Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

thực trạng vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.84 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ THU DIỆU

THỰC TRẠNG VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY
TRONG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101

S K C0 0 4 5 1 7

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---oo0oo---

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ THU DIỆU

THỰC TRẠNG VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY
TRONG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 60140101
Hướng dẫn khoa học:
GVC.TS. VÕ THỊ NGỌC LAN



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên: LÊ THỊ THU DIỆU

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 01/01/1989

Nơi sinh: Bình Định

Quê quán: Xã Mỹ Hiệp – Huyện Phù Mỹ - Tỉnh Bình Định

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: 51/32 Đường số 10 - Khu phố 4 - Phường Linh Chiểu - Quận Thủ
Đức - Tp. Hồ Chí Minh
II.

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Đại học:

Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 09/ 2007 đến 03/ 2012
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh
Ngành học: Công nghệ may
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:
Công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm Lingerie nữ tại công ty Scavi
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:
Người hướng dẫn: ThS. Trần Thanh Hương
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ SAU KHI TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thời gian
Tháng
04/2014

Nơi công tác
Ban Đào tạo – Trường Đại học Giao thông
vận tải, Cơ sở II

Công việc đảm
nhiệm
Quản lý điểm


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2015

Người nghiên cứu

Lê Thị Thu Diệu


iii

LỜI CẢM ƠN
Người nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh;
Các thầy cô giáo Viện Sư phạm kỹ thuật – Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh;
Ban Giám đốc Trường Đại học Giao thông vận tải - Cơ sở II;
Đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cùng quý thầy cô giáo, quý vị phụ huynh và học sinh, sinh viên ở các trường
học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình trong quá
trình khảo sát thực trạng.
Đặc biệt, người nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Võ Thị Ngọc
Lanđã luôn tận tâm, chỉ bảo chu đáo và hướng dẫn thường xuyên để người nghiên
cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Trân trọng!


iv

TÓM TẮT
Để vai trò của người thầy trong xã hội được xác định và thực hiện đúng đắn,
góp phần đưa nghề dạy học về với đúng vị thế cao quý vốn có trong truyền thống
dân tộc Việt Nam, trong phạm vi luận văn tốt nghiệp, người nghiên cứu chọn đề tài:

“Thực trạng vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí
Minh”. Luận văn được hoàn thành với những nội dung được trình bày theo cấu trúc
sau:
Phần mở đầu
Trình bày lý do chọn đề tài; xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu; giới
hạn đề tài; làm rõ đối tượng và khách thể nghiên cứu; trình bày các phương pháp
nghiên cứu.
Phần nội dung
- Chương 1: Cơ sở lý luận về vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội
Hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu như: các khái niệm, vị
thế và vai trò của người thầy trong xã hội Việt Nam và ở một số quốc gia trên thế
giới; các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội.
- Chương 2: Thực trạng về vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở
thành phố Hồ Chí Minh
Khảo sát thực trạng vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố
Hồ Chí Minh.
- Chương 3: Nguyên nhân thực trạng về vị thế và vai trò của người thầy trong
xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh
Tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng vị thế và
vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh.
Phần kết luận và kiến nghị
Trình bày phần tự đánh giá của người nghiên cứu và những đóng góp của đề
tài; nêu lên các kiến nghị đối với các ban ngành.


v

SUMMARY
For the roles of the teacher in society to be defined and implemented
accurately and their noble status to be preserved in the Vietnamese traditions, in the

scope of this thesis, the researcher chose the topic: “The situation of the status and
roles of teachers in Ho Chi Minh City”. This thesis was completed with the
following contents:
Introduction
Give reasons for this topic; define the research targets and tasks; topic limits;
clarify the research subjects; present the research methods.
Contents
- Chapter 1: Foundation for the status and roles of teachers in society
The system of theoretical basis relevant to research topic such as the concepts,
the status and roles of teachers in Vietnam and in the world; the factors affecting to
the status and roles of teachers in society.
- Chapter 2: The situation of the status and roles of teachers in Ho Chi
Minh City
Survey the situation of the status and roles of teachers in Ho Chi Minh City.
Chapter 3: The causes of the situation about the status and roles of teachers
in Ho Chi Minh City
Find out about the objective and subjective causes leading to the situation
about the status and roles of teachers in Ho Chi Minh City.
Conclusion and recommendations
Give researcher’s opinions and contribution of the topic.
Give recommendations to government departments.


vi

MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC .............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv

SUMMARY ............................................................................................................... v
MỤC LỤC................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................. x
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................. xiii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 3
5. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 4
6. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY
TRONG XÃ HỘI ....................................................................................................... 5
1.1.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .......................................................... 5

1.1.1. Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài ................................................... 5
1.1.2. Các kết quả nghiên cứu ở trong nước .................................................... 9
1.2.

Khái niệm........................................................................................... 12

1.2.1. Xã hội................................................................................................. 12
1.2.2. Vị thế xã hội ....................................................................................... 12
1.2.3. Vai trò xã hội ...................................................................................... 13
1.2.4. Người thầy (nhà giáo) ......................................................................... 13

1.2.5. Vai trò của người thầy trong xã hội .................................................... 14
1.3.

Mối quan hệ giữa vị thế và vai trò xã hội............................................ 16

1.4.

Khái quát về vị thế và vai trò của người thầy trên thế giới .................. 17

1.4.1. Singapore ........................................................................................... 17


vii

1.4.2. Trung Quốc ........................................................................................ 18
1.4.3. Pháp ................................................................................................... 19
1.4.4. Phần Lan ............................................................................................ 21
1.4.5. Hoa Kỳ ............................................................................................... 22
1.5.

Khái quát về vị thế và vai trò của người thầy ở Việt Nam................... 24

1.5.1. Vị thế và vai trò của người thầy trong tư tưởng Hồ Chí Minh ............. 24
1.5.1.1. Vị thế và vai trò của người thầy thể hiện trong từng giai đoạn phát
triển đất nước............................................................................................ 24
1.5.1.2. Vai trò của người thầy thể hiện trong việc xây dựng nội dung
chương trình đào tạo ................................................................................. 26
1.5.1.3. Vai trò của người thầy thể hiện trong chuyên môn và phương pháp
giảng dạy .................................................................................................. 27
1.5.1.4. Vị thế và vai trò của người thầy thể hiện trong quan điểm đạo đức

của Hồ Chí Minh ........................................................................................ 28
1.5.2. Vị thế và vai trò của người thầy trong Luật Giáo dục và chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam................................................ 30
1.5.2.1. Vị thế và vai trò của người thầy trong Luật Giáo dục Việt Nam ...... 30
1.5.2.2. Vị thế và vai trò của người thầy trong chủ trương và chính sách
của Đảng và Nhà nước Việt Nam.............................................................. 31
1.6.
hội

Những yếu tố ảnh hưởng đến vị thế, vai trò của người thầy trong xã
........................................................................................................... 33

Kết luận chương 1 ................................................................................................... 34
Chương 2. THỰC TRẠNG VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY
TRONG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................. 35
2.1.

Giới thiệu chung về thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 35

2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 35
2.1.2. Diện tích và dân số ............................................................................. 35
2.1.3. Văn hóa .............................................................................................. 36
2.1.4. Kinh tế................................................................................................ 36
2.2.

Tình hình xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 38

2.3.

Tình hình giáo dục – đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh ..................... 40


2.4.
Kết quả khảo sát vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở
thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 41
2.4.1. Mẫu khảo sát ...................................................................................... 41
2.4.2. Thực trạng vị thế của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí
Minh ........................................................................................................... 42


viii

2.4.3. Thực trạng về vai trò người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí
Minh ........................................................................................................... 57
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 65
Chương 3. NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG VỀ VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA
NGƯỜI THẦY TRONG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................... 66
3.1.

Nguyên nhân khách quan ................................................................... 66

3.1.1. Tình hình xã hội ................................................................................. 66
3.1.2. “Bệnh thành tích” trong giáo dục ........................................................ 66
3.1.3. Mức lương thu nhập của người thầy ................................................... 68
3.1.4. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông .................................. 74
3.1.5. Chất lượng tuyển sinh ngành sư phạm ................................................ 77
3.1.6. Công tác giáo dục đạo đức nhà giáo cho sinh viên sư phạm ................ 81
3.2.

Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 83


3.2.1. Ý thức và phẩm chất đạo đức của học sinh, sinh viên ......................... 83
3.2.2. Năng lực chuyên môn của người thầy ................................................. 84
3.2.3. Ý thức và phẩm chất đạo đức nhà giáo của người thầy ....................... 85
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 87
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 90
1. Kết luận ........................................................................................................ 90
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 93
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 97


ix

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ

ĐTB

Điểm trung bình

GV

Giảng viên, giáo viên

HS

Học sinh


KQT

Không quan trọng

KT

Kinh tế

PH

Phụ huynh

QT

Quan trọng

RQT

Rất quan trọng

SV

Sinh viên

STT

Số thứ tự

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


x

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Trang

Hình 1.1. Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế và vai trò của người thầy
trong xã hội .........................................................................................................33
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện ý kiến của PH và HSSV về nghề nghiệp có vị thế
cao nhất trong xã hội hiện nay .............................................................................42
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện lý do PH và HSSV đánh giá nghề nghiệp có vị thế
cao nhất trong xã hội hiện nay .............................................................................43
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện ý kiến của GV, PH và HSSV về vị thế của nghề dạy
học trong xã hội hiện nay.....................................................................................44
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “giới tính” đến việc
cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay .........................................45
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “tuổi tác” đến việc
cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay .........................................45
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “gia thế” đến việc
cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay .........................................46
Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “chức vụ” đến việc
cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay .........................................47

Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “mức lương thu nhập”
đến việc cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay............................47
Hình 2.9. Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “trình độ học vấn”
đến việc cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay............................48
Hình 2.10. Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “năng lực cá nhân”
đến việc cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay............................49
Hình 2.11. Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “phẩm chất đạo đức”
đến việc cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay............................49
Hình 2.12. Biểu đồ thể hiện thái độ, hành động của PH khi gặp thầy cô giáo
(có quen biết) ......................................................................................................51


xi

Hình 2.13. Biểu đồ thể hiện thái độ, hành động của HSSV khi gặp thầy cô giáo
(có quen biết) ......................................................................................................51
Hình 2.14. Biểu đồ thể hiện ý kiến của GV, PH và HSSV về nguyên nhân dẫn
đến hiện trạng “học sinh dọa dẫm, đánh giáo viên, bạo lực học đường…” ...........53
Hình 2.15. Biểu đồ thể hiện sự mong muốn làm nghề dạy học của HSSV và cho
con em mình của PH............................................................................................55
Hình 2.16. Biểu đồ thể hiện ý kiến của giảng viên nếu được lựa chọn lại nghề
nghiệp ................................................................................................................55
Hình 2.17. Biểu đồ thể hiện ý kiến của giáo viên nếu được lựa chọn lại nghề
nghiệp .................................................................................................................56
Hình 2.18. Biểu đồ thể hiện ý kiến của GV, PH và HSSV về sự khác nhau giữa
vị thế giảng viên và giáo viên trong xã hội........................................................... 56
Hình 2.19. Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của PH về ý kiến “Chỉ cần một chiếc
máy tính kết nối Internet thì chúng ta có thể học bất cứ thứ gì chúng ta muốn
mà không cần có một người thầy giảng dạy” .......................................................57
Hình 2.20. Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của HSSV về ý kiến “Chỉ cần một

chiếc máy tính kết nối Internet thì chúng ta có thể học bất cứ thứ gì chúng ta
muốn mà không cần có một người thầy giảng dạy” .............................................58
Hình 2.21. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của HSSV về trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm của GV..................................................................................59
Hình 2.22. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của PH về việc giáo dục đạo đức
cho người học của GV .........................................................................................60
Hình 2.23. Biểu đồ thể hiện sự đánh giá việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của
GV ......................................................................................................................61
Hình 2.24. Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của HSSV về việc thực hiện công việc,
nhiệm vụ của GV ................................................................................................63
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của GV về mức lương thu nhập .......73
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sử dụng Internet tại các thành phố ......................74
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng Internet theo thành phố ....................75


xii

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện phương thức lan truyền hình ảnh tiêu cực của người
thầy trong xã hội..................................................................................................76
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện lý do chọn học ngành sư phạm của sinh viên sư
phạm ...................................................................................................................80
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên sư phạm biết qui định về đạo đức nhà
giáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo .........................................................................81
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở các trường
sư phạm ...............................................................................................................82


xiii

DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 2.1. Danh sách diện tích và dân số các quận, huyện trực thuộc thành
phố Hồ Chí Minh năm 2010 ................................................................................35
Bảng 2.2. Thống kê sơ bộ năm 2012 về thu nhập bình quân hàng tháng của
lao động trong khu vực Nhà nước theo giá hiện hành phân theo ngành ................37
Bảng 2.3. Thống kê số trường học, lớp học, giáo viên và học sinh tại thành
phố Hồ Chí Minh năm 2012 ................................................................................40
Bảng 2.4. Danh sách các trường học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có
giảng viên, giáo viên, phụ huynh và học sinh, sinh viên tham gia khảo sát ..........41
Bảng 2.5. Thống kê mẫu khảo sát (theo bậc học) .................................................41
Bảng 2.6. Tổng hợp mức độ quan trọng của các yếu tố cấu thành nên vị thế của
người thầy trong xã hội hiện nay .........................................................................50
Bảng 2.7. Tổng hợp ý kiến của GV, PH và HSSV về nguyên nhân dẫn đến hiện
trạng “học sinh dọa dẫm, đánh giáo viên, bạo lực học đường…” .............................53

Bảng 2.8. Tổng hợp lý do PH, HS không đồng tình ý kiến “Chỉ cần một chiếc
máy tính kết nối Internet thì chúng ta có thể học bất cứ thứ gì chúng ta muốn
mà không cần có một người thầy giảng dạy” .......................................................58
Bảng 2.9. Tổng hợp đánh giá việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của GV ...........61
Bảng 2.10. Tổng hợp đánh giá của HSSV về việc thực hiện công việc, nhiệm vụ
của GV ...............................................................................................................63
Bảng 3.1. Tổng hợp lý do GV cho rằng vị thế của nghề dạy học trong xã hội là
thấp .....................................................................................................................67
Bảng 3.2. Tổng hợp lý do GV, PH và HSSV cho rằng vị thế của nghề dạy học
trong xã hội là bình thường ..................................................................................69
Bảng 3.3. Tổng hợp ý kiến của GV về nguyên nhân GV không muốn tiếp tục
làm nghề dạy học.................................................................................................69

Bảng 3.4. Tổng hợp lý do PH và HSSV không chọn nghề dạy học ......................70


xiv

Bảng 3.5. Tổng hợp ý kiến của GV về nguyên nhân gây khó khăn cho GV thực
hiện vai trò của mình ...........................................................................................70
Bảng 3.6. Tổng hợp mức thu nhập hàng tháng của GV tại thành phố Hồ Chí
Minh.................................................................................................................... 72
Bảng 3.7. Điểm chuẩn tuyển sinh một số ngành sư phạm trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 ............................................................. 77
Bảng 3.8. Điểm chuẩn tuyển sinh một số ngành sư phạm trường Đại học Sư
phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh năm 2012................................................ 78
Bảng 3.9. Điểm chuẩn tuyển sinh ngành sư phạm trường Cao đẳng Sư phạm
Trung ương thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 ................................................... 79
Bảng 3.10. Tổng hợp ý kiến của GV về nguyên nhân của sự xuống cấp về đạo
đức của một bộ phận người thầy trong xã hội hiện nay ........................................86


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo”, “Nhất tự vi
sư, bán tự vi sư” (học một chữ cũng là thầy, học nửa chữ cũng là thầy). Cha ông ta
luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ ơn nghĩa sâu đậm của những người có ảnh hưởng,
có công lao trong mỗi cuộc đời con người “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Người
thầy có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và trong
chính cuộc đời mỗi người nói riêng bởi “Không thầy đố mày làm nên”. Ca dao xưa
có câu:

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Nghề dạy học luôn luôn được nhân dân ta tôn vinh và quý trọng. Nho giáo đã
sắp xếp, xác lập thứ bậc quan hệ xã hội “Quân – Sư – Phụ” (Vua – Thầy – Cha),
người thầy được xếp ở vị trí thứ hai trong thang bảng xếp thứ tự những đối tượng
xứng đáng được tôn kính nhất trong xã hội. Khổng Tử đã từng có câu “Vi nhân nan,
vi sư nan” nghĩa là làm người thật khó, làm thầy lại càng khó hơn. Không phải ai
cũng có thể làm được nghề này bởi nó yêu cầu cao không chỉ về tri thức mà còn cả
về đạo đức, phẩm hạnh. Xã hội luôn yêu cầu khắt khe về đạo đức người thầy, bởi
hơn bất cứ người làm nghề nào khác, người thầy phải là tấm gương cho học trò bắt
chước, học theo và làm theo. Người thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy “đạo” –
đạo làm người, thông qua dạy kiến thức để giáo dục đạo đức cho con người. Vì thế,
không phải ngẫu nhiên mà học trò (thậm chí cả phụ huynh) ngày xưa khi gặp thầy
phải khoanh hai tay trước ngực, thưa gửi đúng lễ nghi cho dù người thầy đó không
dạy mình. Để được thầy nhận dạy học, học trò cũng phải thực hiện nghi lễ “bái sư”,
“nhập môn” (vái lạy thầy, xin được theo học). Nếu gia đình khá giả, mời thầy giáo
đến nhà dạy học cũng đối đãi như với người bề trên. Nghĩa vụ của người học trò đối
với thầy là phải “Sống tết, chết giỗ”, như bổn phận của người con hiếu thảo đối với
cha mẹ.


2

Trước những bộn bề khó khăn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xác định ba loại giặc cần phải diệt là: giặc ngoại xâm, giặc đói và
giặc dốt. Vì lẽ đó mà Người rất mực quan tâm đến giáo dục, bởi “vì lợi ích mười
năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí
Minh, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta luôn coi
trọng giáo dục và đào tạo, coi đây là “quốc sách hàng đầu”, là chìa khóa để hội nhập
và phát triển. Để thực hiện thành công sự nghiệp “trồng người” thì vai trò của người

thầy là vô cùng quan trọng. Người đã khẳng định “Không có thầy giáo thì không có
giáo dục”. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang. Đề án trình
Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XI “Đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trong đó
“đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý là khâu then chốt” thể hiện tư duy và nhận thức cách mạng, khoa học, toàn
diện, triệt để và sâu sắc của Đại hội.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thông tin, mạng
Internet và phương tiện truyền thông, đặc biệt là ở các thành phố lớn như thành phố
Hồ Chí Minh, đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như việc học tập của con
người. Con người có thể học tập mọi lúc, mọi nơi với nhiều hình thức, thậm chí chỉ
với một cái máy tính kết nối Internet. Vì vậy mà mô hình lớp học, nhà trường, quan
hệ giáo dục cũng có nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến việc dạy học nói chung, đến vị
thế và vai trò của người thầy trong xã hội nói riêng. Nhà giáo trong xã hội hiện đại
không còn là người thầy duy nhất trong cuộc đời mỗi con người như ngày xưa mà
trở thành là những người thầy được đào tạo chuyên sâu một lĩnh vực, là thầy giáo
bộ môn. Bên cạnh hàng triệu nhà giáo đang hàng ngày, hàng đêm tâm huyết, cống
hiến tâm lực của cuộc đời mình cho sự nghiệp đổi mới và phát triển nền giáo dục
nước nhà thì thời gian qua có một số người thầy thiếu tu dưỡng rèn luyện, nhìn nhận
và thực hiện chưa đúng vai trò của mình, chưa tâm huyết với nghề, chưa thông cảm
chia sẻ với hoàn cảnh của nhiều học sinh còn khó khăn, còn nặng về thực dụng, tiêu


3

cực trong dạy thêm học thêm, quá khắt khe với học trò, chưa tạo môi trường thân
thiện cho học sinh,… Hình ảnh nhiều học sinh chưa ngoan, vô lễ với thầy cô giáo,
thậm chí xúc phạm đến nhân phẩm thầy cô giáo của mình và không ít những chuyện
bẽ bàng khác đã không còn quá xa lạ trong xã hội ngày nay.

Xã hội Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang rất
quan tâm việc tìm lời giải vì sao ngày nay hình ảnh và vai trò của người thầy trong
xã hội đang mờ nhạt và vị thế của người thầy đang bị coi là thấp. Việc tìm hiểu thực
trạng và nguyên nhân thực trạng trên là những vấn đề đặt ra cho công tác nghiên
cứu lý luận, để vai trò của người thầy trong xã hội được xác định và thực hiện đúng
đắn nhằm đưa nghề dạy học về với đúng vị thế cao quý vốn có trong truyền thống
dân tộc Việt Nam.
Từ những lý do mang tính cấp bách trên, việc tiến hành nghiên cứu đề tài
“Thực trạng vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí
Minh” là điều cần thiết. Hoàn thành đề tài này sẽ góp phần làm căn cứ đề xuất các
giải pháp nâng cao vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân thực trạng vị thế và vai trò của
người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về vị thế, vai trò người thầy.
- Khảo sát thực trạng về vị thế và vai trò người trong xã hội ở thành phố Hồ Chí
Minh.
- Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng về vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội
ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng vị thế và vai trò người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh.
 Khách thể nghiên cứu
Tình hình xã hội, giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh.


4


5. Giả thuyết nghiên cứu
Vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh đang bị
giảm. Ý thức và phẩm chất đạo đức của người thầy là một trong những nguyên nhân
dẫn đến thực trạng trên.
6. Giới hạn nghiên cứu
Việc tìm hiểu thực trạng vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội cần điều
tra nhiều đối tượng thuộc nhiều độ tuổi, thành phần xã hội, nghề nghiệp,.. khác
nhau. Đề tài này chỉ điều tra các đối tượng là giảng viên, giáo viên, phụ huynh và
học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích tài liệu thông qua các luận văn, các tài liệu về xã hội
học giáo dục, về vị thế, vai trò người thầy để hệ thống hóa cơ sở lý luận vị thế và
vai trò của người thầy.
Phương pháp điều tra, bao gồm phương pháp bút vấn và phỏng vấn, thông qua
phiếu khảo sát ý kiến và các câu hỏi phỏng vấn dành cho giảng viên, giáo viên, phụ
huynh và học sinh, sinh viên được soạn thảo trước để khảo sát thực trạng, và tìm
hiểu nguyên nhân thực trạng vị thế, vai trò người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ
Chí Minh.
Phương pháp thống kê toán học để xử lý thông tin thu thập nhằm định lượng
được kết quả nghiên cứu từ việc khảo sát thực trạng.


5

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY
TRONG XÃ HỘI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1.

Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vị thế và vai trò của người
thầy, chẳng hạn:

 Về vị thế người thầy
Đề tài nghiên cứu “The status of teachers and the teaching profession in
England” của nhóm tác giả Linda Hargreaves, Mark Cunningham, Anders Hansen,
Donald McIntyre, Caroline Oliver và Tony Pell thuộc trường Đại học Cambridge và
Đại học Leicester nước Anh đã trình bày các kết quả khảo sát về vị thế (địa vị) xã
hội của người thầy và nghề dạy học. Với mẫu nghiên cứu là giảng viên và các nhóm
liên quan gồm ban giám hiệu, trợ giảng viên, sinh viên và phụ huynh, đề tài được
thực hiện trong bốn năm từ năm 2002 đến 2006 tại Khoa Giáo dục, Đại học
Cambridge và Khoa Truyền thông, Đại học Leicester. Những kết quả chính đạt
được như sau:
 1/3 số người được khảo sát coi vị thế người thầy như một nhân viên xã hội.
Tỷ lệ số người xem vấn đề tiền lương của người thầy như một sức hút cho nghề dạy
học tăng từ 18% năm 2003 lên 20% năm 2006 nhưng mức lương lại giảm đáng kể
với tỷ lệ từ 21% năm 2003 xuống 12% năm 2006, điều đó được coi là một trở ngại
lớn. Tuy nhiên, khoảng một nửa người được hỏi (49% năm 2003 và 47% năm 2006)
vẫn xem nghề dạy học là một nghề hấp dẫn.
 Người thầy và các nhóm liên quan (trợ giảng viên, ban giám hiệu và phụ
huynh) luôn coi dạy học là một nghề khen thưởng ít nhưng luôn được quan tâm và
coi là một nghề có vị thế cao. Cả hai nhóm nghiên cứu đều nhận định rằng vị thế
của người thầy giảm mạnh, từ vị thế tương đối cao 4.3 (giảng viên) và 4.4 (nhóm
liên quan) trên thang điểm 5 vào năm 1967. Đến năm 2006, mặc dù thấp nhưng theo
nhận định của giảng viên thì vị thế cao hơn năm 2003 (2.2 năm 2003 và 2.5 năm
2006) và theo nhóm liên quan là 2.7 năm 2003 và 2.9 năm 2006.



6

 Giảng viên không quá quan tâm đến vị thế xã hội của họ nhưng họ cảm
nhận đạt được vị thế khi họ được khen thưởng, tin cậy, đánh giá cao từ phụ huynh
và đồng nghiệp; thông qua kinh nghiệm làm việc, thời gian để học tập phát triển.
 Sự phân loại các trường học về hoạt động, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất
theo nhận thức của phụ huynh và các giảng viên tác động mạnh mẽ lên địa vị, vị thế
của người thầy. Theo đó, người thầy đạt được vị thế cao ở các trường học có nguồn
lực tốt, hoạt động tốt và ngược lại. [37]
Nghiên cứu “2013 global teacher status index” của tổ chức phi lợi nhuận
Varkey GEMS có trụ sở tại Vương quốc Ả rập đã thực hiện 1000 cuộc phỏng vấn ở
21 quốc gia về chỉ số địa vị giáo viên toàn cầu năm 2013, xếp hạng các quốc gia
dựa trên một số tiêu chí, bao gồm: vị thế của nghề dạy học so với các nghề khác
trong suy nghĩ người dân, thu nhập của người thầy có được đánh giá là công bằng
hay không và người dân có khuyến khích con cháu mình theo nghề này hay không.
Một số kết luận nghiên cứu như sau:
Trung Quốc, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc lần lượt xếp đầu bảng trong
danh sách các quốc gia có giáo viên được tôn trọng nhất. Giáo viên có vị thế xã hội
thấp nhất là Israel, Brazil, Cộng hòa Séc và Ý. 50% số người được khảo sát ở Trung
Quốc cho rằng họ hoàn toàn khuyến khích con cái theo nghề dạy học. Ở Mỹ, con số
đó chỉ là hơn 30% và chỉ có 8% ở Israel. Ở Trung Quốc, người dân có xu hướng coi
trọng nghề bác sĩ và giáo viên hơn các ngành nghề khác. Tại Mỹ, Brazil, Pháp và
Thổ Nhĩ Kỳ, nghề giáo viên thường được so sánh với nghề thư viện. Ở Hy Lạp, Ai
Cập, Thụy Sĩ và nhiều quốc gia khác, giáo viên thường được coi như nhân viên xã
hội. Khoảng 60% số người được hỏi cho rằng giáo viên nên được trả lương dựa trên
thành tích học tập của học sinh. Ở Mỹ, 80% người dân ủng hộ ý kiến này. Khảo sát
cũng tìm hiểu mức thu nhập của nghề giáo viên ở các nước, trong đó cao nhất là
Singapore với 45755 USD/ năm và thấp nhấp là Ai Cập với 10604 USD/năm. Ông

Sunny Varkey – người sáng lập tổ chức Varkey GEMS nhận xét: “Ở nhiều quốc
gia, giáo viên không còn được tôn trọng như xưa nữa. Theo thời gian, sự tôn trọng
giảm xuống sẽ làm suy yếu việc giảng dạy, học tập cũng như cơ hội học tập của
hàng triệu người, và cuối cùng sẽ làm tổn hại tới xã hội nói chung”. [41]


7

 Về vai trò của người thầy
Bài báo khoa học số 44 “The changing roles of teachers in an Era of High –
Stakes Accountability” của giáo sư Linda Valli và trợ lý Daria Buese trường Đại
học Maryland, College Park đăng trên Tạp chí Nghiên cứu giáo dục Mỹ, nghiên cứu
sự thay đổi của vai trò giáo viên trong thời kỳ đề cao tinh thần trách nhiệm. Nội
dung khảo sát sự ảnh hưởng của các chính sách địa phương đến vai trò của giáo
viên tiểu học trong và ngoài lớp học. Thông qua việc phân tích sự thay đổi nhiệm vụ
giáo viên trong 4 năm, các tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò trong
bốn lĩnh vực: giảng dạy, tổ chức, hợp tác và học tập nghiên cứu. Các tác giả cũng đã
phân tích nội dung các chính sách để minh họa cho sự phức tạp về sự đòi hỏi vai trò
của giáo viên, từ đó rút ra ý nghĩa cho các chính sách và cho đề tài. [40]
Nghiên cứu “Changing teacher roles, identities and professionalism: An
annotated bibliography” của Ian Hextall, Alan Cribb, Sharon Gewirtz, Pat Mahony
và Geoff Troman của trường Đại học Luân Đôn và Đại học Roehampton nước Anh
tổng hợp từ 100 văn bản, tài liệu nghiên cứu về giáo dục đã được công bố kể từ
tháng 1 năm 2000 ở nhiều quốc gia. Từ đó phân tích sự thay đổi của vai trò, phẩm
chất và chuyên môn của người thầy qua các thời kỳ. [38]
Bài báo “Roles and Responsibilities of teachers and teacher assistants/
education assistants” với sự hợp tác nghiên cứu của các thành viên thuộc Liên hiệp
viên chức và Liên đoàn giáo viên British Columbia, Canada đã trình bày những
quan điểm chung về vai trò và trách nhiệm của giáo viên, trợ lý giáo viên, trợ lý
giáo dục. Giáo viên đề cập trong bài viết là chỉ tất cả các giáo viên nói chung, kể cả

giáo viên hỗ trợ giáo dục đặc biệt. Bài viết nhận định vai trò quan trọng của giáo
viên trong việc giáo dục học sinh với những yêu cầu đặc biệt, từ đó đề xuất việc
thành lập một tổ chức, xây dựng mối quan hệ làm việc với nhau để đảm bảo giáo
dục thành công cho đối tượng này. Một số vai trò và trách nhiệm của giáo viên như
sau:
 Thiết kế chương trình và lập kế hoạch và tổ chức học tập cho học sinh
có yêu cầu đặc biệt;


8

 Triển khai, thực hiện chương trình dạy học;
 Đánh giá, nhận xét, báo cáo và ghi lại sự tiến bộ của học sinh;
 Xây dựng và phát triển mối quan hệ với người học, phụ huynh học sinh
và cán bộ địa phương. [39]
Tác phẩm “Talk to Teachers on Psychology” (Nói chuyện với giáo viên về
tâm lý) của William James (1842 – 1910), một nhà tâm lý học và triết học tiên
phong người Mỹ, cho rằng người thầy nên “giáo dục mỗi cá nhân học sinh để họ có
thể có những dự định cho tương lai và cố gắng hoạt động để thực hiện những dự
định này” [34, 244]. Người thầy có vai trò tạo hứng thú cho những bài giảng, quan
sát, tổng hợp những hoạt động học tập của người học trong quá trình dạy học,
“teacher who take a spontaneous delight in filling syllabuses, inscribing
observations, compiling statistics and computing the percent” [34, 12].
Trong sách “The Later Works of John Dewey 1925 – 1953, Volume 13: 1938
– 1939, Experience and Education, Freedom and Culture, Theory of Valuation and
Essays” của Jo Ann Boydston, viết về những công việc trong giai đoạn 1925 –
1953 của John Dewey (1859 - 1952), nhà tâm lý học và nhà cải cách giáo dục
người Mỹ, Dewey xem người thầy là những người truyền đạt kiến thức, các kỹ năng
và thực hiện các quy tắc ứng xử, “teacher are the agents though which knowledge
and the skills are communicated and rules of conduct enforced” [35, 6].

Trong “Education and experience: The 60th anniversary edition” của John
Dewey, mô tả nền giáo dục dựa trên triết lý về những kinh nghiệm của ông. Ông
nhận định rằng người thầy không còn ở vị trí là một ông chủ hay nhà độc tài nhưng
phải là một người chỉ dẫn các hoạt động của một nhóm người, “teacher loses the
position of external boss or dictator but takes on that of leader of group activities”
[36, 66]. Như một người chỉ dẫn (leader), người thầy có vai trò đưa ra các ý tưởng
sáng tạo mới mẻ hơn, nên việc lập kế hoạch giảng dạy sao cho hiệu quả nhất sẽ là
điều không dễ dàng, “there is incumbent upon the educator the duty of instituting a
much more intelligent, and consequently more difficult kind of planning” [36, 65].
Người thầy phải phấn đấu hết mình để đáp ứng nhu cầu của tất cả người học, đảm


9

bảo tất cả học sinh, sinh viên sẽ là những công dân có năng lực giỏi và tham gia tích
cực cho xã hội, xây dựng đất nước.
Ngoài ra, theo đánh giá UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên Hợp Quốc), vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay thay đổi theo các
hướng chủ yếu sau:
-

Đảm nhận nhiều chức năng hơn so với trước, có trách nhiệm lớn hơn trong
việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục;

-

Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh,
sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xã hội;

-


Coi trọng việc cá biệt hoá trong học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy
trò;

-

Yêu cầu rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại, do đó yêu cầu trang
bị thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết;

-

Yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trường, thay
đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa giáo viên với nhau;

-

Yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống;

-

Yêu cầu giáo viên tham gia các hoạt động rộng rãi ngoài nhà trường. [28]
1.1.2.

Các kết quả nghiên cứu ở trong nước

Nghiên cứu về vấn đề vị thế và vai trò xã hội, đề tài “Tìm hiểu thực trạng và
kiến nghị giải pháp nâng cao vai trò, vị trí của người cán bộ nữ với công tác quản lý
trong ngành giáo dục và đào tạo” (mã số B2003-49-TĐ63 của nhóm nghiên cứu do
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Phương – Viện chiến lược và phát triển chương trình làm chủ nhiệm) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về vị trí và vai trò xã hội và cách thức

khảo sát, phân tích, xác định vị thế và vai trò xã hội của người cán bộ nữ với công
tác quản lý trong ngành giáo dục và đào tạo. [20]
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên phổ thông” của nhóm nghiên cứu Quỹ hòa bình và Phát triển do bà
Nguyễn Thị Bình, Nguyên Phó Chủ tịch nước làm chủ nhiệm, được thực hiện từ
tháng 3/2010 đến tháng 9/2012, đã khảo sát trên 6000 nghiệm thể gồm những cán


×