Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: Thực trạng và giải pháp phát triển công tác đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện bắc quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.05 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC............................................................................................................1
BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT.............................................................4
LỜI NĨI ĐẦU.....................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2
1.Lí do chọn đề tài:.........................................................................................2
2.Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................2
4.Phạm vi nghiên cứu......................................................................................2
5.Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3
6.Ý nghĩa và đóng góp đề tài............................................................................3
7.Kết cấu đề tài................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI..........................................................................................................4
I. Khái quát chung về Phòng Lao động - TBXH huyện Bắc Quang..............4
1.1. Tổng quan về đơn vị..................................................................................4
1.1.1. Giới thiệu về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội..................4
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ chung của đơn vị...............................................4
1.1.3. Quá trình phát triển của đơn vị.............................................................5
1.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức.............................................................................5
1.1.5. Khái quát các hoạt động của cơng tác quản trị nhân lực của Phịng
Lao động – Thương binh và Xã hội hiện nay...............................................6
1.1.6. Phương hướng trong thời gian tới........................................................6
1.1.6.1. Công tác hoạch định nhân lực...........................................................6
1.1.6.2. Công tác thiết kế và phân tích cơng việc.........................................7
1.1.6.3. Cơng tác tuyển dụng nhân lực...........................................................7
1.1.6.4. Cơng tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí...............................8
1.1.6.5. Cơng tác đào tạo và phát triển nhân lực............................................8
1.1.6.6. Công tác đánh giá kết quả thực hiện được. .......................................9
1.1.6.7. Quan điểm trả lương cho người lao động........................................10


1.1.6.8. Quan điểm và các chương trình phúc lợi cơ bản............................11
1.1.6.9. Công tác giải quyết các quan hệ lao động.......................................11
1.2. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo nghề cho người lao động................12
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan................................................12
1.2.2. Đào tạo nghề cho người lao động.......................................................13
1.2.2.1. Khái niệm đào tạo nghề:..................................................................13
1.2.2.2 Phân loại cấp trình độ đào tạo nghề................................................13
1 2.3. Nội dung đào tạo nghề:.......................................................................15
1.2.4. Các hình thức đào tạo nghề................................................................15
1.2.4.1. Đào tạo ở các trường dạy nghề........................................................15
1.2.4.2. Đào tạo dưới hình thức các lớp cạnh doanh nghiệp.....................15
1.2.4.3. Đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề.......................................16
1.2.5. Phân loại hình thức đào tạo cơng nhân kỹ thuật theo thời gian, nội
dung chương trình đào tạo...........................................................................16
1.2.6. Các loại hình đào tạo nghề:...............................................................17
1.2.7. Sự cần thiết phải đào tạo nghề:...........................................................17
CHƯƠNG 2:......................................................................................................19


MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ.......19
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC QUANG........19
TỈNH HÀ GIANG.............................................................................................19
I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀỞHUYỆN BẮC QUANG.....19
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề ở huyện Bắc Quang
.........................................................................................................................19
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng...................................................19
2.1.2. Tốc độ và trình độ phát triển kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế... .19
2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế...............................20
2.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề tại Huyện Bắc Quang.....................21
2.2.1. Thực trạng hệ thống cơ sở đào tạo nghề............................................21

2.2.1.1. Hệ thống cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Bắc Quang.........21
2.2.1.2. Năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo nghề và Cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề.................................................................22
2.2.1.3.Chương trình đào tạo nghề...............................................................23
2.2.1.4. Đội ngũ giáo viên.............................................................................23
2.2.1.5. Cơ quan quản lí nhà nước về dạy nghề trên địa bàn huyện Bắc
Quang..............................................................................................................25
2.2.2. Thực trạng đào tạo nghề ở huyện Bắc quang, tỉnh Hà Giang............25
2.2.2.1. Quy mô, tốc độ đào tạo nghề...........................................................25
Bảng 1. Quy mô và tốc độ tăng đào tạo nghề qua các năm 2007 – 2010.26
2.2.2.2. Chương trình, giáo trình giảng dạy................................................26
2.2.2.3. Chất lượng đào tạo nghề..................................................................27
2.3. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề ở Bắc Quang.....................28
2.3.1. Những mặt đạt được...........................................................................28
2.3.2. Những tồn tại cần giải quyết...............................................................30
2.3.2.1. Hệ thống cơ sở đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của
thị trường lao động về chất lượng và quy mô đào tạo..................................30
2.3.2.2. Đào tạo chưa ghắn với thị trường lao động.......................................30
2.3.2.3. Chất lượng đào tạo nghề của cơ sở dạy nghề vẫn cịn hạn chế......31
2.3.2.4. Cơng tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong huyện còn nhiều
hạn chế...........................................................................................................31
CHƯƠNG 3:......................................................................................................34
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO NGHỀ Ở HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG...............34
I. Quan điểm, định hướng và mục tiêu đào tạo nghề của huyện Bắc Quang
đến năm 2015.................................................................................................34
1.1. Quan điểm:..............................................................................................34
1.2. Định hướng..............................................................................................35
1.3. Mục tiêu cụ thể đối với đào tạo nghề của huyện..................................35
II. Một số giải pháp nhằm phát triển đào tạo nghề của Huyện Bắc Quang.

.........................................................................................................................35
2.1. Giải pháp trực tiếp :................................................................................35
2.1.1.Đẩy mạnh cơng tác tun truyền.........................................................37
2.1.2.Thực hiện xã hội hố đào tạo nghề.....................................................37
2.1.3.Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo lao động qua đào tạo nghề. 38
2.2. Giải pháp gián tiếp.................................................................................40
2.2.1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước để nâng cao chất lượng đào
tạo nghề..........................................................................................................40
2.2.2. Hồn thiện cơ chế chính sách đào tạo nghề.....................................41


III. Một số kiến nghị nhằm phát triển công tác đào tạo nghề cho người lao
động trên địa bàn Huyện Bắc Quang............................................................42
3.1. Đối với Trung ương.................................................................................42
3.2. Đối với huyện Bắc Quang.......................................................................43
KẾT LUẬN........................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................46


BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
1

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

2

UBND


Uỷ Ban Nhân Dân

3

TBXH

Thương binh xã hội

4

LĐ-TBXH

Lao động – Thương binh Xã hội

5

CB

Cán bộ

6

XĐGN-VL

Xố đói giảm nghèo – việc làm

7

BHYT


Bảo hiểm y tế

8

CTXH

Công tác xã hội

9

NNL

Nguồn nhân lực

10

LLLĐ

Lực lượng lao động

11

CNH-HĐH

Công nghiệp hố – Hiện đại hố

12

CNKT


Cơng nhân kỹ thuật

13

CBCNVC

Cán bộ cơng nhân viên chức

14

CBGD

Cán bộ giảng dạy

15

THCN

Trung học chuyên nghiệp


LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời ký hội nhập kinh tế quốc tế nguồn lực con người là một trong những
nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia. Nó bắt nguồn từ vai trò của con người
trong sự nghiệp phát triển. Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát
triển. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi lợi thế của sự phát triển đang chuyển
dần từ yếu tố tài nguyên thiên nhiên, giá nhân công rẻ sang nguồn nhân lực ổn định
và có chất lượng cao. Đối với Việt Nam nói chung và huyện Bắc Quang nói riêng
là nới có điều kiện kinh tế đang phát triển. Chính vì vậy Đảng, Chính phủ và tỉnh
xác định “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát

triển nhanh và bền vững” với mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài”(Văn kiện đại hội VIII, Nxb Chính trị Quốc gia). Có như vậy
nguồn nhân lực mới là thế mạnh, sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh của
quốc gia của tỉnh trong thời kì hội nhập và phát triển kinh tế. Trong những năm
vừa qua công tác đào tạo nghề cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức,
xã hội nhìn nhận thang giá trị của con người chủ yếu thơng qua lăng kính bằng cấp,
khoa bảng. Nhưng hiện nay khi nước ta đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế
giới thì địi hỏi về tay nghề của người lao động đang là sức ép lớn buộc xã hội phải
có cái nhìn mới về đào tạo nghề.
Hà Giang là một tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng, song do tốc độ dân số tăng
nhanh, nền kinh tế phát triển chậm đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác
hiệu quả các nguồn lực hiện có của tỉnh. Tình trạng lao động khơng kiếm được
việc làm hoặc việc làm không ổn định do khơng có trình độ, tay nghề trở nên phổ
biến. Làm cho đời sống của người dân cịn nhiều khó khăn, mặt khác, việc đầu tư
ngân sách cho đào tạo nghề của tỉnh còn hạn chế, mạng lưới cơ sở dạy nghề cịn
thiếu, do đó nhiệm vụ đặt ra đối với đào tạo nghề cho người lao động lại càng trở
nên khó khăn hơn.
Trước những áp lực đó của tỉnh nên trong thời gian thực tập tại Phòng Lao
động-Thương binh và Xã hội huyện Bắc Quang, em đã chọn đề tài “Một số giải
pháp phát triển công tác đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện Bắc
Quang” nhằm kết hợp, vận dụng những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu ở
trường với thực trạng công tác Đào tạo nghề trên địa bàn huyện Bắc Quang.
1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Đào tạo nghề có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới mỗi tổ chức cơ quan nhà nước,
đặc biệt là đối với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội. Có thể khơng có
cơng tác đào tạo nghề cho người lao động một cách cụ thể, rõ ràng thì chắc

rằng máy móc có hiện đại và quy mơ đến đâu thì cũng khơng thay thế được
kỹ thuật vững chắc cùng với tay nghề của con người. Nền kinh tế nước ta
đang trên đà phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các cơ quan đơn
vị và các doanh nghiệp địa phương cũng đang hồ mình vào q trình đó, để
tồn tại và phát triển trong thị trường hiện nay, ngoài việc đổi mới trang thiết
bị thì cơng tác đào tạo nghề cũng cần cải thiện với mức tối đa, để nâng cao
hiệu quả và không ngừng phát triển của cơ quan tổ chức.
Để góp phần cơng sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển của Phòng
LĐTBXH em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển công tác
đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện Bắc Quang”. Để có
thể đi sâu vào cơng việc tìm hiểu những công việc trong quản lỷ và công tác
đào tạo nghề, để từ đó em nâng cao được kết quả học tập và quá trình học
tập được tốt hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua lý thuyết được học tại trường và tiếp xúc thực tế tại cơ quan,
nhằm tìm hiểu sâu hơn về công tác đào tạo nghề, nghiên cứu rõ hơn về thực
trạng công tác đào tạo nghề, đưa ra giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả cơng tác đào tạo nghề tại Phịng Lao động – Thương binh
và Xã hội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơng tác đào tạo nghề tại Phịng Lao động – Thương binh và Xã
hội.
4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
Thời gian: Từ ngày 01/05/2015 đến 31/05/2015
2


5. Phương pháp nghiên cứu
Thơng qua nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan trực tiếp hoặc

gián tiếp đến công tác đào tạo nghề, các phương pháp sử dụng trong bài báo
cáo này là:
+ Thống kê
+ Phân tích
+ So sánh
+ Tra cứu tài liệu
+ Tổng hợp
6. Ý nghĩa và đóng góp đề tài
Về mặt lý luận: khẳng định tầm quan trọng của Công tác đào tạo nghề trong
cơ quan tổ chức
Về mặt thực tiễn: thấy được sự tồn tại về vấn đề đào tạo của cơ quan so với
yêu cầu của xã hội. Từ đó đưa ra những chiến lược mới nhằm nâng cao về
mặt thể lực, trí lực, chất lượng và số lượng cho cán bô công nhân viên chức
trong cơ quan.
7. Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan về đơn vị và Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nghề huyện Bắc Quang
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển công tác đào tạo nghề ở
huyện Bắc Quang.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI
I. Khái quát chung về Phòng Lao động - TBXH huyện Bắc Quang
1.1. Tổng quan về đơn vị.
1.1.1. Giới thiệu về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội Huyện Bắc Quang là một đơn vị cơ
quan chuyên trách trực thuộc UBND huyện, thực hiện và chịu trách nhiệm về

chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang.
• Một số thơng tin về đơn vị:
- Tên đơn vị: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
- Địa chỉ: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội – Thị trấn Việt Quang –
Huyện Bắc Quang – Tỉnh Hà Giang.
- Số điện thoại cơ quan: Trưởng phòng Vũ Đức Chánh: 0948693683
- Email:
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ chung của đơn vị.
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội là một cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước
về lĩnh vực Lao động - TBXH.
Phòng Lao động - TBXH huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND huyện,
đồng thời chịu hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động TBXH tỉnh Hà Giang.
Phòng Lao động - TBXH có tư cách pháp nhân và được phép sử dụng con dấu riêng.
- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác LĐTBXH trên địa bàn
và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc ngành lao động
TBXH.
- Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về công
tác LĐ-TBXH; Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin,
lưu trữ phục vụ cho công tác LĐ-TBXH.
4


- Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về đánh giá tình
hình, kết quả triển khai công tác LĐ - TBXH trên địa bàn với Chủ tịch UBND
huyện và Sở LĐ - TBXH.
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật; Giải quyết khiếu
nại, tố cáo về công tác LĐ-TBXH trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân
công của UBND huyện.

- Quản lý tổ chức, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, kỷ luật, đào tạo
và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức của ngành,
Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và theo phân
cơng của UBND huyện.
1.1.3. Q trình phát triển của đơn vị.
Phòng Lao động - TBXH huyện Bắc Quang được tách ra từ Phòng Nội vụ LĐTBXH huyện Bắc Quang theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02
năm 2008 của Chính phủ về việc quy định về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện, Quận, Thị xã thành phố trực thuộc tỉnh. Thông tư số 10/2008/TTLT
- BLĐTBXH - BNV ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Bộ LĐTBXH và Bộ Nội vụ
hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện, Quận,Thị xã thành phố trực thuộc tỉnh về lao động , người có
cơng và xã hội.
1.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức.

UBND HUYỆN
BẮC QUANG

SỞ LĐ-TBXH TỈNH
HÀ GIANG

PHÒNG LĐ-TBXH HUYỆN
BẮC QUANG

5


1.1.5. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của Phòng
Lao động – Thương binh và Xã hội hiện nay.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ
sau:

Chức năng: Tham mưu giúp Trưởng phịng thực hiện cơng tác tổ chức, công
tác quản lý lao động, công tác đào tạo nghề, chính sách về nhân sự, chính sách tiền
lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động; tham mưu xây dựng và sửa đổi các
quy chế quản lý, điều hành đơn vị cơ quan.
Nhiệm vụ: Xây dựng nội quy, quy chế cơ quan theo những điều quy định
của nhà nước và pháp luật.
Đề xuất với Ban Lãnh đạo các phương án tổ chức quản lý và tổ chức sản
xuất phù hợp với từng thời kỳ và nhiệm vụ sản xuất của cơ quan.
Tham mưu giúp Ban Lãnh đạo trong việc: kiện toàn các chức danh quản lý,
đề bạt, bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, cử
người đi học đối với cán bộ công nhân viên chức theo chế độ hiện hành.
1.1.6. Phương hướng trong thời gian tới.
Tiếp tục vận động các cá nhân, tập thể ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa, tổ chức
xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có cơng.
Giải quyết chinh sách trợ cấp thường xuyên cho người 90 tuổi trở lên, cứu đói
cho các hộ đói gay gắt trên địa bàn tồn huyện.
Thu hồi vốn vay 120 đã quá hạn, điều tra lao động việc làm, điều tra cung cầu
lao động trên địa bàn tồn huyện.
1.1.6.1. Cơng tác hoạch định nhân lực.
Để đáp ứng u cầu của cơng tác quản lý, Phịng đã phân chia bộ máy điều
hành và quản lý phù hợp để công tác này ngày càng hiệu quả. Hiện nay cơ cấu bộ
máy tổ chức của phòng được thể hiện như sau:
Phòng Lao động – TBXH huyện Bắc Quang gồm: 8 biên chế; Tuổi đời từ 30
đến 45 là 4 Đ/c; từ 45 trở lên là 4 Đ/c. Trong đó: Nam 03đ/c, Nữ 05 đ/c.
Về kinh nghiệm trong đó: 5 đến 10 năm có 3đ/c; trên 10 năm có 5đ/c.
Về trình độ chun mơn: Đại học 06đ/c; Cao đẳng 02 đ/c.
6


1.1.6.2. Cơng tác thiết kế và phân tích cơng việc.

Thiết kế và phân tích cơng việc là q trình thu thập thông tin một cách hệ
thống nhằm xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm thuộc phạm vi công việc và những
yêu cầu về nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết cùng các điều kiện để thực hiện có hiệu
quả các cơng việc của tổ chức. Cơng tác này được trưởng phịng và phó phịng chỉ
đạo hướng dẫn các nhân viên trong phòng thực hiện.
Đây là nhiệm vụ đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm, trình độ, khả
năng phân tích và có liên hệ thực tiễn cao, đồng thời cơng tác này địi hỏi nguồn
kinh phí lớn. Do số lượng đầu công việc của công ty nhiều nên công tác này mới
chỉ thực hiện ở một số vị trí quan trọng như: kế toán trưởng, tổ trưởng một số tổ
chịu trách nhiệm từng mảng, công nhân kĩ thuật... và chưa có sự trao đổi thơng tin
hai chiều với người thực hiện trực tiếp. Kết quả của q trình phân tích công việc
chỉ mới dừng lại ở việc liệt kê những nhiệm vụ và công việc phải làm chưa đưa ra
được bảng tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc một cách cụ thể và xác
thực.
1.1.6.3. Công tác tuyển dụng nhân lực.
Tuyển dụng là một những bước rất quan trọng để tuyển dụng người lao động
vào làm việc. Không phải ai muốn làm việc cũng được tuyển dụng mà phải là
người đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của công việc. Mỗi khi có chỉ tiêu biên chế
huyện bắt đầu tuyển chọn như sau:
- Trước tiên người lao động phải nộp hồ sơ trong đó có sơ yếu lí lịch của bản
thân, 2 ảnh 4x6, chứng nhận tốt nghiệp ra trường và chuyên ngành đào tạo khi đã
được tuyển dụng rồi.
- Bước 2 là tiến hành kí kết hợp đồng dài hạn từ 1 đến 2 năm trở lên
- Cuối cùng là tất cả lao động hợp đồng đều phải trải qua một kì thi để xem có
được chính thức vào biên chế ngạch cơng chức hay khơng. Hình thức thi vấn đáp
và thi viết gồm 2 nội dung:
+ Thi chuyên môn nghiệp vụ là thi viết
+ Thi ngoại ngữ phải làm tốt 4 kỹ năng: Nói, nghe, đọc, viết.
Ngồi ra cịn địi hỏi phải biết sử dụng vi tính. Khi trải qua tất cả các môn thi
7



nếu đạt kết quả thì được người tuyển dụng chấp nhận và lúc đó sẽ được nhận vào
biên chế chính thức. Phòng Lao động- TBXH khi tuyển dụng lao động vào làm
việc cũng phải trải qua các bước như trên.
1.1.6.4. Cơng tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí.
Vấn đề tuyển chon và bố trí lao động của huyện hiện nay rất căng thẳng và gay
gắt. Hàng năm, một lực lượng lớn sinh viên ra trường đều mong muốn có việc làm.
Vì vậy việc tuyển chọn những người có đầy đủ khả năng, trình độ, phẩm chất và
tâm huyết trong cơng việc đó là một vấn đề khó khăn. Vậy khi đã tuyển chọn được
người phù hợp rồi thì việc bố trí sao cho đúng với chun môn, ngành nghề đào tạo
để họ phát huy được khả năng, tính sáng tạo cũng là điều mà những người tuyển
dụng và bố trí phải quan tâm.
Việc bố trí lao động trong khối UBND huyện đa số là phù hợp với trình độ đào
tạo, do vậy hiệu quả làm việc rất cao và ít lãng phí thời gian lao động. Bên cạnh đó
vẫn cịn một bộ phận nhỏ người lao động bị bố trí trái với trình độ và chun môn
đào tạo nên vào làm việc người lao động phải mất một thời gian dài mới quen dần
được công việc.Cho nên hiệu quả lao động thấp và tâm lí người lao động hay chán
nản và điều này làm họ không phát huy được khả năng của mình.
Phịng LĐ- TBXH bố trí lao động vào làm việc tương đối phù hợp với trình
độ và chun mơn đào tạo, tuy nhiên cịn một bộ phận nhỏ bố trí trái với chuyên
ngành đào tạo.
* Nguyên nhân: Do những ý kiến chủ quan của các lãnh đạo huyện khi họ bố
trí lao động khơng xem xét kỹ lưỡng mà chỉ qua loa, dẫn đến việc bố trí trái với
chun mơn đào tạo. Trong khi đó người lao động chỉ muốn tìm được một cơng
việc mà khơng để ý đến hoặc cũng có khi họ biết như vậy nhưng tìm được việc
làm hiện nay là rất khó khăn, cho nên họ bắt buộc phải chấp nhận.
1.1.6.5. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi tiến bộ khoa học kỹ thuật đang đạt
đến đỉnh cao, muốn sử dụng và đáp ứng các cơng việc địi hỏi mỗi người lao động

phải có trình độ chun mơn nhất định. Do vậy đào tạo và đào tạo lại lao động của
huyện mang tính cấp thiết.
8


Đơí với lực lượng lao động trong khu vực nơng thôn, huyện đã chỉ đạo đến tất
cả các xã, khuyến khích động viên người lao động khơng ngừng học hỏi, trao đổi
các kinh nghiệm sản xuất ngồi ra huyện cịn sắp xếp cho khoảng 350 lao động
nông thôn đi đào tạo và làm cơng nhân.
Đối với lao động quản lí thì huyện đã và đang tạo điều kiện cho tất cả cán bộ
công nhân viên đều được học tập và được nâng cao trình độ để phù hợp với trình
độ quản lí hiện nay. Chỉ tính trong khối UBND huyện tổng số 169 lao động trong
đó có tới 61 lao động tham gia học các lớp lí luận cao cấp, các lớp đại học địa
chính và lớp nơng nghiệp, 2 lớp Đại học kinh tế quốc dân tại huyện.
Song song với việc đào tạo thì huyện cịn kết hợp dạy thêm tin học, mây tre
đan. may, ngoại ngữ... nhằm đưa hiệu quả công tác tốt hơn. Về vấn đề thi chuyển
ngạch cho cán bộ công nhân viên được sự chỉ đạo của cán bộ lãnh đạo trong khối
UBND với cán bộ công nhân viên đang hưởng lương ở hệ số lương cuối cùng của
ngạch do nhà nước quy định, thì họ phải thi tuyển lên ngạch lương mới cao hơn.
nếu đạt yêu cầu thì họ được chuyển ngạch và thường mỗi năm huyện tổ chức thi
chuyển ngạch một lần cho những trường hợp đủ tiêu chuẩn.
1.1.6.6. Công tác đánh giá kết quả thực hiện được.
* Công tác Thương binh liệt sỹ và người có cơng với cách mạng.
Tổ chức thực hiện tốt việc chi trả chế độ chính sách cho hơn 1000 đối tượng
thuộc diện ưu đãi là Thương binh, Bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người nhiễm chất
độc hố học và người có cơng với cách mạng. Vận động các đồn thể, cá nhân,
doanh nghiệp qun góp ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được trên 100 triệu đồng,
đã sử dụng vào trợ cấp khó khăn, hỗ trợ làm nhà, thăm hỏi các đối tượng chính
sách.
* Cơng tác bảo trợ xã hội

Quan tâm thực hiện tốt công tác xã hội, giải quyết kịp thời trợ cấp thường xuyên
cho 1.264 xuất trong đó (Bao gồm trẻ mồ cơi, Người tâm thần, Tàn tật, Người cô
đơn và người cao tuổi).
* Công tác Lao động việc làm.
Trong những năm qua đã thẩm định cho vay nhiều đợt gần 700dự án với số tiền
9


trên 14 tỷ đồng giải quyết việc làm cho hơn 3000 lao động. Tập trung chủ yếu là
kinh doanh, trồng trọt.
Các Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước, các cơ sở kinh doanh, dịch
vụ, Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đã tạo việc làm cho 4500 lao động.
Tổ chức tốt công tác tuyển lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngồi, đạt
98,5% so với kế hoạch tỉnh giao.
Tổng số lao động tăng thêm đầu năm2010 là 2.000 người
* Thực hiện chương trình xố đói giảm nghèo.
Đầu năm 2010 số hộ nghèo đã giảm mạnh, số hộ nghèo tính đến 31/12/2009 là
1.067 hộ thì 6 tháng đầu năm 2010 đã giảm 366 hộ, tỷ lệ hộ nghèo tồn huyện
hiện cịn 0,34%.
Ngân hàng chính sách xã hội huyện tính đến 30/6/2010 (Sáu tháng đầu năm
2010) cho hộ nghèo vay theo chương trình dự án là trên 12 tỷ đồng.
* Cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội.
Tổ chức mở các lớp dạy nghề may, mây tre đan xuất khẩu được đông đảo người
lao động tham gia.
Thành lập Trung tâm dạy nghề với nhiều ngành nghề đào tạo như: Tin học,
Ngoại ngữ, Điện Dân dụng, Mây tre đan, Sửa chữa ô tô, xe máy, May....
Tổ chức cai nghiện cộng đồng cho nhiều người nghiện ma tuý.
1.1.6.7. Quan điểm trả lương cho người lao động.
Tiền lương vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa của mỗi công nhân viên chức của cơ
quan nhà nước. Vì vậy cần có những quan điểm trả lương cho công nhân viên một

cách hợp lý và là điều kiện quan trọng để khai thác hiệu quả nguồn nhân lực của
đơn vị cơ quan.
Để đảm bảo tính tồn diện của một quan điểm trả lương, quan điểm trả lương
được thể hiện:
+ Các ngạch lương được xây dựng trên cơ sở mức độ phức tạp và tầm quan
trọng của cơng việc (khơng phụ thuộc vào trình độ và thâm niên vốn có của người
lao động).
+ Các bậc trong mỗi ngạch lương được thiết kế nhằm phản ánh thâm niên công
10


tác đối với đơn vị cơ quan và có tình kết kết quả và hiệu quả công tác của công
nhân viên trong thời kỳ xem xét.
Vấn đề trả lương thường được Tổ Kế tốn đảm nhiệm kiểm tra, tính tiền lương
cho cơng nhân viên chức của Phịng và sẽ cấp phát lương vào ngày quy định của
Trưởng phòng ký và phê duyệt.
Cách tính lương: Tiền lương theo cấp bậc. Ở mỗi vị trí đều có những mức lương
khác nhau và được công khai minh bạch đối với từng người.
Các khoản giảm trừ: trích nộp BHXH, BHYT, thuế thu nhập cá nhân, ủng hộ tai
nạn thiên tai, người khuyết tật cần giúp đỡ (nếu có).
1.1.6.8. Quan điểm và các chương trình phúc lợi cơ bản.
- Được hưởng các loại hình BHYT và BHXH để đảm bảo sức khoẻ của công
nhân viên được chăm sóc tốt nhât.
- Hưởng các chính sách của bảo hiểm thất nghiệp.
- Tạo cho công nhân viên cảm giác an toàn và được quan tâm chu đáo.
- Hàng tháng, căn cứ vào kết quả làm việc của công nhân viên, khen thưởng
theo mức độ hoàn thành mực tiêu cá nhân, tạo động lực làm việc.
- Tạo một môi trương thi đua lành mạnh để Công nhân viên phát huy tiềm năng
bản thân thúc đẩy cơ quan phát triển vững mạnh.
1.1.6.9. Công tác giải quyết các quan hệ lao động.

Qua thực tiễn cho thấy, quan hệ lao động đã hình thành và từng bước phát triển.
Để cơng tác giải quyết các quan hệ lao động được ổn định, hài hồ thì phải phát
huy các vai trị, vị trí phối hợp thực hiện.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động cho
người lao động và người sử dụng lao động, hướng dẫn kiếm tra, giám sát việc thực
hiện pháp luật lao động, xây dựng thang lương, bảng lương, chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động…
Các ngành chức năng tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, học tập pháp luật
lao động, pháp luật có liên quan đến Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của người lao
động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Các hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, kỹ thuật nghiệp vụ,
11


chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động ngày càng được
các cấp chính quyền cũng như cơ quan đơn vị Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội quan tâm.
Nhận thức được các vai trị quan trọng này, đơn vị cơ quan ln lo lắng, quan
tâm và chú trọng đến việc đào tạo và phát triển lao động, khích lệ tinh thần làm
việc, đáp ứng đúng tâm tư nguyện vọng của người lao động.
1.2. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo nghề cho người lao động.
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan.
+ Đào tạo nhân lực chun mơn - Kỹ thuật: Là hoạt động cung cấp những kiến
thức, kỹ năng và rèn luyện những phẩm chất mới cho người lao động, sự kết hợp
và tương tác của các yếu tố này tạo nên năng lực chuyên môn-Kỹ thuật của người
lao động để họ đảm nhận được các công việc nhất định.
+ Lao động chuyên môn kỹ thuật: Theo đề án nghiên cứu tổng thể về giáo dụcĐào tạo và nguồn nhân lực Việt Nam (VIE/89/2002) do UNESCO,UNDP và Bộ
giáo dục- Đào tạo đưa ra thì lao động kỹ thuật ở nghĩa rộng bao gồm toàn bộ
những người lao động đã qua đào tạo chuyên môn - Kỹ thuật, được cấp bằng hoặc
chứng chỉ. Cụ thể bao gồm các loại lao động đã qua đào tạo có bằng hoặc chứng

chỉ sau đây:
- Trên Đại học
- Cao đẳng và Đại học
- Trung học chuyên nghiệp
- Công nhân kỹ thuật
Những năm gần đây, trong quá trình cấu trúc lại hệ thống đào tạo nhân lực,
khái niệm lao động kỹ thuật được các nhà chuyên môn xác định lại phạm vi hẹp
hơn. Theo đó, lao động kỹ thuật bao gồm những người được đào tạo có bằng hoặc
chứng chỉ các cấp trình độ công nhân kĩ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng,
đại học, trên đại học nhưng được đào tạo thiên về kỹ năng thực hành, sau ra
trường có thể thực hiện được các công việc phức tạp với công nghệ khác nhau phù
hợp với ngành, nghề của các cấp đào tạo.
Phân loại lao động chuyên môn - Kỹ thuật trong nguồn nhân lực:
12


Giáo dục và đào tạo đều cho đầu ra là lao động chun mơn -Kĩ thuật, nhưng
trong đó có hai loại: Loại thứ nhất bao gồm lao động thiên về kiến thức hàn lâm
(đào tạo kiến thức nhiều hơn) và loại thứ hai bao gồm lao động thiên về kỹ năng
thực hành (Đào tạo kỹ thuật thực hành nhiều hơn).
Như vậy qua sơ đồ trên chúng ta có thể thấy công nhân kỹ thuật là một loại của
nhân lực chuyên mơn kĩ thuật. Sau đây là những cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề
đào tạo công nhân kĩ thuật.
1.2.2. Đào tạo nghề cho người lao động.
1.2.2.1. Khái niệm đào tạo nghề:
Đào tạo nghề là quá trình cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức, kĩ năng
và rèn luyện những phẩm chất lao động mới nhằm hình thành năng lực thực hiện
cụ thể cho người lao động để qua đó họ có thể thực hiện được cơng việc định
hướng.
1.2.2.2 Phân loại cấp trình độ đào tạo nghề.

Cơng nhân có tay nghề, kĩ thuật là đội ngũ chiếm tỷ lệ cao nhất trong lực lượng
lao động và có vai trị đảm bảo cho sự thành cơng của q trình CNH-HĐH đất
nước. Đào tạo nghề là nhiệm vụ vơ cùng quan trọng được Đảng và nhà nước đặc
biệt quan tâm. Trong chiến lược của Đảng về lao động - Việc làm và phát triển
nguồn nhân lực năm 2010 – 2020, đã xác định nguồn nhân lực là nhân tố quyết
đínhự phát triển của đất nước trong thời kì CNH- HĐH do đó cần tạo chuyển biến
cơ bản, tồn diện về giáo dục và đào tạo, trong đó, mở rộng đào tạo công nhân kĩ
thuật, kĩ thuật viên và nhân viên chuyên nghiệp vụ theo nhiều cấp trình độ, coi
trọng đào tạo đội ngũ công nhân kĩ thuật tay nghề cao là nội dung có ý nghĩa quan
trọng đặc biệt.
Trong xu thế hội nhập về đào tạo lao động kĩ thuật, thực hành của thế giới, việc
đào tạo công nhân kĩ thuật ở nước ta đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu,
tạo ra bước chuyển mới có tính đột phá trong đào tạo công nhân kĩ thuật. Trong hệ
thống này, công nhân kĩ thuật được đào tạo theo các cấp trình độ sau:
- Cơng nhân phụ việc: Là những công nhân đào tạo phổ cấp nghề (Nghề bậc1),
thực hiện những công việc giản đơn của một nghề và thường phụ việc cho công
13


nhân ở bậc cao hơn. Đào tạo bậc công nhân này chủ yếu là hướng dẫn, kèm cặp
thực tế, học ít lí thuyết.
- Công nhân bán lành nghề: Là công nhân được đào tạo ngắn hạn dưới 1 năm,
học lí thuyết chuyên môn và chủ yếu là đào tạo thực hành. Cơng nhân qua đào tạo
cấp trình độ này làm được những công việc cơ bản của nghề một cách độc lập.
- Công nhân lành nghề: Là công nhân được đào tạo nghề dài hạn, thời gian đào
tạo từ 1 đến 2 năm, đào tạo theo mục tiêu chương trình chuẩn của nhà nước. Sau
đào tạo công nhân thực hiện được những công việc phức tạp của một nghề một
cách độc lập; có thể phân tích, giám sát, điều chỉnh q trình thực hiện cơng việc;
Đánh giá được chất lượng sản phẩm; có khả năng phối hợp với hướng dẫn người
khác thực hiện.

- Cơng nhân lành nghề trình độ cao: là những công nhân được đào tạo với thời
gian từ 2 đến 3 năm, đào tạo theo mục tiêu chương trình chuẩn của nhà nước quy
định. Sau đào tạo có thể làm được các cơng việc có độ phức tạp cao của nghề một
cách độc lập và sáng tạo; có thể quản lý, chỉ đạo hoạt động của một tổ , nhóm sản
xuất.
- Kỹ thuật viên: Là những người được đào tạo với thời gian từ 2 đến 3 năm, đào
tạo theo mục tiêu chương trình chuẩn của nhà nước quy định. Sau đào tạo nắm
vững lý thuyết nghề, có thể làm được các cơng việc có độ phức tạp cao của nghề
một cách độc lập và sáng tạo; Có khả năng tiếp thu và tổ chức thực hiện công nghệ
sản xuất đảm bảo quy trình và tiêu chuẩn kĩ thuật.
- Kỹ thuật viên trình độ cao: Là những người được đào tạo với thời gian từ 3
năm trở lên, đào tạo theo mục tiêu chương trình chuẩn của nhà nước quy định. Sau
đào tạo nắm vững lí thuyết và thực hành nghề ở trình độ cao, có thể làm được các
cơng việc có độ phức tạp rất cao của nghề một cách độc lập và sáng tạo. Tổ chức thực
hiện quy trình cơng nghệ sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Hiện nay, đào tạo nghề của Việt Nam đang được đổi mới hình thành hệ thống
đào tạo kĩ thuật thực hành ở 3 cấp trình độ là sơ cấp nghề (bán lành nghề), trung
cấp nghề (lành nghề) và cao đẳng nghề (trình độ cao) để đáp ứng nhu cầunhân lực
của các ngành, lĩnh vực.
14


1 2.3. Nội dung đào tạo nghề:
Các nội dung đào tạo nghề được thực hiện trong các trường hợp là:
- Đào tạo kiến thức nghề nghiệp: Đó là hoạt động nhằm cung cấp những thông
tin cơ bản về nghề nghiệp mà người lao động cần phải có để có thể thực hiện công
việc nhất định.
- Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp: Là rèn luyện những năng lực cần thiết để thực
hiện công việc, trau dồi những kinh nghiệm của bản thân người học. Kĩ năng nghề
nghiệp nó phụ thuộc vào kiến thức nghề nghiệp bởi vì trước khi thực hiện cơng

việc cụ thể thì cá nhân đó phải biết được minh cần phải làm những việc gì và làm
việc đó như thế nào. Đào tạo kĩ năng nghề nghiệp là việc đào tạo người lao động
thực hiện công việc ở mức độ thuần thục trên nền tảng kiến thức có được khác hẳn
với sự hiểu biết về công việc phải làm.
- Giáo dục các phẩm chất lao động mới: Đó là rèn luyện tập hợp các phẩm chất
mà người lao động cần phải có, nó được rèn luyện và hình thành để phù hợp với
các quá trình lao động hiện đại. Ví dụ: Tính kỉ luật cơng nghệ, đạo đức nghề
nghiệp, tác phong công nghiệp, sáng tạo, năng động...
1.2.4. Các hình thức đào tạo nghề.
1.2.4.1. Đào tạo ở các trường dạy nghề.
Các trường dạy nghề của nhà nước do các Bộ, Tổng công ty và các tỉnh quản lý.
Các trường dạy nghề có bộ máy quản lý, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất – Kĩ
thuật cho thực hiện đào tạo nghề. Đào tạo công nhân kĩ thuật ở các trường dạy
nghề có ưu điiểm sau:
- Học sinh được học tập một cách có hệ thống các kiến thức, kĩ năng có sự cập
nhật nhanh các thành tựu tiến bộ khoa học-Công nghệ sản xuất, thành tựu của cơng
nghệ dạy nghề, vì các trường loại này có cơ sở vật chất kĩ thuật đầy đủ hơn, môi
trường hợp tác với thế giới trong lĩnh vực đào tạo nghề mở rộng hơn.
- Đào tạo toàn diện hơn cả về lý thuyết và thực hành, giúp học viên nắm vững
các kiến thức cơ bản và kĩ năng thực hành.
1.2.4.2. Đào tạo dưới hình thức các lớp cạnh doanh nghiệp.
Các lớp đào tạo nghề cạnh doanh nghiệp thường do các doanh nghiệp tự tổ chức
15


và thực hiện. Mở các lớp đào tạo nghề cạnh doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu
công nhân kĩ thuật đang thiếu hụt và nhu cầu CNKT lâu dài của doanh nghiệp.
Hình thức đào tạo này khơng địi hỏi phải có đủ cơ sở vật chất kĩ thuật riêng,
khơng cần bộ máy chuyên trách mà dựa vào điều kiếnẵn có của doanh nghiệp.
Phần lý thuyết do các kỹ sư, cán bộ kĩ thuật thực hiện. Phần thực hành được tiến

hành tại doanh nghiệp do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn.
Hình thức đào tạo nghề này có ưu điểm:
- Học viên học lý thuyết tương đối có hệ thống và được trực tiếp tham gia lao
động sản xuất tại doanh nghiệp (gắn ngay học với hành).
- Bộ máy quản lí gọn, chi phí đào tạo khơng cao. Tuy nhiên, hình thức đào tạo
này chỉ có thể thực hiện được ở những doanh nghiệp tương đối lớn.
1.2.4.3. Đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề.
Là loại hình đào tạo nghề ngắn hạn, phần lớn dưới một năm. Đối tượng chủ yếu
là đào tạo phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động.
* Các ưu điểm của hình thức dạy nghề này là:
- Thu hút được đơng đảo người học vì các thủ tục học thường dễ dàng, thời gian
hợp lý.
- Nghề được đào tạo đa dạng và thường các trung tâm đào tạo nghề gắn với giới
thiệu việc làm nên hỗ trợ được cho người lao động trong tìm việc làm.
- Khả năng thích ứng nhanh với nhu cầu thị trường lao động, nhu cầu người học.
- Chi phí đầu tư đào tạo khơng lớn.
Tuy nhiên, hạn chế của hình thức đào tạo này hiện nay là quy mô nhỏ, kiến thức
lý thuyết ở mức độ thấp, thiếu đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, thiếu các máy
móc, thiết bị, phương tiện hiện đại cho thực hành nghề, đào tạo đa số là công nhân
bán lành nghề.
1.2.5. Phân loại hình thức đào tạo cơng nhân kỹ thuật theo thời gian, nội
dung chương trình đào tạo.
Theo thời gian, nội dung, chương trình đào tạo có thể phân ra hai hình thức đào
tạo nghề:
- Đào tạo nghề dài hạn: Là đào tạo công nhân kĩ thuật, nhân viên kĩ thuật một
16


cách bài bản, theo chương trình chuẩn. Thời gian đào tạo từ 1 đến 4 năm tuỳ theo
loại nghề, mức độ phức tạp của nghề. Đào tạo dài hạn chủ yếu được thực hiện tại

các trường dạy nghề, các trường Trung cấp kĩ thuật và các trường cao đẳng có đào
tạo nghề. Đây là những cơ sở đào tạo có đủ điều kiện tổ chức dạy nghề dài hạn.
- Đào tạo nghề ngắn hạn: là đào tạo nghề theo chương trình với thời gian từ một
vài tháng đến dưới 1 năm. Dạy nghề ngắn hạn thường tập trung tại trung tâm dạy
nghề, lớp dạy nghề độc lập hoặc ghắn với doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo khác
có đăng kí dạy nghề ngắn hạn theo quy định của Bộ Lao Động -Thương binh và
Xã hội.
1.2.6. Các loại hình đào tạo nghề:
Các loại hình đào tạo được chia ra thành 4 loại:.
- Đào tạo mới: Đây là hình thức đào tạo nghề được áp dụng đối với những người
chưa có nghề.
- Đào tạo lại: Là quá trình đào tạo áp dụng cho những người đã có nghề song vì
lí do nào đó nghề của họ khơng cịn phù hợp nữa đòi hỏi phải chuyển đổi sang
nghề khác.
- Đào tạo nâng cao: Là quá trình bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và kinh
nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận được công việc phức tạp hơn
và làm việc có năng suất cao hơn.
- Đào tạo liên thơng: Nhằm để chuyển đổi giữa lao động kỹ thuật thực hành và
lao động chun mơn mang tính hàn lâm và ngược lại.
1.2.7. Sự cần thiết phải đào tạo nghề:
Quá trình hội nhập và tồn cầu hố đang diễn ra nhanh chóng, khoa học cơng
nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế thay
đổi dẫn đến cơ cáu lao động cũng thay đổi theo hướng tăng lao động kĩ thuật có
trình độ tay nghề cao.
Tài nguyên thiên nhiên, tiền vốn, nhân lực là những nguồn lực vật chất nội tại,
cơ bản cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định
việc tổ chức và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác, trong đó nguồn lực lao động
vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của sự phát triển. Hiện nay, nguồn nhân lực dồi
17



dào, giá nhân công rẻ về lâu dài không phải là lợi thế phát triển. Lợi thế so sánh
của sự phát triển đang chuyển dần từ yếu tố giầu tài nguyên, tiền vốn, giá nhân
công rẻ sang nguồn nhân lực ổn định, có chất lượng cao. Chất xám trở thành nguồn
vốn lớn và quý giá, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển giữa các
nước. Chính vì thế để đẩy mạnh cơng cuộc CNH-HĐH địi hỏi phải có đầy đủ
nguồn nhân lực về số lượng và đảm bảo về chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát
triển khi doanh nghiệp gia nhạp sâu vào nền kinh tế thế giới. Nhận thức được tầm
quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nghề nói riêng, Nghị
quyết đại hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ: “ Phải tiếp tục đổi mới chương trình, nội
dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất
lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, cơng nghệ cao. Ghắn việc
hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao với hệ thống các trường đào
tạo nghề. Phát triển nhanh và phân bố hợp lý hệ thống trường dạy nghề trên địa
bàn cả nước, mở rộng các hình thức đào tạo nghề đa dạng, linh hoạt và năng
dộng”.
Bước vào thời kì hội nhập kinh tế, quốc tế nguồn nhân lực của Hà Giang cịn có
những bất cập, đang ở tình trạng dư thừa lao động phổ thơng, lao động khơng có
chun mơn kĩ thuật, nhưng lại thiếu lao động có trình độ tổ chức sản xuất kinh
doanh, thiếu thợ kỹ thuật trong các ngành, nghề và trong các khu vực kinh tế, tình
trạng thất nghiệp vẫn đang là vấn đề cần được quan tâm.

18


CHƯƠNG 2:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC QUANG
TỈNH HÀ GIANG
I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ Ở HUYỆN BẮC

QUANG
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề ở huyện Bắc Quang
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng
Bắc Quang là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Hà Giang, Phía bắc giáp
huyện Vị xun, Hồng Su Phì, Phía nam giáp huyện Hàm n, phía đơng giáp
huyện Chiêm Hố tỉnh Tun Quang, phía tây giáp huyện LụcYên tỉnh Yên Bái và
huyện Bảo n tỉnh Lào Cai. Đều có đường ơ tơ đi thơng đến các Tỉnh bạn.
Tổng diện tích tự nhiên là 160.524 ha trong đó đất lâm nghiệp chiếm 70% đất
nơng nghiệp chiếm 10% cịn lại là các loại đất khác.Toàn huyện được chia thành
21 xã và 2 thị trấn trong đó có 2 xã đặc biệt khó khăn.
Về mặt địa lí: Đặc điểm khí hậu của Bắc Quang có lượng mưa nhiều (lượng
mưa lớn nhất miền bắc) trong một năm lượng mưa trung bình từ 4.500mm đến
5.000mm, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nơng lâm
nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Mặt khác do địa hình được chia cắt nhiều sơng suối, hồ lạch nếu được khai thác
có hiệu quả đây cũng là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển.
Về cơ sở hạ tầng: Nhìn chung các xã đã có đường giao thơng được giải nhựa đến
tận trụ sở UBND các xã, Trạm y tế, Trường học đã được cứng hoá đặc biệt đối với
2 thị trấn và 15 xã đã có trụ sở làm việc là nhà 3 tầng.100% các xã đã có điện lưới
quốc gia.
2.1.2. Tốc độ và trình độ phát triển kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 10,04%, với sự nỗ lực lớn Bắc
Quang đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp - Dịch
vụ - Nông lâm nghiệp. Cơ cấu kinh tế của Bắc Quang năm 2010; Nông lâm nghiệp
19


chiếm 34,61%, Công nghiệp -Xây dựng chiếm 29,52%, Thương mại dịch vụ chiếm
12,8%.
Trong những năm đây kinh tế Bắc Quang đã từng bước chuyển mình mạnh mẽ,

các ngành cơng nghiệp nhất là Công nghiệp khai thác và chế biến nông sản đang
được chú trọng đầu tư, thể hiện qua việc chuẩn bị xây dựng các cụm công nghiệp,
các nhà máy, chế biến, xi măng, chế biến gỗ xuất khẩu... đã tạo được tiền đề phát
triển cho những năm tiếp theo, đồng thời cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và tạo được nhiều việc làm cho người lao động.
Những đặc điểm kinh tế xã hội trên đã ảnh hưởng và chi phối khá lớn đến việc
làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao động và công tác đào tạo nghề của địa
phương trong những năm qua và các năm tiếp theo.
2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế.
* Những thành tựu: Cơ cấu kinh tế đã có chuyển biến rõ rệt và theo chiều hướng
tích cực, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch từ khu vực nhà nước sang khu vực kinh
tế tư nhân và khu vực công nghiệp-Xây dựng và thương mại - Dịch vụ đặc biệt là
ngành công nghiệp chế biến gỗ, cao su, may mặc...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có tác động trực tiếp đến q trình chuyển dịch
cơ cấu lao động. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu lao động là quan hệ tỷ lệ thuận.Cơ cấu lao động có xu hướng dịch chuyển từ
khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp-Xây dựng và thương mại - Dịch
vụ, tương ứng với cơ cấu kinh tế là công nghiệp-Thương mại dịch vụ - Nông
nghiệp.
. * Những vấn đề tồn tại và hạn chế. Giá trị sản xuất của các ngành cơng nghiệp có
hàm lượng cơng nghệ và kỹ thuật cao vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp, hơn nữa ngành
này thu hút lao động có trình độ cao.
- Hoạt động thương mại - Dịch vụ trên địa bàn huyện Bắc Quang chủ yếu là các
hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, chủ yếu đáp ứng tiêu dùng của người dân trên địa bàn
và lao động tại các khu công nghệp.
Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân chiếm ỷ trọng cao nhưng đa số là những hộ cá
thể có quy mơ vốn nhỏ, máy móc trang thiết bị cơng nghệ cũ.
20



Việc chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành công nghiệp, kỹ thuật cũng
như các ngành dịch vụ cao cấp rất chậm do trình độ lao động thấp.
Việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động phổ thông sang lao động có trình
độ chun mơn vẫn cịn chậm, chưa theo kịp tiến độ phát triển kinh tế -Xã hội của
huyện.
2.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề tại Huyện Bắc Quang.
2.2.1. Thực trạng hệ thống cơ sở đào tạo nghề.
2.2.1.1. Hệ thống cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Bắc Quang.
Hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Quang có 2 cơ sở dạy nghề. Mạng lưới cơ sở
đào tạo nghề của huyện Bắc Quang được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Bắc Quang.
STT

Cơ sở đào tạo CNKT

Tổng

Cơ quan quản lý
TW
Tỉnh
huyện

số
1
Tung tâm dạy nghề
1
1
2
Các TTDVVL có tham gia DN
1

1
Tổng
2
1
1
Qua số liệu trên về mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Bắc
Quang, cho ta thấy được cơ sở dạy nghề cịn ít so với tốc độ phát triển kinh tế của
huyện. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề đang có xu hướng ngày càng tăng nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển của huyện với 2 cơ sở đào tạo chính thức, trong đó có 1 cơ
sở cơng lập,1cơ sở ngồi cơng lập.Như vậy, với con số đã thống kê này lại thể hiện
được sự chênh lệch giữa các cơ sở thuộc công lập và các cơ sở ngồi cơng lập là
tương đối nhiều. Điều này cũng phản ánh được thực tế đầu tư vào đào tạo nghề của
khối kinh tế tư nhân ở huyện Bắc Quang là chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu
lao động có trình độ tay nghề ở khối kinh tế tư nhân là cao hơn và đó cũng là vấn
đề mà hiện nay tỉnh đang quan tâm để đẩy mạnh việc đào tạo nghề ghắn với nhu
cầu lao động sản xuất trực tiếp trong các doanh nghiệp một cách có hiệu quả.
Như vậy qua số liệu ở bảng 1 cho thấy mặc dù, số cơ sở tham gia đào tạo nghề
nhìn chung có tăng tuy nhiên với con số nói trên thì vẫn cịn khá khiêm tốn so với
xu thế phát triển kinh tế của huyện nhà.

21


×