Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.26 KB, 2 trang )

TRUNG TÂM Y TẾ THÁP MƯỜI
Phòng TTGDSK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tháp Mười, ngày 25 tháng 03 năm

2013

BÀI TUYÊN TRUYỀN
BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG
Kính thưa bà con !
Bệnh tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm từ người sang người, dễ gây
thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.
Bệnh lây chủ yếu lây theo đường tiêu hóa nguồn lây chính từ nước bọt,
phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Bệnh tay - chân - miệng gặp rải rác quanh năm ở các địa phương tại các tỉnh
phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời biểm từ tháng 3 đến tháng 5 và
từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt
tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại
nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền
bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
Bệnh tay chân miệng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm não –
màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và có thể dẫn đến tử vong nếu không phát
hiện sớm và điều trị kịp thời.
Vậy khi trẻ có các dấu hiệu như: sốt cao, nổi phỏng nước có kích thước từ 2
đến 10 mm, có màu xám hình bầu dục, ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn
chân, trong miệng và khi vỡ ra gây đau làm cho trẻ bỏ ăn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế
để khám điều trị kịp thời.
Hiện nay bệnh Tay - chân – miệng chưa có thuốc chủng ngừa, cách phòng


ngừa duy nhất là đảm bảo vệ sinh trong ăn uống và giử gìn vệ sinh trong sinh hoạt.
Tăng cường thường xuyên các biện pháp vệ sinh. Thực hiện ăn sạch, uống
sạch, đồ chơi của trẻ sạch, rửa tay bằng xà phòng cho trẻ và người chăm sóc nhiều
lần trong ngày, đặc biệt là trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh
Chổ ở và nơi chăm sóc trẻ phải thoáng mát sạch sẽ. Sự lây truyền sẽ nhiều
hơn khi vệ sinh kém và môi trường sống đông đúc.
Hiện nay bệnh tay chân miệng đang bùng phát trên các tỉnh thành trong cả
nước đặc biệt đối với huyện Tháp Mười đang có xu hướng tăng số trẻ em mắc bệnh
tay chân miệng phải nhập viện nhập liên tục tăng theo hàng tuần.


Đây là thời điểm thuận lợi cũng là nguy cơ dịch tay chân miệng có thể bùng
phát. Trung Y tế huyện Tháp Mười khuyến cáo bà con và các bạn, các bà mẹ có
con dưới 5 tuổi hãy thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh tay chân
miệng đặc biệt là các điểm giử trẻ, nhà trẻ, mẫu giáo.

Duyệt lãnh đạo

Phòng TTGDSK



×