Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.81 KB, 4 trang )

TT Y TẾ THÁP MƯỜI
TRẠM YTẾ THẠNH LỢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------Thạnh lợi, ngày…tháng…năm 2015
BÀI TUYÊN TRUYỀN

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI BIẾN CHỨNG VÀ
CÁCH PHÒNG NGỪA
- Kính thưa các cụ:

Đái tháo đường là bệnh rất dễ bị bỏ qua do đặc tính của nó là
không gây ra hậu quả tức thì nhất là ở giai đoạn sớm, khi cơ thể còn
khỏe mạnh và chưa có dấu hiệu gì của bệnh.
Bệnh diễn tiến rất âm thầm mà hậu quả lại hết sức nguy hiểm. Đái
tháo đường là một bệnh gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan
trong cơ thể, nhất là đối với người cao tuổi... Hậu quả do bệnh đái
tháo đường gây ra gồm có ảnh hưởng tức thì và ảnh hưởng lâu dài.
Những biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường:
1-Biến chứng đầu tiên và cũng thường gặp nhất ở người cao tuổi bị
đái tháo đường là hạ đường máu. Đường huyết có thể giảm do nhiều
nguyên nhân, bao gồm nhịn ăn, hoạt động thể lực căng thẳng hơn
mức bình thường hoặc không điều chỉnh thuốc khi đường máu thay
đổi. Bên cạnh đó còn do việc dùng thuốc, nhất là ở những người điều
trị bằng insulin, nhưng cũng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc uống có
tác dụng làm gia tăng bài tiết insulin của cơ thể. Vì tâm lý khi bị đái
tháo đường thường thì người bệnh rất kiêng khem không dám ăn
uống vì sợ đường huyết gia tăng, đã có rất nhiều người khi bị đái
tháo đường là không dám ăn cơm và chất bột, đây là nguyên nhân


dẫn đến hạ đường máu. Những dấu hiệu sớm của hạ đường huyết
bao gồm đổ mồ hôi, run, yếu cơ, đói bụng, choáng váng và nôn ói,
ngoài ra còn có thể có các dấu hiệu của tình trạng hạ đường huyết
nặng hơn như có thể nói lắp, ngủ gà và lú lẫn. Đây là những dấu hiệu
đe dọa mạng sống của người bệnh. Khi có các dấu hiệu kể trên,
người bệnh nên ăn hoặc uống ngay những chất có thể làm tăng
đường máu như kẹo, soda, nước trái cây hoặc cốc nước đường. Tuy
nhiên ở người cao tuổi bị đái tháo đường thỉnh thoảng có hiện tượng
đường trong máu giảm rất thấp và bệnh nhân có thể đi vào hôn mê
và có thể tử vong.

1


2-Ngoài ra ở người cao tuổi bị đái tháo đường còn có thể có tình
trạng tăng đường máu. Tình trạng này gây ra do lượng đường trong
máu tăng quá cao trong máu, dòng máu trở nên đậm đặc chất
đường. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở người bị đái tháo đường
túyp 2, đặc biệt ở những người không được theo dõi lượng đường
trong máu và ở cả những người bị đái tháo đường mà chưa được
phát hiện và điều trị. Hiện tượng tăng đường huyết cũng có thể xảy
ra khi người bệnh dùng uống rượu với số lượng lớn, bị stress, hay có
các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn đi kèm. Những biểu hiện của tăng
đường huyết bao gồm khát nước, tiểu nhiều, yếu cơ, chuột rút ở
chân, co giật và có thể đi vào hôn mê. Nếu không phát hiện và điều
trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
3-Ở người bị đái tháo đường rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm ceton tức
là tăng acid trong máu mà người cao tuổi thì nguy cơ này rất cao.
Những biểu hiện của tình trạng này là mất cảm giác thèm ăn, nôn ói,
sốt, đau dạ dày, đặc biệt là trong hơi thở của người bệnh nghe có

mùi ceton (mùi dầu chuối). Để có thể phát hiện sớm tình trạng nhiễm
acid trong máu, người bệnh nên kiểm tra lượng ceton dư trong nước
tiểu bằng cách mua que thử nồng độ ceton ở các nhà thuốc để thực
hiện ở nhà rất tiện lợi và dễ thực hiện. Nếu không điều trị tình trạng
nhiễm ceton này có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
4-Tổn thương thần kinh: Hơn 1/2 số người bị đái tháo đường có biểu
hiện tổn thương thần kinh vì khi lượng đường trong máu quá cao sẽ
làm tổn thương các mạch máu nhỏ đến nuôi hệ thống các dây thần
kinh. Thường gặp nhất là tổn thương thần kinh cảm giác ở chân và
cánh tay. Những biểu hiện thường gặp là cảm giác kiến bò, tê, bỏng
rát và đau bắt đầu ở đầu ngón và lan dần lên phía trên. Nếu không
điều trị sẽ dẫn đến mất cảm giác, từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm
khuẩn ở chi. Nếu tổn thương các dây thần kinh chi phối đường tiêu
hóa thì có thể gây nên các hiện tượng như buồn nôn, ói mửa, tiêu
chảy hoặc táo bón.
5-Tổn thương thận: Bệnh đái tháo đường có thể gây nên tổn thương
ở các mạch máu thận mà ở thận được nuôi bởi hàng triệu mạch máu
nhỏ và thận có chức năng lọc các chất cặn bã của cơ thể từ máu và
thải ra ngoài qua đường nước tiểu nên thận rất dễ bị tổn thương khi
bị đái tháo đường. Các biểu hiện thường gặp như phù mắt cá chân,
cẳng chân hoặc tay, thiếu máu, hơi thở ngắn và tăng huyết áp... Nếu
không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận không hồi
phục, đòi hỏi phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
2


6-Tổn thương mắt: Hầu như tất cả bệnh nhân đái tháo đường từ 20
năm trở lên đều bị tổn thương mạch máu võng mạc, ngoài ra bệnh
đái tháo đường cũng gây ra đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
7-Bệnh lý mạch máu và tim: Đái tháo đường là bệnh làm gia tăng yếu

tố nguy cơ cho các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành tim, đau
thắt ngực, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim đột quỵ, xơ vữa động
mạch và tăng huyết áp.
8-Nhiễm khuẩn: Nồng độ đường máu cao làm suy giảm hệ miễn dịch
của cơ thể từ đó giảm khả năng đề kháng cơ thể và tăng nguy cơ
nhiễm khuẩn. Miệng, nướu răng, phổi, da, chân, thận, bàng quang và
vùng sinh dục là những cơ quan dễ bị nhiễm khuẩn.
Ngăn ngừa bệnh trước khi quá muộn
Đái tháo đường là một bệnh có vẻ không có gì trầm trọng thế nhưng
các biến chứng của nó lại hết sức trầm trọng. Tuy nhiên chúng ta
hoàn toàn có thể phòng ngừa và phát hiện được sớm các biến
chứng để đảm bảo cuộc sống bằng việc thực hiện các nguyên tắc
như: thường xuyên, liên tục và kiên trì theo dõi đường huyết, bảo
đảm thực hiện đúng chế độ ăn uống, năng tập luyện thể dục thể thao
để duy trì cân nặng lý tưởng, cần thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ
để tầm soát và phát hiện sớm những biến chứng. Tuyệt đối không
hút thuốc lá và uống rượu, ngoài ra cần phải chú ý chăm sóc bàn
chân.
Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường
thì trước hết cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ để phát hiện và điều
trị bệnh kịp thời là phương pháp vô cùng quan trọng. Trong một số
trường hợp ở giai đoạn tiền đái tháo đường có thể ngăn ngừa được
diễn tiến của bệnh trước khi chuyển sang bệnh đái tháo đường tuýp
2 bằng cách thay đổi lối sống như thực hiện tốt việc giảm cân bằng
luyện tập thể dục thường xuyên kết hợp chế độ ăn với khẩu phần ăn
phù hợp có như thế sẽ giúp chúng ta giảm được 58% nguy cơ mắc
bệnh. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và luyện tập thể dục
đều đặn không phải dễ dàng thực hiện đối với một số người. Do đó
cần có sự nỗ lực rất lớn ở bản thân của mỗi người.
Ngoài ra, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh đái tháo đường sẽ giúp

ngăn chặn sự phát triển của bệnh và từ đó góp phần làm giảm các
biến chứng nguy hiểm nhất là biến chứng về tim mạch, đây là biến
chứng có tỉ lệ gây tử vong cao nhất ở người bệnh đái tháo đường. Ở

3


người bệnh đái tháo đường nếu được điều trị sớm sẽ khỏe mạnh
hơn và sống lâu hơn và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Tóm lại, để phòng tránh các biến chứng của bệnh đái tháo đường,
trước hết là phòng tránh các nguy cơ gây bệnh. Cần quan tâm hơn
nữa đối với sức khoẻ để có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời,
tích cực, kiên trì, bên cạnh đó là cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng béo phì, luyện tập thể dục đều
đặn là những biện pháp rất cần thiết.
THÔNG QUA TTYTẾ

NGƯỜI VIẾT BÀI

BS LÊ VĂN TÁM

4



×