Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tạp chí khoa học và công nghệ nhiệt đới số 01 tháng 12 năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 116 trang )

MỤC LỤC
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.

Trịnh Quốc Khánh, Kuznhetsov A.N.
Cùng bạn đọc

03

2.

Trịnh Quốc Khánh
Kết quả chủ yếu và định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga

05

3.

Pavlop D.S.
Sự biến đổi đa dạng sinh học do tác động của con người và an ninh
sinh thái

10

4.

Phan Lương, Trần Công Huấn, Nguyễn Đăng Hội
Định hình hướng nghiên cứu sinh thái cạn tại Trung tâm Nhiệt đới
Việt - Nga


20

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
5.

Kuznetsov A.N, Nguyễn Đăng Hội, Phan Lương, Kuznetsova S.P.
Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam

28

6.

Lương Thị Bích Thuận, N.G.Emel’ynova, D.A.Pavlov
Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá phèn sọc đen (Upeneus
tragula Richardson, 1846) vùng biển Nha Trang

41

7.

Vũ Quyết Thành, Trần Thanh Lan
Nghiên cứu một số đặc điểm của khu hệ cá rạn san hô tại khu bảo tồn
biển Cù Lao Chàm

47

8.

Shadrin A. M., Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thị Hải Thanh,
Lương Thị Bích Thuận, Nguyễn Duy Toàn, Trần Thanh Lan

Một số kết quả nghiên cứu hiện tượng nội ký sinh giống
Ichthyodinium gây tử vong cho trứng cá và cá con ở vùng nước ven bờ
Việt Nam

54

9.

В.А.Карпов, Ю.И.Кузнецов, И.А.Беленева, У.В.Харченко,
Ю.Л.Ковальчук, Ле Тхи Ми Хиеп
Защита от морской коррозии сталей в замкнутых объемах

62

10. Nguyễn Hồng Dư, Lưu Phương Minh, Nguyễn Trọng Hiệp
Khảo sát một số tính chất điện hóa của anốt Magnetit được chế tạo
theo phương pháp luyện kim bột

69

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012

1


Những vấn đề chung

11. Chử Minh Tiến, Nguyễn Viết Thắng
Thử nghiệm lớp phủ bảo vệ cao su có chứa Nano Cacbon


74

12. Vương Văn Trường, Phạm Duy Nam, Nguyễn Trọng Dân,
Nguyễn Văn Lượng
Nghiên cứu quy trình chế tạo chất cháy quân sự TPA

79

13. Hoàng Văn Huấn, Phạm Khắc Linh, Nguyễn Như Nghĩa, Nguyễn
Quốc Ân, Phạm Xuân Ninh, Ngô Thanh Nam, Phạm Ngọc Quang
Kết quả ứng dụng chế phẩm Peptit điều hòa sinh học hỗ trợ điều trị
cho những người có tiền sử tiếp xúc với chất độc da cam/dioxin bị phì
đại lành tính tuyến tiền liệt

85

14. Ngô Thanh Nam, Phạm Khắc Linh, Nguyễn Quốc Ân, Rumac
V.S., Pozniakov S.P.
Khảo sát nồng độ Dioxin trong nhau thai và sữa mẹ ở một số địa
phương từ 2007 - 2010

94

THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
15. Trần Công Huấn, Đinh Bá Duy, Kurbatova Ju. A,
Desherevxkaia O.A., Avilov V.
Cơ sở lý thuyết của phương pháp phương sai rối trong nghiên cứu
dòng nhiệt, ẩm, khí CO2 và các đặc trưng kỹ thuật của trạm quan trắc
dòng Nam Cát Tiên


100

16. Ivonhin B.N., Chử Minh Tiến
Các chất ức chế ăn mòn kim loại ИФХАН

108

17. Kharchenko U., Beleneva I., Mai Văn Minh, Lê Thị Mỹ Hiệp
Kết quả ban đầu trong ứng dụng chất chuyển hóa thứ cấp của chủng
Pseudomonas Aeruginosa để làm phụ gia cho sơn chống bám bẩn sinh học

114

18. Ngô Gia Bảo
R-40 - Công nghệ xử lý bom đạn không gây nổ

116

2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012


Những vấn đề chung

CÙNG BẠN ĐỌC
Nhân dịp Tạp chí “Khoa học và Công nghệ Nhiệt đới” ra số đầu tiên, Ban
Đồng Tổng giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga xin gửi tới bạn đọc lời chào
trân trọng và lời chúc tốt đẹp nhất.
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Xô, nay là Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga được

thành lập ngày 07/3/1988 trên cơ sở Hiệp định Liên chính phủ giữa Việt Nam và
Liên Xô ký ngày 07/3/1987. Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga là cơ sở hợp tác nghiên
cứu khoa học và công nghệ của hai nước Việt Nam và LB Nga giao Bộ Quốc phòng
Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga làm cơ quan chủ quản (thành viên của
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga) với sự tham gia của các bộ, ngành hữu quan của hai
nước. Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tiến hành nghiên cứu khoa học và thử nghiệm
trong các lĩnh vực: Độ bền nhiệt đới (vật liệu học nhiệt đới), sinh thái nhiệt đới, y
sinh nhiệt đới; ứng dụng, chuyển giao công nghệ và dịch vụ khoa học kỹ thuật; đào
tạo cán bộ khoa học; phối hợp hoạt động giữa các tổ chức của Việt Nam, LB Nga và
nước thứ ba.
Trong gần 25 năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo hai nước, dưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam, Viện Hàn lâm
khoa học Nga, của Uỷ ban phối hợp, sự phối hợp hoạt động của các bộ, ngành hai
nước, sự giúp đỡ của các địa phương nơi đơn vị đóng quân và triển khai hoạt động,
các thế hệ cán bộ, công nhân viên cả Việt Nam và Nga luôn nêu cao tinh thần chủ
động sáng tạo, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn thử thách, tập trung giải quyết
nhiều vấn đề thiết thực và cấp bách liên quan đến các chương trình nghiên cứu về
hậu quả chiến tranh hoá học đối với môi trường và sức khoẻ con người; bảo quản,
khai thác và nhiệt đới hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật; nghiên cứu đa dạng sinh học, an
ninh sinh thái, bảo vệ môi trường và nhiều vấn đề nhiệt đới khác, góp phần giải
quyết các nhiệm vụ quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước và
đóng góp vào sự phát triển khoa học và công nghệ nhiệt đới.
Hướng tới kỷ niệm 25 năm ngày thành lập và nhằm thực hiện tốt hơn nữa
chức năng, nhiệm vụ được giao, được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền
thông tại Quyết định số 1479/GP-BTTTT ngày 20/8/2012, Trung tâm Nhiệt đới
Việt - Nga cho ra mắt số đầu của Tạp chí “Khoa học và Công nghệ nhiệt đới” vào
quý IV năm 2012. Đây là tạp chí khoa học chuyên ngành với tôn chỉ, mục đích:
Công bố và giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học của Trung tâm, các tổ
chức khoa học - công nghệ trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực khoa học, công
nghệ nhiệt đới và các ngành khoa học có liên quan để phục vụ nghiên cứu khoa

học, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ và các mục đích khác, phục vụ quốc
phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Đối tượng phục vụ của Tạp chí là những người
làm công tác nghiên cứu khoa học, quản lý khoa học công nghệ, ứng dụng, triển
khai công nghệ và đào tạo trong các lĩnh vực có liên quan.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012

3


Những vấn đề chung

Để không ngừng nâng cao chất lượng Tạp chí “Khoa học và Công nghệ nhiệt
đới” rất mong nhận được sự hợp tác, tham gia ý kiến đóng góp và phê bình của các
cộng sự và bạn đọc.
Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ: Ban Biên tập “Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Nhiệt đới” Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, đường Nguyễn Văn Huyên - Quận Cầu
Giấy - Hà Nội. Email: ;
Xin trân trọng giới thiệu Tạp chí cùng bạn đọc.
ĐỒNG TỔNG GIÁM ĐỐC

GS. VS. Trịnh Quốc Khánh

4

TS. Kuznhetsov A.N.

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012


Những vấn đề chung


KẾT QUẢ CHỦ YẾU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CỦA TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT - NGA
TRỊNH QUỐC KHÁNH

Từ khi thành lập (năm1988) đến nay, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga được triển khai trên ba hướng
khoa học: Vật liệu học nhiệt đới (độ bền nhiệt đới), sinh thái nhiệt đới và y sinh nhiệt
đới, kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, theo định hướng ưu
tiên phục vụ quân sự - quốc phòng, kết hợp với việc phục vụ phát triển kinh tế xã hội
của đất nước, phát huy thế mạnh về nghiên cứu cơ bản của phía Nga và nhu cầu triển
khai ứng dụng thực tế của phía Việt Nam để xây dựng các chương trình nghiên cứu
dài hạn và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể đáp ứng lợi ích của cả hai phía.
Trong lĩnh vực Độ bền nhiệt đới, Trung tâm đã triển khai thực hiện nhiều đề
tài nghiên cứu với các nội dung chủ yếu là:
- Nghiên cứu, thử nghiệm nhằm đánh giá độ bền, độ tin cậy và tuổi thọ của các
vật liệu, chi tiết và vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự do LB Nga sản xuất trong quá
trình khai thác, sử dụng và cất giữ ở điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm;
- Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu, phương tiện và công nghệ bảo vệ
chống ăn mòn, lão hoá và phá hủy sinh học cho vũ khí, thiết bị quân sự và công trình
trong điều kiện Việt Nam;
- Nghiên cứu triển khai và thích ứng các phương pháp, phương tiện và kỹ thuật
tiên tiến của LB Nga trong khai thác và đánh giá tình trạng kỹ thuật các hệ thống kỹ
thuật quân sự (phòng không, không quân, vũ khí đạn,...).
Hoạt động của Trung tâm theo hướng Độ bền nhiệt đới chủ yếu phục vụ công
tác đảm bảo kỹ thuật của Quân đội. Những nội dung khoa học công nghệ đạt kết quả
tốt và là sản phẩm thế mạnh của Trung tâm bao gồm: Số liệu về tình trạng hỏng hóc
của vũ khí, trang bị kỹ thuật trong điều kiện khí hậu nhiệt đới; xây dựng và đưa vào
khai thác hệ thống trạm thử nghiệm khí hậu ở các vùng khí hậu đặc trưng và tiến hành

thử nghiệm tự nhiên và thử nghiệm gia tốc hàng ngàn mẫu vật liệu và thiết bị đối với
ăn mòn, lão hóa và phá hủy sinh học; công nghệ và thiết bị phục vụ khai thác khí tài,
trang bị theo trạng thái kỹ thuật; nghiên cứu chế tạo gần 30 chủng loại vật liệu và hàng
năm cung cấp hàng trăm tấn sản phẩm phục vụ bảo quản, niêm cất vũ khí, trang thiết
bị quân sự; chế tạo ăng ten rađa quân sự có độ bền nhiệt đới cao thay thế các sản phẩm
nhập khẩu từ Nga; công nghệ, vật liệu và thiết bị bảo vệ điện hóa chống ăn mòn tàu
thuyền và các công trình biển; công nghệ ức chế bay hơi, công nghệ khí khô trong bảo
quản trang thiết bị, vật tư quân sự; tiêu chuẩn hóa và triển khai quy trình đánh giá chất
lượng thuốc phóng bằng phương pháp áp kế trên thiết bị LAVA của LB Nga; chế tạo
các sản phẩm cao su kỹ thuật, hóa chất và vật liệu chuyên dụng cho ngành kỹ thuật
quân đội và công nghiệp vũ khí, đạn;... Nhiều công nghệ và vật liệu do Trung tâm
nghiên cứu, sản xuất và cung cấp đã được tiêu chuẩn hoá, được Bộ Quốc phòng cho
phép sử dụng rộng rãi trong toàn quân với khối lượng lớn.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012

5


Những vấn đề chung

Trong lĩnh vực Sinh thái nhiệt đới, các nhiệm vụ của Trung tâm tập trung vào
ba vấn đề chủ yếu sau:
- Nghiên cứu đa dạng sinh học các hệ sinh thái cạn tại các vùng rừng núi đặc
trưng của Việt Nam;
- Nghiên cứu đa dạng sinh học các hệ sinh thái nước ở một số vùng biển và
sông hồ tiêu biểu của Việt Nam;
- Nghiên cứu về hậu quả và tác động lâu dài của chất độc hoá học do Mỹ sử
dụng trong chiến tranh đến môi trường sinh thái.
Một trong những kết quả nổi bật có ý nghĩa quan trọng của hướng này là đã
xây dựng được một tập thể cán bộ nghiên cứu có khả năng giải quyết những vấn đề

khoa học liên quan đến phát hiện, quan trắc và xử lý chất độc da cam/dioxin. Tại cơ
sở thí nghiệm của Trung tâm đã phân tích được gần 3000 mẫu dioxin. Đây là một
khối lượng công việc lớn vì các mẫu phân tích dioxin yêu cầu độ chính xác cao và
theo giá quốc tế phải chi phí hàng ngàn USD/mẫu. Các kết quả nghiên cứu này đã
làm rõ hơn bức tranh tồn lưu chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam và góp phần thiết
thực trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học theo Chương trình 33 của
Nhà nước và các Dự án của Bộ Quốc phòng.
Nghiên cứu đa dạng sinh học và hiện trạng các hệ sinh thái nhiệt đới tiêu biểu
được thực hiện tại nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn (các vườn quốc gia Hoàng
Liên, Tam Đảo, Ba Vì, Ngọc Linh, Yok Đon, Cát Tiên, Phú Quốc, Biđúp - Núi Bà,
Lò gò - Sa mát,... các khu bảo tồn Hòn Bà, Núi Chúa, Vịnh Nha Trang,...). Các kết
quả thu được là cơ sở để đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, là đóng góp có giá trị
vào công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên sinh vật trên đất liền và vùng biển ven
bờ, đặc biệt là ở các vùng chịu ảnh hưởng của chiến tranh hoá học và các vùng rừng
núi cao ít được nghiên cứu của Việt Nam. Trong hướng nghiên cứu này đã xuất bản
nhiều chuyên khảo về các chủ đề: Đa dạng sinh học ở Sapa - Phan xi păng, Vũ
Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Hoàng Liên Sơn; các loài bướm phổ biến; động vật
có vú ở Việt Nam; atlas cá và ấu trùng cá Vịnh Nha Trang; sổ tay các loài cá độc ở
Việt Nam; rừng dầu bình nguyên Việt Nam;...
Những kết quả quan trọng về Sinh thái quân sự như: Nghiên cứu đánh bắt
thuần dưỡng, huấn luyện cá heo phục vụ quốc phòng và kinh tế; nghiên cứu phòng
tránh tai nạn do chim gây ra ở các sân bay quân sự; nghiên cứu về bệnh ấu trùng
trứng cá; nghiên cứu sử dụng chó bản địa để làm chó nghiệp vụ;... là những dẫn liệu
cụ thể về định hướng nghiên cứu ứng dụng của Trung tâm trong hướng Sinh thái
nhiệt đới.
Trong lĩnh vực Y sinh nhiệt đới, Trung tâm tập trung cho các vấn đề chủ yếu là:
- Nghiên cứu hậu quả y sinh học của chất độc sinh thái chứa Dioxin và các hợp
chất tương tự đối với sức khoẻ con người;
- Nghiên cứu tuổi thọ nghề nghiệp và khả năng thích nghi của bộ đội Việt Nam
đối với các khí tài, trang thiết bị quân sự trong điều kiện nhiệt đới;

6

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012


Những vấn đề chung

- Nghiên cứu về các bệnh nhiệt đới nguy hiểm;
- Nghiên cứu một số vấn đề y - dược học nhiệt đới, ứng dụng các chế phẩm và
kỹ thuật tiên tiến trong điều trị và chăm sóc sức khỏe.
Các nghiên cứu về hậu quả chiến tranh hóa học đối với hàng ngàn người tại
nhiều địa bàn và trong hơn hai chục năm cho phép các cán bộ khoa học của Trung
tâm phát hiện, đánh giá và nhận biết những hậu quả lâu dài về mặt sức khoẻ do chất
độc da cam/dioxin gây ra. Phương pháp luận đó đã được ứng dụng có hiệu quả trong
thực tế để thực hiện nhiều nội dung khoa học thuộc Chương trình 33 của Nhà nước
và gần đây trong việc lập hồ sơ nạn nhân phục vụ cho việc kiện các công ty hoá chất
của Mỹ đã sản xuất chất độc và cung cấp cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh
tại Việt Nam. Triển khai sử dụng các chế phẩm Peptide điều hòa sinh học do LB
Nga sản xuất trong điều trị hỗ trợ cho những người có tiền sử tiếp xúc với chất da
cam/dioxin đạt kết quả tốt.
Những nghiên cứu của các cán bộ khoa học Nga và Việt Nam về dịch hạch ở
Tây Nguyên đã góp phần xây dựng lý thuyết về nguồn gốc, lịch sử hình thành và lây
truyền bệnh dịch hạch trên thế giới, đồng thời đưa ra kết luận “ở Việt Nam không có
ổ dịch hạch tự nhiên, chỉ có ổ dịch hạch gần người” là luận điểm có ý nghĩa thực
tiễn quan trọng, đóng góp thiết thực cho Chương trình quốc gia phòng chống dịch
hạch tại Việt Nam.
Trung tâm đã thành công trong việc tiếp nhận, làm chủ phương pháp, chuyển
giao công nghệ và ứng dụng thành công liệu pháp Ôxy cao áp vào thực hành y tế của
Việt Nam, tại các cơ sở Ôxy cao áp của Trung tâm đã điều trị cho hàng chục ngàn
lượt bệnh nhân đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Nhiệm vụ chuyển giao công nghệ đã được quan tâm triển khai trong phạm vi
toàn Trung tâm và có kết quả rõ rệt, nhiều sản phẩm công nghệ của Trung tâm đã có
thị trường ổn định và tiêu thụ với số lượng lớn. Trung tâm đã đầu tư nghiên cứu và
sản xuất nhiều thiết bị xử lý môi trường, bao gồm: Thiết bị lọc nước phục vụ cho
sinh hoạt của các đơn vị quân đội và các cụm dân cư; thiết bị lọc nước siêu tinh
khiết dùng pha dịch truyền; phòng an toàn bức xạ và tủ hút chống phóng xạ bằng vật
liệu mới; hệ thống xử lý khí thải, nước thải; thiết bị xử lý rác thải cho bệnh viện; lò
đốt rác y tế; các thiết bị Box, Hote vô trùng phục vụ cho các bệnh viện, các đội vệ
sinh phòng dịch trong và ngoài quân đội; các loại khẩu trang phòng chống bệnh
dịch; trang thiết bị phòng thí nghiệm đồng bộ;... Nhiều sản phẩm KHCN của Trung
tâm đạt giải thưởng cao tại các Hội thi, Hội chợ và Triển lãm. Nhiều loại sản phẩm
của Nga như sơn đặc chủng cho tàu biển, sơn khử trùng, công nghệ khử trùng rác y
tế, công nghệ xử lý đất và nước nhiễm dầu bằng vi sinh, các chế phẩm điều hoà sinh
học, vật liệu lọc nano... đang được giới thiệu, chuyển giao và từng bước được ứng
dụng tại Việt Nam.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012

7


Những vấn đề chung

Hoạt động phối hợp là một trong các chức năng quan trọng và là lợi thế về cơ
sở pháp lý và tổ chức của Trung tâm. Từ ngày thành lập đến nay đã có hơn 3 nghìn
lượt cán bộ khoa học Nga sang làm việc tại Trung tâm, trong đó có nhiều Viện sỹ,
Giáo sư, Tiến sỹ khoa học, các chuyên gia hàng đầu của nền khoa học Liên Xô và
LB Nga. Thông qua Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, nhiều đơn vị quân đội và tổ
chức khoa học công nghệ của Việt Nam đã tạo được mối quan hệ công việc với phía
đối tác Nga để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
Ngoài các cơ sở của Viện Hàn lâm khoa học Nga, Viện Hàn lâm Y học Nga,

các viện nghiên cứu của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế LB Nga, Trung tâm đã chủ động
mở rộng hợp tác với một số Tổ hợp, Liên hiệp Khoa học sản xuất, Viện nghiên cứu,
Viện thiết kế chuyên ngành để thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật theo nhu cầu của
phía Việt Nam. Nhiều sản phẩm, công nghệ đặc chủng đã được giới thiệu, từng bước
chuyển giao và ứng dụng tại Việt Nam. Sự hợp tác với các đối tác ngoài Nga như:
Ucraina, Hàn Quốc, Canada, Nhật Bản,... được thiết lập và triển khai bước đầu có
hiệu quả.
Về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện nay tại Trung tâm có 19 phòng thí
nghiệm với nhiều trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, như Phòng thí nghiệm công nghệ
sinh học, Phòng thử nghiệm gia tốc và hệ thống Trạm thử nghiệm khí hậu tự nhiên
phục vụ đánh giá độ bền trang thiết bị, vật liệu... Phòng Phân tích dioxin của Trung
tâm đạt chuẩn cấp Bộ Quốc phòng, đang được nâng cấp xây dựng thành Trung tâm
phân tích dioxin đạt chuẩn quốc gia và khu vực.
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới,
với nhiệm vụ trọng tâm là song song với các nghiên cứu cơ bản theo ba hướng
khoa học, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thích ứng và chuyển giao
công nghệ phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế, trên cơ sở phát huy thế
mạnh trong sự hợp tác trực tiếp với các tổ chức khoa học công nghệ và sản xuất
của LB Nga.
Những nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga trong thời
gian tới gồm:
+ Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ coi trọng nghiên cứu cơ bản
định hướng ứng dụng, ưu tiên nghiên cứu đặc thù nhằm đáp ứng kịp thời những thách
thức mới trong thời bình cũng như trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao. Tiếp
tục xây dựng và phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ chủ lực của Trung tâm.
- Hướng Độ bền nhiệt đới: Tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu để hoàn thiện các
sản phẩm hiện có bao gồm vật liệu bảo vệ, phương tiện và phương pháp thử nghiệm
đánh giá tiêu chuẩn và công nghệ Nga, phối hợp với các chuyên ngành kỹ thuật và
cơ quan chức năng của BQP trong triển khai nghiên cứu, chuyển giao công nghệ các
vật liệu bao gồm vật liệu công nghệ cao, các sản phẩm phục vụ bảo quản, bảo dưỡng

và sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, góp phần khai thác có hiệu quả vũ khí
trang bị mới do LB Nga sản xuất có trong trang bị của QĐND Việt Nam.
8

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012


Những vấn đề chung

- Hướng Sinh thái nhiệt đới: Tập trung nghiên cứu tác động của chất độc sinh
thái chứa dioxin đến môi trường; mở rộng nghiên cứu đối với các hợp chất tương tự
phát sinh trong quá trình sản xuất và hoạt động dân sinh; nghiên cứu các giải pháp
bảo vệ môi trường; tiếp tục nghiên cứu về đa dạng sinh học các hệ sinh thái cạn và
dưới nước; tăng cường nghiên cứu sinh thái phục vụ quốc phòng, an ninh và kinh tếxã hội. Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường sinh thái, nhất là
những khía cạnh liên quan đến quốc phòng và an ninh sinh thái.
- Hướng Y sinh nhiệt đới: Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hậu quả của chiến
tranh hóa học đến sức khoẻ của con người, nhất là vấn đề liên quan đến di truyền
sinh thái; nghiên cứu hệ thống cảnh báo, dự phòng giảm thiểu tác hại trên cơ sở phối
hợp nhiệm vụ với Chương trình 33 và Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt
Nam. Tham gia các nghiên cứu về y học Quân binh chủng trước tiên phục vụ Quân
chủng Hải quân và Quân chủng Phòng không - Không quân. Nghiên cứu một số
bệnh truyền nhiễm nhiệt đới điển hình, nhất là bệnh truyền từ động vật sang người;
nghiên cứu sự thích nghi của người Việt Nam với vũ khí, trang bị kỹ thuật do LB
Nga sản xuất nhằm khai thác hiệu quả và kéo dài tuổi phục vụ của bộ đội.
+ Kết hợp nghiên cứu với đào tạo cán bộ có trình độ cao phục vụ cho sự phát
triển của Trung tâm trong tương lai, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho quân đội
và đất nước. Mở rộng liên kết, hợp tác với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo của hai
nước, hoàn thiện cơ chế quản lý, đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công
nghệ. Tập trung lãnh đạo để tạo nên sự đột phá về cơ chế và hiệu quả chuyển giao
công nghệ từ Nga vào Việt Nam.

Với những kết quả đạt được và triển vọng hợp tác đối tác chiến lược toàn diện
Việt - Nga trong thời gian tới, chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng vào những
thành tựu to lớn hơn nữa trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công
nghệ và xây dựng tiềm lực của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga trong tương lai.
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012

9


Những vấn đề chung

SỰ BIẾN ĐỔI ĐA DẠNG SINH HỌC DO TÁC ĐỘNG CỦA
CON NGƯỜI VÀ AN NINH SINH THÁI
PAVLOP D.S.

Ngày nay, an ninh sinh thái trên toàn thế giới đang là vấn đề nổi lên hàng đầu.
Trong vấn đề này, trước hết người ta xem xét những biến đổi của các thành phần phi
sinh vật (vô sinh) của môi trường như ô nhiễm nước, không khí hay biến đổi khí hậu.
Nhưng thực ra gốc rễ của khủng hoảng sinh thái hiện nay lại là sự phá huỷ đa dạng
sinh học (thế giới sinh vật) và các chức năng của nó. Bài báo này viết về cách thức
mà sự an lành của nhân loại phụ thuộc vào đa dạng sinh học và chức năng của nó.
Theo Công ước về đa dạng sinh học (1992), khái niệm này bao gồm các biến
dạng của các hệ sinh vật ở mọi cấp độ về tổ chức, từ một cơ thể sống cho đến cả sinh
quyển. Đó là:
- Sự đa dạng của cá thể và nguồn gen trong các quần thể;
- Sự đa dạng của quần thể và các hình thái bên trong các loài;
- Sự đa dạng của loài trong các quần xã và các hệ sinh thái (HST);
- Sự đa dạng của hệ sinh thái trong các cảnh quan và khu vực;

- Sự đa dạng của loài và hệ sinh thái trên phạm vi toàn cầu.
Thế giới sinh vật (đa dạng sinh học) đang thực hiện các chức năng quan trọng
sống còn (các dịch vụ sinh thái) đối với con người, thiếu chúng thì chúng ta đã
không thể tồn tại trên hành tinh này. Về bản chất, thế giới sinh vật là hệ thống cấp
hành tinh trong đảm bảo sự sống cho con người và là yếu tố mấu chốt cho an ninh
sinh thái. Trong Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Nga (2001) đã
xác định những chức năng chính cần cho con người như sau:
- Chức năng tạo môi trường sống: Duy trì các quá trình trong sinh quyển trên
Trái đất và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người (không khí
sạch, nước sạch, đất đai phì nhiêu, khí hậu ổn định);
- Chức năng sản xuất: Tạo ra các sản phẩm sinh học dùng làm thức ăn, dự trữ
năng lượng và nguyên liệu cho các lĩnh vực kinh tế;
- Chức năng thông tin: Lưu giữ các thông tin tích luỹ được trong quá trình tiến
hóa (trong đó có thông tin di truyền);
- Chức năng tinh thần - thẩm mỹ: Ảnh hưởng của thế giới sinh vật tới sự phát
triển của văn hóa, thế giới quan của con người; các giá trị về thẩm mỹ, đạo đức của
thế giới sinh vật.
Về chức năng sản xuất của đa dạng sinh học:
Trong hàng nghìn năm, đối với con người, chức năng sản xuất là quan trọng
nhất. Ở đó có những sản phẩm nguồn gốc sinh vật mà con người nhận được từ các hệ
sinh thái trong tự nhiên như gỗ, hải sản, sản phẩm săn bắn động vật, thực vật để ăn và
làm thuốc. Với sự phát triển của nền văn minh, con người chuyển dần từ việc khai
thác tài nguyên các hệ sinh thái tự nhiên sang tái sản xuất chúng trong lĩnh vực nông
nghiệp. Ngày nay, việc khai thác ở quy mô công nghiệp chức năng sản xuất của các
hệ sinh thái tự nhiên chỉ còn lại trong hai lĩnh vực là đánh bắt cá và khai thác gỗ.
10

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012



Những vấn đề chung

Sản lượng đánh bắt cá của thế giới tăng đều đặn đến năm 1990, sau đó ổn định
ở mức khoảng 90 triệu tấn/năm, trong đó việc đánh bắt của Trung Quốc sau năm
1990 tăng rõ rệt, còn lượng đánh bắt tổng hợp của các nước còn lại giảm đi. Nguyên
nhân của việc đánh bắt dừng tăng trưởng là sự cạn kiệt trữ lượng cá và động vật
không xương sống tại các ngư trường truyền thống. Những năm gần đây việc đánh
bắt buộc phải chuyển sang độ sâu lớn hơn và loài cá ít giá trị hơn, cũng như đến các
khu vực mới như các vùng biển nhiệt đới Ấn Độ dương và Thái Bình dương. Hiện
nay mức độ khai thác ổn định trữ lượng cá trên thế giới là quá mức. Nhiều quần thể
cá có giá trị đánh bắt bị tổn hại. Một thí dụ là sự giảm số lượng cá Tầm trên lưu vực
sông Vonga - Caspi. Từ giữa thế kỷ XX đến nay, do khai thác quá mức, gần 30%
các loài sinh vật biển có giá trị đánh bắt đã ở trạng thái giảm sút nghiêm trọng (nghĩa
là sản lượng đánh bắt được ở dưới 10% của mức tối đa). Nếu giữ nguyên chiều
hướng này thì đến giữa thế kỷ XXI 80% dạng tài nguyên sẽ mất giá trị đánh bắt.
Ngày nay, trên thế giới sự tăng trưởng của sản xuất thủy sản được đảm bảo chủ yếu
nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt ở Trung Quốc. Sự
phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát gây tác hại lớn cho các hệ sinh thái nước do ô
nhiễm, phú dưỡng và sự phá vỡ cấu trúc của các quần thể cá cũng như thủy sinh vật
tự nhiên khác.
Trên lục địa, suốt hàng chục ngàn năm trước khi phát triển kinh tế nông
nghiệp, rừng chiếm gần 60%. Từ đó đến nay con người đã làm diện tích rừng giảm
đi một nửa, còn 27%. Châu Á và Châu Âu có rừng bị biến đổi nặng nề nhất. Tổng
diện tích rừng tiếp tục giảm với tốc độ 7,3 triệu ha/năm, tương đương 1/4 diện tích
rừng của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là sự chuyển đổi rừng sang đất nông
nghiệp. Rừng đang bị thu hẹp với tốc độ lớn nhất ở Nam Mỹ, Châu Phi, còn ở tại
các quốc gia thì có Braxin, Indonesia. Gần đây, ở Châu Âu và Mỹ diện tích rừng lại
tăng lên rõ rệt, và sau năm 1990 thì có thêm Châu Á, nhờ việc Trung Quốc bắt đầu
chương trình phục hồi rừng lớn nhất thế giới. Hiện nay Trung Quốc chiếm 70% mức
gia tăng diện tích rừng của toàn thế giới. Theo số liệu của FAO, Việt Nam cũng nằm

trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về phục hồi rừng. Có một điều đáng tiếc là phần
lớn rừng trồng với mục tiêu lấy gỗ, hấp thụ cacbon và chống xói mòn được trồng
bằng các loài ngoại lai phát triển nhanh như khuynh diệp và keo. Mặt khác, rừng
trồng không thể thay thế rừng tự nhiên do chức năng hệ sinh thái của chúng bị giảm
so với rừng nguyên sinh. Phần lớn các loài động vật và thực vật bản địa không thể
tồn tại trong các rừng trồng này, và cấu trúc của các hệ sinh thái nhân tạo khác hẳn
rừng tự nhiên. Do vậy, ngày có càng nhiều nước công nhận rừng nguyên sinh và
rừng ít bị biến đổi là những đối tượng tự nhiên quý giá và cấm chặt phá. Về tổng thể,
đã hết khả năng gia tăng khai thác chức năng sản xuất của dự trữ sinh quyển. Trong
thời gian tới, việc tăng số lượng sản phẩm chỉ có thể nhờ vào việc sử dụng các hệ
thống cao sản nhân tạo như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sản xuất bằng công
nghệ sinh học, trong điều kiện bảo đảm an ninh sinh thái một cách vô điều kiện (tác
động ít nhất đến môi trường).
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012

11


Những vấn đề chung

Về chức năng thông tin và chức năng tinh thần - thẩm mỹ của đa dạng
sinh học:
Con người tiếp thu các ích lợi của đa dạng sinh học không chỉ ở dạng vật phẩm
(các vật chất có lợi), mà còn ở dạng thông tin, nghĩa là ở dạng chức năng thông tin
và văn hoá - thẩm mỹ của đa dạng sinh học. Trước hết, đó là thông tin về di truyền
được tích luỹ ở dạng giống loài động thực vật có trong tự nhiên với những tính chất
có ích đặc biệt đã được con người từ thuở xa xưa sử dụng để chọn ra các giống cây
trồng, dùng trong y học dân tộc. Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ sinh
học, khả năng sử dụng và giá trị của thông tin di truyền tăng lên rất nhanh.
Sự gia tăng giá trị của các chức năng tinh thần - thẩm mỹ và thông tin của đa

dạng sinh học cũng được thể hiện trong sự phát triển của du lịch sinh thái (trong đó
có bơi lặn ở rạn san hô) có thị trường hàng năm tăng nhanh hơn các loại hình du lịch
khác. Giá trị của thị trường thế giới về tài nguyên gen và du lịch sinh thái ngày nay
có thể so sánh được với giá trị của thương mại thế giới về sản phẩm biển hay chế
biến gỗ. Vào đầu những năm 2000, doanh số hàng năm về thuốc và mỹ phẩm sản
xuất từ nguồn gen tự nhiên được đánh giá khoảng 98 tỷ đô la, còn giá trị này của du
lịch sinh thái đạt khoảng 30 tỷ đô la. Để so sánh, theo số liệu của FAO, xuất khẩu
sản phẩm cá thế giới năm 2006 đạt 86 tỷ đô la, chế biến gỗ năm 2005 đạt 64 tỷ đô la.
Rõ ràng là việc sử dụng các hệ sinh thái tự nhiên chưa bị phá hủy như là nguồn tài
nguyên gen hoặc làm đối tượng du lịch mang lại lợi nhuận không thua kém so với
khai thác gỗ hay hải sản.
Ý nghĩa của chức năng thông tin và tinh thần - thẩm mỹ trong tương lai sẽ còn
được nâng lên cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học và việc nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người.
Về chức năng tạo môi trường sống của đa dạng sinh học:
Đối với con người và sinh quyển, chức năng tạo môi trường sống của đa dạng
sinh học là quan trọng nhất. Tuy vậy, mãi tới bây giờ chúng ta mới bắt đầu thấu hiểu
được điều này. Nhờ có hoạt động sống của sinh vật mà chúng ta có nước sạch,
không khí để thở, đất đai mầu mỡ, khí hậu ổn định.
Chức năng tạo môi trường sống của thế giới sinh vật được thể hiện ở các khía cạnh:
- Duy trì sự cân bằng của chất khí; duy trì độ ẩm và nhiệt độ khí quyển và khí
hậu ổn định ở quy mô toàn cầu và khu vực;
- Ổn định các điều kiện của môi trường sống, giảm bớt các hiện tượng thời tiết
cực đoan và thiệt hại do chúng;
- Duy trì các chu trình sinh địa hóa của các chất;
- Hình thành đất màu và bảo vệ chúng khỏi xói mòn;
- Hình thành chế độ thủy văn ổn định ở các khu vực và làm sạch nước;
- Xử lý sinh học và khử độc chất thải.
12


Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012


Những vấn đề chung

Ngày nay, hệ sinh quyển bảo đảm cho sự sống của con người đang chịu sự phá
hủy nhanh chóng và ở quy mô lớn. Nhịp độ phát triển kinh tế thế giới cao chưa từng
có và sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên sinh quyển của nhân loại trong khoảng vài chục
năm gần đây đã làm thay đổi hẳn thế giới ngay trước mắt những ai đang sống. Có
thể đưa ra một số ví dụ:
- Từ năm 1960 đến năm 2000, dân số thế giới tăng lên gấp đôi, từ 3 tỷ lên 6 tỷ
người;
- Từ năm 1960 đến năm 2000, GDP toàn cầu tăng gần 6 lần;
- Trong giai đoạn này sản xuất lương thực tăng nhanh hơn dân số từ 2 đến 2,5
lần. Sản xuất năng lượng thô từ năm 1965 đến năm 2007 tăng 2,9 lần;
- Từ năm 1960 đến năm 2000, lượng nước khai thác từ sông hồ tăng gấp hai
lần, dự trữ nước trong các hồ chứa tăng gấp 4 lần; năm 1950 chỉ có 5.000 đập chiều
cao trên 15 m, hiện nay đã có hơn 45.000. Nửa thế kỷ lại đây, trung bình mỗi ngày
có 2 đập chứa nước được xây dựng;
- Từ sau năm 1960, do hoạt động của con người, dòng nitơ được sinh vật hấp
thụ trong các hệ sinh thái cạn tăng gấp đôi, còn dòng photpho tăng gấp ba; hơn một
nửa số phân đạm sản xuất tính từ năm 1913 được sử dụng chỉ từ sau năm 1985;
- Mức tăng nồng độ CO2 trong khí quyển của 40 năm gần đây chiếm 60% tổng
mức tăng sau 250 năm kể từ khi bắt đầu cách mạng công nghiệp ở châu Âu.
Nhìn chung, sự tăng trưởng kinh tế và mức sống của con người ở nửa sau của
thế kỷ XX phần nhiều đã đạt được nhờ vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên và làm suy
thoái các hệ sinh thái cũng như các chức năng của chúng.
Cho đến nay, các hệ sinh thái ở trên một nửa đất đai của lục địa có thể được
thực vật che phủ (trừ những khu vực băng tuyết, núi cao và sa mạc) đã bị con người
phá hủy nặng nề. Điều đó có nghĩa là khả năng điều hòa môi trường của các hệ sinh

thái trên cạn đã bị giảm đi một nửa. Các khu vực có diện tích lớn chưa bị phá huỷ
của thiên nhiên còn duy trì được sự đa dạng sinh học của mình đang là những trung
tâm ổn định các quá trình trong sinh quyển. Ba khu vực lớn nhất còn giữ được các
hệ sinh thái tự nhiên đều ở vùng nhiệt đới, một trong số đó bao gồm các rừng nhiệt
đới ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nhịp độ phá hủy nhanh nhất
các hệ sinh thái tự nhiên hiện nay cũng đang được quan sát thấy ở các vùng nhiệt
đới, trong đó có vùng địa lý sinh vật Indo - Mãlai.
Cùng với sự giảm sút diện tích, lớp phủ hữu sinh của Trái Đất cũng bị suy
giảm. Từ năm 1960 đã ghi nhận sự biến mất của hơn 1.000 loài động, thực vật. Hiện
nay, theo số liệu của Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (IUCN), 16.928 loài trong
số 45.000 loài sinh vật đã được nghiên cứu có nguy cơ tuyệt chủng, chiếm 38%.
Nhưng còn bao nhiêu loài trong nhóm ít được nghiên cứu đang có nguy cơ tuyệt
chủng hoặc đã biến mất thì vẫn là ẩn số đối với khoa học, và chúng ta vẫn chưa biết.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012

13


Những vấn đề chung

Hiện nay yếu tố chủ yếu gây diệt vong cho các loài là sự phá hủy nơi sinh sống
của chúng. Điều này đặc biệt nguy hiểm ở các khu vực nhiệt đới là nơi hiện nay
đang chịu sự biến đổi mạnh mẽ. Các đánh giá về tốc độ diệt vong có thể xảy ra cho
các loài do bị phá huỷ nơi sinh sống có dạng hàm mũ rất đáng lo ngại.
Số lượng của các quần thể hiện có cũng bị giảm sút. Chỉ số hành tinh sống
phản ánh tình trạng của hơn 4.000 quần thể động vật có xương sống của các hệ sinh
thái trên cạn và dưới nước đã giảm 30% từ năm 1970 đến năm 2005, và đang tiếp
tục giảm.
Một yếu tố quan trọng phá vỡ cấu trúc của các hệ sinh thái tự nhiên là sự xâm
nhập của các giống loài lạ dẫn đến sự thay đổi căn bản cấu trúc của các hệ sinh thái

và chức năng của chúng. Sự di thực của cá trích đã làm thay đổi cấu trúc quần xã cá
ở các hồ chứa thuộc lưu vực sông Vôn ga là một ví dụ.
Nhiều sự phá hoại của con người là không thể phục hồi, không những huỷ diệt
các loài, mà còn phá vỡ các hệ sinh thái. Những nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy
sự ô nhiễm các chất “siêu độc sinh thái” dẫn đến sự thoái hoá hệ sinh thái không thể
phục hồi. Hàng chục năm qua đi sau khi quân đội Mỹ sử dụng chất độc da
cam/dioxin mà các hệ sinh thái rừng nhiệt đới vẫn không thể hồi phục. Nhóm cây gỗ
của rừng nhiệt đới mãi mãi bị thay thế bởi thảm cây bụi và trảng cỏ. Sự di chuyển
của dioxin theo nước sông ra biển đã tạo ra các tác động đầu tiên làm suy thoái các
quần xã san hô. Sự phá hủy có quy mô thế giới sinh vật làm cho cơ chế điều hòa môi
trường của các hệ sinh thái bị phá vỡ, kéo theo những thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh
hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của con người, nghĩa là trở thành yếu tố đe doạ an
ninh sinh thái. Có thể đưa ra một số thí dụ về sự thiệt hại ở quy mô khu vực.
Vào những năm 1998 - 2005, những cơn mưa lớn đã nhiều lần làm ngập lụt
nhiều vùng của châu Âu, gây thiệt hại lớn về kinh tế và tổn thất về người. Năm 2005
riêng thiệt hại kinh tế ở vùng núi An-pơ đã tới 2 tỷ đô la Mỹ. Thiệt hại này phần
nhiều là hậu quả của sự suy thoái chức năng điều hòa nước của các hệ sinh thái tự
nhiên do kết quả của việc kênh hoá các con sông, tháo cạn các đầm lầy, khai thác
rừng, phủ những bề mặt rộng lớn bằng nhựa đường và vật liệu cứng. Sau trận lụt lớn
vào năm 1993, ở Mỹ đã thấy là việc đầu tư 2 - 3 tỷ đô la để khôi phục 5,3 triệu ha hệ
thống đầm nước và rừng ngập ở thượng lưu các sông Mitxixipi và Mixuri có thể
tránh được thiệt hại khoảng 16 tỷ đô la do ngập lụt. Sự gia tăng thiệt hại về kinh tế
và tổn thất về người do các cơn bão và sóng thần (trong đó có cơn bão Catrina năm
2005 và sóng thần ở Ấn Độ dương năm 2004) liên quan tới sự phá hoại các hệ sinh
thái đầm phá tự nhiên ở bờ biển có thể làm giảm sức mạnh của gió và sóng. Trong
những năm gần đây, một loạt các nước ở đai nhiệt đới đã thực hiện các chương trình
phục hồi rừng ngập mặn nhằm bảo vệ bờ biển.
Vào đầu những năm 2000, những vụ cháy rừng và than bùn ở các khu Trung
tâm và Tây - Bắc nước Nga đã gây tổn thất to lớn về tài sản và sức khoẻ của người
dân không chỉ ở những vùng có cháy, mà còn ở các thành phố lớn (Mátxcơva, XanhPêtécbua…). Thiệt hại này là kết quả của sự mất đi chức năng của các hệ sinh thái

trong điều hòa chế độ thủy văn do việc khai thác than bùn và làm khô rừng.
14

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012


Những vấn đề chung

Do rừng bị khai thác với khối lượng lớn ở Trung Quốc vào đầu những năm 1990
mà sự xói mòn do gió và nước đạt mức độ thảm hoạ. Thiệt hại hàng năm do phá rừng
chiếm 12% GDP, phần lớn do sự phá huỷ chức năng tạo môi trường sống của rừng.
Tốc độ thu hẹp rừng lớn nhất đang quan sát được ở lưu vực sông Amazôn do
sự gia tăng nhu cầu về sản nông sản và nhiên liệu sinh học được sản xuất ở Braxin
từ mía. Việc khai thác rừng ở đây dẫn đến sự suy thoái chức năng điều hòa khí hậu.
Thay vì rừng là những quần xã cây bụi và trảng cỏ được hình thành, làm tăng khả
năng cháy rừng và hạn hán. Đối với lưu vực sông Amazôn, việc chặt phá 30% rừng
sẽ dẫn đến sự biến đổi khí hậu ở khu vực không thể phục hồi, và điều này không cho
phép rừng được tái sinh.
Nạn hạn hán những năm 2005 - 2007 làm cạn sông Amazôn, ngừng trệ giao
thông đường thủy, làm cá chết hàng loạt. Hàng chục ngàn người không có thực
phẩm và nước sạch, xuất hiện nguy cơ dịch bệnh và khu vực được công bố là “vùng
thảm họa”.
Những ví dụ trên cho thấy vai trò của rừng trong việc điều hòa khí hậu và chế
độ thuỷ văn quan trọng đối với con người đến mức nào. Rừng giữ và làm bay hơi
một khối lượng nước khổng lồ, hơi nước ngưng tụ và mưa xuống chính khu vực đó.
Việc phá rừng trên diện rộng có thể thay đổi hệ thống khí hậu toàn cầu. Việc mô
hình hoá những biến đổi trong khí quyển do phá rừng ở Nam Mỹ, châu Phi và Đông
Nam Á cho thấy, sự biến đổi khí hậu do phá rừng có thể thấy được ở cách xa hàng
ngàn kilomet ở trên châu lục khác.
Sự nóng lên của khí hậu - nhiệt độ trung bình tăng, nước biển dâng, băng tan là dấu hiệu mất ổn định sinh quyển trên quy mô toàn cầu. Một dấu hiệu quan trọng

khác là sự gia tăng các hiện tượng thiên nhiên cực đoan và những thiệt hại trong
vòng những năm gần đây. Sự mất ổn định của khí hậu được thể hiện bởi sự tăng tần
suất các giai đoạn quá nóng hay lượng mưa không đều là một trong những yếu tố
làm mất an toàn trong việc bảo đảm thực phẩm và nước sạch cho dân cư.
Sự tăng trưởng quá nóng về nhu cầu sử dụng tài nguyên của sinh quyển và sự
phá hoại lớp phủ hữu sinh vào nửa cuối của thế kỷ XX đã làm cho sinh quyển
chuyển sang một trạng thái mới, mà theo một loạt các thông số cơ bản thì quy mô
của những biến đổi này của Trái Đất đã vượt cả những gì ghi nhận được sau ít nhất
nửa triệu năm trở lại đây.
Có thể lấy chức năng của sinh quyển trong điều hòa khí hậu làm ví dụ. Việc
con người phá đi đến một nửa hệ thống điều hoà môi trường trên cạn và trong tự
nhiên dẫn đến làm mất cân bằng chu trình cacbon. Chính yếu tố này chứ không phải
việc con người gia tăng thải khí CO2 là cơ sở cho việc tăng nồng độ CO2 gây ra hiệu
ứng nhà kính. Yếu tố điều hoà chủ yếu chu trình cacbon trong tự nhiên là các hệ sinh
thái tự nhiên, còn con người phát thải chưa quá 10% tổng lượng cacbon trong sinh
quyển. Gần một nửa diện tích thảm thực vật tự nhiên trên trái đất bị phá hủy hoặc bị
con người làm biến đổi và các hệ sinh thái trên lục địa còn lại cộng với đại dương đã
không thể hấp thụ hết cacbon thải vào khí quyển và có thể là nguyên nhân chính của
sự tăng nồng độ CO2 trong khí quyền và quyết định sự biến đổi khí hậu hiện nay.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012

15


Những vấn đề chung

Ngoài ra, những năm gần đây quá trình chuyển đổi rừng và đầm lầy nhiệt đới
thành những vùng cây trồng làm nhiên liệu sinh học diễn ra với nhịp độ rất nhanh.
Người ta cho rằng, nhiên liệu sinh học có thể giải quyết được vấn đề tăng nồng độ
CO2 trong khí quyển do đạt được“cân bằng cacbon bằng không”, trong đó lượng

cacbon thải ra do đốt nhiên liệu sinh học bằng lượng cacbon được cây nguyên liệu
hấp thụ trong thời gian sinh trưởng. Tuy nhiên, ở đây còn chưa tính đến lượng
cacbon thải ra từ đất, than bùn, từ sinh vật chết do sự chuyển đổi từ các hệ sinh thái
tự nhiên thành đồn điền.
Tính ra, việc tạo ra các vùng cây nguyên liệu thay thế các hệ sinh thái tự nhiên
làm tăng lượng cacbon thải vào khí quyển từ hàng chục đến hàng trăm lần (từ 17 đến
420 lần tuỳ thuộc vào kiểu hệ sinh thái và loại cây trồng) cao hơn mức “tiết kiệm”
được nhờ sử dụng nhiên liệu sinh học. Khi thay thế các rừng nhiệt đới ở Amazôn và
Malaixia bằng các vùng nguyên liệu thì phải mất từ 300 đến 400 năm để bù lại sự
phát thải cacbon bằng các nhiên liệu sinh học trồng được [10].
Theo đánh giá của một số chuyên gia, ngày nay nhu cầu của loài người về tài
nguyên thiên nhiên tái sinh (sản phẩm sinh vật, nước ngọt) và việc sử dụng các chức
năng của hệ sinh thái để xử lý chất thải do con người (trong đó có khí nhà kính) đã
vượt quá 30% khả năng của sinh quyển [3]. Có thể nói là ngày nay chúng ta đang
sống cả vào phần của các thế hệ tương lai, đang tước đoạt những tài nguyên cần thiết
cho cuộc sống và gây ra những vấn đề sinh thái rất nghiêm trọng mà rồi con cháu
chúng ta sẽ phải khắc phục.
Các vấn đề mới này đang buộc chúng ta phải thay đổi quan niệm về tài nguyên
thiên nhiên và các yếu tố của an ninh sinh thái. Cần phải thống nhất là tất cả mọi đa
dạng sinh học đang tồn tại trên Trái Đất với chức năng đảm bảo cho môi trường bền
vững và thuận lợi là nhân tố và nguồn dự trữ tự nhiên cốt yếu của an ninh sinh thái.
Không thể thay thế hoàn toàn sự điều hòa tự nhiên của môi trường bằng các hệ
thống nhân tạo. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa tạo ra được một hệ thống khép kín
trong đảm bảo cho cuộc sống của con người, mặc dù đã có những nghiên cứu rất
tích cực trong lĩnh vực này. Dự án tốn kém “Sinh quyển-2” của Mỹ (1985 - 2007) đã
bị đình chỉ và đã không đạt được mục đích chủ yếu. Các hệ thống bảo đảm cho cuộc
sống thậm chí trong các tổ hợp vũ trụ hiện đại cũng đòi hỏi bổ sung thường xuyên
nguồn dự trữ và loại bỏ chất thải. Giá thành và độ phức tạp của việc thay thế ở quy
mô toàn cầu chức năng tạo môi trường sống của các hệ sinh thái tự nhiên bằng
những hệ nhân tạo tương tự vượt quá khả năng của khoa học - kỹ thuật và kinh tế

của nền văn minh hiện tại.
Trong những năm gần đây đã bắt đầu có những thử nghiệm tích cực nhằm định
giá của chức năng tạo môi trường sống của các hệ sinh thái tự nhiên và đưa vào kinh
doanh. Ví dụ điển hình nhất là Nghị định thư Kioto và việc hình thành thị trường
cacbon thế giới. Ngày nay thị trường này có cả một tổ hợp các cơ chế đa dạng để
phân phối lại ngân sách từ các tổ chức thương mại và quốc gia thải khí nhà kính vào
môi trường cho những ai xúc tiến việc cắt giảm hay hấp thụ khí nhà kính. Khối
lượng thị trường cacbon đang phát triển với nhịp độ cao.
16

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012


Những vấn đề chung

Thành tựu quan trọng nhất của quá trình này là sự bắt đầu phát huy của cơ chế
kinh tế - tài chính trong thúc đẩy việc bảo vệ rừng như những kho lưu giữ cacbon
thiên nhiên. Vào năm 2008 quỹ của chương trình REDD đã là 169 triệu USD, và số
thành viên của quỹ là 37 nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, và 11 nước tài
trợ. Khối lượng dự báo của thị trường dịch vụ bảo vệ rừng của chương trình REDD có
thể so sánh được với khối lượng buôn bán gỗ trên thế giới. Thị trường tiềm năng của
dịch vụ bảo vệ rừng với dự kiến giá 10 đôla/tấn cacbon và khả năng thực tế của các
nước đang phát triển trong giảm chặt phá rừng đạt khoảng 10 tỷ đôla/năm, trong khi
đó xuất khẩu sản phẩm rừng từ các nước đang phát triển vào năm 2006 là 39 tỷ đôla.
Những ví dụ về việc định giá chức năng của các hệ sinh thái cho thấy việc gìn
giữ các hệ sinh thái tự nhiên về mặt kinh tế thường là những quyết định có lợi nhất.
Các chức năng tạo môi trường sống của đa dạng sinh học đã bắt đầu thành hàng hoá,
các thị trường quốc gia và quốc tế về dịch vụ hệ sinh thái đang phát triển. Sau đây là
một số ví dụ:
- Nhiều người đã biết đến quyết toán tài chính của dự án đảm bảo nước cho

Niu-Yoóc do đã cho thấy, để duy trì chất lượng nước thì việc phục hồi các hệ sinh
thái tự nhiên trên các hồ chứa rẻ hơn việc xây dựng các công trình xử lý bổ sung.
- Ở một loạt các nước Trung và Nam Mỹ, cũng như Ấn Độ, Nam Phi và Mỹ,
các công ty thuỷ điện đang phát triển hệ thống trả tiền để duy trì rừng đầu nguồn
nhằm đảm bảo ổn định dòng chảy.
- Các công ty bảo hiểm đối tượng sử dụng kênh Panama đã tính được là việc
đầu tư để khôi phục rừng xung quanh kênh là lợi hơn làm sạch lòng kênh do bùn đất
chảy xuống từ bờ do xói mòn.
- Tại đông bắc nước Pháp, một công ty kinh doanh nước khoáng thấy có lợi
hơn khi trả tiền cho các điền chủ bảo để vệ rừng trên đất của họ thay vì xây dựng
nhà máy lọc nước.
Những thay đổi nhanh chóng của môi trường sống đã đặt các vấn đề an ninh
sinh thái lên một trong những vị trí hàng đầu trong chính sách. Sự mất ổn định môi
trường và biến đổi khí hậu hiện nay đã trở thành một nhân tố quan trọng trong các
xung đột kinh tế, xã hội, chính trị và ảnh hưởng đến an ninh trên thế giới [14]. Phát
biểu của Tổng thư ký LHQ Ban Ki Mun tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền
vững tại Deli (5/2/2009) có đoạn: “Các ngài đã quá quen thuộc với thuật ngữ “chiến
tranh sinh thái”, ngày nay phải thêm vào đó các khái niệm “Tỵ nạn sinh thái” và
“Xung đột sinh thái”. Hiện nay, thuật ngữ “an ninh môi trường” (environmental
security) đã được sử dụng phổ biến.
Đã đến lúc phải thay đổi một cách cơ bản chiến lược sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và chuyển từ mô hình kinh tế - xã hội hiện tại về tăng cường sử dụng tài
nguyên sinh quyển sang phối hợp bền vững. Cần nhanh chóng soạn thảo quan điểm
mới về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên thay cho bóc lột tài nguyên thiên
nhiên. Chúng tôi gọi quan điểm mới này là ‘Экологоцентрическая концепция”
(“Sinh thái là trung tâm” hay “Sinh thái trung tâm”). Các nội dung chính của quan
điểm này là:
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012

17



Những vấn đề chung

- Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nhất phải được xem là toàn bộ thế giới sinh
vật (các quần xã sinh thái, quần thể, loài), có các chức năng tạo môi trường sống,
bảo đảm điều hoà các điều kiện của môi trường và ổn định cân bằng sinh quyển. Tài
nguyên này phải được đưa vào phạm trù kinh tế.
- Đa dạng sinh học là cơ sở cho hoạt động có hiệu quả và bền vững của các hệ
sinh thái bảo đảm cho cuộc sống trên hành tinh.
- Hệ thống các chỉ số tiêu chuẩn về trạng thái môi trường và tác động của con
người cần có các đặc tính của chức năng tạo môi trường sống của các hệ sinh vật tự
nhiên (các quần xã sinh thái, quần thể, loài) và hệ sinh thái.
- Việc giám định về sinh thái của các dự án kinh tế (kể cả dự án công nghệ sinh
học và công nghệ nano) cần đánh giá tác động đến chức năng tạo môi trường sống
của các hệ sinh thái và sinh học tự nhiên.
- Nhiệm vụ ưu tiên của việc quản lý các hệ sinh học và sinh thái tự nhiên là
duy trì và phục hồi chức năng tạo môi trường sống của chúng.
- Chức năng sản xuất cần được chuyển sang các hệ thống sản xuất sinh học
nhân tạo; việc sử dụng chức năng sản xuất của các hệ sinh thái tự nhiên (đánh bắt cá
và hải sản, khai thác gỗ) chỉ được phép khi bảo tồn được cấu trúc và chức năng tạo
môi trường sống.
Con người bao giờ cũng hiểu giá trị và sự hữu hạn của nguồn tài nguyên có thể
“lấy” được từ tự nhiên. Một môi trường xung quanh thuận lợi và bền vững ở đây đã
từng được tiếp nhận như một điều đương nhiên, vĩnh cửu và được cho không. Ngày
nay chúng ta đã rõ, tài nguyên quý giá nhất là thế giới sinh vật tự nhiên mà các chức
năng tạo môi trường sống của nó cho phép con người tồn tại trên Trái Đất. Sự mất
ổn định của khí hậu và các yếu tố phá hoại sự điều hoà tự nhiên của môi trường cho
thấy nguồn tài nguyên này là hữu hạn. Nếu không thay đổi một cách cơ bản mối
quan hệ tới thế giới sinh vật thì không thể có sự phát triển bền vững cho mỗi quốc

gia hay toàn nhân loại. Việc giải quyết nhiệm vụ này được hướng đến tương lai,
nhưng phải bắt đầu ngay từ bây giờ.
Tác giả xin cám ơn tiến sĩ Bukvarepva E.N. đã giúp đỡ chuẩn bị bài báo.
1.
2.
3.
4.
5.
6.

18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Данилов-Данильян В.И., Лосев К.С. 2008. Потребление воды и ее дефицит:
экологический аспект. Глобальные экологические проблемы России. М.
Наука. c. 5.
Ежегодник “Глобальная экологическая перспектива”.2006. Обзор
изменений состояния окружающей среды. UNEP. 83 с.
Живая Планета. 2008. М.: Всемирный фонд дикой природы (WWF). 47 с.
МГЭИК, 2007. Изменение климата, 2007. Обобщающий доклад. Женева. 104 с.
Национальная стратегия сохранения биоразнообразия России. Москва. 2001.
Павлов Д.С., Стриганова Б.Р., Букварёва Е.Н. Ресурсы биосферы и
необходимость новой концепции природопользования // Сборник докладов
на годичном собрании АН 2008 г. Москва. 2009.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012


Những vấn đề chung

7. Румак В.С., Софронов Г.А., Павлов Д.С. 2008. Тропическая токсикологиявостребованное направление тропической медицины. М. Бюро Отделения

профилактической медицины РАМН. 19 с.
8. Ходоревская Р.П., Рубан Г.И., Павлов Д.С. 2007. Поведение, миграции,
распределение и запасы осетровых рыб Волго-Каспийского бассейна. М.:
Товарищество научных изданий КМК.242 с.
9. Dgebuadze Yu.Yu. et all. 2008. Life-history variation in invasive populations of
Caspian Kilka, Clupeonella cultriventris (Clupeidae, Pisces) in the Volga River Basin
// Biological Invasions-from Ecology to Conservation.; NEOBIOTA 7: pp. 153-159.
10. Fargione J. at all. 2008. Land clearing and the biofuel carbon debt // Science. V.
319. № 5867. P. 1235-1238.
11. Global Environment Outlook 4. 2007. UNEP. 540 p.
12. Global Forest Resources Assessment 2005. Progress towards sustainable forest
management. Rome: FAO. 2006. 320 p.
13. Hasler N. et all. 2009. Effects of tropical deforestation on global hydroclimate: A
multimodel ensemble analysis // Journal of Climate. V. 22. № 5. P. 1124-1141.
14. Humanitarian implications of climate change: Mapping emerging trends and risk
hotspots. 2008. CARE International. 28 p. ()
15. Miles L., Kapos V. 2008. Reducing Greenhouse Gas Emissions from
Deforestation and Forest Degradation: Global Land-Use Implications.Science.
V.320. P. 1454-1455.
16. Millennium ecosystem assessment. Ecosystems and human wellbeing: Synthesis.
Washington: Island Press. 2005. 138 p.
17. Nepstad D. C et all. 2008. Philosophical Transactions of the Royal Society B:
Biological Sciences, V. 363, No. 1498, pp. 1737-1746.
18. Payments for ecosystem services getting started: A primer. 2008. Forest Trends,
The Katoomba Group, UNEP. 74 p. ()
19. Phillips O.L., Aragao L., Lewis S.L. et al. Drought sensitivity of the Amazon
rainforest // Science. 2009. V. 323. P. 1344-1347.
20. Postel S. 2008. The forgotten infrastructure: Safeguarding freshwater
ecosystems\\ Journal of International Affairs. V. 61. № 2. P.75-90.
21. State and Trends of the Carbon Market. 2008/ ()

22. The state of world fisheries and aquaculture. 2008. Rome: FAO. 176 p.
23. Valuing ecosystem services. Report in brief. 2004. National Research Council,
National Academy of Sciences of USA.
24. Worm B. et all, 2006. Impacts of Biodiversity Loss on Ocean Ecosystem
Services. Science. V. 314. P. 787-790.
25. Yu-shi M. et all, 1997. An assessment of the economic losses resulting from
various
forms
of
environmental
degradation
in
China.
( />Viện Сác vấn đề Sinh thái và tiến hóa Xêvêrxov, Viện HLKH LB Nga
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012

19


Những vấn đề chung

ĐỊNH HÌNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU SINH THÁI CẠN
TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT - NGA
PHAN LƯƠNG, TRẦN CÔNG HUẤN, NGUYỄN ĐĂNG HỘI

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đa dạng sinh học (ĐDSH) và sinh thái khu hệ
động thực vật đã được các nhà khoa học Nga và Việt Nam tiến hành từ rất sớm, khởi
điểm là việc Liên Xô dành cho Việt Nam sự giúp đỡ to lớn trong đào tạo cán bộ sinh
học và hình thành trường phái sinh học của Việt Nam. Vào những năm 60 và 70 của
thế kỷ 20, tại Liên Xô đã có rất nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam học tập,

nhiều người trong số họ sau này đã trở thành những nhà khoa học có tên tuổi.
Từ năm 1978 các nghiên cứu về khu hệ động thực vật Việt Nam trên cơ sở hợp
tác khoa học giữa Viện Hàn lâm Khoa học (HLKH) Liên Xô, nay là Viện HLKH
Nga và Viện Khoa học Việt Nam, nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã
được tiến hành, bắt đầu cho một giai đoạn mới trong nghiên sinh thái và sinh học
rừng tại Việt Nam. Các nghiên cứu được tiến hành trong các chuyến công tác dã
ngoại hỗn hợp Việt - Xô tại nhiều khu vực của Việt Nam theo chủ đề “Sinh thái học
khu hệ động thực vật rừng nhiệt đới Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu của các chuyến
công tác dã ngoại này được phản ánh trong rất nhiều bài báo khoa học đăng tại các
tạp chí chuyên ngành của cả hai nước.
Được thành lập vào năm 1988, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (NĐV-N) đã
dành một phần đáng kể hoạt động của mình cho lĩnh vực nghiên cứu sinh thái và
ĐDSH của Việt Nam. Công việc này được thực hiện theo những chủ đề sau:
1. Nghiên cứu sinh thái và ĐDSH khu hệ động thực vật các hệ sinh thái (HST)
cạn, chủ yếu là các HST rừng nhiệt đới.
2. Nghiên cứu sinh thái và ĐDSH các HST nước ngọt (sông, hồ) và các HST
vùng biển ven bờ của Việt Nam.
3. Nghiên cứu hậu quả sinh thái của cuộc chiến tranh hoá học do quân đội Mỹ tiến
hành ở miền Nam Việt Nam và những tác động do hoạt động sản xuất của con người.
Ngoài ra, Trung tâm cũng đã hoàn thành nhiều đề tài thuộc lĩnh vực giao thoa
giữa công nghệ sinh học và sinh thái ứng dụng.
Các nghiên cứu về sinh thái đã được tiến hành với sự hợp tác chặt chẽ của
nhiều cơ quan, Bộ, Ngành của Việt Nam và Liên bang Nga. Tham gia nghiên cứu về
phía Việt Nam có nhiều cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong đó có Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật là đơn vị mà từ lâu các nhà sinh học Nga đã có mối liên hệ và hợp tác chặt chẽ.
Tham gia tích cực về phía Nga có các nhà khoa học của Viện Các vấn đề sinh thái
và tiến hoá thuộc Viện HLKH Nga, Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva (MGU),
Bảo tàng động vật MGU, Viện nghiên cứu động vật Xanh Petecbua. Hoạt động
nghiên cứu sinh thái của Trung tâm NĐV-N nhận được sự quan tâm của nhiều nhà

khoa học Việt Nam như GS Đặng Huy Huỳnh, GS Cao Văn Sung, GS Vũ Quang
Côn, PGS Lê Xuân Cảnh, TS Nguyễn Cử, TS Phạm Trọng Ảnh, TS Đặng Thị Đáp,
20

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012


Những vấn đề chung

TS Phùng Tửu Bôi, GS Nguyễn Tiến Bân, GS Thái Trần Bái, GS Lê Xuân Huệ, TS
Huỳnh Kim Hối, TS Nguyễn Tiến Hiệp, PGS Trần Văn Thuỵ, TS Đặng Ngọc Cần...
là những nhà sinh thái học có uy tín ở trong nước và khu vực.
Nghiên cứu các HST cạn tại Trung tâm NĐV-N từ khi thành lập đến nay có
thể chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I từ năm 1988 đến hết năm 1992, là giai đoạn thăm dò, lựa chọn
địa điểm và xác định phương pháp nghiên cứu. Đây cũng là thời kỳ hình thành các
tập thể nghiên cứu Nga và Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu thu được ở giai đoạn I
còn khiêm tốn nhưng đã được phản ánh trong tuyển tập các công trình nghiên cứu
giai đoạn 5 năm đầu (1988 - 1992) của Trung tâm NĐV-N.
- Giai đoạn II kéo dài 10 năm (1993 - 2003), đánh dấu bằng việc chuyển địa
điểm làm việc Cơ sở chính của Trung tâm từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Đây là giai
đoạn mở rộng địa bàn nghiên cứu ra tất cả các vùng lãnh thổ nhằm bao quát các
vùng sinh thái rừng tiêu biểu của Việt Nam, tích luỹ dữ liệu cơ bản của các khu vực
nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện phương pháp luận. Kết quả của giai đoạn II là các
sách chuyên khảo về động thực vật các VQG Hoàng Liên, Vũ Quang, Phong Nha
(Korzun L., Kaliankin M.,1998, 2001, 2003), điều khiển các quần thể côn trùng hại
lúa (Sugonaev E., Monarstyskii A., 1997) và khu hệ dơi Việt Nam (Borisenko A.,
Kruskov S., 2003).
- Giai đoạn III được tính từ năm 2004 đến nay. Đây là giai đoạn tiếp tục mở
rộng địa bàn, đối tượng và nâng cao chất lượng nghiên cứu, đồng thời bổ sung, tổng

hợp đánh giá các kết quả thu được của các giai đoạn trước đó. Nội dung nghiên cứu
tập trung sâu hơn vào các khía cạnh sinh thái và động học các quá trình sinh học cơ
bản của rừng nhiệt đới; chú trọng các nghiên cứu ứng dụng phục vụ yêu cầu thực
tiễn của Việt Nam, tham gia thực hiện các dự án cấp Bộ, cấp Nhà nước. Kết quả của
giai đoạn III được thể hiện trong nhiều sách chuyên khảo về các VQG Bidoup - Núi
Bà, Hòn Bà (Korzun L., Roznov V., 2006, Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsov A. 2011),
Phú Quốc (Kaliankin M., 2011), về bướm (Monastyrskii A. 2005, 2007, 2011), động
vật có vú (Kuznetsov G., 2006), rừng họ Dầu nhiệt đới (Kuznetsov A., 2006) và các
luận án tiến sĩ, tiến sĩ khoa học.
Ở giai đoạn I, tại Trung tâm đã hình thành các tập thể khoa học, xác định mối
quan hệ phối hợp nghiên cứu khoa học giữa các chuyên gia Việt Nam và Nga, đồng
thời phát triển cấu trúc hạ tầng phục vụ nghiên cứu của Trung tâm. Từ năm 1989, đã
bắt đầu các nghiên cứu theo các chương trình, kế hoạch. Các nghiên cứu này đòi hỏi
sự kết hợp giữa quan trắc tại các trạm cố định (khu vực nghiên cứu thường xuyên
hoặc lặp lại hàng năm) và khảo sát diện rộng theo kế hoạch. Ngoài ra, ở các thời
điểm khác nhau, tuỳ theo yêu cầu, các nhóm nghiên cứu thực địa của của các viện
chuyên ngành thuộc Viện HLKH Nga và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
cùng tham gia thực hiện. Địa điểm thu hút sự tham gia của nhiều cán bộ khoa học
thời kỳ này là các vườn Quốc gia (VQG), Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) như
Mã Đà, Cát Tiên (Đồng Nai), Bình Châu - Phước Bửu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Kông
Hà Nừng (Gia Lai)…
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012

21


Những vấn đề chung

Có thể nói, việc lựa chọn và thích ứng các phương pháp tiếp cận để giải quyết
vấn đề nghiên cứu HST rừng nhiệt đới ở giai đoạn này là khó khăn và mất nhiều thời

gian. Mục tiêu là đưa ra phương pháp nghiên cứu tổng hợp tại các trạm cố định và
khảo sát thực địa tại các địa điểm khác nhau. Đây là những phương pháp đặc trưng
cho trường phái sinh học Xô Viết trước đây và Nga ngày nay. Các chuyên gia trong
các lĩnh vực khác nhau đã cùng tham gia vào công việc nghiên cứu: các nhà nghiên
cứu thuộc lĩnh vực động vật có vú, động vật đất, bò sát, chim, thực vật, côn trùng;
các chuyên gia trong lĩnh vực lâm nghiệp, khí hậu, thổ nhưỡng. Địa điểm để đặt
trạm nghiên cứu cố định đã được lựa chọn trong rừng Mã Đà thuộc tỉnh Đồng Nai,
cách TP Hồ Chí Minh 80km về phía Tây Bắc. Đồng thời các nghiên cứu đồng bộ
qua các chuyến công tác dã ngoại đã được tiến hành tại các vùng tiêu biểu của Việt
Nam như: Cát Tiên, Bình Châu, Kông Hà Nừng, Đà Lạt, Vũ Quang.
Tổng số thời gian nghiên cứu tại địa điểm nghiên cứu cố định KBTTN Mã Đà
là 560 lượt người/ngày, còn tổng thời gian của các chuyến khảo sát tại các địa điểm
khác vào giai đoạn đó là 410. Những kết quả thu được tại Mã Đà là rất đáng kể. Về
phương pháp đã khẳng định việc nghiên cứu tổng hợp tại trạm cố định là phù hợp,
cho phép thu thập được các số liệu khoa học chi tiết, khách quan về nhiều lĩnh vực
chuyên môn khác nhau để phân tích, đánh giá. Về nội dung, việc nghiên cứu tại trạm
cố định Mã Đà trong một thời gian dài không những cho phép làm sáng tỏ sự đa
dạng về thành phần loài động, thực vật mà còn phát hiện ra một vài đặc điểm có tính
nguyên tắc về hoạt động chức năng của rừng cây họ Dầu Dipterocarpaceae. Tại địa
điểm này, đã tiến hành nghiên cứu hiện tượng rất quan trọng của lĩnh vực lâm sinh
là quá trình tích tụ và chuyển hoá lớp thảm rụng của cây thân gỗ và dây leo; đã làm
sáng tỏ vai trò của mối trong việc phân huỷ lớp lá rụng, nghiên cứu đặc điểm chế độ
thuỷ văn của đất và các đặc điểm luân chuyển của nước bề mặt, nghiên cứu cấu trúc
của các hệ rễ, tổ chức không gian của thảm cây thân gỗ, xác định vai trò của động
vật, đặc biệt là chim trong quá trình phát tán quả và hạt thực vật; nghiên cứu một số
vấn đề sinh học và sinh thái của chim rừng và các động vật có vú nhỏ. Đã xác định
mật độ của một số loài chim hiếm, xác định được sự xuất hiện của chúng tại khu vực
nghiên cứu và đã khẳng định một cách có cơ sở khoa học sự hiện diện của những
loài thú lớn như bò rừng, voi, báo, cầy...
Khi nghiên cứu đặc điểm sinh học của động vật, các nhà khoa học thuộc Trung

tâm NĐV-N đặc biệt chú ý tới các nghiên cứu cấu trúc không gian và tập tính của
các quần thể động vật cũng như sự thích nghi về thức ăn của chúng. Để hiểu biết về
những thích nghi thức ăn, đã sử dụng phương pháp phân tích hình thái chức năng.
Đặc biệt, là chú ý nhiều tới các nghiên cứu về thực vật có liên quan tới khả năng
phục hồi rừng. Bên cạnh những nghiên cứu về cấu trúc thảm cây rừng nhiệt đới
miền Nam Việt Nam, các nhà khoa học cũng đã thử tạo ra các mô hình thực tiễn của
rừng cây họ Dầu nửa rụng lá tự nhiên tại La Ngà. Mặc dù công việc chưa đi tới kết
quả rõ ràng, song đã cho phép đánh giá một cách tích cực các kinh nghiệm đầu tiên
của hướng nghiên cứu này. Bởi vì, chính ở đây chúng ta đã hiểu bản chất các quá
trình biến dạng của rừng nhiệt đới do tác động của chất làm rụng lá (chất diệt cỏ)
được sử dụng trong chiến tranh, và sau đó là việc đốt cháy rừng bằng bom Napan
cũng như việc khai thác có chọn lọc của con người.
22

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012


Những vấn đề chung

Cũng ở giai đoạn này, đã soạn thảo và áp dụng các phương pháp nghiên cứu
sinh thái trên cơ sở lập các ô rừng thí nghiệm cố định và tạm thời với quy mô khác
nhau, nghiên cứu theo mặt cắt, theo lộ trình. Các phương pháp này cho phép mô tả
địa thực vật trên các diện tích rừng rộng lớn và đã được thử nghiệm tại trạm nghiên
cứu sinh thái cố định Mã Đà và VQG Cát Tiên. Kết quả chính của các nghiên cứu
thực vật tại Trung tâm vào thời kỳ đó đã đặt cơ sở lý luận cho chương trình nghiên
cứu sinh thái sau này mà về bản chất là tạo ra một khu vực rừng thí nghiệm và
nghiên cứu động thái phát triển của nó theo phương pháp “50 ha” của viện nghiên
cứu SMITH (Mỹ). Nhờ vậy, Trung tâm là một trong số những cơ quan nghiên cứu
khoa học ở Việt Nam đã tiếp cận được các phương pháp quan trọng đối với nền kinh
tế quốc dân là Phương pháp giám định sinh thái, bảo vệ và khôi phục các nguồn tài

nguyên rừng của đất nước.
Như vậy, ở giai đoạn đầu, Trung tâm đã hình thành được chiến lược khoa học
mang tính phương pháp luận để nghiên cứu các HST rừng, với tiêu chí chủ yếu là
chỉ số về ĐDSH. Tiêu chí này không chỉ chứa đựng số lượng các loài của khu hệ
động thực vật và các đặc trưng định lượng của chúng, mà còn có các yếu tố tổ chức
cấu trúc, chức năng của các HST rừng.
Giai đoạn II trong nghiên cứu sinh thái cạn của Trung tâm kéo dài khoảng 10
năm, từ 1993 đến năm 2003. Đây là giai đoạn tích luỹ các số liệu thô về các HST
rừng tiêu biểu của Việt Nam.
Năm 1992, cùng với việc chuyển địa điểm của cơ sở chính ra Hà Nội, việc
nghiên cứu HST rừng chuyển trọng tâm ra miền Bắc Việt Nam. Từ thời điểm này,
một khía cạnh mới là nghiên cứu về địa lý sinh vật đã được tiến hành trong hoạt động
nghiên cứu sinh thái của Trung tâm, bao gồm việc phân tích, so sánh sự ĐDSH ở
mức loài và quần thể tuỳ thuộc vào sự phân bố địa lý của các vùng nghiên cứu theo vĩ
độ địa lý. Sự định hướng nghiên cứu như vậy là cấp bách bởi vì tình trạng rất nhiều
HST rừng nguyên sinh độc đáo chỉ còn được bảo tồn một cách rời rạc, chưa được
nghiên cứu thống kê đầy đủ và thường không nằm trong các khu vực được bảo vệ.
Các cuộc nghiên cứu thực địa đồng bộ về mặt động thực vật đã được tiến hành
ở miền Bắc: VQG Ba Vì, Tam Đảo, Na Hang - Ba Bể, Hoàng Liên. Cùng với rất
nhiều các số liệu thu thập được trước đây ở miền Nam Việt Nam như rừng bình
nguyên Mã Đà, Cát Tiên, Cát Lộc, Bình Châu - Phước Bửu; ở Tây Nguyên như
Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng), rừng vùng núi cao như Ngọc Linh (Kon Tum), Hòn
Bà (Khánh Hòa), ở miền Trung như rừng Vũ Quang (Hà Tĩnh), rừng trên núi đá vôi
Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Các kết quả thu được đã mở ra triển vọng thực
tế cho việc lập một danh lục đầy đủ hơn về ĐDSH của Việt Nam và cho phép tiến
hành phân tích, so sánh sự ĐDSH ở mức loài và quần thể tuỳ thuộc vào sự phân bố
địa lý các vùng nghiên cứu theo vĩ độ địa lý.

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012


23


Những vấn đề chung

Giai đoạn III bắt đầu từ năm 2004. Việc thống kê thành phần và tính đa dạng
khu hệ động thực vật tại các địa điểm dã ngoại vẫn được tiến hành, song không phải
là mục đích chính của công tác nghiên cứu thực địa. Nhiệm vụ đặt ra ở giai đoạn này
là nghiên cứu sâu hơn về sinh thái rừng Việt Nam, trong đó vấn đề cấu trúc, chức
năng, động học và sự tiến hoá của các quần thể và quần xã sinh vật trong HST được
đặt lên hàng đầu. Sinh thái của các cơ thể sống và sự thích nghi của chúng với môi
trường, vai trò và mối tương tác giữa các loài trong một HST, các quá trình sinh hoá học chủ yếu đang diễn ra trong rừng nhiệt đới được quan tâm nhiều hơn là tìm
các loài mới. Để đạt được mục tiêu này, phương pháp nghiên cứu có sự điều chỉnh.
Đã tiến hành tăng cường nghiên cứu tại các trạm cố định. Các đề tài và đối tượng
nghiên cứu đi vào chuyên sâu và tập trung hơn. Việc nghiên cứu chủ yếu diễn ra tại
2 trạm nghiên cứu cố định Cát Tiên và Hoàng Liên với thời gian từ 100 đến 150
ngày trong một năm. Các chuyến nghiên cứu dã ngoại tổng hợp được lặp lại tại một
số địa điểm như Bình Châu, Ngọc Linh, Hòn Bà, Yok Đôn, Bù Gia Mập, Bidoup Núi Bà. Nhờ đó việc nghiên cứu các HST được sâu hơn. Tuy nhiên, mục tiêu cơ bản
cuối cùng của việc nghiên cứu vẫn là các cuốn chuyên khảo về các HST rừng tiêu
biểu của Việt Nam mà cốt lõi là hệ thực vật, bởi vì nền tảng của mọi HST rừng vẫn
là hệ thực vật mà yếu tố quyết định để hình thành nên chúng là địa hình, khí hậu và
thổ nhưỡng khu vực.
Trong giai đoạn III, các kết quả nghiên cứu ở các giai đoạn I và II cũng tiếp tục
được tổng kết đánh giá. Các chuyên khảo lớn về thú có vú và côn trùng lần lượt
được xuất bản. Một số lĩnh vực nghiên cứu tích cực hoàn thiện bổ sung và chính xác
hoá thêm các số liệu ban đầu nhằm xuất bản các chuyên khảo bao quát nhiều vùng
lãnh thổ của Việt Nam. Chuyên khảo danh lục tổng quát đầu tiên về “Động vật có vú
của Việt Nam” (Kuznetsov G., 2006) đã được xuất bản, trong đó các đặc điểm sinh
học, sinh thái và phân bố của động vật có vú Việt Nam được dẫn khá đầy đủ và tin
cậy. Danh lục này là kết quả phối hợp nghiên cứu nhiều năm của các nhà sinh thái

thuộc Trung tâm NĐV-N.
Nhiệm vụ nghiên cứu thống kê các khu hệ, nghiên cứu cấu trúc chi tiết các
HST rừng ở Việt Nam cũng nằm trong kế hoạch của rất nhiều đề án với quy mô
khác nhau của các tổ chức quốc tế như WWF, IUCN, FFI, Birdlife, Frontier... Do có
cùng một mục tiêu nghiên cứu và số lượng cán bộ khoa học Nga có trình độ cao,
Trung tâm đã nhận được nhiều đề nghị hợp tác nghiên cứu cơ bản từ phía các tổ
chức quốc tế. WWF đã tài trợ cho các chuyến nghiên cứu ở Cát Lộc, Phong Nha Kẻ Bàng, Vũ Quang. Nhiều cán bộ trung tâm được mời tham gia vào các chuyến
nghiên cứu thực địa của FFI, IUCN, Frontier... với các kết quả nghiên cứu được
đánh giá cao, một số kết quả đã được các tổ chức này tài trợ và trở thành các ấn
phẩm tham khảo có giá trị.
Bên cạnh các nghiên cứu sinh thái cơ bản, Trung tâm NĐV-N cũng đã có
một số nghiên cứu ứng dụng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Các
nghiên cứu về phòng trừ tổng hợp côn trùng gây hại lúa (Suganaiev E., Monarstyskii
A. 1997) đã đưa ra phương pháp bảo vệ lúa hiệu quả mà không gây hại về sinh thái.
Để phục vụ cho an toàn bay của quân chủng không quân, đề tài nghiên cứu đuổi
24

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012


Những vấn đề chung

chim bằng phương pháp sinh học đã được thực hiện và triển khai áp dụng tại các sân
bay Phan Rang, Biên Hoà (Vũ Xuân Khôi, 1999 - 2001). Đề tài hỗn hợp Việt - Nga
về nghiên cứu chọn các giống chó bản địa Việt Nam nhằm bảo tồn nguồn gen và
cung cấp giống để huấn luyện làm chó nghiệp vụ đã đạt được những kết quả quan
trọng (Roznov C., Bùi Xuân Phương, 2006 - 2011) và là cơ sở để Bộ KH&CN phê
duyệt nâng cấp thành đề tài Nghị định thư giai đoạn 2013 - 2015 (Trịnh Quốc
Khánh, Roznov C.). Năm 2011, Trung tâm NĐV-N đã xây dựng và đưa vào hoạt
động Trạm nghiên cứu dòng tại VQG Cát Tiên (NCT Flux) xác định các dòng trao

đổi nhiệt, hơi nước, khí CO2 của HST rừng với khí quyển. Thiết bị của Trạm cho
phép quan trắc liên tục cán cân năng lượng và khí CO2 do rừng thải ra và thu vào tại
các thời điểm trong ngày, đồng thời định giá rừng về chức năng, vai trò giảm thiểu
biến đổi khí hậu của các kiểu thảm thực vật. Từ năm 2011, Trung tâm đã và đang
phối hợp với các đơn vị quân khu trong nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đến hoạt động và các công trình quân sự. Nội dung của các nghiên cứu
này là xác định, đánh giá và dự báo sự biến đổi và tác động của các yếu tố khí hậu,
yếu tố địa lý, sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa cùng nhiều hiện tượng thời
tiết, quá trình tự nhiên cực đoan đến con người và hoạt động huấn luyện, diễn tập,
sẵn sàng chiến đấu của bộ đội.
Nhìn chung, Trung tâm NĐV-N trong những năm qua đã tập trung nghiên cứu
về sinh thái học, ĐDSH, hiện trạng và các đặc điểm cấu trúc, chức năng của rừng
nguyên sinh và các HST đang bị biến đổi ở các mức độ khác nhau dưới tác động của
con người. Phương pháp tiếp cận thông qua khảo sát tổng hợp tại thực địa đã cho
phép có được khái niệm khoa học có tính nguyên lý là mức độ ĐDSH là một chỉ thị
quan trọng nhất về trạng thái của các HST rừng nhiệt đới.
Trong quá trình tiến hành các nghiên cứu thường xuyên tại các trạm cố định đã
xây dựng và áp dụng được những phương pháp tiếp cận tổng hợp nhằm nghiên cứu
đặc điểm cấu trúc và chức năng của các HST rừng nhiệt đới. Các chuyến công tác
nghiên cứu thực địa đồng bộ đã cho phép khẳng định và tối ưu hoá cách thức, chế độ
làm việc trong các điều kiện nghiên cứu dã ngoại. Trong những năm qua, đã hình
thành được một tập thể khoa học gồm các nhà khoa học nhiệt tình có khả năng giải
quyết nhiều vấn đề cấp bách hiện nay của các HST nhiệt đới.
Các kết quả thu được đã cho phép nhận định là trên lãnh thổ Việt Nam, trong
quá trình tiến hoá, đã hình thành các quần xã thực vật với cấu trúc, chức năng đặc
thù. Việc nghiên cứu các HST đã và đang bị phá huỷ ở các mức độ khác nhau cho
thấy xu thế đó tồn tại cả với các quần xã thứ sinh. Tất cả các quần xã rừng nhiệt đới
sau khi bị phá huỷ hoàn toàn là rất khó phục hồi. Trong nhiều trường hợp, những
quần xã thực vật thứ sinh sẽ thay thế, nhưng đó là những quần xã có năng suất thấp,
cấu trúc đơn giản và tính ĐDSH nghèo hơn. Đến đây, có thể nói về tính đặc thù của

HST rừng nhiệt đới Việt Nam và tính đại diện của mô hình Việt Nam đối với phần
lục địa Đông Nam Á. Rõ ràng việc khai thác rừng một cách hợp lý đòi hỏi phải đề
xuất các phương án tiếp cận riêng cho mỗi HST khu vực, có tính đến các đặc điểm
riêng của chúng.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012

25


×