Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI PHÁT BIỂU CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM CÚM A H5N1 Ở CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.56 KB, 3 trang )

BÀI PHÁT BIỂU
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM
CÚM A/H5N1 Ở CỘNG ĐỒNG.
Kính thưa: Quí vị đại biểu, cùng toàn thể quí khách mời thân mến.
Thực hiện kế hoạch số 139/KH-VAHIP ngày 10/10/2009 của Trung tâm
TTGD-SK Đồng Tháp. V/v tổ chức chiến dịch truyền thông về phòng chống cúm
gia cầm, cúm A/H5N1 ở người tại cộng đồng và tại cơ sở y tế.
Trung tâm Y tế Tháp Mười đã xây dựng kế hoạch số 690/KH-TTYT. V/v
phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức chiến dịch phòng chống cúm gia
cầm, cúm A/H5N1 ở người tại cộng đồng năm 2009. Với mục tiêu: “ Nâng cao
nhận thức và thực hành về phòng chống cúm gia cầm tại cộng đồng và tại cơ sở Y
tế”.
Hôm nay ngày
huyện ta long trọng tổ chức buổi
lễ ra quân chiến dịch truyền thông phòng chống cúm gia cầm, cúm A/H5N1 tại
cộng đồng và tại cơ sở Y tế.
Kính thưa quí vị đại biểu !
Cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virút gây ra cho các loài gia cầm
( hay chim ) và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virut này được phát
hiện đầu tiên ở Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây được phát hiện ở hầu hết các
nơi trên thế giới.
Biến chủng H5N1 của virút cúm gia cầm bắt đầu hoành hành từ năm 1997
và có nguy cơ bùng phát thành đại dịch cúm đối với con người trong tương lai.
Hiện giờ không có một quốc gia nào khẳng định có đầy đủ phương tiện và kỷ
thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này nếu điều đó xảy ra.
Đường lây nhiễm của virút cúm gia cầm:
Các chủng của virút cúm gia cầm có thể xâm nhiễm vào nhiều loại đông
vật khác nhau như: Chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi … và con người. Bệnh cúm
gi cầm lây truyền qua không khí, dịch tiết gia cầm bệnh, chết, nhưng cũng có thể
gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có
bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy virút cúm gia cầm có thể sống sót trong


thức ăn đã được nấu chín.


Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Triệu chứng mắc bệnh ở các động vật là
khác nhau, nhưng một số biến thể virút có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài
ngày.
Triệu chứng ở người:
Đối với con người, cúm gia cầm gây ra các triệu chứng tương tự như các
loại cúm khác. Đó là sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết và ở
những trường hợp nghiêm trọng có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có thể
dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc phần lớn vào thể
trạng sức khỏe, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virút của người bị nhiễm.
Có thể lây từ người sang người không?
Trong tháng 5 năm 2006 đã có một số lo ngại về việc virút H5N1 có thể đã
biến đổi tạo khả năng lây từ người sang người sau khi 7 người trong một gia đình
lớn ở Indonesia đã bị nhiễm virút, 6 người trong số đó đã tử vong.
Tuy nhiên các chuyên gia của tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) cho rằng tuy
chưa thể loại bỏ khả năng virút đã lây từ người sang người, hiện họ vẫn đang tìm
nguồn lây khác có thể.
Về tình hình lây lan của cúm gia cầm H5N1:
-Từ năm 1997 sự bùng phát của virút H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết
hàng chục triệu gia cầm.
-Từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 5 năm 2009 đã có 258 người tử vong do
cúm gia cầm trong số 423 ca nhiễm cúm A/H5N1 tại 15 nước, chủ yếu là ở châu
Á, theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới WHO.
-Đến tháng 5 năm 2009 Indonesia là nước có nhiều ca tử vong nhất do cúm
A/H5N1, với 115 người chết trong 141 ca nhiễm.
-Tình hình cúm A/H5N1 ở Việt Nam đã có 56 ca tử vong trong 111 người
nhiễm kể từ năm 2003, theo WHO.
-Trong năm 2008 Việt Nam có 6 ca nhiễm cúm A/H5N1 và chỉ sống duy

nhất 1 ca.
-Từ đầu năm 2009 đến nay Việt Nam tuyên bố có 4 bệnh nhân nhiễm cúm
A/H5N1 và đã tử vong, ca chết gần đây nhất là một phụ nữ 23 tuổi ở Thanh Hóa
ngày 22/4/2009.
-Riêng ở Đồng Tháp từ đầu năm 2009 đến nay đã có 1 ca là một bệnh nhi 3
tuổi mắc cúm A/H5N1 ngụ ở xã Phú Long huyện Châu Thành, bệnh nhi này khởi
bệnh từ ngày 12/3/2009 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí


Minh và đã tử vong sau đó 7 ngày, trước khi khởi bệnh 10 ngày, bệnh nhi này có
ăn thịt gia cầm bệnh.
Kính thưa quí vị đại biểu !
Từ những số liệu thống kê nêu trên, chứng minh cho thấy rằng mức độ lây
lan, và sự nguy hiểm vô cùng của cúm gia cầm hay cúm A/H5N1 ở người là rỏ
ràng và là mối nguy cơ tiềm ẩn sẳn sàng bùng phát và trở thành đại dịch bất cứ
lúc nào.
Vì vậy việc phòng chống cúm gia cầm, cúm A/H5N1 ở người trong cộng
đồng và tại cơ sở Y tế là một nhiệm vụ của toàn xã hội, vừa cấp bách, vừa lâu dài,
là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và chiến lược phát triển nguồn lực phát triển con người nói riêng.
Phòng chống cúm gia cầm, cúm A/H5N1 ở người là trách nhiệm quyền lợi
của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý điều hành của các cấp chính quyền, sự tham gia của các cấp, các ngành đoàn
thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội của toàn thể nhân dân và vai trò nòng cốt là hệ
thống thông tin truyền thông giáo dục sức khoẻ Y tế.
Trong phòng chống cúm gia cầm, cúm A/H5N1 ở người phải xác định dự
phòng là chính, thông tin, giáo dục, truyền thông là then chốt.
Với mục tiêu chiến dịch năm 2009 của chúng ta là: “ Nâng cao nhận thức
và thực hành về phòng chống cúm gia cầm tại cộng đồng và tại cơ sở Y tế”.
Tôi thay mặt cho BCĐ CSSKND huyện Tháp Mười tuyên bố phát động

chiến dịch truyền thông phòng chống cúm gia cầm, cúm A/H5N1 ở người tại
cộng đồng và tại cơ sở Y tế.
Trân trọng kính chào !



×