Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

CHỌN GIỐNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) THEO TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 56 trang )

i

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
----------000----------

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:

CHỌN GIỐNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium
rosenbergii) THEO TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC GIA ĐÌNH

Cơ quan chỉ trì đề tài: VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đinh Hùng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2014


ii

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
----------000----------

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
CHỌN GIỐNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium


rosenbergii) THEO TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC GIA ĐÌNH

Cơ quan chỉ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đinh Hùng

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Danh sách những người thực hiện
Th.s. Nguyễn Thanh Vũ
K.s. Nguyễn Trung Ký
K.s. Nguyễn Thị Kiều Nga
TS. Trịnh Quốc Trọng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2014


iii

TÓM TẮT
Tôm càng xanh nuôi ở Việt Nam đang có dấu hiệu suy thoái về chất lượng con giống vì vậy
chọn giống cho tôm càng xanh là một trong những đòi hỏi từ sản xuất tại nhiều địa phương ở
Nam Bộ. Báo cáo này trình bày kết quả của chương trình chọn giống tôm càng xanh theo tính
trạng sinh trưởng bằng phương pháp chọn lọc gia đình tiến hành tại Viện Nghiên Cứu Nuôi
Trồng Thủy Sản II qua ba thế hệ (G2 – G4) từ năm 2010 đến năm 2012.
Nguồn vật liệu ban đầu cho chọn giống (G0, năm 2008) được tạo ra bằng cách lai tổ hợp 3 dòng
tôm cách xa nhau về mặt địa lý (dòng Đồng Nai, dòng Mekong và dòng nhập nội từ Malaysia).
Kết quả đã tạo ra 80 gia đình full-sib và đã chọn lọc được 594 cá thể (đực và cái) từ 69 gia đình
làm bố mẹ cho thế hệ G1 (năm 2009). Ở thế hệ G1, 104 gia đình full-sib và 5 gia đình half-sib

đã được tạo ra. Áp dụng phương pháp chọn lọc kết hợp (kết hợp giữa chọn lọc giữa các gia
đình và chọn lọc trong cùng một gia đình) để thành lập quần đàn tôm bố mẹ cho các thế hệ tiếp
theo từ G2 đến G4. Các gia đình trong các thế hệ từ G2 đến G4 được tạo ra bằng cách lai giữa
các cá thể cách xa nhau về di truyền nhằm hạn chế hiện tượng cận huyết. Ở thế hệ G4 tiến hành
so sánh tăng trưởng giữa tôm chọn giống với hai dòng tôm nhập: Myanmar và Thái Lan. Kết
quả cho thấy hai dòng tôm này có tốc độ tăng trưởng kém hơn tôm chọn giống vì vậy chỉ một
tỷ lệ cá thể từ hai nhóm này được bổ sung làm bố mẹ nhằm làm tăng biến dị di truyền cho vật
liệu chọn giống (chiếm khoảng 5% số lượng tôm bố mẹ). Hệ số di truyền tính trạng khối lượng
cơ thể ở mức trung bình (0,21±0,10), cao ở tôm cái (0,39±0,05) và rất thấp ở tôm đực
(0,07±0,02). Với hệ số di truyền này thì việc áp dụng phương pháp chọn lọc theo gia đình là
đúng hướng, chọn lọc tôm cái là quan trọng hơn và cho hiệu quả cao hơn chọn lọc tôm đực.
Hiệu quả chọn lọc tính trạng khối lượng thân sau ba thế hệ đạt 22,2%. Không có tương quan
kiểu gien – môi trường nuôi giữa điều kiện ao nuôi thực nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu và
mô hình ao nuôi ruộng lúa mùa lũ (0,86±0,13) hay ao bán thâm canh tại nông hộ (0,76±0,22).
Vì vậy, tôm sau chọn giống sẽ phát huy hiệu quả trong điều kiện sản xuất thực tế tại nông hộ.


iv

MỤC LỤC
Nội dung

Số trang

Trang bìa 1 ............................................................................................................................... i
Trang bìa 2 .............................................................................................................................. ii
Tóm tắt .................................................................................................................................... iii
Mục lục .................................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng ................................................................................................................... vi
Danh sách các hình ................................................................................................................... vii

I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................................... 2
III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 8
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................................... 8
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 8
3.2.1. Phương pháp thu vật liệu ban đầu và bổ sung vật liệu cho chọn giống ............................... 8
3.2.2. Phương pháp ghép cặp, sản xuất hàng loạt gia đình cho chọn giống ................................ 11
3.2.3. Phương pháp ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh theo gia đình cho chọn giống ............... 13
3.2.4. Phương pháp đánh dấu tôm càng xanh giống theo gia đình bằng phẩm màu .................... 14
3.2.5. Phương pháp nuôi chung tôm sau khi đánh dấu ............................................................... 19
3.2.6. Phương pháp thu hoạch tôm, thu thập và xử lý số liệu ..................................................... 20
3.2.7. Phương pháp tính toán các thông số di truyền cơ bản trên tôm càng xanh ........................ 21
3.2.8. Phương pháp chọn tôm bố mẹ cho sản xuất thế hệ tiếp theo ............................................ 24
3.2.9. Phương pháp đánh giá tương quan kiểu gien – môi trường trong hai môi trường nuôi ..... 25


v

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................... 26
4.1 Kết quả đánh dấu tôm bằng VIE ......................................................................................... 26
4.1.1. Kết quả Thí nghiệm 1...................................................................................................... 26
4.1.2. Kết quả Thí nghiệm 2...................................................................................................... 27
4.1.3. Kết quả Thí nghiệm 3 ..................................................................................................... 28
4.2. Chọn giống theo gia đình qua ba thế hệ và xác định các thông số di truyền ........................ 29
4.2.1. Kết quả ghép cặp, sản xuất hàng loạt gia đình cho chọn giống......................................... 29
4.2.2. Kết quả nuôi tăng trưởng tôm chọn giống trong ao qua ba thế hệ .................................... 30
4.2.3. Hệ số di truyền (h2) tính trạng khối lượng thân trên tôm càng xanh ................................. 31
4.3. Kết quả đánh giá dòng và bổ sung vật liệu cho quần đàn chọn giống .................................. 34
4.4. Tương quan kiểu gien – môi trường (GxE)......................................................................... 35
4.5. Hiệu quả chọn lọc ............................................................................................................. 36

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................................................ 39

5.1. Kết luận…………. ............................................................................................................. 39
5.2. Đề xuất ý kiến…... ............................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 40
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 44


vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Lai tổ hợp tạo vật liệu ban đầu (G0) và số lượng gia đình trong các phép lai .............. 9
Bảng 2: Thu thập hai nhóm tôm nhập nội ............................................................................. 10
Bảng 3: Thí nghiệm nuôi so sánh tăng trưởng hai nhóm tôm nhập nội với tôm chọn giống thế
hệ G4..................................................................................................................................... 11
Bảng 4: Hướng dẫn sử dụng thức ăn của nhà sản xuất........................................................... 20
Bảng 5: Giá trị F và mức độ ý nghĩa của từng yếu tố cố định trong mô hình toán [2] ............ 22
Bảng 6: Tỷ lệ sống, tỷ lệ tồn dấu của các nhóm thí nghiệm khác nhau đối với 2 nhóm khối
lượng khác nhau khi đánh dấu .............................................................................................. 26
Bảng 7: Kết quả đánh dấu khi áp dụng cho chương trình chọn giống tôm càng xanh ............. 27
Bảng 8: Kết quả đọc dấu bởi những người đọc dấu khác nhau .............................................. 28
Bảng 9: Số lượng gia đình và số cá thể thu hoạch qua các thế hệ chọn giống ........................ 30
Bảng 10: Thống kê mô tả tính trạng khối lượng cơ thể tôm chọn giống qua ba thế hệ ........... 31
Bảng 11: Hệ số di truyền (heritabilitiy, h2) và ảnh hưởng chung của tôm mẹ (maternal and
common environmental effects, c2) theo giới tính của tính trạng khối lượng cơ thể ............... 32
Bảng 12: Hệ số di truyền (h2) tính trạng khối lượng thân qua ba thế hệ chọn giống ............... 33
Bảng 13: Kết quả đánh giá dòng hai nhóm tôm nhập so với tôm chọn giống G4 .................... 34
Bảng 14: Tương quan kiểu gien – môi trường trong ba mô hình nuôi khác nhau ................... 35
Bảng 15: Ước tính hiệu quả chọn lọc theo 3 phương pháp khác nhau .................................... 36
Bảng 16: Tổ hợp dấu, ký hiệu gia đình và số lượng tôm gia đình qua 3 thế hệ ...................... 44

Bảng 17: Số lượng tôm bố mẹ chọn lọc qua ba thế hệ ........................................................... 47


vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Thành lập quần đàn ban đầu cho chọn giống tôm càng xanh........................................... 9
Hình 2: Sơ đồ chọn giống tôm càng xanh qua ba thế hệ ............................................................ 12
Hình 3a: Bể ương 120 lít........................................................................................................... 13
Hình 3b: Bể ương 1.200 lít ....................................................................................................... 13
Hình 4a: Dụng cụ đánh dấu tôm................................................................................................ 14
Hình 4b: Tôm giống sau khi đánh dấu ...................................................................................... 14
Hình 5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 .............................................................................................. 16
Hình 6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 .............................................................................................. 17
Hình 7: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 .............................................................................................. 18


1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong số những đối tượng giáp xác có
giá trị kinh tế cao trong vùng nước ngọt tại nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong
khoảng 1 thập kỷ vừa qua, diện tích và sản lượng nuôi tôm càng xanh không ngừng được mở
rộng trên toàn thế giới nhất là các nước Châu Á với tỷ lệ tăng khoảng 48% trong giai đoạn từ
1999 đến 2001 (New, 2005). Trong số những quốc gia nuôi tôm càng xanh, Trung Quốc dẫn
đầu với tỷ lệ chiếm đến 29% tổng sản lượng tôm nuôi của cả thế giới, tiếp theo là Ấn Độ,
Bangladesh và Đài Loan. Việt Nam mặc dù không nằm trong số 4 quốc gia dẫn đầu về nuôi
tôm càng xanh nhưng cũng được đánh giá là một trong số những nước sản xuất tôm càng xanh
lớn của thế giới (New và ctv, 2008).
Tại Việt Nam, tôm càng xanh là đối tượng nuôi bản địa được nông dân ưa thích và được nhiều

địa phương xác định là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế do có nhiều ưu điểm: (1) Có thể được
nuôi trong nhiều mô hình nuôi khác nhau như nuôi ghép cùng với cá, nuôi chuyên tôm càng
xanh trên ruộng lúa mùa lũ, hoặc nuôi trong ao (Phương và ctv, 2006); (2) tôm càng xanh có
tốc độ tăng trưởng khá nhanh, có thể đạt đến kích thước phù hợp cho các thị trường tiêu thụ
sau 6 đến 8 tháng nuôi; (3) tôm càng xanh không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein cao vì
vậy thức ăn cho tôm càng xanh khá rẻ, với giá bán tôm khá hấp dẫn như hiện nay thì nhiều
người nuôi tôm càng xanh có lợi nhuận. Thị trường tiêu thụ tôm càng xanh chủ yếu là tiêu thụ
nội địa nhưng giá bán hấp dẫn và có thể tiêu thụ quanh năm, khả năng và nhu cầu cho xuất
khẩu tôm càng xanh là khả quan; (4) nuôi tôm càng xanh không đòi hỏi đầu tư lớn, không cần
thay nước nhiều, sử dụng hiệu quả một phần phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn vì vậy nhiều
người với khoản đầu tư có hạn cũng có thể tham gia nuôi tôm càng xanh; (5) nuôi tôm càng
xanh sử dụng ít thức ăn hơn rất nhiều so với nuôi các đối tượng kinh tế nước ngọt khác như cá
tra hoặc cá rô phi trên cùng diện tích vì vậy giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như áp
lực về sức chịu tải sinh học của thủy vực; (6) nuôi tôm càng xanh không cần đầu tư lớn nhằm
đào mới, cải tạo ao nuôi như nuôi cá tra nên không gây ô nhiễm môi trường từ việc đào ao
như mô hình nuôi cá tra công nghiệp. Với những ưu điểm vừa nêu, nuôi tôm càng xanh bên
cạnh vai trò đa dạng hóa đối tượng nuôi giúp cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền
vững, an toàn thì còn có nhiều ý nghĩa về kinh tế và môi trường.
Mặc dù tiềm năng phát triển nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam là rất lớn nhưng nghề nuôi tôm
càng xanh tại đồng bằng sông Cửu Long chưa phát triển đúng với tiềm năng do một số rào
cản cần phải vượt qua bao gồm con giống và thức ăn chuyên biệt cho tôm càng xanh. Con


2

giống tôm càng xanh hiện nay đang có vấn đề về cả số lượng và chất lượng. Về số lượng, tôm
càng xanh giống sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của người nuôi do tính
chất thả giống tập trung mang tính thời vụ điển hình của nghề nuôi tôm càng xanh. Phần lớn
tôm càng xanh giống nuôi hiện nhập khẩu từ Trung Quốc với giá thành cao. Về chất lượng,
hầu như không thể kiểm soát được chất lượng tôm giống nhập khẩu. Vì vậy bên cạnh việc tổ

chức lại sản xuất nhằm từng bước đáp ứng về số lượng, cần phải tiến hành những chương
trình chọn giống khoa học cải thiện chất lượng di truyền nhằm cung cấp con giống chất lượng
cao cho nghề nuôi tôm càng xanh. Đây được coi là yêu cầu từ sản xuất và cũng là mục tiêu
của đề tài cấp Bộ “Chọn giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo tính trạng
sinh trưởng bằng phương pháp chọn lọc gia đình”.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chọn giống là quá trình chọn lọc những cá thể ưu tú trong một quần thể để lưu giống cho
những thế hệ tiếp theo (Gjedrem, 2000). Các chương trình chọn giống trên gia súc, gia cầm
tiến hành từ những năm 1940 đã nâng cao năng suất vật nuôi một cách rõ rệt. Chương trình
chọn giống đã nâng cao tốc độ tăng trưởng của heo lên 2 lần, lượng sữa sản xuất của bò lên
2,5 lần và số lượng trứng của gà mái cũng tăng lên 2,5 lần (Gjedrem, 2000). Các chương trình
chọn giống nâng cao chất lượng di truyền tiến hành trên các loài thủy sản nuôi gần đây chủ
yếu trên các loài cá xương. Hiệu quả chọn lọc một số tính trạng trên một số đối tượng đạt kết
quả khá cao như tăng trưởng tăng 12 - 20% qua 1 - 2 thế hệ trên cá nheo Mỹ (Dunham, 1995),
tỷ lệ thành thục sớm giảm 20% mỗi thế hệ trên cá hồi (Dunham, 2007), tăng 60% khối lượng
và tăng 40% tỷ lệ sống trên cá rô phi thông qua chương trình ‘Nâng cao chất lượng di truyền GIFT’ ở Philippin (ICLARM, 1998).
* Tạo quần thể ban đầu cho chọn giống
Các chương trình chọn giống thành công thường có quần thể ban đầu được thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau, do đó tính đa dạng di truyền là phong phú. Chương trình chọn giống cá hồi
Đại Tây Dương (S. salar) thu thập các dòng cá hoang dã từ 40 con sông khác nhau của Na Uy
(Gjedrem và ctv, 1991). Quần thể cá rô phi GIFT (Genetically Improved Farmed Tilapia) (O.
niloticus) được tạo ra từ 8 dòng cá khác nhau, bao gồm 4 dòng có nguồn gốc Châu Phi và 4
dòng được nuôi tại Châu Á (Bentsen và ctv, 1998, Eknath và ctv, 2007). Quần thể cá rô phi đỏ
tại ENACA (Empacadora Nacional C.A.) Ecuador, được thu thập từ 7 dòng cá rô phi nuôi
trên khắp khu vực Châu Mỹ La Tinh (AFGC, thông tin cá nhân). Quần thể cá rô phi đỏ của


3

Trung tâm nghề cá Thế giới (WorldFish Center) được thành lập từ ba dòng cá rô phi đỏ nuôi

xuất xứ từ Đài Loan, Malaysia và Thái Lan (Hamzah, 2008).
Có hai phương pháp hình thành quần thể ban đầu cho chọn giống (Gjedre, 2005). Phương
pháp thứ nhất là thu thập cá từ nhiều dòng khác nhau, sau đó cho phối ngẫu nhiên, không giới
hạn giữa các dòng, trong thế hệ đầu tiên. Đây là phương pháp được sử dụng để hình thành
quần thể chọn giống cá hồi Đại Tây Dương (S. salar) tại Na Uy (Gjedrem và ctv, 1991).
Phương pháp thứ hai là lai hỗn hợp giữa các dòng, sau đó chọn lọc với cường độ thấp (low
selection intensity) trong thế hệ chọn giống đầu tiên. Phương pháp này được sử dụng để tạo
quần thể cá rô phi vằn (O. niloticus) thuộc chương trình GIFT (Bentsen và ctv, 1998, Eknath
và ctv, 2007). Đối với các chương trình chọn giống trên cá nuôi, hiện chưa có nghiên cứu nào
đánh giá ảnh hưởng của việc thiết kế quần thể ban đầu (ví dụ như số lượng dòng cá, số lượng
cá thể cần thu thập của mỗi dòng, phương pháp lai tạo giữa các dòng khác nhau, cường độ
chọn lọc trong những thế hệ đầu tiên, v.v…) đến hiệu quả chọn lọc và tỉ lệ cận huyết
(inbreeding rate) trong quần thể về lâu dài (Gjedre, 2005). Do đó việc đánh giá độ biến dị của
tính trạng chọn lọc cần được tiến hành trên cá nuôi ở điều kiện thực tế. Sau khi đã có đầy đủ
các dòng thì cần tiến hành lai hỗn hợp (diallel cross) giữa các dòng với nhau và lai nội dòng.
Nếu số lượng dòng là p thì sẽ có p2 tổ hợp lai khác nhau. Lai hỗn hợp nhằm để đánh giá ưu
thế lai (heterosis hoặc hybrid vigour) của tính trạng cần quan tâm (thường là tính trạng tăng
trưởng và tỉ lệ sống) của từng dòng và của con lai giữa các dòng (công tác ‘đánh giá dòng’,
strain evaluation). Lai hỗn hợp được thực hiện ngay sau khi thu thập các dòng cá của quần thể
ban đầu và trước khi tiến hành chọn giống (Gjedre, 2005). Có thể nêu một ví dụ như sau.
Chương trình GIFT tiến hành lai giữa 8 dòng cá khác nhau tạo ra 64 tổ hợp lai (Bentsen và
ctv, 1998, Eknath và ctv, 2007). Trung bình ưu thế lai của tất cả các phép lai trong 7 môi
trường nuôi khác nhau là 4,3%, trong đó phép lai có ưu thế lai lớn nhất trong tất cả các môi
trường là 14%. Ngoài ra, các thành phần không di truyền cộng gộp (non-additive gienetic
component) của tính trạng tăng trưởng chịu ảnh hưởng của các môi trường nuôi khác nhau.
Điều đó dẫn đến một quyết định quan trọng là chọn giống theo lý thuyết di truyền số lượng sẽ
đơn giản hơn, hiệu quả chọn lọc sẽ được tích lũy và di truyền lại cho các thế hệ sau, và hiệu
quả chọn lọc sẽ cao hơn so với với một chương trình lai chéo (cross) thông thường.
* Các chương trình chọn giống giáp xác tiến hành ở ngoài nước
- Chọn giống tôm thẻ : nghiên cứu của Carlos và ctv (2003) về tính trạng khối lượng và kích

thước trên tôm thẻ (P. vannamei) nuôi trong nhà cho thấy hệ số di truyền tính trạng khối


4

lượng thân ở mức khá (0,22 - 0,34) và tăng dần theo độ tuổi của tôm nuôi từ tuần nuôi thứ 17
đến 29. Nghiên cứu của Hector và ctv (2007) với 44 tôm đực và 77 tôm cái được sử dụng để
sản xuất gia đình (1 đực : 2 cái) và nuôi thử nghiệm ở 2 địa điểm khác nhau với 2 mật độ nuôi
khác nhau. Kết quả cho thấy hệ số di truyền cũng ở mức trung bình - khá (0,24 - 0,35) và
tương quan kiểu gien - môi trường từ 0,80 - 0,86 cho thấy không có tương tác giữa các môi
trường nuôi khác nhau. Tính trạng sinh sản nhiều lần của tôm cái cũng được đề cập đến trong
một nghiên cứu khác của Ibarra và ctv (2007). Theo tác giả, đây cũng là một tính trạng kinh tế
có thể đưa vào chương trình chọn giống. Chọn giống tăng tăng trưởng trên tôm thẻ thân xanh
Penaeus stylirostris theo phương pháp chọn lọc cá thể (mass selection) (Goyard và ctv, 2000)
với cường độ chọn lọc từ 4% đến 18%. Mỗi năm từ 24 đến 32 tôm bố mẹ được dùng. Sau 5
thế hệ chọn giống, hiệu quả chọn lọc đạt được là 21%.
- Chọn giống crayfish: Chọn giống tính trạng tăng trưởng trên crayfish nước ngọt Cherax
destructor (Jerry và ctv, 2005) và crayfish càng đỏ Cherax quadricarinatus (Jone và ctv,
2000) bằng chọn lọc trong cùng gia đình (within family selection) cho hiệu quả chọn lọc đạt
được lần lượt là 15,5% và 9,5%/thế hệ chọn giống.
- Chọn giống tôm sú: Do giá trị thương mại của tôm sú rất lớn, tính cạnh tranh cao vì vậy có
nhiều công ty trên thế giới đã đầu tư vào các nghiên cứu trên tôm sú liên quan đến các chương
trình gia hóa, sản xuất tôm sạch bệnh, chọn giống tăng trưởng, chọn giống kháng bệnh... Tuy
nhiên, cũng vì lý do thương mại mà rất ít các công trình đã thực hiện được công bố mặc dù
sản phẩm của các chương trình này đã được thương mại hóa trên thị trường. Các công ty như
Moana (Mỹ), CSIRO (Úc), công ty CP (Thái Lan) từ lâu đều nỗ lực chọn giống tôm sú nhưng
về mặt học thuật thì họ hoàn toàn giữ bí mật.
Một số ít những nghiên cứu được công bố bao gồm: Chương trình chọn giống tại Úc (Wilson
và ctv, 2002; Kenway và ctv, 2006; Preston và ctv, 2009), Thái Lan (Damrongchai, 2002),
Hawaii, Madagascar và Brunei. Benzie và ctv (1997) sử dụng các gia đình half-sib để tính

toán ảnh hưởng của tôm mẹ ở tuần tuổi thứ 6 và thứ 10 cho thấy yếu tố tôm mẹ có ảnh hưởng
trong giai đoạn sớm của quá trình sinh trưởng trên tôm sú (0,1 và 0,5). Hệ số di truyền tính
trạng khối lượng đã được công bố thường cao hơn ví dụ Kenway và ctv (2006) công bố hệ số
di truyền tính trạng khối lượng ở tuần thứ 54 là 0,53. Cũng trong nghiên cứu này, hệ số di
truyền tính trạng tỷ lệ sống theo gia đình được tính toán nằm trong khoảng từ 0,36 đến 0,71và
không có tương quan di truyền giữa 2 tính trạng này. Hệ số di truyền một số tính trạng liên
quan đến sinh sản cũng được nghiên cứu bởi Macbeth và ctv (2007). Hệ số di truyền tính


5

trạng ngày tuổi sinh sản, số lượng trứng, số lượng nauplii, tỷ lệ nở (quy đổi arcsin) lần lượt là
0,47±0,15, 0,41±0,18, 0,27±0,16 và 0,18±0,16. Nghiên cứu mới nhất trên tôm sú của Krishna
và cộng sự (2011) tại Ấn Độ cho thấy hệ số di truyền tính trạng khối lượng và tỷ lệ sống lần
lượt là 0,27 và 0,21 và tương quan di truyền giữa 2 tính trạng này rất thấp (0,05). Tương quan
kiểu gien - môi trường khi nuôi trong 2 ao khác nhau được tìm thấy nhưng là tương quan yếu.
* Các chương trình chọn giống thủy sản tiến hành ở trong nước
So với các nước trên thế giới, các chương trình chọn giống đối tượng nuôi thủy sản ở Việt
Nam bắt đầu muộn hơn và cho đến nay cũng chỉ bước đầu đạt được những kết quả nhất định.
Vì vậy cần có nhiều hơn nữa những nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng di truyền các đối tượng
nuôi kinh tế quan trọng, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa, chuyển giao sản phẩm mạnh hơn nữa
để người dân có thể hưởng lợi từ những thành quả chọn giống. Các chương trình chọn giống
thủy sản đầu tiên phải kể đến những công trình nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học ở
miền Bắc bao gồm nghiên cứu đánh giá hiệu quả lai ngược về tăng trưởng của hai loài cá mè
trắng H. harmandi và H. molitrix được tiến hành bởi Trần Mai Thiên và Nguyễn Quốc Ân
(1987). Các nghiên cứu về tính biến dị của 8 dòng cá chép bản địa được tác giả Trần Đình
Trọng (1983) tiến hành ở miền Bắc Việt Nam cho thấy dòng cá chép trắng là dòng cá phổ
biến nhất ở miền Bắc và cũng là dòng có tính biến dị cao nhất. Chương trình chọn giống cá rô
phi GIFT được tiếp tục tại Viện NCNT Thủy sản I đã chọn được đàn cá rô phi có sức sinh
trưởng tăng 16,6% qua 2 thế hệ bằng phương pháp chọn lọc gia đình (Nguyễn Công Dân và

ctv, 2000). Ở phía Nam, chương trình chọn giống cá mè vinh bắt đầu bằng đánh giá các dòng
cá mè vinh có nguồn gốc khác nhau từ Sông Cửu Long và Sông Đồng Nai và chọn lọc tạo
quần đàn ban đầu cho chọn giống (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2002). Chương trình chọn giống
cá tra bắt đầu thực hiện tại Viện NCNT Thủy sản II từ năm 2001 về tính trạng tăng trưởng
bằng phương pháp chọn lọc cá thể (2001 - 2004) (SUFA tài trợ). Ba quần đàn gốc cho chọn
giống năm 2001, 2002 (chọn theo tăng trưởng) và 2003 (chọn theo tỷ lệ philê) đã được hình
thành. Bắt đầu từ năm 2006, Viện NCNT Thủy sản II tiến hành chọn giống cá tra nhằm nâng
cao tăng trưởng và tỷ lệ phi lê. Kết quả sau 1 thế hệ cho hiệu quả chọn giống đối với tính
trạng tăng trưởng là 13% và tính trạng tỷ lệ phi lê là 0,9%. Từ năm 2006 đến 2008 Viện
NCNT Thủy sản II tiếp tục tiến hành chọn giống cá tra nhằm tăng tăng trưởng và tỷ lệ phi lê.
Tuy nhiên, hệ số di truyền tính trạng tỷ lệ phi lê là không cao (0,04) nên hiệu quả chọn lọc
tính trạng này không đáng kể. Từ 2008 đến này chương trình tiếp tục xác định tính trạng tăng


6

trưởng là chủ đạo và đang khảo sát tiếp tính trạng kháng bệnh gan thận mủ để có thể đưa vào
làm mục tiêu cho chọn giống kháng bệnh.
* Các chương trình chọn giống tôm càng xanh trong nước và trên thế giới
Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ ghi nhận nào về một chương trình chọn giống tôm
càng xanh khác được tiến hành trong nước. Việc đánh giá các dòng tôm lai giữa ba nhóm tôm
Đồng Nai, Mekong và Hawaii được tiến hành bởi Thanh và ctv (2009) trước khi chương trình
chọn giống này được tiến hành. Kết quả cho thấy không có ưu thế lai được tạo ra từ các phép
lai khác dòng. Tác giả cũng đề xuất chọn giống là hướng tiếp cận tốt nhất nhằm cải thiện chất
lượng di truyền trên tôm càng xanh. Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời chương trình chọn
giống tôm càng xanh ở Viện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy Sản II.
Việc đánh giá dòng là một bước thăm dò cho sự ra đời một chương trình chọn giống thủy sản.
Ở Ấn Độ, Pillai và ctv (2011) cũng đã thực hiện một bước tương tự cho đánh giá ba dòng tôm
càng xanh nội địa ở nước này cho thấy có thể xuất hiện một chương trình chọn giống tôm
càng xanh ở Ấn Độ trong tương lai gần.

Ở Trung Quốc, là một nước không có tôm càng xanh trong tự nhiên, cũng đã thực hiện một
chương trình chọn giống tôm càng xanh từ năm 2006 với hai tính trạng là tăng trưởng và tỷ lệ
sống. Kết quả cho thấy các thông số di truyền của quần đàn này thấp hơn nhiều so với các
chương trình chọn giống tôm nước mặn như tôm sú. Hệ số di truyền tính trạng tăng trưởng bị
ảnh hưởng nhiều vào kiểu hình tôm và theo giới tính, cao ở tôm cái và thấp ở tôm đực (Luan
và ctv, 2012). Sau bốn thế hệ cho thấy tích lũy di truyền ở mức thấp, tuy nhiên có thể cải thiện
nếu tăng cường độ chọn lọc và bổ sung thêm các dòng tôm mới nhằm bổ sung biến dị di
truyền. Theo thông báo của Luan và ctv (2012) thì hệ số di truyền tính trạng khối lượng cho
các thế hệ từ thấp tới trung bình, dao động từ 0,055±0,012 đến 0,223±0,045. Tương quan giới
tính giữa các quần đàn ở mức cao, 0,942±0,070 cho thấy khối lượng cơ thể của tôm đực và cái
có thể được điều khiển bởi cùng một gien. Hiệu quả chọn lọc lích lũy sau bốn thế hệ chọn
giống theo phương pháp chọn lọc gia đình đạt 26,22% (Luan và ctv, 2012).
* Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu của nghiên cứu này là chọn giống nhằm cải thiện chất lượng di truyền của tôm càng
xanh nuôi tại Việt Nam theo hướng tăng tốc độ sinh trưởng (tổng khối lượng thân).


7

Mục tiêu cụ thể
- Tạo dòng tôm càng xanh được cải thiện di truyền về tính trạng sinh trưởng.
- Sau ba thế hệ, tốc độ sinh trưởng của đàn tôm chọn giống tăng 20%.
- Xây dựng được đàn tôm bố mẹ chọn giống thế hệ thứ ba gồm 100 gia đình phục vụ cho các
chương trình chọn giống tiếp theo.
* Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Chọn giống theo gia đình qua ba thế hệ và tính toán các thông số di truyền
- Sản xuất và nuôi tôm theo gia đình (full-sib, half-sib) phục vụ cho chọn giống.
+ Ghép cặp, sinh sản hàng loạt gia đình (full-sib, half-sib).
+ Ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh theo gia đình.

+ Đánh dấu theo gia đình, nuôi chung tôm sau đánh dấu trong cùng điều kiện nuôi.
+ Thu hoạch tôm, thu thập số liệu.
- Sản xuất gia đình nhóm đối chứng (full-sib) đồng thời với nhóm chọn lọc.
- Tính toán các thông số di truyền cơ bản (h 2, EBV).
- Chọn lọc tôm bố mẹ cho thế hệ tiếp theo.
Nội dung 2: Đánh giá tương quan kiểu gien – môi trường (G x E) trong 2 môi trường
- Đánh giá tương quan kiểu gien – môi trường tại nông hộ với 2 mô hình nuôi phổ biến hiện
nay là nuôi tôm càng xanh trong ao và nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa vùng ngập lũ.
- Đánh giá hiệu quả chọn lọc sau ba thế hệ chọn lọc.
Nội dung 3: Thu thập bổ sung và đánh giá vật liệu ban đầu cho chọn giống
- Thu thập thêm hai dòng tôm nhập ngoại từ Thái Lan, Myanmar.
- So sánh tăng trưởng hai dòng tôm nhập ngoại với đàn tôm chọn giống. Dùng hai dòng tôm
ngoại nhập này bổ sung vào vật liệu chọn giống nhằm tăng biến dị di truyền cho quần đàn tôm
đã chọn lọc qua ba thế hệ.


8

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm QG giống TS nước ngọt Nam Bộ, xã An Thái Trung,
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Thời gian nghiên cứu: 39 tháng (01/01/2010 đến 31/03/2013).
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu vật liệu ban đầu và bổ sung vật liệu cho chọn giống
* Thu thập vật liệu ban đầu và sinh sản thế hệ đầu tiên (G0) cho chọn giống
Vật liệu ban đầu được thu thập vào năm 2007, với 3 dòng tôm cách xa nhau về mặt địa lý bao
gồm: (1) dòng Mêkong được thu thập tại nhiều điểm khác nhau trên hệ thống sông Mêkong
(thu tại Châu Đốc - An Giang; Hồng Ngự - Đồng Tháp; Mỹ Tho - Tiền Giang và Kế Sách Sóc Trăng) tại Việt Nam, (2) dòng Đồng Nai thu ở thượng nguồn (sông La Ngà) và hạ nguồn

(phần tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh nơi chảy ra biển Cần Giờ) và (3) dòng Malaysia
được nhập nội từ Malaysia thông qua Trung tâm nghề cá thế giới (WorldFish Center). Số
lượng mỗi dòng thu khoảng 1.000 con, kích thước 10 – 20 g/cá thể, riêng tôm dòng Malaysia
được nhập về ở kích cỡ postlarvae 30 ngày tuổi, số lượng 3.000 cá thể (0,1 g/cá thể). Các
dòng tôm sau khi thu thập được nuôi thuần hóa trong giai lưới, nuôi vỗ thành thục và sinh sản
thế hệ đầu tiên G0 vào năm 2008. Thế hệ G0 được gọi là quần đàn ban đầu cho chương trình
chọn giống (Hình 1). Việc sản xuất gia đình thế hệ G0 hoàn thành trong vòng một tháng với
80 gia đình full-sib được tạo ra bằng cách lai tổ hợp giữa 3 dòng tôm nói trên (Bảng 1). Đàn
tôm bố mẹ được hình thành bao gồm 594 cá thể tôm bố mẹ hiện diện ở 69 gia đình khác nhau
(trên tổng số 80 gia đình) có giá trị chọn giống (breeding value - BV) của gia đình cao nhất.
Đây là nguồn vật liệu ban đầu có tính đa dạng sinh học cao và có giá trị cho các chương trình
chọn giống ở các thế hệ tiếp theo.


9

ĐN

2007

MK

ML

Thu vật liệu gốc
ĐN (Đồng Nai); MK
(MeKong); ML (Malaysia)
Nuôi thành tôm bố mẹ

- Thu vật liệu ban đầu


G0
80 gia đình full-sib từ vật liệu gốc

2008

- Lai tổ hợp với 9 phép lai.
- Chọn lọc kết hợp theo gia
đình (combine selection)

G0 chọn lọc
594 tôm bố mẹ từ 69 gia đình

- Tạo, chọn lọc G0

2009

Sản xuất G1 từ G0 chọn lọc
(104 gia đình full-sib và half-sib)

- Tạo, chọn lọc G1

Chọn lọc: chọn lọc
theo gia đình

G1 chọn lọc
Tôm bố mẹ chọn từ 104 gia đình G1

Hình 1: Sơ đồ thành lập quần đàn ban đầu cho chọn giống tôm càng xanh
Các cá thể chọn lọc sau đó dùng cho sản xuất các gia đình thế hệ G1 (104 gia đình) với tỷ lệ

ương nuôi thành công tính từ lúc ghép cặp sinh sản tới postlarvae đạt 86,7%. Việc ương nuôi
các gia đình thế hệ G0 và G1 tới kích cỡ thu hoạch (20 – 40 g) được thực hiện trong giai lưới
100 m2 đặt trong ao 2.000 m2, có sục khí vào ban đêm.
Bảng 1: Lai tổ hợp tạo vật liệu ban đầu (G0) và số lượng gia đình trong các phép lai

Tôm cái
Phép lai tổ hợp

MK

Tôm đực

DN

MY

MK

DN

MY

MK x MK

MK x DN

MK x MY

(6)


(10)

DN x MK

DN x DN

DN x MY

(10)

(10)

(6)

MY x MK

MY x DN

MY x MY

(10)

(8)

(7)

(1)

(13)


Ghi chú: DN = dòng tôm Đồng Nai, MK = dòng tôm Mêkong, MY = dòng tôm Malaysia.
(1): Số lượng gia đình sinh sản thành công trong từng phép lai.

* Thu thập bổ sung vật liệu
Thu thập bổ sung tôm nước ngoài: Thu bổ sung tôm từ 2 nước có tôm càng xanh phân bố


10

trong tự nhiên là: Thái Lan, Myanmar thông qua các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong lĩnh
vực thủy sản tại hai nước này. Tôm thu thập bổ sung là tôm postlarvae (PL) và tôm giống (~ 2
gam/cá thể) để thuận tiện vận chuyển. Số lượng thu thập bao gồm 3.000 cá thể PL15 từ Thái
Lan và 2.000 tôm giống từ Myanmar (Bảng 2). Số tôm này được thu thập trên các dòng sông
có sự xuất hiện của tôm càng xanh và từ các trại sản xuất giống cách xa nhau về mặt địa lý
nhằm đảo bảo nguồn vật liệu này có nguồn gien phong phú.
Bảng 2: Thu thập hai nhóm tôm nhập nội.
Nguồn gốc

Ngày nhập

S. lượng (cá thể)

T. lượng (g)

Thái Lan

22/8– 6/9/12

3.000


Post 15

Myanmar

25/9/12

2.000

2,0

Sau khi thu thập về Trung tâm QG giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ trong năm 2012, hai
dòng tôm này được nuôi cách ly sinh học và kiểm tra mầm bệnh. Hai dòng tôm này sau đó
được đánh dấu bằng phẩm màu huỳnh quang theo dòng và thả nuôi chung với tôm chọn giống
thế hệ G4 trong thí nghiệm so sánh tăng trưởng.
* Phương pháp bổ sung vật liệu làm tăng biến dị cho quần đàn chọn giống
Việc bổ sung hai dòng tôm nhập nội vào vật chọn giống của đề tài là quần đàn có sự góp
“máu” của ba dòng Đồng Nai, MeKong và Malaysia phụ thuộc vào kết quả đánh giá tăng
trưởng khi so sánh với đàn tôm chọn giống thế hệ G4 thực hiện trong năm 2012.
Thí nghiệm đánh giá dòng: thuần dưỡng hai dòng tôm nhập trong ao nuôi để chúng quen dần
với điều kiện khí hậu tại Việt Nam, sau đó tiến hành đánh dấu hai dòng tôm này và thả nuôi
chung với đàn tôm G4. Do hai nhóm tôm được thu thập về không cùng thời điểm và có trọng
lượng thân không đồng đều vì vậy thí nghiệm đánh giá dòng được thiết kế thành hai thí
nghiệm độc lập theo hai đợt thả nuôi khác nhau và trong hai ao nuôi khác nhau (Bảng 3). Thu
hoạch đồng thời hai dòng tôm này cùng với tôm nuôi tăng trưởng của các gia đình. Sau khi
thu hoạch, cân đo trọng lượng thân cá thể theo từng dòng, so sánh LSM trọng lượng thân các
dòng tôm sử dụng mô hình toán như sau:
y = StockWt + Growday + Sex + Line + Pond*Line + Morphtype(Sex) [1]
Trong đó:



11

y: Trọng lượng thân (g) khi thu hoạch
StockWt: Trọng lượng thân (g) khi đánh dấu thả nuôi chung trong ao
Growday: Số ngày nuôi (ngày) từ khi thả nuôi đến khi thu hoạch
Sex: Giới tính (đực/cái) của từng cá thể khi thu hoạch
Line: Dòng tôm (chọn giống; Thái Lan; Myanmar)
Pond: Ao nuôi thử nghiệm (ao 1; ao 2)
Morphtype: Kiểu hình tôm đực (càng xanh; càng cam; tôm nhỏ; càng xào; không
càng) và kiểu hình tôm cái (trứng đầu; trứng bụng; không trứng) cho từng cá thể khi thu
hoạch.
Bảng 3: Thí nghiệm nuôi so sánh tăng trưởng hai nhóm tôm nhập nội với tôm chọn giống thế
hệ G4.
Thí nghiệm

Ngày thả nuôi

S. lượng

T. lượng trung bình

chung

(cá thể)

(g)

Thái Lan

11/12/12


699

3,6

Tôm chọn giống

11/12/12

941

2,2

Myanmar

15/10/12

1.287

2,7

Tôm chọn giống

15/10/12

800

2,0

Dòng tôm


đánh giá dòng
Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2

So sánh LSM sử dụng hàm GLM trong SAS 9.0 với kiểm nghiệm Tukey ở mức ý nghĩa 0,05.
Vật liệu mới được bổ sung bằng cách ghép cặp, sản xuất gia đình (full-sib và half-sib) với
nhóm vật liệu thế hệ G4. Tỷ lệ bổ sung nguồn gien của hai nhóm tôm mới này tùy thuộc vào
kết quả nuôi so sánh nuôi tăng trưởng của hai nhóm tôm này với nhóm tôm sản xuất gia đình.
3.2.2. Phương pháp ghép cặp, sản xuất hàng loạt gia đình cho chọn giống
Phương pháp ghép cặp sản xuất gia đình áp dụng phương pháp lai giữa các cá thể cách xa
nhau về mặt di truyền nhằm hạn chế hiện tượng cận huyết. Những cá thể được chọn là những
cá thể có giá trị chọn giống cao nhất trong các gia đình được chọn.


12

Ở hai thế hệ G0 và G1, tôm cái sau khi giao vỹ được chuyển riêng rẽ qua các giỏ nhựa (1 cá
thể/giỏ kích thước 40 cm x 60 cm) đặt trong ao. Căn cứ vào màu sắc của buồng trứng cũng
như mức độ phát triển của phôi để xác định thời điểm thích hợp chuyển tôm cái ôm trứng lên
nhà giống tôm càng xanh ấp nở, ương ấu trùng. Từ thế hệ G2 đến G4 nhằm rút ngắn thời gian
tạo gia đình full-sib và half-sib chúng tôi áp dụng ghép cặp theo phương pháp GIFT
(WorldFish Center, 2004). Theo phương pháp này, 6 đến 8 cá thể tôm cái khỏe mạnh, có giá
trị chọn giống cao nhất từ 2 gia đình khác nhau được thả chung với 1 tôm đực có giá trị chọn
giống cao đến từ một gia đình khác trong giai lưới 4 m2 đặt trong ao đất. Việc tạo full và halfsib được thực hiện thông qua việc thường xuyên kiểm tra tôm thụ tinh trong các giai lưới này.
Tôm cái sau khi ôm trứng sẽ được chuyển qua các giai lớn hơn có kích thước 20 m2 theo từng
đợt kiểm tra nhằm tránh xa sự quấy rối của các cá thể tôm cái khác và được yên tĩnh trong
suốt quá trình ôm trứng trước khi sinh sản.
2010


Sản xuất G2 từ G1 chọn lọc
(117 gia đình full-sib và half-sib)

- Tạo, chọn lọc G2
G2 chọn lọc
Tôm bố mẹ chọn từ 117 gia đình G2

2011

Sản xuất G3 từ G2 chọn lọc
(144 gia đình full-sib và half-sib)

Tương quan G x E

G3 chọn lọc
Tôm bố mẹ chọn từ 100 gia đình

2012

Sản xuất G4 từ G3 chọn lọc
(127 gia đình full-sib và half-sib)

- Sản xuất gia đình, chọn
lọc, tính toán hiệu quả
chọn lọc sau 3 thế hệ

Nhập vật liệu

TL

G4 chọn lọc
(Tôm bố mẹ cải thiện di truyền)

Hình 2: Sơ đồ chọn giống tôm càng xanh qua ba thế hệ

MYA

Bổ sung vật liệu


13

Nhằm hạn chế sự sai khác về ngày tuổi giữa các gia đình thì thời gian cho ghép cặp tạo gia
đình được khống chế là 30 ngày và áp dụng thống nhất qua tất cả các thế hệ chọn giống. Sản
xuất các gia đình (full-sib) thuộc nhóm đối chứng nhằm tính toán hiệu quả chọn lọc thực tế
được tiến hành đồng thời với các gia đình dòng chọn lọc. Nhóm đối chứng là nhóm có giá trị
chọn giống ước tính (EBV) trung bình của thế hệ trước, được coi là quần đàn đặc trưng thế hệ
tiếp theo nếu không có hoạt động chọn lọc. Các gia đình nhóm đối chứng được sản xuất song
song và áp dụng cùng quy trình như các gia đình nhóm chọn lọc nhằm hạn chế tối đa sai số do
việc không cùng độ tuổi và các yếu tố kỹ thuật khác.
3.2.3. Phương pháp ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh theo gia đình cho chọn giống
- Chuẩn bị nguồn nước
+ Xử lý loại bỏ kim loại nặng và lắng trong: Sử dụng thuốc tím (KMnO4) 0,5-1,0 g/m3, hòa
tan thuốc tím cho vào nước, sục khí khoảng 1 giờ, để lắng, sau 24 giờ nước trong có thể
chuyển qua bể khác và pha nước mặn và ngọt đạt độ mặn 12‰.
+ Xử lý diệt khuẩn: Sử dụng chlorin nồng độ 25 g/m3. Hòa tan chlorin cho vào bể, sục khí liên
tục, sau 24 giờ trung hòa chlorin tự do còn dư bằng thiosulfat sodium nồng độ 20 g/m3.

Hình 3a: Bể ương 120 lít


Hình 3b: Bể ương 1.200 lít

- Thu ấu trùng và mật độ ương
+ Ấu trùng thu vào 7- 9 giờ sáng, thu xong tính toán số lượng ấu trùng cho vào bể ương.
+ Bể tôm mẹ cần được vệ sinh thay nước 100% mỗi ngày, không cho tôm mẹ ăn, giữ môi
trường tốt cho ấu trùng.


14

+ Mật độ ương: 30 ấu trùng/lít.
- Thức ăn và cho ăn
+ Artemia: chọn loại có tỷ lệ nở trên 70%, hàm lượng HUFA trên 5 mg/g trứng. Số lượng cho
ăn phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của ấu trùng, biến động từ 6 - 150 ấu trùng
artemia/ấu trùng tôm/ngày.
+ Thức ăn chế biến: Từ ngày nuôi thứ 10 cho ăn thêm thức ăn chế biến.Nguyên liệu chế biến
thức ăn bao gồm: trứng gà, bột sữa, mực tươi, gan bò, vitamin C, vitamin B1, dầu cá. Các
nguyên liệu trên được xay nhuyễn trộn đều với nhau, sau đó cho vào nồi hấp chín, để nguội,
cà qua các loại rây có mắt lưới phù hợp các giai đoạn phát triển của ấu trùng. Dùng thức ăn
chế biến cho ấu trùng từ giai đoạn 5 trở đi.
- Chăm sóc và quản lý bể nuôi
+ Hàng ngày vệ sinh bể, si phông chất cặn lắng đọng ở đáy bể và thay nước.
+ Chế phẩm vi sinh: các loại chế phẩm vi sinh có tác dụng cải thiện chất lượng nước trong các
bể ương nuôi ấu trùng như: Abacmax, Ecotab và bắt đầu sử dụng khi đưa ấu trùng vào bể
được 4 ngày và sau đó cách 04 ngày dùng 01 lần.
3.2.4. Phương pháp đánh dấu tôm càng xanh giống theo gia đình bằng phẩm màu
3.2.4.1 Quy trình đánh dấu sử dụng phẩm màu huỳnh quang
* Chuẩn bị phẩm màu: Phẩm màu huỳnh quang (VIE) được chuẩn bị đúng theo hướng dẫn
của nhà sản xuất. Màu đánh dấu gồm 2 phần riêng biệt: năm màu (đỏ, cam, xanh, vàng và
trắng) và chất gây đông.


Hình 4a: Dụng cụ đánh dấu tôm

Hình 4b: Tôm giống sau khi đánh dấu


15

Khi màu và chất gây đông trộn lẫn nhau sẽ gây ra phản ứng đông, với tỷ lệ màu/chất gây đông
là 10/1. Hỗn hợp này có thể dùng để đánh dấu trên cơ thể tôm ngay sau đó. Màu sẽ đông rất
nhanh nếu giữ ở nhiệt độ phòng (250C), nếu giữ trong ngăn mát tủ lạnh (4 0C) sẽ kéo dài thời
gian sử dụng khoảng vài giờ. Giữ trong ngăn đá (-18 0C) có thể kéo dài thời gian đông lâu hơn
(khoảng 3-7 ngày).
* Phương pháp đánh dấu: Phẩm màu được tiêm vào lớp cơ ở mặt bụng của tôm giống, kích
cỡ 1 – 2 g, ngay dưới và song song lớp vỏ kitin, ở đốt bụng thứ 1 và thứ 6 với 4 vị trí tiêm
màu (trái và phải của mỗi đốt). Phẩm màu được tiêm nhẹ nhàng tránh làm tổn thương lớp cơ
thịt của tôm và kết thúc trước khi kim tiêm được rút ra khỏi cơ thể tôm. Màu tiêm tạo thành
vệt dài nhằm tăng khả năng nhận biết dấu và tránh lượng màu lớn tích tụ một nơi gây hoại tử
phần cơ được tiêm. Trong quá trình đánh dấu (tiêm phẩm màu) không cần phải gây mê tôm.
* Tổ hợp màu sử dụng: theo công thức bên dưới của công ty Northwest Marine Technology
SL 

L!
C N Trong đó SL là số lượng tổ hợp màu thu được cho đánh dấu gia đình
( L  N )! N !

N là số lượng dấu đánh trên cơ thể tôm, L là số vị trí cho đánh dấu và C là số màu sử dụng.
Như vậy nếu ta dùng 5 màu, 4 vị trí đánh dấu và 2 dấu đánh; ta sẽ có 150 tổ hợp màu. Tương
tự, nếu ta dùng 6 màu cho 4 vị trí và 2 dấu, số màu sẽ tăng lên là 216 tổ hợp màu.
*Nuôi tôm sau khi đánh dấu: Việc đánh dấu trên cơ thể tôm được thực hiện trên hai đốt dưới

mặt bụng tôm (đốt thứ 1 và đốt thứ 6), với 4 vị trí đánh dấu (bên trái và bên phải mỗi đốt) sẽ
cho ra 150 tổ hợp màu. Việc ương nuôi đến kích cỡ tôm đánh dấu (> 1 g) cho 100 gia đình,
đánh dấu ít nhất 100 cá thể/gia đình/thế hệ. Sau khi đánh dấu, tôm sẽ được nuôi giữ trong bể
composite 1.000 lít có sục khí và cho ăn thức an viên chuyên dùng cho giai đoạn tôm giống
trong 1 tuần để đảm bảo tôm giống lột xác ít nhất 1 lần trong bể (Thí nghiệm 1) hoặc sẽ được
thả ngay ra ao (Thí nghiệm 2). Quá trình nuôi tôm thí nghiệm sử dụng thức ăn viên công
nghiệp sản xuất cho tôm càng xanh có hàm lượng protein là 35%, cho ăn 2 lần/ngày với lượng
thức ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thay nước ít nhất 2 lần/tuần theo thủy triều hoặc
khi chất lượng nước trong ao không đảm bảo (dùng máy bơm nước).
Trong quá trình nuôi tăng trưởng trong ao cần định kỳ thu mẫu theo dõi tăng trưởng và kiểm
tra chất lượng nước để có những điều chỉnh kịp thời. Ao nuôi có bố trí giá thể cho tôm trú ẩn
và sử dụng các chế phẩm vi sinh có lợi cho phân hủy các chất độc hại tích tụ dưới đáy. Việc


16

diệt cá tạp trong ao được thực hiện một lần sau khi sau thả ao một tháng cho suốt thời gian
tôm nuôi tăng trưởng trong ao nhằm tránh hao hụt thức ăn và tăng tỷ lệ sống.
3.2.4.2. Thí nghiệm đánh dấu tôm bằng VIE
* Thí nghiệm 1
Tổng cộng 1.062 tôm càng xanh giống thuộc nhóm 1g (nhóm có khối lượng trung bình của cả
nhóm khoảng 1 g) được sử dụng trong thí nghiệm này trong đó 817 tôm giống được đánh dấu
và 245 tôm giống không đánh dấu được coi như nhóm tôm đối chứng. Có 1.292 tôm càng
xanh giống thuộc nhóm 2g cũng tham gia thí nghiệm này trong đó 1.779 tôm giống được đánh
dấu và 330 tôm giống không đánh dấu.
Nhóm 1g

Nhóm 2g

Nhóm

1g

VIE
SáuTrái

MộtSáuTrái

Sau 7 ngày
100
con
tồn
dấu

100
con
tồn
dấu

100
con
tồn
dấu

100 con
không
đánh
dấu

Giai 100 m2 trong ao đất


SáuTrái

MộtSáuTrái

Sau 7 ngày
100
con
tồn
dấu

100
con
tồn
dấu

100
con
tồn
dấu

100 con
không
đánh
dấu

Giai 100 m2 trong ao đất

Sau 70 ngày
Thu hoạch, thu kết quả thí nghiệm


MộtTrái

Tôm đối chứng

VIE

Tôm đối chứng

MộtTrái

Nhóm
2g

Sau 70 ngày
Thu hoạch, thu kết quả thí nghiệm

Hình 5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

Tất cả tôm giống tham gia thí nghiệm đều được cân khối lượng bằng cân điện tử có sai số 0,1
g trước khi được đánh dấu ở bên trái của đốt bụng số 1 hoặc đốt bụng số 6 (từ nay ký hiệu
tương ứng là nhóm Một-Trái và nhóm Sáu-Trái) hoặc ở cả đốt bụng số 1 và đốt bụng số 6 (ký
hiệu là nhóm Một-Sáu-Trái). Tôm sau đánh dấu còn sống sau 7 ngày trong bể composite được
kiểm tra để tính toán tỷ lệ sống, tỷ lệ tồn dấu. Đối với mỗi nhóm khối lượng (nhóm 1g và 2g),
100 cá thể tồn dấu khi kiểm tra từ mỗi nhóm (3 nhóm bao gồm Một-Trái, Sáu-Trái, Một-SáuTrái) được lấy ngẫu nhiên để thả chung cùng 100 tôm giống đối chứng (tổng cộng 400 cá thể)
và nuôi chung trong giai 100 m2 cắm trong ao và nuôi tiếp trong thời gian là 70 ngày. Khi thu
hoạch, tất cả tôm đều được cân khối lượng (sai số 0,1g) và đọc dấu bằng mắt thường.


17


* Thí nghiệm 2
Tổng số 6.793 tôm giống thuộc nhóm khối lượng 2g có khối lượng trung bình là 2,1±0,8 g
(0,8 - 4,1 g; n = 300) thuộc 117 gia đình full- và half-sib thế hệ G2 được đánh dấu theo gia
đình. Nhằm có đủ số lượng tổ hợp dấu cho chương trình chọn giống, tất cả các cá thể trong
mỗi gia đình sẽ được đánh cùng một tổ hợp hai dấu phẩm màu (trong số các màu đỏ, cam,
xanh, vàng và hồng) ở bên trái hoặc bên phải đốt bụng số 1 hoặc số 6. Các tổ hợp dấu bao
gồm vị trí đánh dấu và màu sử dụng là duy nhất nhằm phân biệt giữa các gia đình với nhau.
Tôm sau khi được đánh dấu được thả trong bể composite cho hồi phục trong khoảng 30 phút
trước khi được thả trực tiếp ra nuôi trong hai ao diện tích 3.500 m2 (ký hiệu là ao A) và 800
m2 (ký hiệu ao B) với mật độ thả khoảng 2 cá thể/m2. Trung bình có 50±22 và 15±6 cá thể từ
mỗi gia đình (trong số 117 gia đình) được thả nuôi tương ứng trong ao A và B. Ngoài nhóm
tôm được đánh dấu theo gia đình, 1.000 tôm không đánh dấu có kích thước tương tự nhóm
tôm đánh dấu được thả nuôi chung trong ao A được coi như nhóm tôm đối chứng.
117 gia đình (6.730 cá thể) được đánh dấu
(117 tổ hợp 2 dấu VIE)

Ao A (3.500 m2)
5.193 tôm đánh dấu +
1.000 tôm không đánh dấu
(nhóm control)
Sau 112 ngày nuôi

Thả
nuôi
trong
ao

Ao B (800 m2 )
1600 tôm đánh dấu
(không có nhóm control)


Sau 92 ngày nuôi

Thu hoạch, cân trọng lượng, đọc dấu xác định gia đình

Hình 6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

* Thí nghiệm 3
Thí nghiệm 3 thuộc dạng thí nghiệm mù “blind test” nhằm đánh giá độ tin cậy của kết quả đọc
dấu. Thí nghiệm này sử dụng 300 cá thể tôm thu hoạch từ ao A trong Thí nghiệm 2 với yêu
cầu là những cá thể tôm này phải còn đủ cả hai dấu. Có năm người với các mức độ kinh
nghiệm trong việc đọc dấu khác nhau (kinh nghiệm cao, trung bình, thấp) tham gia thí nghiệm
này. Lần lượt từng cá thể tôm được chuyền đến lần lượt từng người trong cả năm người đọc
dấu cho đến cá thể cuối cùng (300 cá thể). Cả năm người tham gia đọc dấu được yêu cầu đọc
dấu và ghi nhận lại kết quả một cách độc lập cho từng cá thể theo thứ tự, không trao đổi hoặc


18

bàn luận về kết quả trong suốt quá trình thí nghiệm. Sau khi người thứ năm kết thúc việc đọc
dấu, một người thứ sáu sẽ tiến hành mổ cá thể tôm thí nghiệm ở các vị trí có dấu và ghi nhận
tổ hợp dấu thực sự. Kết quả của người thứ sáu này cũng độc lập với năm người đọc dấu. Sau
khi kết thúc thí nghiệm, kết quả đọc dấu của từng người trong năm người tham gia đọc dấu
được so sánh với kết quả của người thứ sáu cho từng cá thể tôm từ đó đánh giá mức độ chính
xác của người đọc dấu cũng như độ tin cậy của phương pháp.
300 cá thể tôm (còn hai dấu) thu hoạch từ ao A trong Thí nghiệm 2
Từng cá thể được chuyển đến năm người đọc dấu, người thứ sáu mổ tôm

Người I


Người II

Người III

(đọc dấu)

(đọc dấu)

(đọc dấu)

Đối chiếu kết quả
Người VI
(mổ tôm – xác định tổ hợp
dấu thực sự)
Người V

Người IV

(đọc dấu)

(đọc dấu)

Hình 7: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3

Kết quả đọc dấu bị coi là sai nếu người đọc dấu nhận biết được vị trí đó có dấu nhưng phân
biệt màu sai hoặc những vị trí thực sự không có dấu nhưng bị nhầm lẫn thành mộ trong số
năm màu do nhầm lẫn với sắc tố của tôm. Kết quả đọc dấu được coi là chính xác chỉ khi đúng
vị trí và đúng màu sắc ở cả hai vị trí đánh dấu so với kết quả khi mổ tôm xác định tổ hợp dấu.
* Phương pháp xử lý số liệu trong thí nghiệm đánh dấu tôm
- Tỷ lệ sống được tính bằng phần trăm số lượng cá thể sống tính tới thời điểm kiểm tra (Nsa)

so với số lượng thả ban đầu (Ns0).
Tỷ lệ sống =

Nsa
x 100%
Ns 0

- Tỷ lệ tồn dấu được tính bằng phần trăm số lượng cá thể còn dấu (1 hoặc 2 dấu) VIE (Nra) so
với tổng số lượng cá thể còn sống tại thời điểm kiểm tra (Nsa).


×