Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

câu hỏi trắc nghiệm 11nc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.12 KB, 75 trang )

Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
TUẦN 1:
- Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự -Lê Hữu Trác)
- Cha tôi (Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục –Đặng Huy Trứ)
- Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội.
1.Tác phẩm Thượng kinh kí sự ra đời vào thế kỉ mấy?
a. XVI b. XVII c. XVIII d. XIX
2. Ai là tác giả của tác phẩm Thượng kinh kí sự?
a. Nguyễn Bỉnh Khiêm b. Lê Hữu Trác c. Ngô Thì Nhậm d. Phạm Đình Hổ
3. Tác giả đã tỏ thái độ như thế nào qua cách miêu tả cảnh nơi phủ chúa?
a. Tò mò b. Khâm phục c. Lên án d. Thích thú
4. Qua cách miêu tả, suy nghĩ và trị bệnh cho thế tử Cán chứng tỏ tác giả không phải là người:
a. Coi thường nghề nghiệp b. Ham tiền bạc, địa vi c. Thiếu tình thương d. Có thiện cảm với vua chúa
5. Nội dung bao trùm trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thương kinh kí sự) là gì?
a. Khắc họa cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa b. Thái độ coi thường danh lợi của tác giả
c. Niềm vui sướng khi được vào phủ chúa Trịnh
d. Khắc họa cuộc sống và thái độ coi thường danh lợi của tác giả
6. Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh Lê Hữu Trác đã dùng từ “thánh chỉ” mấy lần:
a. 4 lần b. 5 lần c. 6 lần d. 7 lần
7. Chữ “thánh” trong các từ “thánh chỉ” “thánh thượng” dùng để chỉ ai?
a. Trịnh Cán b. Trịnh Tông c. Vua Lê Hiển Tông d. Trịnh Sâm
8. Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh Lê Hữu Trác các từ: thánh chỉ, thánh thượng, thánh thể phản ánh:
a. sự lộng quyền, tiếm lễ của chúa Trịnh Sâm lúc bấy giờ b. sự tôn trọng, kính nể chúa Trịnh Sâm.
c. sự phê phán, lên án chúa Trịnh Sâm d. sự tôn trọng, kính nể nhà vua Lê Hiển Tông.
9. Khi vào phủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác đã kể rất nhiều người trong phủ chúa: hệ thống quan lại, quân lính,
kẻ hầu người hạ, cung tần… cho ta thấy:
a. uy quyền của nhà chúa và hệ thống quan liêu ăn bám rất lớn
b. thái độ mỉa mai châm biếm nhà chúa của tác giả.
c. uy quyền của nhà chúa, hệ thống quan liêu ăn bám và thái độ mỉa mai phê phán nhà chúa của tác giả.
d. uy quyền và sự giàu có, xa hoa nơi phủ chúa Trịnh.


10. Quang cảnh và cách bài trí trong phủ chúa Trịnh cho ta thấy:
a. cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh. b. cuộc sống dư thừa, đầy đủ của chúa Trịnh.
c. cuộc sống đa dạng phong phú của chúa Trịnh d. cuộc sồng dư thừa, quyền quý của chúa Trịnh.
11. Thượng kinh kí sự là tập sách được viết bằng:
a. Chữ Hán. b.Chữ Nôm.
c. Viết bằng chữ Hán rồi được dịch ra chữ Nôm. d.Viết bằng chữ Nôm rồi được dịch ra chữ Hán.
12 Phương châm sống của Lê Hữu Trác là gì?
a. “ Luyện câu văn cho thật hay và đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”.
b. “Mài lưỡi gươm cho sắc và đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”.
c. “Gác lại chuyện văn chương mà đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”.
d. “Ngoài việc câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”.
13 Trong đoạn trích vào phủ chúa Trịnh, tác giả kí sự đã giới thiệu như thế nào về xuất thân của mình?
a. Xuất thân nông dân, con nhà nghèo hèn . b.Xuất thân nơi phủ chúa, nay đã rời về nơi điền dã.
c. Vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa. d. Vốn con quan, sinh trưởng ở quê nghèo.
14.Tác giả tự hào “ chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết”, duy chỉ có:
a Việc xử án ở chốn công đường là chưa từng được làm qua.
TRANG 1
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
b. Cảnh giàu sang trong phủ chúa là chưa được hưởng thụ.
c. Những việc trong phủ chúa là mình mới được nghe thôi.
d. Những việc trong phủ chúa mình đã từng được biết.
15.Trước cảnh giàu sang và uy quyền nơi phủ chúa, thái độ của tác giả ra sao?
a. Ngạc nhiên và thán phục. b. Thích thú. c. Coi thường, thờ ơ. d. Không quan tâm.
16. Sự băn khoăn trăn trở của Lê Hữu Trác khi kê đơn bốc thuốc cho thế tử thể hiện rõ nhất điều gì ở vị danh
y?.
a. Coi thường danh lợi. b. Sự kín đáo c. Cái tâm của người thầy thuốc d. Khao khát cuộc sống tự do.
17. Đoạn trích “Cha tôi” (Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục – Đặng Huy Trứ) gồm mấy sự kiện chính:
a. 2 b. 3 * c. 4 d. 5
18. Khi nghe tin Đặng Huy Trứ bị truất cả tiến sĩ và cử nhân, thân phụ ông đã khuyên nhủ con: “Đã vào thi
Đình thì không còn bị đánh trượt nữa, từ đời Lê đến nay như thế đã lâu mà nay con lại bị đánh trượt. Nhưng

thôi”. Điều đó thể hiện thái độ của Đặng Dịch Trai như thế nào?
a. Buồn và không tin tưởng vào các kì thi triều đình mở.
b.Chỉ tán thành việc đánh trượt học vị tiến sĩ, không tán thành việc triều đình truất cả học vị cử nhân của con ông.*
c. Tán thành việc đánh trượt học vị tiến sĩ và việc triều đình truất cả học vị cử nhân của con ông.
d. Thất vọng trước việc học hành thi cử của con mình.
19. Tác phẩm kể lại cuộc đời, những kỉ niệm, những sự việc lớn tác động đến tâm tư, tình cảm, nhận thức xã
hội của người cầm bút và tác giả thường dùng đại từ ngôi thứ nhất để xưng hô trong tác phẩm thuộc thể loại:
a. Bút kí b. Hồi kí c. Nhật kí d. Kí tự thuật *
20.Theo cha Đặng Huy Trứ thì đỗ đạt cao là để cho người như thế nào?
a. Người có phúc đức. b. Người có chí khí. c. Người có trí tuệ. d. Người có bản lĩnh.
21.Bài học nhân sinh sâu sắc nhất mà người cha muốn dạy con trong đoạn trích “Cha tôi” là gì?
a. Phải làm thế nào để vươn tới thành công. b. Thất bại là chuyện thường tình đối với mỗi con người.
c. Phải bình thản nhận những thất bại và thành công trong đời. d. Phải biết đứng dậy như thế nào sau khi thất bại.
22.Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng không được thể hiện ở phương diện nào?
a.Những quy tắc nhất định trong việc kết hợp âm và thanh. b.Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
c. Việc tạo ra các từ mới dựa trên những chất liệu có sẵn và các phương thức chung.
d. Các phương thức chuyển nghĩa của từ.
23.Trong các cách kết hợp sau, cách kết hợp nào thể hiện rõ nhất dấu ấn riêng của cá nhân trong việc sử dụng
ngôn ngữ.
a.Vì trời mưa nên chúng tôi được nghỉ học. b. Tôi muốn tắt nắng đi.
c.Công ty đã đầu tư hàng tỉ đồng cho công trình thế kỉ ấy. d. Chúc anh lên đường thuận buồm xuôi gió.
24.Thao tác nào dưới dây không thuộc khâu phân tích đề?
a. Xác định các từ ngữ then chốt trong đề bài b. Xác định các ý lớn của bài viết.
c. Xác định yêu cầu về nội dung và hình thức. d. Xác định phạm vi tư liệu cần sử dụng.
25.Với đề bài: “Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?” cần phải huy động các thao
tác lập luận chính nào?.
a. Giải thích, chứng minh, bình luận. b. Giải thích, chứng minh.
c. Giải thích, phân tích, bình luận. d. Giải thích, chứng minh, phân tích.
Từ “xuân” trong những câu thơ sau đây được dùng theo sáng tạo riêng của mỗi tác giả như thế nào?
(Trả lời câu 26,27,28):

26. “ Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”( Truyện Kiều – Nguyễn Du):
a.Cành xuân: chỉ cành cây non tơ, xanh tươi, đầy sức sống.
b.Cành xuân: chỉ người con gái trẻ tuổi chưa lấychồng.
c.Cành xuân: chỉ mùa xuân mới về đậu trên cành lá non tơ.
d. Cành xuân: chỉ tuổi trẻ đầy khát vọng
TRANG 2
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
27. “ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân” (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến):
a. Bầu xuân: bầu rượu tràn đầy hương xuân. b.Bầu xuân: bầu tâm sự đầy ắp khát vọng của tuổi trẻ.
c.Bầu xuân: bầu rượu uống vào mùa xuân. d.Bầu xuân: bầu rượu người trẻ tuổi uống.
28. “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” (Tự tình-Hồ Xuân Hương):
a.“Xuân” chỉ: mùa xuân, tuổi trẻ b.“Xuân” chỉ: tuổi của người còn trẻ.
c.“Xuân” chỉ: ước mơ khát vọng lớn. d. “Xuân” chỉ: người con gái
29. Cái chung trong ngôn ngữ mỗi người bao gồm:
a. Các đơn vị yếu tố ngôn ngữ chung. b. Quy tắc cấu tạo từ, ngữ, câu, phong cách chức năng.
c. Âm thanh, âm tiết, từ ngữ cố định. d. Các đơn vị yếu tố ngôn ngữ, các quy tắc, phương thức chung.
30. Cái riêng trong lời nói cá nhân bao gồm:
a. Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung.
b. Giọng nói, vốn từ, tạo từ mới và sự sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung.
c. Các đơn vị yếu tố ngôn ngữ, các quy tắc, phương thức chung.
d. Quy tắc cấu tạo từ, ngữ, câu, phong cách chức năng.
Dựa vào kiểu từ láy quen thuộc của ngôn ngữ chung, lí giải ý nghĩa của các từ láy được tác giả tạo ra trong
các câu sau:
31.“Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tin sâu sắc”.(Báo
Quân đội nhân dân, ngày 2-7-1995):
1.1.Từ láy “mọn mằn” được cá nhân tạo ra dựa vào quy tắc từ láy nào của ngôn ngữ chung:
a.Từ láy có 2 tiếng, lặp phụ âm đầu. b. Từ láy có 2 tiếng, tiếng gốc là “mọn”, tiếng láy là “mằn”.
c. Từ láy có 2 tiếng, không có tiếng gốc.
d. Từ láy có 2 tiếng, lặp phụ âm đầu, tiếng gốc là “mọn”, tiếng láy là “mằn”.
1.2 Nghĩa của từ láy “mọn mằn” là:

a. nhỏ đến mức không đáng kể. b. nhỏ nhặt, tầm thường không đáng kể.
c. tầm thường không đáng kể. d. không cần thiết, không quan trọng.
32.“Gái miệt vườn giỏi giắn, làm trăm công ngàn việc không biết mệt” (Minh Tuyền)
1.1Từ láy “giỏi giắn” được cá nhân tạo ra dựa vào quy tắc từ láy nào của ngôn ngữ chung
a. Từ láy có 2 tiếng, lặp phụ âm đầu. b. Từ láy có 2 tiếng, tiếng gốc là “giỏi”, tiếng láy là “giắn”.
c. Từ láy có 2 tiếng, không có tiếng gốc.
d. Từ láy có 2 tiếng, lặp phụ âm đầu, tiếng gốc là “giỏi”, tiếng láy là “giắn”.
1.2 Nghĩa của từ láy “giỏi giắn” là:
a. rất giỏi, lời khen thể hiện sắc thái bình thường. b. rất giỏi, lời khen thể hiện sắc thái mến mộ, thiện cảm
c. rất giỏi, lời khen thể hiện sắc thái mến mộ, kính trọng.
d. rất giỏi, lời khen thể hiện sắc thái mến mộ, yêu thương.
33: “ Bà đứng chân trên chân dưới một cái bục gỗ ở góc gian hàng, một tay cầm micrô, tay kia đỡ giây điệu
đàng như ca sĩ” (Phan Thị Vàng Anh):
a. “Điệu đàng”: chải chuốt b. “Điệu đàng”: làm dáng thành thạo, tự nhiên
c. “Điệu đàng”: tự nhiên, không ngại ngùng gì cả. d. “Điệu đàng”: trang phục đẹp, chải chuốt.
34.Trong mỗi cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ?
a. Nước đổ lá khoai. c. Chuột chạy cùng sào .c.Đẽo cày giữa đường. d. Cờ đến tay ai, người ấy phất.
35. Phân tích đề văn nghị luận là gì?
a. Tìm nội dung trọng tâm, hệ thống luận điểm, phạm vi dẫn chứng.
b. Tìm nội dung trọng tâm, hệ thống luận điểm, thao tác lập luận chính.
c. Tìm nội dung trọng tâm, thao tác lập luận chính, phạm vi dẫn chứng.
d. Tìm hệ thống luận điểm, thao tác lập luận chính, phạm vi dẫn chứng.
36. Tác dụng chính của việc tìm hiểu, phân tích đề đúng là gì?
a. Giúp cho việc giải quyết vấn đề được đúng hướng, tránh lạc đề. b. Giúp cho hành văn được trôi chảy, mạch lạc.
c. Giúp cho việc trình bày được rõ ràng, sáng sủa. d. Giúp cho kết cấu bài văn được chặt chẽ.
TRANG 3
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
37. Với đề văn “Quan niệm của anh (chị) về sự thành công”, nội dung nào là trọng tâm?
a. Những con đường dẫn đến thành công b. Những lợi ích mà sự thành công mang lại
c. Những thành công mà anh (chị) đã có d. Thế nào là thành công

38. Trình tự lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội là gì?
a. Triển khai nội dung trọng tâm -> xác định ý lớn, ý nhỏ hợp lí -> sắp xép các ý theo một trình tự nhất định.
b. Triển khai nội dung trọng tâm -> xác định thao tác lập luận chính -> tìm các 1ý lớn ý nhỏ.
c. Xác định các thao tác lập luận chính -> tìm các ý lớn nhỏ -> sắp xếp theo một trình tự nhất định
d. Xác định thao tác lập luận chính -> sắp xếp ccá ý theo trình tự -> viết thành bài văn.
39. Câu hỏi nào không dùng để tìm ý cho đề bài ở câu 37?
a. Giải thích : Thế nào là thành công? b. Những con đường nào dẫn đến thành công?
c. Thành công có ý nghĩa gì đối với xã hội và người thành công?
d. Thành công thường có ở những lĩnh vực nào?
40. Phần mở bài trong dàn ý của bài văn nghị luận cần nêu được yếu tố nào?
a. Các thao tác lập luận chính b. Phạm vi tư liệu cần huy động
c. Câu nói của các nhà văn hoặc lãnh tụ. d. Vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ.
41. Nhiệm vụ của phần thân bài trong bài văn nghị luận là gì?
a. Triển khai nội dung trọng tâm theo các luận điểm, luận cứ đã được sắp xếp một cách hợp lí
b. Trình bày hệ thống dẫn chứng theo một trình tự nào đó. c. Viết các đoạn văn theo các luận điểm đã lập.
d. Đưa ra đánh giá, nhận xét của bản thân về trọng tâm đề ra.
42. Phần kết luận của bài văn nghị luận người ta thường làm gì?
a. Tóm tắt nội dung đã trình bày và vận dụng, liên hệ. b. Chốt lại vấn đề và vận dụng, liên hệ.
c. Nêu khái quát các ý đã thực hiện ở thân bài, suy nghĩ của bản thân
d. Nêu tác dụng của việc giải quyết nội dung trọng tâm ở thân bài.
ĐÁP ÁN
1c, 2b, 3c, 4b, 5d, 6a, 7d, 8a, 9c, 10a, 11a, 12d, 13c, 14c, 15c, 16c, 17b, 18b, 19d, 20a, 21d, 22c, 23b, 24b, 25d,
26b, 27b, 28a, 29d, 30b, 31.1d, 31.2b, 32.1d, 32.2b, 33b, 34c, 35c, 36a, 37a, 38a, 39d, 40d, 41a, 42b.
TUẦN 2:
- Lẽ ghét thương( Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
- Đọc thêm: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Bài viết số 1
1. Truyện Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào khoảng năm
a. 1850 * b. 1851 c. 1852 d. 1853

2. Kiều Nguyệt Nga gặp Lục Vân Tiên trong trường hợp nào?
a. Đi tảo mộ b. Đi thăm bạn c. Về thăm cha d. Đi chơi hội
3. Từ “phân vân” trong câu thơ: “Ghét đời Ngũ bá phân vân - Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn” có
nghĩa là:
a. lộn xộn, rối loạn * b. lựa chọn, chưa vừa lòng
c. chia lìa, đổ nát d. chuyện lôi thôi, rườm rà
4. Trong lời nói của ông Quán (đoạn trích Lẽ ghét thương - Truyện Lục vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu) từ
“ghét” được sử dụng mấy lần?
a. 9 lần b. 10 lần c. 11 lần d. 12 lần
5. Trong lời nói của ông Quán (đoạn trích Lẽ ghét thương - Truyện Lục vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu) từ
“thương” được sử dụng mấy lần?
a. 9 lần b. 10 lần c. 11 lần d. 12 lần
6. “Đức thánh nhân” trong câu thơ: “ Thương là thương đức thánh nhân – Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc
Khuông” là ai? a. Mạnh Tử b. Đồng Tử c. Khổng Tử* d. Nhan Tử
TRANG 4
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
7. “ Nguyên Lượng” trong câu thơ “ Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi - Lỡ bề giúp nước lại lui về cày”
là ai? a. Hàn Dũ * b. Đào Tiềm c. Gia Cát Lượng d. Lưu Bị
8. Các đối tượng được ông Quán (đoạn trích Lẽ ghét thương) “thương” là nhân vật cụ thể, các bậc hiền tài
một lòng giúp đời, giúp dân. Những nhân vật nào không có tên trong đối tượng “thương”:
a. Khổng Tử, Nhan Tử b. Đồng Tử, Gia Cát
c. Đào Tiềm. Hàn Dũ d. Quan Công, Lưu Bị
9. Tác giả đã sử dụng thành công các phương tiện ngôn ngữ nào để thể hiện thái độ ghét, thương rõ ràng, dứt
khoát và quyết liệt của mình?
a. Điệp từ, từ láy, thành ngữ, tiểu đối b. Ần dụ, điệp ngữ, hoán dụ, thành ngữ
c. Điệp từ, tiều đối, chơi chữ, so sánh d. Chơi chữ, so sánh, từ láy, tiểu đối
10.Chuyện ghét thương của ông Quán được nhìn nhận bằng quyền lợi của ai?
a. Quốc gia b. Cá nhân c. Nhân dân d. Nho sĩ
11. Khi nhảy xuống sông tự tử Kiều Nguyệt Nga ( nhân vật trong Truyện Lục Vân Tiên) đã mang theo kỉ vật
gì?

a. Chiếc thoa b. Cuốn sách c. Bức tượng * d. Chiếc áo
12. Điền những từ, câu thơ thiếu vào các câu thơ sau:
- Tiên rằng: “ Trong đục chưa tường
…………………………..ghét thương lẽ nào?”
Ghét đời thúc quý phân băng
Sớm đầu ………………… rối dân
Thương thầy Đổng Tử cao xa
Chí thời có chí,……………………….
……………………………….
…………………………………………
………………………………
……………………………………….....
……………………………….
……………………………………………
………………………………..
………………….., nửa phần lại thương.
13. Chọn từ cho phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Nguyệt Nga với….. …… là một điển hình của
…… ……. chung thuỷ, tâm sự của Nguyệt Nga, chung quanh Nguyệt Nga, đã làm nảy bao câu ……. ……..
đôn hậu và sâu sắc ở ngòi bút Đồ Chiểu”(Xuân Diệu).
Từ để chọn: Lục Vân Tiên, bức tượng, tình yêu, tình cảm, trữ tình, lục bát.
14. Chọn từ phù hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Nguyễn Đình Chiểu đã đứng trên lập trường …
nng…. …….. của nhân dân mà có một thái độ dứt khoát: yêu và ghét, “Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm”.
Thái độ dứt khoát ấy được xây dựng trên một …lytưg….. ………. vững chắc, bền bĩ, không gì lay chuyển
được” (Vũ Đình Liên).
Từ để chọn: nhân đạo, nhân nghĩa, tình yêu, lí tưởng.
15. .Đoạn trích Lẽ ghét thương ( trích Truyện Lục Vân Tiên) là:
a. cuộc đối thoại giữa ông Quán với bốn chàng nho sinh trong quán rượu trước lúc họ vào trường thi.
b. cuộc đối thoại chỉ giữa ông Quán và Vân Tiên trong quán rượu.
c. cuộc đối giảng về lẽ phải trái của ông Quán với bọn Trịnh Hâm.
d. cuộc đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên sau khi chàng gặp nạn và được cứu giúp.

16.Ông Quán chỉ là một nhân vật phụ trong truyện Lục Vân Tiên, thế nhưng lại rất được yêu thích. Đó là bởi
vì:
a. ông là biểu tượng cho những bậc cứu nhân độ thế.
b. ông là biểu tượng cho những con người coi thường phú quý và quyền lực.
TRANG 5
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
c. ông là biểu tượng cho tình cảm yêu ghét phân minh, trong sáng.
d. ông là biểu tượng cho tình những ẩn sĩ có nhân cách cao đẹp.
17.Ông Quán chính là hình ảnh của:
a. người nông dân. b. nhân dân nói chung.
c. ông tiên trong truyện cổ tích xưa. d nhà nho mai danh ẩn tích.
18.Truyện Lục Vân Tiên thuộc thể loại gì?
a. Truyện truyền kì. b. Truyện Nôm c. Truyện dân gian. d. Truyện thần thoại
19.Bài thơ Chạy giặc được sáng tác vào khoảng năm:
a. 1858 b. 1859 c. 1860 d. 1861
20. Trong hai câu thơ “ Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dát bay”
chủ yếu nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?
a. Đảo ngữ, đối lập b. Ẩn dụ, hoán dụ c. Chơi chữ, đối lập d. So sánh, nhân hoá
21.Trong hai câu thơ cuối bài Chạy giặc, Nguyễn Đình Chiểu đã phê phán hạng người nào trong xã hội?
a. Những nho sinh chỉ biết ôm đống sách vở cũ. b. Bọn giặc xâm lược.
c. Những người không dám đứng lên chống Pháp. d Những người có trách nhiệm với dân với nước.
22. Nguyễn Đình Chiểu đã từng đậu:
a. Tú tài. b. Cử nhân. c. Bảng nhãn. d. Thám hoa.
23.Nguyễn Đình Chiểu được coi là:
a. nhà thơ đầu tiên viết về chủ đề đạo đức nhân nghĩa.
b. một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam Kì sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm.
c. một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam Kì sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán.
d. nhà thơ có thành tựu xuất sắc nhất về thể loại truyện Nôm bác học ở Việt Nam.
24.Tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Đình Chiểu được viết trước khi thực dân Pháp sang xâm lược nước

ta?.
a. Chạy giặc. b. Văn tế Trương Định.c. Ngư tiều y thuật vấn đáp. d. Truyện Lục Vân Tiên.
25.Câu thơ “Một bàn cờ thế phút sa tay” (Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu) được hiểu là:
a. Sự lo lắng, xót xa bàng hoàng khi đất nước rơi vào tay kẻ thù.
b. Đất nước rơi vào cảnh nguy khốn và sự xót xa bàng hoàng của tác giả.
c. Nguy cơ mất nước và nỗi lo lắng, sự chua xót bàng hoàng của nhà thơ.*
d. Sự đau xót và cảm nhận tình thế nguy cấp của đất nước.
26. Câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” khuyên răn con người phải:
a. đối xử tốt với mọi người xung quanh.
b. biết chú ý đến việc xử sự có văn hóa đối với mọi người xung quanh.
c. biết thành thạo trong: ăn, nói, gói, mở. d. biết lịch sự ở những chỗ đông người.
27. “Học nói” trong câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” được hiểu là:
a. nói rành rọt, dễ nghe, trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng.
b. nói to, diễn cảm, trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ để biết cách giao tiếp chuẩn mực
c. trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ để biết cách giao tiếp chuẩn mực trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng.
d. rèn luyện kĩ năng và biết giao tiếp trong mọi hoàn cảnh.
28. Câu nào đúng ngữ pháp trong các câu sau:
a. Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” của La Quán Trung cho ta thấy Trương Phi là một người anh hùng, tài hoa,
kiệt xuất và giàu lòng thương người.
b. Qua đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” của La Quán Trung, thấy rõ Trương Phi là một người anh hùng, tài hoa,
kiệt xuất và giàu lòng thương người.
c. Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung, thấy Trương Phi là một người anh hùng, tài hoa, kiệt xuất
và giàu lòng thương người.
d. Qua đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” của La Quán Trung, cho ta thấy rõ Trương Phi là một người anh hùng, tài
hoa, kiệt xuất và giàu lòng thương người
TRANG 6
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
29. Chọn phương án đúng nhất để điền vào chỗ trống trong nhận xét sau:
“ Người ta học tiếng mẹ đẻ chủ yếu qua {………..}”
a. các phương tiện truyền thông đại chúng b. sách vở ở nhà trường

c. các bài ca daodân ca, thành ngữ, tục ngữ c. Giao tiếp hàng ngày trong gia đình và xã hội
30. Nói đến lời nói cá nhân là nói đến:
a. Sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp trong những tình huống cụ thể
b. Những sáng tạo ngôn ngữ độc đáo của từng người nhằm đóng góp cho vốn ngôn ngữ chung của xã hội.
c. Cách phát âm riêng biệt của từng người, khó lòng có hai người phát âm hoàn toàn giống nhau
d. Cách dùng từ riêng biệt của từng người trong giao tiếp hàng ngày với gia đình và xã hội.
31. Trời sắp mưa, ông bố vẫn muốn đến sân vận động xem bóng đá. Trong gia đình không ai ủng hộ ý tưởng
đó. Bà vợ bảo: “Có mà điên mới đi xem bóng đá dưới trời mưa”. Cô con gái nói: “Tội gì mà đi xem bóng đá
dưới trời mưa, hả bố?”.
Cách nói khác nhau của bà vợ và cô gái chứng tỏ:
a. Cả hai đều không thích bóng đá
b. Cả hai đều có cách nói riêng dựa trên nền tảng chung của tiếng Việt
c. Phong cách khẩu ngữ trong lời nói của bà vợ rõ hơn so với lời nói của cô gái
d. Phong cách khẩu ngữ là phong cách đượ sử dụng trong giao tiếp gia đình.
32. Câu ca dao: “Người khôn ăn nói nửa chừng / Để cho người dải nửa mừng nửa lo” là nhằm:
a. Ca ngợi cách nói nửa chừng, không “nói toạc móng heo” mà nói một cách ý nhị
b. Chứng minh rằng lối nói lấp lửng có thể mang đến những hiệu quả trái ngược.
c. Phê phán sự nhẹ dạ, cả tin, không chịu nghĩ của một số người trong giao tiếp.
d. Chỉ những người có lối nói năng chừng mực, kín đáo, tế nhị.
33. Các nhà văn thường phải lao động vất vả trong việc lựa chọn từ ngữ, đặt câu. Đó là do:
a. họ muốn để lại dấu ấn cá nhân trong việc vận dụng ngôn ngữ chung.
b. họ muốn tiếng Việt mỗi ngày thêm nhiều từ lạ.
c. nếu không lựa chọn từ chính xác có thể dẫn đến sự hiểu nhầm
d. nhà văn bao giờ cũng có cách viết khác người bình thường.
ĐÁP ÁN:
1a, 2c, 3a, 4b, 5b, 6c, 7b, 8d, 9a, 10c, 11c, 13: bức tượng, tình yêu, trữ tình, 14: nhân nghĩa, lí tưởng, 15a, 16c, 17d,
18b, 19b, 20a, 21d, 22a, 23b, 24d, 25c, 26b, 27c, 28a, 29c, 30a, 31b, 32d, 33a
TUẦN 3:
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Tác gia Nguyễn Đình Chiểu

- Luyện tập về hiện tượng tách từ
1. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đề cập đến sự kiện lịch sử: nghĩa quân bao gồm những người nông dân tụ nghĩa
đã tấn công đồn Cần Giuộc ở Gia Định (Long An ngày nay). Sự kiện này diễn ra:
a. ngày 16 -12- 1859 b. ngày 16 -12 – 1860 c. ngày 16 -12- 1861* d. ngày 16 -12 -1862
2. Cuộc tấn công gây tổn thất cho địch nhưng cuối cùng bị thất bại. Nghĩa quân hi sinh:
a. 20 người * b. 21 người c. 15 người d. 19 người
3. Câu nào sau đây hợp lí nhất:
a. Theo yêu cầu của triều đình Huế, Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế.
b. Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế. *
c. Theo yêu cầu của nhân dân và đám tang gợi cho cụ Đồ đọc ngay bài văn tế.
d. Theo yêu cầu của các sĩ phu yêu nước, Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế.
4. Sau khi bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời
a. vua Tự Đức ra lệnh cấm lưu hành để làm vừa lòng bọn giặc. b.vua Tự Đức cho phổ biến rộng rãi.
c. Miên Thẩm và Mai An nữ sĩ kêu gọi mọi người hãy lưu truyền và đọc thuộc.
d. Bộ Lễ của triều đình Huế cho sao và truyền đi khắp nước .*
TRANG 7
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
5. Câu nào đúng trong các câu sau:
a.Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân
chiêu mộ.*
b.Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, yêu nước làm quân
chiêu mộ.
c.Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, mong muốn làm quân
chiêu mộ.
d.Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, quyết tâm làm quân
chiêu mộ.
6.Giọng điệu chung của một bài văn tế là gì?
a. Giọng bi tráng.* b. Giọng trầm hùng. c. Giọng lâm li, thống thiết. d. Giọng ủy mị, đau thương
7.Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc đời của người đã khuất?
a. Lung khởi. b. Thích thực.* c. Ai vãn. d. Kết.

8. Câu 2 trong bài văn tế có nội dung:
a. Mười năm làm ruộng, danh tiếng không ai biết như chiếc phao của người đi câu nổi một chấm trong nước lặng.
Một trận đánh Tây, nổi lên như tiếng mõ rồi sẽ mất, không cần danh người nghĩa sĩ vẫn hi sinh vì nước.
b. Mười năm đưa công sức của mình ra vỡ ruộng chưa chắc đã còn lại gì, cần phải nổi danh tiếng cho thiên hạ biết.
Một trận đánh Tây, nổi lên như tiếng mõ rồi sẽ mất, không cần danh người nghĩa sĩ vẫn hi sinh vì nước.
c. Mười năm làm ruộng, danh tiếng không ai biết như chiếc phao của người đi câu nổi một chấm trong nước lặng.
Chỉ một trận đánh Tây vì nghĩa lớn cho dân tộc thì tiếng tăm lừng lẫy, lưu truyền qua không gian và thời gian, thân
xác có mất nhưng danh thì còn mãi.*
d. Mười năm làm ruộng, danh tiếng không ai biết như chiếc phao của người đi câu nổi một chấm trong nước lặng.
Một trận đánh Tây, nổi lên như tiếng mõ rồi sẽ mất, không cần danh người nghĩa sĩ vẫn hi sinh vì nước.
9. Cụm từ nào không có trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
a. Trận nghĩa b. Mến nghĩa c. Lòng nghĩa d. Nhân nghĩa *
10. “ Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã
tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ” (câu 22- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) đã thể hiện một lối
sống:
a. Tuân theo đạo đức thờ ông bà, tổ tiên, không đầu hàng kẻ thù.
b. Thà chết theo ông bà ở suối vàng chứ không đầu hàng quân xâm lược, không theo giặc để bán rẻ Tổ quốc, nhân
dân.*
c. Sống để nhìn thấy kẻ xâm lược và những kẻ bán rẻ Tổ quốc.
d. Sống để nhìn thấy kẻ xâm lược, kẻ bán rẻ Tổ quốc và thương tổ tiên, ông bà.
11. Tạo nên hai bè vừa hào hùng vừa đau xót trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễ Đình Chiểu đã
a. làm nổi bật hình tượng những người hi sinh vì nghĩa lớn, sẵn sàng chết vì nền độc lập của dân tộc.*
b. gây ấn tượng sầu bi thương tiếc những người đã chết.
c. thể hiện tình cảm yêu thương, cảm thông với người đã chết và người còn sống.
d. thể hiện niềm tự hào về những người con đã hi sinh vì Tổ quốc.
12. Câu “ Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để
thờ, tiếng hay trải muôn đời ai cũng mộ” gần nghĩa với câu tục ngữ nào sau đây:
a. Chết trong còn hơn sống đục b. Hùm chết để da, người ta chết để tiếng.*
c. Tốt danh hơn lành áo d. Chết sông chết suối, không ai chết đuối đọi đèn
13. Điền cụm từ đúng vào chỗ trống cho nhận xét sau: “ Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân

tộc có một ………………………..sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời
của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước.”
( Cụm từ chọn: nhân vật điển hình, hình tượng điển hình, tượng đài nghệ thuật ).
TRANG 8
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
14. Giá trị đặc sắc của bài tế là:
a. thể hiện vẻ đẹp hiên ngang, bi tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc tự giác đứng
lên đánh giặc và thái độ cảm phục, xót thương của tác giả đối với các nghĩa sĩ ấy.*
b. thể hiện vẻ đẹp giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc tự giác đứng lên đánh giặc và thái độ
cảm phục, xót thương của tác giả đối với các nghĩa sĩ ấy.
c. thể hiện vẻ đẹp anh hùng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc tự giác đứng lên đánh giặc và thái
độ cảm phục, xót thương của tác giả đối với các nghĩa sĩ ấy.
d. thể hiện vẻ đẹp giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc tự giác đứng lên đánh giặc và thái độ
xót thương của tác giả đối với các nghĩa sĩ ấy.
15. “ sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng, chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ” là những hình
ảnh:
a. ẩn dụ, tượng trưng b. so sánh, ước lệ c. ước lệ tượng trưng * d.hoán dụ, tượng trưng.
16. Hai câu thơ “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
được trích từ tác phẩm nào của Nguyễn Đình Chiểu:
a.Dương Từ - Hà Mậu * b.Lục Vân Tiên c.Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc d.Ngư-Tiều y thuật vấn đáp
17. Nhận định nào sau đây về sáng tác Nguyễn Đình Chiểu là đúng nhất:
a. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu tập trung lên án quân xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, ca ngợi tinh
thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu của nhân dân. *
b. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu tập trung phê phán triều đình nhu nhược, ca ngợi tinh thần nghĩa khí và những
tấm gương chiến đấu của nhân dân.
c. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu tập trung lên án quân xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, ca ngợi những
tấm gương chiến đấu của nhân dân.
d. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu tập trung lên án quân xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, ca ngợi những
tấm gương chiến đấu của nhân dân, ca ngợi quê hương đất nước.

18. Tác phẩm nào sau đây không phải là tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu:
a. Dương Từ - Hà Mậu b. Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh c. Thói đời * d. Chạy giặc
19. Nhận xét nào sau đây đúng với con người Nguyễn Đình Chiểu:
a. Ông là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa của nhân dân. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy
mẫu mực mà còn là một chiến sĩ yêu nước tham gia bàn bạc mưu lược với các chí sĩ chống thực dân Pháp. Ông cũng
là người có uy tín rất lớn trong nhân dân. *
b. Ông là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa của nhân dân. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy
mẫu mực mà còn là một chiến sĩ yêu nước tham gia bàn bạc mưu lược với các chí sĩ chống thực dân Pháp.
c. Ông là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa của nhân dân. Ông là người thầy mẫu mực, là một chiến sĩ yêu
nước tham gia bàn bạc mưu lược với các chí sĩ chống thực dân Pháp. Ông cũng là người có uy tín rất lớn trong nhân
dân.
d. Ông là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa của nhân dân. Ông là một chiến sĩ yêu nước tham gia bàn bạc
mưu lược với các chí sĩ chống thực dân Pháp,là người có uy tín rất lớn trong nhân dân.
20. Nối cột A và B để có đáp án đúng:
A B
1. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
2. Chạy giặc
3. Dương Từ - Hà Mậu
4. Truyện Lục Vân Tiên
5. Ngóng gió đông
1c, 2a, 3e, 4d, 5b
a. Niềm xót thương vô hạn trước cảnh “sẩy đàn tan nghé”.
b. Sự oán trách, niềm mong mỏi triều đình giúp dân gín giữ
bờ cõi.
c. Niềm xót thương, lòng ngưỡng mộ những người nghèo
khó nhưng chiến đấu quên mình, dũng cảm, bất khuất…
d. Bản án kết tội những kẻ bất nghĩa,bất nhân, phản trắc, dốt
nát, đê tiện.
e. Ngợi ca những người giác ngộ trở về với chính đạo.
f. Ca ngợi các anh hùng chống giặc cứu nước.

TRANG 9
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
20. Nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trước khi Pháp xâm lược là:
a. Ca ngợi những con người tốt theo quan niệm đạo đức truyền thống như trung nghĩa, thủy chung, dũng cảm.*
b. Ca ngợi những con người tốt như trung nghĩa, thủy chung, dũng cảm.
c. Ca ngợi những con người tốt theo quan niệm đạo đức truyền thống , những người trung dũng.
d. Ca ngợi những con người tốt, yêu nước có tinh thần chống giặc ngoại xâm.
21. Nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu sau khi Pháp xâm lược là:
a. Lên án quân xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, ca ngợi tinh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu
của nhân dân. *
b. Lên án quân xâm lược, ca ngợi tinh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu của nhân dân.
c. Phê phán triều đình nhu nhược, ca ngợi tinh thần nghĩa khí, những tấm gương chiến đấu của nhân dân, những
người có tình yêu chung thủy.
d. Lên án quân xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, ca ngợi những người có công với đất nước, những sĩ phu
yêu nước.
22. “ Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân là hình tượng thành công nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu ở cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Trước ông chưa có nhà văn nào
viết riêng về người nông dân. Các nhà văn, nhà thơ trung đại chỉ tập trung vào xây dựng các hình tượng anh
hùng dân tộc là các bậc quân thần với những chiến công lẫy lừng. Người nông dân xuất hiện rất mờ nhạt
trong các tác phẩm của các nhà văn thời phong kiến và chưa bao giờ họ trở thành hình tượng nghệ thuật
chính”. Ý kiến trên là:
a. Đúng b. Sai
23. Cho từ thương nhớ, những kết hợp nào sau đây không phải là kết hợp có hiện tượng tách từ?
a. Càng thương càng nhớ* b. Thương với chả nhớ
c. Những thương những nhớ d. Thương với nhớ
24. Thành ngữ nào sau đây có hiện tượng tách từ?
a. Ăn to nói lớn* b. Ăn cháo đá bát
c. Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng d. Ăn cơm chúa múa tối ngày
25. Hiện tượng iếc hóa trong tiếng Việt, như học hiếc, chơi chiếc, sắm siếc… là lối nói nào?
a. Lối nói có hiện tượng tách từ b. Lối nói nhằm đạt hiệu quả giao tiếp*

c. Lối nói hoàn toàn mang tính cá nhân d. Lối nói vi phạm chuẩn mực chung
26. Đối với hiện tượng tách từ, chúng ta nên:
a. hạn chế tối đa trong giao tiếp b. từ bỏ trong nói năng hàng ngày
c. dùng nhiều trong các văn bản viết d. biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ*
27. Khi gặp hiện tượng tách từ trong tác phẩm văn học, người đọc nên chú ý điều gì?
a. Thử tìm cách khôi phục dạng ban đầu b. Thử tìm cách tách từ theo một lối khác
c. Thấy được hiệu quả giao tiếp của nó* d. Phân tích và tìm hiểu công thức tách từ
28. Hiệu quả của tách từ như một biện pháp tu từ có tác dụng gì?
a. Làm cho câu kéo dài hơn, phù hợp với yêu cầu của thơ ca b. Tạo nên phong cách riêng của tác giả
c. Tạo nên một hiệu quả diễn đạt nào đó* d. Làm nổi bật đặc trưng của tiếng Việt
29. Hiện tượng tách từ được thấy trong trường hợp nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a. Trong thơ ca và các tác phẩm trữ tình b. Trong văn xuôi và các tác phẩm kịch
c. Trong thành ngữ, tục ngữ dân gian d. Trong hầu hết các hoạt động giao tiếp*
30. Thành ngữ nào sau đây không có hiện tượng tách từ?
a. Ăn cạnh nằm kề b. Ăn nhịn để dành c. Ăn chắc mặc bền d. Ăn chung ở chạ
31. Nhận định nào sau đây đúng về hiện tượng tách từ:
a. Chỉ có một cách tách từ b. Có nhiều cách tách từ
c. Tách từ được thực hiện tùy ý c. Mỗi người có một cách tách từ riêng.
32. Trong bài Hầu trời của Tản Đà, có hiện tượng tách từ giấy mực ở đoạn thơ sau:
Vốn liếng còn một bụng văn đó
TRANG 10
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
Giấy người mực người thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố
Tác giả tách từ như vậy nhằm mục đích gì?
a. Đảm bảo các câu thơ đủ 7 tiếng theo yêu cầu thể loại b. Nhấn mạnh cái nghèo của người làm thơ
c. Tạo lập một phong cách thơ riêng biệt độc đáo d. Chứng minh khả năng tách từ đa dạng của tiếng Việt
33. Tại sao hiện tượng tách từ thường gặp trong thơ ca?
a. Thơ ca phải tuân theo quy tắc về vần điệu b. Tách từ được sử dụng như một biện pháp tu từ
c. Ngôn ngữ thơ ca thường giàu từ tượng thanh d. Thơ ca thường nói bằng hình tượng.

TUẦN 4:
-Tự tình (Hồ Xuân Hương)
- Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
- Trả bài viết
- Bài số 2 – Nghị luận xã hội (Bài ở nhà)
1.Nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là gì?
a. Phê phán giai cấp phong kiến.
b. Châm biếm những hiện tượng lố bịch trong xã hội.
c. Miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên.
d. Đấu tranh để mưu cầu hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.*
2.Bi kịch của nhân vật trữ tình trong Tự tình (Hồ Xuân Hương) là bi kịch gì?.
a. Bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận.*
b. Bi kịch của thân phận người làm lẽ.
c. Bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ nam quyền.
d. Bi kịch tình duyên không trọn vẹn.
3.Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tự tình (Hồ Xuân Hương) là gì?
a. Sử dụng thủ pháp đảo ngữ.
b. Sử dụng các thành ngữ.
c. Sử dụng những từ và hình ảnh gây án tượng mạnh.*
d. Sử dụng thủ pháp đối lập.
4. Hai câu thơ: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Cho ta thấy tâm trạng của chủ thể trữ tình (Hồ Xuân Hương) đó là:
a. Nỗi niềm buồn tủi * b. Xót xa căm giận c. Phản kháng mạnh mẽ d. Cam chịu, cô đơn
5. “Trơ” trong “Trơ cái hồng nhan với nước non” của Hồ Xuân Hương được hiểu:
a. Không xót xa ân hận b. Tủi hổ bẽ bàng *
b. Ngẩn người ra d. Không biết ngượng
6. “Trơ” kết hợp với “nước non” trong “Trơ cái hồng nhan với nước non” của Hồ Xuân Hương thể hiện được
điều gì?
a. Sự bền gan thách đố * b. Sự đau đớn tủi hổ

c. Sự liều lĩnh bất cần d. Sự khinh thường ngạo mạn
7. Chọn từ điền vào chỗ trống theo thứ tự trong các câu thơ sau:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ…hồng nhan …nước non
Chén rượu…đưa …lại …
a. cái, với, hương , say, tỉnh.* b. với, hương, say, tỉnh, cái.
c. với, cái, say, tỉnh, hương. d. hương, say, tỉnh, cái, với.
Câu 8: Tập thơ nào sau đây là của Hồ Xuân Hương:
a. Lưu hương kí* b. Quốc âm thi tập c. Ức Trai thi tập d. Thơ thơ
TRANG 11
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
Câu 9: Khi trưởng thành, Hồ Xn Hương có dựng một ngơi nhà ở gần Hồ Tây, lấy tên là:
a. Kh Văn Các b. Cổ Nguyệt Đường c. Quốc Tử Giám d. Lưu Hương Các
Câu 10: Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” tượng trưng cho:
a. thân phận đáng thương của người phụ nữ làm lẽ. b. tình duyên không trọn vẹn.*
c. khát vọng hạnh phúc cá nhân.
d. khát vọng thốt khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến.
Câu 11: Thủ pháp nghệ thuật nào được Hồ Xn Hương sử dụng trong hai câu thơ sau:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạt chân mây, đá mấy hòn
a. Dùng từ ngữ, hình ảnh gây ấn tượng mạnh* b. Dùng thủ pháp ẩn dụ
c. Dùng biện pháp tu từ nhân hóa d. Dùng thủ pháp nghệ thuật liệt kê.
Câu 12: Hồ Xn Hương đã sáng tác bao nhiêu bài thơ “Tự tình”:
a. 1 b. 2 c. 3* d. 4.
Câu 13: Ai là người đầu tiên gọi Hồ Xn Hương là “Bà Chúa Thơ Nơm”:
a. Xn Diệu* b. Huy Cận c. Nguyễn Du d. Nguyễn Dữ.
Câu 14: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống trong hai câu thơ sau:
Ngán nỗi xn đi xn…
…san sẻ tí con con.
a. lại lại, mảnh tình* b. đã lại, mảnh tình c. lại lại, chút tình d. đã lại, chút tình.

Câu 15: Từ “xn” trong bài thơ “Tự tình” được hiểu là:
a. tuổi xn của con người* b. một mùa trong năm
c. nhan sắc của người phụ nữ d. thân phận của người phụ nữ
Câu 16: Nguồn cảm hứng dồi dào nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là gì?
A. Phê phán giai cấp phong kiến. B. Châm biếm những hiện tượng lố bòch trong xã hội.
C. Đấu tranh để mưu cầu hạnh phúc lứa dôi, hạnh phúc gia đình.*
D. Miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên.
Câu 17: Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “ Bà Chúa Thơ Nôm”. Hãy cho biết, thể thơ này xuất hiện
ở nước ta vào thời gian nào?
a. Đầu thế kỷ X. b. Cuối thế kỷ XIII. c. Đầu thế kỷ XIV. d. Đầu thế kỷ XV.
Câu 18: Thơ Nôm Đường luật là một thể loại văn học sử dụng hầu như nguyên vẹn hình thức, niêm luật
thơ Đường, nhưng được viết bằng chữ Nôm. a. Đúng* b. Sai
Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chủ đạo của thơ Hồ Xuân Hương?
A. Viết về đề tài người phụ nữ.
B. Thơ giàu cảm hứng trào phúng mà vẫn sâu đậm chất trữ tình.
C. Độc đáo nhất và có giá trò nhất là mảng thơ Chữ Hán.*
D. Đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng, đến ngôn ngữ, hình tượng.
Câu 20: Hình ảnh nào trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Qt mang ý nghĩa tượng trưng?
a. Mặt trời. b. Bãi cát dài và người đi trên cát.*
c. Qn rượu trên đường. d. Phường danh lợi.
Câu 21. Mâu thuẫn lớn dẫn đến sự bế tắc của nhân vật trữ tình trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao
Bá Qt) là gì?
a. Đau xót trước cảnh lầm than của nhân dân mà khơng có cách nào giúp được.
b. Khát vọng đỗ đạt với chuyện quan tước chỉ là hư danh.
c. Lí tưởng tiến thân với sự mục nát của xã hội phong kiến đương thời.
d. Mong muốn tìm kiếm lẽ sống mới, lí tưởng mới mà khơng tìm thấy.*
TRANG 12
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
Câu 22: Trong bài thơ, tác giả dùng nhiều đại từ xưng hô khác nhau, điều này mang đến hiệu quả nghệ
thuật gì?

a. Nhằm tạo một cái nhìn khách quan.
b. Nhằm né tránh cái nhìn quy chụp về tư tưởng của giai cấp phong kiến.
*c. Nhằm trình bày những tâm trạng, những thái độ khác nhau của chủ thể trong những hoàn cảnh khác nhau.
d. Nhằm nói lên tâm trạng của tầng lớp trí thức đương thời.
Câu 23: Trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”, chuyện danh lợi được ví như là một thứ rượu. Sự so
sánh này dựa trên cơ sở nào?
a. Vì danh lợi cũng như rượu, đều có thể dùng tiền để mua được.
b. Vì danh lợi cũng như rượu, luôn gắn liền với kẻ só.
c. Vì danh lợi cũng như một thứ rượu dễ làm say lòng người.*
d. Vì danh lợi dễ làm người ta mất hết lý trí như rượu.
Câu 24: Xét về vị trí lịch sử, Cao Bá Qt là:
a. nhà thơ lớn sáng tác bằng chữ Hán kế sau Nguyễn Du.*
b. nhà thơ lớn sáng tác bằng chữ Nơm kế sau Nguyễn Đình Chiểu.
c. nhà thơ lớn sáng tác bằng chữ Nơm kế sau Hồ Xn Hương.
d. nhà thơ lớn sáng tác bằng chữ Hán kế sau Nguyễn Trãi.
Câu 25: Thơng tin nào dưới đây khơng đúng về Cao Bá Qt:
a. Cuối năm 1854, ơng tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn.
b. Năm 1855, cuộc khởi nghĩa thất bại, ơng bị chết trong một trận đánh.
c. Nguyễn Tn đã dùng hình tượng của ơng để xây dựng nhân vật Huấn Cao.
d. Năm 1858, tuy tuổi rất cao, nhưng ơng vẫn xin được đi đánh Pháp.*
Câu 26: “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” thể hiện rõ:
a. Tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối ra trên đường đời.*
b. Tâm trạng chán ngán của những người tài cao, phận thấp.
c. Khát vọng lập được cơng danh của những nhà Nho chân chính.
d. Khát vọng được cống hiến sức mình cho tổ quốc.
Câu 27: Chọn từ điền vào chỗ trống theo thứ tự trong các câu thơ sau:
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây?…mờ mịt,
Đường…còn…đâu…?
Hãy nghe ta hát khúc…

a. đường bằng, ghê sợ, nhiều, ít , đường cùng.* b. đường cùng, đường bằng, nhiều, ít, ghê sợ.
c. ghê sợ, ít, nhiều, đường bằng, đường cùng. d. đường cùng, đường bằng, nhiều, ít, ghê sợ.
Câu 28: Vì sao khi đang tập sự ở Bộ Lễ, Cao Bá Qt bị bắt giam và chịu cực hình tra tấn trong vòng ba năm:
a. Ơng đã lãnh đạo nghĩa qn chống lại triều đình.
b. Ơng đã dùng muội đèn chữa những chỗ phạm trường quy trong hai mươi tư quyển thi đáng được lấy đỗ.*
c. Ơng đã vạch trần bản chất xấu xa của một số quan lại trong triều đình.
d. Ơng đã lên tiếng phản đối lại mệnh lệnh của nhà vua.
Câu 29: Cao bá Qt để lại một khối lượng tác phẩm rất lớn , nhưng nhiều nhất là thể loại:
a. Phú Nơm b. Hát nói c. Thơ * d. Văn xi
Câu 30: Cao Bá Qt đã tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình vào năm:
a. 1853 b. 1854* c. 1855 d. 1856
Câu 31: Hình ảnh nào được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”:
a. Mặt trời b. Bãi cát dài* c. Qn rượu d. Đường cùng
TRANG 13
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
Câu 32: Chọn những cặp đôi đúng nhất:
1. Bãi cát dài
2. sóng dào dạt
3. Trèo non, lội suối
4. bãi cát dài ơi!
5. Phía nam núi Nam
6. giận khôn vơi
a. 1-2, 3-5, 4-6. b. 1-4, 5-2, 3-6.* c. 4-1, 2-5, 6-3. d. 2-4, 1-3, 5-6.
TUẦN 5: Câu cá mùa thu.
Tiến sĩ giấy.
Khóc Dương Khuê.
Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa.
Câu 1: Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến bao gồm mấy bài:
a. 2 b. 3* c. 4 d. 5
Câu 2: Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến đã mô tả mùa thu đặc trưng ở:

a. Đồng bằng Bắc Bộ* c. Đồng bằng duyên hải miền Trung
b. Đồng bằng Nam Bộ d. Đồng bằng trung du Bắc Bộ
Câu 3: Nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật của bài thơ “Thu điếu” là:
a. Cách gieo vần * b. Cách sử dụng hình ảnh
c. Cách nhà thơ chọn điểm nhìn để mô tả d. Cách sử dụng các từ lấp láy
Câu 4: Từ “đâu” trong câu cuối của bài thơ “Thu điếu” là:
a. Đại từ phiếm chỉ * b. Hư từ phủ định c. Quan hệ từ d. Tính từ
Câu 5: Cảnh thu trong bài “Thu điếu” được mô tả:
a. vừa trong vừa tĩnh* b. vừa xanh vừa trong c. vừa xanh vừa tĩnh d. vừa tĩnh vừa buồn
Câu 6: “Câu cá mùa thu” đã thể hiện sinh động sự hòa hợp giữa:
a. Cảnh sắc mùa thu với nỗi lòng u uẩn của nhà thơ*
b. Cảnh sắc mùa thu với tâm trạng muốn quên đời của nhà thơ.
c. Cảnh sắc mùa thu với tâm trạng cô đơn của nhà thơ
d. Cảnh sắc mùa thu với khát vọng muốn lập công danh của nhà thơ
Câu 7: Trong bài thơ “ Thu điếu”, nhà thơ đã sử dụng bao nhiêu từ láy:
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6
Câu 8: Những hình ảnh nào sau đây đều có ở cả ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến:
a. Bầu trời xanh, ao thu, trúc* b. Ánh trăng, bầu trời xanh, trúc
c. Thuyền câu, bầu trời xanh, trúc d. Song thưa, thuyền câu, bầu trời xanh.
Câu 9: Bài “Câu cá mùa thu” được sáng tác vào thời điểm nào?
a. Khi Nguyễn khuyến đang làm quan b. Khi Nguyễn Khuyến đã về quê ở ẩn*
c. Khi Nguyễn Khuyến chưa đỗ đạt d. Khi Nguyễn Khuyến đang đi thi Hội.
Câu 10: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống lần lượt trong câu thơ sau:
Tựa gối…cần…chẳng …
a. buông, câu, được b. buông, lâu, được c. ôm, câu, được d. ôm, lâu, được*
Câu 11: Bài thơ “ Tiến sĩ giấy” được viết ra trên cơ sở:
a. Cảm nhận về sự rối ren của thời cuộc và sự bất lực của nhà Nho
b. Trải nghiệm thấm thía về cái nhố nhăng của thời cuộc và sự bất lực của nhà Nho*
c. Cảm nhận về sự rối ren của thời cuộc và sự bất lực của nhà thơ
d. Trải nghiệm thấm thía về cái nhố nhăng của thời cuộc và sự bất lực của nhà thơ

TRANG 14
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
Câu 12: Giọng điệu chủ đạo của bài thơ “Tiến sĩ giấy” là:
a. châm biếm, mỉa mai, cay đắng.* c. phê phán, đả kích, tự trào.
b. châm biếm, đả kích, phê phán. d. đả kích, mỉa mai, phê phán.
Câu 13: Bài thơ “Tiến sĩ giấy” châm biếm những đối tượng nào?
a. Những kẻ chỉ có hư danh, không có thực học.* c. Những kẻ tham lam.
b. Những tên quan lại xu nịnh d. Những kẻ chạy theo đồng tiền mà giẫm đạp lên luân thường đạo lý.
Câu 14: “Ông nghè” là từ mà dân gian dùng để gọi đối tượng nào?
a. Tú tài. b. Cử nhân. c. Trạng nguyên d. Tiến sĩ.*
Câu 15: Chọn những từ đúng điền vào chỗ trống lần lượt trong câu thơ sau:
Ghế …lọng xanh ngồi …
a. chéo, bảnh chọe b. tréo, bãnh chọe c. tréo, bảnh chọe* d. chéo, bảnh trọe
Câu 16: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống trong câu thơ sau:
Ai chẳng biết chán đời là phải
Sao vội vàng đã…lên tiên.
a. mải* b. mãi c. phải d. chịu
Câu 17: Trong bài thơ “ Khóc Dương Khuê”, Nguyễn Khuyến đã khẳng định mình và Dương Khuê gặp nhau
là do:
a. Duyên trời định.* b. Ngẫu nhiên. c. Cùng học hành và đỗ đạt
d. Cùng làm quan dưới triều Nguyễn
Câu 18: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ “Khóc Dương Khuê” là:
A. Nỗi đau đớn bàng hoàng của tác giả khi nghe tin bạn mất.*
B. Nỗi niềm tri ân của tác giả dành cho bạn.
C. Nỗi nhớ của tác giả về những kỉ niệm ngày xưa.
D. Tình thương của tác giả dành cho bạn.
Câu 19: Trong khi hồi tưởng lại những kỉ niệm Nguyễn Khuyến dã sử dụng cặp từ nhân xưng “tôi”- “bác”,
điều này có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho bạn.
B. Nỗi đau đớn của tác giả.

C. Hai người đang đối diện, cùng nhau tâm sự.*
D. Niềm tri ân của tác giả dành cho bạn.
Câu 20: Trong câu thơ “Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”, Nguyễn Khuyến đã sử dụng điển tích nào?
a. Trần Phồn- Từ Trĩ. b. Bá Nha- Tử Kì. * c. Bá Nha -Từ Trĩ. d. Trần Phồn- Tử Kì.
Câu 21: Nhận định nào dưới đây là chính xác nhất?
A. “Khóc Dương Khuê” lúc đầu được viết bằng chữ Nôm, sau đó được chính tác giả dịch ra chữ Hán.
B. *“Khóc Dương Khuê” lúc đầu được viết bằng chữ Hán, sau đó được chính tác giả dịch ra chữ Nôm.
C. “Khóc Dương Khuê” lúc đầu được viết bằng chữ Hán, sau đó được người biên soạn tác giả dịch ra chữ Hán.
D. Bản chữ Hán của bài thơ phổ biến hơn bản chữ Nôm.
Câu 22: Cần ngắt nhịp câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi” như thế nào để thể hiện đúng tình ý mà tác giả
muốn biểu hiện?
a. 2/2/2* b. 3/3 c. 2/4 d. 2/1/3
Câu 23: Việc kể lại những kỉ niệm về tình bạn thể hiện mong ước gì của Nguyễn Khuyến?
A. Hồi tưởng lại những ngày tháng tươi đẹp đã qua.
B. Gợi lại những viễn cảnh trong quá khứ. C. Mong níu kéo lại những gì đã mất.
D Mong được lần cuối gợi lại cho bạn nghe kỉ niệm của những tháng ngày tươi đẹp.*
TRANG 15
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
Câu 24: Những từ cung ngựa, trường nhung, khiên, súng, mác cờ thuộc trường từ vựng nào:
A. Quân sự.* B. Vũ khí C. Chiến đấu D. Chiến tranh
Câu 25: Từ “hạnh phúc” là từ trái nghĩa với:
A. đau khổ B. bất hạnh* C. buồn bã D. sầu não
Câu 26: Trong hai câu thơ: “ Làm sao bác vội về ngay/ Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời.”
Nguyễn Khuyến đã dùng mấy từ gần nghĩa để chỉ sự bất ngờ?
A. 2 B. 3 C. 4* D. 5
27. Nhóm từ nào dưới đây cùng trường từ vựng?
a. Hội họa, điêu khắc, điện ảnh, năng suất b. Môi trường, tài nguyên, sinh thái, nghệ thuật
c. Nhà trường, thầy cô, học sinh, diễn viên d. Bàn, ghế, đi văng, tủ lạnh
28. Nhóm từ nào dưới đây không cùng trường từ vựng:
a. Nông dân, nông nghiệp, vụ mùa, năng suất b. Sư tử, hổ, ngựa vằn, linh dương

c. Tác phẩm, tác giả, công chúng, lâm nghiệp d. Công dân, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi
29. Những từ cùng trường từ vựng là những từ như thế nào?
a. Nhữn gtừ biểu thị những sự vật, đối tượng có mối liên hệ gần gũi với nhau
b. Những từ có thể thay thế cho nhau trong nhữn gtình huống giao tiếp cụ thể.
c.Những từ được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày
d. Những từ thuộc vào vốn từ vựng chung của ngông ngữ.
30. Trong bài Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, nhóm từ nào sau đây cùng trường từ vựng?
a. cờ, biển, cân đai b. giấy, bảng, lọng, đồ chơi
c. xiêm, áo, ghế, thân d. giáp bảng, ông nghè, bảnh chọe, đồ chơi
31. Việc sử dụng những từ cùng trường từ vựng trong tác phẩm văn học nhằm mục đích gì?
a. Chứng minh tác giả có vố từ phong phú b. Đạt đến một hiệu quả diễn đạt nào đó *
c. Đảm bảo những yêu cầu của thể loại d. Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt
32. Trong kho tàng ca dao có câu: “ Cha chài, mẹ lưới, con câu / Chàng rể đi tát con dâu đi mò”. Nét độc đáo
của câu ca dao trên là gì?
a. Sử dụng nhiều từ đồng nghĩa b. Có nhiều từ được bắt đầu bằng chữ cái c
c. Sử dụng nhiều từ cùng trường từ vựng c. Sử dụng nhiều cặp từ trái nghĩa
33. Nhà thơ Hồ Xuân Hương có bài thơ Khóc Tổng Cóc như sau:
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng chỉ thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi
Dòng nào nêu đúng và đủ các từ cùng trường từ vựng được sử dụng trong bài?
a. Cóc, nòng nọc, chàng, thiếp b. Cóc, nòng nọc, bén, chàng
b. Cóc, nòng nọc, chuộc, đuôi d. Cóc, nòng nọc, bén, chuộc, chàng
34. Việc sử dụng những từ cùng trường từ vựng trong bài Khóc Tổng Cóc của Hồ Xuân Hương đem lại hiệu
quả diễn đạt gì?
a. Đem lại cho bài thơ sắc thái hài hước b. Làm nổi bật sự tinh tế của tiếng Việt
c. Làm nổi bật sự am hiểu về động vật ở nông thôn của tác giả
d. Chứng tỏ tác giả là người gắn bó và gần gũi với đời sống nông thôn.
35. Câu ca dao sau đây đã chơi chữ dựa trên cơ sở nào?

“ Thuyền tình sào vắn, sông sâu / Tàu đồng neo sắt, gái đâu dám chèo”
a. Chơi chữ dựa trên những từ cùng trường từ vựng b. Không có hiện tượng chơi chữ
c. Chơi chữ bằng cách sử dụng từ trái nghĩa d. Cả a và b
36. Ca dao Việt Nam có câu:
“ Bà già mặc áo bông chanh / Ngồi trong đám hẹ, nói hành nàng dâu”
TRANG 16
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
Cái hay của câu ca dao trên là gì?
a. Chơi chữ dựa trên các từ trái nghĩa b. Chơi chữ dựa trên các từ đồng nghĩa
c. Chơi chữ dựa trên các từ cùng trường từ vựng d. Cả a, b, c
TUẦN 6: Tác gia Nguyễn Khuyến.
Thương vợ.
Vịnh khoa thi Hương.
Thao tác lập luận phân tích
Luyện tập thao tác lập luận phân tích.
Câu 1: Thông tin nào dưới đây không đúng về nhà thơ Nguyễn Khuyến:
A. Ông xuất thân trong một gia đình có nhiều người đỗ đạt, làm quan to dưới triều nhà Mạc, nhà Lê.
B. Đường công danh tuy nhiều trắc trở nhưng ông đã vượt qua và đạt đỉnh vinh quang.
C. Ông đỗ đầu cả ba kì thi nên được gọi là “Tam nguyên Yên Đổ”
D. Ông được vua Khải Định đổi tên là Nguyễn Khuyến.*
Câu 2: Hành động từ quan của Nguyễn Khuyến đã thể hiện:
A. Tinh thần bất hợp tác với giặc, giữ cho mình nhân cách trong sạch.*
B. Tinh thần yêu nước bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù.
C. Lòng yêu quê hương tha thiết, tình làng xóm sâu nặng.
D. Sự bất tài, nhu nhược của một nhà Nho trong xã hội phong kiến.
Câu 3: Vì sao Nguyễn Khuyến được gọi là “Nhà thơ lớn của dân tình làng cảnh Việt Nam”?
A. Vì cuộc đời ông sống gắn bó với nông thôn.
B. Vì đến Nguyễn Khuyến lần đầu tiên đời sống nông thôn Việt nam mới thực sự đi vào văn học.*
C. Vì thơ ông đầy ắp tình cảm và cảnh sống hằng ngày ở nông thôn.
D. Vì ông viết về nông thôn với ngòi bút hết sức ấm áp và bình dị.

Câu 4: Nhận định nào sau đây về Nguyễn Khuyến không chính xác?
A. Là người có tài năng và cốt cách thanh cao.
B. Có một tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
C. Khi từ quan, ông dùng ngòi bút tấn công trực diện và mạnh mẽ vào bon cướp nước và bán nước.*
D. Ông sống trọn đời giản dị và trong sạch.
Câu 5: Nguyễn Khuyến tuy đỗ đạt cao nhưng ông đã trải qua tất cả mấy lần thi?
A. 7 B. 8 C. 9 D. 10
Câu 6: Nguyễn Khuyến có đóng góp lớn đối với văn học Việt Nam ở thể loại nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Câu đối. C. Hát nói D. Song thất lục bát
Câu 7: Nhận định nào dưới đây không chính xác?
A. Bà Tú xuất hiện trực tiếp trong thơ Tú Xương chỉ qua bài “Thương vợ”*
B. “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương.
C. “Thương vợ” thuộc mảng thơ trữ tình tự trào trong sáng tác của Tú Xương.
D. Bà Tú có niềm hạnh phúc là ngay từ lúc còn sống đã được đi vào thơ Tú Xương với tất cả niềm yêu thương
và trân trọng của chồng.
Câu 8: Hình ảnh Bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” được khắc họa bằng bút pháp:
A. tả thực.* B. tượng trưng. C. lãng mạn D. trữ tình.
Câu 9: “Thương vợ” là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Tú Xương vì:
A. cảm xúc thơ chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.*
B. vận dụng nhiều ca dao, tục ngữ.
C. giọng điệu thơ hóm hỉnh, hài hước.
TRANG 17
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
D. giọng thơ tự trào, mang đậm phong cách Tú Xương.
Câu 10: Thi cử là một đề tài rất đậm nét trong thơ Tú Xương, được viết bằng thơ và phú với thái độ mỉa mai
phẫn uất cao độ của tác giả.
A. Đúng* B. Sai
Câu 11: Hiện thực được phản ánh trong “Vịnh khoa thi Hương” là:
A. một hiện tượng đầy hài hước.
B. một hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu.*

C. một hiện thực rất chua xót. D. một hiện tượng đầy bi thảm.
Câu 12: Tác giả miêu tả cảnh trường thi nhốn nháo trong “Vịnh khoa thi Hương” nhằm thể hiện điều gì?
A. Sự căm uất của mình về chuyện thi cử bất công.
B. Sự phản kháng mạnh mẽ về lối học hành, khoa cử cũ.
C. Yêu cầu phải thay đổi cách học, cách thi cử.
D. Sự chua chát về tình cảnh đất nước mất chủ quyền.*
Câu 13: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống lần lượt trong các câu thơ sau:
Nhà nước…mở một khoa
Trường …thi…trường Hà
…sĩ tử vai đeo…
… quan trường miệng …loa.
A. hai năm, Nam, lẫn, lôi thôi, lọ, ậm ọe, thét. B. ba năm, Nam, hết, lôi thôi, lọng, ậm ẹ, nói.
C. ba năm, Nam, lẫn, lôi thôi, lọ, ậm ọe, thét.* D. hai năm, Nam, lẫn, lôi thôi, lọng, ậm ọe, nói.
Câu 14: Chọn những cặp đôi đúng trong các cụm từ sau:
4. Chén rượu hương đưa 2. thơm quán rượu 3.Cái giá khoa danh
5. say lại tỉnh 5. Đầu gió hơi men 6.Cha mẹ thói đời
7. ấy mới hời 8. ăn ở bạc
A. 1-2, 3-5, 4-6, 7-8. B. 1-4, 5-2, 3-7, 6-8.*
C. 3-2, 4-5, 6-8, 7-1. D. 5-1, 2-4, 3-7, 6-8.
Câu 15. Ý kiến “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm
của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh” là của ai?
a. Hoài Thanh b. Xuân Diệu * c. Nguyễn Tuân d. Nguyễn Đăng Mạnh
Câu 16. Cảnh thu trong bài Thu điếu được thi nhân đón nhận:
a. Từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần * b. Từ cao xa đến gần rồi từ gần đến cao xa
c. Từ gần rồi đến cao xa d. Từ cao xa rồi đến gần
Câu 17. Tình thu trong bài thơ Thu điếu đó là:
a. cách cảm nhận cảnh thu tinh tế thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước
b. cách cảm nhận mùa thu và tâm trạng thời thế của nhà thơ *
c. cách cảm nhận mùa thu của một tâm trạng thất thế trước thời cuộc.
d. cách cảm nhận mùa thu của một tâm hồn luôn lấy việc nước làm lẽ sống.

Câu 18. Chọn từ đúng nhất điền vào chỗ còn trống trong câu thơ sau:
“ Ai chẳng biết chán đời là phải
Sao vội vàng đã …. lên tiên”
(mải, mãi, phải, sớm)
Câu 19: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
Bài thơ “ Câu cá mùa thu” đã cho ta thấy được vẻ đẹp thanh tĩnh của cảnh sắc mùa thu ở Bắc Bộ và tâm hồn
thanh cao, đầy ưu tư của nhân vật trữ tình.
TRANG 18
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
Bài thơ “ Câu cá mùa thu” đã cho ta thấy được vẻ đẹp rực rỡ của cảnh sắc mùa thu ở Bắc Bộ và tâm hồn thanh
cao, đầy ưu tư của nhân vật trữ tình.
Bài thơ “ Câu cá mùa thu” đã cho ta thấy được vẻ đẹp thanh tĩnh của cảnh sắc mùa thu ở Nam Bộ và tâm hồn
thanh cao, đầy ưu tư của nhân vật trữ tình.
Bài thơ “ Câu cá mùa thu” đã cho ta thấy được vẻ đẹp rực rỡ của cảnh sắc mùa thu ở Nam Bộ và tâm hồn thanh
cao, đầy ưu tư của nhân vật trữ tình.
20 Câu thơ nào sau đây được trích trong bài “ Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến:
a. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí b. Nước biếc trông như từng khói phủ
c. Làn ao lóng lánh bóng trăng loe d. Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
21. Dòng nào nói đúng nhất phạm vi sử dụng thao tác phân tích?
a. Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên b. Trong lĩnh vực chính trị
c. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật c. Trong các lĩnh vực đời sống
22. Mục đích cuối cùng của phân tích là gì?
a. để thấy được ý nghĩa, giá trị của các sự vật hiện tượng. *
b. Để suy ra một nhận thức hay một kết luận mới.
c. Để thể hiện rõ chủ kiến của người viết d. Để tìm hiểu nguồn gốc của sự vật, hiện tượng.
23. Để rút ra kết luận đúng, khi phân tích cần phải chú ý nhất đến điều gì?
a. Lí giải chính xác nguyên nhân đưa đến sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng.
b. Lí lẽ, dẫn chứng phải phù hợp với nhau, phù hợp với luận điểm.
c. Xem xét sự vật, hiện tượng kĩ càng, sâu sắc và toàn diện từ nhiều phía.
d. Đưa ra nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá khác nhau về sự vật và hiện tượng.

24. Phân tích thường gắn liền với thao tác nào sau đây?
a. Tổng hợp, khái quát * b. Chứng minh c. Giải thích d. Bình luận
25. Chỉ ra cách phân tích của đoạn văn sau:
Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình
những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó
không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại mang lại, và các dân tộc khác đem lại.
( Chế Lan Viên, Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển)
a. Cắt nghĩa, bình giá b. Phân loại đối tượng
c. Chỉ ra nguyên nhân-kết quả d. Liên hệ, đối chiếu *
Cho đoạn văn sau trả lời cho câu hỏi 26, 27:
Trong nửa sau thế kỉ XX, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin
với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, vi-đi-ô và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập
trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay
không? ( Nguyễn Hữu Giới – Tạp chí văn hóa nghệ thuật)
26. Đoạn văn trên nên vấn đề gì?
a. Những lợi ích của việc tiếp thu thông tin từ sách. b. Văn hóa đọc sách trong bối cảnh bùng nổ thông tin.
c. Quan điểm của tác giả về việc tiếp nhận thông tin. d. Những lợi ích của các phương tiện truyền thông.
27. Tác giả nêu vấn đề bằng cách nào?
a. Nêu khái quát đặc điểm tình hình xã hội hiện nay. b. Liệt kê những phương tiện truyền thông hiện đại
c. Đặt câu hỏi về số phận của sách * d. So sánh sách với các phương tiện truyền thông khác.
28. Thời đại Nguyễn Khuyến sống có đặc điểm gì?
a. Khủng hoảng lớn về kinh tế b. Văn học nghệ thuật hầu như không phát triển
c. Có nhiều thành tựu lớn về khoa học kĩ thuật c. Khủng hoảng toàn diện về tư tưởng và văn hóa *
29. Thái độ của Nguyễn Khuyến trước tình hình đất nước lúc bấy giờ là gì?
a. Tin tưởng những người đứng đầu nhà nước sẽ tìm cách cứu nước.
b. Cảm thấy mình bất lực, không giúp được gì cho dân cho nước.*
TRANG 19
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
c. Không tin tưởng vào vai trò và sức mạnh của nhân dân
d. Nghi ngờ sứ mệnh lịch sử của tầng lớp trí thức Nho học.

30. Trong bài Cuốc kêu cảm hứng, Nguyễn Khuyến muốn nói điều gì?
a. Nỗi đau vì đất nước bị chia cắt b. Nỗi đau đớn vì bị nghi oan
c. Niềm thương nhớ nước khôn nguôi * d. Nỗi buồn vì phải xa quê
31. Ý nào nói đúng về vai trò của Nguyễn Khuyến trong nền văn học dân tộc?
a. Là người đầu tiên đưa vào văn học hình tượng người nông dân đánh giặc.
b. Là người mở ra một dòng thơ mới –dòng thơ về dân tình làng cảnh Việt Nam *
c. Là người Việt hóa xuất sắc nhất các thể thơ Đường của Trung Quốc.
d. Là “cái gạch nối” giữa thơ ca trung đại và thơ ca hiện đại.TUẦN 7
TUẦN 7
- Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)
- Luyện tập thao tác lập luận phân tích (tác phẩm thơ)
1: Tác giả bài thơ bài ca ngất ngưởng là ai?
a. Nguyễn Khuyến. b. Nguyễn Công Trứ.
c. Hồ Xuân Hương. d. Tú Xương.
2: Ý kiến nào không đúng khi nhận xét về thể thơ hát nói?
a. Thể thơ hát nói là thể thơ của trung Quốc, phát triển mạnh ở Việt Nam đầu thế kỉ XVIII.
b. Gọi là thơ hát nói vì đây là phần văn bản ngôn từ của bài hát nói – một trong những điệu thức chủ đạo của lối hát
ca trù.
c. Hát nói có sự kết hợp hài hòa giữa phần ngâm và phần nói trên một nền nhạc riêng.
d. Trong các bài thơ hát nói thường sử dụng các loại câu thơ như lục bát ngũ ngôn thát ngôn với cách gieo vần biến
hóa đa dạng.
3: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân chính tạo nên sức hấp hẫn trong thơ hát nói?
a. Giọng điệu. b. Hình ảnh.
c. Bày tỏ được những tư tưởng, tình cảm tự do, phóng khoáng, thoát ra ngoài khuôn khổ.
d. Diễn tả được một số sinh hoạt bình thường của con người.
4: Năm 70 tuổi, ông về hưu, sống an bần và ngất ngưởng ở quê nhà. Em hiểu an bần có nghĩa là gì?
a. Yên ổn và nghèo nàn. b. Bình yên và khỏe mạnh.
c. Bằng lòng với thân phận, hoàn cảnh, không mong gì hơn.
d. Thong thả và được yên ổn, không phải khó nhọc, vất vả.

5: Năm 70 tuổi, ông về hưu, sống an bần và ngất ngưởng ở quê nhà. Ngất ngưởng thể hiện điều gì trong con
người Nguyễn Công Trứ?
a. Sự chán ghét chế độ Phong Kiến.
b. Thái độ coi thường sự được mất, khen chê trong cuộc đời.
c. Bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống. d. Sự ngang ngược khác mọi người.
6: Từ nào sau đây không phải từ Hán Việt?
a. Ngất ngưởng. b. Tài tử. c. Biên ải. d. Tao nhã.
7: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nhận xét về thơ Nguyễn Công Trứ?
a. Nguyễn Công Trứ tự là Tồn Chất, hiệu Ngô Trai, biệt hiệu Hy Văn, xuất thân trong một gia đình nho học.
b. Sáng tác của Nguyễn Công Trứ hầu hết là bằng chữ Nôm.
c. Con đường làm quan của Nguyễn Công Trứ rất bằng phẳng, ông được bổ nhiệm làm Tổng đốc Hải An năm 1832.
d. Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu
trúc của nó.
8: Trong bài ca ngất ngưởng từ ngất ngưởng được lặp lại mấy lần?
a. 2 lần. b. 3 lần. c. 4 lần. d. 5 lần.
TRANG 20
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
9: Tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người cá
nhân. Ý kiến này đề cập đến thể loại văn học nào?
a. Ca dao. b. Thơ. c. Hát nói. d. Dân ca.
10: Thông tin nào dưới đây về Nguyễn Công Trứ không chính xác?
a.Năm 25 tuổi, ông từng dâng vua kế sách làm cho dân giàu nước mạnh nhân dịp vua Gia Long đi tuần du ra Bắc
qua Nghệ An.
b. Lận đận trong thi cử suốt thời thanh niên, mãi tới năm 40 tuổi mới đỗ đạt.
c. Năm bảy mươi tuổi ông mới cáo quan về hưu.
d. Khi thực dân Pháp xâm lược, ông đã dâng sớ xin được tòng quân.
11: Người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó là:
a. Nguyễn Du. b. Phan Huy Vịnh.
c. Nguyễn Công Trứ. d. Cao Bá Quát.
12: Nhận xét nào dưới đây khái quát đúng nhất về đặc điểm của thể loại hát nói?

a.Cấu trúc linh hoạt, không bắt buộc về số câu, số chữ.
b.Là thể loại tổng hợp giữa thơ và nhạc, có tính chất phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
c. Là thể loại kết hợp giữa thơ và nhạc, có cấu trúc chặt chẽ nhưng nội dung thì rất phong phú, linh hoạt.
d. Là một thể thơ cổ, có cấu trúc cố định.
13: Một bài hát nói chuẩn mực có cấu trúc như thế nào?
a. Gồm 11 câu , chia làm ba phần. b. Gồm 19 câu, chia làm ba phần.
c. Gồm 15 câu, chia làm năm phần. d. Gồm 19 câu, chia làm năm phần.
14: Từ nội dung của Bài ca ngất ngưởng, có thể thấy Nguyễn Công Trứ rất coi trọng điều
a. Trang nam nhi sống trên đời phải lập nên công nghiệp lớn.
b. Bậc nam nhi phải có cái chí khí phi phàm.
c. Điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải là lối sống uốn mình theo dư luận.
d. Bậc nam nhi phải biết vượt qua những thách thức để khẳng định mình.
15: Hát nói là một loại hình ca nhạc chuyên nghiệp có nguồn gốc từ:
a. cung đình. b. dân gian.
c. tây nguyên. d. Trung Quốc.
16: Hát nói hấp dẫn người nghe chủ yếu là ở:
a. Các hình ảnh thơ. b. cách gieo vần.
c. giọng điệu. d. sự phá cách trong việc sử dụng các câu thơ.
17: Giải nghĩa từ “đông phong?”
a. Gió mùa xuân. b. Gió mùa đông.
c. Gió mùa hè. d. Gió mùa thu.
18: Từ nào sau đây không phải từ Hán Việt?
a. Ngất ngưởng. b. Thủ khoa.
c. Thao lược. d. Tham tán.
19: Bài thơ Bài ca ngất nguởng ra đời trong hoàn cảnh nào?
a. Khi Nguyễn Công Trứ đỗ đầu kì thi hương năm 1819.
b. Khi Nguyễn Công Trứ về hưu sống cuộc đời tự do, thoải mái.
c. Khi Nguyễn Công Trứ làm tham tán quân vụ.
d. Khi Nguyễn Công Trứ làm tham tán đại thần.
20: Giải nghĩa như thế nào cho đúng về câu thơ mở đầu bài thơ: “vũ trụ nội mạc phi phận sự?”

a. Mọi việc trong trời đất đều do vua quyết định.
b. Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta.
c. Mọi việc trong trời đất đều là do số mệnh con người quyết định.
d. Mọi việc trong trời đất đều do trời đất quy định.
21: Tác giả của Bài ca ngất ngưởng là ai?
TRANG 21
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
a. Nguyễn Khuyến. b. Nguyễn Công Trứ.
c. Hồ Xuân Hương. d. Tú Xương.
22: Bài ca phong cảnh Hương Sơn cùng thể loại với tác phẩm nào?
a. Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến.
b. Tự tình của Hồ Xuân hương
c. Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.
d. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
23: Thể loại của Bài ca phong cảnh Hương Sơn là:
a. Thơ tự do. b. Thơ thất ngôn biến thể. c. Hát nói. d. Lục bát.
24: Cảm hứng trong Bài ca phong cảnh Hương Sơn là:
a. Cảm hứng tôn giáo. b. Cảm hứng yêu thiên nhiên
c. Hòa quyện giữa cảm hứng tôn giáo với tình yêu giang sơn đất nước tươi đẹp.
d. Hòa quyện giữa cảm hứng thiên nhiên với cảm hứng nhân văn.
25: Hình thức điệp từ và thủ pháp luyến láy trong câu thơ “Kìa non non, nước nước, mây mây” đem lại hiệu
quả gì?
a. Mang lại giá trị hiệu quả sâu sắc. b. Mang lại giá trị tạo hình cao.
c. Gợi vẻ đẹp tự nhiên bình dị. d. Gợi ra không gian cao và rộng.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Đ.án b a b d c a c d c b c b a
Câu 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
Đ.án d a c a a b b b d c c b

TUẦN 8:

- Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)
- Đọc thêm: Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)
Đổng Mẫu
- Ôn tập văn học Trung đại Việt Nam
- Ngữ cảnh
1. Thể văn chiếu ngày xưa còn được gọi là:
a. cáo. b. tấu, sớ. c. biểu. d. hịch.
2. Chiếu thuộc loại văn gì?
a. Trữ tình. b. Tự sự. c. Kịch. d. Nghị luận.
3. Điền từ thích hợp vào câu văn sau: Chiếu là loại…….thời xưa nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho bề tôi
hoặc chỉ thị cho mọi người?
a. Bản tin. b. Phóng sự. c. Báo cáo. d. Công văn.
4. Ngô Thì Nhậm đã thay lời ai soạn thảo văn bản Chiếu cầu hiền với mục đích kêu gọi những người tài đức
ra làm việc giúp vua giúp nước/
a. Vua Minh Mạng. b. Vua Càn Long. c. Vua Quang Trung. d. Vua Tự Đức.
5. Người hiền là người như thế nào?
a. Người có tài. b. Người đi ở ẩn. c. Người có đức. d. Người có tài, có đức.
6. Trong bài Chiếu cầu hiền tác giả đã đặt ra vấn đề gì cho người hiền?
a. Người hiền phải làm sứ giả cho vua Quang Trung. b. Người hiền phải đi ẩn dật, lánh đời.
c. Người hiền phải là người làm nhiệm vụ đánh mõ cầm canh.
d. Người hiền phải là người dám bày tỏ ý kiến riêng của mình.
7. Người hiền trong bài Chiếu cầu hiền được ví như là?
a. Ngôi sao sáng trong trời cao. b. Ngôi sao sáng trên trời cao.
TRANG 22
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
c. Ngôi sao sáng giữa trời cao. d. Ngôi sao sáng lưng trời cao.
8. Vua Quang Trung đã giao cho ai thay mình viết bài Chiếu cầu hiền?
a. Nguyễn Trường Tộ. b. Ngô Sĩ Liên. c. Ngô Thì Nhậm. d. Phan Huy Chú.
9. Ngô Thì Nhậm từng làm quan dưới triều vua nào?
a. Lê Chiêu Thống. b. Lê Hoàn. c. Lê Thánh Tông. d. Lê Cảnh Hưng.

10. Con đường cầu hiền của vua Quang Trung được thể hiện qua mấy biện pháp?
a. 1. b. 2. c. 3. d. 4.
11. Viết chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hoá chính trị của:
a. phương Tây cổ trung đại. b. phương đông cổ trung đại
c. phương đông thời cận đại. d. cả phương đông và phương Tây.
12. Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm hướng đến những đối tương nào?
a. Các trí thức Bắc Hà. b. Các trí thức Nam Bộ.
c. Các trí thức ở Xuân Phú. d. Các trí thức trung bộ.
13. Trong bài chiếu, Ngô Thì Nhậm cho rằng sứ mệnh của người hiền là phải làm gì?
a. Làm ngôi sao sáng ở trên trời cao. b. Làm quân sư đắc lực cho thiên tử.
c. Làm sứ giả cho thiên tử. d. Làm viên ngọc trong sáng không dấu đi vẻ đẹp.
14. Hình tuợng Quang Trung hiện lên trong bài văn nổi bật ở khía cạnh nào?
a. Một người anh hùng uy danh lẫm liệt.
b. Một người anh hùng nông dân giản dị mà có phẩm chất phi thường. c. Một ông vua cầu thị khiêm tốn.
d. Một ông vua kín đáo sâu sắc giỏi giang chèo lái con thuyền giang sơn.
15. Quang Trung triệu hồi các trí thức của các triều đại cũ ra làm việc cho mình vì?
a. Muốn củng cố kỉ cương đất nước. b. Muốn giảm bớt những kẻ thù trong thiên hạ.
c. Muốn có người giỏi giang lo lắng cho đất nước. d. Biết một mình không thể gánh vác được mọi việc.
16. Theo em, tại sao trong thời đại đó, người ta lại phải mời người ra làm quan?
a. Vì chuyện quan chức trong thời loạn lạc cũng chẳng ích gì.
b. Vì các trí thức Bắc Hà mâu thuẫn với triều đại Tây Sơn và sợ bị trả thù.
c. Vì các trí thức lúc đó vẫn còn nặng tư tưởng “ Tôi trung không thờ hai chủ.”?
d. Vì các trí thức Bắc Hà là những người trọng danh dự.
17. Điều trần là một thể văn:
a. chính luận. b. biền ngẫu. c. tự sự. d. xuôi.
18. Bài Xin lập khoa luật là bản điều trần số mấy của Nguyễn Trường Tộ?
a. 26. b. 27. c. 28. d. 29.
19. Nguyễn Trường Tộ viết bài Xin lập khoa luật vào ngày tháng năm nào?
a. 18/10/1867. b. 19/10/1867. c. 20/10/1867. d. 21/10/1867.
20. Xét về nội dung và mục đích, Điều trần gần với loại văn bản nào nhất trong các văn bản được kể ra dưới

đây?
a. Tấu sớ. b. Hịch. c. Cáo. d. Chiếu, biểu.
21. Theo em, câu văn “nếu có tội phải giết thì đó là quốc dân giết” có nghĩa là gì?
a. Một người nào đó bị tội sẽ do đám đông xử tội.
b. Nhiều người cùng tham gia hành quyết một người.
c. Người mắc tội bị xử theo luật pháp, theo lẽ công bằng mà mọi người đều công nhận.
d. Người mắc tội được xử theo luật lệ truyền thống của quốc dân.
22. Theo tác giả Nguyễn Trường Tộ, nho học chưa có truyền thống tôn trọng luật pháp gì:
a. Quá đề cao đạo trung hiếu, nhân nghĩa mà quên đi các việc khác.
b. Quá khắc khe với người phụ nữ và những người thuộc tầng lớp dưới, không tạo được sự công bằng.
c. Quyền luật tập trung hết vào tay vua dẫn đến chuyện chuyên chế, độc đoán
d. Cái sách nho chỉ nói suông, không có tính thực hành, không rõ chuyện thưởng phạt.
23. Theo tác giả Nguyễn Trường Tộ, điều gì tạo nên tính đạo đức của luật ?
TRANG 23
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
a. Lẽ công bằng. b. Sự trung thực. c. Sự nghiêm khắc. d. Sự khiêm tốn.
24. Theo tác giả Nguyễn Trường Tộ, không có cái đức nào lớn hơn:
a. Sự nghiêm minh. b. Sự chí công vô tư. c. Sự trung thực. d. Sự khiêm tốn.
25. Vở tuồng Sơn Hậu ra đời vào khoảng thế kỉ thứ mấy?
a. XVI. b. XVII. c. XVIII. d. XIX.
26. Vở tuồng Sơn Hậu gồm có mấy hồi?
a. Hai hồi. b. Ba hồi. c. Bốn hồi. d. Năm hồi.
27. Tuồng thường được chia thành mấy loại?
a. Hai loại. b. Ba loại. c. Bốn loại. d. Năn loại.
28. Có thể coi giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ thứ XIX là giai đoạn văn học nở rộ nhất của văn học
trung đại. Nhận định trên là:
a. Đúng b. Sai
29. Trong những giai đoạn dưới đây cảm hứng yêu nước ở giai đoạn nào nổi trội nhất?
a. Thế kỷ thứ X thế kỷ XV. b. Thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ XVII.
c. Thế kỷ XVIII. d. Nửa đầu thế kỷ XIX.

30. Cảm hứng nhân đạo trong văn học giai đoạn thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX có điểm gì mới?
a. Tình thương yêu và sự trân trọng con người.
b. Đề cao ý thức cá nhân.
c. Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc quê hương tha thiết.
d. Đề cao quyền sống và khát vọng sống của con người.
31. Tác phẩm nào dưới đây đề cao truyền thống đạo lí của con người?
a. Truyện Kiều của Nguyễn Du. b. Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn.
c. Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến. d. Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
32. Giá trị nổi bật của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” là gì?
a. Giá trị hiện thực. b. Giá trị nhân đạo. c. Giá trị nhân văn. d. Giá trị hình thức.
33. Quan niệm thẩm mĩ của các nhà văn, nhà thơ trung đại là gì?
a. Hướng về cái đẹp trong quá khứ. b. Thiên về cái cao cả, tao nhã.
c. Thích sử dụng những điển tích điển cố những thi liệu Hán học. d. Cả a, b, c đều đúng.
34. Quan niệm thẩm mĩ của dòng văn học này luôn hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao
nhã, ưa sử dụng những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán học. Đây là nhận định về giai đoạn VH nào?
a. Giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. b. Giai đoạn văn học từ thế kỉ XIX đến thế kỉ 1945.
c. Giai đoạn văn học từ thế kỉ 1945 đến thế kỉ 1975. d. Giai đoạn văn học từ thế kỉ 1975 đến thế nay.
35. “ Một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày một chủ trương, công bố kết quả
một sự nghiệp.”Đặc điểm đó là của thể loại văn bản nào?
a. Cáo. b. Hịch c. Chiếu, biểu. d. Tấu, sớ.
36. Ngữ cảnh không bao gồm nhân tố nào dưới đây?
a. Nhân vật giao tiếp. b. Thói quen sử dụng ngôn ngữ.
c. Các nhân tố ngoài ngôn ngữ. d. Hiện thực được nói tới trong cuộc hội thoại.
37. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ
để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
Định nghĩa trên về ngữ cảnh :
a. Đúng. b. Sai.
38. Bối cảnh giao tiếp rộng là gì?
a. Đó là nhân tố xã hội ảnh hưởng đến hoàn cảnh giao tiếp.
b. Đó là những điều kiện địa lí, chính trị, kinh tế,…ảnh hưởng đến đối tượng giao tiếp.

c. Đó là toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, văn hoá phong tục, tập quán,… của cộng đồng ngôn
ngữ.
d. Đó là tâm lí của nhân vật trong hoàn cảnh giao tiếp.
TRANG 24
Câu hỏi trắc nghiệm học bài - KHXH & NV KHỐI 11
39. Câu nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Hồ Chủ tịch trong Tuyên ngôn độc lập thuộc bối cảnh
nào?
a. Bối cảnh giao tiếp rộng. b. Bối cảnh giao tiếp hẹp .c. Hiện thực được nói tới. d. Cả ba phương án trên.
40. Trong đoạn trích Đổng Mẫu, các nhân vật dùng nhiều từ Hán Việt (trướng hạ, công hầu, Tề triều, Tề
quân, toàn thi, gia hình, minh tiết, bảo thân…) đó là do:
a. Câu chuyện xẩy ra ở thời phong kiến * b. Tác giả muốn chứng minh vai trò quan trọng của từ Hán Việt
c. Tác giả là người rất giỏi chữ Hán d. Tác giả là người thích dùng từ Hán Việt
41. Cho câu ca dao: “Còn trời còn nước còn non / Còn cô bán rượu anh còn say sưa”, nét thú vị ở bài ca dao
trên là gì?
a. Dùng nhiều từ chỉ thiên nhiên: trời, nước, non b. Dùng đến năm từ còn trong hai câu
c. Tạo văn cảnh mập mờ để có thể hiểu từ say sưa theo hai nghĩa* d. Dùng nhiều từ cùng trường từ vựng
42. Trong giao tiếp, khi gặp nhau lần đầu, người Việt Nam thường hay hỏi tuổi nhau. Có thể lí giải điều đó
như thế nào?
a. Họ rất tò mò về tuổi tác của người đối thoại
b. Họ muốn biết tuổi của nhau để chọn từ xưng hô cho thích hợp *
c. Họ muốn kiểm tra khả năng của mình trong việc đoán tuổi người khác
d. Họ thường hỏi tuổi nhau khi không biết nói gì.
43. Đối với người Việt Nam, ý nghĩa đích thực của những từ như:hôm nay, hôm qua, tôi, ở đây… chỉ có thể
hiểu được:
a. Bằng cách tra nghĩa của chúng trong từ điển
b. Bằng cách hỏi những người lớn tuổi, có kinh nghiệm
c. Bằng cách đối chiếu với những từ tương đương trong tiếng Anh
d. Bằng cách liên hệ với hòan cảnh giao tiếp mà những từ ngữ đó được sử dụng *
44. Trong giao tiếp, ta thường gặp những câu nói tỉnh lược, kiểu như: - Rồi. – Cà phê. – Đi chơi. v.v…
Những câu nói như vậy có thể hiểu được là nhờ điều gì?

a. Người đó đã phát âm với một giọng điệu đặc biệt.
b. Chúng được người nói diễn đạt kèm theo một số điệu bộ, cử chỉ
c. Nhữn gcâu nói đó vẫn tuân thủ những quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt
d. Liên hệ với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.*
45. Dòng nào trả lời không đúng cho câu : “Ở đây ngột ngạt quá”:
a. Luôn có một ý nghĩ duy nhất là sự than phiền của người nói *
b. Có thể chuyển tải nhiều ỳ nghĩa khác nhau, phụ thuộc vào ngữ cảnh
c. Không thể hiểu được đúng ý nếu không xét đến ngữ cảnh
d. Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà có ý nghĩa khác nhau.
ĐÁP ÁN: 1a, 2d, 3d, 4c, 5d, 6a, 7b, 8c, 9d, 10c, 11b, 12a, 13c, 14c, 15c, 16c, 17a, 18b, 19c, 20a, 21c, 22d, 23a,
24b, 25c, 26b, 27a, 28a, 29a, 30b, 31d, 32a, 33d, 34a, 35a, 36b, 37a, 38c, 39d.
TUẦN 9
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
1: Điều gì đã làm cho cơ cấu xã hội nước ta thay đổi một sâu sắc?
a. Việc đánh mất vai trò một cách nhanh chóng của triều đình nhà Nguyễn.
b. Việc bình định xong nước ta về mặt quân sự của thực dân Pháp.
c. Việc tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
d. Cơ cấu xã hội nước ta có nhiều sự thay đổi sâu sắc.
2: Khi xã hội nước ta biến đổi, đã có thêm mấy giai cấp mới xuất hiện?
a. Một. b. Hai. c. Ba. d. Bốn.
TRANG 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×