉ cần được khen ngợi là mặt mày tươi
tỉnh,việc gì cũng dễ dàng cho qua.
Và nếu bạn là một người ghét a dua nịnh nọt,nhưng lại
hằng ngày chứng kiến cảnh có người vì giỏi “bợ đõ” mà kẻ thì
thăng chức,người thì tăng lương,thăng tiến như diều gặp gió,khiến
bạn chướng tai gai mắt.
Kỳ thực thì khen một người không phải là quá khó mà
cũng chẳng phải là hoàn toàn dối trá,xấu xa.Ý nghĩa tích cực của
nó là được bày tỏ thái độ khâm phục của mình với một thái độ
chân thành trước những điểm mạnh của người khác.Mỗi người đều
có những sở trường,sở đoản riêng,chỉ cần biết cách che đậy khiếm
khuyết,làm nổi bật ưu điểm của họ bằng những lời nói chân
thành,không thái quá là ổn.Như vậy,là vẹn cả đôi đường,vậy tại
sao bạn không làm?
Hãy thường xuyên lưu tâm đến thái độ,cử chỉ của
sếp,thậm chí là những thứ nhỏ nhặt nhất như giầy,quần áo,mũ,…
của ông ta.Có thể bạn sẽ nghĩ rằng đó là những thứ nhỏ nhặn và
khen thì chẳng ích gì thì bạn sai rồi.Đôi khi chỉ cần những thứ nhỏ
nhặn ta có thể làm nên thành công sau này.Và nếu bạn thấy thích



chúng thì hãy bày tỏ suy nghĩ của bạn với ông ta.Nếu bạn nghĩ
rằng đó là nịnh bợ thì sai rồi.Đây chỉ là bày tỏ suynghix của mình
với sếp mà thôi.Đừng nhầm lẫn hai khái niệm hoàn toàn khác nhau
này và đừng tiết kiệm lời khên với bất cứ ai nhất là sếp của
bạn.Những lời khên chân thành sẽ giúp sếp có cái nhìn thiện cảm
về bạn và bạn sẽ có một sự nghiệp tươi sáng phía trước.Và nên nhớ
một điều đó là nói thật tự nhiên,đừng điệu bộ quá,giả tạo quá.

*Sếp biết quý trọng nhân tài.
Nếu như sếp của bạn là một người quan tâm,chú ý bồi
dưỡng nhân tài cho thế hệ sau thì bạn quả là một người may mắn
đấy.Nếu như vậy thì đừng có ngại,lo lắng về kế hoạch của mình
mà hãy tự tin cầm bản kế hoạch của bạn đến cho sếp và trình bày ý
tưởng của bạn với ông ấy trong một khung cảnh thích hợp.Hãy
trình bày kế hoạch của bạn thật mĩ mãn để ông ấy đánh giá cao bản
kế hoạch của bạn.Nếu như ý tưởng của bạn vượt quá thẩm
quyền,chức trách,thì trước tiện bạn hãy tìm cách nhấn mạnh tầm
quan trọng của bản kế hoạch của bạn và hứa sẽ quyết tâm thực
hiện.Nhưng phải chắc chắn là không ảnh hưởng đến công việc của
bạn vì không một người sếp nào,kể cả những người trọng người tài
lại muốn nhân viên của mình đi làm những việc khác mà bỏ dở
việc đương nhiệm.
Tuy nhiên đừng thể hiện một cách tích cực quá ,nếu
không sếp của bạn sẽ cho rằng bạn đang tìm cách “vượt mặt” ông
ta,và khi ông ta thấy nguy hiểm đến chức vụ của ông ta thì dù kế
hoạch có hay đến đâu thì ông ta cũng sẽ vùi dập ngay từ đầu.
Nếu sếp là một người hẹp hòi,ích kỷ,không muốn ai
hơn mình,bạn hãy tạm thời gác kế hoạch của mình lại,đợi thời cơ
gặp trực tiếp ông chủ và đưa ra ý tưởng của mình.Không nên
đường đột gặp trược tiếp ông chủ để sếp nghi ngờ bạn,hãy tận

dụng thời cơ thích hợp,mạch dạn nhưng thận trọng nói hết ra
những ý tưởng mới của mình trực tiếp với ông chủ.

*Sếp là người công tư lẫn lộn.


Đây là kiểu người thích lạm dụng quyền lực,chung
riêng lẫn lộn.Bạn thường phải tranh thủ thời gian làm việc riêng
cho ông ta,mà không dám nói gì cả.
Điều cần làm là hãy khéo léo từ chối,đừng để cho sếp
phật lòng,tự ái nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn ở
công ty.Nhưng cũng đừng nên sợ quá mà cứ để yên.Như vậy ông
ta sẽ quen mui mà cứ suốt ngày bắt bạn phải làm những việc riêng
tư của ông ta.
Ông ta sẽ không thể ép bạn nhưng sẽ ngầm tức tối ở
trong long,trong trường hợp này bạn hãy làm việc thật nghiêm
chỉnh,không phảm sai lầm nào thì dù ông ta có tức tức đến mấy
cũng không làm gì được bạn.

*Sếp say việc.
Kiểu sếp này sẽ khiến bạn nhăn mặt,nhíu mày cả
ngày.Bởi trong con mắt của người say việc thì chỉ có làm việc,làm
việc và làm việc mà thôi.Và đó chính là phương châm sống của họ
và ai cũng nên làm như thế.
Thế nhưng,ngày nào cũng làm việc thêm giờ,cuối
tuần,ngày nghỉ vẫn phải đến công ty thì chả có gì là thú vị cả.Vậy
bạn ần phải làm gì dể cải thiện tình hình?Trước tiên,hãy dự đoán
khối lượng và trình tự công việc xem liệu có thể thuê người làm
hay không?Nếu được thì đó chính là biện pháp duy nhất giúp bạn
giảm bới khối lượng công việc.Muốn làm việc này thì hãy chủ

động tìm người thích hợp với công việc đó qua các kênh khác
nhau,sau đó chuẩn bị kế hoạch,báo cáo sếp.
Một lần như vậy,hai lần như vậy…nó giống như bạn
đang thị uy trước ông ta vậy.Cho ông ta một cách làm thông minh
hơn.Nếu như ông ta đủ khiêm tốn,yêu thương người tài,thì ông ta
sẽ tiếp thu cách làm đó.Ngược lại,nếu ông ta là người chủ quan,bảo
thủ sẽ nảy sinh phản cảm,nếu vậy,bạn hãy sớm tìm cho mình một
con đường khác nhé.Đừng có suốt ngày với công việc thì đời còn
gì là thú vị nữa.Có thể bạn nên tạo cho mình một bước đột phá
chẳng hạn.

Sếp cầu toàn.


Tôn thờ và theo đuổi chủ nghĩa hoàn mĩ là đặc điểm
nổi bật ở kiểu người này.Nếu sếp của bạn là một người như thế thì
bạn thật là đáng thương đó.Ông ta sẽ yêu cầu mọi việc bạn làm đều
phải hoàn mĩ,trọn vẹn cả trăm phần trăm,mọi việc đều phải đạt tiêu
chuẩn mà ông ta đưa ra.Muốn chung sống với kiểu sếp này,bạn
Nên tham khảo một số ý kiến sau đây:Khi được giao nhiệm vụ,bạn
không thể ứng phó chiếu lệ cho qua chuyện,hãy nói cho ró những
yêu cầu của ông ta,tính chất công việc,thời hạn hoàn thành cuối
cùng,…Để tránh nảy sinh những hiể lầm khoog đáng có,hãy cố
gắng thực hiện nó theo yêu cầu của sếp,đó là cách duy nhất mà
cũng là cách tốt nhất.
Nếu như sếp của bạn là một người chú ý đến cái nhỏ
nhất,bạn cần cố gắng tránh phạm bất cứ sai lầm nào,dù là nhỏ
nhất.Hãy làm cho sếp tin tưởng bạn,thì dù sau này dù bạn có phạm
sai lầm vô ý nào thì sếp của bạn cũng sẽ không trách máng bạn quá
đáng đâu.

Không nên chỉ thấy khuyết điểm của sếp,bạn hãy cố
gắng phát hiện ra những điểm mạnh của sếp để tận dụng những lúc
thích hợp.

*Sếp ngoan cố.
Sếp bạn có phải là một người không thể xoay chuyển
được không?Dù cho bạn có nỗ lực giải thích với ông ta thế nào về
cách bạn làm nhưng ông ta cũng bỏ ngoài tai,yêu cầu bạn phải làm
theo cách của ông ta,chỉ cần hơi trái ý của ông ta là ông ta sẽ phát
khùng,khiến cho bạn làm việc trong tâm trạng lo lắng,rối như tơ
vò.Tâm trạng của bạn bất ổn thì làm việc sẽ không thể tránh sai sót
và càng sai sót nhiều thì bạn càng chịu nhiều áp lực từ ông sếp của
mình.Bạn đã nghĩ tới nhiều cách dể đối phó với sếp của mình,thậm
chí vì quá chán ngán với công việc mà đã từng có lúc bạn nghĩ tới
việc từ chức để phản kháng,tránh khỏi sự o ép của sếp.
Vậy bạn phải làm gì để thay đổi được tính bảo thủ của
sếp,để ông ta không còn quá quát nữa,để ông ta chịu lắng nghe ý
kiến của bạn trong mọi việc?Bạn hãy kiên nhẫn ,thử làm từng bước
theo lời khuyên chân thành sau xem sao.Nếu như không thành
công thì lúc đó mới nghĩ đến việc nghỉ việc.Và khi bạn đang thực


hiệc theo từng bước sau đây thì hãy có lòng tin vào việc mà bạn
đang làm nhé.
Đầu tiên là bạn không nên cho rằng phương pháp và
cách làm việc của mình là đúng hoàn toàn vì dù cách của bạn có
hay thì cũng phải có chỗ sai sót.Và dù cho cách của bạn có hay đến
mấy đi chăng nữa thì chưa chác nó đã là cách tối ưu nhất vì người
ta nói “núi cao còn có núi cao hơn” mà.Khi nói chuyện với sếp,hãy
nói bằng điệu bộ ôn hòa,thái độ khách quan,khi cần nên nhượng

bộ.
Khi điều kiện cho phép,bạn có thể tranh luận với sếp
căng thẳng ở nơi công sở.Nhưng đừng nên căng thẳng quá vì “căng
quá dễ đứt”.Dù bạn có tranh luận một cách căng thẳng đến mấy thì
luôn phải nhớ một điều đó là không được quá căng thẳng với
sếp,phải luôn giữ thái độ ôn hòa nhượng bộ vì ta đang nối chuyện
với sếp-người cao hơn ta nên ta nên có thái độ phù hợp.Nếu có
thể,bạn nên mời sếp đi uống trà sau giờ làm,lúc đó hãy khéo léo
nói ra cách làm việc của mình,suy nghĩ của mình.
Bạn cần chú ý,lắng nghe lời nói của sếp,ý kiến của
sếp,tránh cướp lời của sếp để bày tỏ ý kiến của mình.Bạn hãy tiếp
thu những ý kiến của sếp và rất có thể bạn sẽ tìm ra những thứ
mình còn thiếu để hoàn thiện công việc của mình.Dù cho sếp có
ngoan cố đến đâu thì ông ấy cũng là sếp,là người đi trước bạn nên
chắc chắn sẽ có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn bạn.Và tại sao
bạn không nhân cơ hội này mà tiếp thu những bài học kinh nghiệm
báu của sếp.Bạn có thể vừa học hỏi được nhiều điều mà cũng có
thể cải thiện quan hệ của mình với sếp.trong khi trò chuyện với
sếp,có thể bạn có thể thấy sếp có những việc khó nói.Và chẳng có
gì tuyệt hơn khi chúng ta ở đó,tâm sự và nghe những chia sẽ của
sếp.Bạn nên học cách đặt mình vào vị trí của sếp để nhìn nhận
đánh giá và thông cảm cho sếp.
Gạt bỏ mọi thành kiến,đùng lúc nào cũng cho rằng sếp
là một người khó tính,hãy cố gắng trở thành một người bạn tốt của
sếp.Hãy chân thành làm bạn với sếp rồi sẽ đến ngày nào đó,sếp sẽ
hiểu tâm ý của bạn và ông sếp của bạn sẽ không còn ngoan cố nữa


mà thay vào đó là một người biết lắng nghe.Quan trọng là bạn nên
là người đầu tiên lắng nghe thì sếp cũng sẽ như vậy.


*Sếp thích xen chuyện.
Đó là những người thích quan tâm đến tất cả những
việc lớn nhỏ,thậm chí còn nhúng tay,can dự vào những việc chả
liên quan gì đến ông ta khiến cho người phụ trách công việc đó rất
khó chịu.Bên ngoài ông ta tỏ ra rất vô tư,cổ vũ mọi người độc
lập ,sang tạo,phát huy hết khả năng trên từng cương vị,nhưng thực
tế ông ta lại là người giật dây đằng sau mọi công việc,giống như
người điều khiển con rối sau màn.Ông ta cho rằng cấp dưới chỉ là
công cụ để ông ta đạt được một mục đích nào đó,mọi thứ ông ta
đưa ra đều là mệnh lệnh.Điều đó khiến cho mọi người khó chịu
nhưng dường như ông ta không quan tâm đến điều đó.Thứ duy
nhất ông ta quan tâm là làm sao có thể nhúng tay vào tất cả mọi
chuyện và làm sao có thể điều khiển được mọi thứ xung
quanh.Nếu bạn là nhân viên của một người sếp như vậy thì có lẽ
bạn luôn ở trong tình trạng căng thẳng,khó có cảm giác thành công
trong công việc và khi đó thì làm sao bạn có thể làm việc hiệu quả
và cống hiến hết công sức của mình cho công ty được.Bạn muốn
hòa hợp với vị sếp này ư?Hay chỉ đươn giản là muốn có những
khoảng không gian riêng tư,những quyết định mà tự mình đưa ra
mà không phải lo về sếp.Trước hết hãy tìm hiểu kỹ ông ta.Bạn hãy
chú ý rằng gần như tất cả những vị sếp dù cho tính cách có thể nào
thì luôn phải tìm hiểu kỹ về ông ta.Vì không hiểu kỹ đối tác thì làm
sao có thể thành công được.Nếu như việc gì sếp cũng giao cho bạn
nhưng lại quản lý từng ly từng tí,nhìn từng bước đi trên kế hoạch
dù là nhỏ nhất thì bạn hãy thử nghĩ xem việc đó có đêm lại cho ạn
chút kinh nghiệm gì không?Hãy thử thuyết phục ông ta rằng dù có
làm theo cách của bạn thì kết quả vẫn sẽ tốt đẹp như ông mong
muốn.Hãy tận dụng những hiểu biết về ông ta mà bạn có để thuyết
phục ông ấy.Bạn càng có nhiều thông tin về ông ta càng tốt.Nhất là

những thông tin mà ít người biết.Nhưng bạn nên nhớ là thuyết


phục chứ không phải là tống tiền đâu nhé.Hãy nói thật sự bình tĩnh
và nghĩ kỹ xem cái gì nên nói,cái gì không.
Nếu sếp của bạn là một người bảo thủ thì cũng đừng
nên cái cùn làm gì vì người thiệt luôn là bạn.Thay vào đó,bạn hãy
coi đó như một thử thách cho mình,bạn có thể học được cách làm
sao để chinh phục được những người “cầu toàn” đó.Mỗi khi bạn có
thể hoàn thành công việc mà những người như thế đắt ra thì con
đường tương lai của bạn cũng rộng mở hơn một chút rồi đó.
Chúc các bạn thành công với những cách mình đã đưa ra trên đây.



×