BÀI PHÁT BIỂU HỌP MẶT 20/11/2010
\D\THẦY BÁ TÒNG\2010 - 2011
BÀI PHÁT BIỂU
HỌP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
Kính thưa quý đại biểu, quý thầy cô và các em học sinh thân mến!
Mỗi năm, cứ đến ngày 20/11, những ai đã từng làm nghề dạy học đều có
những cảm xúc bâng khuâng xen lẫn niềm vui sướng tự hào về cái nghề cao quý
nhất trong các nghề cao quý của mình. Kỷ niệm lần thứ 29 ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11, tôi xin ôn lại những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam và
của nhà trường trong thời gian qua để từ đó chúng ta thấy được niềm tự hào, niềm
vinh dự của người thầy trong xã hội, thấy được những cố gắng, những thành tích
của thầy và trò trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tập thể CB – GV – NV trường
sẽ tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới.
Từ năm 1982 trở về trước, ngảy 20/11 ở Việt Nam được gọi là ngày Quốc tế
hiến chương các nhà giáo. Năm 1957, hội nghị liên hiệp quốc tế các Công đoàn
giáo dục họp tại Vac sa va ( Ba Lan ) gồm 57 nước tham gia, trong đó có Công
đoàn giáo dục Việt Nam. Hội nghị đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày
Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Thực hiện quyết định đó, ngày 20/11/1958,
ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Suốt 29 năm qua, ngày 20/11 trở thành ngày truyền thống tốt đẹp của ngành giáo
dục và của dân tộc ta.
Do tính chất và mục đích của tỏ chức Quốc tế hiến chương các nhà giáo,
ngày 20/11 đã có những thay đổi cơ bản. Thể theo nguyện vọng của các nhà giáo
và nhân dân, ngày 28/9/1982, Hội đồng bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) đã ban hành
Quyết định số 167/HĐBT, hằng năm lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Quyết định của Chính phủ có ý nghĩa đặc biệt thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước ta về vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Đồng
thời, Quyết định trên đã tạo cơ sở cho các thầy cô giáo và những người làm công
tác quản lý tự nhìn lại mình, tự khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp giáo
dục.
Kính thưa quý đại biểu, quý thầy cô và các em học sinh thân mến!
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và truyền thống tôn sư trọng
đạo. Nhân dân ta hiểu rằng muốn trở thành người hữu ích cho xã hội thì phải học
và muốn học thông hiểu rộng thì phải yêu phải yêu mến, kính trọng người thầy.
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, có biết bao tấm gương
sáng của các nhà giáo Việt Nam và mỗi thời kỳ đều có nhà giáo tiêu biểu. Ở Việt
Nam ta từ xưa đến nay, nghề dạy học luôn được nhân dân yêu mến. Những thành
1
BÀI PHÁT BIỂU HỌP MẶT 20/11/2010
\D\THẦY BÁ TÒNG\2010 - 2011
tựu mà chúng ta đạt được như ngày hôm nay chính là nhờ biết bao thế hệ các thầy
giáo, cô giáo đã tận tình, tâm huyết với nghề tạo nên những phẩm chất tốt đẹp của
nhà giáo Việt Nam.
Truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam trước hết là nhà giáo luôn gắn
bó và liên hệ mật thiết với nhân dân và sống giữa sự tin yêu của nhân dân. Ngày
xưa, thầy đồ được nhân dân nuôi cơm, đói no cùng san sẻ với nhân dân. Ngày nay,
người thầy giáo, nhất là thầy giáo ở vùng nông thôn thật sự là một cán bộ địa
phương, là bạn của mọi người, mọi nhà. Nhân dân ta yêu quý thầy giáo vì người
thầy giáo đã kiên trì chịu khó truyền thụ kiến thức và đạo đức cho con em. Đối với
nhân dân, hình ảnh người thầy đã trở thành biểu tượng thân thương và quý trọng.
Truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam còn thể hiện ở những nhà giáo
chân chính, giàu lòng vị tha, nhân ái, tận tụy với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Xưa
và nay, thầy cô giáo bao giờ cũng là người có đạo đức, không có đạo đức thì không
làm thầy giáo được. Đạo đức của nhà giáo Việt Nam được thể hiện trước tiên ở
lòng nhân ái sâu sắc. Vì yêu thương con người và yêu nghề, nhiều thế hệ nhà giáo
đã tự nguyện nhận trọng trách xấy dựng con người, bồi dưỡng đạo lý làm người
cho thế hệ trẻ. Trước đây, bất chấp lệnh cấm mở lớp dạy chữ quốc ngữ của chính
quyền thực dân, nhiều nhà giáo đã bí mật mở lớp truyền bà chữ quốc ngữ và tuyên
truyền giác ngộ tinh thần yêu nước cho lớp trẻ. Ngày nay, không ngại gian khổ
nguy hiểm, nhiều nhà giáo đã tự nguyện đến với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo, …mở trường vận động học sinh đến lớp.
Những nhà giáo chân chính Việt Nam bao giờ cũng là những người yêu
nước, là những chiến sĩ kiên cường trên mặt trận văn hóa. Họ đứng về phía nhân
dân và hành động vì tâm tư, nguyện vọng, lợi ích cao đẹp của dân tộc, của Tổ
quốc.
Dưới chế độ phong kiến, những thầy giáo chân chính không tự ràng buộc
mình trong quan niệm trung quân ái quốc. Họ đứng về phía nhân dân, tán thành
cách nhìn của nhân dân và hành động cùng với cách nhìn đó. Hành động ấy đi từ
không hợp tác, không ra làm quan triều đình như Võ Trường Toản; từ phê phán
triều đình, yêu cầu sửa sang chính sự để yêu nước yêu dân như Chu Văn An,
Nguyễn Bình Khiêm; đến khởi nghĩa chống lại triều đình như Cao Bá Quát, …
Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, trong hàng ngũ những
người yêu nước chống Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau luôn có những người
thầy dạy học như Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Tống Duy Tân, Bùi Hữu
Nghĩa, … Tiêu biểu cho lực lượng thầy giáo chống Pháp thời kỳ này là Nguyễn
Đình Chiểu, một ông thầy, một nhà thơ và là một nhà yêu nước chống Pháp đến
cùng. Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, trước lúc bắt đầu cuộc đời hoạt
động cách mạng của mình để tìm đường cứu nước đã có một thời dạy học ở Phan
Thiết. Đó chính là thầy giáo Nguyễn Tất Thành của trường Dục Thanh. Sự kiện
2
BÀI PHÁT BIỂU HỌP MẶT 20/11/2010
\D\THẦY BÁ TÒNG\2010 - 2011
thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học đã trở thành niềm tự hào và vinh dự lớn lao
cho giáo giới Việt Nam ngày nay.
Trong thời kỳ trước và sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều thầy
giáo đã giữ những vai trò lịch sử, lãnh đạo cách mạng Việt Nam và đưa dân tộc
Việt Nam giành được thắng lợi như ngày hôm nay như : thầy Nguyễn Đức Cảnh,
thầy Châu Văn Liêm, thầy Trần Phú, thầy Nguyễn Văn Cừ, thầy Trường Chinh,
thầy Tô Hiệu, thầy Lê Hồng Phong, thầy Ngô Gia Tự, thầy Phan Đăng Lưu, …
Từ ngày cách mạng tháng Tám thành công đến nay, đội ngũ thầy cô giáo
ngày càng lớn mạnh, có nhiều cống hiến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN. Trong hoàn cảnh hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ vô cùng gay go ác liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
tổ chức cách mạng của giáo giới Việt Nam đã được hình thành như những nghiệp
đoàn giáo giới ra đời năm 1952, Hội liên hiệp giáo dục ra đời năm 1956 tập hợp
lực lượng góp phần vào cuộc kháng chiến thần thánh của cả dân tộc. Đặc biệt,
ngày 20/11/1963, Hội nhà giáo Việt Nam yêu nức miền Nam ra đời đã cổ vũ, động
viên lực lượng giáo giới Việt Nam tham gia đấu tranh hợp pháp và trực tiếp vào
chiến khu theo cách mạng. Qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt
Nam, lực lượng thầy cô giáo đã có những đóng góp to lớn về công sức và cả xương
máu của bản thân, gia đình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang lại hòa bình,
thống nhất cho đất nước Việt Nam thân yêu.
Hiện nay, các nhà giáo Việt Nam luôn cần cù sáng tạo trong lao động và dạy
học. Dạy học là một nghề rất khó, chỉ có yêu người và yêu nghề thoi chưa đủ, các
nhà giáo còn tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu, cải tiến các phương pháp dạy học, đặc
biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng nhằm nâng cao chất lượng
dạy học, phục vụ đắc lực và kịp thời cho quá trình hội nhập quốc tế của đất nước
trong giai đoạn hiện nay cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kính thưa quý đại biểu, quý thầy cô và các em học sinh thân mến!
Trường THCS Tân Long được sự quan tâm của lãnh đạo đầu tư xây dựng 14
phòng học kiên cố tại ấp Long Thành – xã Tân Long và đưa vào sử dụng đầu năm
học 2010 – 2011. Điều này đã tạo sự phấn khởi trong đội ngũ CB – GV NV và các
em học sinh vì các phòng học tại địa điểm cũ ( ấp Long Thạnh ) đã xuống cấp và bị
ngập nước khi trời mưa lớn.
Kể từ khi tách ra từ trường PTCS Tân Long 1 từ năm 1998, trường THCS
Tân Long đã có nhiều thánh tích đáng phấn khởi trong công tác dạy học cũng như
các phong trào khác.
Năm học 2010 – 2011, trường huy động được 15 lớp với 521 HS. Chất
lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Cụ thể :
3
BÀI PHÁT BIỂU HỌP MẶT 20/11/2010
\D\THẦY BÁ TÒNG\2010 - 2011
Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
2006 – 2007 27 – 4.6 193 – 32.7 275 – 46.6 94 – 15.9 01 – 0.2
2007 – 2008 32 – 6 199 – 37.3 261 – 48.9 41 – 7.7 01 – 0.2
2008 – 2009 40 – 8 207 – 41.5 207 – 41.5 44 – 8.8 01 – 0.2
2009 - 2010 56 – 11.6 198 – 41 197 – 40.8 30 – 6.2 01 – 0.2
Về giáo viên : 100% giáo viên của trường đạt chuẩn về trình độ chuyên môn.
Bên cạnh đó, trường có 8/30 giáo viên có trình độ trên chuẩn ( tỉ lệ 26.7% ). Hiện
nay, trường có 16 giáo viên đang theo học các lớp đại học và trường có 22 giáo
viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Và trường có nhiều HS được công
nhận HS giỏi các cấp.
Bên cạnh đó, nhiều GV của trường được đề cử các chức vụ lãnh đạo như :
thầy Nguyễn Văn Vũ – nguyên HT nay là P.GĐ trung tâm dạy nghề huyện Ngã
Năm, thầy Phan Văn Dự - nguyên P.HT nay là P. Trưởng Phòng GD&ĐT huyện
Thạnh Trị, … và hiện nay, đội ngũ GV của trường đang ra sức thi đua dạy tốt
nhằm tiến tới được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia vào năm học 2011 –
2012.
Về công tác PCGDTHCS, nhiều năm liền, trường được công nhận đạt huẩn
quốc gia về công tác PCGDTHCS với tỉ lệ TTN trong độ tuổi 15 – 18 có bằng
TNTHCS trên 80%.
Công tác phát triển Đảng được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực.
Trường hiện có 20 đảng viên ( tỉ lệ 55,6% ).
Nhân kỷ niệm lần thứ 28 ngày Nhà giáo Việt Nam, ôn lại truyền thống từ
ngàn xưa, chúng ta rất tự hào về đội ngũ CB – GV của trường. Rõ ràng đội ngũ của
chúng ta rất xứng đáng với danh hiệu mà Bác hồ đã khen tặng “ Người thầy giáo là
người anh hùng vô danh ” và “ Cái danh hiệu đó thì tượng đồng bia đá nào cũng
không bằng ”.
Xin thay mặt cho toàn thể CB – GV – NV của trường xin cảm ơn các bậc
thầy vĩ đại của cả một dân tộc anh hùng đã cống hiến trọn đời mình cho đất nước.
Xin cảm ơn các đồng chí tiền nhiệm đã đặt nền móng cho thành quả hôm nay của
trường. Xin cảm ơn quý thầy cô đã về hưu, người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân
của mình cho thế hệ học sinh thân yêu. Xin cảm ơn quý thầy cô đang ngày ngày
khắc phục những khó khăn, những vất vả đời thường để hoàn thành nhiệm vụ cao
quý mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao phó. Tôi tin tưởng rằng,
trong thời gian tới, trường THCS Tân Long sẽ đạt nhiều thành tích hơn nữa trong
sự nghiệp trồng người.
Cuối lời, đại diện cho lãnh đạo trường, tôi xin chúc sức khỏe quý đại biểu,
chúc quý thầy cô hưởng trọn vẹn niềm vui trong ngày truyền thống của ngành.
Xin chân thành cảm ơn !
4
BÀI PHÁT BIỂU HỌP MẶT 20/11/2010
\D\THẦY BÁ TÒNG\2010 - 2011
5