Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nghề trồng và chế biến cà phê ở đắk lắk từ đầu thế kỷ XX đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.03 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
….o0o….
HOÀNG THẢO MỸ PHƯƠNG

NGHỀ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ Ở ĐẮK LẮK TỪ
ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
….o0o….
HOÀNG THẢO MỸ PHƯƠNG

NGHỀ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ Ở ĐẮK LẮK TỪ
ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Huỳnh Hoa

Thành phố Hồ Chí Minh 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích
dẫn trong luận văn là trung thực. Những đánh giá, nhận định trong luận văn là do cá
nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác định.
Tác giả luận văn
Hoàng Thảo Mỹ Phương


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu, phòng
Sau Đại học cùng toàn thể quý thầy cô khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Huỳnh Hoa, đã dành
nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành tốt
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Lịch sử đảng – Tỉnh ủy Đắk Lắk, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk, Sở
Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, Viện Nông
Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Công ty cà phê Phước An, Công ty cổ phần cà phê Trung
Nguyên, Nông trường cà phê Phước An, Nông trường cà phê Thắng Lợi, các hộ gia
đình trồng cà phê trên địa bàn huyện Krông Păk,… đã cung cấp tài liệu, số liệu giúp
tôi hoàn thành luận văn.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn

Hoàng Thảo Mỹ Phương


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục hình ảnh, sơ đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 7
7. Bố cục luận văn ................................................................................................... 7
CHƯƠNG I - NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ VÀ SỰ
DU NHẬP CÂY CÀ PHÊ VÀO ĐẮK LẮK ........................................................... 9
1.1. Những điều kiện cơ bản để phát triển cây cà phê ........................................... 9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 9
1.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................9
1.1.1.2. Địa hình ................................................................................................10
1.1.1.3. Đất đai và sự phân bố ...........................................................................11
1.1.1.4. Khí hậu .................................................................................................13
1.1.1.5. Thuỷ văn...............................................................................................15
1.1.2. Dân cư và nguồn lao động .......................................................................... 17
1.1.2.1. Dân cư ..................................................................................................17
1.1.2.2. Nguồn lao động ....................................................................................20
1.1.3. Điều kiện kinh tế ......................................................................................... 24
1.1.3.1. Hoạt động kinh tế của đồng bào Đăklak từcổ truyềnđến hiện đại ...... 24
1.1.3.2. Cà phê Đắk Lắk biến thành hàng hóa ..................................................29
1.2. Quá trình du nhập cây cà phê và phát triển cây cà phê ở Đắk Lắk ............ 34

Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 43


CHƯƠNG II - HOẠT ĐỘNG TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ Ở ĐẮK LẮK
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NAY .......................................................................... 44
2.1. Hoạt động trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỷ XX đến nay ................... 44
2.1.1. Chọn đất trồng và các điều kiện khác ...................................................... 44
2.1.2. Khâu chọn giống ...................................................................................... 47
2.1.3. Kỹ thuật trồng cà phê ............................................................................... 54
2.1.4. Quy trình chăm sóc .................................................................................. 56
2.1.5. Quy trình thu hoạch .................................................................................. 63
2.2. Quy trình chế biến cà phê ................................................................................ 65
2.2.1. Quy trình và các phương pháp chế biến cà phê nhân............................... 66
2.2.2. Các phương pháp chế biến cà phê rang xay ............................................. 71
2.3. Khâu bảo quản và thị trường tiêu thụ cà phê Đắk Lắk ................................ 79
2.3.1. Bảo quản cà phê ....................................................................................... 79
2.3.2. Thị trường tiêu thụ ...................................................................................... 81
2.3.2.1. Thị trường tiêu thụ trong nước .............................................................81
2.3.2.2. Thị trường tiêu thụ ngoài nước ............................................................83
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 85
CHƯƠNG III - TÁC ĐỘNG CỦA CÂY CÀ PHÊ ĐỐI VỚI KINH TẾ XÃ HỘI
ĐẮK LẮK TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY ..................................................... 86
3.1. Tác động về kinh tế .......................................................................................... 86
3.1.1. Tác động đến hoạt động kinh tế cổ truyền của đồng bào dân tộc tỉnh Đắk
Lắk(1904 - 1945)................................................................................................... 86
3.1.2. Gia tăng diện tích và quy hoạch lại vùng trồng cà phê (giai đoạn 1946 –
1986)...................................................................................................................... 88
3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk (từ năm 1986 đến nay) ............. 90
3.2. Tác động về xã hội .......................................................................................... 104
3.2.1. Phân hóa xã hội (thời Pháp thuộc) ............................................................ 104

3.2.2. Chuyển biến dân cư (sau cách mạng tháng Tám đến năm 1986) ............. 105
3.2.3. Thay đổi đời sống dân cư (từ năm 1986 đến nay) .................................... 107
3.3. Tác động về văn hóa ....................................................................................... 111
3.4. Tác động về môi trường ................................................................................. 116
3.5. Thuận lợi và thách thức của nghề trồng và chế biến cà phê trong bối cảnh
hiện nay .................................................................................................................. 118
3.5.1. Những thuận lợi ........................................................................................ 118


3.5.2. Những thách thức ...................................................................................... 120
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 121
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 128
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 134


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng 1.1.

Bảng 2.1.

Bảng 2.2.

Bảng 2.3.

Bảng 3.1.

Bảng 3.2.


Bảng 3.3.

Bảng 3.4.

Tên bảng
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ từ cao
đẳng trở lên phân theo giới tính và trình độ đào tạo
Thời vụ thu hoạch cà phê ở Việt Nam
Lượng tiêu thụ cà phê tại Việt Nam giai đoạn 2005 –
2010
Mười nước nhập khẩu lớn nhất cà phê Đắk Lắk
Tình hình sản xuất cà phê của tỉnh Đắk Lắk 1900 –
2010
Diện tích, năng suất, sản lượng cây cà phê năm 2010
phân theo huyện
Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của các tỉnh niên vụ
2011 – 2012
Sản lượng cà phê xuấtk hẩu của Đắk Lắk thời kì 1991–
2010

Trang
22

61

80

81

88


92

93

98


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
STT

Tên hình ảnh, sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1.

Sơ đồ các đồn điền thời Pháp ở Đắk Lắk

36

Sơ đồ 2.1.

Quy trình chế biến cà phê nhân

64

Sơ đồ 2.2.

Quy trình chế biến cà phê hòa tan


75

Hình 3.1.

Diện tích cà phê chia theo độ tuổi

94


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược của miền nam Đông Dương, trong đó Đắk
Lắk là cao nguyên rộng lớn nằm ở trung tâm của Tây Nguyên có vị trí chiến lược
quan trọng. Bên cạnh đó Đắk Lắk còn có nhiều thế mạnh về kinh tế với tài nguyên
thiên nhiên giàu có, diện tích đất đỏ bazan lớn, chiếm 1/3 diện tích đất tự nhiên.
Sau khi đặt ách thống trị, thực dân Pháp đã tiến hành bóc lột và khai thác tài
nguyên thiên nhiên nước ta để phục vụ cho chính quốc. Địa bàn Tây Nguyên là một
trong những nơi được chú trọng. Năm 1904, tỉnh Đắk Lắk được thành lập đánh dấu
quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Đắk Lắk trong những năm đầu thế kỉ XX.
Với mục đích khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã từng bước đầu tư vào
khai thác thế mạnh của Đắk Lắk là vùng đất bazan rất thuận lợi để trồng một số cây
kỹ nghệ; trong số đó là cây cà phê. Sau khi trồng thí điểm thành công, thực dân
Pháp đã tiến hành phát triển các đồn điền lớn để trồng cà phê. Từ khi xuất hiện trên
vùng đất này, cây cà phê nhanh chóng trở thành cây trồng chủ đạo trong ngành
trồng trọt, đồng thời hình thành nên nghề trồng và chế biến sản phẩm từ cây cà phê.
Đầu thế kỉ XX từ khi trồng thử nghiệm cho đến nay. Trải qua nhiều biến
động của lịch sử, cây cà phê vẫn ngày càng gắn bó mật thiết với đời sống, kinh tế,

xã hội, văn hóa của con người trên vùng đất này. Đặc biệt từ năm 1986, khi cả nước
thực hiện công cuộc đổi mới, cây cà phê càng được quan tâm và chú trọng trong sản
xuất nông nghiệp và ngày càng cho hiệu quả kinh tế cao.
Là một người sinh trưởng nơi vùng đất đầy nắng và gió được mệnh danh là “
thủ phủ cà phê” tác giả luận văn nhận thức được giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng
của cây cà phê đối với cư dân và kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên. Vì vậy để tìm
hiểu vị trí, vai trò và những tác động của nghề trồng và chế biến cà phê đến kinh tế,
xã hội và văn hóa của cộng đồng các dân tộc tỉnh Đắk Lắk rõ hơn nữa, chúng tôi
chọn đề tài “Nghề trồng và chế biến cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay”
để làm đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sĩ của mình.


2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đây, đã có nhiều công trình đề cập ít nhiều đến nội dung nghiên cứu
đề tài. Các công trình bao gồm:
- Những nghiên cứu của người Pháp về vùng đất Tây Nguyên trong đó có
Đắk Lắk. Các công trình này nghiên cứu chủ yếu về trồng trọt, điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội Đắk Lắk. Tiêu biểu là cuốn Địa chí tỉnh Đắk Lắk của Monfleur, nhà
xuất bản Viễn Đông Bác cổ, Hà Nội năm 1931 và cuốn Paladre du serment au
Darlar (tập 2) của Sabarier, nhà xuất bản BSEI năm 1927.
- Tác giả Re’Ne coste với quyển Cây cà phê, nhà xuất bản Pari năm 1989.
Nhà nông học người Pháp này cung cấp cho người đọc một cách khái quát về cây cà
phê, với những đặc tính sinh trưởng, phát triển, những yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình canh tác, thu hoạch cây cà phê.
- Tác giả Jean – Pierre, Aumiphin trong công trình Sự hiện diện tài chính và
kinh tế Pháp ở Đông Dương, nhà xuất bản Hà Nội năm 1994, đã đề cập đến hoạt
động của các đồn điền và công ty cà phê.
- Đặc biệt là tác phẩm Rừng người Thượng của Henry Maitre do nhà xuất

bản Tri Thức xuất bản năm 2008. Cho đến nay đây vẫn là công trình khảo sát toàn
diện và cơ bản nhất về Tây Nguyên. Qua tài liệu du kí này, tác giả Maitre đã sử
dụng tư liệu khoa học từ tài liệu của các nhà truyền giáo và những nhà nghiên cứu
đi trước để tìm hiểu và nghiên cứu vùng đất Tây Nguyên.
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt là sau năm 1954, có nhiều
công trình đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của vùng đất Tây Nguyên và Đắk
Lắk như:
- Đắk Lắk trước thời kì cách mạng tháng 8 năm 1945 của Tiến sĩ Đinh
Quang Hải do Viện sử học xuất bản năm 1945.
- Về chính sách Thượng vụ trong lịch sử Việt Nam của Paul Nưr do Phủ Đặc
ủy Thượng vụ Sài Gòn xuất bản. Tác phẩm này cung cấp những chính sách thượng
vụ trong lịch sử Việt Nam, trong đó có chính sách nông nghiệp đối với các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên.


3

- Đại Cương về các Dân tộc Ê đê – M’nông ở Đắk Lắk của các tác giả Bế
Văn Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thi Hồng, Vũ Đình Lợi do Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội xuất bản năm 1982. Công trình này có thể giúp người đọc có những cơ sở
ban đầu để tìm hiểu về hai tộc người trong số những tộc người quan trọng nhất ở
Tây Nguyên là Ê đê và M’nông. Tác giả cũng dành một chương viết về các hoạt
động sản xuất, kinh tế của đồng bào dân tộc nơi đây.
- Tây Nguyên các điều kiện Tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên của Nguyễn
Văn Chiến do nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội xuất bản năm 1985. Công
trình khái quát đặc điểm tự nhiên của vùng đất Tây Nguyên và những thế mạnh của
vùng đất được tự nhiên ưu đãi, trong đó có đất đỏ bazan rất thuận lợi để trồng cây
cà phê.
- Tây Nguyên thiên nhiên và con người của Nguyễn Trọng Lân, Huỳnh Thị
Cả do Nhà xuất bản Giáo dục Hà nội xuất bản năm 1987.

- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk của Ban
Khoa học Xã hội của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk do Nhà xuất bản khoa học xã
hội Hà Nội xuất bản năm 1990. Công trình cung cấp sơ lược về quyền sử dụng đất
đai của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chính sách dinh điền, sự xuất
hiện của điền chủ, cùng với đó là các giải pháp thực hiện phát triển kinh tế xã hội
của Đắk Lắk, trong đó có việc định hướng phát triển cà phê.
- Tây Nguyên Sử Lược của Phan Văn Bé do Hội sử học Việt Nam xuất bản
năm 1993. Công trình giới thiệu tổng quan về địa lý, thiên nhiên và dân cư vùng đất
Tây Nguyên.
- Lịch sử đồn điền CADA của Ban quản lý di tích Đắk Lắk viết năm 1996.
Đây là một tập hợp tư liệu về đồn điền CADA, một trong những đồn điền cà phê
đầu tiên được hình thành trên địa bàn Đắk Lắk. Nội dung công trình đã tái hiện sinh
động hoạt động của đồn điền khi cây cà phê được chính thức đưa vào trồng với diện
tích lớn.
- Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới của Bùi Huy Đáp,
Nguyễn Điền do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1996


4

- Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn tỉnh Đắk Lắk của Liên đoàn
lao động Đắk Lắk được nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội xuất bản năm 1997.
Tài liệu cung cấp về hoạt động của công nhân trong các đồn điền tại Đắk Lắk như
CADA, CHPI, ROSSI.
- Cây cà phê Việt Nam của Nguyễn Sĩ Nghị, Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất
bản năm 1988. Sách cung cấp khá cụ thể về cây cà phê Việt Nam.
- Cây cà phê ở Việt Nam của các tác giả TS. Đoàn Triệu Nhạn (chủ biên),
TS. Hoàng Thanh Tiệm, TS. Phan Quốc Sủng của Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà
Nội ấn hành năm 1999. Đây là tài liệu tham khảo được viết bởi nhiều nhà nghiên
cứu có kinh nghiệm trong thực tế, các tác giả đã khái quát về lịch sử phát triển cà

phê trên thế giới và Việt Nam, quá trình phát tán cà phê, cung cấp số liệu về diện
tích cà phê từ 1975 đến 1998. Ngoài ra, công trình còn giúp người đọc tham khảo
quy trình chế biến, kỹ thuật canh tác, phương pháp thu hoạch và quản lý chất lượng
cà phê trong giai đoạn hiện nay.
- Chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Tây Nguyên từ cuối thế kỷ
XIX đến 1945 của Nguyễn Văn Chiến do Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà
Nội xuất bản năm 2001. Công trình đề cập đến những chính sách cai trị của
thực dân Pháp đối với vùng đất Tây Nguyên và tác động của những chính
sách đó đến vùng đất này, tác giả cũng đề cập đến việc thực dân Pháp đưa
cây trồng mới vào Tây Nguyên là cây cà phê và cao su.
- Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên của Vũ Đình Lợi, Bùi
Minh Đạo, Vũ Thị Hồng do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội xuất bản năm
2002
- Buôn Ma Thuột – Lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đắk Lắk do Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Đắk Lắk xuất bản năm 2004. Đây là tài
liệu tập hợp các bài viết về lịch sử hình thành Buôn Ma Thuột, địa danh Buôn Ma
Thuột, quá trình phát triển của tỉnh Đắk Lắk qua các thời kì lịch sử.
- Khảo cổ học tiền sử Đắk Lắk của PGS. TS Nguyễn Khắc Sử (chủ biên) do
Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2004. Tư liệu khảo cổ học này cung


5

cấp nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu quá khứ của Đắk Lắk, mối quan hệ của
cư dân trên vùng đất này góp phần phục dựng bức tranh của tỉnh Đắk Lắk
- Nghề trồng cà phê (chương trình 100 nghề cho nông dân) của TS. Đoàn
Triệu Nhạn do Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội xuất bản năm 2004. Giới thiệu
về lịch sử cà phê, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê.
- Số liệu thống kê Việt Nam thế kỉ XX của Tổng cục thống kê do Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội năm 2004. Đây là tư liệu quý vì các số liệu được thu thập

trong thời gian dài và có những số liệu lần đầu tiên được công bố. Các chuyên gia
thống kê đã có những phân tích về tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam thế kỉ XX.
Bộ sách gồm 3 quyển với gần 5.000 trang. Trong đó có thống kê diện tích, sản
lượng, năng suất cà phê của tỉnh Đắk Lắk.
- Tây Nguyên những chặng đường lịch sử - văn hóa của Nguyễn Tuấn Triết
do nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007. Dưới góc độ lịch sử - văn
hóa, tác giả đã đánh giá những chuyển biến kinh tế Tây Nguyên qua các thời kì lịch
sử, trong đó có chuyển biến về nông nghiệp. Tác giả nói đến sự xuất hiện của một
số loại cây trồng mới trong đó có cây cà phê.
- Chính sách dinh điền của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Đắk Lắk (1957 –
1963) luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hà, Đại học sư phạm Huế năm 2010. Luận văn
đã dựng lại cuộc di dân lên Đắk Lắk khi Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách dinh
điền, góp thêm tư liệu giúp người đọc nắm rõ sự biến đổi dân cư và kinh tế của Đắk
Lắk qua các thời kì.
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (1930 – 1945) của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Đắk Lắk do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản 2010. Công trình đề cập
đến kinh tế, xã hội, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk trước cách mạng tháng Tám năm
1945. Trong đó có giới thiệu sơ lược các đồn điền cà phê ở Đắk Lắk, lực lượng lao
động trong các đồn điền và hoạt động kinh tế nông nghiệp của Đắk Lắk giai đoạn
1930 – 1945 ở mức độ khái quát chung.
- Những nội dung khoa học kỹ thuật có quan hệ đến sản xuất cà phê đạt hiệu
quả cao và bền vững của Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Đắk Lắk do Nhà


6

xuất bản Nông nghiệp, Hà nội xuất bản năm 2011. Các bài viết cung cấp cho người
đọc về lịch sử của cây cà phê ở Đắk Lắk, đồng thời còn đề xuất các biện pháp liên
quan đến quá trình sản xuất cà phê, tạo cơ sở cho việc phát triển nông nghiệp bền
vững tại Đắk Lắk.

Nhìn chung các công trình trên đã nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau về
cây cà phê, hoạt động sản xuất, chế biến cà phê tại Đắk Lắk. Có tài liệu mang tính
khái quát chung, có tài liệu đặt vấn đề này bên cạnh vấn đề khác, sự kiện này bên
cạnh sự kiện khác. Song tất cả đều có tác dụng kế thừa những khía cạnh có liên
quan đến đề tài. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung và cụ thể về
nghề trồng và chế biến cà phê, vì vậy nghiên cứu “Nghề trồng và chế biến cà phê ở
Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay” sẽ là đóng góp thiết thực để hiểu rõ hơn về
hoạt động kinh tế mang tính đặc trưng đã và đang là thế mạnh, là tiềm năng của Đắk
Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung.

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
- Bước đầu phác họa bức tranh sinh động về hoạt động trồng cà phê tại Đắk
Lắk. Qua đó xem xét, đánh giá những ảnh hưởng của cây cà phê cũng như nghề
trồng và chế biến cà phê đối với kinh tế xã hội của Đắk Lắk từ những năm đầu của
thế kỉ XX đến nay.
- Xác định ý nghĩa, giá trị của cây cà phê trong đời sống kinh tế của cộng
đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Đánh giá sự khác biệt của Đắk Lắk hiện nay so với trước đây và một số vùng trồng
cây cà phê.
- Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế Đắk Lắk
trong hiện tại và tương lai.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tìm hiểu về nghề trồng và chế biến cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ
XX đến nay do đó quá trình du nhập và phát triển cây cà phê, nghề trồng và chế
biến cà phê là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài.


7


- Không gian nghiên cứu của đề tài là: Tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
- Thời gian nghiên cứu đề tài được giới hạn bởi hai mốc:
+ Mốc mở đầu là những năm đầu thế kỉ XX, đây là năm bắt đầu trồng và
thành lập các đồn điền cà phê đầu tiên ở Đắk Lắk.
+ Mốc kết thúc là năm 2011, đây là năm đánh dấu 25 năm nước ta tiến hành
công cuộc đổi mới đất nước, mốc thời gian nay đánh dấu bước phát triển vượt bật
của ngành cà phê Việt Nam với những thành tựu to lớn, bên cạnh đó cũng tồn tại
những thách thức không nhỏ.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài phương pháp lịch sử và phương pháp logic được xác định
là những phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu.
Hỗ trợ cho phương pháp lịch sử và phương pháp logic là phương pháp phân
tích, tổng hợp để đưa ra nhận xét; Phương pháp so sánh để thấy sự thay đổi ở từng
giai đoạn ở Đắk Lắk trong ngành trồng trọt cây cà phê.
Ngoài ra luận văn còn vận dụng các phương pháp liên ngành như dân tộc
học, văn hóa học, kinh tế học … để tiếp cận với đối tượng nghiên cứu.
Bên cạnh đó tiến hành thực địa một số nông trường cà phê, trao đổi với
người dân trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk để có cái nhìn khách quan và sâu sắc hơn
trong quá trình thực hiện đề tài.

6. Đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ vị trí và vai trò của cây cà phê, nghề trồng và chế
biến cà phê đối với kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk.
- Nhận thức thế mạnh của vùng kinh tế Đắk Lắk tạo cơ sởgóp phần để các
nhà quy hoạch đề ra phương hướng và biện pháp trong việc hoạch định và phát triển
kinh tế, xã hộitỉnh Đắk Lắk.
- Làm phong phú thêm những hiểu biết về cây cà phê và vùng đất này.


7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương:


8

Chương 1: Những điều kiện để phát triển cây cà phê và sự du nhập cây cà
phê vào Đắk Lắk
Chương 2: Hoạt động trồng và chế biến cà phê ở tỉnh Đắk Lắk từ đầu thế kỉ
XX đến nay
Chương 3: Tác động của cây cà phê đối với kinh tế - xã hội Đắk Lắk từ đầu
thế kỉ XX đến nay.


9

CHƯƠNG I
NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ
VÀ SỰ DU NHẬP CÂY CÀ PHÊ VÀO ĐẮK LẮK
1.1.

Những điều kiện cơ bản để phát triển cây cà phê
Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới, lâu năm lại không phải là cây trồng bản

địa nên khi du nhập vào Việt Nam đòi hỏi cần có những điều kiện để cây cà phê
sinh trưởng và phát triển tốt, không phải nơi nào cũng có các điều kiện lý tưởng
thích hợp cho việc trồng cà phê. Đắk Lắk là địa phương có diện tích và sản lượng cà
phê lớn nhất nước được gọi là “ thủ phủ cà phê” vì nơi đây đáp ứng được các yêu
cầu phát triển của cây cà phê.

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý từ
107o28’57” - 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45” - 13o25’06” độ vĩ Bắc. Về vị
trí:
− Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
− Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
− Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà
− Phía Tây giáp Vương quốc Cambodia và tỉnh Đăk Nông.
Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cambodia, trên đó có
quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của
tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14
(chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27
nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng)
và Pleiku (Gia Lai). Trong tương lai, khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng hoàn
thành cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao
lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành


10

phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn
vùng Tây Nguyên phát triển [2, tr. 9]. Với vị trí địa lý. hệ thống giao thông phát
triển và không ngừng được nâng cấp, mở rộng. Là điều kiện thuận lợi để trồng và
tiêu thụ cà phê.
1.1.1.2. Địa hình
Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp
dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Tính chất đa dạng của địa hình gồm đồi núi xen kẻ

bình nguyên và thung lũng là điều kiện hết sức thuận lợi để trồng trọt. Khái quát có
thể chia thành các dạng địa hình chính sau:
- Địa hình vùng núi
Vùng núi cao Chư Yang Sin, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh với diện tích xấp
xỉ bằng 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột
và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng). Vùng có nhiều dãy núi cao trên 1.500 mét,
cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin cao 2.445 mét, có đỉnh nhọn, dốc đứng, địa hình
hiểm trở. Đây là vùng sinh thuỷ lớn nhất, đầu nguồn của các con sông lớn như
Krông Ana, Krông Knô và là vùng có thảm thực vật rừng thường xanh quanh năm.
Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, ngăn
cách thung lũng sông Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột, độ cao trung
bình 600-700 m, đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1.103 m [2, tr. 10]
- Địa hình cao nguyên
Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường Quốc
lộ 14 gần như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp
dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, toàn tỉnh có 3 cao nguyên lớn:
Cao nguyên Buôn Ma Thuột: là cao nguyên rộng lớn chạy dài từ Bắc xuống
Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây 70 km. Phía Bắc cao gần 800m, phía Nam cao
400 m, thoải dần về phía Tây còn 300 m. Đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng,
độ dốc trung bình từ 3 đến 80. Phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ Bazan
màu mở và hầu hết đã được khai thác sử dụng [43. tr.106].


11

Cao nguyên M’Drăk (cao nguyên Khánh Dương): Nằm ở phía Đông tỉnh tiếp
giáp với tỉnh Khánh Hoà, độ cao trung bình cao 400- 500 m, địa hình cao nguyên
này gồ ghề, có các dãy núi cao ở phía Đông và Nam, khu vực trung tâm có địa hình
như lòng chảo cao ở chung quanh và thấp dần vào trung tâm. Đất Granit chiếm
phần lớn diện tích với các thảm thực vật rừng thường xanh ở núi cao và trảng cỏ ở

vùng núi thấp và đồi thoải.
Cao nguyên Đăk Nông: Phía bắc cao nguyên này giáp với bình nguyên Ea
Súp, phía đông và phía Đông Nam giáp vùng núi tây Chư Yang Sin. Đây là một
khối dạng vòm có đất bazan che phủ, thuộc vùng đất feralit nâu đỏ trên bazan. Độ
dốc sườn đồi trung bình từ 10 đến 18o, có nơi lên đến 200. Cao nguyên Đăk Nông
thích hợp với trồng cà phê nhất là cà phê Arabica [42, tr. 108].
- Địa hình bán bình nguyên Ea Súp
Là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên. Bề
mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung
bình 180 m, có một vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M’Lanh... Phần lớn đất
đai của bán bình nguyên Ea Sup là đất xám, tầng mỏng và đặc trung thực vật là
rừng khộp rụng lá vào mùa khô [55, tr. 9]
− Địa hình vùng bằng trũng Krông Păc - Lăk
Nằm ở phía Đông-Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi
cao Chư Yang Sin, độ cao trung bình từ 400-500 m. Đây là thung lũng của lưu vực
sông Sêrêpôk hình thành các vùng đồng bằng trũng chạy theo các con sông Krông
Pắc, Krông Ana với cánh đồng Lăk – Krông Ana rộng khoảng 20.000 ha [55, tr. 9]
Như vậy, xét về vị trí địa lý và địa hình, Đắk Lắk là nơi có điều kiện thuận
lợi để trồng và phát triển cây cà phê Robusta hơn so với những tỉnh khác vùng Tây
Nguyên vì Cà phê Robusta thích hợp với địa hình ở những sườn đồi, triền núi, độ
dốc trung bình.
1.1.1.3. Đất đai và sự phân bố
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk, đó là
tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu là



×