Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

LUẬN án TIẾN SĨ - mối QUAN hệ GIỮA ĐẢNG cầm QUYỀN và Nhân dân TRONG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.16 KB, 177 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đánh giá về vai trò của dân và giải quyết mối quan hệ giữa những người
cầm quyền với dân là một vấn đề luôn luôn được đặt ra và thể hiện những
quan điểm rất khác nhau ở các chế độ, các thời đại.
“Dân là gốc của nước” là một quan điểm tiến bộ đã có từ hơn 2000 năm
trước đây trong tư tưởng triết học phương Đông. “Lấy dân làm gốc” cũng là
một bài học và là lời dặn dò quí báu của ông cha ta thể hiện ở các triều đại
tiến bộ trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc.
Đảng ta, tại Đại hội VI (tháng 12-1986) khi tổng kết quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, đã nêu lên bốn bài học kinh nghiệm, trong đó có bài
học kinh nghiệm hàng đầu là “Lấy dân làm gốc”. Tiếp đó, Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Tám (Khoá VI) năm 1990 đã ra một
Nghị quyết lớn là “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối
quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta được thông qua tại Đại hội VII
(tháng 6-1991) khẳng định: “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ
lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự
gắn bó mật thiết với nhân dân” [15, 5]. Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng


và dân cũng là một nội dung quan trọng được nhấn mạnh trong Nghị quyết
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba (khoá VII) và trong văn
kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII, tháng 1-1994).
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, các đồng chí lãnh đạo cao nhất cả
Đảng và Nhà nước ta, như các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh,
Đỗ Mười, ở nhiều bài nói và viết cũng thường nhắc nhở và nhấn mạnh về
vai trò của dân và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền
với dân.
Như vậy, tư tưởng “Dân là gốc của nước” và bài học kinh nghiệm “Lấy
dân làm gốc” cũng như mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân hiện nay


vẫn là vấn đề có ý nghĩa rất to lớn, thiết thực và phức tạp cần phải được
nghiên cứu, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn.
Kinh nghiệm của toàn bộ lịch sử thế giới và từng quốc gia, dân tộc đã chỉ
ra rằng: đối với những người cầm quyền, xa dân, không hiểu dân, mất dân là
một trong những nguy cơ đáng sợ. Nguy cơ đó đã trở thành hiện thực, là một
tai hoạ thật sự và chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tan rã
của các Đảng cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô
(cũ) trong thời gian vừa qua.
Đảng ta ngay từ khi mới thành lập, xuất phát từ lợi ích của dân, gắn bó
chặt chẽ với dân, có cương lĩnh và sách lược đúng đắn, phù hợp với nhu cầu


nguyện vọng của dân nên đã được xã hội và các tầng lớp nhân dân thừa nhận
là người lãnh đạo. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta
đã thật sự được nhân dân yêu mến, tin cậy và ủng hộ, do đó đã làm Cách
mạng tháng Tám (1945) thành công, trở thành Đảng cầm quyền, và lãnh đạo
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi, hoàn thành nhiệm vụ
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước (1975). Tuy nhiên, từ khi trở thành Đảng cầm quyền, đặc biệt là trong
giai đoạn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã
hội trong phạm vi cả nước, nhiều cấp ủy đảng và chính quyền, nhiều cán bộ,
đảng viên có chức quyền đã quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng nhân
dân, làm mất lòng dân, làm giảm sút uy tín của Đảng với dân. Những sai lầm
khuyết điểm đó, nếu không kiên quyết sửa chữa, lại bị kẻ địch trong và
ngoài nước lợi dụng phá hoại thì sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại không
lường được đối với sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, Đảng ta với hơn hai triệu
đảng viên, cần sớm nhận rõ nguy cơ này, và phải sớm đổi mới, chỉnh đốn về
mối quan hệ giữa Đảng và dân, giữ cho mối quan hệ giữa Đảng và dân được
trong sáng và ngày càng vững chắc, tốt đẹp.
Đảng ta đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ
Chí Minh rất phong phú và sâu sắc, trong đó những quan niệm của Người về


dân, về việc giải quyết mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân có những
nội dung rất cụ thể và đặc sắc, vừa có giá trị về lý luận, vừa có ý nghĩa như
những bài học kinh nghiệm, những chỉ dẫn quí báu trong hoạt động thực
tiễn. Do đó, trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu để hiểu biết, nắm
vững và vận dụng đúng đắn những tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân và về
mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân là một yêu cầu cấp bách và thiết
thực đối với các tổ chức Đảng, chính quyền các cấp và đối với mỗi cán bộ
đảng viên trong công cuộc đổi mới hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước tới nay đã có nhiều văn kiện của Đảng ta – như Nghị quyết Đại
hội Đảng các khoá, Nghị quyết Trung ương 8 (khoá VI), Nghị quyết Trung
ương 3 (khoá VII), nhiều bài nói và viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nước và các đoàn thể nhân dân (Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Vũ Oanh
v.v..) nói về vai trò của dân, về mối quan hệ giữa Đảng với dân trong sự
nghiệp cách mạng và trong công cuộc đổi mới hiện nay. Đặc biêt, phải kể
đến những tác phẩm có giá trị lớn của các đồng chí Trường Chinh, Phạm
Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp viết về con người, sự nghiệp, đạo đức, tư tưởng
Hồ Chí Minh, trong đó có nói nhiều đến tư tưởng vì dân, tác phong gắn bó
với dân và sự yêu quí, kính trọng, tin tưởng của các tầng lớp nhân dân đối
với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ví dụ như các tác phẩm: “Hồ Chủ tịch, lãnh tụ


kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam”, “Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”… của đồng chí Trường
Chinh; “Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại”; “Hồ Chí
Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu nước mạnh”… của

đồng chí Phạm Văn Đồng; “Tư tưởng Hồ Chí Minh – quá trình hình thành
và nội dung cơ bản”… của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một số nhà khoa
học và một số đề tài khoa học trong chương trình khoa học công nghệ cấp
Nhà nước mang mã số KX.02 do GS. Đặng Xuân Kỳ làm chủ nhiệm cũng
tập trung nghiên cứu và đã có những sản phẩm khoa học về tư tưởng Hồ Chí
Minh, trong đó có trình bày một số tư tưởng của Người về Dân, về Đảng, về
xây dựng Đảng, về mối quan hệ giữa Đảng và Dân. Ví dụ các tác phẩm:
“Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” của GS. Đặng Xuân Kỳ; “Góp phần
tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh của PGS. Lê Sĩ Thắng; “Nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh” (3 tập) của nhiều tác giả, do Viện Hồ Chí Minh xuất
bản; “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng” của nhiều tác giả,
do PGS. Trần Đình Huỳnh chủ biên.
Cuối năm 1994, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học về
tác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh có hơn 30 bản tham luận của
các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị và xã hội trong nước. Các báo
cáo khoa học đã đề cập đến nhiều khía cạnh về vai trò, lợi ích, quyền hạn,


trách nhiệm của dân và nội dung, phương pháp công tác dân vận theo tư
tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn sách “Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí
Minh” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Ban Dân vận Trung
ương xuất bản năm 1995 chính là sản phẩm của Hội thảo khoa học đó.
Mới đây trong luận án phó tiến sĩ khoa học: “Mối quan hệ giữa Đảng và
nhân dân trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh”, tác giả Đàm Văn Thọ đã trình
bày những quan điểm cơ bản và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Luận án
này và những công trình khoa học kể trên cùng với những sách báo khác có
liên quan đều là những tài liệu rất quí báu mà chúng tôi có thể tham khảo và
kế thừa một số nội dung. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào lấy
phạm trù DÂN là phạm trù xuất phát, phạm trù trung tâm để nghiên cứu,

phân tích một cách cụ thể nội dung khái niệm Dân và trình bày hệ thống
những quan điểm, thái độ khác nhau về Dân trong lịch sử; phân tích về sự kế
thừa và phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh trong những luận điểm của
Người về Dân và về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với Dân.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án nhằm khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo, đầy tinh
thần nhân văn cao cả của tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân – với tư cách là
người chủ xã hội, có đầy đủ quyền hành và lực lượng, quyền lợi và nghĩa vụ.


Đó là sự kế thừa những “hạt nhân hợp lý”, tiến bộ trong tư tưởng truyền
thống của dân tộc ta và của nhân loại, đặc biệt là quan điểm cách mạng và
khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của nhân dân; đồng thời làm
rõ những đặc điểm về vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm quyền (khác với
khi chưa giành được chính quyền) đối với dân, với nước – nhất là trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án là:
- Làm rõ nội dung, ý nghĩa khái niệm Dân và những thuật ngữ liên quan
đến khái niệm này.
- Phê phán những quan niệm sai lầm về Dân, đồng thời phân tích, khẳng
định những quan niệm tiến bộ về Dân trong lịch sử mà Hồ Chí Minh đã tiếp
thụ, kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển.
- Trình bày nội dung những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về Dân
và về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với Dân.
- Trình bày và phân tích thực trạng mối quan hệ giữa Đảng và Dân hiện
nay; nêu ra những nguyên nhân yếu kém, những vấn đề phải giải quyết và
những giải pháp, kiến nghị nhằm củng cố tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng và dân hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu



a. Cơ sở lý luận của luận án là:
- Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của
quần chúng nhân dân, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về chính
đảng cách mạng của giai cấp công nhân.
- Trước tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hệ thống các văn kiện của Đảng và
những tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta liên quan
đến nội dung luận án.
b. Phương pháp nghiên cứu của luận án là: sử dụng các phương pháp
lịch sử – lô gích, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học có
nội dung liên quan đến đề tài, phân tích, so sánh tổng hợp để trình bày vấn
đề và rút ra những kết luận cần thiết về Dân và Đảng cầm quyền trong mối
liên hệ với Dân.
5. Cái mới về khoa học của luận án
- Lấy phạm trù DÂN là phụ trù xuất phát, phạm trù trung tâm để nghiên
cứu trong mối quan hệ với Đảng cầm quyền.
- Trình bày hệ thống những quan niệm khác nhau về Dân trong lịch sử, chú
ý phê phán những quan niệm sai lầm về Dân.
- Khái quát và hệ thống những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về
Dân và về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với Dân.


- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục tệ quan liêu xa rời
quần chúng nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền
và Dân trong công cuộc đổi mới hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Những phân tích, luận giải của luận án nhằm làm sáng tỏ những quan điểm
đúng đắn, sáng tạo, độc đáo của Hồ Chí Minh về Dân và mối quan hệ giữa
Đảng cầm quyền với Dân. Những quan điểm đó chính là cơ sở lý luận và tư
tưởng cho đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ giải quyết mối quan

hệ giữa Đảng cầm quyền với Dân trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng
và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng
dạy tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, giúp đỡ cho đội ngũ cán bộ
đảng viên, các cấp uỷ đảng và chính quyền thấm nhuần hơn nữa tư tưởng Hồ
Chí Minh về Dân trong hành động, nhằm thực hiện đúng đường lối quan
điểm của Đảng và giải quyết tốt trong thực tiễn “Mối quan hệ giữa Đảng
cầm quyền với Dân”.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm có 3 chương 6 tiết.


Chương 1
KHÁI NIỆM DÂN VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM THÁI ĐỘ KHÁC NHAU
VỀ DÂN TRONG LỊCH SỬ
Trong bức thư gửi Conrad Schmidt ngày 27-10-1890, Ăngghen đã nêu lên
một luận điểm rất sâu sắc: “Triết học của mỗi thời đại phải có một số vật tư
tưởng tư tưởng nào đó do các triết học trước đó truyền lại, làm điểm xuất
phát” [57: 754].
Tư tưởng về Dân của Hồ Chí Minh rất phong phú và độc đáo. Tuy nhiên,
đó không phải là tư tưởng bẩm sinh, vốn có ở Người. Đó chính là kết quả
của cả một quá trình lâu dài Hồ Chí Minh nghiên cứu, học tập, suy nghĩ
chọn lọc, kế thừa những tư tưởng về dân trong lịch sử được vận dụng phù
hợp với những yêu cầu mới của thời đại trên cơ sở lòng yêu nước thương
dân nồng nhiệt của Người. Vả lại, mỗi tư tưởng hoặc một trào lưu tư tưởng
nào đó trong quá khứ đều có những giá trị và ý nghĩa nhất định, đáp ứng
được phần nào yêu cầu của xã hội đương thời. Do đó khi nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về Dân, thì cũng cần phải “ôn cố tri tân”, nghĩa là trước
hết phải nghiên cứu chính khái niệm DÂN đồng thời với việc nghiên cứu

những “vật tư tư tưởng trước đó truyền lại” – tức là những quan điểm thái độ
khác nhau về dân trong lịch sử mà Hồ Chí Minh là người rất am hiểu, chọn
lọc, kế thừa và phát triển sáng tạo.


1.1. Về khái niệm DÂN và một số khái niệm liên quan
Trước tiên cần phải bàn về khái niệm DÂN, vì đây là khái niệm rất cơ bản
trong tư tưởng chính trị – xã hội phương Đông mà Hồ Chí Minh đã dùng rất
nhiều. Khái niệm này đã xuất hiện từ xa xưa, được sử dụng rất phổ biến
trong các thư tịch của Nho giáo Trung Hoa cũng như trong các di sản văn
thơ của ông cha ta và trong văn học dân gian qua các thời kỳ lịch sử. Khái
niệm này còn được dùng thường xuyên trong ngôn ngữ hiện đại đời thường,
trong báo chí và cả trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay.
Tuy nhiên, để làm rõ được một khái niệm cũng không đơn giản. Khái niệm
thường được biểu hiện bằng một từ, mà một từ lại thường có nhiệm vụ
nghĩa. Ví dụ như một từ rất thông dụng mà ai cũng dùng đến hằng ngày là từ
ĂN, trong từ điển tiếng Việt 1994 nêu ra đến 13 nghĩa. DÂN là một khái
niệm chính trị – xã hội vừa có nhiều nghĩa lại vừa có những khái niệm khác
tương ứng có thể dùng thay thế được trong những trường hợp nhất định, nên
càng phức tạp.
Chúng tôi nghĩ rằng, khi nghiên cứu một khái niệm cần tra cứu những sách
công cụ là những cuốn từ điển có đề cập đến những từ, thuật ngữ, khái niệm
liên quan. Ở đây chúng tôi sử dụng mấy cuốn Từ điển triết học và Từ điển
tiếng Việt là những cuốn sách không xa lạ gì với giới nghiên cứu triết học và


khoa học xã hội. Những cuốn Từ điển triết học của Liên Xô trước đây do
Rôdentan chủ biên đã được dịch ra tiếng Việt,và cả cuốn “Từ điển triết học
giản yếu” của ta do Hữu Ngọc – Dương Phú Hiệp – Lê Hữu Tầng biên soạn,

đều không có khái niệm DÂN mà chỉ nêu khái niệm NHÂN DÂN. Riêng
những cuốn Từ điển tiếng Việt (do Văn Tâm chủ biên in năm 1967 và do
Hoàng Phê chủ biên in và tái bản mấy năm gần đây) đều trình bày cả hai
khái niệm DÂN và NHÂN DÂN. Hai khái niệm này về cơ bản là giống
nhau, có thể thay thế được cho nhau. Ví dụ: Nhà nước của dân, do dân, vì
dân = Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tuy nhiên, hai khái
niệm đó cũng không phải là tuyệt đối đồng nhất, có thể thay thế được cho
nhau trong mọi trường hợp. Ví dụ: không thể thay “Vấn đề dân cày” bằng
“Vấn đề nhân dân cày”. Vì thế, cần phân tích cả hai khái niệm đó.
Ở đây chúng tôi xin làm một sự so sánh để rút ra những nhận thức cần
thiết. Tài liệu dùng làm cơ sở so sánh là những cuốn sách mà chúng tôi vừa
nói ở trên.
Trước hết xin so sánh về khái niệm NHÂN DÂN là khái niệm mà các cuốn
sách đó đều nói đến.
Từ điển tiếng Việt 1967 (Văn Tân chủ biên) ghi: Nhân dân là “Khối người
đông đảo làm nền tảng cho một nước, gồm công nhân, nông dân lao động trí
óc” [88:755].


Từ điển tiếng Việt 1994 (Hoàng Phê chủ biên) ghi: Nhân dân là “Đông đảo
những người dân thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lý
nào đó” [87: 847].
Từ điển triết học Liên Xô (Rôdentan chủ biên) ghi: “Nhân dân – với nghĩa
thông thường: dân cư của một quốc gia, một nước; với nghĩa khoa học chặt
chẽ: cộng đồng người thay đổi trong lịch sử, bao gồm một bộ phận, những
tầng lớp, những giai cấp của dân cư mà theo địa vị khách quan của mình có
khả năng cùng nhau tham gia giải quyết những nhiệm vụ phát triển tiến bộ
của một nước nhất định trong một thời kỳ nhất định… Nhân dân bao gồm
những người sản xuất trực tiếp – những người lao động, các nhóm dân cư
không bóc lột…” [89: 401].

Từ điển triết học giản yếu (Hữu Ngọc chủ biên) ghi: Nhân dân là “1. Toàn
bộ cư dân của một nước. 2. Quần chúng nhân dân bao gồm những giai cấp
và tầng lớp, do vị trí khách quan của họ trong các giai đoạn lịch sử khác
nhau mà có khả năng tham gia giải quyết nhiệm vụ xã hội, phát triển tiến bộ,
chủ yếu là quần chúng lao động. Nhân dân sáng tạo ra lịch sử, là lực lượng
chủ đạo của những cải tạo xã hội căn bản. Trong xã hội nguyên thuỷ, nhân
dân bao gồm tất cả các thành viên của xã hội. Trong các hình thái xã hội có
giai cấp đối kháng, thành phần của nhân dân không bao gồm các tập đoàn


bóc lột thống trị thi hành chính sách chống nhân dân. Trong chủ nghĩa xã
hội, nhân dân bao gồm tất cả các tập đoàn xã hội [86: 331].
Định nghĩa của hai cuốn Từ điển tiếng Việt nêu khái niệm Nhân dân rất
ngắn gọn,với nghĩa cơ bản, chung nhất. Định nghĩa của hai cuốn Từ điển
Triết học viết dài hơn, nêu cả khả năng và vai trò to lớn của nhân dân. Riêng
“Từ điển triết học giản yếu” phân biệt khái niệm Nhân dân thể hiện trong
các hình thái xã hội khác nhau và khẳng định chỉ trong xã hội nguyên thuỷ
và xã hội xã hội chủ nghĩa thì Nhân dân mới bao gồm tất cả các tập đoàn,
các thành viên của xã hội- nghĩa là bao gồm toàn bộ dân cư, còn trong xã hội
có phân chia giai cấp đối kháng thì Nhân dân không bao gồm các giai cấp
thống trị bóc lột.
Như vậy, qua những định nghĩa của tác giả các từ điển, có thể thấy mấy
điểm chung về khái niệm Nhân dân “với nghĩa khoa học chặt chẽ”:
Một là, nhân dân là một khái niệm có ý nghĩa chính trị, tức là một khái
niệm nói về một xã hội đã phân chia thành giai cấp, thành các tập đoàn
người có địa vị và lợi ích khác nhau.
Hai là, nhân dân gồm những người thuộc các giai cấp và tầng lớp lao động
không bóc lột, trực tiếp sản xuất ra của cải cho xã hội, “có khả năng tham
gia giải quyết những nhiệm vụ phát triển tiến bộ xã hội”.



Quan niệm về nhân dân như trên là phù hợp với một quan niệm của Hồ
Chí Minh khi Người khẳng định: “Nhân dân và quốc dân khác nhau. Nhân
dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử
yêu nước. Đó là nền tảng của quốc dân” [67: 219]. Quan niệm đó cũng phù
hợp với tư tưởng của chủ nghĩa Mác, như Lênin đã nói: “Khi dùng danh từ
“Nhân dân”, Mác không thông qua danh từ ấy xoá mờ mất sự khác biệt về
giai cấp; Mác đã gộp vào danh từ ấy những thành phần nhất định, có khả
năng làm cách mạng đến cùng” [41: 159].
Có một điều chúng tôi nhận thấy là cả hai cuốn Từ điển triết học Liên Xô
và Từ điển triết học giản yếu của ta (tham khảo nhiều của Liên Xô và về cơ
bản cũng giống Liên Xô trước đây) chỉ nêu khái niệm Nhân dân mà không
nêu khái niệm Dân. Có tình trạng đó, theo chúng tôi có lẽ vì hai lý do sau
đây:
Thứ nhất, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: “Thời kỳ trước đây ở
Liên Xô nếu nói đến chữ “Dân” sẽ bị qui kết là phái “Dân tuý” [19: 16].
Thứ hai, có thể là các tác giả quan niệm: Dân có nghĩa là Nhân dân, nên
chỉ cần nêu khái niệm Nhân dân là đủ.
Những cuốn Từ điển tiếng Việt của ta thì nêu đủ cả khái niệm Nhân dân và
khái niệm Dân. Khái niệm Nhân dân đã phân tích ở trên. Còn khái niệm Dân
thì cách nêu của mỗi cuốn từ điển ấy cũng có khác nhau.


Từ điển Văn Tân nêu khái niệm DÂN với 5 nghĩa: “1. Từ dùng để gọi
chung người trong một nước: Dân Việt Nam. 2. Quần chúng đông đảo gồm
có công nhân, nông dân, nhân dân lao động trong một nước có chế độ bóc
lột. 3. Quân chúng đông đảo nói chung. 4. Công dân trong một địa phương:
Dân Hà Nội. 5. Những người thuộc một tầng lớp xã hội: Dân cày” [88: 301].
Từ điển Hoàng Phê nêu khái niệm DÂN với ba nghĩa: “1. Người sống
trong một khu vực địa lý hoặc hành chính, trong quan hệ với khu vực ấy (nói

tổng quát): Dân giàu, nước mạnh. Làm dân một nước độc lập. Thành phố
đông dân. 2. Người thường thuộc lớp người đông đảo nhất, trong quan hệ
với bộ phận cầm quyền, bộ phận lãnh đạo hoặc quân đội (nói tổng quát):
Người dân thường, tình quân dân. 3. Người cùng nghề nghiệp, hoàn cảnh
v.v… làm thành một lớp người riêng (nói khái quát; hàm ý coi thường): Dân
thợ, Dân buôn, Dân ngụ cư” [87: 254].
So sánh cách nêu khái niệm Dân của hai cuốn Từ điển tiếng Việt, chúng
tôi thấy:
Nghĩa 1 của Từ điển Hoàng Phê giống nghĩa 1 và nghĩa 4 của Từ điển Văn
Tân.
Nghĩa 3 của Từ điển Hoàng Phê giống nghĩa 5 của từ điển Văn Tân.


Nghĩa 2 của Từ điển Hoàng Phê tương tự với nghĩa 2 và 3 của Từ điển
Văn Tân, nhưng có tính khái quát hơn.
Nhìn chung, trong cả hai cuốn Từ điển tiếng Việt, nghĩa cơ bản của khái
niệm DÂN và khái niệm NHÂN DÂN là giống nhau, nhiều trường hợp có
nghĩa đồng nhất, có thể sử dụng thay thế cho nhau. Điều đó phù hợp với
thực tế trong khẩu ngữ và cả trong ngôn ngữ văn bản tiếng Việt.
Liên quan tới khái niệm DÂN, còn có khái niệm QUẦN CHÚNG, khái
niệm ĐỒNG BÀO v.v… Quần chúng có nhiều nghĩa. Thứ nhất, đó là đám
đông, là số đông người – một tập hợp ngẫu nhiên, không phân biệt cụ thể
trong đó có những ai, là người như thế nào. Thứ hai, đó là đối tượng nhằm
khu biệt với đảng viên và tổ chức đảng, và cũng là đối tượng tác động của
đảng viên và tổ chức đảng (tổ chức quần chúng của Đảng, quan hệ giữa đảng
viên với quần chúng). Thứ ba, đó là những người dân bình thường trong xã
hội và trong quan hệ với lực lượng lãnh đạo. Theo nghĩa thứ ba này thì Quần
chúng cũng đồng nghĩa với Dân, với Nhân dân.
ĐỒNG BÀO có nghĩa là “cùng một bọc”; còn theo Từ điển tiếng Việt
1994, có hai nghĩa mà chúng tôi thấy khá chính xác, đó là: “1. Từ dùng để

gọi những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một Tổ quốc với mình
nói chung, với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt: Đồng bào cả nước.
Đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng bào Việt kiều; 2. Từ dùng để gọi nhân dân


nói chung không phải là quân đội hoặc không phải là cán bộ: Không đụng
đến tài sản của đồng bào” [87:330].
Có nhà nghiên cứu còn nêu lên và phân biệt khái niệm Nhân dân với khái
niệm dân tộc và khái niệm Tổ quốc. Sự phân biệt này là cần thiết vì đó là
những khái niệm rất liên quan với nhau và hay được nhắc tới. Trong cuốn
“Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh”, GS. Lê Sĩ Thắng khẳng định:
“Tổ quốc và dân tộc là khái niệm hầu như ngang nhau, nhưng không hoàn
toàn đồng nhất với nhau. Khái niệm thứ nhất có bao hàm những yếu tố
không nằm trong khái niệm thứ hai; ví dụ: các yếu tố thuộc về thiên nhiên…
Khái niệm nhân dân không đồng nhất với khái niệm dân tộc, tuy rằng mỗi
thành viên trong nhân dân đều là thành viên của một dân tộc… Không đồng
nhất với dân tộc, tất nhiên nhân dân cũng không đồng nhất với Tổ quốc. Do
đó, lòng yêu Tổ quốc có thể gắn bó, cũng có thể không gắn bó với lòng yêu
nhân dân. Gắn bó hay không gắn bó, điều này tuỳ thuộc ở từng người, từng
chính đảng, từng Nhà nước vào những thời điểm cụ thể trong quá trình lịch
sử của họ” [80:58,59].
Tác giả cuốn sách nói trên còn nêu lên khái niệm Nhân dân (với ý nghĩa
đồng nhất với khái niệm Dân) và đặt trong những mối quan hệ khác nhau để
xác định khái niệm đó một cách cụ thể. Tác giả viết:


“Khái niệm nhân dân thường được dùng trong những mối quan hệ dưới
đây:
Thứ nhất: Giữa Nhà nước với bộ phận còn lại của dân tộc. Trong trường
hợp này, nhân dân bao gồm những người không nằm trong bộ máy Nhà

nước, không có quyền lực.
Thứ hai: Giữa bộ phận yêu nước, tham gia vào sự nghiệp của đất nước,
với bộ phận phản bội Tổ quốc. Trong trường hợp này, nhân dân là bộ phận
yêu nước, tham gia vào sự nghiệp của đất nước.
Thứ ba: Giữa lực lượng cách mạng với các thế lực phản cách mạng trong
nước. Trong trường hợp này, nhân dân là lực lượng cách mạng.
Trong cả ba trường hợp trên, bao giờ nhân dân cũng bao gồm tuyệt đại bộ
phận dân tộc và có thành phần chủ yếu là nhân dân lao động” [80:58,59].
Chúng tôi nghĩ rằng đó là sự suy nghĩ đúng đắn, có chiều sâu.
Trong quá trình nghiên cứu về khái niệm DÂN, chúng tôi tìm thấy một sự
chỉ dẫn quí báu. Đó là một luận điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
“Trong xã hội ta, từ xưa đến nay, người ta thường phân biệt” quan và dân”
[19:17].
Quả thật, quan và dân là hai mặt đối lập, vừa thống nhất vừa đấu tranh với
nhau, trong một cơ cấu xã hội, một thể chính trị nhất định, là chế độ phong


kiến. Quan gắn với chế độ quân chủ do vua đứng đầu. Vua được mệnh danh
là “thiên tử” (con trời), thay trời trị dân, có bổn phận bảo vệ dân và giáo hoá
dân, nhưng lại “chịu trách nhiệm với trời” chứ không phải với dân. Mọi thần
dân và của cải trong nước đều thuộc về vua. Dân ta nói: “Sướng như vua”,
nghĩa là vua có quyền hưởng thụ mọi thứ, muốn gì được nấy, vô kể. Quyền
uy của vua là tối cao, vô hạn. Vua Pháp Louis XIV: “L’ Etat c’est moi” (Nhà
nước là ta). “Vua làm chủ tể trong một nước, khắp trong nước từ quan đến
dân, ai ai cũng là tôi tớ nhà vua… vua thay mặt trời cai trị muôn dân, cho
nên uy quyền nhà vua rất trọng, vị trí của vua rất tôn. Mà phàm danh hiệu gì
cũng có một danh hiệu đặc biệt cho khỏi lẫn với danh hiệu của người
thường” [9:191]. Vì vua là ngôi “chí tôn vô thượng”, quyền uy bậc nhất,
không ai hơn được, cho nên có hàng loạt tên gọi được đặt ra để nêu cao “vai
trò số một” ấy như: Thánh thượng, thánh chúa, thánh quân, bệ hạ… Vua có

vị trí đặc biệt trong chế độ phong kiến nên vợ con họ hàng nhà vua dù không
làm gì hết cũng được hưởng đặc quyền, đặc lợi, bổng lộc rất hậu, có khi hơn
cả những quan đại thần. Ví dụ như dưới triều Nguyễn, Hoàng thái hậu (mẹ
vua): 10.000 quan tiền, 360 phương gạo, 60 tấm lụa; thái tử: 1.000 quan tiền,
360 phương gạo; hoàng tử: 500 quan tiền, 360 phương gạo; công chúa: 360
quan tiền, 360 phương gạo. Người trong tôn thất cũng được cấp lương.
Trong khi đó thì quan chánh nhất phẩm (bậc cao nhất) được 400 quan tiền,


300 phương gạo, còn tòng cửu phẩm (bậc cuối cùng) chỉ được 18 quan tiền,
4 phương gạo…[9:49].
Quan là những người có quyền hành trong bộ máy Nhà nước phong kiến
được vua lựa chọn để làm việc cho vua, thực hiện quyền vua và ý vua.
Trong một nước chỉ có một vua, còn quan thì có nhiều người, nhiều tầng nấc
tạo nên một hệ thống quan liêu. Có quan ở triều đình và quan ở địa phương
được sắp xếp thành thứ bậc trên dưới và tuỳ theo thứ bậc mà được hưởng
bổng lộc với số lính hầu và mũ áo, cờ lọng khác nhau. Quan còn được phân
thành hai loại: quan văn và quan võ với những khả năng, sở trường, công
việc, sự hưởng thụ và tính cách khác nhau, thường hay đố kỵ với nhau, thậm
chí thù ghét nhau: “Quan văn mất một đồng tiền, xem bằng quan võ mất
quyền quận công”; “Trâu buộc thì ghét trâu ăn, quan võ thì ghét quan văn
dài quần”. Quan được vua giao cho quyền hành “làm cha mẹ dân”, có nhiệm
vụ “cầm cân nảy mực” giúp vua, an dân. Quan gắn với vua thành một từ
ghép: “vua quan” để chỉ những người nắm quyền thống trị trong chế độ
phong kiến.
Quan còn gắn với “lại” (sai nha). “Lại” là những người không đỗ đạt,
không bao giờ được cất nhắc lên làm quan, nhưng sống lâu ở địa phương,
am hiểu tình hình và công việc, lại thạo làm các thủ tục luật lệ giấy tờ, nên là
chỗ dựa không thể thiếu được của quan. “Lại” thường dựa vào uy thế của



quan để doạ nạt, bóp nặn dân, làm cho dân khổ sở. Dân có khi sợ “lại” hơn
cả sợ quan vì “quan xa, nha gần”. Để “trị dân” và bóc lột dân, quan lại còn
phải dựa vào bọn cường hào lý dịch là những người có quyền thế ở các làng
xã.
Đối lập với vua quan, với bộ máy nhà nước phong kiến chính là dân. “Dân
là con người trong quan hệ với tổ chức nhà nước thời phong kiến. Ở nước ta,
nơi Nho giáo có ảnh hưởng lâu đời, dân đặt trong quan hệ với vua quan, là
đối tượng để nuôi dạy của vua quan, những người có chức làm chúa làm cha,
làm thầy để dạy dỗ sai khiến dân… Khi đã có hoạt động mang tính nhà
nước, cộng đồng phân chia ra hai lớp: một số ít cầm quyền và số đông là dân
[33:272]. Quan và Dân là hai mặt, hai lực lượng đối lập cơ bản trong xã hội
phong kiến: đối lập về lợi ích, về điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần, về
địa vị xã hội, về tâm lý, tư tưởng, nhu cầu và nguyện vọng trong cuộc sống.
Quan khinh thường dân, coi những người lao động chân tay đông đảo trong
xã hội là “dân ngu khu đen” ù ù cạc cạc không biết gì, rách rưới bẩn thỉu
đáng ghê tởm; là những kẻ dễ sai khiến, bảo gì nghe nấy, “như cây gỗ tròn”,
muốn lăn đi đâu cũng được. Trái lại, dân coi quan là những kẻ tham lam vô
độ: “của vào nhà quan như than vào lò” quan là những kẻ vụ lợi, thích thú
với những vụ kiện cáo để kiếm chác: “Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”;
quan là những kẻ có quyền thế, lời nói đầy uy lực: “miệng kẻ sang có gang


có thép”, nhưng cũng là những kẻ gian hiểm: “muốn nói gian làm quan mà
nói”, giọng lưỡi lật lọng hay thay đổi khó mà lường được: “miệng quan trôn
trẻ”; quan là những kẻ có quyền chức câu kết với nhau bóp nặn dân là những
kẻ những kẻ dâm ô đồi truỵ, kể cả những quan lớn ở triều đình: “Bộ Binh,
bộ Hộ, bộ Hình; ba bộ đồng tình bóp vú con tôi”; quan là những kẻ giả dối,
bề ngoài có vẻ sang trọng, nhưng thực chất cũng chỉ là những kẻ nhỏ nhen, ti
tiện: “Ra đường võng giá nghênh ngang, về nhà hỏi vợ: cám rang đâu

mày?”; quan là những kẻ gian giảo, quay quắt, hay vua oan giáo hoạ cho
người: “muốn nói gian làm quan mà nói”; quan là tai hoạ giáng xuống đầu
dân liên tiếp: “Quan phủ chưa đi, quan tri đã nhậm”. Vì vậy, dân luôn luôn
có tư tưởng và hành động phản kháng lại đối với quan: “quan cần nhưng dân
trễ”, “quan có cần nhưng dân không vội, quan có vội quan lội quan sang”.
Như vậy, nhìn nhận từ nhiều góc độ, đánh giá qua nhiều hiện tượng trong
cả một quá trình lâu dài, dân đã thấy được bản chất của quan là bóc lột,
thống trị, giả dối, tham lam, vụ lợi, luôn luôn đối lập về mọi mặt với dân.
Đương nhiên, không thể “vơ đũa cả nắm” coi quan là hư hỏng tất, ai cũng
như ai. Thực tế lịch sử đã có nhiều ông quan ở các triều đại rất trung thực,
thanh liêm, dám treo từ quan, có lòng yêu nước thương dân, được dân kính
trọng và biết ơn, lập đền thờ, trở thành những phúc thần. Học giả Phan Kế
Bính có viết: “Quan nào có lòng thương dân, nhiều điều nhân đức dân được


nhờ, thì khi phải đổi hoặc khi phải thăng chức khác, dân tại địa phương ấy
thường có đơn ái mộ kêu với quan trên để xin lưu lại cai trị hạt mình. Quan
nào có công đức to với dân thì sau khi mất, dân có khi lập bia kỷ niệm nữa”
[5:201-202]. Tuy vậy, nhìn tổng quát vẫn cần thấy rằng “quan niệm chính
quyền và công việc chính quyền, quan hệ vua tôi điều kiện hoá ông quan, tạo
ra những tính cách mà ít hay nhiều đã là quan thì đều mắc phải. Những cái
đó cũng là điều kiện để ông quan phát triển theo hướng xấu nhất: hống hách,
nịnh hót, tham nhũng, dùng quyền hành mưu lợi riêng, kéo bè kéo cánh…”
[33:225]. Đặc biệt là dưới chế độ thực dân, bọn quan lại người ngoại quốc
thống trị bóc lột dân bản xứ cực kỳ dã man, tàn bạo. Nguyễn Ái Quốc – Hồ
Chí Minh đã vạch mặt chỉ tên, tố cáo tội ác tày trời của bọn chúng trong tác
phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” nổi tiếng và trong hàng trăm bài báo
khác viết vào những năm 20 của thế kỷ này. Trong bài “Các quan cai trị”,
Người khẳng định: “Để bảo vệ cho một chế độ cướp bóc, phải có quân ăn
cướp. Họa hoằn có viên quan cai trị nào lại thật thà và hiểu biết hơn, lập tức

viên quan ấy bị đàn lang sói quan thầy hay bè bạn xua đuổi đi ngay. Thành
thử ra 99% quan cai trị là quân trộm cắp, chỉ nghĩ đến bóc lột dân bản xứ để
làm giàu, chẳng kiêng nể gì tài sản, quyền lợi, tự do, đời sống của những
người bị cai trị cả” [61: 367]. Chính vì thế mà Hồ Chí Minh khi dùng khái


niệm “quan cách mạng” là để chỉ những cán bộ cách mạng thoái hoá, biến
chất, nhiễm nặng thói hư tật xấu của những ông quan xưa.
Phân tích các mối quan hệ, các bình diện, các khía cạnh khác nhau về
DÂN, có thể nói khái quát: DÂN là một khái niệm xuất hiện và tồn tại trong
xã hội đã có giai cấp, có Nhà nước; đó là khái niệm chỉ những người lao
động bình thường, đông đảo, không có chức quyền và đối diện với những
người cầm quyền cai trị ở các địa bàn lãnh thổ, các nghề nghiệp khác nhau
trong các lĩnh vực sản xuất vật chất và hoạt động tinh thần của một xã hội
nhất định. Do đó, khái niệm DÂN mang màu sắc và ý nghĩa chính trị khá rõ
rệt, phần nào phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội.
1.2. Những quan điểm và thái độ khác nhau về Dân trong lịch sử
Tư tưởng về Dân ở Hồ Chí Minh không phải tự nhiên xuất hiện, cũng
không phải hoàn toàn là do Người sáng tạo ra, mà chính là do Người đã
nghiên cứu, thấm nhuần, phê phán, chọn lọc, kế thừa những tư tưởng quan
điểm về dân trong lịch sử dân tộc ta và nhân loại. Vì vậy rất cần thiết phải
điểm qua những tư tưởng chủ yếu về dân trong lịch sử để từ đó có cơ sở hiểu
sâu thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân.
Trong các học thuyết lớn về xã hội, nhất là trong các giới cầm quyền và
những người có chức, có quyền xưa nay đều đều nói về dân và về vai trò của
dân với những quan điểm và thái độ rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau.


×