Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Cau hoi va the le cuoc thi tem 2016 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.45 KB, 6 trang )

BÀI DỰ THI
Cuộc thi tìm hiểu và sưu tập tem Bưu chính năm 2016
Chủ đề: “Tuổi trẻ Việt Nam qua con tem Bưu chính”
Câu 1: Dưới đây là 3 mẫu tem giới thiệu về 3 gương mặt tiêu biểu của
Tuổi trẻ Việt Nam. Em hãy cho biết vài nét về các nhân vật?

1

2

3

3 Gương mặt tiêu biểu của Tuổi trẻ Việt Nam của 3 mẫu tem trên là:
anh Lý Tự Trọng, chị Võ Thị Sáu và anh Kim Đồng.
1. Anh Lý Tự Trọng: Tên thật là Lê Hữu Trọng, còn được gọi là Huy;
là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi của Việt Nam. Ông sinh ngày 20
tháng 10 năm 1914 tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan. Quê gốc ông
ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi,
Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi và nói thạo tiếng Anh
và tiếng Hán. Anh hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí.
Năm 1926, anh về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên
Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng
sản Việt Nam. Ngày 9-2-1931 , trong buổi mít – tinh Kỷ niệm một năm Cuộc
Khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự
Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Legrant, anh bị bắt và kết án tử hình.
2. Chị Võ Thị Sáu: Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu, sống ở xã
Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Thọ, huyện Đất
Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các
hoạt động bí mật ở địa phương. Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia
Việt Minh trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an
xung phong làm liên lạc, tiếp tế với mong muốn trừng trị bọn ác ôn. Tháng


2/1950, chị dẫn đầu một tổ, dùng lựu đạn tập kích diệt hai tên ác ôn Cả Suốt,
Cả Đay. Không may, chị bị sa vào tay địch. Sau đó, chúng mở phiên tòa
tuyên án tử hình chị. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 17 tuổi chị sang sảng
khẳng định : “ Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.Và
khi tên quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: “Tử hình, tịch thu toàn


bộ tài sản” , chị đã thét vào mặt y: “Tao còn mấy thùng rác ở Khám Chí Hòa,
tụi bây vô mà tịch thu !”. Tiếp đó là tiếng hô: “Đả đảo thực dân Pháp!”.
“Kháng chiến nhất định thắng lợi!”. Ngày 23/1/1952, chúng thi hành bản án,
bắn chết chị sau hai ngày rồi chúng đưa chị ra Côn Đảo.
3. Anh Kim Đồng: tên thật là Nông Văn Dền, một thiếu niên người dân
tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
,Anh là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh. Anh đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên đưa đón Việt Minh
và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp, anh
phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ Kim Đồng đã đánh lạc
hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng
chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng
ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943,
khi vừa tròn 14 tuổi
Câu 2: Em hãy cho biết tính tới dịp kỷ niệm 85 năm thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh đã có bao nhiêu bộ tem kỷ niệm ngày thành lập Đoàn đã
được phát hành? Đó là những bộ tem nào?
1. Bộ Tem "Kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn Thanh niên Lao động
Việt Nam" (MS 187 – Phát thành ngày 26/3/1966). Bộ tem gồm 01 mẫu do
họa sỹ Nguyễn Kim Điệp thiết kế, khuôn khổ30x50(mm), in ốp-xét nhiều
màu tại nhà in Tiến Bộ. Nổi bật trên hình ảnh mẫu tem chân dung anh Lý Tự
Trọng, người thanh niên Cách mạng dưới lá cờ Đảng và huy hiệu Đoàn
Thanh niên

2. Bộ Tem "Kỷ niệm 40 năm thành lập Đoàn Thanh niên Lao động
Việt Nam" (MS 257 - Pháthành ngày 07/9/1971). Bộ tem gồm 01 mẫu do họa
sỹ Huỳnh Văn Gấm thiết kế, khuôn khổ35x45(mm), in ốp-xét nhiều màu tại
nhà in Tiến Bộ. Nổi bật trên hình ảnh mẫu tem là chân dungBác Hồ cùng với
các tầng lớp thanh niên Việt Nam với mục tiêu "Sống chiến đấu, lao động
vàhọc tập theo gương bác Hồ vĩ đại".
3. Bộ Tem "Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh" (MS 858 -Phát hành ngày 26/3/2001). Bộ tem 01 mẫu giới
thiệu hình ảnh các Thanh niên tình nguyện-những tri thức trẻ trong sắc phục
đặc trưng. Họ là lớp người kế thừa truyền thống các lớp đànanh, đi tiên
phong trong mọi lĩnh vực, sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì để góp
phần xâydựng đất nước phát triển và giàu mạnh, sánh vai cùng các cường


quốc trong một thế giới hoà bình và phồn thịnh. Đây chính là nhiệm vụ của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Bộ tem do họa sỹ Hoàng
Thúy Liệu thiết kế, khuôn khổ 32x43(mm), in ốp-xét nhiều màutại Xí nghiệp
In tem Bưu điện.
4. Bộ Tem "Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh" (MS 858 -Phát hành ngày 26/3/2011). Năm 2011 đánh dấu
chặng đường 80 năm lịch sử vẻ vang của ĐoànTNCS Hồ Chí Minh và tuổi
trẻ Việt Nam, là năm được Đảng và Nhà nước chọn làm Năm Thanh niên.
Đây là dịp quan trọng để mỗi đoàn viên, thanh niên ôn lại lịch sử, truyền
thống hào hùng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đồng thời là cơ hội để chúng
ta thể hiện trách nhiệm và vai trò của tuổi trẻ trong việc kế thừa và phát huy
truyền thống, xung kích trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn, Bộ Thông tin & Truyền thông
phát hành đặc biệt bộ tem "Kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh(26/3/1931 - 26/3/2011)". Bộ tem gồm 01 mẫu, giá
mặt 2000đ: giới thiệu hình ảnh chủ đạo biểu trưng của Đoàn thanh niên cộng

sản Hồ Chí Minh, trên nền màu xanh và những cánh hoa sen cách điệu thể
hiện sự tôn vinh đối với lớp lớp thế hệ thanh niên “áo xanh” Việt Nam được
tôi luyện trong đấu tranh, trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 80 năm qua, luôn kế thừa, phát huy
những truyền thống quý báu và bản chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, luôn
tình nguyện, tiên phong trong mọi lĩnh vực, sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất
cứ việc gì để góp phần xây dựng đất nước phát triển và giàu mạnh, sánh vai
cùng các cường quốc trong một thế giới hoà bình và phát triển.
5.Bộ tem “Kỷ niệm 50 năm ngày Anh hùng Võ Thị Sáu hy sinh” (MS
877 – Phát hàng ngày 23/01/2002)
Bộ tem giới thiệu hình ảnh người con gái Đất Đỏ, bất khuất, kiên
cường, đã anh dũng hy sinh ở tuổi trăng tròn trong cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sĩ Hoàng Thúy
Liệu thiết kế, khuôn khổ 43x32 (mm), in ốp – xét nhiều màu tại Xí nghiệp in
tem Bưu điện.
Câu 3: Em hãy cho biết mẫu tem dưới đây được phát hành nhân dịp kỷ niệm
sự kiện gì? Em hãy sắp xếp các mẫu tem theo trình tự sự kiện và nêu vài nét
về các sự kiện đó?


1. Bộ Tem "Kỷ niệm 20 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong" (MS 83 Phát hànhngày 02/5/1961). Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Đỗ Việt Tuấn thiết
kế, khuôn khổ 44x33(mm),in ốp-xét ba màu tại nhà in Tiến Bộ.
2. Bộ Tem "Kỷ niệm 25 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt nam"
(MS 191 -Phát hành ngày 01/6/1966). Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Nguyễn
Kim Điệp thiết kế, khuônkhổ 30x50(mm), in ốp-xét hai màu tại nhà in Tiến
Bộ.
3. Bộ Tem "Chào mừng 50 năm Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh"
(MS 619 - Pháthành ngày 15/5/1991). Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Nguyễn
Thị Sâm thiết kế, khuôn khổ31x46(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp
In tem Bưu điện.

4. Bộ Tem "Kỷ niệm 60 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh" (MS 862- Phát hành ngày 15/5/2001). Bộ tem gồm 01 mẫu, giá mặt
400đ, giới thiệu hình ảnh Bác Hồvới Thiếu nhi Việt Nam. do họa sỹ Nguyễn
Du thiết kế, khuôn khổ 32x43(mm), in ốp-xét nhiềumàu tại Xí nghiệp
Câu 4: Nếu có cơ hội giới thiệu với bạn bè quốc tế về tuổi trẻ Việt
Nam thông qua một bộ sưu tập tem, em sẽ chọn những mẫu tem nào, kèm
theo thuyết minh để trình bày về chủ đề này?
Đại hội Đảng toàn quốc.
1. Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III (MS 073)(Bộ tem gồm 02
mẫu phát hành ngày 04/9/1960, do họa sỹ Nguyễn Văn Khánh thiết kế,
Khuôn khổ43x31 (mm), in ốp xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ)
2. Đại hội Đảng lần thứ IV (MS 317)(Bộ tem gồm 06 mẫu phát hành ngày
12/11/1976, do họa sỹ Trần Lương thiết kế, Khuôn khổ 40x32(mm), in ốp xét
nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ)


Câu 5: Em hãy viết bài cảm nhận về một gương thanh, thiếu nhi tiêu
biểu mà em biết (bài viết không quá 1000 từ).
Trong tất cả các tấm gương thanh niên đã ra đi biết bao nhiêu con
người đã ra đi, ai đã đi rồi thi cũng không có ai quay đầu trở lại nhưng họ sẵn
sàng ra đi để cứu nước để cho nước nhà được ấm no. Không những trai gái,
già trẻ đều ra trận. Họ là những người không bị khuất phục trước sự khó
khăn, gian khổ dù biết là sự sống sẽ dừng lại trước những trận chiến.Nhắc
đến đây, em lại nhớ đến con người đã hy sinh trước tuổi trăng tròn đó là chị
Võ Thị Sáu.
Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu, sống ở xã Phước Thọ, quận Đất
Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ,tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa
phương.
Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia Việt Minh trốn lên ở trên chiến

khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong làm liên lạc, tiếp tế.
Năm 1950 tại Trận chiến Võ Thị Sáu bị chính quyền Pháp bắt sau khi đã ném
lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng. Tại phiên tòa đại hình, tuy
mới 16 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định: "Yêu nước
chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung
chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị đã thét
lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp
đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!".
Tòa án binh Pháp kết án tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm
tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện
hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi
bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì
quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút
đem chị đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo chị quỳ xuống,
chị đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".
Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, Chị bị xử bắn tại Côn Đảo. Biết
sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị hát những bài ca cách mạng: Lên
đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh... Khi lắng nghe thấy bước chân
đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục
cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát dành để bày tỏ lòng cảm
phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.


Trước khi bị bắn, viên cố đạo làm lễ rửa tội,hắn nói:"Hãy để cha rửa tội cho
con.". Chị gạt phắt lời viên cha cố: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành
hình tôi đây mới là có tội.". Cố đạo kiên nhẫn thuyết phục: "Trước khi chết,
con có điều gì ân hận không?". Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên
chánh án, trả lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp
nước và lũ tay sai bán nước". Ra đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt
mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút

cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!".
Nói xong, chị bắt đầu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, chị
ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng :"Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt
Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!"
Mộ của Võ Thị Sáu hiện đang còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo.



×