Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ PHỔ KHỐI LƯỢNG MS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.19 KB, 28 trang )

PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

MỤC LỤC

1


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

LỜI NÓI ĐẦU
Hóa phân tích là bộ môn của ngành hóa học nghiên cứu về các phương pháp
xác định thành phần cấu tạo và hàm lượng các thành phần của những mẫu khảo sát.
Hóa phân tích thường được chia thành Hóa phân tích định tính và Hóa phân
tích định lượng nhưng cũng hay được chia thành Hóa phân tích vô cơ và Hóa phân
tích hữu cơ.
Phương pháp khối phổ hay phổ khối lượng viết tắt là MS (Mass Spectrometry),
là một phương pháp phân tích công cụ quan trọng để phân tích thành phần và cấu trúc
của các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Lịch sử phát triển của phương pháp được bắt đầu từ
thế kỷ XX. Thompson là người sử dụng máy phổ khối lượng trong phân tích hóa học,
xác định khối lượng nguyên tử và phân tử. Conrad (1930) đã đưa thông báo đầu tiên
về nghiên cứu phổ khối lượng của các hợp chất hữu cơ. Tiếp theo là sự phát triển
nhanh chóng trong lĩnh vực này.

2


PHỔ KHỐI LƯỢNG



CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

CÁC PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ
1, Phương pháp quang phổ
Phương pháp phân tích quang phổ là phương pháp được sử dụng rất phổ biến
trong việc phân tích các khoáng vật, nó xem xét màu nào đậm nhất trong vạch quang
phổ để xác định ra thành phần hóa học của khoáng vật đó tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tinh chế đơn chất từ khoáng vật.
2, Phương pháp chung
Dựa trên bức xạ điện từ được phát ra hay bị hấp thụ từ mẫu. Dựa vào đặc tính
của bức xạ phát ra hay hấp thụ và cường độ của chúng mà người ta có thể định tính
hay định lượng thành phần các chất có trong mẫu.
* Bức xạ điện từ
Bức xạ điện từ có bản chất là sóng điện từ. Theo Maxwell thì mỗi biến thiên
của điện trường đều làm phát sinh ra một từ trường và ngược lại, mỗi biến thiên của từ
trường đều làm xuất hiện một điện trường trong không gian xung quanh + Khi một
điện tích dao động với tần số sẽ làm xuất hiện một điện trường và một từ trường biến
thiên cùng tần số. Trường tổng hợp của điện trường và từ trường gọi là trƣờng điện
từ. Trường điện từ truyền trong không gian gọi là sóng điện từ Bản chất của bức xạ
điện từ.
* Trong sóng điện từ, điện trường E và từ trường H luôn luôn có phương vuông
góc với nhau và góc với phương truyền của sóng điện từ ( tại mỗi điểm cường độ điện
trường và cường độ từ trường tăng rồi giảm đối chiếu .
* • Trong phổ sóng điện từ có một vùng hẹp từ 390nm < < 770nm có thể thu
nhận được bằng mắt gọi là bức xạ khả kiến. • Miền khả kiến chia làm 7 vùng hẹp với
màu sắc khác nhau. Nếu đi từ vùng bước sóng dài tới vùng bước sóng ngắn ta có các
miền: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
3



PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

* Nối tiếp với miền tím về phía bước sóng ngắn là vùng tử ngoại (UV). Tia γ và
tia rơngen (X) là những bức xạ điện từ có bước sóng ngắn. Nối tiếp với với miền đỏ
vùng bước sóng dài là miền bức xạ hồng ngoại( IR) , tiếp theo là miền vi sóng và sóng
radio ( đài truyền thanh).

4


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

PHỔ KHỐI LƯỢNG
1, Đặt vấn đề
- Mặc dù phương pháp khối phổ đã tương đối cũ (1910 Thomson đã tách được
đồng vị Neon 20 và 22). Song, bước ngoặt để phương pháp khối phổ trở thành
phương pháp phân tích quan trọng trong Hóa hữu cơ chỉ từ năm 1960.
- Hai thế mạnh đã đóng góp vào sự phát triển của phương pháp khối phổ là:
* Với lượng mẫu nhỏ nhất có thể xác định được khối lượng tương đối của phân
tử và thậm chí thành phần các nguyên tố của một hợp chất.
* Qua việc phân mảnh trong khối phổ có thể suy ra cấu trúc hoặc thông tin về
phần tử.
- Đối với các phân tử phân cực, khó bay hơi, để tránh phân hủy đã có những
phương pháp ion hóa như: EI (va chạm điện tử), hóa học (CI), từ trường (field
ionisation), FAB (bắn phá bằng nguyên tử tốc độ cao), phổ khối ion thứ cấp (dekunder

ion - MS), ESI (máy điện tử).
- Có thể xác định khối lượng tương đối đến 1200 và cao hơn nữa.
2, Nguyên tắc phương pháp MS
- Đo khối lượng, không phải đo năng lượng.
- Phân tử được bắn bằng nguồn năng lượng lớn tạo thành ion phân tử hay mảnh
ion.
- Tỉ lệ khối lượng/điện tích (m/z) của tất cả các ion được ghi nhận bằng cách
thay đổi từ trường.
- Độ giàu tương đối của mỗi ion tương ứng với mỗi m/z được thể hiện trong
phổ MS.
5


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

Ví dụ: Phổ khối lượng
- Khối lượng của ion phân tử cho biết khối lượng phân tử của hợp chất.
- Khối lượng của các phân mảnh ion cho biết thông tin về cấu trúc của hợp
chất.
3, Máy khối phổ
a, Nguyên lý chung
Khối phổ là kỹ thuật phân tích đo phổ về khối lượng của các phân tử tích điện
khi chúng di chuyển trong điện trường. Mẫu được ion hóa trở thành các phân tử tích
điện khác nhau và được phân tách dựa vào sự sai khác về giá trị m/z. Dữ liệu phổ khối
được tự động ghi lại và sử dụng để nhận dạng protein bằng các công cụ tin sinh học.
* Quá trình ion hóa và quá trình phân mảnh:
- Quá trình ion hóa:
Là quá trình bắn phá các phân tử hợp chất hữu cơ trung hòa thành các ion phân tử

mang điện tích dương bằng các phần tử mang năng lượng cao:

6


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

Sự bắn phá này sẽ làm tách một điện tử ra khỏi phân tử khỏa sát làm cho phân
tử biến thành ion dương, được gọi là ion phân tử. Ion phân tử là ion dương và cũng là
gốc tự do vì nó chứa số lẻ điện tử, nên ion phân tử còn gọi là cation gốc hay ion
gốc.Quá trình ion hóa có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau:
+ Phương pháp ion hóa bằng va chạm điện tử: Đây là phương pháp ion hóa phổ
biến nhất. Trong buồng ion hóa, các điện tử phát ra từ cathode làm bằng vonfram hoặc
reni, sẽ bay về anode với vận tốc lớn. Các phân tử chất nghiên cứu ở trạng thái hơi sẽ
va chạm với điện tử trong buồng ion hóa, có thể nhận năng lượng điện tử và bị ion
hóa.
+ Dùng khá phổ biến. Tại buồng ion hóa, người ta đặt các bộ phận phát ra từ
trường, đó là các “mũi nhọn” đặc biệt dưới dạng dây dẫn mảnh (2.5 µm) hay các lưỡi
mảnh. Người ta đặt điện cực vào các “mũi nhọn”. Ở tại các “mũi nhọn” sẽ cho một
trường điện từ có gradien từ 107 - 1010 V/cm. Dưới ảnh hưởng của trường điện từ
mạnh này, các điện tử bứt khỏi phân tử chất nghiên cứu do hiệu ứng đường hầm và ở
đây không gây ra sự kích thích. Vậy trong phương pháp ion hóa này, các ion phân tử
được tạo thành vẫn giữ nguyên ở trạng thái cơ bản, do đó các vạch phổ sẽ rất mảnh.
Ngoài hai phương pháp ion hóa kể trên, người ta còn dùng các phương pháp
khác như: ion hóa hóa học, chiếu xạ bằng các photon, bắn phá nguyên tử nhanh…
Tuy nhiên, các phương pháp ion hóa này ít phổ biến hơn so với hai phương pháp vừa
mô tả trên đây.
- Quá trình phân mảnh:


7


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

Với năng lượng bắn phá rất cao thì ion phân tử vừa tạo thành có thể biến thành
các mảnh ion dương nhỏ hơn, hoặc các ion gốc, hoặc các gốc tự do, hoặc các phân tử
trung hòa nhỏ hơn. Quá trình này gọi là quá trình phân mảnh.

Sự bắn phá này phụ thuộc vào cấu tạo chất, phương pháp bắn phá và năng
lượng bắn phá.
Ion phân tử và các ion mảnh là các phần tử có khối lượng. Nếu gọi khối lượng
của một ion là m và điện tích của nó là e thì tỷ số z= m/e được gọi là số khối. Vì số
điện tích trên mỗi ion thường bằng +1 nên giá trị m/e của mỗi ion sẽ đơn giản là khối
lượng của nó. Các mảnh ion mang điện tích dương sẽ được bộ phận ghi nhận tín hiệu
của máy khối phổ chuyển thành những mũi phổ tùy theo tỷ lệ m/e này.
Ngoài ra trong quá trình phân mảnh còn có sự tạo thành các ion mà thời gian
tồn tại của nó rất nhỏ (< 10-5 giây) gọi là ion giả bền, ký hiệu m*. Khi đó máy không
thể ghi lại sự xuất hiện của nó đầy đủ được. Tuy nhiên, người ta có thể đánh dấu sự
xuất hiện của nó trên phổ và ghi nhận được các ion ban đầu cúng như các ion cuối.
b, Thiết bị
Máy khối phổ có 3 bộ phận chính:
* Buồng ion hóa: để hóa hơi và ion hóa các phân tử thành dòng các hạt tích điện.
* Từ trường: làm chệch hướng dòng ion và tách chúng theo giá trị m/z.

8



PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

* Detector: phát hiện và đếm các ion đã tách, tín hiệu điện thu được tỉ lệ với lượng ion
ghi nhận.
* Một số cơ chế phân mảnh điển hình
Sự phân hóa các hợp chất hữu cơ qua sự va chạm với electron thường xảy ra
theo những quy luật nhất định, dựa vào những quy luật đó người ta có thể giải thích
được cấu tạo của các hợp chất hữu cơ. Các quy luật này được gọi là cơ chế phân mảnh
phân tử. Dưới đây xin giới thiệu một số cơ chế phân mảnh điển hình:
- Cơ chế tách ankyl
Những ankan và những hợp chất chứa nhóm ankyl bị phá vỡ dưới sự hình
thành của một ion ankyl và một gốc:

Những ankyl gắn với các nhóm chức X= OH, SH, OR… thì sẽ tách nhóm chức
X cho một ion dương và một gốc:

- Cơ chế tách olefin
Những ion ankyl mạch dài có thể tách loại phân tử olefin như sau:

9


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

- Cơ chế tách anlyl

Những phân tử olefin mạch dài do bị mất đi một electron tạo thành một ion gốc
nên có sự chuyển dịch electron tiếp theo trong phân tử dẫn đến việc tách ra một gốc
ankyl và một ion dương anlyl bền, tồn tại dưới hai dạng cộng hưởng (1) và (2):

- Cơ chế tách trophyli
Các hợp chất benzen có nhóm thế CH 2X (X= H, ankyl, OH, SH, -COR,…) gắn với
vòng benzen, thường tách gốc X cho ion tropyli theo cơ chế sau:

- Cơ chế tách oni
Các hợp chất chúa nhóm X (X= OH, SH, OR, SR, NH 2, NHR, NR2) thường tách một
vài nhóm metyl, etyl,... để cho nhóm ion kiểu oni >C=X+:
10


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

- Cơ chế tách Retro-Diels-Alder
Các hợp chất vòng chứa nối đôi thường được tách ra để cho các olefin theo phản ứng
Retro-Diels-Alder:

- Chuyển vị McLafferty
Các nguyên tử hidro ở vị trí γ đối với các nối đôi C=C hoặc C=O thường có sự chuyển
vị đến nguyên tử cacbon của nối đôi này:

- Chuyển vị gốc

11



PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

Ion (I) xuất hiện qua sự tách oni của một xicloankyl có chứa trung tâm tích điện
dương và một gốc. Qua sự chuyển vị của nguyên tử H trong phân tử dẫn đến sự tách
ra thành ion dương và một gốc riêng:

- Chuyển bị ancol
Các phân tử ancol hay amin dễ dàng tách H 2O hay nhóm NHR2 qua chuyển vị ancol
như sau:

- Cộng hợp Retro

Sự tách phân tử HX tương tự sự cộng hợp 1,4 hình thành một ion dien liên hợp
và một phân tử bền. Ví dụ: sự tách phân tử metanol từ metyl este của axit salixilic như
sau:
12


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

Đối với vòng thơm phản ứng cộng hợp Retro có thể tranh chấp với phản ứng
tách ion tropyli:

Và còn một vài nguyên lý khác.


13


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

14


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

Hình 2: Máy khối phổ
c, Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
* Nguyên tắc máy đo khối phổ:
Nếu như trong các phương pháp phổ hồng ngoại, phổ tử ngoại, phổ cộng hưởng
từ hạt nhân người ta giữ nguyên phân tử để nghiên cứu thì ở phương pháp phổ khối
lượng người ta lại “phá hủy” phân tử để nghiên cứu chúng. Như vậy, nói một cách
đơn giản, máy phổ khối lượng được chế tạo để thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản là:
chuyển chất nghiên cứu thành thể khí (làm bay hơi mẫu nghiên cứu ở áp suất thấp và
ở nhiệt độ thích hợp); tạo ra các ion từ các phân tử khí đó; phân tách các ion đó rồi ghi
lại tín hiệu theo tỉ số khối lượng/điện tích (m/ze) của chúng. Bởi vì xác xuất tạo thành
các ion có z >1 là rất nhỏ và vì e = const (e là điện tích của một electron) do đó thông
thường m/ze chính là khối lượng của ion. Như thế máy phổ khối lượng là một thiết bị
“sản xuất” ra các ion và xác định khối lượng của chúng (phân tích các ion)

15



PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

Về mặt nguyên lí hoạt động, có thể sơ đồ hóa một máy phổ khối lượng thành 4
khối:

16


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

Tất nhiên là máy phổ khối lượng phải được nối với máy tính để tự động hóa, để
tăng hiệu quả sử dụng và khai thác các kết quả thu được.
Ở khối làm bay hơi, mẫu có thể được đốt nóng tới 200 – 3000C ở áp suất thấp,
do đó có thể làm bay hơi cả những chất có khối lượng phân tử lớn tới 1000 nếu nó
không chứa các nhóm phân cực, hoặc có khối lượng phân tử tới 300 nếu là những
phân tử phân cực vừa phải. Khối lượng mẫu chỉ cần vài microgram.
Khối tạo ra các ion được gọi là buồng ion hóa. Mẫu sau khi hóa hơi được
phóng vào buồng ion hóa qua khe a và bị bắn phá bởi chùm electron b (hình 2.1.1).
Do kết quả va đập phân tử chất nghiên cứu với các electron có năng lượng cao (~ 70
eV) sẽ tạo ra các ion dương chuyển động hướng về các bản gia tốc c và d. Nhứng ion
âm thì bị hút về phía thành sau của buồng ion hóa (vì ở đó tích điện dương so với phía
trước của buồng ion hóa). Những ion dương đi qua các bản c và d được gia tốc dưới
tác dụng của hiệu điện thế V (khoảng 8 kV) rồi rời khỏi buồng ion hóa từ khe g (hình
2.1.1). Trong trường hợp đặc biệt, mẫu có thể được đưa thẳng vào buồng ion hóa
không qua khối làm bay hơi. Khi đó chỉ cần vài ng thậm chí pg (10 -9 – 10-12g).


Hình 3: Sơ đồ buồng ion hóa
Việc phân tích các ion được thực hiện ở hai khối: khối phân tách ion, khối ghi
nhận tín hiệu và ghi phổ.
Khối phân tách ion có nhiệm vụ phân tách chùm ion (gồm ion phân tử và rất
nhiều các ion mảnh khác nhau) sao cho ở bộ phận tiếp theo có thể thu nhận được tín
17


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

hiệu của từng loại ion để ghi lại thành phổ. Để đảm bảo chuyển động tự do cho các
ion, ở buồng ion hóa cũng như ở khối phân tách người ta phải hút chân không tới ~
10-7 mmHg (thông thường tới 10-6 mmHg). Có nhiều cách phân tách chùm ion dựa vào
các định luật vật lí khác nhau.
Khối thu nhận tín hiệu và ghi phổ: để thu nhận và khuếch đại tín hiệu của các
ion người ta dùng những thiết bị khác nhau phù hợp với các cách phân tách ion đã sử
dụng ở bộ phận phân tách. Các thông tin được đưa vào máy tính. Ở bộ nhớ của máy
tính có chứa sẵn phổ của hàng loạt hợp chất hữu cơ có chọn lọc. Khi phổ của một hợp
chất nghiên cứu vừa được ghi xong, máy tính tự động so sánh với các phổ trong bộ
nhớ để nhận biết hợp chất nghiên cứu. Phổ phân giải thấp đã được số hóa có thể được
lưu trữ trong máy tính lại có thể được khôi phục dưới dạng biểu đồ và được in ra một
cách tự động.
Ở phương pháp phổ khối lượng phân giải cao, các thông tin được xử lý ở một
máy tính đã được chương trình hóa với khối lượng chính xác của C, H, O, N...Từ khối
lượng chính xác của các ion, máy tính sẽ cho biết thành phần của chúng. Thành phần
của các ion được tự động ghi ra theo chiều tăng giá trị m/z và được sắp xếp theo từng
loại (ví dụ loại ion chứa C, H, loại ion chứa C, H, O...). Người ta gọi đó là bản đồ

nguyên tố. Ngày nay người ta đang tiếp tục cải tiến máy phổ và sử dụng máy tính để
trợ giúp cho việc giải phổ.

18


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

PHỔ KHỐI LƯỢNG CỦA MỘT SỐ CHẤT
1, Hidrocacbon bão hòa
Ion phân tử của hidrocacbon bão hòa luôn xuất hiện nhưng yếu với các
hidrocacbon mạch dài. Để đánh giá độ bền ion phân tử người ta đưa ra độ bền ion
phân tử WM được tính như sau:
Wm =
Ở đây Wm là cường độ ion phân tử; ∑I là tổng cường độ của các ion xuất hiện
trên phổ.Độ bền ion phân tử phụ thuộc vào cấu tạo phân tử:
Ion phân tử của hidrocacbon vòng bão hòa bền hơn mạch thẳng bão hòa.Ion
phân tử của hidrocacbon thơm bền hơn của hidrocacbon bão hòa và chưa bão hòa.
Các ankan mạch nhánh có khuynh hướng cắt các nhóm thế ở mạch nhánh trước
tiên như phổ khối sau:

Trên phổ cho thấy C3H7+ với m/e = 57 có cường độ lớn nhất do cắt mạch nhánh
của phân tử hidrocacbon.
Hợp chất vòng bão hòa nói chung bền vững hơn các ankan mạch thẳng qua va
chạm electron. Ion phân tử xuất hiện có cường độ lớn hơn 3 lần so với các pic tương
ứng.

19



PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

2, Anken
Nói chung ion phân tử của anken trong phổ khối đều xuất hiện với cường độ
mạnh. Số khối thường gặp là 27, 41, 55,...

20


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

Hình 5: Phổ khối của 2-hexanen
Sự phá vỡ phân tử của trans hex-2-en theo sơ đồ sau:

21


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

Đối với các olefin có số cacbon C 6 đến C9 xảy ra quá trình ion hóa theo qui luật
sau:
+ Các anken có nối đôi đầu mạch (R= H) thường ion hóa theo cơ chế F1 cho

ion có số khối m/e 42, 56, 70.
+ Chỉ có nhóm metyl tách theo cơ chế F3, tạo ra sự đồng phân hóa.
+ Các anken có số khối trung bình thường cho ion m/e 55 với cường độ mạnh.
+ Các ion m/e 43, 57 có cường độ mạnh với các mạch nhánh ở vị trí 4.
3, Ankin
Ankin cho ion phân tử từ rất yếu đến vắng mặt, các ion thường xuất hiện có số
khối m/e 39, 53, 67,...Ankylaxetilen trong phổ khối bị phá vỡ phân tử ở liên kết β-CC=C như sau:

Cơ chế chuyển vị Mclafferty cũng thường xảy ra trong quá trình ion hóa phân tử cho
m/e = 40.
4, Ankylbenzen
Nói chung ankylbenzen cho ion phân tử mạnh và các ion mảnh thường gặp là
m/e 39, 50, 51, 52, 65, 77, 91, 105, 119,...
Quá trình phá vỡ phân tử xảy ra theo cơ chế cắt ion tropyli:

22


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

Cơ chế chuyển vị Mclafferty cũng thường xuất hiện trong quá trình ion hóa phân tử
ankylbenzen có gốc ankyl mạch dài:

Hình 6: Khối phổ của toluen
5, Hệ vòng thơm ngưng tụ
Phổ khối của các vòng thơm ngưng tụ như naphtalen, phenantren, tetraxen,
pyren cho ion phân tử M và (M – 1) còn rất ít xảy ra sự phá vỡ phân tử khác như phổ
khối của naphtalen cho ion phân tử M 128 (100%) còn các ion khác có cường độ ion

nhỏ hơn 10%.

23


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

6, Phổ khối của ancol
Ancol cho ion phân tử yếu hoặc vắng mặt và các ion mảnh m/e 31, 45, 59, ...(M – 18).
7, Phổ khối của ete
a, Ete mạch thẳng
Ete mạch thẳng cho ion phân tử với cường độ yếu, các số khối thường xuất hiện trên
phổ là 31, 45, 59, 73... do sự xuất hiện các ion mảnh RO+ và ROCH2+ bởi cắt liên kết
α C-O hay liên kết β của phân tử.

b, Ete thơm
Ete thơm cho ion phân tử mạnh và ưu tiên phá vỡ liên kết C-O cho ion aryl.
24


PHỔ KHỐI LƯỢNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ

25



×