Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phương pháp làm dạng bài cảm nhận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.13 KB, 4 trang )

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)

Nghị luận văn học

PHƢƠNG PHÁP LÀM DẠNG BÀI CẢM NHẬN VĂN HỌC
Giáo viên: PHẠM HỮU CƢỜNG
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Phương pháp làm dạng bài cảm nhận văn học thuộc khóa học
Luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) tại website Hocmai.vn.

I. Các dạng đề bài thuộc kiểu bài cảm nhận văn học
1. Phân tích/cảm nhận thơ:
a. Đối tượng nghị luận về thơ rất đa dạng, có thể là một bài thơ, đoạn thơ, một hình tượng thơ hay diễn
biến tâm trạng trong thơ.... Nhiều khi, đề bài chỉ yêu cầu phân tích một số phương diện nào đó của bài thơ
như: phân lích vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ hoặc phân tích hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa
trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Bởi vậy, khi gặp kiểu đề này, thí sinh cần phải dựa vào yêu cầu cụ
thể để triển khai ý, tránh tham lam, ôm đồm.
b. Nhìn chung, bài viết thường có một số nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát bài thơ, đoạn thơ.
- Phân tích những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
c. Lưu ý: Phân tích, cảm nhận thơ là một việc làm rất khó. Người viết cần phải tìm hiểu tác giả. hoàn
cảnh ra đời của bài thơ hoặc vị trí của đoạn trích và cần bám vào đặc trưng thể loại mà cảm nhận, phân tích.
Đó là những đặc trưng về từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu và đặc biệt là cấu tứ của bài thơ, đoạn thơ.
Một bài thơ có thể phân tích, cảm nhận trên nhiều phương diện nhưng cũng cần chọn lựa những phương
diện thật đặc sắc, nổi bật, có giá trị nhất, mà mình hứng thú để phân tích.
2. Phân tích/cảm nhận văn xuôi:
Đối tượng nghị luận của kiểu bài này có thể là:
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Ở loại đề này, người viết
cần bám sát vào các đặc trưng như: cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, các sự việc và chi tiết điển hình,


những đặc sắc về ngôn ngữ…mà phân tích để làm rõ các giá trị của tác phẩm.
- Một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm như phân tích ý nghĩa
của hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành.
- So sánh một hình tượng, một phương diện nào đó của một số tác phẩm, đoạn trích như phân tích hình
ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tuỳ bút Người lái đò Sông Đà và Ai đã
đặt tên cho dòng sông? Người viết cần phân tích để làm sáng tỏ những nét tương đồng cũng như khác biệt
qua đó làm nổi bật giá trị của các tác phẩm được so sánh.
3. Phân tích/cảm nhận kịch:
- Đối tượng nghị luận có thể là một lớp kịch, như phân tích “cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác” hoặc một
vấn đề như quan niệm về việc sống, chết và về hạnh phúc của Lưu Quang Vũ trong Hồn Trương Ba, da
hàng thịt. Đề cũng có thể yêu cầu phân tích, cảm nhận một nhân vật, hoặc so sánh các nhân vật với nhau,
chẳng hạn so sánh các nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy
Tưởng…
- Người viết cần phải tìm hiểu tác giả. hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vị trí của đoạn trích và cần bám
vào đặc trưng thể loại kịch mà cảm nhận, phân tích.
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)

Nghị luận văn học

II. Những kiến thức và kĩ năng cần thiết
1. Kiến thức:
- Các bài giảng về các tác phẩm thơ, truyện, kí, kịch trong khóa học Pen-C
- Các tài liệu tham khảo
2. Các thao tác lập luận:

- Giải thích
- Phân tích
- Chứng minh
- Bình luận
- So sánh
- Bác bỏ
3. Các kĩ năng:
- Phân tích đề và xác định yêu cầu của đề
- Tìm ý, sắp xếp ý.
- Mở bài, kết bài, chuyển ý
- Viết đoạn, diễn đạt.
4. Những lƣu ý khi làm kiểu bài phân tích/cảm nhận văn học:
- Các kiểu bài này đều nằm ở Câu 2, 4 điểm, Phần II, trong Đề thi hiện hành. Loại đề này yêu cầu thí sinh
vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
- Với loại bài này, thí sinh nên viết trong vòng 90 phút (Vì vậy, tốt nhất là cố gắng làm xong Phần đọc hiểu
trong vòng 40 phút để dành thêm 14 phút cho câu này vì kinh nghiệm đi thi cho thấy, với 72 phút làm bài,
câu này bao giờ cũng bị thiếu thời gian ).
- Về dung lượng bài viết, khi làm câu này, thí sinh có thể viết thoải mái, càng dài càng tốt, ít nhất cũng phải
được 4 mặt giấy thi.
- Khi làm các kiểu bài này, thí sinh nhất định phải:
● Viết thành bài văn hoàn chỉnh, không được gạch đầu dòng.
● Phải mở và kết bài:
III. Cách làm bài và cấu trúc bài viết
Muốn làm tốt một bài phân tích/cảm nhận văn học cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng
minh, phân tích, so sánh…đồng thời thực hiện tốt 4 bước sau đây:
Bƣớc 1: Tìm hiểu đề và tìm ý cho bài viết
Bƣớc 2: Lập dàn ý cho bài viết:
MỞ BÀI:
- Dẫn dắt: Tốt nhất là dùng hình thức trích dẫn hoặc so sánh.
- Giới thiệu đối tượng cần phân tích/cảm nhận:

+ Nếu là bài thơ, hình tượng, nhân vật, hay một khía cạnh thì chỉ cần nêu tên.
+ Nếu là 1 đoạn thơ thì trích lại dòng đầu, dòng cuối của đoạn thơ.
+ Nếu là 1 đoạn văn xuôi thì trích lại vài chữ (6-8 chữ) mở đầu và kết thúc đoạn văn.
THÂN BÀI:
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm/ khoảng 10 dòng):
- Giới thiệu ngắn gọn những nét nổi bật trong sáng tác của tác giả
- Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2. Phân tích/cảm nhận đối tƣợng mà đề yêu cầu (3,0 điểm/ khoảng 3 mặt giấy thi trở lên):
- Bám sát đối tượng cần phân tích/cảm nhận từ văn bản, tránh suy diễn
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
Hocmai.vn – Website
học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Nghị luận văn học

Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)

Giáo viên: Phạm Hữu Cƣờng
Nguồn

:

Hocmai.vn

w


w
w

.fa

ce

bo
o

k.
co
m

/g

ro

up

s/

Ta

iL

ie

uO


nT

hi

D

ai
H

oc
01

- Phải từ nghệ thuật chỉ ra nội dung: Chú ý các thủ pháp nghệ thuật trước, từ đó chỉ ra ý nghĩa tư tưởng của
chúng.
- Bám sát đặc trưng thể loại của đối tượng
3. Nhận xét, đánh giá khái quát đối tƣợng (0,5 điểm/ khoảng 10 dòng):
- Nhận xét nghệ thuật thể hiện, từ đó chỉ ra tài năng nghệ thuật của tác giả
- Nêu giá trị nội dung của đối tượng, từ đó chỉ ra tư tưởng của tác giả
KẾT BÀI:
- Khái quát ngắn gọn những nét đặc sắc về tư tưởng, nghệ thuật của đối tượng.
- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Bƣớc 3: Viết bài văn theo dàn ý đã lập
Bƣớc 4: Đọc lại, kiểm tra, sửa lỗi và hoàn thiện bài viết:
- Sửa lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- Chú ý liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong bài văn.

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


- Trang | 3 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

5 LỢI ÍCH CỦA HỌC TRỰC TUYẾN






Ngồi học tại nhà với giáo viên nổi tiếng.
Chủ động lựa chọn chương trình học phù hợp với mục tiêu và năng lực.
Học mọi lúc, mọi nơi.
Tiết kiệm thời gian đi lại.
Chi phí chỉ bằng 20% so với học trực tiếp tại các trung tâm.

4 LÍ DO NÊN HỌC TẠI HOCMAI.VN





Chương trình học được xây dựng bởi các chuyên gia giáo dục uy tín nhất.
Đội ngũ giáo viên hàng đầu Việt Nam.
Thành tích ấn tượng nhất: đã có hơn 300 thủ khoa, á khoa và hơn 10.000 tân sinh viên.
Cam kết tư vấn học tập trong suốt quá trình học.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC CÓ THỂ HỮU ÍCH CHO BẠN


Là các khoá học trang bị toàn
bộ kiến thức cơ bản theo
chương trình sách giáo khoa
(lớp 10, 11, 12). Tập trung
vào một số kiến thức trọng
tâm của kì thi THPT quốc gia.

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Là các khóa học trang bị toàn
diện kiến thức theo cấu trúc của
kì thi THPT quốc gia. Phù hợp
với học sinh cần ôn luyện bài
bản.

Là các khóa học tập trung vào
rèn phương pháp, luyện kỹ
năng trước kì thi THPT quốc
gia cho các học sinh đã trải
qua quá trình ôn luyện tổng
thể.

Là nhóm các khóa học tổng
ôn nhằm tối ưu điểm số dựa
trên học lực tại thời điểm
trước kì thi THPT quốc gia
1, 2 tháng.

-




×