Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tạp chí môi trường số 3 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 74 trang )

Số 3
2015

cơ quan của tổng cục môi trường
vietnam environment administration magazine (vem)

Website: tapchimoitruong.vn

TẾT TRỒNG CÂY ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ
XUÂN ẤT MÙI 2015


trong số này
sự kiện & hoạt động
[3]Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ

xuân Ất Mùi 2015

[5]

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải
làm việc với Bộ TN&MT về nghiên cứu tác
động của các công trình thủy điện trên
dòng chính sông Mê Công

[6]

Bộ TN&MT: Tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ
hợp tác với các đối tác quốc tế

[7]Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà



tiếp xã giao Chủ tịch Hội đồng
doanh nghiệp Mỹ - ASEAN

[8]Cùng hành động tạo sự thay đổi

3

LUẬT PHÁP & CHÍNH SÁCH

14
[9]

Kết quả thực hiện công tác cải cách hành
chính của Tổng cục Môi trường năm 2014

[12]Nội dung cơ bản của Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg

quy định Danh mục phế liệu được phép nhập
khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

[14]Quy định điều kiện tổ chức hoạt động dịch vụ

quan trắc môi trường

[16]

Một số quy định của pháp luật về vai trò cộng
đồng dân cư với BVMT nước


[18]Nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải

rắn trên lưu vực sông Đồng Nai

TRAO ĐỔI & DIỄN ĐÀN
[25]Qua vụ việc chặt hạ cây xanh ở Hà Nội

nghĩ về phát huy sức mạnh cộng đồng
trong công tác bvmt hiện nay

[28]Vai trò của tổ chức xã hội trong BVMT
[30]Tăng cường công tác quản lý hóa chất BVMT
[33]Việt Nam hướng tới mục tiêu phê duyệt Công ước

Minamata về thủy ngân

[34]Đánh giá tiêu chí môi trường trong chương trình

xây dựng nông thôn mới

25


GIẢI PHÁP & CÔNG NGHỆ XANH
[36]

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái môi trường
trong sử dụng đất nông nghiệp ở Việt nam

[39]Thái Nguyên áp dụng hiệu quả sản xuất sạch hơn


Số 3
2015

cơ quan của tổng cục môi trường
vietnam environment adminiStration magazine (vem)

Website: tapchimoitruong.vn

TẾT TRỒNG CÂY ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ
XUÂN ẤT MÙI 2015

trong công nghiệp

[40]

Giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phát triển sinh kế
bền vững ở một số địa phương miền Trung

MÔI TRƯỜNG & DOANH NGHIỆP
[42]Công ty Busadco: Nghiên cứu, ứng dụng khoa học

công nghệ và bvmt là nền tảng của sự phát triển

[44]Công ty CP Đào tạo kỹ thuật PVD: Thực hiện nghiêm túc

công tác an toàn, vệ sinh lao động

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
[45]Các mô hình thích ứng với BĐKH ở Việt Nam

[48]Phú Yên xây dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng

trong ứng phó với BĐKH

[51]Xây dựng mô hình sinh kế nông lâm nghiệp bền vững

thân thiện với môi trường và thích ứng với BĐKH

[52]Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài

nguyên Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ

[54]Xây dựng công viên động vật hoang dã tại Ninh Bình

hội đồng biên tập
GS. TS. Bùi Cách Tuyến
(Chủ tịch)
GS. TS. Đặng Kim Chi
TS. Mai Thanh Dung
GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng
TS. Nguyễn Thế Đồng
GS. TS. Nguyễn Văn Phước
TS. Nguyễn Ngọc Sinh
PGS. TS. Nguyễn Danh Sơn
PGS. TS. Lê Kế Sơn
PGS. TS. Lê Văn Thăng
GS. TS. Trần Thục
PGS. TS. Trương Mạnh Tiến
GS. TS. Lê Vân Trình
PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

TS. Hoàng Dương Tùng
Tổng biên tập
Đỗ Thanh Thủy
Tel: (04) 61281438

57

NHÌN RA THẾ GIỚI
[55]Bay vòng quanh thế giới bằng năng lượng mặt trời
[57]Sứ mệnh của những người phụ nữ

làm công tác bảo tồn động vật hoang dã

nghiên cứu
[60]Đánh giá hiện trạng và các chức năng

hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước đô thị
(ao, hồ, đầm) tại phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

[63]Ảnh hưởng của mật rỉ đường lên quá trình khử

nitow sau vùng thiếu khí trong thùng phản ứng
sinh học theo mẻ (SBR) quy mô phòng thí nghiệm

[67]Nghiên cứu nâng cao tốc độ phân hủy chất thải

rắn trong điều kiện bãi chôn lấp
bằng phương pháp tuần hoàn nước rỉ rác

Tòa soạn

Tầng 7, Lô E2, phố Dương Đình Nghệ,
phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Ban Trị sự: (04) 66569135
Ban Biên tập: (04) 61281446
Fax: (04) 39412053
Email:

giấy phép xuất bản
Số 1347/GP-BTTTT cấp ngày 23/8/2011

Bìa 1: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

trồng cây tại Khu di tích Đền Hùng,
Phú Thọ - Xuân Ất Mùi

Ảnh: TTXVN
Thiết kế mỹ thuật: Nguyễn Việt Hưng
Chế bản & in:
C.ty TNHH Thiết kế In thương mại T&V

Số 3/2015
Giá: 15.000đ



sự kiện & hoạt động

TẾT TRỒNG CÂY
ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ


S

XUÂN ẤT MÙI 2015

inh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm
đến môi trường thiên nhiên, hiểu được ý nghĩa
sâu sắc, giá trị thiết thực của cây xanh đối với
môi trường và con người. Năm 1959, Người đã phát
động phong trào Tết trồng cây, động viên và kêu gọi
nhân dân cùng chung tay giữ lấy màu xanh đất nước.
Kể từ đó đến nay, như một truyền thống tốt đẹp, mỗi
dịp xuân về, “Tết trồng cây” là ngày hội của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta, truyền thống đó đã
mang lại giá trị thực tiễn, góp phần BVMT sinh thái.
Phát biểu tại Lễ phát động Tết trồng cây đời
đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp xuân Ất Mùi, ngày
24/2/2015 tại Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang kêu gọi đồng bào cả nước cùng
tham gia trồng cây, ngăn chặn tình trạng chặt
phá, đốt rừng, khai thác rừng trái pháp luật; Đồng
thời, đề nghị các cấp ủy Đảng và chính quyền địa
phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục
đích, ý nghĩa của Tết trồng cây; Phát động Tết trồng
cây phù hợp với điều kiện của từng địa phương, cơ
quan, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
Cũng nhân dịp này, để tri ân Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, người đã có nhiều công lao đóng góp cho sự
nghiệp phát triển của đất nước, trong khuôn khổ
Chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam”,
Tổng cục Môi trường phối hợp với Công ty CP sữa

Việt Nam Vinamilk tổ chức Lễ trồng cây tại Khu mộ
Đại tướng (Vũng Chùa, Đảo Yến, huyện Quảng Trạch,
tỉnh Quảng Bình). Qua đó, nhằm giáo dục lý tưởng,
đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức, trách nhiệm của
cộng đồng trong việc xây dựng và BVMT, tạo dựng
cảnh quan môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, góp phần
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Thay

VVCác đại biểu trồng cây trong khuôn viên mộ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VVChủ tịch nước Trương Tấn Sang trồng cây tại
Khu di tích Đền Hùng, Phú Thọ
mặt Bộ TN&MT, Thứ trưởng
Bùi Cách Tuyến kêu gọi các
Bộ, ngành, địa phương, tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp
hãy trồng, chăm sóc, bảo vệ
thêm nhiều cây xanh vì môi
trường sống và sức khỏe của
mỗi người. Sau buổi Lễ, các
đại biểu, người dân và hàng
trăm đoàn viên, thanh niên
đã tham gia trồng hơn 13.000
cây xanh trong khuôn viên
mộ Đại tướng Võ Nguyên
Giáp.
Tại Khu Di tích lịch
sử Kim Bình (Chiêm Hóa,
Tuyên Quang), Trung ương

Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh tổ chức Lễ
khởi động tháng Thanh niên
với chủ đề “Tự hào tiến bước
dưới lá cờ Đảng” và Tết trồng
cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.
Các đại biểu đã tham gia
trồng cây lưu niệm tại Khu
Di tích lịch sử Kim Bình;
Trồng mới 2 ha rừng tại xã
Kim Bình, huyện Chiêm

Hóa; Thăm và tặng quà các
gia đình chính sách, gia
đình có công với cách mạng;
Trao học bổng cho học sinh
nghèo vượt khó; Khánh
thành công trình Nhà chức
năng Trung tâm văn hóa thể
thao xã Kim Bình (trị giá 400
triệu đồng) do Thanh niên
xây dựng; Làm đường giao
thông nông thôn và ra quân
tổng vệ sinh môi trường.
Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ
tịch Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nguyễn Thiện Nhân nhấn
mạnh, mỗi bạn trẻ trồng
một cây xanh, cả nước sẽ

có hơn 10 triệu cây xanh và
trong 10 năm sẽ có hơn 100
triệu cây, góp phần cải thiện
môi trường sống và phát
triển bền vững đất nước.
Do đó, cán bộ, đoàn viên,
thanh niên và nhân dân cả
nước cần tích cực hơn nữa
trong việc thực hiện lời dạy
của Bác.

Số 3/2015

3


sự kiện & hoạt động

VVChủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nguyễn Thiện Nhân trồng cây tại Khu Di tích lịch sử Kim Bình
(Chiêm Hóa, Tuyên Quang)

Nhiều địa phương trên cả nước
hưởng ứng Tết trồng cây
Tại Hà Nội, Thành
đoàn TP. Hà Nội phối
hợp với UBND huyện
Quốc Oai tổ chức Lễ ra
quân Tháng thanh niên
và phát động Tết trồng

cây năm 2015. Các đại
biểu cùng đoàn viên,
thanh niên đã trồng mới
trên 100 cây xanh các loại
và gắn biển công trình
“Hàng cây thanh niên”
tại tuyến đường trục Bắc
Nam, huyện Quốc Oai.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở
Đoàn trên địa bàn TP đã
tổ chức thu dọn vệ sinh
môi trường, tính đến
hết ngày 26/2/2015, toàn
Đoàn đã thu gom được
7,5 tấn rác thải, trồng
mới trên 3.350 cây xanh
các loại và quét vôi 4.500
gốc cây.
Nét mới của Tết trồng
cây năm 2015 tại Hải
Phòng là hướng vào chất
lượng, hiệu quả, không
chạy theo phong trào;
4

Số 3/2015

Trồng cây mùa xuân gắn
với tạo cảnh quan xanh
cho làng quê nông thôn

mới. Đặc biệt, sau Tết
trồng cây, các địa phương
tiếp tục thực hiện Đề án
trồng cây phân tán theo
quy hoạch nông thôn mới
của UBND TP. Trong đó,

ưu tiên trồng dừa tại khu vực kênh, mương;
Phượng vĩ ở các khu di tích lịch sử, trung tâm
văn hóa làng; Các loại cây bóng mát trồng theo
các tiểu vùng sinh thái, hướng đến 3 mục tiêu:
Trồng theo điểm nhấn, trồng tuyến đường cây
xanh đô thị, trồng cây lâm nghiệp kết hợp cải
tạo môi trường với phát triển kinh tế. Trước
mắt, TP. Hải Phòng hỗ trợ 83 nghìn cây giống
cho ngày đầu phát động Tết trồng cây.
Nhiều năm qua, TP. Nam Định, tỉnh Nam
Định đã tổ chức tốt phong trào trồng, chăm sóc
và bảo vệ cây, mỗi năm tỉnh trồng được hàng
nghìn cây xanh, góp phần hoàn thành mục tiêu
phát triển, bảo vệ rừng. Với những kết quả đạt
được, liên tục trong 4 năm, Nam Định được
Hiệp hội các đô thị Việt Nam bình chọn là một
trong 10 đô thị dẫn đầu cả nước về Sáng - Xanh
- Sạch - Đẹp. Năm 2015, UBND TP. Nam Định
phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức Lễ phát
động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại
Khu tưởng niệm Lê Đức Thọ, xã Nam Vân, TP.
Nam Định.
Hưởng ứng phong trào Tết trồng cây,

tỉnh Quảng Trị đã có nhiều hoạt động kêu
gọi, huy động người dân trồng, chăm sóc và
bảo vệ cây bóng mát, rừng phòng hộ, rừng
trồng và rừng nguyên sinh.Với phương châm
“Nhà nhà trồng cây, người người trồng cây”,
Tết trồng cây năm 2015, tỉnh đã trồng mới
10.000 cây xanh và phấn đấu trong năm sẽ
trồng mới 2 triệu cây xanh trên khoảng diện
tích từ 5.000 - 6.000 ha.
Bùi Hằng

VVGắn biển Hàng cây thanh niên tại tuyến đường trục Bắc Nam, thị trấn Quốc Oai


sự kiện & hoạt động

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải làm việc với Bộ
TN&MT về nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện
trên dòng chính sông Mê Công

N

gày 3/3/2015, tại Hà Nội,
Phó Thủ tướng Chính phủ
Hoàng Trung Hải đã có
buổi làm việc với Bộ TN&MT và Ủy
ban sông Mê Công Việt Nam về việc
nghiên cứu tác động của các công
trình thủy điện trên dòng chính sông
Mê Công.

Trong thời gian qua, Bộ TN&MT
và Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
đã tích cực triển khai thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá tác
động của các công trình thủy điện
trên dòng chính sông Mê Công đến
vùng hạ du. Mục tiêu của nghiên cứu
nhằm xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu
hoàn chỉnh về các điều kiện nền của
lưu vực sông (LVS) Mê Công, đặc biệt
là vùng đồng bằng châu thổ sông Mê
Công (vùng ngập lũ của Việt Nam và
Campuchia); Đánh giá định lượng
tác động của các công trình thủy
điện trên dòng chính tới vùng hạ du
(Chế độ dòng chảy, vận chuyển phù
sa và dinh dưỡng, đa dạng sinh học,
chất lượng nước); Khai thác thủy
sản… Nghiên cứu đã được triển khai
theo đúng tiến độ và dự kiến sẽ hoàn
thành vào tháng 12/2015, nhằm đảm

VVToàn cảnh buổi làm việc
bảo lợi ích của các bên liên quan và
sự phát triển bền vững LVS Mê Công.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ
TN&MT Nguyễn Minh Quang nhấn
mạnh, kết quả nghiên cứu không chỉ
đưa ra những cơ sở khoa học cho các
quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê

Công quốc tế mà còn giúp Việt Nam
ứng phó với thách thức ở đồng bằng
sông Cửu Long, đặc biệt là vấn đề
an ninh tài nguyên nước trong điều
kiện biến đổi khí hậu.
Phó Thủ tướng Chính phủ
Hoàng Trung Hải đánh giá cao
tinh thần làm việc của Bộ TN&MT.
Nghiên cứu đã thu hút sự tham gia

và ủng hộ của nhiều tổ chức, chuyên
gia quốc tế có uy tín, cũng như các
Bộ, ngành, địa phương có liên quan
của Việt Nam, đảm bảo chất lượng
và sự minh bạch. Tuy nhiên, Phó
Thủ tướng cũng lưu ý, trong quá
trình triển khai nghiên cứu, cần cân
nhắc lựa chọn các kịch bản, nhất là
tác động của biến đổi khí hậu đối với
cuộc sống người dân trong LVS Mê
Công; Tham khảo kinh nghiệm các
nước, nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu
và hiệu quả. Đồng thời, tăng cường
phối hợp với các bên liên quan cũng
như tranh thủ sự ủng hộ của thế giới.
Gia Linh

Tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

N


gày 10/3/2015, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội (UBTVQH) đã
biểu quyết thông qua Nghị quyết về
việc tăng thuế BVMT đối với xăng
và một số mặt hàng xăng dầu khác,
riêng dầu hỏa giữ nguyên như hiện
nay. Nghị quyết có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 1/5/2015.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính
Đinh Tiến Dũng đã giải trình trước
UBTVQH việc Việt Nam phải thực
hiện các cam kết quốc tế, cắt giảm
thuế xuất, nhập khẩu theo lộ trình.
Bên cạnh đó, giá xăng dầu bán lẻ hiện

nay vẫn thấp hơn Lào, Campuchia và
Trung Quốc (khoảng 5.000 - 6.000
đồng), dẫn đến tình trạng buôn lậu
xăng dầu qua biên giới. Để phù hợp
với lộ trình hội nhập ASEAN, đồng
thời bù đắp một phần giảm thu ngân

sách, Chính phủ đề nghị tăng thuế
BVMT cao gấp 3 lần so với hiện nay
(từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/
lít) và khi tăng thuế ở mức này, thuế
nhập khẩu sẽ giảm từ 35% xuống còn
20%.

Sau khi thảo luận, UBTVQH
thống nhất với đề nghị của Chính
phủ, song yêu cầu điều chỉnh thời
hạn thực hiện. Phần ngân sách tăng
thu (ước tính khoảng 14.000 tỷ đồng)
sẽ được bố trí cho mục đích BVMT
và có tỷ lệ phân chia giữa ngân sách
Trung ương - địa phương theo pháp
luật hiện hành. 
Vũ Hồng
Số 3/2015

5


sự kiện & hoạt động

Bộ TN&MT:

Tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ hợp
tác với các đối tác quốc tế
N

gày 26/2/2015, tại Hà Nội, Bộ TN&MT
đã có buổi gặp mặt với Trưởng đại diện
các tổ chức quốc tế, Đại sứ các nước tại Việt
Nam. Đây là sự kiện thường niên, nhằm tăng
cường mối quan hệ hợp tác giữa Bộ với các
đối tác quốc tế.
Việc đẩy mạnh, mở rộng hội nhập và hợp

tác quốc tế với các đối tác song phương, đa
phương là một trong 5 nhiệm vụ chính mà
Bộ TN&MT đã thực hiện hiệu quả trong năm
2014. Các hoạt động hợp tác bao trùm tất cả
các lĩnh vực quản lý của Bộ, trong đó lĩnh vực
môi trường, biến đổi khí hậu, quản lý đất đai,
tài nguyên nước, khí tượng - thủy văn nhận
được sự ưu tiên hợp tác từ các đối tác quốc tế.
Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ
từ các tổ chức quốc tế và đối tác đa phương
như Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
(UNDP), Chương trình Môi trường Liên
hợp quốc (UNEP), Quỹ Môi trường toàn cầu
(GEF), Ngân hàng Thế giới (WB), Liên minh
Châu Âu (EU)...; Các đối tác song phương như
Nhật Bản, Ôxtrâylia, Đan Mạch, Hàn Quốc,
Canađa, Pháp, Hà Lan. Với sự ủng hộ tích cực
của các đối tác quốc tế, cơ chế đối thoại chính
sách toàn diện giữa Bộ TN&MT và các đối tác
quốc tế đã được thiết lập, đảm bảo việc cập
nhật, chia sẻ thông tin giữa hai bên về các hoạt
động cũng như các ưu tiên hợp tác trong lĩnh
vực TN&MT.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh
Quang cho biết, năm 2015, ngành TN&MT sẽ
tạo đà vững chắc để thực hiện thành công Kế
hoạch 5 năm 2016 - 2020; Phấn đấu đến năm
2020, phát triển ngành theo hướng hiện đại,
góp phần phát triển bền vững đất nước. Theo
đó, toàn ngành tiếp tục xây dựng và hoàn

thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chiến
lược, quy hoạch về quản lý TN&MT như: Xây

6

Số 3/2015

VVBộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang phát biểu tại
buổi gặp mặt
dựng, hoàn thiện và trình
Chính phủ Luật Tài nguyên
môi trường biển và hải đảo,
Luật Khí tượng Thủy văn;
Tiếp tục hoàn thiện và ban
hành các văn bản hướng dẫn
thực hiện Luật BVMT 2014,
Luật Đất đai, Luật Tài nguyên
nước, Luật Khoáng sản; Phối
hợp với các đối tác quốc tế
triển khai các dự án hợp tác
trọng điểm trong các lĩnh vực
quản lý của ngành.
Về hội nhập và hợp tác
quốc tế, Bộ sẽ chú trọng tăng
cường năng lực cho các hoạt
động hợp tác tiếp nhận; Thúc
đẩy các hoạt động hợp tác đối
tác; Đẩy mạnh vai trò làm chủ
của phía Việt Nam trong các
hoạt động hợp tác; Thiết lập

mạng lưới cán bộ đầu mối
lĩnh vực TN&MT bên cạnh

các tổ chức quốc tế lớn và tại
một số địa bàn trọng điểm
trên thế giới. Bên cạnh đó,
nâng cao năng lực và thể chế
quản lý nhà nước về TN&MT;
Tăng cường vai trò cầu nối
của Bộ trong việc kết nối
hợp tác giữa các đối tác nước
ngoài và các doanh nghiệp
trong nước, khuyến khích đầu
tư nước ngoài vào lĩnh vực
TN&MT…
Phát biểu tại buổi làm
việc, Giám đốc WB tại Việt
Nam Victoria Kwakwa khẳng
định, thời gian tới, WB sẽ
tiếp tục hợp tác với Việt Nam
trong cuộc chiến chống biến
đổi khí hậu; Đồng thời, hỗ
trợ cho lĩnh vực đất đai và các
lĩnh vực quản lý nhà nước của
Bộ TN&MT.
Bảo Bình


sự kiện & hoạt động


Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tiếp xã giao
Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - ASEAN

N

gày 18/3/2015, tại Hà Nội,
Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần
Hồng Hà đã có buổi tiếp xã giao Chủ
tịch Hội đồng doanh nghiệp Mỹ ASEAN, ngài Alexander Feldman.
Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ
trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà
đánh giá cao chuyến thăm và làm
việc của Đoàn Chủ tịch Hội đồng
doanh nghiệp Mỹ - ASEAN với Bộ
TN&MT. Thứ trưởng nhấn mạnh,
năm 2015 là năm kỷ niệm 20 năm
triển khai quan hệ hợp tác giữa Việt
Nam và Mỹ. Thứ trưởng mong muốn
mối quan hệ hợp tác giữa hai nước
sẽ ngày càng phát triển và bền chặt,
cũng như sự hợp tác và đầu tư của
các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam

ngày càng mạnh mẽ.
Thứ trưởng cho biết, hiện nay
vấn đề ưu tiên hàng đầu của Bộ
TN&MT đó là lĩnh vực môi trường,
trong đó trọng tâm là việc khắc
phục ô nhiễm tồn lưu dioxin. Bên
cạnh đó, Việt Nam là nước có chỉ số

đa dạng sinh học cao trên thế giới
cho nên rất cần sự quan tâm hợp tác
của các tổ chức quốc tế trong xây
dựng các khu bảo tồn, nhằm bảo
tồn đa dạng sinh học và gìn giữ các
nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra, Bộ
TN&MT mong muốn thúc đẩy hợp
tác trong lĩnh vực tài nguyên nước,
biến đổi khí hậu, chuyển giao công
nghệ về năng lượng tái tạo và năng
lượng mới...

Đối với tài nguyên biển và hải
đảo, Việt Nam chủ trương đẩy
mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ
nguồn vốn quốc tế về khoa học
công nghệ tiên tiến để phục vụ
công tác điều tra cơ bản và quản
lý tài nguyên môi trường biển, góp
phần đảm bảo an ninh quốc phòng,
bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh
thổ, lãnh hải biển Đông.
Tại buổi tiếp, đại diện các doanh
nghiệp Mỹ đã bày tỏ vui mừng và
cảm ơn Lãnh đạo Bộ TN&MT đã
dành thời gian làm việc với Đoàn
và cho rằng đây là một bước đánh
dấu sự hợp tác trong mối quan hệ
lâu dài giữa hai bên.


L.Trang

Sự tham gia của cộng đồng và tổ chức xã hội trong công tác
bảo vệ môi trường

N

hằm tạo diễn đàn trao đổi,
thảo luận về việc xây dựng các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật
BVMT 2014, đặc biệt là các văn bản
liên quan đến việc tăng cường thể
chế hóa sự tham gia của cộng đồng
trong BVMT, ngày 16/3/2015, tại Hà
Nội, Tổng cục Môi trường phối hợp
với Trung tâm Con người và Thiên
nhiên tổ chức Hội thảo “Sự tham
gia của cộng đồng và tổ chức xã hội
trong BVMT: Kinh nghiệm thực tiễn
và nhu cầu thể chế hóa cho thực thi
Luật BVMT”.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Tổng
cục trưởng Tổng cục Môi trường Mai
Thanh Dung cho biết, Luật BVMT
2014 được Quốc hội thông qua tại
kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII
và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
1/1/2015, gồm 20 chương, 170 điều,
trong đó Chương 15 quy định về
trách nhiệm và quyền hạn của Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề

nghiệp và cộng đồng dân cư trong
công tác BVMT, góp phần thể chế
hóa quy định mới của Hiến pháp về
BVMT.
Trong thời gian qua, Tổng cục
Môi trường đã xây dựng, trình Bộ
TN&MT để trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ ban hành 4 Nghị
định, 1 Quyết định quy định các điều
khoản của Luật BVMT 2014. Trong
đó, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP
quy định về quy hoạch BVMT, đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giác
tác động môi trường và kế hoạch
BVMT; Nghị định số 19/2015/NĐCP quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật BVMT 2014 cũng dành
riêng chương 8 quy định về cộng
đồng dân cư tham gia BVMT. Để tạo
hành lang pháp lý đồng bộ cho công
tác quản lý nhà nước về BVMT và
thực hiện Chương trình xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật năm 2015,
Bộ TN&MT đang tiến hành xây dựng
các văn bản hướng dẫn triển khai thi

hành Luật BVMT 2014, trong đó các
quy định về sự tham gia của cộng

đồng tiếp tục được cụ thể hóa với
những cơ chế và đảm bảo bằng chế tài
pháp lý rõ ràng.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập
trung thảo luận một số nội dung: Rà
soát các quy định về sự tham gia của
cộng đồng và các tổ chức xã hội trong
các văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành; Kinh nghiệm từ sự tham gia
của cộng đồng dân cư và các tổ chức
xã hội trong công tác BVMT: Bài học
từ chương trình hành động bảo vệ hồ
Hà Nội; Một số khuyến nghị chính
sách đảm bảo sự tham gia có hiệu
quả của cộng đồng và các tổ chức xã
hội. Theo các đại biểu, để xây dựng
và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn
thực thi Luật BVMT 2014, cần tạo
điều kiện, khuyến khích sự tham gia
của cộng đồng vào công tác BVMT;
Đồng thời, cần nâng cao vai trò của
các bên tham gia trong quá trình xây
dựng chính sách.
Bùi Hằng
Số 3/2015

7


sự kiện & hoạt động


Cùng hành động tạo sự thay đổi

N

gày 3/3/2015, tại Hà Nội,
Đại sứ quán Mỹ tại Việt
Nam phối hợp với Bộ
TN&MT, Bộ NN&PTNT tổ chức
Chương trình Cùng hành động tạo
sự thay đổi (OGC), với sự tham dự
của ngài Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted
Osius, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao
Đức Phát, Thứ trưởng Bộ TN&MT
Bùi Cách Tuyến và các tổ chức phi
Chính phủ trong nước và quốc tế.
Theo thống kê của các cơ quan
bảo tồn quốc tế, trong vòng 40 năm
qua, thế giới đã mất đi 52% sự đa
dạng sinh học (ĐDSH) trên Trái
đất. Một trong những nguyên nhân
lớn nhất của sự mất mát này là do
nạn buôn bán bất hợp pháp xuyên
quốc gia các loài động vật hoang
dã (ĐVHD) đang có nguy cơ tuyệt
chủng. Chính nhu cầu sử dụng
ĐVHD và các sản phẩm từ ĐVHD
ngày càng tăng đã kéo theo sự gia
tăng của nạn săn trộm; kết quả là
sự suy giảm đáng báo động về số

lượng loài trên thế giới, đặc biệt là
các loài mang tính biểu tượng như tê
giác, voi và hổ, trong khi đó lại làm
tăng sức mạnh của các tổ chức tội
phạm và làm suy yếu năng lực thực
thi các quy định của pháp luật một
cách hiệu quả. Trung Quốc, Mỹ và
Việt Nam là ba nước tiêu thụ các sản
phẩm từ buôn bán trái phép ĐVHD
hàng đầu trên thế giới.
Phát biểu tại Chương trình
OGC, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted
Osius nhấn mạnh, sự bùng nổ của
nạn buôn bán ĐVHD gần đây đang
đe dọa đến sự sinh tồn của nhiều loài
quý hiếm, nhất là tê giác ở Châu Phi.
Trước thực trạng trên, ngài đại sứ
Ted Osius cho rằng, các cơ quan của
Việt Nam cần cùng hành động tạo
sự thay đổi hướng tới việc nâng cao

8

Số 3/2015

VVCác đại biểu tham gia Chương trình

nhận thức của cộng đồng và
giảm nhu cầu đối với ĐVHD
bất hợp pháp.

Về phía Việt Nam, Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT Cao
Đức Phát cho biết, để có thể
bảo vệ các loài hoang dã, Việt
Nam đã xây dựng mạng lưới
Thực thi Luật động vật hoang
dã (WEN) cùng với các hoạt
động nâng cao nhận thức,
nhằm ngăn chặn nạn buôn
bán ĐVHD bất hợp pháp
trong quốc gia cũng như qua
biên giới, khu vực.
Với vai trò là cơ quan
chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản
lý nhà nước về ĐDSH, Thứ
trưởng Bộ TN&MT Bùi
Cách Tuyến khẳng định,
Bộ TN&MT đã ban hành
các văn bản quan trọng liên
quan đến việc bảo vệ các loài
nguy cấp như Luật ĐDSH,
Nghị định số 160/2013/NĐCP quy định về tiêu chí xác

định và chế độ quản lý các
loài nguy cấp quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ; Chiến lược
quốc gia về ĐDSH đến năm
2020, tầm nhìn đến năm
2030... Thứ trưởng cũng cho

biết, trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ, Bộ TN&MT
đã huy động sự tham gia của
các Bộ, ngành, cơ quan và
các tổ chức phi Chính phủ
trong việc tăng cường công
tác quản lý, bảo tồn và thực
thi pháp luật để giải quyết
vấn đề tiêu thụ trái phép
các loài đang bị đe dọa, các
loài đặc hữu và có giá trị tại
Việt Nam. Theo Thứ trưởng,
Chương trình OGC là một
sáng kiến quan trọng nhằm
tạo ra thay đổi trong nhận
thức về tiêu dùng ĐVHD,
hướng tới những hành động
thiết thực về bảo tồn thiên
nhiên, ĐDSH và phát triển
bền vững.
Nguyên Hằng


luật pháp & chính sách

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
TẠI TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG NĂM 2014
GS.TS Bùi Cách Tuyến
Thứ trưởng Bộ TN&MT kiêm Tổng cục trưởng
ThS. Nguyễn Kim Tuyển

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
Tổng cục Môi trường

C

ải cách hành chính (CCHC) là vấn đề
mang tính toàn cầu, là động lực mạnh
mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế,
phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống
xã hội. CCHC đóng vai trò quan trọng trong
thúc đẩy sự phát triển đất nước. CCHC được
Đảng và Nhà nước coi là khâu đột phá, là chìa
khóa thành công để hướng đến xây dựng nền
hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh,
từng bước hiện đại hóa, thực sự là nền hành
chính phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội. Công tác CCHC đã đạt
những kết quả bước đầu quan trọng, góp phần
vào thành tựu chung của đất nước. Chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan
trong hệ thống hành chính nhà nước được điều
chỉnh, sắp xếp phù hợp hơn, quản lý nhà nước
ngày càng tốt hơn trong điều kiện mới. Chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy
hành chính nhà nước có bước được nâng lên,
đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Thủ tục
hành chính và hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước có bước đổi mới, hiệu lực, hiệu
quả, kỷ luật, kỷ cương được tăng cường.
Tuy nhiên, nền hành chính còn bộc lộ một

số hạn chế. Hệ thống thể chế, pháp luật, nhất
là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều vướng mắc. Chức
năng, nhiệm vụ của một số cơ quan trong hệ
thống hành chính nhà nước chưa rõ, còn trùng
lặp và chưa bao quát hết các lĩnh vực quản lý
nhà nước; cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng
kềnh, chưa phù hợp. Chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng
quan liêu, lãng phí còn nghiêm trọng. Thể chế,
luật pháp về quản lý tài chính công tuy có nhiều
đổi mới, nhưng còn bất cập. Thủ tục hành
chính còn nhiều vướng mắc, gây phiền hà cho
tổ chức và công dân; kỷ luật, kỷ cương cán bộ,
công chức chưa nghiêm; hiệu lực, hiệu quả của
quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém.

Nhận thức rõ tầm quan
trọng của công tác CCHC,
ngày 8/11/2011, Chính phủ
đã ban hành Nghị quyết số
30/NQ-CP về Chương trình
tổng thể CCHC nhà nước giai
đoạn 2011 - 2020, với 6 nhiệm
vụ: Cải cách thể chế; Cải cách
thủ tục hành chính; Cải cách
tổ chức bộ máy hành chính
nhà nước; Xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức; Cải

cách tài chính công; Hiện đại
hóa hành chính. Nghị quyết
đã đưa ra 7 giải pháp để thực
hiện Chương trình tổng thể
CCHC nhà nước giai đoạn
2011 - 2020.
Bám sát sự chỉ đạo của
Bộ TN&MT theo Kế hoạch
CCHC của Bộ năm 2014, Tổng
cục Môi trường đã ban hành
Kế hoạch CCHC của Tổng cục
năm 2014 với 5 mục tiêu, 6
nhiệm vụ và 7 giải pháp. Bằng
sự quyết tâm và nỗ lực của tập
thể Lãnh đạo, công chức, viên
chức, năm 2014, Tổng cục Môi
trường đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ CCHC mà Kế hoạch
đã đặt ra trên 6 nội dung.

đúng tiến độ xây dựng và trình
các văn bản quy phạm pháp
luật thuộc Chương trình xây
dựng văn bản quy phạm pháp
luật hàng năm của Bộ; tích cực
tham gia với các đơn vị thuộc
Bộ, các Bộ, ngành có liên quan
xây dựng một số Bộ luật và
nhiều thông tư chuyên ngành
và liên ngành; tham mưu triển

khai nhiều chính sách, nghị
quyết của Đảng, Chính phủ
về BVMT. Công tác phổ biến,
tổ chức và theo dõi việc thực
thi pháp luật cũng được Tổng
cục quan tâm thực hiện. Đến
nay, 2 Nghị định đã được ban
hành, 3 Nghị định đã được
trình Chính phủ xem xét ban
hành, 2 Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ đã được
trình theo đúng tiến độ; 7 văn
bản thuộc thẩm quyền cấp Bộ
đã được hoàn thiện. Bên cạnh
đó, Tổng cục đã tham mưu Bộ
trình Thủ tướng Chính phủ
ban hành Chỉ thị số 26/CTTTg ngày 25/8/2014 về triển
khai thi hành Luật BVMT
năm 2014 và nhiều hoạt động
phổ biến, tổ chức và theo dõi
việc thực thi pháp luật khác.

1. Cải cách thể chế

2. Cải cách thủ tục
hành chính

Năm 2014, công tác
CCHC của Tổng cục Môi
trường đã đạt được những

mốc quan trọng trong công
tác xây dựng thể chế, chính
sách, pháp luật về BVMT.
Tổng cục đã trình Quốc
hội thông qua Luật BVMT
năm 2014 tại Kỳ họp thứ 7,
Quốc hội khóa XIII và chính
thức có hiệu lực từ ngày
1/1/2015. Các văn bản quy
định chi tiết thi hành Luật
cũng đã được khẩn trương xây
dựng. Tổng cục đã hoàn thành

- Tổng cục đã nghiêm túc
thực hiện các quy định tại
Nghị định số 63/2010/NĐCP, Nghị định số 48/2013/
NĐ-CP, Thông tư số 05/2014/
TT-BTP, Thông tư số 07/2014/
TT-BTP, cụ thể: Đã xây dựng
Quy trình Tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả thủ tục hành chính
(TTHC) về môi trường; Theo
dõi, đôn đốc tình hình thực
hiện các TTHC tại các đơn
vị trực thuộc; Đăng tải công
khai các TTHC trong lĩnh vực
Số 3/2015

9



luật pháp & chính sách

4. Nâng cao chất
lượng đội ngũ cán
bộ, công chức,
viên chức

VVCổng thông tin điện tử Tổng cục Môi trường đã hỗ trợ tích cực công tác cải cách hành chính
môi trường trên cổng thông tin điện
tử của Tổng cục.
- Tiến hành rà soát, nghiên cứu
sửa đổi, bổ sung các TTHC có liên
quan trong quá trình xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật hướng dẫn
thực hiện Luật BVMT năm 2014.
- Tiến hành rà soát và niêm yết
công khai đầy đủ 13 bộ TTHC tại nơi
tiếp nhận và kết quả TTHC về môi
trường và đăng tải trên cổng thông tin
điện tử của Tổng cục.
- Thực hiện việc tiếp nhận phản
ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức
đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tổng cục. Trong năm 2014,
các đơn vị trực thuộc Tổng cục không
tiếp nhận phản ánh, kiến nghị nào của
cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tổng cục.


3. Cải cách tổ chức bộ
máy
- Tổng cục đã tích cực, khẩn trương
phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ
trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg ngày
25/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi
trường.
- Nhằm sửa đổi chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc
Tổng cục Môi trường theo Quyết định
số 25/2014/QĐ-TTg, bảo đảm tinh
10

Số 3/2015

gọn, hiệu lực, hiệu quả, Tổng
Cục trưởng đã ban hành quyết
định quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của 18 đơn vị trực
thuộc và 2 Chi cục BVMT lưu
vực sông.
- Tổng cục đã thực hiện
tốt công tác cán bộ như rà
soát, điều chỉnh và bổ sung
quy hoạch cán bộ lãnh đạo
cấp phòng giai đoạn 2014 2016; thực hiện xây dựng Đề

án xác định vị trí việc làm và
cơ cấu ngạch công chức, cơ
cấu chức danh nghề nghiệp
viên chức; Công tác bổ nhiệm,
điều động, luân chuyển và bổ
nhiệm lại cán bộ lãnh đạo các
cấp được thực hiện theo đúng
quy trình quy định.
- Tổng cục đã chỉ đạo
Viện Khoa học môi trường
xây dựng đề án tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế của Viện Khoa học
môi trường.
- Tham gia xây dựng và
trình ban hành các quy định,
quy chế đảm bảo quản lý tốt
các hoạt động trong lĩnh vực
khoa học công nghệ nói riêng
và quản lý nhà nước về BVMT
nói chung.

Tổng cục Môi trường đã
tập trung công tác nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức, cụ thể:
- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc
vận động học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh; Tổ chức phổ biến,
quán triệt đến toàn thể cán
bộ, công chức, viên chức,
người lao động về nội dung
Quyết định số 117-QĐ/
BCSĐBTNMT của Ban cán
sự đảng Bộ TN&MT quy
định chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp của cán bộ công
chức viên chức và người lao
động ngành TN&MT. Theo
đó, Tổng cục đã ban hành
chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp của cán bộ công chức
viên chức và người lao động
ngành môi trường.
- Tập trung tăng cường
năng lực, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực ngành môi
trường thông qua công tác
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
cho đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức. Chỉ tính riêng năm
2014, Tổng cục đã cử gần
500 lượt cán bộ, công chức,
viên chức tham gia các khóa
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ quản lý nhà nước, lý luận
chính trị trong và ngoài nước.

Các đơn vị trực thuộc Tổng
cục đã tổ chức các khóa tập
huấn nghiệp vụ nhằm tăng
cường năng lực chuyên môn
cho 1.545 lượt cán bộ, công
chức và viên chức của ngành
môi trường.
- Tổng cục Môi trường


luật pháp & chính sách

đang triển khai xây dựng Đề án “Kiện toàn tổ
chức bộ máy BVMT từ Trung ương đến địa
phương” và Đề án “Tăng cường năng lực đội
ngũ cán bộ quản lý môi trường, ưu tiên cấp
quận, huyện, phường, xã” để trình Thủ tướng
Chính phủ vào quý IV/2015.

5. Cải cách tài chính công
- Trọng tâm của công tác cải cách tài chính
công là thực hiện xây dựng và hướng dẫn thực
hiện các quy định, quy chế về công tác kế hoạch
- tài chính; Tổ chức Hội nghị tập huấn công tác
quản lý kế hoạch - tài chính cho các đơn vị dự
toán cấp 3, các Ban quản lý dự án trực thuộc
Tổng cục.
- Nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho công tác
quản lý nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường
của Tổng cục trong thời gian tới, Tổng cục Môi

trường đã triển khai áp dụng đưa phần mềm
quản lý các nhiệm vụ, dự án từ nguồn chi sự
nghiệp môi trường.
- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác triển khai các nhiệm vụ, dự án, đề án trong
những năm tới, Tổng cục Môi trường đang tiếp
tục rà soát danh mục các định mức kinh tế kỹ
thuật trong lĩnh vực môi trường cần xây dựng
mới, hoặc bổ sung.
- Ban hành Chương trình thực hành tiết
kiệm chống lãng phí năm 2014 của Tổng cục
Môi trường; Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị
trực thuộc Tổng cục tăng cường trong công tác
quản lý tài sản nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện phương án tự chủ,
tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công giai đoạn 2013 - 2015 của 5 đơn
vị sự nghiệp môi trường và 1 đơn vị sự nghiệp
khoa học.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết
số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ
về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
sinh xã hội.

6. Hiện đại hóa

nền hành chính
- Việc tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT), truyền thông, triển khai
Cổng thông tin điện tử điều hành tác nghiệp
đã và đang được Tổng cục Môi trường thực

hiện có hiệu quả. Năm
2014, Cổng thông tin
điện tử của Tổng cục đã
đạt trên 41 triệu lượt truy
cập khai thác sử dụng.
Cổng thông tin đối ngoại
cũng được duy trì thường
xuyên với 4 thứ tiếng:
Anh, Pháp, Trung Quốc,
Tây Ban Nha. Trên Cổng
thông tin điện tử của
Tổng cục đã xây dựng
chuyên mục “Tin tức cải
cách thủ tục hành chính”
tại địa chỉ: .
vn/vn/vanbanphapquy/
caicachthutuchc.
- Tiếp tục triển khai
thực hiện Kế hoạch ứng
dụng CNTT của Bộ và
Tổng cục giai đoạn 20112015; hoàn thiện Dự án
“Tăng cường năng lực
ứng dụng CNTT tại Tổng
cục Môi trường”.

- Ngày 20/3/2014,
Tổng cục trưởng Tổng
cục Môi trường đã ký ban
hành Quyết định số 195/
QĐ-TCMT về việc ban
hành Quy chế quản lý, sử
dụng phần mềm Quản lý
văn bản, hồ sơ công việc
trên Cổng thông tin điện
tử Tổng cục. Đây là cơ sở
quan trọng và là sự thể
hiện chỉ đạo quyết liệt của
Lãnh đạo Tổng cục trong
việc triển khai phần mềm
quản lý văn bản, hồ sơ
công việc trong toàn Tổng
cục.
- Xây dựng phần
mềm Giao lưu trực tuyến
nhằm tăng cường trao đổi
giữa Tổng cục Môi trường
và Sở TN&MT các tỉnh
với người dân và doanh
nghiệp. Hiện nay có thể
triển khai thử nghiệm
hoạt động Giao lưu trực
tuyến của Tổng cục Môi
trường.

- Thực hiện kế hoạch

của Bộ TN&MT, Tổng
cục Môi trường triển khai
xây dựng hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 tại
Khối Văn phòng Tổng cục
với 26 quy trình; trong
đó có 9 quy trình chung
hệ thống và 17 quy trình
nghiệp vụ.
- Tổng cục Môi
trường đã phối hợp
với Quỹ Hemisphere
Singapore để triển khai
Dự án “Xây dựng Văn
phòng Xanh” tại các đơn
vị thuộc Tổng cục, với
mục tiêu: “Xây dựng văn
phòng xanh tại cơ quan
công sở nhằm hướng tới
thay đổi các hành vi của
nhân viên theo hướng tiết
kiệm, BVMT”.
Công tác CCHC của
Tổng cục Môi trường năm
2014 đã đạt được các kết
quả rất đáng khích lệ, thực
hiện thành công kế hoạch
đặt ra trên cả 6 nhiệm vụ.
Để đạt được những kết

quả trên là do có sự chỉ đạo
sát sao của Lãnh đạo Tổng
cục, sự quyết tâm của toàn
thể cán bộ, công chức và
viên chức của Tổng cục.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu
cầu công cuộc đổi mới
toàn diện của nền hành
chính, trong năm 2015,
Tổng cục Môi trường cần
tiếp tục phát huy những
thành tích đã đạt được
và khắc phục những khó
khăn mới đặt ra để nâng
cao hiệu quả của công tác
CCHC. Tổng cục phấn
đấu thực hiện mục tiêu
kép là bộ máy tổ chức hoạt
động có hiệu quả, đội ngũ
cán bộ công chức và viên
chức tận tâm, tận tụy với
công việc và nhân dânn
Số 3/2015

11


luật pháp & chính sách

Nội dung cơ bản của Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg

quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ
nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
Nguyễn Đức Hưng - Phó Cục trưởng
Cục Kiểm soát ô nhiễm
Tổng cục Môi trường

CĂN CỨ BAN HÀNH
QUYẾT ĐỊNH
Luật BVMT năm 2014 đã có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/1/2015, trong đó tại Điều 76
quy định các nội dung về BVMT trong nhập
khẩu phế liệu. Theo đó, tổ chức, cá nhân nhập
khẩu phế liệu phải đáp ứng yêu cầu quy định
tại khoản 2 Điều 76 và phế liệu nhập khẩu phải
đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 76 tức là
phải thuộc Danh mục phế liệu được phép
nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định
và phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường do Bộ TN&MT quy định. Trên
cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 1338/QĐ-TTg ngày 11/8/2014
về việc ban hành danh mục và phân công cơ
quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi
tiết thi hành các luật được Quốc hội khóa XIII
thông qua tại kỳ họp thứ 7. Trong đó, giao Bộ
TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành,
địa phương xây dựng dự thảo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục phế
liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài.
Liên quan đến hoạt động quản lý, BVMT

trong kinh doanh, nhập khẩu phế liệu, Luật
BVMT 2005 và các văn bản hướng dẫn Luật đã
đóng vai trò tích cực trong công tác quản lý nhà
nước về BVMT và bảo đảm thực hiện các quy
định của pháp luật về BVMT trong hoạt động
này. Tuy nhiên, một trong những khó khăn nảy
sinh là việc áp dụng các quy định về BVMT
trong việc mua, bán phế liệu đối với doanh
nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi
thuế quan với các doanh nghiệp bên ngoài.
Mặt khác, tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước đã dẫn đến việc gia tăng nhu
cầu về nguyên liệu sản xuất, cùng với việc đẩy
mạnh công nghệ sản xuất, tái chế nên nhu cầu
nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam trong những
năm gần đây có xu hướng tăng cả về số lượng
cũng như chủng loại. Theo đó, rủi ro môi
trường từ hoạt động nhập khẩu phế liệu cũng
gia tăng. Luật BVMT năm 2014 được ban hành
12

Số 3/2015

đã quy định cụ thể về yêu cầu
đối với tổ chức, cá nhân nhập
khập khẩu phế liệu, trách
nhiệm ký quỹ bảo đảm phế
liệu nhập khẩu và sẽ được Bộ
TN&MT xây dựng quy định
hướng dẫn thực hiện trong

dự thảo Nghị định về quản
lý chất thải và phế liệu. Đồng
thời, Luật BVMT năm 2014
cũng quy định thẩm quyền
của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Danh mục phế liệu được
phép nhập khẩu từ nước ngoài
và giao TN&MT xây dựng
hệ thống quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường đối với
phế liệu nhập khẩu.
Như vậy, việc ban hành
Quyết định số 73/2014/QĐTTg ngày 19/12/2014 của Thủ
tướng Chính phủ quy định
Danh mục phế liệu được phép
nhập khẩu từ nước ngoài để
làm nguyên liệu sản xuất là
cần thiết đáp ứng mục tiêu
phát triển kinh tế và BVMT.

NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA QUYẾT ĐỊNH
Quyết định số 73/2014/
QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của

Thủ tướng Chính phủ quy
định Danh mục phế liệu được
phép nhập khẩu từ nước ngoài
để làm nguyên liệu sản xuất
gồm có 5 Điều và 1 Phụ lục:

- Điều 1 ban hành Danh
mục phế liệu được phép nhập
khẩu từ nước ngoài để làm
nguyên liệu sản xuất.
- Điều 2 quy định về đối
tượng được điều chỉnh bởi
Quyết định này chỉ bao gồm
36 loại phế liệu được phép
nhập khẩu từ nước ngoài để
phục vụ trực tiếp cho hoạt
động sản xuất ở trong nước
và không áp dụng đối với
hoạt động tạm nhập tái xuất,
chuyển khẩu, quá cảnh phế
liệu qua lãnh thổ Việt Nam.
- Điều 3 quy định về trách
nhiệm của Bộ TN&MT chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành
có liên quan xây dựng và ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường đối với 36
loại phế liệu được phép nhập
khẩu từ nước ngoài để làm
nguyên liệu sản xuất.
- Điều 4 quy định về hiệu
lực thi hành của Quyết định từ
ngày 5/2/2015.

VVLuật BVMT năm 2014 đã quy định cụ thể yêu cầu đối với tổ
chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu, trách nhiệm ký quỹ bảo đảm

phế liệu nhập khẩu


luật pháp & chính sách

DANH MỤC PHẾ LIỆU ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU
TỪ NƯỚC NGOÀI LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

(Theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ)
Số TT

Tên phế liệu

Mã HS

1

Thạch cao.

2520

10

00

2

Xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép.

2618


00

00

3
4
5
6
7
8
9
10

3818
3915
3915
3915
3915
3915
3915
3915

00
10
10
20
20
30
30

90

00
10
90
10
90
10
90
00

4707

10

00

4707

20

00

4707

30

00

14


Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự.
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE): Dạng xốp, không cứng.
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE): Loại khác.
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Dạng xốp, không cứng.
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Loại khác.
Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ polyme vinyl clorua (PVC): Dạng xốp, không cứng.
Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ polyme vinyl clorua (PVC): Loại khác.
Phế liệu và mẩu vụn từ plastic (nhựa) khác.
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy
trắng.
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu
được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ.
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu
được từ quá trình cơ học (ví dụ, giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm tương tự).
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Loại khác, kể cả phế liệu và vụn thừa chưa phân loại.

4707

90

00

15

Tơ tằm phế liệu (kể cả kén không thích hợp để quay tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế).

5003

00


00

16
17
18
19
20

Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối.
Phế liệu và mảnh vụn của gang.
Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: bằng thép không gỉ.
Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác (khác với loại bằng thép không gỉ).
Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc.
Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, phoi cắt và bavia, chưa được ép
thành khối hay đóng thành kiện, bánh, bó.
Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt 5hoặc thép: Loại khác.
Thỏi đúc phế liệu (bằng sắt, thép, gang) nấu lại.
Đồng phế liệu và mảnh vụn
Niken phế liệu và mảnh vụn.
Nhôm phế liệu và mảnh vụn.
Kẽm phế liệu và mảnh vụn.
Phế liệu và mảnh vụn thiếc.
Vonfram phế liệu và mảnh vụn.
Molypden phế liệu và mảnh vụn.
Magie phế liệu và mảnh vụn.
Titan phế liệu và mảnh vụn.
Zircon phế liệu và mảnh vụn.
Antimon phế liệu và mảnh vụn.
Mangan phế liệu và mảnh vụn.

Crom phế liệu và mảnh vụn.

7001
7204
7204
7204
7204

00
10
21
29
30

00
00
00
00
00

7204

41

00

7204
7204
7404
7503

7602
7902
8002
8101
8102
8104
8108
8109
8110
8111
8112

49
50
00
00
00
00
00
97
97
20
30
30
20
00
22

00
00

00
00
00
00
00
00
00
00
00
00
00
00
00

11
12
13

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

33
34
35
36

VVGhi chú: Mã HS và tên phế liệu trong Danh mục này được sử dụng theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013
của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.
- Điều 5 quy định về trách nhiệm của Bộ TN&MT
hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Quyết định
này.
- Phụ lục kèm theo Quyết định là Danh mục 36 loại
phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài để làm
nguyên liệu sản xuất và mã hàng nhập khẩu (mã HS)
theo quy định của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất
khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt
hàng chịu thuế.

KẾT LUẬN
Để đảm bảo hạn chế các rủi ro về môi trường trong
hoạt động nhập khẩu phế liệu, Bộ TN&MT đã đề nghị
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN&MT phối hợp với
Bộ Công Thương, Bộ Tài chính thường xuyên rà soát,

nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc bổ
sung một số loại phế liệu có giá trị kinh tế khi tái chế, tái
sử dụng và ít gây tác động xấu tới môi trường.
Cùng với việc ban hành Quyết định này, hệ thống các
quy định về BVMT trong nhập khẩu phế liệu đã được hình
thành và có sự khác biệt đáng kể so với hệ thống các quy
định theo Luật BVMT 2005, nhằm tăng cường hiệu lực,

hiệu quả công tác quản lý, BVMT trong hoạt động nhập
khẩu phế liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu nguyên
liệu sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, các quy định liên
quan đến BVMT trong hoạt động nhập khẩu phế liệu theo
quy định tại Luật BVMT năm 2014 là phù hợp với các quy
định, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là các
quy định này hỗ trợ hiệu quả cho việc thực hiện Công ước
Basel về vận chuyển chất thải xuyên biên giớin
Số 3/2015

13


luật pháp & chính sách

QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Nguyễn Văn Thùy - Nguyễn Thị Nguyệt Ánh
Trung tâm Quan trắc Môi trường,
Tổng cục Môi trường

L

uật BVMT năm 2014 được Quốc hội
khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2015 thay thế Luật BVMT năm 2005. Theo
đó, việc rà soát, chỉnh sửa, bổ sung hoặc thay
thế những văn bản quy định chi tiết và thi hành
Luật BVMT năm 2005 cũng được triển khai

đồng bộ.
Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày
29/3/2013 của Chính phủ quy định điều kiện
của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường (QTMT), có hiệu lực thi hành từ ngày
5/6/2013 nhằm quy định chi tiết Khoản 3, Điều
95 Luật BVMT năm 2005. Nghị định quy định
về điều kiện hoạt động dịch vụ QTMT; hồ sơ và
thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp
lại, tạm thời đình chỉ hiệu lực, thu hồi và hủy
bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
dịch vụ QTMT. Việc thẩm định, chứng nhận tổ
chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ QTMT sẽ
được thực hiện căn cứ theo các điều kiện quy
định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 27/2013/
NĐ-CP.
Qua hơn một năm triển khai thực hiện
Nghị định số 27/2013/NĐ-CP cho thấy, văn
bản đã thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống. Nhìn
chung, chất lượng của hoạt động QTMT đã
được nâng cao và đi vào nề nếp, bài bản.
Tuy vậy, để thực hiện quy định của Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất
của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống
pháp luật về môi trường, căn cứ quy định của
Luật BVMT năm 2014, việc xây dựng Nghị định
quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch
vụ QTMT căn cứ Điều 126 Luật BVMT năm
2014, thay thế Nghị định số 27/2013/NĐ-CP

ngày 29/3/2013 đã được Bộ TN&MT tổ chức
thực hiện. Ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính
phủ đã ký ban hành Nghị định số 127/2014/
NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện
của tổ chức hoạt động dịch vụ QTMT (sau đây
gọi tắt là Nghị định). Nghị định có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 15/2/2015.
14

Số 3/2015

VVHoạt động dịch vụ quan trắc môi trường góp phần nâng cao
chất lượng quan trắc môi trường, phù hợp với chủ trương xã
hội hóa môi trường

Về cơ bản, Nghị định kế
thừa toàn bộ nội dung của
Nghị định số 27/2013/NĐCP do những nội dung trong
Nghị định số 27/2013/NĐCP vẫn còn phù hợp với các
quy định pháp luật có liên
quan, đặc biệt Khoản 1, Điều
126 Luật BVMT 2014 vẫn giữ
nguyên như Khoản 3, Điều
95 Luật BVMT 2005. Vì vậy,
cấu trúc và các nội dung quy
định của Nghị định cơ bản
vẫn không thay đổi so với
trước đây, ngoại trừ quy định
về "Các hành vi bị cấm” tại
Điều 4 Nghị định số 27/2013/

NĐ-CP trước đây đã không
còn được quy định tại Nghị
định số 127/2014/NĐ-CP để
đảm bảo tính hợp hiến theo
quy định tại Khoản 2, Điều 14
Hiến pháp năm 2013.
Nghị định này áp dụng đối
với các cơ quan quản lý về môi
trường, tổ chức hoạt động dịch
vụ QTMT trên lãnh thổ nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Trong đó, tổ chức
hoạt động dịch vụ QTMT bao
gồm: doanh nghiệp thành lập
theo Luật Doanh nghiệp; các
tổ chức hoạt động khoa học và
công nghệ thành lập theo Luật
Khoa học và Công nghệ; và các
tổ chức sự nghiệp môi trường
được thành lập và hoạt động
theo Nghị định số 55/2012/
NĐ-CP ngày 28/6 /2012 của
Chính phủ quy định về thành
lập, tổ chức lại, giải thể đơn
vị sự nghiệp công lập. Các tổ
chức sự nghiệp công lập thực
hiện hoạt động QTMT do cơ
quan quản lý nhà nước giao
kế hoạch và dự toán ngân sách

nhà nước không chịu sự điều
chỉnh của Nghị định này.
Cũng theo Nghị định, các
tổ chức khi hoạt động dịch vụ
QTMT (bao gồm hoạt động
quan trắc tại hiện trường
và hoạt động phân tích môi
trường) phải có Giấy chứng


luật pháp & chính sách

nhận đủ điều kiện hoạt động
dịch vụ QTMT. Giấy chứng
nhận đủ điều kiện hoạt động
dịch vụ QTMT được cấp cho
tổ chức có đủ các điều kiện
như: có quyết định thành lập
hoặc Giấy chứng nhận hoạt
động khoa học công nghệ
hoặc Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hoặc Giấy
chứng nhận đầu tư do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp,
trong đó có hoạt động QTMT;
có đủ điều kiện về nhân lực,
chuyên môn, trang thiết bị và
cơ sở vật chất thực hiện hoạt
động QTMT. Các điều kiện
này được quy định cụ thể tại

Điều 8 và Điều 9 của Nghị
định.
Giấy chứng nhận đủ điều
kiện hoạt động dịch vụ QTMT
có thời hạn hiệu lực là 36 tháng
kể từ ngày cấp và có thể được
gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia
hạn không quá 36 tháng. Bộ
TN&MT là cơ quan có thẩm
quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh
nội dung, cấp lại, tạm thời
đình chỉ hiệu lực, thu hồi và
hủy bỏ Giấy chứng nhận.
Nghị định cũng quy định
về trình tự và thủ tục cấp, gia
hạn, điều chỉnh nội dung, cấp
lại, tạm thời đình chỉ, thu hồi
và hủy bỏ Giấy chứng nhận
kèm theo các loại biểu mẫu
phục vụ việc đề nghị chứng
nhận đủ điều kiện hoạt động
dịch vụ QTMT.
Tổ chức tham gia hoạt
động dịch vụ QTMT phải làm
thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện hoạt động
dịch vụ QTMT, nộp phí thẩm
định điều kiện hoạt động dịch
vụ QTMT, nộp lệ phí trong
trường hợp được cấp, gia hạn,

điều chỉnh nội dung và cấp
lại Giấy chứng nhận theo quy
định của pháp luật.
Nghị định cũng quy định
các trường hợp bị tạm thời

đình chỉ hiệu lực và thu hồi,
hủy bỏ Giấy chứng nhận.
Theo đó, Giấy chứng nhận đủ
điều kiện hoạt động dịch vụ
QTMT bị tạm thời đình chỉ
hiệu lực trong trường hợp:
tổ chức tham gia hoạt động
QTMT không đúng phạm vi,
lĩnh vực được cấp Giấy chứng
nhận; tổ chức sử dụng Giấy
chứng nhận không đúng mục
đích; tổ chức không thực hiện
đúng các quy định về chứng
nhận; tổ chức không thực
hiện đúng và đầy đủ các quy
định kỹ thuật về quy trình,
phương pháp QTMT do Bộ
TN&MT quy định, không
duy trì chương trình bảo đảm
chất lượng và kiểm soát chất
lượng trong QTMT. Trường
hợp tổ chức bị cấm hoạt
động, bị tuyên bố phá sản, bị
giải thể, chia, tách hoặc khi tổ

chức không còn đáp ứng đủ
một trong các điều kiện quy
định tại Điều 8 và Điều 9 của
Nghị định; không thực hiện
đúng quy định kỹ thuật về
QTMT và không thực hiện,
duy trì chương trình bảo đảm
chất lượng và kiểm soát chất
lượng trong QTMT sẽ bị thu
hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận.
Với sự ra đời của Nghị
định số 27/2013/NĐ-CP
trước đây và Nghị định số
127/2014/NĐ-CP hiện tại
quy định về điều kiện của
tổ chức hoạt động dịch vụ
QTMT, hoạt động QTMT
nói chung và hoạt động dịch
vụ QTMT nói riêng đã và
đang có những chuyển biến
rõ nét; góp phần quan trọng
vào việc nâng cao chất lượng
của hoạt động QTMT, tạo
môi trường cạnh tranh lành
mạnh, hỗ trợ đắc lực, hiệu
quả cho công tác BVMT ở
nước ta, phù hợp với chủ
trương xã hội hóa dịch vụ
QTMTn


Quy hoạch quản lý
chất thải rắn lưu vực
sông Nhuệ - sông Đáy
đến năm 2030

N

gày 12/2/2015, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết
định số 223/QĐ-TTg về phê duyệt
Quy hoạch quản lý chất thải rắn
(CTR) lưu vực (LV) sông Nhuệ sông Đáy đến năm 2030. Theo đó,
phạm vi Quy hoạch thuộc toàn bộ
ranh giới hành chính của tỉnh Hà
Nam, Ninh Bình và một phần tỉnh
Hòa Bình, Nam Định và TP. Hà Nội,
với tổng diện tích khoảng 7.665
km2. Quy hoạch đề ra chỉ tiêu đến
năm 2020, tỷ lệ thu gom CTR sinh
hoạt khu vực đô thị 95%, nông thôn
70%; CTR xây dựng 80%; CTR công
nghiệp, làng nghề thông thường 8090%, CTR nguy hại (công nghiệp,
làng nghề) khoảng 70-80%...
Nội dung của Quy hoạch gồm:
Đến năm 2030, đầu tư nâng cấp
18 cơ sở xử lý CTR thuộc LV sông
Nhuệ - sông Đáy; Các cơ sở xử lý
CTR cần được bố trí ở ngoài phạm
vi đô thị, cuối hướng gió chính, cuối
dòng chảy của sông suối và trồng

cây xanh cách ly, đảm bảo khoảng
cách an toàn về môi trường theo
đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn
hiện hành nhằm bảo vệ nguồn
nước trong LV sông Nhuệ - sông
Đáy; Các địa phương cần rà soát,
xây dựng và thực hiện các giải pháp
hạn chế ảnh hưởng tới môi trường
đối với các cơ sở xử lý CTR hiện
hữu; Xây dựng hệ thống thu gom
xử lý nước rỉ rác, chuyển đổi công
nghệ, hạn chế chôn lấp, đóng cửa
các bãi chôn lấp CTR không hợp
vệ sinh; Nâng cấp, cải tạo, xử lý và
kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở
xử lý CTR khác nhằm bảo vệ nguồn
nước trong toàn LV.
Ước tính vốn đầu tư triển khai
quy hoạch quản lý CTR các tỉnh
thuộc LV sông Nhuệ - sông Đáy đến
năm 2030 khoảng 7.600 tỷ đồng.

Số 3/2015

15


luật pháp & chính sách

Một số quy định của pháp luật về vai trò cộng đồng

dân cư với bảo vệ môi trường nước
Nghiêm Xuân Bạch
Liên minh Nước sạch

N

gày nay, công tác BVMT được
Nhà nước, các cơ quan, tổ
chức, cá nhân đặc biệt quan
tâm. Tại Việt Nam, pháp luật BVMT
đang dần được cụ thể hóa trong nội
dung Hiến pháp. Bài viết giới thiệu
những quy định của pháp luật liên
quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa
vụ của công dân và cộng đồng dân cư
trong lĩnh vực BVMT nói chung, môi
trường nước nói riêng sau khi Hiến
pháp 2013 và Luật BVMT năm 2014
có hiệu lực.
Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực
từ năm 2014, gồm một số quy định cơ
bản quan trọng về quyền của công dân
liên quan tới BVMT như sau: Điều 28
quy định, công dân có quyền tham gia
quản lý nhà nước, xã hội: Thảo luận
và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về
các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả
nước; Nhà nước tạo điều kiện để công
dân tham gia quản lý nhà nước, xã hội
và công khai, minh bạch trong việc

tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị
của công dân. Điều 30, Khoản 1 quy
định, mọi người có quyền khiếu nại,
tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền về những việc làm trái
pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Điều 43 quy định, mọi người
có quyền được sống trong môi trường
trong lành và có nghĩa vụ BVMT. Nhà
nước có chính sách BVMT; Quản lý,
sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn
tài nguyên thiên nhiên; Bảo tồn thiên
nhiên, đa dạng sinh học (ĐDSH); Chủ
động phòng, chống thiên tai, ứng phó
với biến đổi khí hậu; Khuyến khích
mọi hoạt động BVMT, sử dụng năng
lượng mới, năng lượng tái tạo. Tổ chức,
cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm
suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy
giảm ĐDSH phải bị xử lý nghiêm và
có trách nhiệm khắc phục, bồi thường
thiệt hại (Điều 63).

16

Số 3/2015

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc
hội khóa XIII, Quốc hội đã
thông qua Luật BVMT năm

2014, trong đó cụ thể hóa một
bước các quy định của Hiến
pháp về quyền và nghĩa vụ của
cá nhân, cộng đồng dân cư
BVMT nói chung và liên quan
trực tiếp đối với môi trường
nước nói riêng, cụ thể:
Điều 5, Khoản 1 quy định,
Nhà nước tạo điều kiện thuận
lợi cho tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình tham gia hoạt động
BVMT; Kiểm tra, giám sát việc
thực hiện hoạt động BVMT;
Khoản 10 quy định Nhà nước
ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân có
đóng góp tích cực trong công
tác BVMT.
Điều 6 quy định, Nhà
nước khuyến khích công dân
và cộng đồng dân cư xây dựng
thôn, làng, bản, ấp, khu dân
cư thân thiện với môi trường
(Khoản 9); Phát triển các hình
thức tự quản và tổ chức hoạt
động dịch vụ giữ gìn vệ sinh
môi trường của cộng đồng
dân cư (Khoản 10); Công dân,
cộng đồng dân cư hình thành

nếp sống, thói quen giữ gìn vệ
sinh môi trường, xóa bỏ hủ
tục gây hại đến môi trường
(Khoản 11).

VVLuật BVMT năm 2014 khuyến khích cộng đồng dân cư
thành lập tổ tự quản BVMT nơi mình sinh sống và hoạt động
theo nguyên tắc tự nguyện


luật pháp & chính sách

Điều 7 nêu ra một số hành vi gây ô nhiễm
môi trường bị cấm như: Xả thải chất thải chưa
được xử lý đạt quy chuẩn ra môi trường; Chất
độc, phóng xạ và các loại chất thải nguy hại
khác vào đất, nguồn nước, không khí (Khoản
5); Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại,
chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và
tác nhân độc hại khác đối với con người, sinh
vật (Khoản 6); Che dấu hành vi hủy hoại môi
trường, cản trở hoạt động BVMT, làm sai lệch
thông tin dẫn đến hậu quả xấu đối với môi
trường (Khoản 15); Người có thẩm quyền lợi
dụng chức vụ, vượt quá quyền hạn để làm trái
quy định về quản lý môi trường (Khoản 16).
Điều 56 quy định, nguồn nước hồ, ao, kênh,
mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ
lượng, chất lượng và bảo vệ để điều hòa nguồn
nước; Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị,

khu dân cư phải được quy hoạch để cải tạo, bảo
vệ; Tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây
dựng trái phép công trình, nhà ở trên mặt nước
hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh,
mương, rạch; Hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao
trong đô thị, dân cư. UBND cấp tỉnh có trách
nhiệm điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng
và lập kế hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước
của hồ, ao, kênh, mương, rạch; Cải tạo hoặc di
dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao,
kênh, mương, rạch, gây ô nhiễm môi trường,
làm tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái
đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.
Điều 58 quy định, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại,
chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm
không để rò rỉ, phát tán vào nguồn nước dưới
đất.
Điểm a, Khoản 1, Điều 68 quy định, cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu gom, xử
lý nước thải, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi
trường trước khi xả ra môi trường tự nhiên.
Điều 69 quy định, phân bón, sản phẩm xử
lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng;
Dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải
được xử lý theo quy định về quản lý chất thải
(Khoản2). Khu chăn nuôi tập trung phải có
phương án về BVMT ; Thu gom, xử lý nước
thải, chất thải rắn theo quy định; Vệ sinh

chuồng, trại định kỳ, phòng ngừa, ứng phó
với dịch bệnh; Xác vật nuôi bị chết do dịch
bệnh phải được quản lý theo quy định về quản
lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh
(Khoản 3).

Điều 70 quy định, làng
có nghề phải có phương án
BVMT làng nghề; Kết cấu
hạ tầng bảo đảm thu gom,
phân loại, lưu trữ, xử lý, thải
bỏ chất thải đạt quy chuẩn kỹ
thuật môi trường; Có tổ chức
tự quản về BVMT (Khoản1);
UBND cấp xã có làng nghề
phải lập, triển khai thực hiện
phương án BVMT (Khoản 4)
và hàng năm có báo cáo gửi
UBND cấp huyện; UBND
cấp huyện có làng nghề phải
chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra,
thanh tra công tác BVMT
làng nghề trên địa bàn, hàng
năm báo cáo UBND cấp tỉnh
về công tác BVMT làng nghề
(Khoản 5); UBND cấp tỉnh
có làng nghề phải quy hoạch,
xây dựng, cải tạo và phát triển
làng nghề gắn với BVMT.
Đồng thời, bố trí ngân sách

cho các hoạt động BVMT
làng nghề; Chỉ đạo, tổ chức
đánh giá mức độ ô nhiễm
và xử lý ô nhiễm môi trường
làng nghề trên địa bàn; Xây
dựng hệ thống thu gom, xử lý
nước thải; khu tập kết, xử lý
chất thải rắn thông thường,
chất thải nguy hại cho làng
nghề; Quy hoạch khu công
nghiệp, cụm công nghiệp
làng nghề và có kế hoạch di
rời cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng ra khỏi
khu dân cư (Khoản 6).
Điều 71 quy định, thuốc
thú y thủy sản, hóa chất dùng
trong nuôi trồng thủy sản đã
hết hạn sử dụng, bao bì đựng
thuốc thú y thủy sản, hóa
chất sau khi sử dụng, bùn đất
và thức ăn lắng đọng khi làm
vệ sinh ao nuôi thủy sản phải
được thu gom, xử lý theo
quy định về quản lý chất thải
(Khoản 3).
Điều 72 quy định, bệnh
viện, cơ sở y tế phải thu gom,
xử lý nước thải y tế đạt quy


chuẩn kỹ thuật môi trường
(điểm a, Khoản 1);
Điều 73, Khoản 3 quy
định, công trình xây dựng
trong khu dân cư phải bảo
đảm không phát tán bụi,
nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh
sáng vượt quá quy chuẩn kỹ
thuật môi trường; Việc vận
chuyển vật liệu được thực
hiện bằng phương tiện bảo
đảm yêu cầu kỹ thuật, không
làm rò rỉ, rơi vãi gây ô nhiễm
môi trường; Nước thải, chất
thải rắn và các loại chất thải
khác phải được thu gom, xử
lý theo đúng quy định.
Điều 82 yêu cầu hộ gia
đình giảm thiểu, phân loại
rác thải tại nguồn, thu gom
và chuyển rác thải, nước thải
sinh hoạt đến đúng nơi quy
định; Tham gia hoạt động
BVMT công cộng tại khu dân
cư.
Điều 83 khuyến khích
cộng đồng dân cư thành lập
tổ tự quản về BVMT nơi
mình sinh sống và hoạt động
theo nguyên tắc tự nguyện,

thực hiện các nhiệm vụ: Kiểm
tra, đôn đốc hộ gia đình, cá
nhân thực hiện quy định về
giữ gìn vệ sinh và BVMT; Tổ
chức thu gom, tập kết và xử
lý chất thải, giữ gìn vệ sinh
môi trường tại khu dân cư và
nơi công cộng; Xây dựng và
tổ chức thực hiện Hương ước
về BVMT; Tuyên truyền, vận
động nhân dân xóa bỏ hủ tục,
thói quen mất vệ sinh, có hại
cho sức khỏe và môi trường;
Tham gia giám sát việc thực
hiện pháp luật về BVMT của
cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ trên địa bàn. Bên
cạnh đó, quy định UBND cấp
xã có trách nhiệm thành lập
và tạo điều kiện để tổ tự quản
hoạt động có hiệu quả.
Điều 100 quy định, nước
thải của cơ sở sản xuất, kinh
Số 3/2015

17


luật pháp & chính sách


doanh, dịch vụ phải được thu gom,
xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi
trường.
Điều 101 quy định, các khu sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,
khu, cụm công nghiệp làng nghề là
các đối tượng phải có hệ thống xử lý
nước thải chung.
Điều 129 quy định, UBND từ cấp
tỉnh đến cấp xã có trách nhiệm thu
thập, quản lý thông tin môi trường
trong phạm vi quản lý của mình.
Điều 131 quy định, các nội dung
thông tin môi trường phải được công
khai (trừ thông tin thuộc danh mục
bí mật Nhà nước) trong đó có thông
tin về nguồn thải, chất thải, xử lý
chất thải; Khu vực môi trường bị ô
nhiễm, suy thoái nghiêm trọng và
kết quả thanh tra, kiểm tra về BVMT.
Ngoài trách nhiệm của UBND
cấp tỉnh, huyện còn quy định cụ thể
trách nhiệm của UBND cấp xã trong
công tác BVMT (Điều 143).
Tại các điều 144, 145, 146 quy
định, trách nhiệm của MTTQ và các
tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp trong BVMT.
Với một số quy định pháp lý đã
nêu ra trong Hiến pháp năm 2013 và
Luật BVMT năm 2014 có thể thấy,

mỗi công dân, cộng đồng dân cư đã
có đầy đủ cơ sở pháp lý để chủ động
thực hiện nghĩa vụ cũng như phát
huy quyền của mình trong công tác
BVMT nói chung, BVMT nước nói
riêng. Điểm sáng của Luật BVMT
2014 là đã cụ thể hóa hơn vai trò của
MTTQ, các tổ chức chính tri - xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đặc
biệt là vai trò của cộng đồng dân cư
trong BVMT. Những quy định trong
Luật thể hiện được tinh thần của
Hiến pháp năm 2013 và chủ trương,
chính sách xã hội hóa hoạt động
BVMT của Đảng và Nhà nước. Hy
vọng, thời gian tới, cộng đồng dân cư
cũng như mỗi công dân sẽ tích cực,
cùng chung tay với chính quyền các
cấp để BVMT, nhất là BVMT nước,
góp phần phát triển đất nước bền
vững trong thời kỳ mớin
18

Số 3/2015

Nâng cao hiệu quả quản lý
tổng hợp chất thải rắn
trên lưu vực sông Đồng Nai
Nguyễn Ái Dương
Bộ Xây dựng


Đ

ể nâng cao hiệu quả
quản lý tổng hợp chất
thải rắn (CTR), cải thiện
chất lượng môi trường, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 07/QĐ-TTg phê
duyệt Quy hoạch quản lý CTR
lưu vực sông Đồng Nai đến năm
2030. Phạm vi của Quy hoạch
bao gồm ranh giới hành chính
của 11 tỉnh, thành phố: Ninh
Thuận, Bình Thuận, Đắc Nông,
Lâm Đồng, Bình Phước, Bình
Dương, Tây Ninh, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí
Minh và Long An với diện tích
khoảng 47.000km2.
Mục tiêu của Quy hoạch
nhằm cụ thể hóa Đề án BVMT
lưu vực hệ thống sông Đồng
Nai đến năm 2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt; Dự
báo tổng lượng CTR phát sinh,
xác định phương thức phân
loại, thu gom, vận chuyển CTR;
xác định các cơ sở xử lý CTR và
phạm vi phục vụ đáp ứng nhu

cầu xử lý CTR cho lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai…
Quy hoạch được lập trên
cơ sở từng bước đóng cửa các
bãi chôn lấp CTR không hợp

vệ sinh và quá tải bảo đảm giải
quyết ô nhiễm môi trường, phát
triển bền vững. Xây dựng đồng
bộ các cơ sở xử lý CTR cấp vùng
liên tỉnh, vùng tỉnh và hệ thống
thu gom, vận chuyển phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội của
từng địa phương. Bên cạnh đó,
CTR được phân loại tại nguồn,
việc thu gom, tái sử dụng, tái chế
được ưu tiên xử lý bằng công
nghệ tiên tiến, phù hợp, hạn
chế tối đa việc chôn lấp CTR
nhằm tiết kiệm tài nguyên đất
và BVMT. Đối với CTR nguy hại
được thu gom, vận chuyển và xử
lý theo quy định bảo đảm không
phát tán ra môi trường. Đồng
thời khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư xây
dựng và quản lý các hoạt động
thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

Nội dung

Quy hoạch
Các chỉ tiêu quy hoạch
Các chỉ tiêu tính toán quy
hoạch căn cứ theo các quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện
hành. Các chỉ tiêu CTR đối với
lưu vực sông Đồng Nai được thể
hiện ở Bảng 1.

Bảng 1: Các chỉ tiêu CTR đối với lưu vực sông Đồng Nai
TT

Các loại CTR

1
2
3
4
5

CTR sinh hoạt đô thị
CTR sinh hoạt nông thôn
CTR xây dựng
CTR công nghiệp
CTR làng nghề

6

CTR nguy hại


Chỉ tiêu phát sinh CTR
0,8 - 1,3 kg/người.ngày (theo loại đô thị)
0,3-0,5 kg/người.ngày
12-15% khối lượng CTR sinh hoạt đô thị
0,2 - 0,25 tấn/ha.ngày
Đến năm 2030 tăng trung bình 7,5%
15-35% tổng lượng CTR công nghiệp phát
sinh (theo loại hình sản xuất)


luật pháp & chính sách

Dự kiến tỷ lệ thu gom và xử lý CTR theo
các giai đoạn đến năm 2030 của các tỉnh thuộc
lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thể hiện ở
Bảng 2.
Bảng 2: Tỷ lệ thu gom và xử lý CTR theo
các giai đoạn đến năm 2030
TT

Các loại CTR

I
1
2
3
4
5

CTR thông thường

CTR sinh hoạt đô thị
CTR sinh hoạt nông thôn
CTR công nghiệp
CTR làng nghề
CTR xây dựng
CTR nguy hại (công

II

nghiệp và làng nghề)

Tỷ lệ thu gom và xử lý (%)
Đến năm
Đến năm
2020

2030

95
70
90
80
80

100
90
100
100
90


70-80

100

Dự báo tổng lượng CTR phát sinh trong
toàn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến
năm 2020: lượng CTR thông thường phát sinh
là 48.100 tấn/ngày, CTR nguy hại phát sinh
là 3.400 tấn/ngày; đến năm 2030 lượng CTR
thông thường phát sinh là 68.200 tấn/ngày,
CTR nguy hại phát sinh là 6.000 tấn/ngày.
Phân loại, thu gom và vận chuyển CTR
CTR phát sinh toàn lưu vực được thu gom,
vận chuyển theo phân vùng phạm vi phục vụ
đến các cơ sở xử lý CTR theo quy hoạch. Phương
thức phân loại, thu gom, vận chuyển CTR được
lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội,
giao thông, địa hình đặc thù của khu vực và
năng lực thu gom, vận chuyển của địa phương,
đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường.
Phân loại, thu gom, vận chuyển CTR thông
thường: CTR thông thường từ các nguồn thải
được phân loại tại nguồn thành 2 loại là chất
thải hữu cơ (rau quả, thức ăn thừa...) và chất
thải vô cơ có thể tái sử dụng, tái chế (giấy, nhựa,
kim loại...) phù hợp với công nghệ xử lý CTR;
Tăng cường tái sử dụng CTR phát sinh nhằm
hạn chế CTR cần phải xử lý. Sau đó CTR thông
thường được thu gom về các điểm tập kết theo
đúng quy định.

Phân loại, thu gom, vận chuyển CTR nguy
hại: CTR nguy hại từ các nguồn thải được phân
loại, bảo quản, lưu giữ, thu gom, vận chuyển đến
các cơ sở xử lý CTR vùng liên tỉnh, vùng tỉnh
theo quy hoạch và tuân thủ các quy chuẩn, tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh môi trường; thực hiện
theo quy định về quản lý CTR nguy hại. Chủ
nguồn thải phát sinh CTR nguy hại có trách
nhiệm ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng
thu gom, vận chuyển và xử lý CTR nguy hại theo
đúng quy định hiện hành.

Quy hoạch các cơ sở xử lý
CTR
Cơ sở xử lý CTR bố trí ở
ngoài phạm vi đô thị, ưu tiên
các vị trí cuối hướng gió chính,
cuối dòng chảy của sông suối và
được trồng cây xanh cách ly, đảm
bảo khoảng cách an toàn về môi
trường theo đúng các quy chuẩn,
tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành
nhằm bảo vệ nguồn nước trong
lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
và ứng phó với ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu, nước biển dâng
thông qua giải pháp về mặt công
nghệ, lộ trình đóng cửa các cơ sở
xử lý CTR quá tải, gây ô nhiễm
môi trường, xây dựng mới các cơ

sở xử lý CTR.
Các địa phương cần rà soát,
xây dựng giải pháp cụ thể hạn
chế ảnh hưởng tới môi trường
của các cơ sở xử lý CTR hiện
hữu đang gây ô nhiễm lưu vực
hệ thống sông Đồng Nai như:
Xây dựng hệ thống thu gom
xử lý nước rỉ rác, chuyển đổi
công nghệ, hạn chế chôn lấp
hoặc đóng cửa các bãi chôn lấp
CTR không hợp vệ sinh, thực
hiện quan trắc và giải pháp xử
lý giảm thiểu ảnh hưởng tới môi
trường sau khi đóng bãi chôn
lấp CTR; nâng cấp, cải tạo, xử
lý và kiểm soát ô nhiễm đối với
các cơ sở xử lý CTR khác nhằm
bảo vệ nguồn nước trong toàn
lưu vực.

Quy hoạch các cơ sở xử lý
CTR thuộc lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai đến năm 2030
bao gồm 34 cơ sở xử lý, cụ thể:
2 cơ sở xử lý CTR cấp vùng
liên tỉnh và 32 cơ sở xử lý CTR
vùng tỉnh trong đó xác định 18
cơ sở xử lý CTR vùng tỉnh nằm
trong phạm vi ảnh hưởng đến

các đoạn sông đang là nguồn
cấp nước và 14 cơ sở xử lý CTR
vùng tỉnh nằm ngoài phạm vi
ảnh hưởng đến các đoạn sông
đang là nguồn cấp nước.
Công nghệ xử lý CTR
Công nghệ xử lý CTR được
lựa chọn phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
khả năng phân loại, tính chất,
thành phần CTR của từng địa
phương; Ưu tiên các công nghệ
trong nước, tiết kiệm năng
lượng và BVMT, các công nghệ
tái chế có sản phẩm phù hợp
với thị trường tiêu thụ của mỗi
địa phương.
Công nghệ áp dụng đối với
CTR thông thường: Các cơ sở
xử lý CTR nằm trong phạm vi
ảnh hưởng đến các đoạn sông
là nguồn cấp nước từ thượng
lưu sông Đồng Nai đến huyện
Long Thành (tỉnh Đồng Nai);
từ thượng lưu sông Sài Gòn
đến huyện Củ Chi (Thành phố
Hồ Chí Minh); toàn bộ lưu vực
sông Bé, sông La Ngà; từ thượng
lưu sông Vàm Cỏ Đông đến


VVPhân loại rác tại nguồn- khâu quan trọng trong công nghệ
xử lý chất thải rắn
Số 3/2015

19


luật pháp & chính sách

huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh); từ thượng
lưu sông Dinh đến Thành phố Bà Rịa (tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu) phải áp dụng công nghệ xử lý
tái chế, thu hồi CTR, chế biến phân hữu cơ, đốt
thu hồi năng lượng..., không chôn lấp CTR hữu
cơ và CTR nguy hại. Các cơ sở xử lý CTR còn
lại nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng đến các đoạn
sông đang là nguồn cấp nước áp dụng công nghệ
chế biến phân vi sinh, công nghệ đốt thu hồi
năng lượng, công nghệ tái chế..., khuyến khích
áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp.
Công nghệ áp dụng đối với CTR nguy hại:
Công nghệ xử lý lý hóa, công nghệ đốt, hạn chế
chôn lấp…
Đánh giá môi trường chiến lược
Tác động tích cực đến môi trường: Thu gom
và xử lý CTR thông thường và nguy hại đảm bảo
các yêu cầu vệ sinh môi trường, giảm thiểu ô
nhiễm do CTR gây ra; Hạn chế, xóa bỏ các điểm
tập kết CTR và các bãi chôn lấp CTR không hợp
vệ sinh, nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải tạo môi

trường và bảo vệ sức khỏe cho người dân trong
lưu vực sông Đồng Nai; Xác định địa điểm, quy
mô, công suất các cơ sở xử lý CTR trên địa bàn
các tỉnh, đảm bảo phục vụ nhu cầu xử lý CTR
đô thị - nông thôn, khu công nghiệp, làng nghề
trong lưu vực sông Đồng Nai; Các công nghệ xử
lý các loại CTR được đề xuất theo hướng hạn chế
chôn lấp góp phần tiết kiệm đất và xử lý triệt để
đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường; Góp phần
bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và sự phát triển
bền vững của các địa phương trong lưu vực sông
Đồng Nai.
Dự báo tác động môi trường khi thực hiện quy
hoạch: Hoạt động của các xe vận chuyển CTR có
nguy cơ gây ô nhiễm; Quá trình xây dựng các
cơ sở xử lý sẽ gây ra các tác động tới môi trường
và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng (các tác
động này chỉ diễn ra cục bộ và trong thời gian
ngắn); Quá trình vận hành các cơ sở xử lý sẽ làm
tăng tiếng ồn, gây bụi... tại khu vực đặt khu xử
lý CTR; Hoạt động của các điểm tập kết, trạm
trung chuyển và cơ sở xử lý có thể gây ô nhiễm
môi trường nếu quy trình vận hành không đảm
bảo tiêu chuẩn môi trường; Nguy cơ xảy ra sự
cố môi trường (phân tán khí độc, chất độc hại
ra môi trường...) và tai nạn lao động trong quá
trình vận chuyển CTR nguy hại từ nguồn phát
sinh đến trạm trung chuyển.
Các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi
trường: Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường

không khí, tiếng ồn đối với các phương tiện vận
chuyển, thi công cơ giới trên công trường và dọc
tuyến đường vận chuyển; Các biện pháp thu
20

Số 3/2015

gom, xử lý nước thải sinh hoạt và
CTR trên công trường xây dựng
cơ sở xử lý CTR và các biện pháp
an toàn và phòng chống tai nạn,
sự cố trong quá trình xây dựng;
Các dự án khi triển khai phải
thực hiện đánh giá tác động môi
trường; Các biện pháp thu gom
và xử lý khí thải, khói bụi và
nước thải từ các cơ sở xử lý CTR
và các biện pháp giảm thiểu tuân
thủ theo đánh giá tác động môi
trường được phê duyệt; Chương
trình quan trắc chất lượng môi
trường không khí, nước mặt,
nước ngầm và đất; Cảnh báo
các sự cố môi trường và đề xuất
các giải pháp phòng chống giảm
thiểu các ảnh hưởng xấu tới môi
trường.

về Tổ chức thực hiện
Bộ Xây dựng tổ chức công bố

Quy hoạch quản lý CTR lưu vực
sông Đồng Nai đến năm 2030
được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt theo hình thức phù hợp
và bàn giao hồ sơ quy hoạch cho
các địa phương theo quy định
hiện hành; Hướng dẫn và kiểm
tra các địa phương rà soát, điều
chỉnh các quy hoạch xây dựng,
quy hoạch chuyên ngành quản
lý CTR của các địa phương phù
hợp với Quy hoạch này.
Các Bộ, ngành có liên quan
(Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính,
Công thương, TN&MT, Y tế,
NN&PTNT): Theo chức năng,
nhiệm vụ của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Xây
dựng, UBND các tỉnh trong
vùng lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai tổ chức thực hiện quy
hoạch theo quy định.
Ủy ban Bảo vệ môi trường
lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
chỉ đạo, điều phối liên ngành,
liên vùng thực hiện thống nhất,
có hiệu quả Quy hoạch này sau
khi được phê duyệt.
UBND các tỉnh, thành phố
trong lưu vực hệ thống sông

Đồng Nai tổ chức rà soát, điều

chỉnh các quy hoạch xây dựng,
quy hoạch chuyên ngành quản
lý CTR trên địa bàn tỉnh phù
hợp với Quy hoạch quản lý
CTR lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai đến năm 2030 đã
được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt. Trước năm 2020, tổ
chức rà soát, xây dựng và thực
hiện các giải pháp hạn chế ảnh
hưởng tới môi trường đối với
các cơ sở xử lý CTR hiện hữu
và đóng cửa các bãi chôn lấp
CTR không hợp vệ sinh theo
quy định, có giải pháp xử lý
giảm thiểu ảnh hưởng tới môi
trường sau khi đóng bãi; cải
tạo, xử lý và kiểm soát ô nhiễm
đối với các cơ sở xử lý CTR
khác nhằm bảo vệ nguồn nước
trong toàn lưu vực. Xây dựng kế
hoạch tài chính phù hợp với kế
hoạch đầu tư cho thu gom, vận
chuyển và xử lý CTR đáp ứng
theo từng giai đoạn; xây dựng
cơ chế, chính sách huy động
các nguồn vốn triển khai quy
hoạch này; Rà soát và lập kế

hoạch sử dụng đất cho các trạm
trung chuyển, cơ sở xử lý CTR
theo quy hoạch; Chỉ đạo lập kế
hoạch và tổ chức thực hiện các
dự án đầu tư xây dựng thu gom,
vận chuyển và xử lý CTR trên
địa bàn theo quy hoạch đã được
duyệt; Xây dựng các chương
trình nâng cao nhận thức cộng
đồng về vệ sinh môi trường,
phân loại CTR tại nguồn đối
với các đô thị và nhân rộng với
khu vực nông thôn.
Quy hoạch quản lý CTR
lưu vực sông Đồng Nai là một
trong các công cụ hữu hiệu để
nâng cao hiệu quả quản lý tổng
hợp chất thải rắn, cải thiện chất
lượng môi trường, bảo đảm sức
khỏe cộng đồng, phát triển bền
vững trong lưu vực. Đồng thời
làm cơ sở cho việc triển khai
các dự án đầu tư xây dựng cơ sở
xử lý CTR trên địa bàn các tỉnh
thuộc lưu vực hệ thống sông
Đồng Nain


Văn bản mới


N

luật pháp & chính sách

Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường

gày 14/2/2015, Chính phủ ban
hành Nghị định số 19/2015/
NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật BVMT. Nghị
định quy định chi tiết các Điều của
Luật BVMT, bao gồm: Cải tạo, phục
hồi môi trường và ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản; Kiểm
soát ô nhiễm môi trường (ÔNMT)
đất; BVMT làng nghề; hoạt động
nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua
sử dụng; Xác nhận hệ thống quản lý
môi trường; bảo hiểm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại về môi trường;
xử lý cơ sở gây ÔNMT nghiêm
trọng; Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động
BVMT; Cộng đồng dân cư tham gia
BVMT.
Theo quy định của Nghị định:
Phương án cải tạo, phục hồi môi
trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản phải phù hợp với quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

quy hoạch khai thác khoáng sản, quy
hoạch sử dụng đất và BVMT của địa
phương. Số tiền ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trường đối với hoạt động khai
thác khoáng sản bằng tổng kinh phí
thực hiện các hạng mục công trình cải
tạo, phục hồi môi trường…
Đối với hoạt động kiểm soát
ÔNMT đất phải xác định, thống kê,
đánh giá và kiểm soát các chất gây ô
nhiễm phát sinh. Đồng thời, áp dụng
các biện pháp phòng ngừa, hạn chế
các tác động tới môi trường; Cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát
sinh yếu tố ÔNMT đất cần phải kiểm
soát nghiêm ngặt…
Phương án BVMT làng nghề bao
gồm: Hiện trạng hoạt động sản xuất,
sinh hoạt của làng nghề; các loại và
lượng chất thải phát sinh; các biện
pháp giảm thiểu, thu gom, xử lý chất
thải phát sinh từ làng nghề; bố trí
nguồn lực thực hiện các hoạt động
BVMT... Các biện pháp BVMT làng

nghề phải được nêu trong báo cáo
đánh giá tác động môi trường, bản
cam kết BVMT, đề ánBVMT chi tiết,

đề án BVMT đơn giản hoặc báo cáo
về các biện pháp BVMT…
Xử lý cơ sở gây ÔNMT nghiêm
trọng phải được tiến hành khách quan,
công bằng, đúng pháp luật; căn cứ các
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường và mức độ vi phạm của các
hành vi gây ÔNMT. Cơ sở gây ÔNMT
nghiêm trọng sau khi bị xử phạt vi
phạm hành chính phải được đưa vào
danh mục kèm theo biện pháp xử lý
ÔNMT và thời hạn thực hiện, trừ các
trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động
hoặc cấm hoạt động…
Bộ TN&MT chủ trì, hướng dẫn
việc thực hiện và kiểm tra tình hình
thực hiện Nghị định này; đồng thời,
đào tạo, tập huấn, truyền thông,
phổ biến pháp luật về BVMT. Nghị
định có hiệu lực thi hành từ ngày
1/4/2015.

Nghị định quy định về quy hoạch Bảo vệ môi trường,
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường

N

gày 14/2/2015, Chính phủ ban
hành Nghị định số 18/2015/
NĐ-CP quy định về quy hoạch

BVMT, đánh giá môi trường chiến
lược (ĐMC), đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) và kế hoạch BVMT.
Nghị định quy định: Quy hoạch
BVMT phải được lập phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn
2040 theo hai cấp độ là quy hoạch
BVMT cấp quốc gia và quy hoạch
BVMT cấp tỉnh. Việc thẩm định
quy hoạch BVMT cấp quốc gia và
cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo
riêng được thực hiện thông qua
Hội đồng thẩm định và phải lập hồ
sơ đề nghị thẩm định…
Về điều kiện tổ chức thực hiện
ĐMC: Cơ quan được giao nhiệm
vụ xây dựng chiến lươc, quy hoạch,
kế hoạch, tổ chức dịch vụ tư vấn

ĐMC phải có phòng thí nghiệm,
các thiết bị kiểm chuẩn, đo đạc, lấy
mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi
trường; Việc thẩm định báo cáo
ĐMC được tiến hành thông qua
Hội đồng thẩm định do Thủ trưởng
hoặc người đứng dầu cơ quan có
trách nhiệm tổ chức thẩm định;
Cơ quan thẩm định có trách nhiệm
khảo sát vùng thực hiện dự án;

kiểm chứng, đánh giá thông tin, lấy
ý kiến của các tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp…
Các đối tượng phải thực hiện
ĐTM gồm: Các dự án thuộc thẩm
quyền quyết định chủ trương đầu
tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ; dự án có sử
dụng đất của Vườn quốc gia, Khu
bảo tồn thiên nhiên, Khu di sản thế
giới, Khu dự trữ sinh quyển; các dự
án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu

công nghiệp, khu công nghệ cao,
cụm công nghiệp, khu chế xuất,
khu thương mại, làng nghề…
Chủ các dự án trên có trách
nhiệm tự thực hiện hoặc thuê tổ
chức tư vấn thực hiện ĐTM theo
quy định và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về kết quả thực hiện
ĐTM.Trong quá trình thực hiện
ĐTM, chủ dự án phải tiến hành
tham vấn UBND xã, phường, thị
trấn nơi thực hiện dự án, các tổ
chức và cộng đồng dân cư chịu tác
động trực tiếp bởi dự án; nghiên
cứu, tiếp thu những ý kiến khách
quan, kiến nghị hợp lý của các đối
tượng liên quan được tham vấn để

hạn chế thấp nhất tác động bất lợi
của dự án đến môi trường tự nhiên,
đa dạng sinh học và sức khỏe cộng
đồng…
Số 3/2015

21


luật pháp & chính sách

CÔNG BỐ SỐ LIỆU QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ
TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC THÁNG 2/2015
Trung tâm Quan trắc Môi trường công bố số liệu trung bình giờ và trung bình ngày dưới dạng biểu đồ của 6
trạm khí tự động. Dưới đây là số liệu trung bình trong tháng 2/2015 để bạn đọc tham khảo. Bạn đọc có nhu
cầu tham khảo số liệu quan trắc chi tiết xin liên hệ với Trung tâm Quan trắc Môi trường để được cung cấp.

Trạm tại 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
(Trạm có tổng số 6 module)

Trạm tại 41 Lê Duẩn, Đà Nẵng
(Trạm có tổng số 6 module)

Trạm tại phường Âu Cơ, TP. Việt Trì, Phú Thọ
(Trạm có tổng số 6 module, riêng module NO2 đang bảo trì nên không có số liệu)

22

Số 3/2015



luật pháp & chính sách

Trạm tại 83 Hùng Vương, TP. Huế, Thừa Thiên - Huế
(Trạm có tổng số 6 module)

Trạm tại đường 2-4, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa
(Trạm có tổng số 6 module)

Trạm gần vườn hoa phường Hồng Hà, Hạ Long, Quảng Ninh
(Trạm có tổng số 6 module)

VVĐường ----: Trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày
VVĐường __: Trung bình 24 giờ
VVĐường...: Trung bình 1 giờ nhỏ nhất trong ngày

Số 3/2015

23


×