Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Làm quen với cảm thụ văn học qua hoạt động ngoại khoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.57 KB, 19 trang )

Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
PHẦN MỞ ĐẦU

I./ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I.1- CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1- CƠ SỞ LÝ LUẬN
:
:
Mục tiêu giáo dục Tiểu học đã chỉ rõ: Giáo dục nhằm đào tạo nên những
con người phát triển toàn diện về : “ Đức, trí, lao, thể, mỹ”. Để thực hiện được
điều này, ngành GD&ĐT nước ta đã và đang tiếp tục thực hiện đổi mới về nội
dung, chương trình SGK ở các bậc học. Đặc biệt đối với cấp tiểu học, đây là bậc
học nền tảng cho mọi cấp học vì vậy việc trang bò và hình thàh cho các em những
kiến thức cơ bản, ban đầu về Tiếng Việt là vô cùng quan trọng. Trong đó việc
dạy cho các em đọc thông, viết thạo là nhiệm vụ trọng tâm.
Trong những năm qua, thực hiện việc đổi mới nội dung chương trình giáo
dục Tiểu học, kết hợp với các cuộc vận động rộng lớn trong ngành, chất lượng
giáo dục có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, Thực tế cho thấy học sinh
không vận dụng đượcn nhiều kiến thức văn học các em đã học vào thực tế viết
văn của mình. Bên cạnh đó sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học, bước vào
các lớp đầu cấp bậc THCS, giáo viên THCS thường than phiền rằng “ Học sinh
gặp khó khăn khi tìm hiểu nội dung tác phẩm văn học và không thể cảm thụ các
tác phẩm văn học” điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em trong môn
Ngữ văn cũng như các môn học khác, đồng thời nó cũng làm hạn chế khả năng
giao tiếp, làm các em thiếu tự tin trong học tâïp các tiết giảng văn, từ đó, trở nên
rụt rè, nhút nhát.
Như chúng ta đã biết, học sinh có hiểu được nội dung của tác phẩm văn
học thì mới có thể từ đó cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm văn học, từ đó góp
phần hình thành ở các em kó năng diễn đạt : văn nói cũng như văn viết.



I.2: CƠ SỞ THỰC TIỄN:
I.2: CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Bước vào năm học này, khi được phân công chủ nhiệm lớp 4, tôi nhận thấy
học sinh có kó năng đọc tốt, tuy nhiên khi đến phần tìm hiểu nội dung bài, các em
thường gặp khó khăn khi phải tìm hiểu các câu hỏi mang tính khái quát, những
câu hỏi đòi hỏi các em phải có tư duy nghệ thuật hoặc những câu hỏi đi sâu vào
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 1 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
tìm hiểu nghệ thuật của tác phẩm. Các em chỉ thành công ở các câu hỏi mang
tính nhận biết các hiện tượng văn học trong bài văn. Để hoàn thành mục tiêu
môn Tiếng Việt lớp 4, đòi hỏi trong quá trình dạy học, giáo viên phải biết vận
dụng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho học sinh học tập
một cách chủ động; linh hoạt, làm cho các em "hiểu nhanh, nhớ lâu và vận dụng
tốt” đồng thời góp phần giúp học sinh bước đầu làm quen với việc cảm thụ tác
phẩm văn học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay chính vì
vậy tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Làm quen với cảm thụ văn học qua hoạt
động ngoại khoá lớp 4”
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Thông qua đề tài này nhằm giúp tìm hiểu nguyên nhân học sinh không
cảm nhận được nội dung của tác phẩm văn học và tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất
giúp các em biết cách lónh hội nội dung tác phẩm văn học và cảm nhận vẻ đẹp
của tác phẩm văn học.
III- KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- Tháng 8/2008 : Chọn đề tài
- Tháng 09/2008  tháng 11/2008: Tìm hiểu nguyên nhân, đọc tài liệu,
tìm biện pháp thực hiện.
- Tháng 12/2008  tháng 01/2009: Nghiên cứu sâu các biện pháp thực
hiện dạy học phát huy tính tích cực.
- Tháng 2/2009: Viết, hoàn thiện đề tài.

PHẦN NỘI DUNG
PHẦN NỘI DUNG
I- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT Ở
LỚP 4 TRƯỜNG TH THÁC MƠ:

Ngay khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã tìm hiểu về thực trạng việc học
phân môn Tập đọc đã học ở lớp 3. Thông qua kiểm tra kó năng đọc thành tiếng
và kó năng đọc hiểu của các em, tôi nhận thấy, đa số các em có kó năng đọc tốt ví
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 2 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
dụ khi kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời các câu hỏi theo phiếu hỏi
1
, kết quả
thu được như sau:
Điểm phần đọc thành tiếng
9 – 10 7 – 8 5 – 6 3 – 4 1 – 2
SL % SL % SL % SL % SL %
9 23,7 11 28,9 17 44,8 1 2,6 0 0,0
Điểm phần đọc hiểu
9 – 10 7 – 8 5 – 6 3 – 4 1 – 2
SL % SL % SL % SL % SL %
5 13,2 9 23,7 23 60,5 1 2,6 0 0
Qua bảng thống kê trên cho thấy, tỉ lệ học sinh có điểm đọc thành tiếng
khá, giỏi cao hơn đọc hiểu. Qua tìm hiểu trong những tiết dạy trên lớp, bản thân
tôi nhận thấy, đa số hcọ sinh không trả lời dược các câu hỏi mang tính khái quát
khi tìm hiểu nội dung bài hoặc những câu hỏi tìm hiểu về nghệ thuật của đoạn
văn: Ví dụ câu hỏi trong bài tập đọc “ Mẹ ốm”.
Em hiểu những câu thơ sau muốn nói lên điều gì?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Với câu hỏi trên đa số học sinh trả lời không được đầy đủ ( đa số các em
khônghiểu câu truyện kiều gấp lại trên đầu bấy nay). Nhưng cũng với những câu
thơ trên, tôi tiếp tục đặt thêm câu hỏi “ Từ những câu thơ trên giúp chúng ta
liên tưởng đến những việc làm thường ngày nào của mẹ bạn nhỏ ?” thì chỉ có
hai học sinh nói được việc mẹ cày cuốc hàng ngày. Từ đó có thể nói rằng việc
cảm thụ nội dung của đoạn văn, bài văn của học sinh còn nhiều hạn chế chính vì
vậy khi lên học môn ngữ văn của bậc THCS các em sẽ có nhiều bỡ ngỡ, kết quả
học tập không cao, giáo viên THCS khó thự hiện việc vận dụng các phương pháp
dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Là một trường chuẩn quốc gia, nằm
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 3 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
ngay trung tâm thò trấn, học sinh có điều kiện học tập hơn các trường thuộc vùng
khó khăn. Vì thế, tôi quyết đònh thực hiện một số biện pháp nhằm giúp các em
học sinh làm quen với việc cảm thụ một tác phẩm văn học để khi bước vào bậc
học THCS, các em đỡ bỡ ngỡ khi tiếp cận với môn Ngữ văn thông qua hình thức
sinh hoạt câu lạc bộ.
Sau khi lựa chọn đề tài, tôi tiến hành điều tra về nhu cầu học tập Tiếng Việt của
các em học sinh trong lớp. Kết quả điều tra như sau:
* Tổng số học sinh được điều tra về môn Tiếng Việt: 38 học sinh.
+ Học sinh Giỏi: 05 HS =13.2 %.
+ Học sinh Khá: 15 HS = 39.5%.
+ Học sinh Trung Bình: 17 HS = 44.7 %.
+ Học sinh yếu: 01 HS = 2.6 %.
TS học
sinh được
hỏi
Em có thích môn Tiếng
Việt không?

Em có muốn học thêm Tiếng
Việt ở trường không?
CÓ % KHÔNG % CÓ % KHÔNG %
38 38
100
0
0,0
38
100
0
0
Với bảng thống kê trên. Tôi nhận thấy học sinh lớp mình chủ nhiệm các em học
sinh có nhu cầu học Tiếng Việt là tương đối đông, tôi tiến hành triển khai các
hình thức bồi dưỡng cảm thụ văn học ở trường cho các em học sinh lựa chọn.
• Hình thức 1: Tổ chức bồi dưỡng cho toàn lớp, một tuần 2 buổi tại trường.
• Hình thức 2: Thành lập câu lạc bộ Tiếng Việt, em nào có nhu cầu tham gia
sinh hoạt trong câu lạc bộ thì phải viết đơn xin nhập câu lạc bộ. Câu lạc
bộ sinh hoạt 1 tuần 1 lần.
TS học sinh
muốn tham
Hình thức 1 Hình thức 2
Đồng ý Không đồng ý Đồng ý Không đồng ý
38 2 36 36 2
Với kết quả trên và nhu cầu học Toán của các em học sinh, tôi tiến hành các
biện pháp tổ chức hoạt động cho câu lạc bộ.
II: Xây dựng kế hoạch hoạt động cho câu lạc b :
1.Tháng 8,9:
- Ra mắt câu lạc bộ.
- Sinh hoạt thử nghiệm.
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 4 -

Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
- Sơ kết, lấy ý kiến của các thành viên tham gia câu lạc bộ.
2. Tháng 10; 11,12:
- Điều chỉnh phương thức hoạt động.
- Tổ chức sinh hoạt cho học sinh thông qua các hoạt động của câu lạc bộ.
- Tổ chức giao lưu học hỏi với các lớp khác.
- Giơiù thiệu hoạt động của câu lạc bộ cho các lớp trong điểm trường.
3. Tháng 1:
- Tiếp tục tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ qua học kì I
- Tiếp tục tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ.
- Tổ chức giao lưu với học sinh yêu thích môn Thiếng Việt của các lớp trong
khối.
- Tổ chức thi đua trong câu lạc bộ.
- Đánh giá, tổng kết hoạt động của câu lạc bộ.
III: Tiến hành tổ chức các hoạt động theo kế hoạch:
1. Giai đoạn 1: Tháng 8, 9 :
Trong giai đoạn này, sau khi ra mắt câu lạc bộ, tôi cho câu lạc bộ tiến hành sinh
hoạt câu lạc bộ mỗi tuần 1 buổi, trong các lần sinh hoạt, học sinh được ôn lại các
kiến thứ trong chương trình chính khóa và chủ yếu là học sinh làm quen với việc
đọc một tác phẩm văn học ( cách đọc diễm cảm, đọc hiểu một văn bản). Hình
thức như sau:
* Tháng 8: Ra mắt câu lạc bộ.
- Công tác chuẩn bò:
+ Xin ý kiến của tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu về kế hoạch thực hiện đề tài.
Lập danh sách học sinh đăng kí tham gia câu lạc bộ.
+ Chọn thời gian thích hợp ( Không ảnh hưởng đến chương trình chính khóa).
+ Lên chương trình cho buổi lễ ra mắt.
+ Mời tổ chuyên môn, Ban giám hiệu, Đội TNTP, Phụ huynh học sinh
cùng tham dự câu lạc bộ.

- Tiến hành ra mắt câu lạc bộ: ( Chương trình ra mắt câu lạc bộ).
+ Tuyên bố lí do- giới thiệu đại biểu ( học sinh làm).
+ Giới thiệu hình thức hoạt động, ý nghóa của việc tổ chức sinh hoạt theo câu
lạc bộ ( giáo viên chủ nhiệm câu lạc bộ).
+ Đọc đơn xin gia nhập câu lạc bộ ( đại diện học sinh).
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 5 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
+ Thông qua nội qui sinh hoạt câu lạc bộ( chủ nhiệm câu lạc bộ).
+ Phát biểu của đại biểu, phụ huynh học sinh.
+ Tổ chức thi đọc thơ ( chủ nhiệm CLB điều hành).
+ Tổng kết bế mạc lễ ra mắt.
+ Chủ nhiệm câu lạc bộ và các thành viên thống nhất phương thức hoạt động
cho tuần tiếp theo. Chia câu lạc bộ thành các tổ ( 4 tổ); tổ trưởng của các tổ
không giữ nguyên mà luân phiên các thành viên trong tổ làm tổ trưởng. Mỗi
tháng trong tổ cử một bạn làm tổ trưởng, các bạn được cử không trùng với bạn
đã làm trước đó.
Hình ảnh ra mắt câu lạc bộ ( GVCN, HS,BGH)
* Tháng 9: Tiến hành sinh hoạt câu lạc bộ.
Trong thời gian này, tôi tiến hành cho học sinh cùng nhau ôn lại các kiến thức
cơ bản đã học của các lớp 2, 3. tuy nhiên hình thức không phải là giáo viên đưa
ra các kiến thức trong chương trình cho học sinh giải quyết mà tôi chỉ đưa ra các
mạch kiến thức để các em cùng nhau trao đổi hỗ trợ nhau ôn lại kiến thức. Các
kiến thức thuộc phân môn Luyện từ & Câu; hướng dẫn cho các em cách đọc diễn
cảm một văn bản, cách đọc diễn cảm thơ…
Trong mỗi buổi sinh hoạt câu lạc bộ, tôi đều chọn những bài thơ hay cho học
sinh luyện đọc và bình về nội dung, vẻ đẹp của bài thơ. Ví dụ bài:
Dòng sông mặc áo
Dòng sông /mới điệu làm sao
Nắng lên /mặc áo lụa đào/ thướt tha
Trưa về /trời rộng bao la

o xanh/ sông mặc /như là mới may
Chiều trôi/ thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo/ hây hây ráng vàng
Rèm/ thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím/ trăm ngàn sao lên
Khuya rồi,/ sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi/ lặng yên đôi bờ
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 6 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
Sáng ra /thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông /đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên /bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi/ đã nở nhoà áo ai …
Nguyễn Trọng Tạo
Với bài thơ trên, tôi hướng dẫn các em cách ngắt nghỉ hơi ( sau những
dấu / ) và cách nhấn giọng ( các chữ nghiêng đậm ). Bên cạnh đó, tôi khuyến
khích các em đọc theo cách sáng tạo của mình thông qua thi đọc thơ để cả lớp
bình chọn bạn có giọng đọc tốt nhất và đọc hay nhất. Tuy nhiên, giáo viên cũng
cần chỉnh sửa cho các em về cách đọc diễn cảm ( ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng ở
những từ ngữ cần nhấn giọng). Ngoài việc hướng dẫn cách đọc diễn cảm thì việc
hướng dẫn các em biết cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ bài văn chính là trọng tâm
của đề tài này nên sau khi các em đã đọc bài thơ một cách trôi chảy và biết nhấn
giọng ở những từ ngữ cần thiết nhằm tạo ra âm hưởng cho bài thơ, tôi tiến hành
cho các em tìm hiểu nội dung bài với một số câu hỏi đưa ra để các em cùng nhau
trao đổi trong tổ và trình bày trước lớp như sau:
- Câu 1: Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?
- Câu 2: Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay?
- Câu 3: Em thích hình ảnh nào trong bài thơ ? Vì sao?
- Câu 4: Em có suy nghó gì khi đọc câu thơ “ Ngước lên bỗng gặp la đà.
Ngàn hoa bưởi bỗng nở nhoà áo ai” ?

Trong các buổi sinh hoạt, tôi còn sử dụng một số bài thơ như : Nhớ con sông quê
hương ( Tế Hanh ); Vàm Cỏ Đông ( Hoài Vũ ); Quê Hương ( Giang Nam); ….
Hình ảnh các nhóm học sinh đang thảo luận
2. Giai đoạn 2: Tháng 10; 11; 12.
Tiếp tục sinh hoạt câu lạc bộ. Tuần 4 tháng 12, tôi lấy ý kiến của các
thành viên câu lạc bộ về hình thức hoạt động của câu lạc bộ, điều chỉnh hoạt
động ở tháng tiếp theo:
- Trong mỗi tuần tôi tiến hành cho các em sinh hoạt bình thường, trong các
buổi sinh hoạt, tôi đưa ra các bài văn, bài thơ trong chương trình các em học như:
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 7 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
+ Các bài thơ: Mẹ ốm ( Trần Đăng Khoa ); Nàng tiên ốc ( Phan Thò
Thanh Nhàn); Truyện cổ nước mình ( Lâm Thò Mỹ Dạ); Tre Việt Nam ( Nguyễn
Duy); Nếu chúng mình có phép lạ ( Đònh Hải )…
+ Các bài văn: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( Tô Hoài ); Người ăn xin ( Theo
TUỐC – GHÊ – NHÉP ); Một người chính trực ( theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng);
Trung thu độc lập ( Thép Mới )…
Mục đích của việc lựa chọn những bài văn, bài thơ trong chương trình chính
khoá là củng cố và mở rộng kiến thức chính khoá cho các em.
Tuần thứ 4 trong tháng này, cuối buổi tôi dành thời gian cùng tổng kết lại quá
trình hoạt động của câu lạc bộ trong hai tháng vừa qua, lấy ý kiến của các thành
viên trong câu lạc bộ. Đa số các em đều cho rằng khi tham gia sinh hoạt, các em
được học tập thoải mái, không gò bó. Thông qua các buổi sinh hoạt các em có
điều kiện trao đổi với bạn các bài văn, thơ hay, được củng cố lại kiến thức đã
học trong chương trình. Các em rất thích tham gia câu lạc bộ.
Trong giai đoạn này, ngoài việc củng cố cho các em các kiến thức trong
chương trình chính khoá, tôi còn khuyến khích các em sưu tầm các bài văn, bài
thơ hay mang đến câu lạc bộ để cùng nhau đọc và trao đổi về nội dung của bài
văn, bài thơ đó. Bên cạnh đó tôi còn khuyến khích các em viết lại các câu
chuyện xảy ra hàng ngày xung quanh các em mà các em được chứng kiến, viết

cảm xúc của mình khi đọc một bài văn, bài thơ hay.
Bài văn của học sinh ( cảm nghó )
Trong tháng này, có ngày 20/11 là ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam,
tôi tổ chức cho các em làm báo tường thi đua giữa các tổ, tạo cơ hội cho các em
thể hiện tài năng của mình qua trang báo.
Hình ảnh học sinh đang đọc thơ, ngâm thơ hoặc hình ảnh trang báo tường
Qua hai giai đoạn thực hiện sinh hoạt câu lạc bộ toán học. Cuối học kì I năm
học 2008 – 2009, tôi tiến hành khảo sát thống kê lại kết quả học tập môn Tiếng
Việt của 38 học sinh tham gia câu lạc bộ. Kết quả như sau:
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 8 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
TSHS Xếp loại học lực môn Tiếng Việt
Giỏi Khá TB
SL % SL % SL %
38 12
31.58
18
47.37
8
21.05
Với kết quả trên có thể nói rằng việc tổ chức học tập theo hình thức câu
lạc bộ Tiếng Việt bước đầu đã có hiệu quả. Tôi tiến hành thực hiện các giai
đoạn tiếp theo của đề tài trong học kì II của năm học.
3. Giai đoạn 3: Tháng 1:
Trong giai đoạn này, tôi vẫn tiến hành tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ như
những tháng trước. Trong mỗi buổi sinh hoạt, các em vẫn được củng cố lại kiến
thức học tập chính khoá đồng thời mở rộng khả năng cảm thụ các tác phẩm văn
học. Trong mỗi buổi sinh hoạt, để thay đổi không khí tôi thường kể cho các em
nghe những câu chuyện mang tính giáo dục về đức tính kiên trì trong học tập và
lao động, những bài thơ hay của các tác giả trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó trong tháng này, tôi còn tổ chức cho các thành viên trong câu
lạc bộ của lớp mình tham gia giao lưu với đại diện của các lớp trong khối. Mỗi
lớp cử 05 học sinh yêu thích môn Tiếng Việt tham gia. Trong buổi giao lưu, các
lớp sẽ cử đại diện đọc thơ, nói về bài thơ mình vừa đọc, bình luận về cách đọc,
cách bình của lớp bạn.
Bài bình về cách đọc, cảm nhận thơ của bạn
Cuối giai đoạn 3, qua tìm hiểu các em tham gia câu lạc bộ, tôi thấy hầu hết
các em không cảm thấy nhàm chán, các em vẫn hào hứng tham gia.
Qua tìm hiểu phụ huynh học sinh thì được biết, trong thời gian các em tham
gia câu lạc bộ, các em có tích cực tìm hiểu, đọc tài liệu nhiều hơn, ham học hỏi
nhiều hơn. Một số phụ huynh học sinh cho biết, các em thường hay xin bố mẹ
mua cho sách văn học để các em đọc thêm.
* Tuần cuối của tháng 1 tôi tiến hành tổng kết hoạt động của câu lạc bộ.
Hình thức tổ chức tiến hành như sau ( Về thành phần tham dự như trong buổi ra
mắt câu lạc bộ):
- Tuyên bố lí do – giới thiệu đại biểu.
- Đánh giá quá trình hoạt động của câu lạc bộ.
- Phát biểu cảm tưởng của học sinh trong câu lạc bộ.
- Phát biểu của đại biểu và Phụ huynh học sinh.
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 9 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
- Trao thưởng cho các em có thành tích xuất sắc trong câu lạc bộ.
- Tổng kết bế mạc.
Hình ảnh tổng kết câu lạc bộ
IV/ KẾT QUẢ:
Trước khi tổng kết câu lạc bộ, tôi tiến hành cho các em làm bài thu hoạch
và kết quả đạt được như sau:
TSHS
Điểm kiểm tra
9 - 10 7 – 8 5 - 6

SL % SL % SL %
38 16
42.11
14
36.84
8
21.05
Với kết quả trên có thể nói rằng, thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ,
ngoài việc nâng cảm nhận tác phẩm văn học trong môn Tiếng Việt cho các em
còn nâng cao kiến thức về Tiếng Việt trong chương trình chính khoá. Các kiến
thứ ngoại khoá đã bổ trợ cho kiến thức chính khoá.
Qua tìm hiểu các em học sinh với câu hỏi: “ Trong dòp hè tới các em có
muốn tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Việt không?”, tất cả các em đã tham
gia đều trả lời các em vẫn muốn tiếp tục tham gia sinh hoạt câu lạc bộ trong dòp
hè, các em mong muốn thời gian sinh hoạt câu lạc bộ trong dòp hè phải nhiều hơn
trong năm học. Từ đó cho thấy việc tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Việt mang
lại hiệu quả rất lớn. Nó giúp cho học sinh có tiền đề cần thiết trong việc nghiên
cứu nội dung tác phẩm văn học đồng thời nó cũng giúp các em rèn luyện các kó
năng cơ bản mà môn Tiếng Việt đặt ra.
Với kết quả trên và qua quá trình tổ chức cho các em hoạt động, sinh hoạt
trong câu lạc bộ, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
PHẦN KẾT THÚC
PHẦN KẾT THÚC
I/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thông qua các hoạt động của câu lạc bộ giúp cho học sinh:
Nâng cao hứng thú học tập môn Tiếng Việt: đây là điều kiện quan trọng
đảm bảo nâng cao kết quả học tập môn toán cũng như các môn học khác.
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 10 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
Bổ sung, mở rộng, đào sâu kiến thức chính khoá. Vì với thời gian giành cho

mỗi môn, phân môn là có hạn, việc dạy chính khoá phải dừng lại ở một mức độ,
yêu cầu nhất đònh. Chính vì vậy thông qua sinh hoạt trong câu lạc bộ là điều kiện
thuận lợi nhất nhằm giúp học sinh mở rộng, đào sâu kiến thức nội khoá.
Tạo điều kiện gắn liền nhà trường với đời sống, lí luận với thực tiễn, học đi
đôi với hành. Hoạt động ngoại khoá mềm dẻo phóng khoáng hơn, có phương
pháp sinh động hơn, thời gian đỡ gò bó hơn do đó tạo điều kiện giúp học sinh
thâm nhập đời sống và tăng cường thực hành, góp phần thực hiện tốt nguyên lí
giáo dục.
Rèn luyện cho học sinh cách thức làm việc tập thể như phân công phân
nhiệm, có người chỉ huy, điều khiểu, người phục tùng chấp hành, có trao đổi,
bàn bạc kiểm tra, đôn đốc.
Hoạt động ngoại khoá giúp phát hiện những học sinh có năng khiếu Tiếng
Việt. Thể hiện trước hết ở sự say mê học Tiếng Việt, ở khả năng cảm nhận vẻ
đẹp của tác phẩm văn học. Đồng thời ngoại khoá cũng góp phần bồi dưỡng
những học sinh như vậy.
* Tuy nhiên trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoại khoá về Tiếng Việt, tổ
chức hướng dẫn học sinh cách cảm thụ một tác phẩm văn học cũng như tổ chức
sinh hoạt câu lạc bộ, chúng ta cần chú ý:
Cần có nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn, trong mỗi buổi sinh hoạt của
câu lạc bộ cần thay đổi hình thức tổ chức tránh rập khuôn, dễ gây nhàm chán đối
với học sinh. Nên khuyến khích học sinh điều khiển hoạt động của câu lạc bộ ở
những phần các em tranh luận tìm hiểu nội dung. Giáo viên chỉ vào cuộc khi cảm
thấy các em thực sự bế tắc hoặc đi chệch hướng của vấn đề.
Hoạt động này có tính chất tự nguyện, giáo viên chỉ nên khuyến khích và
khuyên các em tham gia chứ không bắt buộc. Ngược lại giáo viên có thể khước
từ không cho một số em tham gia nếu những em học sinh này không làm tròn
nhiệm vụ học tập chính khoá.
Trên đây là kinh nghiệm tổ chức học tập nhằm nâng cao năng lực cảm thụ tác
phẩm văn học cho học sinh lớp tôi. Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân
tôi tự thấy kinh nghiệm của mình chưa nhiều nên khó tránh khỏi thiếu sót, rất

mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô đồng nghiệp để đề tài của tôi
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Phú Văn, ngày 02 tháng 05 năm 2008.
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 11 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
Người thực hiện
Phạm Thò Kim Tuyến
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

I./ Lí do chọn đề tài:






I.1- Cơ sở lý luận
I.1- Cơ sở lý luận


I.2: Cơ sở thực tiễn
I.2: Cơ sở thực tiễn




II.Mục đích nghiên cứu:
III- Kế hoạch nghiên cứu:



Trang 1
Trang 1
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN NỘI DUNG
i- Thực trạng của việc học tập môn tiếng việt ở lớp 4 trường TH Thác Mơ.
Trang 1.
Trang 1.




II: Xây dựng kế hoạch hoạt động cho câu lạc b:


Trang 4.
Trang 4.
III: Tiến hành tổ chức các hoạt động theo kế hoạch


Trang 5.
Trang 5.
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 12 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
IV/ Kết quả:





Trang 9.
Trang 9.
PHẦN KẾT THÚC
PHẦN KẾT THÚC
VI/ Bài học kinh nghiệm:


Trang 9.
Trang 9.
BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT LẦN 1
Họ và tên: …………………………………………………………
I/ ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : ( 5 điểm )
( Thời gian 30 phút không kể thời gian phát đề).
Đọc thầm bài tập đọc sau:
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 13 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng
sững như một tháp đèn không lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa
hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng
lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn, lũ lũ bay đi
bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi
nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng
ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành,
làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo VŨ TÚ NAM
Dựa vào nội dung bài tập đọc trên, trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh
vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất: ( Từ câu 1 đến câu 8).
Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a/ Tả cây gạo.
b/ Tả chim.
c/ Tả cây gạo và chim.
Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
a/ Vào mùa hoa.
b/ Vào mùa xuân.
c/ Vào hai mùa kế tiếp nhau.
Câu 3: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông như thế nào?
a/ Sừng sững.
b/ Như một tháp đèn.
c/ Sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
Câu 4: Búp nõn của cây gạo được so sánh với gì?
a/ Ngọn lửa hồng tươi.
b/ Ánh nến trong xanh.
c/ Ngọn lửa hồng tươi, ánh nến trong xanh.
Câu 5: Có những loài chim nào bay đến cây gạo vào mùa hoa?
a/ Chào mào, sáo đen.
b/ Sáo đen, chào mào, sáo sậu.
c/ Chào mào, sáo sậu, sáo đen, chim sẻ.
Câu 6: Thời điểm nào thì chim chóc vãn, chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã?
a/ Đầu mùa hoa.
b/ Giữa mùa hoa.
c/ Hết mùa hoa.
Câu 7: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 14 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
a/ Một hình ảnh.
b/ Hai hình ảnh.
c/ Ba hình ảnh.
Câu 8: Trong câu : “ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim “; tác giả nhân hoá cây

gạo bằng cách nào ?”.
a/ Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của con người để nói về cây gạo.
b/ Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
c/ Nói với cây gạo như nói với người.
Câu 9: Trong bài văn trên, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao ?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
II/ ĐỌC THÀNH TIẾNG : ( 5 điểm).
Bốc thăm bài và đọc một đoạn của một trong các bài sau: ( 1 phút/ 1 học sinh).
- Bài: Bác só Y-éc-xanh – Sách Tiếng Việt lớp 3; tập 2; trang 106.
- Bài: Con cò – Sách Tiếng Việt lớp 3; tập 2; trang 111.
- Bài: Người đi săn và con vượn – Sách Tiếng Việt lớp 3; tập 2; trang 113.
- Bài: Cóc kiện trời – Sách Tiếng Việt lớp 3; tập 2; trang 122.
- Bài: Sự tích chú cuội cung trăng – Sách Tiếng Việt lớp 3; tập 2; trang 131.
- Bài : Trên con tàu vũ trụ – Sách Tiếng Việt lớp 3; tập 2; trang 136.
BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT LẦN 2
Họ và tên: …………………………………………………………
PHẦN ĐỌC
I/ ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ( 5 điểm ).
Thời gian: 25 phút không kể thời gian phát đề
Đọc thầm bài tập đọc sau :
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 15 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.

Cánh diều tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, … như gọi thấp xuống
những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang
trôi trên giải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ
cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi
đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và
bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin : “ Bay đi diều ơi ! Bay đi !” Cánh diều tuổi
ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
Theo TẠ DUY ANH

Dựa vào nội dung bài tập đọc trên, trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh
vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Chiều chiều, đám trẻ mục đồng làm gì ?
a/ Hò hét nhau chăn trâu.
b/ Hò hét nhau thả diều thi.
c/ Hò hét nhau xem thả diều.
Câu 2: Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
a/ Mềm mại như cánh bướm.
b/ Đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
c/ Nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời.
Câu 3: Có những loại sáo nào được nhắc đến trong bài ?
a/ Sáo đơn.
b/ Sáo kép.
c/ Sáo bè.
d/ Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 4: Ban đêm thả diều có cảm giác như thế nào ?

a/ Có cảm giác đang bay bổng trên bầu trời.
b/ Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà.
c/ Có cảm giác sung sướng đến phát dại.
Câu 5: Qua câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?
a/ Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
b/ Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.
c/ Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
Câu 6: Tác giả đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi và hi vọng điều gì ?
a/ Chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống tư trời và nỗi khát khao của tác giả.
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 16 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
b/ Chờ đợi và hi vọng những diều ước trở thành hiện thực.
c/ Chờ đợi nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và hi vọng những cánh diều ngày càng
bay cao, bay xa.
Câu 7: Trong câu “ Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời” bộ phận nào là chủ ngữ ?
a/ Vui sướng.
b/ Đến phát dại nhìn lên trời.
c/ Chúng tôi.
Câu 8: Câu “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.” Thuộc kiểu câu gì ?
a/ Câu hỏi.
b/ Câu khiến.
c/ Câu tả.
Câu 9: Em hãy viết lên những khát vọng của tác giả Tạ Duy Anh khi nghó về cánh diều:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
II/ ĐỌC THÀNH TIẾNG : ( 5 điểm ) Thời gian: 1 phút / HS
Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài đọc và đọc một đoạn của một trong
các bài tập sau:
1. Bài 1 : Người tìm đường lên các vì sao – Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 125. Đọc
đoạn “ Từ nhỏ đến … hàng trăm lần”.
2. Bài 2 : Văn hay chữ tốt – Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 129. Đọc đoạn “ Cao bá
Quát vui vẻ đến … sao cho đẹp”.
3. Bài 3 : Chú đất nung – Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 134. Đọc đoạn “ Cu Chắt
cất đồ chơi đến … đống rấm ra sưởi”.
4. Bài 4 : Kéo co – Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 155. Đọc đoạn “ Kéo co là một trò
chơi đến … cũng rất là vui”.
5. Bài 5 : Rất nhiều mặt trăng – Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1, trang 164. đọc đoạn “ Nhà
vua đồng ý đến … gặng hỏi thêm”.
PHẦN VIẾT
Đề bài:
1/ Đọc đoạn thơ và thực hiện theo yêu cầu dưới đây: ( 4 điểm )
Mang theo truyện cổ tôi đi
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 17 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Lâm Thò Mỹ Dạ
Em có cảm nghó gì khi đọc đoạn thơ trên của nhà thơ Lâm Thò Mỹ Dạ ?

2/ Tập làm văn: ( 6 điểm ) Em hãy tả một đồ chơi hoặc một đồ dùng học tập mà em thích.
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
XẾP LOẠI: ……………………………………………
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 18 -
Đề tài: Làm quen cảm thụ văn học qua hạt động ngoại khoá lóp 4.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
XẾP LOẠI: ……………………………………………
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA PHÒNG GD&ĐT
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
XẾP LOẠI: ……………………………………………
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA SỞ GD&ĐT
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
XẾP LOẠI: ……………………………………………
Người thực hiện: Phạm Thò Kim Tuyến trường TH Thác Mơ - Trang 19 -

×