Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Hóa 10 Bài Ozon (hay) Giải nhất hội thi giảng cấp trường.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.18 KB, 9 trang )

Ngày soạn: 20/1/2016
Ngày giảng: 25/1/2016
Bài 29 – Tiết 50: OXI – OZON (tiết 2)
B. OZON
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS viết được công thức cấu tạo của ozon
- HS nêu được tính chất vật lí của ozon, sự hình thành ozon trong tự nhiên, ứng
dụng của ozon
- HS giải thích được vì sao ozon có tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn oxi.
- HS vận dụng kiến thức thực tiễn nêu nguyên nhân, hậu quả thủng tầng ozon và
biện pháp khắc phục
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, khái quát hóa
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn giải thích hiện tượng tự nhiên
- Rèn kĩ năng viết phương trình, xác định số oxi hóa.
- Rèn kĩ năng thuyết trình trước đám đông
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ tầng ozon, ý thức bảo vệ môi trường
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức tích cực tự lực dành lấy tri thức
4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực tư duy hóa học
- Phát triển năng lực thực hành hóa học
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC


- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình
- Kĩ thuật công não, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật chia nhóm
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường


III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, bài giảng power point
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Đọc trước bài mới
- Thực hiện nhiệm vụ đã giao ở bài trước (phụ lục 2)
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: “Nêu tính chất hóa học của oxi. Viết phương trình minh họa”
Đáp án: Phụ lục 1
3. Thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Vào bài
- GV: Giới thiệu vào phần B – Ozon
Trước khi vào bài mới, chúng ta sẽ cùng nhau quan sát một đoạn video
- HS: Quan sát
- GV: Sau khi xem xong đoạn video trên các em liên tưởng đến phân tử nào?
- HS: Trả lời: phân tử ozon
- GV: Vậy trong đoạn video trên, các em thấy ozon có vai trò gì đối với trái đất?
- HS: Trả lời: Ozon có vai trò bảo vệ trái đất tránh khỏi các tia tử ngoại


- GV: Qua đoạn video trên chúng ta thấy, ozon có vai trò rất to lớn đối với trái
đất, vậy nó có cấu tạo và tính chất như thế nào, ngoài vai trò là bảo vệ trái đất
tránh khỏi các tia tử ngoại thì nó còn có vai trò gì đối với con người, để trả lời
được những câu hỏi đó thì cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài ngày
hôm nay.
Hoạt động của GV - HS


Nội dung

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất của I. Tính chất
ozon

1. Tính chất vật lí

- GV: Đưa ra câu hỏi:
“Hãy cho biết trạng thái, màu sắc, mùi vị
của ozon”
- HS: Trả lời

- Ozon là một dạng thù hình của
oxi
- Là chất khí màu xanh nhạt, có
mùi đặc trưng
- Ở - 112oC, khí ozon hóa lỏng

- GV: Nhận xét, đưa ra câu hỏi tiếp theo

có màu xanh đậm

“Có 100 ml nước ở 00C hòa tan được 49 ml
khí ozon? Hãy cho biết tính tan của ozon
trong nước?”
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét

- Tan nhiều trong nước (gấp 16

lần oxi)
2. Tính chất hóa học

- GV: Để tìm hiểu về tính chất hóa học của
ozon thì chúng ta cần phải tìm hiểu về cấu
tạo của nó.


- GV: “Dựa vào kiến thức đã học ở chương
liên kết hóa học, hãy viết công thức cấu tạo
của Ozon”
- HS: Lên bảng viết CTCT của ozon

CTCT:
O=O
O

- GV: Nhận xét
- GV: “Hãy so sánh CTCT của ozon và oxi,
từ đó nhận xét khả năng phản ứng của ozon
so với oxi”
- HS: Trả lời: Trong phân tử oxi có một liên
kết đôi còn trong phân tử ozon có 1 liên kết
đôi và 1 liên kết đơn là liên kết cho nhận, nên
phân tử ozon dễ phản ứng hơn so với oxi
- GV: Nhận xét và nêu câu hỏi tiếp theo:
“Hãy lấy một ví dụ chứng minh ozon dễ phản
ứng hơn oxi”
- HS: Trả lời:
+ Ở điều kiện thường, ta đeo bạc thì ko bạc

không bị oxi hóa
+ Nhưng ở điều kiện thường thì ozon oxi hóa
được Ag thành Ag2O
- GV: “Em hãy viết phương trình phản ứng
minh họa”
- HS: Lên bảng viết phương trình
0
2Ag

0
+ O3

+1 -2
 Ag2O

+

O2


- GV: Nhận xét và yêu cầu HS: “ Từ ví dụ
trên, em rút ra nhận xét gì về tính chất của
ozon?”
- HS: Trả lời: Ozon có tính oxi hóa mạnh,
mạnh hơn cả oxi
- GV: Nhận xét, kết luận
Ozon có tính oxi hóa mạnh,
mạnh hơn cả oxi
+ Ozon oxi hóa hầu hết các kim
loại trừ (Au và Pt), ở điều kiện

thường oxi hóa Ag thành Ag2O
0
2Ag

0

+1 -2

+ O3  Ag2O + O2

+ Ozon oxi hóa được nhiều hợp
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Ozon trong tự chất vô cơ, hữu cơ
nhiên

II. Ozon trong tự nhiên

- GV: “Dựa vào kiến thức thực tiễn, hãy cho * Ozon trong không khí
biết Ozon trong không khí được tạo ra do
đâu?”
- HS: Trả lời: do sự phóng điện khi có sấm
xét
-GV: Nhận xét và chiếu hình ảnh về các
nguồn tạo thành ozon trong tự nhiên
- Ozon tạo ra khi có sự phóng
điện (sấm chớp), do sự oxi hóa
chất có trong nhựa thông, rong
- GV: Chiếu video “ Sự tạo thành ozon trong biển


khí quyển” yêu cầu HS: “Quan sát và khái * Ozon trong khí quyển

quát lại sự hình thành ozon trên tầng cao của
khí quyển”
- HS: Trả lời: Đầu tiên tia tử ngoại phá vỡ
phân tử oxi tạo thành oxi nguyên tử, oxi
nguyên tử liên kết với phân tử oxi chưa bị
phá vỡ để tạo thành ozon.
- Gv: Nhận xét, kết luận

- Ozon được tạo thành trong khí
quyển do tia tử ngoại chuyển hóa
oxi phân tử thành ozon
UV

Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng của
ozon

3O2
2O3
III. Ứng dụng của ozon

- GV: Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội lần lượt
đưa ra các ứng dụng của ozon, câu trả lời của
đội sau không được trùng với câu trả lời của
đội trước. Đội nào dừng lại không trả lời
được, đội đấy là đội thua cuộc.
- HS: Lần lượt 2 đội trả lời
- GV: Nhận xét, khen thưởng
- GV: Kết luận về ứng dụng của ozon

- Ozon bảo vệ trái đất khỏi tia tử

ngoại
- Ozon với một lượng nhỏ có tác
dụng làm không khí trong lành
- Dùng để bảo quản thực phẩm,
sát trùng nước sinh hoạt,..
- Dùng tẩy trắng tinh bột, dầu ăn,



- Trong y học dùng chữa răng,
sát trùng
- GV: Ozon có rất nhiều tác dụng đối với con
người và trái đất, tuy nhiên đối với một lượng
lớn ozon sẽ có hại cho con người cụ thể là
gây hiện tượng mù quang hóa
- HS: Lắng nghe.
- GV: Đưa ra nhiệm vụ đã giao ở bài trước
(phụ lục 2) và yêu cầu 4 nhóm dán sản phẩm
của nhóm mình lên bảng.
- HS: các nhóm lần lượt lên dán sản phẩm và
thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình
- GV: Nhận xét, khen thưởng, cho điểm các
nhóm
- GV: Chiếu hình ảnh lỗ thủng tầng ozon ở
Nam cực
- HS: Quan sát
- GV: Cung cấp thêm cho HS các thông tin
về nguyên nhân, hậu quả của việc thủng tầng
ozon và biện pháp khắc phục.
- HS: Lắng nghe và quan sát

4. Củng cố
- GV: Dùng sơ đồ tư duy khái quát lại kiến thức của bài.
- GV: Cho HS chơi trò chơi: Bức hình bí ẩn


Luật chơi: Có một bức hình bị che khuất bởi bốn mảnh ghép, mỗi một
mảnh ghép tương ứng với một câu hỏi. Các em hãy trả lời các mảnh ghép đó và
tìm ra bức tranh bí ẩn.
Câu 1: Hãy chọn phát biểu đúng về oxi và ozon
A. Oxi và ozon đều có tính oxi hóa mạnh như nhau.
B. Oxi và ozon đều có số proton và notron giống nhau.
C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi.
D. Cả oxi và ozon đều phản ứng được với các chất như Ag, KI, PbS ở nhiệt độ
thường.
 Đáp án: C
Câu 2: Bạn đã làm gì để bảo vệ tầng ozon? Hãy nêu một thông điệp về bảo vệ
tầng ozon.
Câu 3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết oxi và ozon.
Đáp án
Lần lượt dẫn luồng khí oxi và ozon qua ống chứa bạc. Ống nào làm bạc
chuyển thành màu đen chứng tỏ luồng khí đó là ozon. Còn lại ống nào không có
hiện tượng nhận ra luồng khí oxi.
Câu 4. Tại sao sau cơn mưa không khí lại trở nên trong lành?
Đáp án
Vì sau cơn mưa thường tạo ra một lượng nhỏ ozon, và lượng ozon này có
tác dụng tiệt trùng  làm cho không khí trong lành.
Mặt khác, nước mưa cũng làm cho bụi bẩn trong không khí lắng xuống.
5. Dặn dò
- GV: Yêu cầu HS về nhà:
+ Học bài, làm bài tập 3,4,5,6 sgk trang 127 – 128

+ Chuẩn bị bài mới: Bài 30 – Lưu huỳnh


• Đọc trước tính chất vật lý, tính chất hóa học của lưu huỳnh
• Tìm hiểu về ứng dụng của lưu huỳnh
• Tìm hiểu việc khai thác lưu huỳnh ở núi lửa và tác hại của nó đến sức
khỏe con người
PHỤ LỤC 1
Đáp án câu hỏi kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: “Nêu tính chất hóa học của ozon. Viết phương trình minh họa”
Đáp án:
Oxi có tính oxi hóa mạnh
- Tác dụng với kim loại
0
0
4 Na + O2
- Tác dụng với phi kim
0
0
S + O2
- Tác dụng với hợp chất
C2H5OH +

to +1 -2
 2Na2O
t0 +4 -2
 SO2
to
3O2  CO2 + H2O


PHỤ LỤC 2
NHIỆM VỤ BÀI 29:OXI – OZON (tiết 2)
Tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả của việc thủng
tầng ozon
Vẽ một bức tranh về hiện tượng thủng tầng ozon
vào giấy A3 và thuyết trình trong 2 phút.



×