Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Chữ ký số trong giao dịch thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 75 trang )

i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
LỜI CAM KẾT............................................................................................................. iv
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU ............................................................... vii
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ...................................3
1.1. Khái niệm về thương mại điện tử ............................................................. 3
1.1.1. Thương mại truyền thống ......................................................................... 3
1.1.2. Thương mại điện tử ................................................................................... 3
1.1.3. Nhu cầu về công nghệ thông tin trong thương mại điện tử ................... 9
1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử .................................................. 10
1.3. Lợi ích của thương mại điện tử .............................................................. 11
1.3.1.Thu thập được nhiều thông tin ................................................................ 11
1.3.2. Giảm chi phí sản xuất.............................................................................. 12
1.3.3. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị và giao dịch .................................... 12
1.3.4. Xây dựng quan hệ đối tác ....................................................................... 12
1.3.5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức ........................................... 13
1.4. Giao dịch trong thương mại điện tử và những nguy cơ mất an
toàn thông tin ............................................................................................... 14
1.5. Kết luận ................................................................................................... 15
CHƢƠNG 2: AN TOÀN THÔNG TIN VÀ CHỮ KÝ SỐ TRONG GIAO DỊCH
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ..........................................................................................17
2.1. Tổng quan về an toàn và bảo mật thông tin .......................................... 17


ii


2.1.1. An toàn và bảo mật thông tin ................................................................. 17
2.1.2. Mục tiêu của an toàn bảo mật thông tin ................................................ 19
2.1.3. An toàn thông tin bằng mật mã .............................................................. 19
2.1.4. Nhu cầu về an toàn và bảo mật thông tin trong thương mại điện tử .. 26
2.2. Chữ ký số................................................................................................. 28
2.2.1. Chữ ký số và chữ ký viết tay .................................................................. 28
2.2.2. Khái niệm chữ ký số ............................................................................... 30
2.2.3. Đặc điểm của chữ ký số .......................................................................... 31
2.2.4. Vai trò của chữ ký số .............................................................................. 32
2.2.5. Lược đồ chữ ký số ................................................................................... 33
2.2.6. Phân loại chữ ký số ................................................................................. 35
2.3. Một số sơ đồ chữ ký số ........................................................................... 36
2.3.1. Sơ đồ chữ ký số RSA .............................................................................. 36
2.3.2. Sơ đồ chữ ký Elgama .............................................................................. 40
2.3.3. Sơ đồ chữ ký DSA .................................................................................. 45
2.4. Hàm băm ................................................................................................. 49
2.4.1. Sơ lược về hàm băm................................................................................ 49
2.4.2. Lý do sử dụng hàm băm trong chữ ký số.............................................. 50
2.4.3. Hàm băm SHA-1..................................................................................... 51
2.5. Hạ tầng khóa công khai PKI .................................................................. 53
2.5.1. Khái niệm ................................................................................................. 53
2.5.2. Cấu trúc và vai trò của PKI trong chương trình ................................... 54
2.5.3. Chứng chỉ số ............................................................................................ 55
2.6. Kết luận ................................................................................................... 58
CHƢƠNG 3: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM CHỮ KÝ SỐ TRONG GIAO
DỊCH THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ...............................................................................59
3.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 59


iii


3.2. Ứng dụng chữ ký số nhằm đảm bảo thông tin trong quá trình giao dịch
giữa các bên ................................................................................................... 59
3.2.1. Những khía cạnh cần thiết về an toàn thông tin ................................... 59
3.2.2. Mô tả giao dịch thử nghiệm ................................................................... 60
3.3. Cài đặt thử nghiệm ................................................................................. 61
3.3.1. Yêu cầu phần cứng và phần mềm.......................................................... 61
3.3.2. Mô tả các mô đun và giao diện chính của chương trình Demo ......... 61
3.4. Kết luận ................................................................................................... 65
KẾT LUẬN ...................................................................................................................66
Kết quả của luận văn ..................................................................................... 66
Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................67


iv

LỜI CAM KẾT

Tài liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ các nguồn kiến thức
hợp pháp, có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo. Chương trình sử dụng mã nguồn
mở, có xuất xứ.
Dưới sự giúp đỡ nhiệt tình và chỉ bảo chi tiết của giáo viên hướng dẫn, tôi đã
hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin cam kết luận văn này là của bản thân tôi làm
và nghiên cứu, không hề trùng hay sao chép của bất kỳ ai.


v

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, em đã nhận được sự
giúp đỡ và đóng góp nhiệt tình của các thầy cô trường Đại học Công nghệ thông tin
và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Đào tạo sau đại
học, đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt những
năm học qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Trung Tuấn - người
đã dành nhiều thời gian, công sức và tận tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình
làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ, động
viên cả về vật chất lẫn tinh thần trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng cũng không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo
của các thầy cô và các bạn.


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANSI

American National Standards Institute

B2B

Business to business

B2C

Business to customers


Client

Khách, Máy khách

Client/ server

Khách / chủ

CNTT

Công nghệ Thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DB

Database

DC

Data Communication

IDE

Integrated Development Environment

ISO


International Organization for Standardization

LHQ

Liên hiệp quốc

Server

Máy chủ, phía máy chủ

SQL

Structured Query Language

TMĐT

Thương mại điện tử

XML

eXtensible Markup Language

DSS

Digital Signature Standard

CA

Xác thực, certificate authoring


RSA

PKI

Tên thuật toán khóa công khai, theo tên của ba
người sáng lập. Ron Rivest, Adi Shamir và
Leonard Adleman
Public Key Infrastructure

Digital Signature Scheme

Lược đồ ký số

DSA

Digital Signature Algorithm

SHA

Security Hash Algorithm, thuật toán băm an toàn
SHA


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: So sánh các bước trong chu trình mua bán giữa TM truyền thống và
TMĐT ................................................................................................................... 6

Hình 1.1. Mô hình giao dịch B2B ...................................................................... 7
Hình 1.2. Mô hình giao dịch B2C . ..................................................................... 8
Hình 2.1. Sơ đồ mã hóa và giải mã ................................................................... 22
Hình 2.2. Sơ đồ hoạt động mã hóa đối xứng .................................................... 23
Hình 2.3. Sơ đồ hoạt động của mã hóa bất đối xứng ........................................ 25
Bảng 2.1. So sánh chữ ký viết tay và chữ ký số ............................................... 30
Hình 2.4. Quy trình tạo chữ ký số ..................................................................... 34
Hình 2.5. Quy trình xác thực chữ ký số ............................................................ 35
Hình 2.6. Quá trình sinh chữ ký số.................................................................... 38
Hình 2.7. Quá trình xác nhận chữ ký số ............................................................ 39
Hình 2.8. Sơ đồ ElGalma................................................................................... 41
Hình 2.9. Sơ đồ chữ ký DSA ............................................................................. 46
Hình 2.10. Thí dụ về hàm băm .......................................................................... 49
Hình 2.11. Chức năng các thành phần trong hệ thống PKI .............................. 54
Hình 3.1. Vai trò của xác thực người dùng ....................................................... 60
Hình 3.2. Mô đun tạo cặp khóa RSA cho người dùng ..................................... 62
Hình 3.3. Mô đun tạo chữ ký số ........................................................................ 63
Hình 3.4. Mô đun kiểm tra chữ ký số................................................................ 64


1

MỞ ĐẦU
Với sự phát triển nhanh chóng của Internet, cùng với sự phát triển của nền
kinh tế theo hướng hiện đại thì việc trao đổi thông tin, giao dịch hay mua bán hàng
hóa…theo phương thức trực tiếp ngày càng giảm mà thay vào đó là các dịch vụ qua
Internet. Dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT) (Electronic-Commerce) là một bước
phát triển nhảy vọt trong việc ứng dụng Internet vào cuộc sống và kinh doanh. Thông
qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành, trong đó có việc mua
bán hàng hóa và dịch vụ trên mạng. Với hình thức này sẽ tiết kiệm thời gian cho

người tiêu dùng trong việc tiếp cận, lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu, sở thích và trong
việc thanh toán. Đồng thời tăng tính cạnh tranh, mở rộng thị trường, giảm chi phí bán
hàng và tiếp thị cho các doanh nghiệp kinh doanh.
Thương mại điện tử [14], hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự
mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng
máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử,
quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến,
trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự
động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường được thực hiện trên công
nghệ World Wide Web, kèm theo các thiết bị công nghệ như: Email, điện thoại di
động….
Thương mại điện tử là một phần không thể thiếu được trong môi trường kinh
doanh điện tử (e-business), đảm bảo cho vấn đề trao đổi dữ liệu, thanh toán dịch vụ
trên mạng Internet.
E-commerce có thể được phân chia thành [14]:
E-tailing (bán lẻ trực tuyến) hoặc "cửa hàng ảo" trên trang web với các danh
mục trực tuyến, đôi khi được gom thành các "trung tâm mua sắm ảo".
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi dữ liệu giữa Doanh nghiệp với Doanh
nghiệp.


2

Email và fax, cách sử dụng chúng như là phương tiện cho việc tiếp cận và
thiếp lập mối quan hệ với khách hàng (ví dụ như bản tin - newsletters)
Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp.
Bảo mật các giao dịch kinh doanh.
Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng
Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các
công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử.

Nhưng đồng nghĩa với việc bên mua và bên bán không gặp nhau trực tiếp mà
chỉ trao đổi thông tin, giao dịch qua Internet và các phương tiện điện tử nên rất dễ xảy
ra tình trạng lừa đảo, giả mạo thông tin, gây mất mát thông tin và tài sản. Vì vậy, điều
quan trọng trong thương mại điện tử là tính ràng buộc pháp lý nhằm bảo đảm thông
tin giữa các bên trong hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Chữ ký số
là một thành tố rất quan trọng trong TMĐT, nhằm đảm bảo độ an toàn thông tin, tính
toàn vẹn dữ liệu và chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký giữa các đối tác
thực hiện hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ, dịch vụ,… với các ràng buộc pháp lý.
Thấy được lợi ích khi sử dụng chữ ký số trên các tài liệu khi giao dịch giữa các đối
tác trong thương mại điện tử và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, tôi đã chọn
đề tài “Chữ ký số trong giao dịch thương mại điện tử” làm nội dung nghiên cứu cho
luận văn của mình.
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Chương 2: An toàn thông tin và chữ ký số trong giao dịch thương mại điện tử
Chương 3: Cài đặt và thử nghiệm chữ ký số trong giao dịch TMĐT
Cuối luận văn là phần kết luận và danh sách các tài liệu tham khảo.


3

CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm về thương mại điện tử
1.1.1. Thương mại truyền thống
Thương mại truyền thống (TMTT) là sự trao đổi hàng hóa/dịch vụ của ít nhất
hai phía tham gia. Bao gồm tất cả các hoạt động của các bên tham gia để hoàn thành
các giao dịch mua bán. Hệ thống trao đổi hàng hóa/dịch vụ dựa trên nguyên tắc tiền
tệ. Là một kênh phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua
các trung gian như nhà phân phối, đại lý và các điểm bán lẻ như cửa hàng tạp hóa,

bách hóa,...Các hoạt động trong giao dịch mua bán là các hoạt động mà hai bên mua
và bán cam kết thực hiện nhằm thực hiện một giao dịch mua bán (chuyển tiền - đơn
đặt hàng - gửi hóa đơn - chuyển hàng đến người mua).
Tuy nhiên mô hình này có nhược điểm là công ty hoàn toàn thụ động trong
việc kiểm soát đích đến của hàng hóa và các chương trình khuyến mãi cũng như tính
liên tục trong cung ứng và sự thống nhất của giá cả đến tay người tiêu dùng.
1.1.2. Thương mại điện tử
1.1.2.1. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như "thương
mại điện tử" (Electronic commerce), "thương mại trực tuyến" (Online trade), "thương
mại không giấy tờ" (Paperless commerce) hoặc "kinh doanh điện tử" (E-business).
Tuy nhiên, "thương mại điện tử" vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống
nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên
cứu. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua
các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công
nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến
mua sắm, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng,...khi đó


4

thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, và doanh nghiệp ứng dụng
thương mại điện tử ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử. Như vậy, có thể hiểu
kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của doanh nghiệp khi tham gia thương mại
điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt
động của doanh nghiệp.
Cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về thương mại điện tử. Các định
nghĩa này dựa trên các khía cạnh, các quan điểm khác nhau [1][ 2][4].
Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp [4]: theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là
việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn

thông, đặc biệt là máy tính và Internet. Cách hiểu này tương tự với một số quan điểm
như:
TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện
thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997).
TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao
giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997).
TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy
tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng
hàng hóa và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000).
Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng: liên minh Châu Âu (EU): TMĐT bao gồm
các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện
điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) và TMĐT trực
tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình). Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương
mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn
nào của toàn bộ quá trình giao dịch.
TMĐT theo nghĩa rộng được định nghĩa trong luật mẫu về thương mại điện tử
của Ủy ban LHQ về luật thương mại quốc tế: “Thuật ngữ thương mại cần được diễn
giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất


5

thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính chất thương mại
bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại về cung cấp hoặc
trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ, thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương
mại, uỷ thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, kỹ thuật
công trình, đầu tư, cấp vốn, ngân hàng, bảo hiểm, thoả thuận khai thác hoặc tô
nhượng, liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh,
chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc
đường bộ” [4].

Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của thương mại điện tử rất rộng, bao quát
hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một
trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp
TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở
như Internet. Trên thực tế chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet
đã làm phát sinh thuật ngữ thương mại điện tử.
1.1.2.2. Giao dịch trong thương mại điện tử
Giao dịch thương mại (Commercial transaction) là sự tương tác giữa hai bên
hoặc nhiều bên, trong đó hàng hóa, dịch vụ hoặc một đồ vật có giá trị được trao đổi.
Các khía cạnh liên quan đến các giao dịch thương mại, chẳng hạn như các quy định
về người đại diện và hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật [10].
Theo luật giao dịch điện tử của nước CHXHCN Việt Nam "Giao dịch điện tử
là giao dịch có sử dụng thông điệp dữ liệu được thực hiện bằng phương tiện điện tử".
Giao dịch trong TMĐT là một hệ thống bao gồm: các giao dịch liên quan đến
mua bán hàng hóa và dịch vụ, tạo thu nhập; các giao dịch có khả năng trợ giúp quá
trình tạo ra thu nhập: kích thích nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, cung ứng dịch
vụ trợ giúp bán hàng, trợ giúp người tiêu dùng, hoặc trợ giúp trao đổi thông tin giữa
các doanh nghiệp.
Việc tiến hành các hoạt động thương mại trên các mạng điện tử cũng loại bỏ
một số giới hạn vật lý nhất định. Các hệ thống máy tính trên Internet có thể được lắp


6

đặt để cung cấp trợ giúp khách hàng 24/7. Các đơn đặt hàng đối với hàng hóa và dịch
vụ của doanh nghiệp cũng có thể được tiếp nhận bất kỳ khi nào, ở đâu.
Giao dịch thương mại truyền thống và giao dịch TMĐT có nhiều điểm khác
biệt cơ bản. Để hiểu rõ sự khác biệt này, xem xét một chu trình mua bán một sản
phẩm cụ thể:
Bảng 1.1: So sánh các bƣớc trong chu trình mua bán giữa TM truyền thống và TMĐT


STT Các bƣớc trong chu trình
bán hàng
Tìm kiếm thông tin sản
1
phẩm
Yêu cầu mua sản phẩm,
2
chuyển yêu cầu đã chấp
nhận
3
Kiểm tra Catalog, giá cả
Kiểm tra tồn kho và khẳng
4
định giá cả
Lập đơn đặt hàng (người
5
mua)
6
Theo dõi đơn đặt hàng
7
8

Kiểm tra tồn kho
Lịch trình phân phối

TM truyền thống
Tạp chí, từ rơi, catalog

Trang Web


Dạng ấn phẩm

Thư tín điện tử

Catalog

Catolog trực tuyến

Fax, điện thoại

Catolog trực tuyến

Thư tín điện tử,
trang Web
Dạng ấn phẩm
CSDL trực tuyến
CSDL trực tuyến,
Ấn phẩm, fax, điện thoại
Web
Email, Catalog trực
Dạng ấn phẩm
tuyến
Dạng ấn phẩm
CSDL trực tuyến
Nhà vận chuyển,
Nhà vận chuyển
Internet
Dạng ấn phẩm
Thư tín điện tử

Dạng ấn phẩm

9

Lập hóa đơn

10

Phân phối sản phẩm

11

13

Xác nhận biên lai
Gửi hóa đơn (người cung
Thư tín truyền thống
ứng)
Nhận hóa đơn (người mua) Thư tín truyền thống

14

Lịch trình thanh toán

12

15
16

Gửi thanh toán (người

mua)
Nhận thanh toán (người
cung ứng)
Kết luận:

Thƣơng mại điện
tử

Thư tín điện tử

Dạng ấn phẩm

EDI
EDI, CSDL trực
tuyến

Thư tín truyền thống

EDI

Thư tín truyền thống

EDI


7

Giao dịch trong thương mại truyền thống và TMĐT có nhiều bước thực hiện
giống nhau, tuy nhiên cách thức thông tin được nhận và chuyển tải lại khác nhau.
Về mặt công nghệ, giao dịch trên cơ sở giấy tờ truyền thống và giao dịch dựa

trên cơ sở máy vi tính khác nhau về nguyên tắc, thao tác thực hiện và những quy định
về luật pháp.
Việc tạo, gửi và nhận các tài liệu trên cơ sở dữ liệu trong máy vi tính rất thuận
tiện, nhanh chóng và ít tốn kém, nhưng lại có nhược điểm là các tài liệu dễ dàng bị
sao chép và không thể phân biệt được các bản sao với bản gốc như tài liệu trên giấy.
Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch TMĐT là rất cần thiết.
1.1.2.3. Các loại hình Thương mại điện tử
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các hình thức/mô hình TMĐT, căn
cứ vào phân loại theo đối tượng tham gia thì có bốn chủ thể chính tham gia vào các
giao dịch thương mại điện tử: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân
(C), người lao động (E). Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ được những mô
hình TMĐT khác nhau. Dưới đây là một số mô hình TMĐT phổ biến nhất hiện nay
[4]:
1. B2B (Business - To - Business): Là loại hình giao dịch qua các phương tiện
điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực
hiện trên các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN,
các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (emarketplaces)

Hình 1.1. Mô hình giao dịch B2B .


8

2. B2C (Business - To - Customer): Thương mại điện tử B2C là chỉ bao gồm
các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong
đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng. Loại hình này
áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của
họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân.
Khách
hàng 1

Khách



hàng 2,..

ng ty

Hình 1.2. Mô hình giao dịch B2C .

3. B2G (Business - To - Government): là loại hình giao dịch giữa doanh
nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng.
Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành
qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website
tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành
việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một
mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh
bạch trong hoạt động mua sắm công.
4. C2C (Customer - To - Customer): là loại hình giao dịch giữa các cá nhân
với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể
tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ.
Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm
ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp
phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.
5. G2C ( Government - To Customer): là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà
nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể


9


mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí
khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v…
1.1.3. Nhu cầu về công nghệ thông tin trong thương mại điện tử
Internet cho phép mọi người trên khắp thế giới kết nối với nhau một cách đáng
tin cậy và với chi phí không đắt. Internet là động lực cho thương mại điện tử khi
chúng cho phép doanh nghiệp trưng bầy và bán sản phẩm và dịch vụ của họ trên
mạng và đưa những khách hàng tiềm năng, khách hàng tương lai và đối tác kinh
doanh tiếp cận tới thông tin về doanh nghiệp này và sản phẩm cũng như dịch vụ của
họ mà dẫn đến việc mua hàng. Trước khi Internet được sử dụng cho các mục đích
thương mại, các công ty sử dụng các mạng riêng như EDI (trao đổi dữ liệu điện tử) để
giao dịch kinh doanh với nhau. Đó là hình thái sớm hơn của thương mại điện tử. Tuy
nhiên, lắp đặt và duy trì một mạng riêng rất tốn kém. Với Internet, thương mại điện tử
đã phát triển nhanh chóng bởi vì chi phí thấp hơn và bởi vì Internet dựa trên các tiêu
chuẩn mở.
Sự phát triển của TMĐT gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của
công nghệ thông tin: thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong mọi hoạt động thương mại, vì vậy mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ
thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của
thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của công nghệ thông tin
như phần cứng và phần mềm chuyên dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử,
dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, cũng như đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh
vực công nghệ thông tin như máy tính, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị
mạng.
Giao dịch thương mại điện tử có thể hoàn toàn qua mạng. Trong hoạt động
thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán,
giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng. Còn trong hoạt động thương mại điện tử nhờ
việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng viễn thông, chủ yếu là sử
dụng mạng Internet, các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp



10

mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch
ở bất cứ nơi nào, quốc gia nào.
1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử
So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số
điểm khác biệt cơ bản sau [3] [4]:


Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc

trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước: trong thương mại truyền
thống, các bên thương gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch
được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc hóa đơn, vận
đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex,.. chỉ được sử dụng để
trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong
thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối
tác của cùng một giao dịch. Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia
từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi
người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch
toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.


Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại

của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một
thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu): thương mại điện tử
trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Thương mại điện tử càng phát
triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường
trên khắp thế giới. Với thương mại điện tử, một doanh nhân dù mới thành lập đã có

thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê..., mà không hề phải bước ra khỏi nhà,
một công việc trước kia phải mất nhiều năm.


Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít

nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ
mạng, các cơ quan chứng thực: trong thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia
quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một


11

bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những
người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ
mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các
bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy
của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.


Trong thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường:

trong thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm
phán, giao dịch và ký kết hợp đồng. Còn trong thương mại điện tử các bên không
phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng. Các
bên có thể truy cập vào hệ thống thông tin của nhau qua mạng Internet, mạng
extranet,…để tìm hiểu thông tin và từ đó tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng. Ví dụ
các doanh nghiệp có thể tìm kiếm các đối tác trên khắp toàn cầu chỉ cần vào các
trang tìm kiếm như Google, yahoo hay các cổng thương mại điện tử như Ecvn.com,
Alibaba.com,…

1.3. Lợi ích của thương mại điện tử
Xuất phát từ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình hoạt động của
thương mại điện tử thì TMĐT đã mang lại cho con người và xã hội những lợi ích
sau [4]:
1.3.1.Thu thập được nhiều thông tin
TMĐT giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia thu nhận và nắm
được thông tin phong phú về thị trường và đối tác. Các doanh nghiệp nắm được các
thông tin phong phú về kinh tế thị trường, nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược
sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước,
trong khu vực và quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, hiện nay đang được các nước quan tâm và được coi là một trong những động
lực phát triển kinh tế.


12

1.3.2. Giảm chi phí sản xuất
TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trong đó đầu tiên kể đến là chi phí văn
phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm
kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần trong đó khâu in ấn gần như bỏ hẳn. Theo
số liệu của hãng General Electricity của Mỹ tiết kiệm trên lĩnh vực này đạt tới 30 %.
Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược là các nhân viên có năng lực được
giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ và có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển,
sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài.
1.3.3. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị và giao dịch
Thông qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể
thời gian và chí phí giao dịch:
TMĐT giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương
tiện Internet/Web một nhân viên bán hàng có thể giao dịch với rất nhiều khách hàng,
catalogue điện tử trên web phong phú hơn nhiều so với catalogue in ấn chỉ có khuôn

khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời, trong khi đó catalogue điện tử trên web được cập
nhật tường xuyên.
TMĐT qua Internet/Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm
đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7%
thời gian giao dịch qua FAX, và bằng khoảng 0.5 phần nghìn thời gian giao dịch qua
bưu điện chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10%
đến 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường.
1.3.4. Xây dựng quan hệ đối tác
Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan
hệ giữa các thành viên tham gia quá trình thương mại thông qua mạng Internet
các thành viên tham gia có thể giao tiếp trực tiếp (liên lạc trực tuyến) và liên tục
với nhau, có cảm giác như không có khoảng cách về địa lý và thời gian nữa, nhờ
đó sự hợp tác và quản lý đều được tiến hành nhanh chóng một cách liên tục, các


13

bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên
phạm vi toàn thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.
1.3.5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức
Trước hết TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của nghành CNTT tạo cơ sở cho
phát triển kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát
triển, nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỷ
nữa nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính
chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước công nghiệp hoá.

Ưu điểm tuyệt đối của Thương mại Điện tử là cho phép người sử dụng thực
hiện các hoạt động kinh doanh ngay lập tức trên quy mô toàn cầu, từ việc quảng cáo
công ty, tiếp thị sản phẩm, đàm phán và đặt hàng cho đến các khâu thanh toán, giữ
liên hệ với khách hàng và hỗ trợ sau bán hàng. Bởi vì:

Thương mại điện tử giúp người bán:
 Tiếp thị hiệu quả sản phẩm và dịch vụ của mình ra khắp thế giới
 Tạo kênh bán hàng trực tiếp tới khách hàng với quy mô rộng, tốc độ nhanh
và chi phí giảm rất nhiều so với các kênh bán hàng truyền thống khác
 Mở ra khả năng xuất khẩu hàng ra nước ngoài
 Đơn giản hóa được các thủ tục hành chính, các công việc giấy tờ, tăng hiệu
quả giao dịch thương mại
 Với Website Thương mại điện tử, doanh nghiệp tạo cho mình khả năng
kinh doanh liên tục 24/24 giờ, liên tục 07 ngày trong tuần với chi phí rất
thấp. Không cần nhân viên giám sát khách hàng như tại các siêu thị bình
thường, không cần bỏ tiền thuê địa điểm bán hàng, không cần hệ thống
kiểm tra, giới thiệu sản phẩm, không cần hệ thống tính tiền,... Tất cả đều
được Website làm tự động, rất nhanh chóng và với độ chính xác tuyệt đối.


14

 Tại cùng một thời điểm, Website Thương mại điện tử có thể phục vụ hàng
triệu lượt người mua hàng ở khắp nơi trên thế giới với các yêu cầu rất khác
nhau về thông tin sản phẩm, chủng loại sản phẩm, giá cả, hình ảnh, chất
lượng, mẫu mã,...
 Thông tin, giá cả sản phẩm được cập nhật, thay đổi một cách tức thời theo
sự biến động của thị trường.
 Website Thương mại Điện tử đem lại khả năng kinh doanh mới cho doanh
nghiệp: "Kinh doanh ngay cả khi bạn đang ngủ".
Thương mại điện tử giúp người mua:
 Có thêm một hình thức mua hàng thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng
 Có thêm một hình thức thanh toán mới tiện lợi, an toàn
 Mở rộng sự chọn lựa khi mua hàng theo thị hiếu và nhu cầu
 Có cơ hội mua sản phẩm và dịch vụ trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà

cung cấp chính không qua trung gian
 Người mua thực sự trở thành người chủ với toàn quyền lựa chọn sản phẩm,
tìm kiếm bất kỳ thông tin nào về sản phẩm theo nhu cầu, so sánh giá cả,
đặt mua hàng với hệ thống tính toán tiền tự động, đầy đủ, rõ ràng, trung
thực và chính xác nhất.
1.4. Giao dịch trong thương mại điện tử và những nguy cơ mất an toàn thông tin
Theo [9][10] Giữa giao dịch thương mại truyền thống và giao dịch TMĐT có
nhiều điểm khác biệt cơ bản trong việc nhận và chuyển tải thông tin giữa các bên
tham gia giao dịch. Về mặt công nghệ, giao dịch trên cơ sở truyền thống và giao dịch
số hóa khác nhau về nguyên tắc, thao tác thực hiện và những quy định về luật pháp.
Từ đó nảy sinh các vấn đề mới trong giao dịch TMĐT.
Nếu việc tạo ra, gửi và nhận một tài liệu trên giấy phức tạp, mất nhiều thời
gian và chi phí thì việc tạo, gửi và nhận các tài liệu trên các phương tiện điện tử rất


15

thuận tiện, nhanh chóng và ít tốn kém. Tuy vậy, một tài liệu trên giấy khi được ký
(bản gốc) mang tính duy nhất và không thể sao chép. Ngược lại một tài liệu điện tử
không có tính chất này, nó dễ dàng tạo ra các bản sao giống hệt và không thể phân
biệt các bản sao này với các bản gốc.
Bản chất của TMĐT là hình thức kinh doanh qua mạng Internet. Internet ngoài
việc đem lại nhiều lợi ích còn là môi trường phát triển TMĐT, thì nó cũng là môi
trường rất thuận lợi cho kẻ phá hoại thực hiện các ý đồ xấu của mình như xem trộm
thông điệp trên đường truyền, tấn công phá hoại nội dung thông tin, giả mạo thông
điệp hay giả mạo người dùng,…
Ngoài ra, khi giao dịch thương mại điện tử thì các tài liệu giữa các bên gửi cho
nhau dễ dàng bị kẻ xấu (hacker) đánh cắp, thay thế sửa sai hoặc cố tính phá hỏng
thông tin hay nguy cơ mạo danh chối cãi nguồn gốc,... những điều này có thể làm mất
đi cơ hội kinh doanh hoặc làm suy giảm nghiêm trọng uy tín của doanh nghiệp. Vì

vậy, trong giao dịch thương mại nói chung và giao dịch thương mại điện tử nói riêng,
việc đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch và rất quan trọng và cần thiết. Một
trong những biện pháp bảo đảm an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử
đó là sử dụng chữ ký số. Sử dụng chữ ký số nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, duy nhất và
không bị sửa đổi bởi người khác của dữ liệu trong giao dịch. Chữ ký số là một công
cụ bảo mật an toàn nhất hiện nay. Nó là bằng chứng xác thực người gửi chính là tác
giả của thông điệp mà không phải là một ai khác.
Không những thế, khi chữ ký số được gắn với một thông điệp điện tử thì đảm
bảo rằng thông tin trên đường chuyển đi sẽ không bị thay đổi bởi bất kỳ một người
nào ngoài người ký ban đầu. Mọi sự thay đổi dù nhỏ nhất sẽ đều bị phát hiện một
cách dễ dàng.
1.5. Kết luận
Chương trên trình bày một số khái niệm cơ bản về thương mại điện tử, gồm
một số kiến thức tổng quát thương mại điện tử. Trong đó nêu rõ các yêu cầu cơ bản
đối với các giao dịch thương mại điện tử. Trong quá trình giao dịch giữa các bên


16

trong thương mại điện tử có một số nguy cơ làm ảnh hưởng đến quá trình giao dịch
giữa bên mua và bán, cần được khắc phục. Vấn đề đảm bảo an toàn thông tin trong
giao dịch là vấn đề rất được quan tâm trong hoạt động thực tiễn của thương mại điện
tử. Điều này dẫn đến việc sử dụng chữ ký số là một trong những giải pháp nhằm đảm
bảo an toàn thông tin trong thương mại điện tử.


17

CHƢƠNG 2.
AN TOÀN THÔNG TIN VÀ CHỮ KÝ SỐ TRONG GIAO DỊCH

THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1. Tổng quan về an toàn và bảo mật thông tin
2.1.1. An toàn và bảo mật thông tin
Từ xưa đến nay thông tin luôn là yếu tố quan trọng trong các hoạt động của
đời sống con người. Trong thời đại ngày nay, các phương thức truyền đạt thông tin
ngày càng đa dạng và phát triển. Với sự ra đời của máy tính và mạng máy tính, việc
trao đổi thông tin đã trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, đa dạng hơn. Nhưng kèm
theo đó là các nguy cơ xâm phạm thông tin cũng ngày càng tăng.
Khi nhu cầu trao đổi thông tin dữ liệu ngày càng lớn và đa dạng, các tiến bộ về
điện tử - viễn thông và công nghệ thông tin không ngừng được phát triển, ứng dụng
để nâng cao chất lượng và lưu lượng truyền tin thì các quan niệm ý tưởng và biện
pháp bảo vệ thông tin dữ liệu cũng được đổi mới. Bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu là
một chủ đề rộng, có liên quan đến nhiều lĩnh vực và trong thực tế có thể có rất nhiều
phương pháp được thực hiện để bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu. Các phương pháp
bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu có thể được quy tụ vào ba nhóm sau:
1. Bảo vệ an toàn thông tin bằng các biện pháp hành chính.
2. Bảo vệ an toàn thông tin bằng các biện pháp kỹ thuật (phần cứng).
3. Bảo vệ an toàn thông tin bằng các biện pháp thuật toán (phần mềm).
Ba nhóm trên có thể được ứng dụng riêng rẽ hoặc phối kết hợp. Môi trường
khó bảo vệ an toàn thông tin nhất và cũng là môi trường đối phương dễ xâm nhập
nhất đó là môi trường mạng và truyền tin. Biện pháp hiệu quả nhất và kinh tế nhất
hiện nay trên mạng truyền tin và mạng máy tính là biện pháp thuật toán.
An toàn thông tin bao gồm các nội dung sau:
 Tính bí mật: tính kín đáo riêng tư của thông tin


18

 Tính xác thực của thông tin: bao gồm xác thực đối tác (bài toán nhận
danh), xác thực thông tin trao đổi.

 Tính trách nhiệm: đảm bảo người gửi thông tin không thể thoái thác trách
nhiệm về thông tin mà mình đã gửi.
 Tính không thể chối bỏ (Non-repudation): người gửi hay người nhận
không thể chối bỏ sau khi đã gửi hoặc nhận thông tin.
Để đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu trên đường truyền tin và trên mạng máy
tính có hiệu quả thì điều trước tiên là phải lường trước hoặc dự đoán trước các khả
năng không an toàn, khả năng xâm phạm, các sự cố rủi ro có thể xảy ra đối với thông
tin dữ liệu được lưu trữ và trao đổi trên đường truyền tin cũng như trên mạng. Xác
định càng chính xác các nguy cơ nói trên thì càng quyết định tốt được các giải pháp
để giảm thiểu các thiệt hại.
Có hai loại hành vi xâm phạm thông tin dữ liệu đó là: vi phạm chủ động và vi
phạm thụ động. Vi phạm thụ động chỉ nhằm mục đích cuối cùng là nắm bắt được
thông tin (đánh cắp thông tin). Việc làm đó có khi không biết được nội dung cụ thể
nhưng có thể dò ra được người gửi, người nhận nhờ thông tin điều khiển giao thức
chứa trong phần đầu các gói tin. Kẻ xâm nhập có thể kiểm tra được số lượng, độ dài
và tần số trao đổi. Vì vậy vi phạm thụ động không làm sai lệch hoặc hủy hoại nội
dung thông tin dữ liệu được trao đổi. Vi phạm thụ động thường khó phát hiện nhưng
có thể có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Vi phạm chủ động là dạng vi phạm có
thể làm thay đổi nội dung, xóa bỏ, làm trễ, sắp xếp lại thứ tự hoặc làm lặp lại gói tin
tại thời điểm đó hoặc sau đó một thời gian. Vi phạm chủ động có thể thêm vào một số
thông tin ngoại lai để làm sai lệch nội dung thông tin trao đổi. Vi phạm chủ động dễ
phát hiện nhưng để ngăn chặn hiệu quả thì khó khăn hơn nhiều.
Một thực tế là không có một biện pháp bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu nào là
an toàn tuyệt đối. Một hệ thống dù được bảo vệ chắc chắn đến đâu cũng không thể
đảm bảo là an toàn tuyệt đối.


×