Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

bài giảng quy hoạch môi trường bài 3. cơ sở pháp lý phục vụ quy hoạch môi trường- pgs.ts. phùng chí sỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 49 trang )

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊNVIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌCCHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌC
Quy hoạch môi trườngQuy hoạch môi trường
(Bài 3: CƠ SỞ PHÁP LÝ PHỤC VỤ QUY (Bài 3: CƠ SỞ PHÁP LÝ PHỤC VỤ QUY
HOẠCH MÔI TRƯỜNG)HOẠCH MÔI TRƯỜNG)
Cán bộ giảng dạy : Cán bộ giảng dạy :
PGS.TS. Phùng Chí SỹPGS.TS. Phùng Chí Sỹ
ĐẶT VẤN ĐỀ ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động
giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp;
phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với
môi trường, ứng phó sự cố môi trường;
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và
cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;
bảo vệ đa dạng sinh học. (Điều 3, mục 3,
Luật BVMT 2005).
ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
Chính sách môi trường (hay nói chính xác
hơn là chính sách bảo vệ môi trường) là
các định hướng cơ bản nhằm bảo vệ môi
trường của mỗi quốc gia, được thể hiện
trong hệ thống các văn bản pháp lý nhằm
thực thi các hoạt động bảo vệ môi trường.
Chính sách môi trường có thể có những
điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế
trong quá trình phát triển.
ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
Hệ thống các văn bản pháp lý nhằm thực thi
chính sách bảo vệ môi trường bao gồm :
• Hiến pháp Nước CHXHXN Việt Nam


• Luật BVMT và các Luật có liên quan
• Các chiến lược, kế hoạch hành động.
• Các văn bản pháp lý của Đảng, Chính phủ, các
bộ ngành liên quan
• Các văn bản pháp lý của địa phương
HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHXN VIỆT NAMHIẾN PHÁP NƯỚC CHXHXN VIỆT NAM
- Hiến pháp Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
năm 1946, 1959 chưa có điều khoản nào liên
quan đến bảo vệ môi trường.
- Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm
1980 quy định: "Các cơ quan nhà nước, xí
nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và
công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách
bảo vệ, cải tạo và tái sinh các tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống" (Điều
36).
HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHXN VIỆT NAM HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHXN VIỆT NAM
(tt)(tt)
- Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam
năm 1992 quy định: "Cơ quan nhà nước,
đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các
quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm
suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi
trường" (Điều 29).
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ MỐI LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ MỐI
LIÊN HỆ VỚI CÁC LUẬT KHÁCLIÊN HỆ VỚI CÁC LUẬT KHÁC
Trong thời gian gần 20 năm qua, Việt Nam đã

phê chuẩn một số bộ luật trong đó có các luật
sau:
• Bộ Luật hàng hải (1990)
• Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (1991)
• Luật Đất đai (1993, sửa đổi năm 2003)
• Luật Bảo vệ Môi trường (1993, 2005)
• Luật Dầu khí (1993, sửa đổi năm 1998)
• Luật Khoáng sản (1996)
• Luật về Tài nguyên Nước (1998)
Luật Bảo vệ Môi trường 1993Luật Bảo vệ Môi trường 1993
Ngày 27 tháng 12 năm 1993, tại kỳ họp
thứ IV Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá IX đã thông qua
Luật Bảo vệ môi trường. Chủ tịch nước ký
Lệnh số 29-L/CTN công bố Luật Bảo vệ
môi trường có hiệu lực từ ngày 10/1/1994.
Luật Bảo vệ Môi trường 1993 (tt)Luật Bảo vệ Môi trường 1993 (tt)
Luật BVMT 1993 gồm 7chương, 55 điều
• Chương I : Những quy định chung (9 điều)
• Chương II : Phòng, chống suy thoái môi trường,
sự cố môi trường (20 điều)
• Chương III : Khắc phục suy thoái môi trường, ô
nhiễm môi trường (7 điều)
• Chương IV : Quản lý nhà nước về BVMT (8
điều)
• Chương V : Quan hệ Quốc tế về BVMT (4 điều)
• Chương VI : Khen thưởng và xử lý vi phạm (4
điều)
• Chương VII : Điều khoản thi hành (3 điều)
Luật Bảo vệ Môi trường 2005Luật Bảo vệ Môi trường 2005

Luật BVMT 2005 (29/11/2005), 15 chương, 136
điều
• Chương I : Những quy định chung (7 điều)
• Chương II : Tiêu chuẩn môi trường (6 điều)
• Chương III : Đánh giá môi trường chiến lược,
ĐTM và cam kết môi trường (13 điều)
• Chương IV : Bảo tồn và sự dụng hợp lý TN-TN
(7 điều)
• Chương V : BVMT trong sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ (15 điều)
Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (tt)Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (tt)
• Chương VI : BVMT đô thị, khu dân cư (5
điểm)
• Chương VII : BVMT biển, nước sông và
các nguồn khác (11 điều)
• Chương VIII :Quản lý chất thải (20 điều)
• Chương IX : Phòng ngừa, ứng cứu sự cố
MT, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi
trường (8 điều)
Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (tt)Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (tt)
Chương X : Quan trắc và thông tin về MT
(12 điều)
Chương XI : Nguồn lực BVMT (12 điều)
Chương XII : Hợp tác quốc tế về BVMT (3
điều)
Chương XIII :Trách nhiệm của cơ quan
quản lý nhà nước, mặt trận tổ quốc VN và
các tổ chức thành viên về BVMT (4 điều)
Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (tt)Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (tt)
Chương XIV : Thanh tra, xử phạt vi phạm,

giải quyết khiếu nại tố cáo và bồi thường
thiệt hại (10 điều)
Chương XV : Điều khoản thi hành (2 điều)
Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật
đất đai.đất đai.
• Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội
Khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 4. Cũng
như trước đây, Luật Đất đai hiện hành và
Luật Bảo vệ môi trường cùng điều chỉnh
các mối quan hệ có liên quan trực tiếp đến
việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
đất, trong đó:
Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật
đất đai (tt)đất đai (tt)
- Luật đất đai chủ yếu điều chỉnh các quan
hệ quản lý, sử dụng đất. Nghĩa là, Luật đất
đai đề cập sâu hơn đến việc khai thác giá
trị kinh tế của đất, quan tâm nhiều hơn
đến yếu tố tài sản trong quan hệ đất đai,
qui định cụ thể các quyền lợi và nghĩa vụ
vật chất của người sử dụng đất.
Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật
đất đai (tt)đất đai (tt)
- Luật bảo vệ môi trường chủ yếu điều
chỉnh quan hệ bảo vệ đất đai, đề cập sâu
hơn đến giá trị sinh thái của đất. Qui định
cụ thể trách nhiệm của các chủ thể trong
việc phòng ngừa và ngăn chặn các tác
động xấu của con người đối với nguồn tài
nguyên này.

Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật
đất đai (tt)đất đai (tt)
• Phần lớn các qui định của Luật đất đai khi đề
cập đến khía cạnh bảo vệ đất với tư cách là
thành phần môi trường đều dẫn chiếu sang các
qui định của Luật bảo vệ môi trường, như
"người sử dụng đất phải tuân thủ các qui định
về bảo vệ môi trường".
• Tuy nhiên, có một số qui định trong Luật đất đai
(sửa đổi) và Luật bảo vệ môi trường trùng lặp
khiến cho quá trình áp dụng trên thực tế gặp
khó khăn, đặc biệt là các qui định về trách nhiệm
pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai
và pháp luật môi trường.
Mối liên hệ của Luật BVMT với Mối liên hệ của Luật BVMT với
Luật Bảo vệ và Phát triển rừngLuật Bảo vệ và Phát triển rừng
Luật bảo vệ và phát triển rừng và Luật bảo vệ
môi trường có chung đối tượng điều chỉnh là các
quan hệ có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ
tài nguyên rừng (bao gồm các loài động vật
rừng, thực vật rừng), trong đó:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng chủ yếu đề cập
đến các quyền và lợi ích về tài sản của chủ
rừng, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong
việc phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu
bệnh, phòng ngừa hành vi gây hại rừng.
Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng (tt)Bảo vệ và Phát triển rừng (tt)
- Luật bảo vệ môi trường đề cập sâu hơn
đến khía cạnh bảo vệ tính đa dạng sinh

học của nguồn tài nguyên, quan tâm nhiều
hơn đến việc bảo tồn các nguồn gien,
giống, loài, đặc biệt là thực vật rừng, động
vật rừng hoang dã, quí hiếm và các hệ
sinh thái đặc thù.
Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng (tt)Bảo vệ và Phát triển rừng (tt)
- Luật bảo vệ và phát triển rừng qui định trách
nhiệm phòng chống các hành vi gây thiệt hại
đến rừng, như nghiêm cấm mọi hành vi phá
rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, khai thác, mua
bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật
rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái qui định của
pháp luật; phòng cháy, chữa cháy rừng
- Luật bảo vệ môi trường cũng có các qui định
về nghiêm cấm đốt phá rừng; nghiêm cấm khai
thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quí,
hiếm trong Danh mục qui định của Chính phủ,
trong khi Danh mục này được ban hành trên cơ
sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng (tt)Bảo vệ và Phát triển rừng (tt)
Cả hai đạo luật đều qui định xử phạt hành
chính đối với hành vi vi phạm về khai thác,
kinh doanh động thực vật quí hiếm thuộc
Danh mục quí hiếm, song mức xử phạt lại
khác nhau.
Mối liên hệ của Luật BVMT với Mối liên hệ của Luật BVMT với
Luật Tài nguyên nướcLuật Tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước và Luật bảo vệ môi
trường có chung đối tượng điều chỉnh là các
quan hệ về bảo vệ tài nguyên nước, trong đó:
- Luật tài nguyên nước đề cập sâu hơn đến các
biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt
nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và
bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước,
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được phép
khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Tài Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Tài
nguyên nước (tt)nguyên nước (tt)
- Luật bảo vệ môi trường đề cập sâu hơn đến
khía cạnh bảo đảm chất lượng nước (độ trong
sạch của nước) để phục vụ cho đời sống của
con người và các hoạt động phát triển.
- Khi qui định trách nhiệm của các tổ chức và cá
nhân trong việc bảo vệ chất lượng nước, Luật
tài nguyên nước thường dẫn chiếu đến các qui
định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc
biệt là dẫn chiếu đến các tiêu chuẩn môi trường.
Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Tài Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Tài
nguyên nước (tt)nguyên nước (tt)
- Giữa Luật bảo vệ môi trường và Luật tài
nguyên nước có khá nhiều qui định trùng
lặp, chồng chéo hoặc xung đột với nhau,
trong đó thể hiện rõ nhất 2 vấn đề sau:
(i) Các qui định về cấp Quyết định phê
chuẩn báo cáo ĐTM/CKM và Giấy phép
xả nước thải vào nguồn nước.
Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Tài Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Tài

nguyên nước (tt)nguyên nước (tt)
Điều 57 khoản 4 Luật tài nguyên nước qui định
hoạt động cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên
nước là nội dung quản lý Nhà nước về tài
nguyên nước, do cơ quan quản lý Nhà nước về
tài nguyên nước tiến hành, trong đó Giấy phép
về tài nguyên nước bao gồm cả giấy phép xả
nước thải vào nguồn nước. Như vậy, rõ ràng
giữa Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
với Quyết định phê chuẩn ĐTM/ĐKM có những
nội dung trùng lặp nhau, song lại do hai cơ quan
khác nhau có thẩm quyền cấp và thu hồi.

×