Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TM dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất, bảo quản gừng phục vụ chế biến và xuất khẩu tại thị xã bỉm sơn, huyện hà trung, tỉnh thanh hóa”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.83 KB, 21 trang )

B1-TMDANTMN

THUYẾT MINH DỰ ÁN
Thuộc Chương trình “Xây dựng mô hình Ứng dụng và chuyển giao khoa học
và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai
đoạn từ nay đến năm 2015”
(Kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 7 năm 2005
của Bộ trởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên Dự án:
“Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất, bảo quản gừng
phục vụ chế biến và xuất khẩu tại thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh
Hóa”.
2. Mã số:
3. Cấp quản lý: Bộ KH&CN:
4. Thời gian thực hiện: 36 tháng, tính từ thời điểm ký hợp đồng
5. Dự kiến kinh phí thực hiện: 4.285,7 triệu đồng.
Trong đó: - Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương: 2.453,5 triệu đồng
- Ngân sách địa phương:
- Nguồn khác:
1.832,3 triệu đồng
6. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án:
Tên tổ chức: Công ty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung
Địa chỉ: Phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: 0373 770 738
Email:
7. Chủ nhiệm Dự án:
Họ, tên: Phạm Hoàng Hà
Học hàm, học vị: Thạc sỹ hệ thống NN Chức vụ: Tổng giám đốc Công ty
Địa chỉ: Phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa


E-mail:
Mobile: 0913.510.083
8. Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ:
Tên cơ quan: Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng
Địa chỉ: 70 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
E-mail:
Website: crd.gov.vn
Điện thoại: (84.4) 39424357; Fax: (84.4) 39421078
1


9. Tính cấp thiết của dự án:
9.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của vùng dự án.
9.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Thị xã Bỉm Sơn được tách ra từ huyện Hà trung trên theo Quyết
định 157/ HĐBT ngày 18/12/1981 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) cơ
sở Thị trấn Bỉm Sơn (Thành lập ngày 29/7/1977 theo Quyết định 140/BT-TTg của
Bộ trưởng phủ thủ tướng), Thị trấn Nông trường Hà Trung và 2 xã Quang Trung
và Hà Lan thuộc huyện Trung Sơn (nay là Huyện Hà Trung - Thanh Hoá).
Vùng triển khai dự án là vùng địa đầu tỉnh Thanh Hoá và của cả miền Trung,
Tính từ thị xã Bỉm Sơn cách thành phố Thanh Hoá 34 km về phía Nam, cách thủ
đô Hà Nội 120 km về phía Bắc. Thị xã Bỉm sơn nằm ở toạ độ 2002’-2009' vĩ độ
Bắc và 105047' - 105056’ kinh độ Đông và huyện Hà Trung nằm ở toạ độ 19059'
- 20009' vĩ độ Bắc và 105045' - 105058' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Ninh
Bình, phía Nam giáp các huyên Hậu Lộc, Hoằng Hoá. Phía Tây giáp các huyện
Vĩnh Lôc, Thạch Thành. Phía Đông giáp huyện Nga Sơn (Tỉnh Thanh Hoá).
- Địa hình
Địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây Bắc được bao
bọc bởi nhiều dãy đồi núi cao, đã làm cho địa hình huyện Hà Trung, tuy là huyện
đồng bằng, nhưng mang tính đa dạng hơn. Do địa hình tạo thành nhiều tiểu vùng

dạng lòng chảo, nên mùa mưa thường hay ngập úng cục bộ, gây khó khăn cho sản
xuất và đời sống nhân dân.
- Khí hậu
Nhiệt độ bình quân năm là 23oC, cao tuyệt đối 41oC, thấp tuyệt đối 6 oC,
tổng nhiệt hàng năm 8.500 - 8.700oC, biên độ nhiệt giữa các ngày từ 6 - 7oC.
Độ ẩm không khí: Bình quân năm từ 85 - 87%, cao nhất 92% vào các
tháng1; tháng 2, thấp nhất vào tháng 6; 7.
Lượng mưa trung bình năm: 1.700 mm, năm mưa lớn nhất 2800 mm, lượng
mưa thấp nhất 1100 mm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm
làm ảnh hưởng đến xản xuất nông nghiệp.
Hàng năm mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình
khoảng 250 - 270mm/tháng, mưa tập trung ở các tháng 8, 9, 10, có những năm
tháng 9 lượng mưa lớn đạt 700 - 800 mm.
2


Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hầu hết lượng mưa chỉ
đạt 15% tổng lượng mưa hàng năm, tháng 1 mưa nhỏ nhất có khi chỉ đạt 10 mm
Sương mù: Số ngày có sương mù trong năm từ 22 - 26 ngày, thường xuất
hiện tập trung vào các tháng 10, 11, 12 làm tăng độ ẩm không khí và đất. Những
năm rét nhiều, sương muối xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2 gây ảnh hưởng xấu
đến sản xuất và đời sống.
- Điều kiện đất đai
Điều kiện đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn
+ Đất nông nghiệp:
+ đất lâm nghiệp
+ Đất phi nông nghiệp


Diện tích các loại đất (ha)
TX Bỉm
Huyện Hà
Tổng
Sơn
Trung
6.701
24.450
31.151
3.536
15.310
18.846
1.952
5.716
7.668
1.214
3.423
4.637

9.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
- Dân số
Một số chỉ tiêu dân số
Tổng dân số
Mật độ người/km2
Lao động trong độ tuổi
Lao động đang làm việc trong các
ngành Kinh tế quốc dân

Bỉm Sơn
59.747

820
36.867
33.440

Dân số (người)
Hà Trung Tổng
125.893
185.640
516
74.025
110.892
68.807

102.247

(Số liệu thống kê 1999)
- Tình hình kinh tế:
Thị xã Bỉm Sơn với tổng giá trị sản xuất năm 2013 trên địa bàn ước đạt
4.307.043 triệu đồng, bằng 47,6% kế hoạch năm, tăng 14,8% so CK (chỉ tiêu tốc độ
tăng trưởng cả năm 14,6% trở lên). Trong đó, ngành CN-XD tăng 14,5%, Dịch vụ
tăng 17,2%, Nông -lâm nghiệp-thủy sản giảm 1,3%, giá trị xuất khẩu tăng 24,6%.
Huyện Hà trung năm 2014 có tốc độ kinh tế đạt 14,5% là năm được mùa
liên tiếp 2 vụ với tổng sản lượng lương thực trên 76 ngàn tấn, giá trị sản xuất của
toàn nghành ước đạt 447 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ. giá trị sản xuất công
nghiệp- xây dựng đạt trên 1900 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ, nghành DV
3


đạt 870 triệu đồng, tăng 17,8%. Tổng huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt trên
1100 tỷ đồng.

9.1.3. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ
- Tại thị xã Bỉm Sơn
+ Hệ thống giao thông: Hiện nay mạng lưới giao thông thị xã Bỉm Sơn đạt
136 km bao gồm cả đường Quốc Lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Tỉnh Lộ 7,
đường Liên huyện và hệ thống giao thông nội thị, mật độ giao thông đạt 5km/km2,
tỷ lệ chiếm đất đạt 10%. Một số tuyến đường chính như tuyến đường Quốc lộ 1A
và đường sắt Bắc Nam chạy qua Thị xã với tổng chiều dài là 9,8 km, đường Tỉnh
Lộ 7 đi Huyện Thạch Thành dài 4,7km, đường liên Huyện Bỉm Sơn - Nga Sơn dài
12km; các tuyến đường nội thị chính như: Đường Trần Phú 4,5km, Đường Trần
Hưng Đạo 5,0km, đường Nguyễn Văn Cừ 3,4km, Đường Bà Triệu 3,95km, Đường
Lê Lợi dài 3,5km…
+ Dịch vụ Bưu chính viễn thông: Lĩnh vực dịch vụ Bưu chính - Viễn thông
trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn những năm vừa qua phát triển khá mạnh, đến nay Thị
xã đạt 74 máy điện thoại/100dân, bình quân sử dụng internet ADSL đạt 6,5 thuê
bao/100dân. Cơ quan Thị uỷ, các Đoàn thể, UBND Thị xã, UBND xã, phường đã
nối mạng internet và trao đổi công việc qua hệ thống mạng WAN.
+ Điện năng: Nguồn điện thị xã Bỉm Sơn được cấp từ 4 trạm 110KV. Hiện
nay thị xã có 2 trạm trung gian 35/6KV và 75 trạm hạ thế 6/0,4KV; toàn thị xã có
134,45 km đường dây hạ thế; tổng điện năng tiêu thụ là 609,62 triệu KW/h/ năm,
bình quân sử dụng điện năng sinh hoạt đạt 9.570KWh/người/năm, Số hộ dùng điện
trực tiếp với chi nhánh điện đạt 98%.
Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt
Hiện nay trên địa bàn thị xã có 02 nhà máy cung cấp nước sinh hoạt với
công suất 16.000m3/ngày đêm do Xí nghiệp nước Bỉm Sơn quản lý.
- Tại huyện hà trung
+ Hạ tầng giao thông vận tải: Trong những năm qua huyện đã tập trung đầu tư
xây dựng nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực như: giao thông, y tế,
giáo dục, văn hoá xã hội nhằm phục vụ đời sống và phát triển kinh tế. Nhưng do đặc
thù Hà Trung là một huyện đồng chiêm trũng, nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống dân sinh trong giai đoạn mới.


4


Trên địa bàn huyện Hà Trung có 20 km quốc lộ chạy qua: Trong đó có
8,8km quốc lộ 1A nối từ cầu Tống Giang đến Cầu Lèn và 11,2km quốc lộ 217 nối
từ quốc lộ 1A lên Vĩnh Lộc.
Có 27 km tỉnh lộ đã được nhựa hoá. Tuyến 508 nối từ quốc lộ 1A đi Nga
Sơn dài 9km, tuyến 522 nối từ quốc lộ 1A lên chiến khu Ngọc Trạo dài 10km,
tuyến 523 nối từ quốc lộ 1A lên Thạch Thành 8km.
Đường huyện có tổng chiều dài 96 km đã được nhựa hoá 67,8 km còn lại đã
được dải đá cấp khối.
Đường liên thôn, liên xóm có tổng chiều dài là 182km trong đó đã nhựa hoá
được 64 km và bê tông hoá được 118km.
Ngoài ra trên địa bàn huyện Hà Trung còn có đường thuỷ nội địa dài 64km.
Dọc sông Lèn từ ngã Ba Bông xã Hà Sơn đến Chế Thôn Hà Toại dài 20km, Sông
Hoạt từ Hà Tiến đến Tư Tuần Hà Châu và từ Chế Thôn Hà Toại đến Mỹ Quan Hà
Vinh có chiều dài 40km.
Phương tiện vận tải trên địa bàn huyện hiện có 319 phương tiện vận tải
đường bộ và 150 phương tiện vận tải đường thuỷ.
+ Hệ thống điện: Trên địa bàn huyện có tổng số 105 tạm biến áp trong đó có
106 máy công suất 30.000 KVA và có 501,7km đường dây trong đó loại trung thế
149,7 km và 352km loại hạ thế.
+ Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt với tổng số vốn đầu
tư ban đầu là 12,9 tỷ đồng, công suất 2.000m2/ngày đêm hiện tại phục vụ cho
1.500 hộ dân trên địa bàn thị trấn.
9.2. Một số thuận lợi của đơn vị chủ nhiệm dự án
Công ty TNHH Nông công nghiệp Hà Trung là doanh nghiệp trực thuộc Tập
đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam từ cuối năm 2013 đến nay. Công ty có trụ sở tại
Phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Điều kiện đất đai: Với tổng diện tích đất tự nhiên của công ty trên 1700 ha.
Trong đó có khoảng 1200 ha là đất sản xuất nông nghiệp. Hình thành nên những
vùng sản xuất tập trung có diện tích từ 30 đến hàng trăm ha.
Đất sản xuất nông nghiệp được phân bố trên các dạng địa hình vùng đồi thấp
từ 5 - 100, xen lẫn với các thung lũng hẹp và bãi bằng lượn sóng nhẹ. Bao gồm các
loại đất: Đất xám feralit, đất nâu vàng núi đã vôi, đất nâu đỏ vùng đồi núi, đất bồi
tụ vùng thung lũng và ven khe suối....
5


- Nguồn nhân lực: Hiện Công ty đang có nguồn nhân lực có trình độ từ trung
cấp, kỹ sư và thạc sỹ có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đủ năng lực triển khai, chỉ
đạo sản xuất theo hướng hàng hóa ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiến tiến, kỹ thuật
cao, cơ giới hóa.. vào nông nghiệp hiện nay.
- Cơ cấu cây trồng: Các loại cây trồng trong sản xuất tại công ty là Dứa,
mía, cao su. Tuy nhiên diện tích các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao chiếm
21,2 % tổng diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay Công ty đang có kế hoạch chuyển
đổi các diện tích sản xuất kém hiệu quả sang mtj số loại cây trồng mới có hiệu quả
kinh tế cao hơn như cây khoai môn, cây bầu bí, cây khoai lang nhật....
- Điều kiện giao thông nội đồng: Hiện các vùng sản xuất của Công ty đều có
mạng lưới giao thông tốt bằng đường cấp phối có tu sửa hàng năm, rộng từ 4 - 5m,
nối liền với các tuyến đường chính của thị xã Bỉm Sơn và quốc lộ 1A. Rất thuận
lợi cho giao thông phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Điều kiện về thủy lợi: Nguồn nước đảm bảo, phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, sinh hoạt của người dân. hiện Công ty được giao quản lý và khai thác, sử
dụng 2 đạp chứa nước lớn : Hồ Cánh Chim và Hồ Bến Quân với trữ lượng nước
hàng triệu m3.
Hiện các vùng sản xuất có điều kiện thuận lợi công ty đã xây dựng được hệ
thống mương thủy lợi phục vụ nước tưới cho sản xuất. Sản xuất vùng đồi sử dụng
phương án tưới nước bằng máy bơm xăng, dầu hoặc điện....

9.3. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát phát triển kinh tế - xã
hội tại vùng dự kiến triển khai
9.3.1. Những thuận lợi
Với địa hình đa dạng, đất đai rộng lớn, có hệ thống núi đá bao bọc xung
quanh làm hạn chế các yếu tố bất lợi (gió bão, dịch bệnh....), nguồn nước khá dồi
dào, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
Quản lý Nhà nước ở các cấp (huyện, xã), ban ngành và doanh nghiệp trong
vùng có sự phối hợp tốt, nên rất thuận lợi cho việc chỉ đạo thực hiện các chủ
chương chính sách trong phát triển kinh tế của vùng.
Nguồn lao động trẻ, có sức khoẻ, cộng đồng đoàn kết. Đây là một thuận lợi
lớn trong việc huy động nguồn lực tại chỗ và hợp tác trong phát triển sản xuất.
Người dân tại các vùng của dự án dự kiến triển khai đã có tập quán sản xuất
tập trung trên diện tích lớn, người sản xuất có khả năng nắm bắt và sẵn sàng tiếp
6


cận nhanh được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là yếu tố thuận lợi
cho việc tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản
xuất nông nghiệp.
Là vùng có vị trí địa lý, giao thông khá thuận trong việc kết nối với các trung
tâm kinh tế trong nước bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không.
Có các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh có điều kiện rất tốt về cơ
sở hạ tầng phục vụ sản xuất Nông nghiệp. Đó là hệ thống giao thông nội đồng tốt,
luôn được tu bổ, chỉnh sửa hàng năm, Hệ thống điện, hệ thống thủy lợi khá ổn định.
9.3.2. Khó khăn và thách thức
- Là vùng thường xuất hiện các điều kiện thời tiết bất lợi như: hạn hán, gió
bão, sương muối....Vì vậy đây cũng là khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp
của vùng.
- Địa hình khá phức tạp, nên việc đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất
tại các vùng đất đồi còn gặp nhiều khó khăn.

- Năng chất lượng của một số loại cây trồng còn thấp hiệu quả kinh tế trên
đơn vị diện tích còn thấp. Việc tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất của
người dân còn ít.
- Thiếu bộ giống tốt phục vụ cho sản xuất. Cơ hội lựa chọn về giống cho
người dân còn hạn chế.
- Chính sách vay vốn của Nhà nước cho người dân, nhất là vay vốn đầu tư
cho sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
- Thị trường nông sản không ổn định... gây khó khăn trong thúc đẩy phát
triển sản xuất hàng hóa.
9.3.3. Tồn tại
Vị trí và vai trò của sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, chưa được
xem trọng, người sản xuất có xu hướng rời bỏ sản xuất nông nghiệp, một số cơ chế
quản lý còn nhiều bất cập trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển
nông nghiệp.
Quy hoạch đất đai, cơ cấu cây trồng còn chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc
đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông sản.
Mức đầu tư vào nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của
vùng thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa và
hiện đại.

7


Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm cho kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất
nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH, HĐH và chuyển đổi
cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Tổ chức sản xuất còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ các hoạt động của sản xuất
nông nghiệp còn yếu kém chưa phát triển, tính liên kết trong sản xuất chế biến và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế...
Việc thay đổi và phát triển cây trồng mới vào sản xuất còn gặp nhiều khó

khăn bởi tư tưởng bảo thủ, không dám thay đổi của người dân và cán bộ địa phương.
9.3.4. Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị xã Bỉm Sơn và
huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
- Cần rà soát quy hoạch sử dụng đất phát triển các loại cây trồng có giá trị
cao phù hợp với yêu cầu của thị trường trên các vùng sản xuất, vùng sinh thái, phù
hợp với đặc tính thổ nhưỡng của đất canh tác.
- Ứng dụng công nghệ canh tác mới, các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sau
thu hoạch phù hợp với điều kiện nông dân, tận dụng các điều kiện tự nhiên thuận
lợi đối với từng loại sản phẩm.
- Tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa cho mỗi vùng sản xuất, theo
nguyên tắc liên kết giữa nông dân với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa
phương, cơ quan, tổ chức khoa học, kỹ thuật, cùng liên kết với các cơ sở, doanh
nghiệp chế biến và thương mại.
- Tập trung nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ sản xuất hàng
hóa như: thủy lợi, điện, đường giao thông, mặt bằng phục vụ sản xuất, chế biến và
thông tin; tăng vốn đầu tư của Nhà nước vào kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn và thu hút tối đa vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các trang trại
cho phát triển kết cấu hạ tầng gắn với sản xuất kinh doanh tại vùng.
Xuất phát từ thực tế trên Công ty TNHH Nông công nghiệp Hà Trung đề xuất
dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất, bảo quản, chế biến
gừng phục vụ xuất khẩu tại thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”.
10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao:
10.1. Tình hình công nghệ đang được áp dụng tại địa phương trong lĩnh vực dự
án dự kiến triển khai.
Gừng là loại cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng có khả năng chịu bóng. Cây gừng
được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, gừng được trồng từ thế kỷ
thứ II trước Công nguyên. Hiện nay, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ
vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo.
8



Hiện nay, sản phẩm từ củ gừng được dùng vào chế biến thuốc chữa bệnh
như: chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng
đầy trướng. Dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, sát trùng. tinh dầu
gừng tinh chế làm dầu nóng thoa bóp trị đau nhức mỏi xương khớp, cơ...,
ăn gừng thường xuyên phòng chữa sỏi mật, chữa đau bụng kinh, giúp kéo dài tuổi
thọ, giúp giải toả stress, giảm cholesterol máu. Ngoài ra gừng còn dùng làm gia vị
trong các món ăn ẩm thực, được dùng làm nguyên liệu chế biến trong công nghiệp
bánh kẹo, đồ uống...
Với những công dụng tuyệt vời của cây gừng hiện nay đã và đang được
nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm phát triển sản xuất trên
diện rộng, chế biến, thương mại và xuất khẩu rất thành công. Vì vậy, nhu cầu sản
phẩm của gừng trên thị trường là rất lớn.
Tuy nhiên, tại vùng dự án cây gừng được người dân trồng chủ yếu dưới hình
thức nhỏ lẻ, tận dụng chưa được chú trọng về kỹ thuật canh tác, giống cũng như
phát triển thành diện rộng. Lý do chính của vùng dự án cây gừng chưa phát triển
thành hàng hóa vì người sản xuất còn thiếu các thông tin về thị trường, nguồn
giống còn khó khăn, chưa nắm được kỹ thuật canh tác thâm canh, kỹ thuật thu
hoạch và bảo quản, kỹ thuật chế biến ....do sản xuất nhỏ lẻ nên không có thị trường
tiêu thụ, vì vậy hiệu quả kinh tế từ sản xuất gừng tại đây là không rõ rệt, mặc dù
năng suất mỗi gốc đạt 0,8 - 1,3 kg. Đồng thời cây gừng là cây trồng chưa được các
cấp quản lý và người dân quan tâm, chú trọng.
10.2. Đặc điểm, xuất sứ, tính tiên tiến và tính phù hợp của công nghệ dự kiến
áp dụng tại vùng dự án:
- Về việc chọn lựa cây trồng: Dự án chọn cây gừng là cây trồng có các đặc
tính nổi trội như; là cây trồng quen thuộc với người dân có đặc điểm sinh trưởng,
phát triển khỏe, phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương; Nhu cầu gừng
nguyên liệu trên thị trường ngày càng tăng cao; sản xuất gừng tập trung quy mô
lớn theo hướng hàng hóa là điều rất mới mẻ tại địa phương. (bởi sản xuất nhỏ lẻ,
diện tích quá nhỏ không có tính hàng hóa). Cây gừng là cây trồng có nhu cầu nước

thấp, có khả năng chịu bóng phù hợp với nhiều hình thức sản xuất (Chuyên canh,
luân canh, xen canh...) tận dụng được tối đa sự đa dạng về đất đai, khí hậu, diều
kiện sản xuất tại địa phương. Đồng thời đây là cây trồng hiện nay có giá trị kinh tế
cao đạt doanh thu 400 - 600 triệu đồng/ha.
- Về địa điểm triển khai của dự án: Dự án triển khai được chọn lựa trên các
vùng đất sản xuất kém hiệu quả (đất trồng mía, dứa nhiều năm đã bị bạc màu do
9


rửa trôi, xói mòn, chế độ canh tác của người sản xuất không hợp lý làm mất cân
bằng dinh dưỡng trong đất...), đất khó canh tác (Đất có khả năng giữ nước kém,
nghèo dinh dưỡng, tầng canh tác mỏng, khó thực hiện cơ giới hóa...) . Vậy việc
triển khai cây gừng trong dự án góp phần vào bộ giống cây trồng tại địa phương,
phát huy tối đa hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất
sãn nơi dự án triển khai.
- Về tiến bộ kỹ thuật: Các quy trình kỹ thuật thâm canh trồng gừng được áp
dụng trong dự án là các tiến bộ kỹ thuật đã áp dụng dựa trên cơ sở điều kiện cụ thể
đất đai, khí hậu, tập quán canh tác, năng lực sản xuất của người dân và địa phương
để áp dụng các kỹ thuật hợp lý, hiệu quả, người sản xuất dễ tiếp cận, thuận lợi
trong quá trình triển khai. Đây chính là yếu tố quyết định tính thích ứng, bền vững
của quy trình công nghệ đảm bảo cho việc triển khai dự án thành công cũng như
việc mở rộng, phát triển diện tích trên cơ sở kết quả của dự án về của loại cây
trồng này tại địa phương sau khi dự án kết thúc.
Các quy trình bảo quản gừng nguyên liệu và bảo quản gừng làm giống được
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản rau, củ quả trên cơ sở phù hợp thực tế và
vận dụng tối đa các điều kiện sẵn có tại địa phương trên nguyên tắc đơn giản, dễ
thực hiện, bảo quản tốt, đảm bảo các yêu cầu của sản phẩm và giống sau thu
hoạch. Đây chính là khâu đảm bảo sự chủ động cho khâu tiêu thụ sản phẩm(vào vụ
thu hoạch thừa sản phẩm sau vụ thu hoạch thiếu sản phẩm), chủ động ngồn giống
tốt phục vụ sản xuất tại chỗ.Nhằm hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Về giải pháp áp dụng: Dự án sử dụng các giải pháp đồng bộ từ sản xuất
đến bảo quản và tiêu thụ góp phần thay đổi tư duy, quan điểm của người dân, cán
bộ địa phương từ chỗ sản xuất nhỏ lẻ, phi hàng hóa, rời rạc thiếu liên kết đến sản
xuất quy mô tập trung theo hướng hàng hóa, hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở của sự
liên kết chặt chẽ của 4 nhà (Nhà quản lý - Nhà Nông - Nhà khoa học - Nhà kinh
doanh). Từ đó làm thay đổi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, xóa đói,
giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân vùng nông nghiệp, nông thôn.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. Mục tiêu:
11.1.Mục tiêu chung:
Chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh ,
bảo quản gừng, cho hiệu quả kinh tế cao. Làm cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
quy hoạch vùng sản xuất phát huy tối đa các điều kiện sẵn có tại địa phương (đất
10


đai, khí hậu, lao động...). Góp phần thay đổi hình thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún,
phi hàng hóa sang sản xuất quy mô lớn, tập trung theo hướng thị trường,hàng hóa.
11.2. Mục tiêu cụ thể:
- Ứng dụng và chuyển giao các quy trình kỹ thuật trồng thâm canh cây gừng
cho năng suất chất lượng cao, bảo quản gừng sau thu hoạch và bảo quản gừng làm
giống. Nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, góp phần chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, tạo vùng sản xuất nguyên liệu gừng phục vụ nhu cầu thương mại và
chế biến xuất khẩu.
- Nâng cao năng lực và đào tạo cán bộ tham gia triển khai dự án tại địa
phương.
- Nâng cao nhận thức, trình độ sản xuất cho người dân tại vùng triển khai dự
án thông qua hội thảo, tập huấn, tham quan và giao lưu thương mại.
12. Nội dung của dự án (Mô tả công nghệ chuyển giao nằm trong phụ lục thuyết minh)
12.1. Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất tại vùng dự án

- Hiện trạng sản xuất, cơ cấu cây trồng, hiệu quả kinh tế của các loại cây
trồng tại vùng triển khai.
- Đánh giá thực trạng sản xuất gừng tại thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung.
- Đánh giá, quy hoạch vùng thâm canh gừng tập trung phù hợp với điều kiện
thực tiễn tại các điểm triển khai.
- Xác định, chon lựa các hộ gia đình tham gia xây dựng mô hình thực hiện dự án.
12.2. Xây dựng mô hình:
* Mô hình 1: Mô hình trồng thâm canh gừng tạo sản phẩm củ non làm
nguyên liệu chế biến (sau trồng 4 - 6 tháng thì thu hoạch)
Xây dựng mô hình thâm canh gừng nguyên liệu, quy mô diện tích 20 ha,
Năng suất 27 - 30 tấn/ha
+ Xác định địa điểm diện tích đất đâi phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát
triển của cây gừng.
+ Chọn giống thích hợp cho việc sản xuất gừng non, phân loại tiến hành
ươm, ủ, gieo trồng
+ Chuẩn bị các loại vật tư, đất đai theo đúng yêu cầu kỹ thuật
+ Tiến hành trồng chăm sóc theo đúng yêu cầu kỹ thuật
* Mô hình 2: Mô hình trồng thâm canh gừng tạo sản phẩm củ già làm
nguyên liệu, dùng tươi và chế biến (sau trồng 8 -10 tháng thì thu hoạch)
Xây dựng mô hình thâm canh gừng nguyên liệu, quy mô diện tích 20 ha,
Năng suất đạt 30 - 35 tấn/ha
11


+ Xác định địa điểm diện tích đất đâi phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát
triển của cây gừng.
+ Chọn giống thích hợp cho việc sản xuất gừng già, phân loại tiến hành
ươm, ủ, gieo trồng
+ Chuẩn bị các loại vật tư, đất đai theo đúng yêu cầu kỹ thuật
+ Tiến hành trồng chăm sóc theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

* Mô hình 3: Mô hình bảo quản gừng thương phẩm
- Xây dựng mô hình bảo quản gừng thương phẩm, quy mô diện tích kho bảo
quản 200 m2. Khối lượng giống cho 1 lần bảo quản 30 tấn/ vụ. Thời gian bảo quản
2 - 3 tháng.
+ Xác định địa điểm, triển khai
+ Xây dựng, thiết kế kho bảo quản
+ Chuẩn bị các loại vật tư, thiết bị theo đúng yêu cầu phục vụ bảo quản
+ Tiến hành bảo quản 2 - 3 tháng.
* Mô hình 3: Mô hình bảo quản gừng làm giống
- Xây dựng mô hình bảo quản gừng làm giống, quy mô diện tích kho bảo
quản 100 m2. Khối lượng giống cho 1 lần bảo quản 15 tấn/ lần. Thời gian bảo
quản 4 - 6 tháng.
+ Xác định địa điểm, triển khai
+ Xây dựng, thiết kế kho bảo quản
+ Chuẩn bị các loại vật tư, thiết bị theo đúng yêu cầu phục vụ bảo quản
+ Tiến hành bảo quản từ 4 - 6 tháng.
12.3. Liên kết doanh nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ
- Khảo sát đánh giá thị trường tiêu thụ
- Khảo sát đánh giá nhu cầu nguyên liệu gừng phục vụ cho các cơ sở chế
biến (thực phẩm, đồ uống, dược liệu...)
- Chọn lựa thị trường và phương thức, tổ chức tiêu thụ sản phẩm
+ Liên kết với các cơ sơ kinh doanh gừng trên thị trường
+ Liên kết với các nhà máy chế biến
+ liên kết với các cơ sở, đơn vị, tổ chức xuất khẩu nông sản
12.3. Đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ:
Đào tạo 4 - 6 cán bộ tham gia triển khai dự án tại địa phương nắm vững 4
quy trình thuộc 4 công nghệ chuyển giao thuộc dự án.
Tổ chức tập huấn cho 300 lượt người là cán bộ, nhân dân thuộc vùng dự án
- Quy trình trồng thâm canh gừng tạo sản phẩm củ non
12



- Quy trình trồng thâm canh gừng tạo sản phẩm củ già
- Quy trình bảo quản gừng làm nguyên liệu chế biến
- Quy trình bảo quản giống gừng
12.4. Hội thảo:
- Hội thảo khoa học (02 buổi).
- Hội thảo đầu bờ (02 buổi).
12.5. Thăm quan học hỏi kinh nghiệm:
Tổ chức cho cán bộ địa phương và người dân vùng dự án đi thăm quan, học
tập phương pháp, cách làm tại các địa phương khác có cùng điều kiện canh tác ,
sản xuất tương tự, tham quan từ các mô hình trình diễn với các nội dung (Trồng
thâm canh gừng tạo sản phẩm củ non, Trồng thâm canh gừng tạo sản phẩm củ già,
Bảo quản gừng nguyên liệu, bảo quản gừng giống)
13. Giải pháp thực hiện:
* Giải pháp về mặt bằng và xây dựng
- Các mô hình trồng thâm canh gừng sẽ được triển khai tại vườn hộ thuộc
vùng dự án. trên cơ sở những hộ có đủ điều kiện, đáp ứng được các yêu cầu mà dự
án đưa ra. Trên phương thức tự nguyện và có cam kết thực hiện tốt các yêu cầu kỹ
thuật yêu cầu của dự án.
- Mô hình bảo quản gừng nguyên liệu và gừng giống được triển khai tại
Công ty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung.
* Giải pháp về đào tạo:
- Đơn vị chủ trì dự án, đơn vị chuyển giao công nghệ là những đơn vị có
kinh nghiệm chuyển giao công các công nghệ nói trên. Ngoài ra, dự án sẽ phối hợp
với Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam. Trung tâm cây lấy củ và các chuyên gia
để đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn cho người dân trên địa bàn các xã vùng dự án.
Tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình của dự án và các địa phương có
điều kiện tương tự vùng triển khai dự án.
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật nắm vững các quy trình công nghệ về quy trình kỹ

thuật trồng, thâm canh gừng tạo sản phẩm củ non và củ già, quy trình kỹ thuật bảo
quản gừng nguyên liệu và gừng giống. Các cán bộ được đào tạo có khả năng tham
gia chỉ đạo, thực hiện dự án tại địa phương. Hướng dẫn cho người dân tham gia
xây dựng mô hình nắm vững các kỹ thuật được chuyển giao.

13


- Tập huấn cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm các hộ nông dân về quy
trình kỹ thuật trồng, thâm canh gừng tạo sản phẩm củ non và củ già, quy trình kỹ
thuật bảo quản gừng nguyên liệu và gừng giống
* Giải pháp về tổ chức sản xuất:
- Thành lập ban quản lý dự án gồm: Đại diện Công ty TNHH Nông Công
nghiệp Hà Trung, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ Khoa học và
Công nghệ, UBND huyện Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn và đại diện lãnh đạo các
phường xã tham gia dự án.
- Thành lập ban triển khai dự án gồm: Đại diện Công ty TNHH Nông Công
nghiệp Hà Trung, Trung tâm Nghiên cứu cây có củ - Viện khoa học Nông nghiệp
Việt Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ và cán bộ khuyến
nông, cán bộ nông nghiệp tại các phường, xã tham gia dự án.
- Chọn các hộ tham gia thực hiện dự án, xây dựng mô hình, tập huấn, hội
thảo, tham quan theo phương pháp tự nguyện và đảm bảo được yêu cầu đối ứng về
kinh tế, nhân lực trong xây dựng mô hình của dự án.
- Những người dự kiến thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp tham gia
chính trong việc thực hiện dự án:
T
T
1
2
3

4
5
6
7
8

Họ và tên
Phạm Hoàng Hà
Nguyễn Mạnh Hòa
Hoàng Văn Thịnh
Đào Xuân Hậu
Đặng Ngọc Vượng
Tạ Quang Tưởng
Bùi Văn Hùng
Nguyễn Hà Quế

Cơ quan công tác
Công ty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung
Công ty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung
Công ty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung
Công ty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung
Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng
Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ

* Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm gừng sau thu hoạch sẽ cung cấp làm nguyên liệu cho các doanh
nghiệp, nhà máy chế biến thực phẩm, dược liệu, nhà máy chế biến tinh dầu, chế
biến xuất khẩu....


14


Liên kết với các đầu mối tiêu thụ lớn, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các nhà máy,
doanh nghiệp chế biến ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Tổ chức các hoạt động maketing, giới thiệu và quảng bá sản phẩm tới các đối
tượng có nhu cầu.
Mở rộng các liên kết thị trường tạo cầu nối, cân đối hợp lý giữa quy mô sản
xuất với nhu cầu thị trường. Tăng mối liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp
hiện nay tại nước ta.
* Giải pháp về nguồn vốn
Tổng số kinh phí của dự án là: 4.285,70 triệu đồng (Bốn tỷ hai trăm tám lăm
triệu bảy trăm nghìn đồng), Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương

2.453,5 triệu đồng

- Sự nghiệp KH&CN địa phương
- Ngân sách khác
14. Tiến độ thực hiện dự án
TT

1
2
3

4

Các nội dung,

công việc thực
hiện chủ yếu
Xây dựng đề
cương chi tiết.
Ký kết hợp đồng
thực hiện dự án.
Ký kết hợp đồng
chuyển giao công
nghệ

1.832,3 triệu đồng

Sản phẩm
phải đạt

Thời
gian
thực
hiện

Người, cơ quan
thực hiện

Đề cương hoàn chỉnh
Công ty TNHH
03Được hội đồng Bộ
Nông Công
4/2015
duyệt
nghiệp Hà Trung

Hợp đồng thực hiện dự
Văn phòng
06/2015
án với Bộ KH&CN.
NTMN
Hợp đồng chuyển giao
Công ty TNHH
công nghệ với cơ quan 06/2015 Nông Công
chuyển giao C.Nghệ
nghiệp Hà Trung

Công ty TNHH
- Báo cáo: Hiện trạng
Nông Công
đất đai, cơ cấu cây
nghiệp Hà Trung,
trồng hiệu quả kinh tế
08 Phòng nông
Điều tra đánh giá
của từng loại cây trồng,
hiện trạng sản xuất Chọn lựa quy hoạch 10/2015 nghiệp và PTNT
huyện Hà Trung,
vùng trồng thâm canh
phòng kinh tế thị
gừng tại điểm triển khai
xã Bỉm Sơn.
dự án.

15



5

Xây dựng mô
hình 1: Mô hình
trồng thâm canh
gừng tạo sản phẩm
củ non
làm
nguyên liệu chế
biến

Công ty TNHH
Nông Công
- Quy mô: 30 ha
nghiệp Hà Trung
(10ha/vụ x 3 vụ)
11/2015

-8/2018
- Năng suất : 30 tấn/ha
Đơn vị chuyên
- Tối thiếu 3 vụ sản xuất
giao

6

Mô hình 2: Mô
hình trồng thâm
canh gừng tạo sản

phẩm củ già
làm nguyên liệu,
dùng tươi và chế
biến

- Quy mô: 30 ha
Công ty TNHH
(10ha/vụ x 3 vụ)
Nông Công
- Năng suất : 30 - 35 11/2015 nghiệp Hà Trung
-8/2018 Và
tấn/ha
Đơn vị chuyên
- Tối thiếu 3 vụ sản xuất
giao

Mô hình 3: Mô
hình bảo quản
gừng nguyên liệu
sau thu hoạch

- Thời gia bảo quản 2 3 tháng
- Tỷ lệ hư hao < 15%
-Thực hiện 3 vụ

Mô hình 3: Mô
hình bảo quản
gừng làm giống

-Thời gia bảo quản 4 - 6

tháng
- Tỷ lệ hư hao < 20%
- Tỷ lệ nấy mầm .> 90%
-Thực hiện 3 vụ

Đào tạo cán bộ kỹ
thuật cơ sở.

Cán bộ kỹ thuật địa
phương nắm vững các
quy trình công nghệ; đủ
khả năng triển khai dự
án và các mô hình tại
địa phương.

7

8

9

10 Tập huấn kỹ thuật
cho người dân.

Người dân nắm được kỹ
thuật trong triển khai
các mô hình dự án.

16


Công ty TNHH
Nông Công
06/2016
nghiệp Hà Trung

08/2018
Đơn vị chuyên
giao
Công ty TNHH
Nông Công
6/2016- nghiệp Hà Trung
8/2018 Và
Đơn vị chuyên
giao.
Công ty TNHH
Nông Công
nghiệp Hà Trung
2/2016 Và
9/2017
Đơn vị chuyên
giao, Đơn vị khoa
học
10/2015 Công ty TNHH
–9/2017 Nông Công
nghiệp Hà Trung



Tổ chức hội thảo
khoa học và hội

11 thảo đầu bờ, tham
quan học tập mô
hình sản xuất.

Hội thảo đưa ra được
những ý kiến xác đáng
nhằm tăng thêm giải
pháp sản xuất cho người
dân trong vùng dự án.

Đạt mục tiêu và nội
Nghiệm thu Dự án dung đề ra của Dự án,
12
cấp cơ sở
được hội đồng Khoa
học đánh giá cao.
Đạt mục tiêu và nội
Nghiệm thu dự án dung đề ra của Dự án,
13
cấp nhà nước
được hội đồng KH đánh
giá cao.

Đơn vị chuyên
giao, Đơn vị khoa
học
Công ty TNHH
Nông Công
nghiệp Hà Trung
1/2016 Và

9/2017
Đơn vị chuyên
giao, Đơn vị khoa
học
6/2018

Sở KH&CN tỉnh
Thanh Hóa

8/2018

Bộ Khoa học và
Công nghệ

15. Sản phẩm của dự án:
15.1. Nêu sản phẩm cụ thể của dự án:
Tên sản
TT
Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
phẩm
1
2
3
Báo cáo khoa
1
Mang tính thực tiễn và khoa học cao
học
Mô hình trồng
thâm
canh - Quy mô diện tích 30ha (10ha/vụ x 3 vụ)

gừng tạo sản - Năng suất đạt 30 tấn/ha sau 4 -6 tháng trồng, đáp
2
phẩm củ non ứng được các yếu cầu phục vụ chế biến và tiêu thụ
làm nguyên - Đạt 150 - 200 triệu đồng/vụ
liệu chế biến
Mô hình trồng
- Quy mô diện tích 30ha (10ha/vụ x 3 vụ)
thâm
canh
gừng tạo sản - Năng suất đạt 30 -35 tấn/ha sau 8 - 10 tháng trồng,
3
phẩm củ già đáp ứng được các yếu cầu phục vụ chế biến và tiêu
làm nguyên thụ
- Đạt 200 - 250 triệu đồng/vụ
liệu chế biến
4 Mô hình bảo
- Thời gian bảo quản 2 - 3 tháng
- Tỷ lệ hư hao < 15%
17

Chú
thích
4


quản gừng
thương phẩm

5


Mô hình bảo
quản gừng
làm giống

- Dễ thực hiện phù hợp với điều kiện tại địa phương
-Thời gian bảo quản 4 - 6 tháng
- Tỷ lệ hư hao < 20%
- Tỷ lệ nấy mầm .> 90%
- Đảm bảo các tiêu chuẩn làm giống khác

Đào tạo được 4- 6 người địa phương nắm vững các
quy trình công nghệ; đủ khả năng triển khai các nội
6
dung của dự án
Mở được 6 lớp tập huấn mỗi lớp 50 người. Mỗi lớp
có 3 đợt, mỗi đợt 4 ngày về các kỹ thuật trồng thâm
Tập huấn
canh gừng tạo sản phẩm củ non, trồng thâm canh
7
người dân
gừng tạo sản phẩm củ già, Kỹ thuật bảo quản gừng
nguyên liệu sau thu hoạch, kỹ thuật bảo quản gừng
giống.
- Hội thảo 2 cuộc (1 hội thảo khoa học, 1 hội thảo
đầu bờ).
Hội thảo,
- 2 đợt tham quan học hỏi kinh nghiệm (cán bộ triển
8
tham quan
khai dự án, cán bộ khuyến nông địa phương, lãnh đạo

huyện thị, phường xã vùng triển khai, người dân tiêu
biểu trong sản xuất).
Kết quả thực hiện và đạt được của dự án và 4 quy
Nghiệm thu
8
trình thâm canh và bảo quả thông qua kết quả đạt
dự án
được của mô hình được nghiệm thu.
15.2.Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án
- Kết quả cau các mô hình thâm canh gừng tạo sản phẩm củ non, Mô hình thâm
canh gừng tạo sản phẩm củ già, mô hình bảo quản gừng nguyên liệu sau thu hoạch
và gừng giống sẽ được ứng dụng và nhân ra diện rộng tại điểm triển khai dự án và
các vùng có điều kiện tương đồng.
- Các quy trình thâm canh và bảo quản thuộc dự án triển khai sẽ được chuyển
giao cho Công ty TNHH Nông công nghiệp Hà Trung, phòng nông nghiệp &PTNT
huyện Hà Trung, phòng kinh tế thị xã Bỉm Sơn, cán bộ khuyến nông, các xã và
người dân tham gia mô hình thuộc vùng dự án. Từ đó các tiến bộ kỹ thuật áp dụng
mở rộng sản xuất tại địa phương và các vùng tương tự.
Đào tạo cán
bộ

16

Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi
18


TT

Nguồn kinh phí


Tổng số

1

2
Tổng kinh phí
Trong đó:
Ngân sách SNKH
&CN TW
Ngân sách SNKH
&CN ĐP
Các nguồn vốn
khác

3

1
2
3

Trong đó
Chuyển Nguyên, Thiết Xây
giao CN, vật liệu,
bị,
dựng
đào tạo
năng
máy


và tập
lượng
móc
bản
huấn
4
5
6
7

4.285,7

276,3

3313,3

27,0

2.453,5

276,3

1811,0

27,0

1.832,3

1502,3


50,0

50,0

Công
lao
động

Chi
khác

8
393,6

225,5

129,6

209,5

264,0

16,0

17. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
17.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp của dự án:
* Hiệu quả kinh tế trực tiếp
+ Dự án là cơ sở góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế các loại cây
trồng kém hiệu quả, dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu đất đai bất lợi, khó tiêu
thụ trên thị trường. bằng những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều

kiện sinh thái, tập quán canh tác tại địa phương.
+ Tạo điều kiện biến sản xuất gừng tại địa phương mang tính nhỏ lẻ, tự cung
tự cấp, có giá trị thấp thành cây trồng mang tính tập trung, sản xuất hàng hóa, tăng
hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của
người dân, phát triển kinh tế xã hội của vùng triển khai dự án.
+ Cây gừng là cây có khả năng chịu bóng vì vậy có thể làm cây trồng xen
cho vườn cây ăn quả, vườn trồng cây lâm nghiệp và các cây lâu năm khác, vừa hạn
chế xói mòn rửa trôi đất vừa tăng hiệu quả kinh tế trên dơn vị đất canh tác.
+ Từ các mô hình của dự án sẽ tạo nguồn giống phục vụ việc phát triển mở
rộng diện tích và nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, thương mại và
chế biến.
+ Tăng nguồn thu nhập trực tiếp cho hộ tham gia và vùng triển khai dự án từ
việc tăng hiệu quả kinh tế của cây gừng so với cây trồng trước đó từ 1,5 đến 2 lần.
* Hiệu quả về mặt xã hội:
19


+ Nâng cao trình độ kỹ thuật, khả năng chỉ đạo thực hiện cho cán bộ địa
phương, nâng cao trình độ thâm canh, bảo quản sản phẩm của người dân
+ Dự án tạo công ăn việc làm, giải quyết vấn đề dư thừa lao động, ổn định
cuộc sống tại vùng triển khai dự án và vùng phụ cận.
+ Làm thay đổi tư duy, quan điểm của người dân và địa phương từ sản xuất
nhỏ lẻ, manh mún, sang sản xuất lớn, tập trung tạo sản phẩm hàng hóa theo định
hướng thị trường.
+ Nâng cao đời sống người dân, góp phần ổn định kinh tế- xã hội trong
vùng, thực hiện tốt công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa của tỉnh.
* Hiệu quả về mặt môi trường:
Cây gừng sẽ góp phần vào việc bố trí luân canh, xen canh trong sản xuất tại
địa phương. Ngoài việc làm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích thì còn có
tác dụng hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi đất vùng đồi, cải thiện thành phần cơ

giới đất, tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng đất (do quá trình sử dụng nhiều chất mùn
quá trình trồng và chăm sóc nên làm thay đổi kết cấu, thành phần dinh dưỡng, cải
thiện độ PH, tăng khả năng hấp thu của đất).
Cây gừng là cây trồng ít sâu bệnh vì vậy trong sản xuất cây gừng ít phải sử
dụng các loại thuốc BVTV nên sẽ giảm thiểu được các tác động ảnh hưởng đến
môi trường và sức khỏe của người lao động và người tiêu dùng trực tiếp.
17.2. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội theo khả năng mở rộng của dự án.
Là cây trồng dễ tính, không quá khắt khe về điều kiện đất đai, kỹ thuật canh
tác...hình thức sản xuất đa dạng có thể trồng thuần, trồng xen, trồng bằng bầu, có
thể sản xuất trên diện hẹp hoặc diện rộng, thích ứng với nhiều địa hình đất bằng,
đất đồi núi, ít bị ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết bất lợi, gió bão, khô
hạn...,Phù hợp với nhiều đối tượng nông dân có trình độ sản xuất khác nhau (trồng
thâm canh hoặc trồng quảng canh).... sản xuất gừng thường có năng suất ổn định
không bị mùa mất trắng. là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích để phát
triển thành hàng hóa chủ lực của vùng. Đặc biệt là các vùng nông thôn miền núi
nơi có điều kiện đất đai, điều kiện kinh tế còn nghèo, trình độ thâm canh còn thấp
là cơ hội để xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, góp phần nâng cao điều
kiện kinh tế xã hội, đẩy nhanh tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
20


Góp phần thúc đẩy, phát triển, các nghành nghề chế biến thực phẩm, bánh
kẹo, đồ uống, chiết xuất tinh dầu, dược liệu..... cấp cung cho thị trường trong nước
và hướng tới xuất khẩu.
Thu hút được lực lượng lao động nhàn rỗi đáng kể phục vụ vào các chuỗi sản
xuất, chế biến, thương mại. Phát triển kinh tế, xã hội cải thiện cuộc sống của người
dân, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Ngày


tháng

năm 2015

Chủ nhiệm dự án
(Ký Tên)

Ngày

tháng

năm 2015

Cơ quan chủ trì dự án
(Ký Tên, đóng dấu)

Ngày tháng
năm 2015
Uỷ bản Nhân dân tỉnh Thanh Hóa
(Ký Tên, đóng dấu)

Ngày

tháng

năm 2015

Sở khoa học và công nghệ
tỉnh Thanh Hóa
(Ký Tên, đóng dấu)


Ngày tháng
năm 2015
Bộ Khoa học và Công nghệ
( Ký Tên, đóng dấu)

21



×