Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

KHUYẾN NGHỊ NHỮNG GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.3 KB, 32 trang )

BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ NHỮNG GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN
CHO NHÀ ĐẦU TƯ
Cùng với việc xuất bản cuốn sách "Các vấn đề thương mại và
kiến nghị" lần thứ hai, Eurocham và VCCI tổ chức buổi toạ đàm:
"Cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam - các vấn đề thương
mại và kiến nghị của cộng đồng DN Châu Âu" nhằm tháo gỡ những
khó khăn cho cộng đồng DN Châu Âu đang kinh doanh tại Việt
Nam.
Cai cách kinh tế song hành với đổi mới doanh nghiệp
Nhận định về nền kinh tế VN cũng như những khó khăn, thách
thức với các DN FDI đầu tư vào VN, ông Alain Candy - Chủ tịch
Eurocham cho rằng, mặc dù phải chịu ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, nhưng cộng đồng DN Châu Âu tin tưởng rằng nền
kinh tế VN đã hồi phục trở lại, tăng trưởng sẽ đạt mức 5% năm 2009
và dự đoán đạt 6,5%GDP năm 2010.
Tuy nhiên, cũng theo ông Candy, Chính phủ không nên đứng
"bên lề" bằng sự phục hồi kinh tế trong ngắn hạn này, mà thay vào
đó là tập trung giải quyết những rào cản căn bản ảnh hưởng đến tính
cạnh tranh của VN. Điều này cũng có nghĩa là không chỉ mở cửa các
ngành viễn thông, năng lượng, dược phẩm và bán lẻ để cạnh tranh
với nước ngoài, mà còn phải cổ phần hoá các DN nhà nước lớn và
giải quyết nạn quan liêu, tham nhũng đang ảnh hưởng tới các DN
Châu Âu. Nếu không có những cải cách mạnh hơn, Việt Nam sẽ khó
có thể vượt lên khỏi hiện tại (phát triển dựa trên nền sản xuất có chi
phí thấp) để trở thành nền kinh tế phát triển hơn.
Nhiều dự án cơ sở hạ tầng đang chậm trễ


Eurocham cho biết, nhiều DN đang "kêu" nhiều về việc sự
chậm trễ của nhiều dự án cơ sở hạ tầng. Điều này ảnh hưởng tới tăng
trưởng và hiệu quả. Eurocham cho rằng, cần có sự tham gia của khu
vực tư nhân để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm
đang thực hiện và đang bị trì hoãn. Với nhu cầu vận chuyển
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

1


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

container, thách thức hiện nay với các DN châu Âu nói riêng và các
DN khác nói chung là công suất cảng, tình trạng của các cảng quốc
gia. Những thách thức này dẫn đến nhiều rủi ro có ảnh hưởng hạn
chế về đầu tư trong tương lai nếu không được giải quyết cấp bách.
Ông Peter Smidt - Nielsen - Cty Maersk cho rằng, cơ sở hạ
tầng, cầu cảng ở Việt Nam thời gian qua dù đã được cải thiện đáng
kể, trong đó có cảng Cái Mép. Tuy nhiên phí cảng ở VN cao và
thường cao hơn 3-4 lần so với những nước khác trong khu vực. "Việt
Nam đang bị tụt hạng về vấn đề này" - ông Peter Smidt - Nielsen
cho biết.
Về vấn đề này, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, những
vấn đề trên là hoàn toàn đúng với thực tế. Theo vị đại diện này thì
các dự án đang được Chính phủ rất quan tâm, các vấn đề về giải
phóng mặt bằng cho các dự án hạ tầng giao thông sẽ có bước phát
triển tốt hơn trong thời gian tới. Hiện nay hạ tầng cảng biển mới tập
trung ở cảng Cái Mép, Thị Vải... Đây có thể coi hai cảng này là cửa

ngõ quốc tế của VN. Việc xây dựng hạ tầng cảng đồng bộ với đường
giao thông, dịch vụ kho bãi... đang được thực hiện với sự kết hợp
giữa Bộ Giao thông Vận tải với địa phương nhằm tháo gỡ những khó
khăn về cơ sở hạ tầng cảng biển cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, theo các nhà đầu tư Châu Âu, còn nhiều vấn đề khác
như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mua bán sáp nhập DN, dược phẩm,
năng lượng, ngân hàng, viễn thông, thuế, hải quan... cũng còn nhiều
điều phải bàn. Đơn cử trong vấn đề điện, hiện nay mức tiêu thụ điện
đã tăng 15% mỗi năm, vượt tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể, và dự
kiến sẽ gấp 3,5 lần vào năm 2020. So với một số nước khác trong
khu vực, Việt Nam đã bị tụt lại phía sau về phương diện phát triển thị
trường điện cạnh tranh.
Khuyến nghị từ DN
Theo các DN Châu Âu, Việt Nam cần phải cho cộng đồng
quốc tế thấy sự sẵn sàng tuân thủ các cam kết WTO của mình.
Trong vấn đề sở hữu trí tuệ, mặc dù Việt Nam đã tham gia
Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan tới sở hữu trí tuệ,
việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ vẫn là một vấn đề, hàng
2

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

loạt hàng giả, hàng nhái vẫn có mặt trên thị trường. EuroCham
khuyến nghị, Việt Nam nên nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao nhận
thức về giá trị bảo hộ sở hữu trí tuệ. Luật Công nghệ thông tin và các

luật liên quan cần được sửa đổi để thể hiện các quy định về trách
nhiệm của các nhà cung ứng dịch vụ Internet và các đối tượng tương
tự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Trong vấn đề cấp phép đầu tư, các DN Châu Âu cho rằng, Bộ
Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) và các Sở KHĐT nên thống nhất thực hiện
và đồng bộ việc giải quyết cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài mua
cổ phần của các công ty Việt Nam theo cam kết WTO và không nên
trì hoãn trừ khi có những hạn chế rõ ràng do WTO và pháp luật trong
nước quy định... Không nên áp dụng những thủ tục đăng ký rườm rà
cho mọi công ty nước ngoài mà chỉ áp dụng cho công ty có ít nhất
49% vốn đầu tư nước ngoài. Nên đơn giản hoá các thủ tục mua lại
DN của Cty cổ phần vốn nước ngoài chiếm đa số...
Theo: Kinh tế & Đô thị

THU THUẾ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẦU TƯ RA NƯỚC
NGOÀI
Bộ Tài chính đang lấy kiến về văn bản thu thuế đối với doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Theo đó, dự kiến đối với doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh
nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định của nước nhận đầu tư.
Thay cho mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt
Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành, thì mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước
ngoài sẽ là 25 phần trăm.
Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã

chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

3


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài
hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối
với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế
thu nhập tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của
Việt Nam.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư
ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng
được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại
Việt Nam.
Trường hợp dự án đầu tư tại nước ngoài chưa phát sinh thu
nhập chịu thuế (hoặc đang phát sinh lỗ), khi kê khai quyết toán thuế
thu nhập doanh nghiệp hàng năm, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra
nước ngoài chỉ phải nộp Báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan
kiểm toán độc lập hoặc của cơ quan có thẩm quyền của nước doanh
nghiệp đầu tư và Tờ khai thuế thu nhập của dự án đầu tư tại nước
ngoài (bản sao có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của dự án
đầu tư tại nước ngoài).

Số lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ
vào số thu nhập phát sinh của doanh nghiệp trong nước khi tính thuế
thu nhập doanh nghiệp.
Đối với khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của
dự án đầu tư tại nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với
Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài kê khai và
nộp thuế theo quy định tại Hiệp định.
Theo: Kinh tế và Đô thị

GIÁ NHIỀU MẶT HÀNG TĂNG THEO SỨC “NÓNG” CỦA USD
Việc điều chỉnh tăng tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã khiến
giá của nhiều mặt hàng nhập khẩu hoặc được quy đổi giá từ USD đã
tăng đáng kể, đang tạo nên sức ép không nhỏ cho người tiêu dùng
trong những tháng cuối năm.
4

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

Từ đầu tháng 11/2009 đến nay, nhiều khách hàng khi mua ô tô,
xe máy nhập khẩu đã bị các cửa hàng áp giá cao hơn so với trước đó
do giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh nhưng đấy mới chỉ là đợt
tăng nhỏ, lẻ. Việc Ngân hàng Nhà nước chính thức nới lỏng biên độ
tỉ giá USD đã khiến giá một số mặt hàng tăng chóng mặt và theo dự
báo cơn sốt tăng giá này chưa thể hạ nhiệt ngay.
Một ngày sau khi có quyết định của Ngân hàng Nhà nước,

Toyota Việt Nam (TMV) là doanh nghiệp ô tô đầu tiên tăng giá bán
các loại xe sản xuất trong nước và nhập khẩu. Theo TMV, việc điều
chỉnh tăng tỷ giá trần bán ra của ngân hàng thương mại lên 18.500
VND/USD theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước đã khiến
doanh nghiệp phải điều chỉnh giá bán lẻ xe mới từ ngày 26/11/2009.
Được biết, với bảng giá mới này, xe sản xuất trong nước của
Toyota có mức tăng thấp nhất là 16,1 triệu đến 46,6 triệu đồng/xe;
mức tăng giá với xe nhập khẩu là 17,6 đến 84,6 triệu đồng/xe. Theo
dự báo của giới kinh doanh ô tô, trong thời gian ngắn tới đây, các
doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước chắc chắn sẽ phải điều chỉnh
lại giá bán xe do giá USD tăng quá cao đã khiến giá thành sản xuất
của các loại xe lắp ráp trong nước tăng lên.
Đáng chú ý là hiện nay, các hãng ôtô tiến hành niêm yết giá
bằng VND nên khi giá USD tăng, việc điều chỉnh giá VND càng trở
nên cấp thiết. Hiện đã có không ít nhà nhập khẩu ô tô niêm yết giá
mới và các loại xe “ngoại” hiện đang có mức tăng mạnh hơn xe trong
nước. Giám đốc bán hàng một công ty nhập khẩu ô tô có trụ sở tại
Long Biên cho biết: Giá xe nhập khẩu đã tăng từ đầu tháng 11 do giá
USD trên thị trường tự do tăng cao, trung bình mỗi chiếc xe tăng từ
3.000-5.000 USD; với xe hạng sang, việc tăng giá phải khoảng từ
10.000-15.000 USD/chiếc. Cùng với ô tô, giá các loại xe máy nhập
khẩu như SH, @, Piagio bán tại các cửa hàng trên phố Huế, Nguyễn
Lương Bằng cũng đã “đội giá” lên từ 2-5 triệu đồng/chiếc.
Nhiều mặt hàng điện tử như máy ảnh kỹ thuật số, máy tính
xách tay, điện thoại cũng đang tăng giá đáng kể. Tại một siêu thị máy
tính trên phố Lý Nam Đế, một ổ cứng 320 GB hồi đầu tháng giá chưa
tới 1,6 triệu đồng thì nay lên trên 1,6 triệu đồng/chiếc. Giá các loại
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

5



BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

linh kiện, sản phẩm khác như tai nghe, máy ảnh kỹ thuật số… đều
tăng khoảng 10% so với trước đó. Nhân viên bán hàng tại đây cho
biết: hồi đầu năm, một máy tính xách tay AcerNK về giá 700 USD
được bán với giá 12,6 triệu đồng. Cũng chiếc máy tính đó hiện giá
nhập khẩu chỉ còn 650 USD nhưng doanh nghiệp bán trên 13 triệu
đồng vì phải mua USD giá cao. Hiện nay, nhiều linh kiện khác giá
trên thế giới cũng giảm nhưng giá bán trong nước lại tăng trung bình
10% vì tỉ giá.
Trên thị trường, dược phẩm cũng đang là mặt hàng lên giá
mạnh. Tại một số hiệu thuốc trên phố Quán Sứ và trung tâm dược phẩm
Ngọc Khánh, giá một số loại thuốc nhập khẩu đã tăng nhẹ. Thuốc
Efferalgan 150mg giá từ 2.400 đồng/gói tăng lên 2.600 đồng/gói (tăng 8
phần trăm); Efferalgan 150mg từ 2.000 đồng/viên tăng lên 2.200
đồng/viên. Thuốc Clamoxyl từ 5.000-5.500 đồng/gói. Một số loại thuốc
khác như phòng ngừa đau thắt ngực Diamicron MR đã tăng 4%, từ
2.500 đồng/viên lên 2.600 đồng/viên); thuốc Vastarel MR tăng đến 8%
Plussz tăng từ 1.300 đồng/viên lên 1.400 đồng/viên…
Theo Hiệp hội Sản xuất kinh doanh Dược Việt Nam, hiện đã có
21 mặt hàng thuốc ngoại nhập tăng giá với mức tăng trung bình
khoảng 4,8%, trong đó có mặt hàng tăng lên hơn 7% và dự báo giá
thuốc sẽ có xu hướng tăng nhẹ vào cuối năm.
Theo: Báo Công thương

SẼ ĐẦU TƯ XỨNG ĐÁNG CHO XÚC TIẾN DU LỊCH

Bù lại khoảng trống của khách quốc tế năm nay là thị trường
khách nội địa sôi động, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ VHTT&DL) Nguyễn Văn Tuấn khẳng định. Ông cho rằng, năm tới,
công việc ưu tiên hàng đầu là quảng bá, xúc tiến thị trường.
Hai kịch bản cho năm 2010
- Trên đà du lịch hồi phục, ngành du lịch đã tính đến mục tiêu
đón khách quốc tế năm 2010 chưa và con số cụ thể, thưa ông?
- Chúng tôi chưa công bố chính thức nhưng đang đưa ra hai
kịch bản: Một là, trong điều kiện bình thường chưa có đột biến thì
phấn đấu để năm 2010 giữ như mức năm 2008.
6

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

Tức là, nếu năm nay số khách sụt giảm 10% (đón được 3,8
triệu khách), sang năm tăng 10% thì chúng ta sẽ đón được 4,2-4,25
triệu lượt.
Hai là, trường hợp phát triển có đột biến nhờ phục hồi kinh tế
mạnh mẽ và hiệu ứng của công tác xúc tiến quảng bá tốt hơn thì tăng
được 15-20%, có thể mạnh dạn tính đến con số 4,5 triệu lượt khách.
- Đánh giá của ông về chương trình giảm giá Ấn tượng Việt
Nam do Tổng cục Du lịch phát động? Chương trình này đóng góp thế
nào trong việc hút khách tăng trở lại?
- Năm nay Ấn tượng Việt Nam - chương trình tập hợp và liên
kết lại nhằm giảm giá, đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa đã có
bước đi và chiến lược, giải pháp rất trúng.

Du lịch nội địa nhờ vậy đã tăng trưởng ngoạn mục, năm ngoái
là 20,8 triệu lượt khách và năm nay chắc chắn đạt 25 triệu khách - đó
là tỷ lệ tăng trưởng rất cao. Trong khi khách quốc tế giảm 10% thì
khách nội địa tăng 15-17%. Doanh thu du lịch vì thế tăng hơn năm
trước khoảng 8-10%.
Rõ ràng, sự sôi động của thị trường nội địa đã bù đắp được
những khoảng trống của khách du lịch quốc tế tạo ra và giúp ngành
du lịch tiếp tục giữ được đà tăng trưởng chung. Các nước khác cũng
có chính sách tương tự để kích cầu nội địa - bước đi thích hợp và
đúng trong giai đoạn hiện nay.
- Ông có quan điểm thế nào khi có ý kiến đề xuất nên kéo dài
chương trình này đến năm 2010, tạo nên cú "đúp" giảm giá để kéo
khách đi du lịch?
- Hiện chúng tôi mới chấp thuận kéo dài chương trình giảm giá
khuyến mãi đến hết năm 2009. Chúng ta muốn làm một chiến dịch,
một chủ trương thì phải gắn với các điều kiện về cơ chế, chính sách.
Tổng cục Du lịch phải báo cáo với cơ quan thẩm quyền để được chấp
thuận thì mới triển khai được.
Chúng tôi đang suy nghĩ để đề xuất. Đúng là trong giai đoạn
khó khăn này, du lịch rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ,
ngành.
Ưu tiên hàng đầu cho xúc tiến
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

7


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009


- Vậy trong năm tới, ngành du lịch sẽ ưu tiên triển khai những
công việc gì để tiếp tục thu hút khách quốc tế tăng trở lại?
- Thời điểm này sẽ tập trung vào các nhóm công việc lớn.
Trước hết, năm nay sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
xong 3 đề án lớn: Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn
2010-2020, tầm nhìn 2030; Đề án phát triển du lịch biển đảo và vùng
ven biển Việt Nam; Đề án PTDL các tỉnh biến giới Việt Nam - Lào Campuchia.
Riêng Đề án phát triển du lịch khu vực ĐBSCL sẽ do Bộ VHTT&DL duyệt.
Năm 2010, việc triển khai cụ thể hoá các bước tiếp theo của
các đề án này sẽ là một trong những ưu tiên, cùng với đó là đề xuất
các cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, do bối cảnh và qua nhìn nhận, đánh giá lại thì hoạt
động quảng bá, xúc tiến du lịch phải là một trong những ưu tiên hàng
đầu.
Đây là một trong những hoạt động trọng tâm, và bây giờ phải
đầu tư một cách xứng đáng cho nhiệm vụ này cả về mặt nhận thức,
trí tuệ, cả về việc tổ chức chuyên nghiệp, về nhân lực và tài chính.
Thứ ba, Tổng cục Du lịch sẽ ưu tiên tổ chức các sự kiện, như
Chương trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và gắn với
Năm Du lịch quốc gia tại Hà Nội; kỷ niệm 50 năm thành lập ngành.
- Việc giải ngân ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác xúc
tiến du lịch luôn là vấn đề khó khăn, vậy có thể kỳ vọng gì ở việc tập
trung quảng bá, xúc tiến thị trường, thưa ông?
- Chúng ta có hai chương trình: Chương trình hành động quốc
gia về du lịch đầu tư 25 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư phát triển sản
phẩm, đào tạo nhân lực và quảng bá xúc tiến; Chương trình xúc tiến
du lịch quốc gia cũng 25 tỷ.
Tôi có thể khẳng định là đến hết tháng 12, các sự kiện chính đã
được triển khai. Tuy nhiên, do hiệu lực của Quy chế về quản lý và sử

dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ NSNN trong hoạt động xúc tiến du
lịch bắt đầu từ 25/11 nên có một số sự kiện phải lùi sang quý I/2010.
8

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

Tuy vậy, các kế hoạch và thủ tục giải ngân khoản tiền này sẽ hoàn tất
trong tháng 12.
Năm 2010 tôi chưa khẳng định là bao nhiêu, nhưng thông tin
chúng tôi nắm được từ Bộ Tài chính là khoảng 40 tỷ đồng.
- Nhân nói đến việc tập trung thu hút khách thị trường gần,
nhiều DN băn khoăn là khó vì các thị trường gần có sự tương đồng
về sản phẩm. Vậy Tổng cục Du lịch có chủ trương tạo ra những sản
phẩm khác biệt nào để thu hút khách thị trường gần?
- Thứ nhất, việc xây dựng và phát triển sản phẩm mới không
thể là việc ngày một ngày hai mà cần cả một quá trình, từ ý tưởng
đến việc thiết kế sản phẩm, đầu tư rồi có kế hoạch quảng bá xúc tiến,
và chúng ta tổ chức các dịch vụ ở đó.
Thứ hai là ở đây có 2 khía cạnh: Chúng ta không thể nói là
thị trường gần thì nó tương đồng và không có sự khác biệt. Chúng
ta rất khác biệt về không gian, cảnh quan, về văn hoá, về ẩm thực,
về các vấn đề sinh thái và môi trường cho nên dù gần, ta vẫn có
những cách tiếp cận để quảng bá cho những cái tạo ra hứng thú
cho khách gần.
Hơn nữa, chúng ta quan tâm đến thị trường gần trong thời điểm

đang cần sự tăng trưởng về số lượng, song cũng không bỏ quên thị
trường truyền thống và có khả năng chi tiêu cao, những nơi rất khác
biệt về văn hoá như thị hiếu và tâm lý như thị trường Tây và Bắc Âu,
Bắc Mỹ.
Theo: Việt Nam Net

PHẢI CÓ CHIẾN LƯỢC GIỮ TIỀN CHO DÂN
Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm - nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- nhấn mạnh như thế. Ông nói rằng điều hành chính sách tiền tệ phải
linh hoạt, kiên quyết và khôn khéo để đồng tiền trong túi người dân
không bị mất giá thêm.
Việc điều chỉnh tỉ giá vừa qua tiếp tục khiến đồng VN giảm giá
ngay 600 đồng so với USD. “Đó là biện pháp phải làm và cần thiết” TS Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nói.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

9


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

Theo ông Kiêm, sắp tới điều hành chính sách tiền tệ cần linh
hoạt, kiên quyết và khôn khéo hơn cũng như phải có chiến lược tổng
thể để đồng tiền trong túi người dân không bị mất giá thêm. Ông nói:
- Với đợt điều chỉnh tỉ giá vừa qua, muốn mua 1 USD chúng ta
phải bỏ thêm 600 đồng nữa và biên độ biến động cho phép là cộng
trừ 3%, thực tế chúng ta đã có bước giảm giá đồng VND ở mức
tương đối mạnh.
Đây là biện pháp dù đau cũng phải làm để đảm bảo nền kinh tế

vận hành ổn định, nó sẽ giúp người cần vay có tiền và chống đầu cơ,
xuất khẩu thuận lợi hơn...
Mặc dù làm như vậy, mỗi USD chúng ta vay nước ngoài sẽ
bỗng nhiên tăng thêm 600 đồng phải trả, riêng khoản vay khoảng 17
tỉ USD của doanh nghiệp VN tự nhiên thêm một gánh nặng khá lớn.
Tiền mất giá do nội lực nền kinh tế
Thưa ông, trong kỳ chất vấn vừa rồi có đại biểu đã chất vấn
thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc để đồng tiền liên tục mất giá.
Nếu còn là thống đốc ông sẽ trả lời như thế nào?
- Đó là thực tế ta không thể chống lại. Chúng ta không thể
muốn giữ giá đồng tiền của mình ở mức nào cũng được, lâu dài phải
đưa tiền về giá thực của nó.
Đồng tiền thể hiện nội lực của nền kinh tế, nó liên quan đến
nhiều yếu tố. Với nền kinh tế VN, sản xuất tuy đã phát triển nhưng
hàm lượng công nghệ chưa cao, khả năng xuất khẩu của chúng ta còn
hạn chế, các nguồn thu ngoại tệ chưa nhiều, trong khi ngân sách vẫn
phải bội chi, nhập siêu liên tục... thì giá trị đồng tiền của chúng ta
cũng phải ở mức tương ứng.
Trung Quốc sở dĩ giữ giá được đồng tiền, thậm chí giá trị đồng
tiền còn tăng, vì sản xuất của họ phát triển, năng suất cao, họ liên tục
xuất siêu với giá trị rất lớn...
Ngay các nước châu Âu, có thời gian đồng euro cao gần gấp
đôi đồng USD nhưng sau đó khi kinh tế gặp vấn đề thì giá lại giảm.
Như lần này có bốn nguyên nhân chúng ta phải điều chỉnh giá tiền
VN so với USD.
10

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN



BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

Thứ nhất là cung cầu, mấy tháng gần đây dù kinh tế đã đi lên
nhưng cung cầu ngoại tệ lúc nào cũng căng như dây đàn.
Thứ hai có yếu tố đầu cơ do có những kẽ hở. Việc cho vay lãi
suất ưu đãi, theo tôi, không loại trừ có doanh nghiệp vay được vốn
ưu đãi đã chuyển sang mua USD gửi lại vào ngân hàng để vừa ăn lãi
suất, vừa chờ điều chỉnh tỉ giá.
Thứ ba là một số doanh nghiệp phải nhập hàng nhưng khi đi
tìm ngân hàng mua USD thì không mua nổi. Họ phải tìm ra thị
trường bên ngoài hoặc chấp nhận mua ngoại tệ từ ngân hàng với giá
cao hơn. Chỉ cần một vài doanh nghiệp phải làm động tác này, ngay
lập tức sẽ hình thành tâm lý tăng giá USD. Nếu chúng ta giải quyết
sớm ngoại tệ cho ngân hàng thì có thể giải tỏa được tâm lý này
nhưng nhiều doanh nghiệp đã không được giải quyết.
Nguyên nhân thứ tư là yếu tố tâm lý. Người dân vẫn có tâm lý
thích trữ USD, trong khi thị trường chứng khoán, bất động sản và sản
xuất phập phồng càng tăng tâm lý trên. Nên ta buộc phải điều chỉnh
tỉ giá theo hướng giảm giá VND.
Cái đáng lo hơn là với việc giảm giá VND, lạm phát đang có
nguy cơ quay lại? Ta vừa quyết tiếp tục kích cầu bằng bù 2% lãi suất,
giờ lại tăng lãi suất cơ bản 1% sẽ khiến chi phí doanh nghiệp tăng, tất
cả lại dồn vào giá bán?
- Với việc nới tỉ giá thì đồng tiền VN đã giảm giá. Việc tăng lãi
suất cũng khiến chi phí của doanh nghiệp tăng lên, nên lo ngại lạm
phát không phải không có cơ sở. Nhưng nếu chúng ta không điều
chỉnh tăng giá đồng USD so với VND thì dễ diễn ra tình trạng nhiều
doanh nghiệp có USD sẽ găm USD không bán, doanh nghiệp cần sẽ

không có USD nhập khẩu hàng để sản xuất...
Theo tôi, lạm phát năm 2009 có lẽ không có vấn đề gì, nhưng
lạm phát sẽ là vấn đề khó nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô năm
2010. Giữ đúng mục tiêu lạm phát 7% mà Quốc hội đề ra cho năm
2010 là rất khó.
Cần chiến lược và điều hành linh hoạt
Các sàn vàng, cơ sở thu đổi ngoại tệ đã góp phần không nhỏ
vào tâm lý găm giữ vàng, tăng giá USD. Theo ông, sắp tới nên quản
lý như thế nào?
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

11


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

- Theo tôi, các sàn vàng có biểu hiện hoạt động vô lối, là nơi
tạo những cơn sốt để đầu cơ, cần phải siết chặt quản lý, thậm chí cho
đóng cửa. Không thể để những tổ chức có thể làm giá, gây rối loạn
thị trường như thế được.
Các cơ sở buôn bán ngoại tệ không có giấy phép, Nhà nước
chưa có biểu hiện gì đã tạo tâm lý để tăng giá ngoại tệ cũng cần phải
được xem lại. Công tác quản lý phải sát hơn, cứ thả lỏng rồi đứng hô
thì không thể hiệu quả được. Ngay các ngân hàng cũng không thể
cho phép bán ngoại tệ cho doanh nghiệp theo một tỉ giá cao hơn tỉ
giá Ngân hàng Nhà nước công bố.
Thời gian qua có thể không hồi tố nhưng sắp tới thì không nên
để các ngân hàng tự đặt ra một tỉ giá theo hướng hạ thấp giá đồng

VN. Muốn vậy, Ngân hàng Nhà nước cần chủ động, nhanh nhạy và
quyết liệt hơn, tránh việc gì cũng phải xin ý kiến, trình Thủ tướng.
Thị trường hiện nay cần những quyết định hợp lý nhanh hơn.
Như việc cho nhập vàng thời gian qua nói kịp thời nhưng không hẳn
vậy. Nếu kịp thời thì anh phải cho nhập ngay khi vừa có cơn sóng
tăng giá để triệt tâm lý găm giữ, đầu cơ. Khi người ta đã đầu cơ
xong, thu tiền về anh mới cho nhập thì tác dụng không lớn.
Hay Thủ tướng nói tập đoàn phải bán ngoại tệ cho ngân hàng
thì Ngân hàng Nhà nước cần cụ thể hóa xem họ bán theo giá nào,
bán rồi thì lúc mua có mua được đúng giá đã bán hay không. Chủ
trương cần đi kèm chính sách cụ thể mới phát huy tác dụng nhanh
được.
Thưa ông, trước nguy cơ lạm phát vẫn rình rập, là người tham
gia chống lạm phát phi mã những năm trước đây, theo ông, cần giải
pháp gì để tiền của dân không bị “bay hơi” một cách thầm lặng?
Theo tôi, ngoài việc phải giúp người VN tin tưởng vào đồng
tiền VN hơn, lâu dài, điều hành những năm sau vẫn phải tập trung
làm tốt những việc đã nói nhiều lần như: không chạy theo con số
tăng trưởng đẹp mà quên ổn định vĩ mô, lơ là hiệu quả sử dụng vốn,
gây lạm phát... Nghiêm khắc với chỉ số lạm phát cần được nhất quán.
Lâu dài, để đồng tiền không mất giá thì cần chiến lược tổng thể tăng
lực của nền kinh tế.
12

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009


Quan trọng bậc nhất là tái cơ cấu thế nào để hàng VN sản xuất
có giá trị cao, VN có đội ngũ doanh nghiệp mạnh, môi trường kinh
doanh lành mạnh, ít chi phí ngầm, hàng VN cạnh tranh được khi xuất
khẩu... Những chiến lược trên chúng ta đều đã nhận ra, không quá
khó, vấn đề là cần bắt tay làm và làm thật. Chỉ khi có thực lực kinh tế
mạnh thì đồng tiền mới mạnh được.
Theo: Báo Tuổi trẻ

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ- MÔI TRƯỜNG
THIẾT KẾ CHẾ TẠO XE CHỮA CHÁY MINI
Ông Huỳnh Hữu Phước, một nhà sáng chế nghiệp dư nảy ra ý
tưởng chế tạo một chiếc xe chữa cháy mini để dễ dàng len lỏi vào các
con hẻm nhỏ, sâu, chữa các đám cháy mới phát sinh ở các khu dân
cư trong khi chờ xe chữa cháy chuyên nghiệp đến tiếp ứng. Ý tưởng
và mẫu xe của ông Phước đã được KS. Trần Thành Đạt và các cộng
sự ở Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn tham gia nghiên
cứu hoàn thiện thiết kế, tối ưu hóa các thông số kỹ thuật để có thể
đưa vào sản xuất.
KS. Trần Thành Đạt (Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải
Sài Gòn - SAMCO), CN. Huỳnh Hữu Phước vừa giới thiệu mẫu xe
chữa cháy mini này. Ông Huỳnh Hữu Phước, một nhà sáng chế
nghiệp dư, là tác giả đầu tiên của mẫu xe chữa cháy này. Ông Phước
cho biết đã nảy ra ý tưởng chế tạo một chiếc xe chữa cháy mini để có
thể dễ dàng len lỏi vào các con hẻm nhỏ, sâu chữa các đám cháy mới
phát sinh ở các khu dân cư trong khi chờ xe chữa cháy chuyên
nghiệp đến tiếp ứng. Mẫu xe này đã được cấp bằng Độc quyền sáng
chế, bằng Độc quyền giải pháp hữu ích và bằng Kiểu dáng công
nghiệp. Từ mẫu xe này, KS. Trần Thành Đạt và các cộng sự ở Tổng
công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn - SAMCO đã cùng tham

gia nghiên cứu hoàn thiện thiết kế, tối ưu hóa các thông số kỹ thuật
để có thể đưa vào sản xuất đáp ứng cho nhu cầu phòng cháy chữa
cháy của xã hội.
Mẫu xe sau khi đã nghiên cứu hoàn thiện thiết kế có những
thông số kỹ thuật như sau: xe nền kích thước chiều dài 1.400 mm,
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

13


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

chiều rộng 920/880 mm (trước và sau), cơ cấu phanh (trống phanh,
guốc phanh, phanh bánh sau), trọng lượng 1.200 kg. Phần hệ thống
chữa cháy gồm có thùng chứa 400 lít nước (bình chứa nước có thể
tiếp thêm nước bằng thùng, xô... đổ vào, hay bằng ống hút nước trực
tiếp từ vòi, ao, hồ…), bình khí CO2 tiêu chuẩn PCC, loại chai 30 kg
(2 chai), loại chai 5 kg (1 chai). Ngoài ra là các linh kiện khác như:
máy bơm nước có lưu lượng lớn nhất 19,2 m3/giờ (320 lít/phút), các
loại lăng phun chữa cháy (lăng phun kép, lăng phun cố định, lăng
phun “quả khế”, lăng phun cầm tay, phun hỗn hợp CO2 và nước…),
trang bị kèm theo (ống hút nước ao hồ, cống rãnh, đầu hút), hệ thống
điện (đèn chiếu sáng, đèn khoang máy bơm, đèn quay báo hiệu, loa
báo cháy, còi hụ...).
Mẫu xe chữa cháy mini này sử dụng chất chữa cháy là nước và
CO2, có thể chữa được các đám cháy loại A (chất cháy là gỗ, giấy, cỏ
khô, rơm rạ,than, sản phẩm dệt…), và loại B (chất cháy không tan
trong nước như xăng, nhiên liệu dầu mỏ…). Xe chữa cháy mini đáp

ứng các yêu cầu đối với thiết bị chữa cháy ban đầu cho khu dân cư.
Mẫu xe chữa cháy mini vận hành bằng tay nên rất phù hợp để chữa
cháy cho các khu dân cư trong các hẻm nhỏ, kịp thời chữa các đám
cháy mới phát sinh nhằm hạn chế tối đa thiệt hại, ngoài ra cũng có
thể sử dụng chữa cháy ở chợ, nhà kho…
Theo: Khoa học Phổ thông

XÂY NHÀ KIÊN CỐ TỪ ĐẤT SÉT
Xi măng được sản xuất từ nguyên liệu đất sét, phế thải xây
dựng, công nghiệp... So với công nghệ sản xuất xi măng truyền
thống, giá thành để sản xuất xi măng vô cơ chỉ bằng 50% và hạn chế
đến 80% lượng khí thải.
Đây là kết quả nghiên cứu của thạc sĩ Phạm Tuấn Nhi cùng
cộng sự tại Phân viện Địa lý TP HCM.
Từ trước đến nay, đất sét chỉ được dùng làm vật liệu xây dựng:
gạch, ngói... hay sản xuất các loại đồ dùng sành sứ khác. Song với
công nghệ xi măng pôlime, đất sét không chỉ dừng ở công dụng
truyền thống.
14

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

Giá thành chỉ từ 600 - 800 đồng một kg
Thạc sĩ Nhi cho biết, đất sét sau khi lấy lên được xử lý độ ẩm
còn 15%, tạo thành khối, đem nung ở nhiệt độ 750 độ C. Sau đó, đất

được nghiền nhỏ, phối trộn với phế thải xây dựng gạch, gốm, xà bần
và phụ gia là trở thành xi măng vô cơ hoàn chỉnh.
Các phụ gia này được lấy từ nước biển (MgCL2), xỉ lò, tro
bay..., các chất có ion kim loại mang hóa trị II.
Trong xây dựng, các nhà kỹ thuật không thể sử dụng cát biển,
cát nhiễm phèn làm cốt liệu. Bởi vì chúng làm kém cường độ (độ
nén, độ kéo) cho bê tông, vữa (hồ) cho xi măng pooc lăng.
Tuy nhiên, những cốt liệu có nhược điểm khi kết hợp với xi
măng vô cơ lại không ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Do vậy,
nó rất thích hợp trong việc xây dựng ở những vùng chua, mặn.
Vì không nung hoặc chỉ nung nhẹ (quá trình bê tông hóa sẽ tiếp
tục trong khi sử dụng) nên xi măng vẫn giữ được màu gốc của đất.
Điều đó mang lại sự đa dạng về màu của vật liệu, tạo thuận lợi cho
việc trang trí.
Nhờ tính đóng rắn được với tất cả cốt liệu (kể cả đất), nên nó
được ứng dụng trong việc làm đường giao thông ở nông thôn mà vẫn
có độ bền và chịu tải cao, không kém gì đường xi măng bê tông đang
sử dụng. Thạc sĩ Nhi tiết lộ, ông đang tiến hành việc thi công một số
đoạn đường theo công nghệ này tại Cà Mau và Đồng Nai.
Nhờ những ưu điểm trên nên thành phẩm xi măng chỉ có giá từ
600 - 800 đồng một kg. Kết quả thử nghiệm đã cho thấy loại xi măng
này dễ sử dụng trong môi trường a xít, chịu được nhiệt độ lên đến
1.200 độ C, được xem là tốt hơn xi măng pooc lăng đang được sử
dụng rộng rãi.
Giảm ô nhiễm môi trường
Theo ước tính của các chuyên gia môi trường, để sản xuất được
một tấn xi măng pooclăng, không khí phải tiếp nhận một tấn khí CO2
giải phóng từ quá trình nung đá vôi và than đốt. Bởi vì đá vôi phải
được nung ở nhiệt độ cao trên 1.200 độ C và trong nhiều giờ liền.
Việt Nam hiện có 105 nhà máy xi măng, với tổng công suất

thiết kế hơn 61 triệu tấn và sản lượng sản xuất của các nhà máy trong
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

15


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

năm 2009 ước đạt từ 45 – 50 triệu tấn thì lượng phát thải khí CO2 là
không nhỏ.
Theo tính toán của thạc sĩ Nhi, quá trình sản xuất xi măng vô
cơ chỉ nung ở nhiệt độ thấp, trong thời gian ngắn nên phát thải chỉ
bằng khoảng 20% so với cách làm xi măng truyền thống. Nó còn tiết
kiệm được nguồn năng lượng không nhỏ nhờ sử dụng ít chất đốt.
Đặc biệt, với tính dễ dàng đóng rắn đất, cát... có độ nén cao,
đây chính là chất kết dính lý tưởng để sản xuất vật liệu xây dựng
không nung, như: gạch xây, lát nền, ngói, gốm sứ, tấm panel lắp
ghép...
Xi măng vô cơ còn là chất kết dính lý tưởng trong việc bê tông
hóa các loại rác ô nhiễm, rác phóng xạ. Cũng nhờ ưu điểm không kén
cốt liệu, nên nó dễ dàng được ứng dụng vào việc làm gốm, men,
composit... mà xi măng truyền thống vẫn đứng ngoài cuộc.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Chánh, Chủ nhiệm Bộ môn Vật liệu xây
dựng, ĐH Bách khoa TP HCM cho biết, công nghệ xi măng vô cơ ở
Việt Nam đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay và cũng có những
thành công ban đầu, nhưng đến nay vẫn chưa được ứng dụng.
Về lý thuyết, trong phòng thí nghiệm, đúng là loại xi măng này
có nhiều ưu điểm hơn. Nhưng khi đưa vào thực tế thì vấn đề phải giải

quyết là không nhỏ. Cũng theo tiến sĩ Chánh, không nhất thiết phải là
đất sét, mà loại nguyên liệu nào có nhiều nhôm ô xít và silic ô xít tự
do đều có thể làm xi măng vô cơ được.
Ông Đỗ Trung Nam, Phó phòng Quản lý công nghệ - Sở Khoa
học và Công nghệ TP HCM cho rằng: Cần qua một hội đồng thẩm
định, đánh giá công nghệ sản xuất xi măng vô cơ. Công nghệ này
phải có nhiều ưu điểm hơn so với xi măng truyền thống và giảm ô
nhiễm môi trường.
Theo: Báo Đất Việt

CÔNG NGHỆ HÚT BÙN PHÙ HỢP ĐỂ CẢI TẠO TOÀN BỘ HỒ
Chiều 30/11, cuộc họp giữa các chuyên gia Đức và Việt Nam
đi đến kết luận: Công nghệ hút bùn ngầm hoàn toàn phù hợp để cải
16

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

tạo toàn bộ hồ Hoàn Kiếm. Các chuyên gia cũng đồng ý đề xuất lên
UBND TP cho phép cải tạo hồ ngay trong thời gian tới.
Trước đó, từ ngày 18 đến 27/11, các chuyên gia Đức và Việt
Nam đã thử nghiệm nạo vét hồ Hoàn Kiếm trên diện tích khoảng
1.000m2 (khu vực từ cạnh đền Ngọc Sơn đến trạm an ninh đầu phố
Báo Khánh).
Sau cuộc họp giữa các chuyên gia Đức và Việt Nam, Giám đốc
Sở KHCN, TS Lê Xuân Rao cho biết: 10 ngày qua, các chuyên gia

đã sử dụng thiết bị hút bùn ngầm Sediturtle để hút hỗn hợp bùn (2040%) và nước tùy theo mật độ bùn. Hỗn hợp bùn - nước tiếp tục
được ép thành viên bằng công nghệ ép bùn băng tải Siebbandpresse.
Đến nay, việc hút bùn đã được thực hiện trên diện tích 600m2 mặt hồ
với độ sâu khoảng 0,4-0,6m. Tổng cộng đã có 600m3 bùn nước được
hút, tương đương 66m3 bùn được ép thành bánh. Kết quả quan trắc
môi trường nước cũng như điều kiện hóa lý tại hai thời điểm trước và
sau khi nạo hút hầu như không có sự thay đổi. Các chỉ số khí độc,
nồng độ COD, BOD... đã đạt yêu cầu. Điều đáng lưu ý là khi hút
bùn, nồng độ tảo độc đã giảm rõ rệt và quá trình hút không làm xáo
động đời sống của các loài động vật thủy sinh dưới hồ. Sau khi nạo
vét, mực nước hồ đã bị giảm đi khoảng 10cm và sẽ được bổ sung
bằng nước máy trong thời gian tới để các sinh vật phát triển bình
thường...
"Các nhà khoa học đã làm việc hết sức cẩn trọng và đi đến
thống nhất rằng công nghệ hút bùn dùng thiết bị hút bùn ngầm
Sediturtle hoàn toàn phù hợp để cải tạo toàn bộ hồ Hoàn Kiếm. Nếu
cải tạo toàn hồ thì diện tích mặt thoáng hồ sẽ được chia thành nhiều ô
nhỏ và việc hút bùn được thực hiện theo từng ô một. Các nhà khoa
học không hút bùn theo ô lần lượt mà sẽ tính toán hút các ô khác
nhau để tránh sự thay đổi đột ngột về môi trường sống của sinh vật ở
đó. Tuần tới, các chuyên gia Đức sẽ đưa ra thông số kỹ thuật, tính
toán việc chia mặt hồ thành bao nhiêu ô để việc cải tạo cho hiệu quả
tốt nhất" - TS Lê Xuân Rao khẳng định.
Cũng theo tính toán của TS Lê Xuân Rao thì nếu được thông
qua, việc nạo vét sẽ hoàn toàn do phía Việt Nam thực hiện. Nếu
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

17



BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

không có gì thay đổi, UBND TP Hà Nội sẽ sớm có quyết định về
việc cho phép nạo vét toàn bộ hồ Hoàn Kiếm bằng công nghệ hút
bùn ngầm của Đức trong những ngày tới.
Theo: Hà Nội mới

ROBOT ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
Tại ngã tư, một người máy cao 1,77m, hình dạng giống người
thật, đang điều khiển giao thông một cách thuần thục.
Robot điều khiển giao thông do nhóm sinh viên năm thứ tư,
Khoa Cơ khí chế tạo máy của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
nghiên cứu và chế tạo. Robot được chế tạo trên cơ sở phối hợp nhiều
mảng kiến thức khác nhau như: điện tử, cơ khí, lập trình điều khiển,
giao tiếp máy tính, điều tra xã hội...
Hỗ trợ cảnh sát giao thông
Phạm Tấn Đạt, trưởng nhóm nghiên cứu kể, lúc bắt tay vào
thực hiện robot, nhóm đã tìm đến Trường Trung học cảnh sát Thủ
Đức, Phòng giao thông quận 9, rồi nhờ bạn bè đang học tại các
trường cảnh sát để xin tài liệu, nhờ hướng dẫn về các động tác của
cảnh sát khi điều khiển giao thông để từ đó định hình được giải pháp
kỹ thuật cho robot.
Nhờ tham gia những cuộc thi robocon trước đó, nhóm đã có
kinh nghiệm và tận dụng không ít thiết bị cũ để tiết kiệm chi phí.
Nhóm cũng phải sử dụng động cơ điện một chiều với giá rẻ thay cho
các động cơ chính xác, đắt tiền.
Nhìn xa, robot này không khác người thật. Theo Đạt, một robot
có hình dạng người sẽ có tác động tới người tham gia giao thông lớn

hơn các loại đèn tín hiệu.
So với các loại đèn tín hiệu, robot điều khiển giao thông sẽ có
tác động lớn hơn tới người đi đường.
Robot này hoạt động theo nguyên lý thu nhận - xử lý hình ảnh
để đưa ra các động tác điều khiển giao thông. "Thông tin đầu vào"
cho robot là các camera đặt ở các góc đường. Hình ảnh này sẽ được
truyền về máy tính và xử lý bằng phần mềm do nhóm tự viết. Từ đó,
18

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

tín hiệu điều khiển sẽ được truyền qua internet (bằng sóng vô tuyến,
hoặc hữu tuyến) tới robot. Như vậy, tùy theo tình hình giao thông
trên các nút giao thông, robot sẽ đưa ra các động tác điều khiển thích
hợp. Với 9 động cơ lắp trong cổ tay, khuỷu tay và cánh tay, robot có
thể thực hiện 9 động tác cơ bản trong điều khiển giao thông: đưa tay
dang ngang, đưa tay thẳng đứng, gập góc vuông, đưa về phía trước...
Khả năng ứng dụng cao
“Robot điều khiển giao thông đã có ở Nhật Bản, Đài Loan.
Song nó chỉ thực hiện được những động tác đơn giản để cảnh báo
khu vực nguy hiểm. Do vậy, tôi đánh giá cao ý tưởng này của nhóm
nghiên cứu”, TS. Hiếu, Trưởng khoa Điện tử - Viễn thông, ĐH Tự
nhiên TP HCM, nói. Tuy nhiên, theo TS. Hiếu, để ứng dụng được
vào thực tế, nhóm nghiên cứu cần phải hoàn thiện robot, như đồng bộ
các động tác điều khiển của robot với đèn giao thông.

Ông Nguyễn Tấn Hoàng Cương, giám đốc một công ty từng
đưa ra giải pháp cho một hệ thống giao thông thông minh trên địa
bàn TP HCM, đánh giá, khả năng ứng dụng loại robot trên là "đáng
chú ý". Ông cũng góp ý, nên tận dụng công nghệ 3G để truyền tín
hiệu xử lý tới robot.
Theo Phạm Tấn Đạt, loại robot do nhóm nghiên cứu cũng còn
những điểm hạn chế như dễ hỏng do vật liệu chế tạo không tốt, tay
robot chưa thực hiện được các cử động phức tạp. Robot này cũng
không thể di chuyển cơ động như một cảnh sát giao thông thực thụ.
Ngoài ra, phần mềm xử lý hình ảnh ở robot này chỉ mới quan sát
được 90% lượng xe.
Theo: Báo Đất Việt

BẢO QUẢN RAU NHIỀU TUẦN BẰNG MÀNG MỎNG
Nắm vững một số phương pháp bảo quản rau có thể giúp các
bà nội trợ không phải lặn lội đi chợ trong những ngày mùa đông lạnh
giá, mưa phùn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình.
Việc chuẩn bị một bữa ăn với các loại rau, củ tươi cũng trở nên
khó khăn, vất vả hơn. Nhưng nếu sử dụng một số công nghệ bảo
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

19


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

quản rau quả đơn giản, tiết kiệm chi phí, chỉ cần đi chợ một lần
nhưng vẫn có rau quả tươi dùng cho cả tháng.

Trong dân gian có một số biện pháp truyền thống vẫn thường
được áp dụng để bảo quản rau quả như vùi củ, quả xuống cát ẩm để
hạn chế sự mất nước hoặc quết vôi vào vết cắt ở cuống, gốc để tránh
vi khuẩn xâm nhập vào rau, quả…
Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ áp dụng được với một số ít
loại củ quả, thời gian bảo quản cũng không được lâu. Nhiều loại củ,
quả khi vùi xuống cát ẩm bị mọc mầm lại. Đặc biệt, bảo quản theo
các cách truyền thống này không đảm bảo về hàm lượng dinh dưỡng
cũng như màu sắc cảm quan của rau, củ, quả sau bảo quản.
Hiện nay, cách bảo quản phổ biến nhất là bảo quản lạnh.
Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách bảo quản này không
tiết kiệm năng lượng lại đòi hỏi chi phí cao. Ngoài cách thức bảo
quản lạnh, có rất nhiều loại màng bao rau quả như: PE (Polime
Ethylene), PP (Hydrophobic polypropylene) , LDPE (Low degree
hydrophobic polypropylene) , HDPE (Hight degree hydrophobic
olypropylene), BOQ – 15, OTTC, OTR, OTR 4000...
Các loại màng này đều được làm dựa trên công nghệ MAP
(Modified Atmosphere Packaging – môi trường khí quyển cải biến)
có khả năng kéo dài thời gian bảo quản rau quả từ 15 đến 20 ngày ở
nhiệt độ từ 10 đến 20 độ C, trong nhiệt độ thường có thể bảo quản
khoảng từ 3 đến 4 ngày. "Các túi này có độ dày mỏng khác nhau từ
25 đến 50 micromet, có cấu tạo khác nhau. Vì vậy, chúng sẽ có khả
năng thấm hút khí và nước khác nhau giúp điều chỉnh môi trường
bảo quản luôn ổn định, kiềm chế quá trình hô hấp của rau quả, giúp
rau quả có thể sống được lâu, ít bị biến đổi về độ cứng, hương vị
trong bảo quản”, Tiến sĩ Chu Doãn Thành, trưởng bộ môn bảo quản
sau thu hoạch, Viện Nghiên cứu và bảo quản thực phẩm, cho biết.
Phương pháp này có thể dùng để bảo quản rất nhiều loại rau,
củ, quả, đặc biệt là các loại rau, củ, quả trong mùa đông như: Cải
bắp, cải thảo, bí đao, su hào, súp lơ, cà rốt… Phương pháp MAP làm

giảm cường độ hô hấp và các quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa của
rau, kéo dài thời gian “sống” của rau lâu hơn so với bình thường.
20

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

Công nghệ này còn có tác dụng ngăn cản sự bay hơi nước, thay đổi
nồng độ ôxy và cacbonic theo hướng tích cực, giúp hạn chế việc
thất thoát các vitamin và khoáng chất của rau, củ, quả trong quá
trình bảo quản. Nhờ đó, hàm lượng dinh dưỡng của rau, củ, quả
được đảm bảo.
“Sử dụng các loại màng bọc này cho thấy một kết quả bảo quản
tốt. Một quả bí đã cắt dở nếu dùng màng bảo quản bọc lại vẫn có thể
để đến hai tuần sau mà vẫn ngọt và không bị sượng. Nếu không dùng
màng bảo quản thì chỉ được ba đến bốn ngày bí đã thối nũng”, anh
Lê Quý, làm việc tại siêu thị Big C vừa cho biết.
Ngoài ra, phương pháp này rất đảm bảo về kinh tế. Chi phí để
bảo quản 1kg rau quả bằng phương pháp bọc màng bảo quản chỉ hết
khoảng 200 đồng. “Các loại túi, màng để bọc bảo quản rau quả rất
tốt. Rau muống, rau cải… có thể để đến 6, 7 ngày mà không bị héo,
bị úa hay nũng. Khi luộc lên nước vẫn rất xanh và rất ngọt… Chỉ cần
bỏ ra 45.000 đồng mua một kg túi, màng bọc về có thể dùng cả
năm”, bà Vũ Thị Đào, sống tại Ngõ 175, Cầu Giấy chia sẻ.
Tuy rất tiềm năng nhưng việc ứng dụng phương pháp bảo quản
rau này ở Việt Nam chưa nhiều. Theo tiến sĩ Thành, hiện các nhà

khoa học Việt Nam mới bước đầu nghiên cứu để ứng dụng vào từng
loại rau, quả cụ thể ở trong nước.
Theo: Báo Đất Việt

BỘ KÍT PHẠT HIỆN THỊT NHIỄM CLENBUTEROL
Thạc sĩ Bùi Quốc Anh quyết định chọn đề tài nghiên cứu bộ
kit (thử) phát hiện nhanh chất Clenbuterol (chất tăng trọng, làm tăng
độ nạc) trong thịt gia súc gia cầm, khi theo học ở ĐH Sydney,
Australia.
Biết kết quả sau nửa giờ
Sau hơn một năm nghiên cứu, Quốc Anh đã tìm ra được quy
trình, phương pháp để sản xuất bộ thử phát hiện chất Clenbuterol.
Ban đầu, khi anh mang sản phẩm đến cơ quan thú y kiểm nghiệm;
Trung tâm Kiểm định FCC thuộc Bộ NN- PTNT đều bị từ chối, với
lý do “hàng do Việt Nam sản xuất chất lượng không ổn định...”.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

21


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

Không nản lòng, anh tiến hành đối chứng cho các đơn vị này thấy
hiệu quả tích cực của bộ kit “Made in Việt Nam” này.
Việc nhận biết chất Clenbuterol dựa trên sự biến màu. Lấy một
ít thịt cắt nhỏ và trộn với dung dịch (đi kèm với bộ thử). Sau vài
phút, đem dung dịch hỗn hợp thu được nhỏ vào “giếng” (một lỗ trên
bộ thử). Dựa vào sự biến đổi màu của dung dịch trong “giếng” sẽ biết

được hàm lượng nhiễm. Trên một bộ thử có 96 “giếng” và trong
vòng nửa giờ có thể cho biết kết quả. Bộ thử còn phát hiện được chất
Clenbuterol trong nước tiểu, thức ăn gia súc, gia cầm.
Bộ thử do Thạc sĩ Bùi Quốc Anh thiết kế có thể phát hiện chất
tăng độ nạc độc hại Clenbuterol trong vòng nửa giờ. Ảnh: Thái Ngọc
Công ty Innotech tại TP HCM đã được chuyển giao công nghệ
để thương mại bộ thử trên. Ông Trịnh Minh Hiếu, Giám đốc
Innotech cho biết: đối tượng mà Innotech hướng đến là các chi cục,
trung tâm thú y tỉnh thành; phòng thí nghiệm, phân tích; các chợ đầu
mối; ban quản lý các chợ; các công ty sản xuất thức ăn gia súc, chế
biến thực phẩm... Với giá chưa đến 100 USD (khoảng 1,6 triệu
đồng/bộ), chỉ bằng 1/4 so với bộ thử ngoại nhập, nên sản phẩm rát có
lợi thế để cạnh tranh. Điều đặc biệt, theo Thạc sĩ Quốc Anh, người
không có chuyên môn cũng có thể sử dụng bộ thử này dễ dàng.
Thị trường tiềm năng
PGS - TS Lã Văn Kính, Phó viện trưởng Viện khoa học Kỹ
thuật nông nghiệp Miền Nam cho biết, ban đầu, Clenbuterol được sử
dụng tăng cường hô hấp cho ngựa, chó... đua, nhưng sau được giới
chăn nuôi dùng làm chất tăng trọng cho gia súc, gia cầm. Dùng thịt
gia súc chứa Clenbuterol, có thể bị ngộ độc cấp với các biểu hiện:
chóng mặt, khó thở, đau đầu, run cơ, đau tim, choáng váng, tăng
huyết áp... Đây cũng là chất có khả năng gây ung thư.
Bác sỹ Huỳnh Hữu Thọ, Trưởng trạm Chẩn đoán xét nghiệm
điều trị, thuộc Chi cục Thú y TP HCM, cho biết, nhiều trạm vẫn sử
dụng bộ thử nhập từ Mỹ, châu Âu để nhận biết chất Clenbuterol
trong thực phẩm; gia súc; gia cầm sống; thức ăn. Việc mua các bộ
thử này thường phải qua các trung gian, nên giá cao (300 – 400 USD
một bộ). Không phải dân trong nghề, rất khó phát hiện thịt nhiễm
22


SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

Clenbuterol. Do vậy, bộ thử trên sẽ có khả năng thương mại hóa rất
cao ở thị trường Việt Nam.
Theo: Báo Đất Việt

XUẤT BẢN CUỐN BÁCH KHOA THƯ LỊCH SỬ ĐẦU TIÊN TẠI
VIỆT NAM
Sau các cuốn bách khoa thư về động vật, về thế giới tự nhiên
hay bách khoa thư tri thức nói chung, Bách khoa thư lịch sử
Kingfisher là cuốn sách đầu về lịch sử thế giới có hình minh hoạ
được xuất bản ở Việt Nam.
Mở ra bằng mục Những con người đầu tiên và khép lại bằng
mục Cuộc chiến chống khủng bố, Bách khoa thư lịch sử Kingfisher
(The Kingfisher History Encyclopedia) là cuốn cẩm nang về những
con người, địa danh và sự kiện đã hình thành nên lịch sử 40.000 năm
qua của nhân loại.
Chứa đầy thông tin giá trị và cập nhật sau nhiều lần xuất bản,
cuốn sách được NXB Kingfisher (Anh) biên soạn theo trình tự thời
gian và theo chủ đề, giúp bạn đọc tiếp cận nhanh với thông tin mình
cần, trong khi vẫn cho biết vị trí của sự việc, của nhân vật trong tiến
trình lịch sử và quan hệ của quá khứ với thế giới hiện đại.
Từ sự kiện thành lập La Mã vào năm 509 trước công nguyên
đến sự kiện các bộ lạc bản địa Bắc Mỹ mất hết đất đai vào cuối thế
kỷ 19, từ cuộc đổ bộ đầu tiên lên Mặt trăng của loài người đến sự

chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi hay khởi nguyên của
cuộc chiến chống khủng bố,… tất cả lịch sử thế giới được trình bày
bằng một ngôn từ chắt lọc, am hiểu, và với hơn 2.000 tranh, ảnh, bản
đồ minh hoạ hết sức sinh động.
Đây là cuốn Bách khoa thư lịch sử đầu tiên có hình minh họa
được xuất bản tại Việt Nam.
Các bản đồ thế giới khái quát ở đầu mỗi chương sẽ kể sơ qua
về những sự kiện chủ yếu diễn ra trong thời kỳ cụ thể đó. Các sự kiện
được sắp xếp theo châu lục hoặc khu vực của thế giới. Ở cuối mỗi
chương có ba đề mục đặc biệt trải rộng ra cả hai trang sách giúp ta có
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

23


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009

cái nhìn toàn diện về nghệ thuật, kiến trúc, khoa học và công nghệ
của thời kỳ cụ thể đang nói tới.
Cũng ở mỗi chương, sau bài tổng quan “Sơ lược toàn cảnh thế
giới” là các chủ đề cụ thể, mỗi chủ đề được trình bày trong toàn bộ
mặt sách. Bên cạnh những sự kiện lớn, như Đế quốc La Mã suy
vong, Chế độ tu kín, Chiến tranh Nha phiến,… độc giả còn được đọc
những đề tài nhỏ nhưng gợi nhiều hứng thú như về đồ sứ Trung Hoa,
trà đạo Nhật Bản, hay được xem tranh biếm họa chính trị về
Napoleon và Bismarck.
Với những giá trị như vậy, có thể coi Bách khoa thư lịch sử của
NXB Kingfisher là một cuốn sách tham khảo giúp bổ sung đáng kể

kiến thức về quá khứ cho người đọc và kích thích họ khám phá sâu
hơn nữa về đời sống của tổ tiên.
Theo: Báo Đất Việt

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
KỲ DIỆU GIẤM TÁO PHA MẬT ONG
Giấm táo pha mật ong là thức uống – vị thuốc có giá trị dinh
dưỡng cao, giúp phòng và chữa được nhiều bệnh.
Lợi ích của giấm táo pha mật ong đã được ghi nhận từ thời La
Mã cổ đại. Quân lính của Julius Caesar, một lãnh tụ quân sự và chính
trị kiệt xuất của La Mã cổ xưa, đã từng dùng dược liệu này để có sức
khoẻ dẻo dai và phòng bệnh khi tham gia vào cuộc chiến với các
nước. Người Ai Cập hiện nay cũng xem phương thuốc này là một
thành tựu nổi bật của y học dân gian.
Cách làm giấm táo
Ngoài axít acetic như những loại giấm khác, thành phần axít
malic được coi là một tác dụng đặc biệt của giấm táo (có ích cho quá
trình tiêu hoá thức ăn). Nồng độ enzyme cao trong giấm cũng giúp
loại bỏ các tế bào chết, phân giải các phân tử béo. Trong giấm táo
còn chứa nhiều muối khoáng quan trọng với cơ thể. Hàm lượng
potassium giúp điều hoà huyết áp và giữ cho nhịp đập tim ở mức ổn
24

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 12/2009


định, giảm căng thẳng thần kinh. Các chất chống oxy hoá có trong
giấm táo ngăn chặn quá trình lão hoá, giúp khử độc cơ thể hiệu quả.
Còn mật ong là vị thuốc có khả năng diệt khuẩn, chứa nhiều chất
khoáng như sắt, đồng, mangan, manhê… và các loại vitamin tối cần
thiết.
Để làm giấm táo, cần có một ký táo không quá chín (táo tây
hay táo ta đều được, nếu được táo mèo càng tốt). Rửa sạch bằng
nước muối hơi mặn để diệt khuẩn, chờ ráo nước rồi bổ nhỏ ra. Để cả
hạt, ngâm với ba lít nước sôi, đợi nguội còn hơi ấm. Sau đó, cho vào
hai quả chuối sứ (chuối tây) có tác dụng giúp cho táo nhanh lên men.
Đựng giấm trong lọ thuỷ tinh, bịt kín bằng vải màn. Sau một tháng
lọc lấy nước giấm táo, dùng dần. Giấm có màng là tốt còn như thấy
có muỗi bay lên là bị hư, phải làm lại.
Một số công dụng chữa bệnh
Tuỳ từng loại bệnh mà có thể dùng kết hợp thêm giấm táo pha
mật ong với một số chất hỗ trợ khác:
Kỳ diệu giấm táo pha mật ong, Bài thuốc dân gian, Y tế - thiết
bị, giấm táo, mật ong, dinh dưỡng, chữa bệnh
Suy nhược mạn tính, khó ngủ: dùng ba muỗng nhỏ giấm táo và
ba muỗng nhỏ mật ong, đổ tất cả vào chai cổ rộng, để ở đầu giường.
Trước khi ngủ, khoảng lúc 20 giờ, uống hai muỗng nhỏ. Nếu chưa
ngủ được, uống hai muỗng nữa. Cứ mỗi lần thức dậy, uống tiếp hai
muỗng.
Cao huyết áp: cho giấm táo với mật ong (mỗi thứ hai muỗng
nhỏ) vào ly nước đun sôi để nguội. Uống hết sau bữa ăn.
Viêm xoang chảy nước mũi, nước mắt: dùng hai muỗng nhỏ
giấm táo, hai muỗng nhỏ mật ong, một giọt dung dịch iốt lugol, hoà
chung trong ly nước, uống trong bữa ăn. Uống đều từ 1 – 3 tuần.
Cách khác, mỗi ngày uống một ly nước có pha ba muỗng nhỏ giấm
táo với ba muỗng mật ong, nếu có thì nhai thêm một miếng sáp ong

(nhả bã). Bài thuốc này rất hiệu nghiệm với viêm mũi dị ứng.
Ho dai dẳng: lấy giấm táo, mật ong, glycerin mỗi thứ hai
muỗng nhỏ. Ho ban ngày thì uống ngày hai lần vào sáng và chiều,
mỗi lần 1 – 2 muỗng. Ho ban đêm thì uống trước khi đi ngủ và một
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

25


×