Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Cấp cứu tai nạn trước khi có y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.76 KB, 25 trang )

Thầy thuốc ưu tú
Bác sỹ: NGUYỄN ĐỨC ĐÃN

CẤP CỨU TAI NẠN
TRƯỚC KHI CÓ Y TẾ
(Tái bản lần thứ năm có bổ sung, sửa chữa)

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HÀ NỘI, 2013

1


LỜI GIỚI THIỆU
Tai nạn thương tích ở nước ta có chiều hướng gia
tăng. Tai nạn giao thông năm qua trên 10.000
người chết, tai nạn nông nghiệp và công nghiệp
mỗi năm làm chết trên 1.000 người. Tai nạn thiên
tai làm chết gần 700 người, hàng chục nghìn người
bị thương. Tai nạn đối với công nhân viễn thông
khi tác nghiệp trên cao, tiếp xúc với điện dựng
cột xảy ra hàng năm gây ra những tổn thất lớn về
người và của. Có nhiều nguyên nhân trong đó có
nguyên nhân không có kỹ năng cấp cứu trước khi có y tế. Theo Tổ
chức Lao động Thế giới, nếu được cấp cứu kịp thời, đúng phương
pháp sẽ cứu được 81% nạn nhân qua cơn hiểm nghèo. Tổ chức Liên
hợp quốc khuyến cáo đừng để người ta chết vì thiếu kiến thức.
Để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, Nhà xuất bản Thông tin
và Truyền thông trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách
“Cấp cứu tai nạn trước khi có y tế” do Thầy thuốc ưu tú, Bác sỹ
Nguyễn Đức Đãn biên soạn, tái bản năm lần với 20.000 cuốn. Lần


tái bản này có cập nhật một số nội dung theo Bộ luật Lao động
năm 2012.
Cuốn sách giới thiệu một số kỹ thuật đơn giản, bất kể ai cũng
xử lý được, kể cả không có phương tiện cấp cứu, có nhiều trường hợp
không phải đến y tế. Trong cuốn sách, tác giả dựng nhiều hình ảnh
về kỹ năng sơ cứu giúp các bạn thực hiện dễ dàng.
Trong quá trình biên soạn, cuốn sách khó tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến góp ý của bạn đọc để cuốn
sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Mọi ý kiến
đóng góp xin gửi về Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông - Số 9,
ngõ 90, phố Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn!
Mã số: KS 01 HM 12

2

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

3


MỤC LỤC
Lời giới thiệu ...........................................................................3
TỔ CHỨC CẤP CỨU TẠI CHỖ ..........................................5
1. Thuật ngữ ........................................................................5

1. Thuật ngữ

2. Quy định của Bộ luật Lao động 2012 .............................5


- Thương tích là sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố vật
lý, chất độc, vi sinh vật gây bệnh... vào cơ thể đột ngột ngoài
khả năng chống đỡ của cơ thể gây thương tích.
- Sơ cứu là việc xử lý với mục đích đảm bảo tính mạng và
hạn chế thấp nhất hậu quả của chấn thương cho nạn nhân trước
khi có sự trợ giúp của nhân viên y tế.
- Nhân viên sơ cứu là người đã được đào tạo về các phương
pháp, kỹ năng sơ cứu và phải thực hiện tốt các kỹ năng, kiến
thức của môn sơ cứu.

3. Tổ chức thực hiện cấp cứu ..............................................6
4. Phương tiện, dụng cụ cấp cứu .........................................7
KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU TẠI CHỖ ...................................8
1. Nguyên tắc chung ...........................................................8
2. Cầm máu khẩn cấp..........................................................9
3. Băng vết thương ............................................................11
4. Cố định gãy xương................................... .....................19
5. Chấn thương cột sống ...................................................28
6. Bong gân .......................................................................30
7. Sai khớp ........................................................................31
8. Điện giật........................................................................31
9. Ngạt thở ........................................................................36
10. Say nắng, say nóng, cảm lạnh.....................................38
11. Bỏng da .......................................................................39
12. Ngộ độc.......................................................................40
13. Rắn độc cắn.................................................................42
14. Vận chuyển nạn nhân..................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................47
4


TỔ CHỨC CẤP CỨU TẠI CHỖ

2. Điều 140. Xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp (Bộ luật Lao động
năm 2012) quy định:

Trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, người sử dụng lao
động có trách nhiệm sau đây:
a. Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và
định kỳ tổ chức diễn tập.
b. Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu,
sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động.
3. Tổ chức ứng cứu khẩn cấp
3.1. Tổ chức đội cấp cứu

Số lượng người sơ cứu ít nhất 5% tổng số lao động, nhưng
phải đảm bảo tại vị trí làm việc có cấp cứu viên thường trực.
5


Mỗi cơ quan, đơn vị sản xuất tổ chức một đội sơ cấp cứu. Mỗi
nhà xưởng, mỗi tầng nhà, đội sản xuất hoặc tương đương tổ
chức một tổ sơ cứu, ít nhất có từ 2 đến 3 người, và phải được
người có quyền hạn ra quyết định thành lập. Biên chế:

- Quản lý phương tiện cấp cứu và bổ sung đầy đủ.
- Hợp tác với cơ sở y tế gần nhất để cứu trợ.

- Dưới 50 lao động ít nhất 2 cấp cứu viên

3.4. Phương tiện, dụng cụ cấp cứu


- Từ 51 - 100 lao động ít nhất 4 cấp cứu viên

Tại vị trí làm việc phải có túi cứu thương hoặc tủ cứu
thương, phác đồ cấp cứu đặt tại nơi làm việc dễ thấy, dễ lấy, ký
hiệu chữ thập. Túi cứu thương tối thiểu gồm:

- Từ 101 - 200 lao động ít nhất 8 - 10 cấp cứu viên
- Từ 201 - 300 lao động ít nhất 12 - 15 cấp cứu viên
- Cứ tăng lên 50 lao động cộng thêm 2 cấp cứu viên.
3.2. Tiêu chuẩn người cấp cứu

- Nhanh nhẹn.
- Khỏe mạnh.
- Bình tĩnh.
- Cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm.
3.3. Nhiệm vụ của đội cấp cứu

- Khi có tai nạn, cấp cứu viên khẩn
cấp mang túi cứu thương đến ngay hiện
trường làm nhiệm vụ sơ cứu.
- Sơ cứu ngay tại chỗ rồi chuyển nạn
nhân đến y tế.
- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị
cấp cứu hàng năm.
- Hàng năm phải tổ chức luyện tập,
diễn tập sơ cứu.
6

- Xây dựng phương án cấp cứu.


TT

Tên phương tiện sơ cứu

Từ 10 - 50 người

1

Bông thấm nước

02 gói

2

Gạc miếng

20 cái

3

Băng dính

01 cuộn

4

Băng cuộn khổ 8 - 10 cm

20 cuộn


5

Băng Urgo

40 cái

6

Thuốc sát trùng

01 lọ

7

Nẹp đùi 1 bộ 2 cái

02 bộ

8

Nẹp cẳng chân 1 bộ 2 cái

02 bộ

9

Nẹp cánh tay 1 bộ 2 cái

02 bộ


10

Nẹp cẳng tay 1 bộ 2 cái

02 bộ

11

Kéo, kẹp y tế

02 cái

12

Cáng thương

01 cái

Cứ tăng thêm 50 người nữa thì dụng cụ trên tăng gấp đôi,
tăng 200 người gấp 3, tăng từ 300 - 400 người gấp 4.
7


KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU TẠI CHỖ
Nguyên tắc chung

- Nạn nhân bị cụt, dập nát chi.
- Đứt động mạch không cụt chi
ta thấy máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm

phụt ra thành tia.

- Đưa ngay nạn nhân đến nơi an toàn.
- Động viên, an ủi nạn nhân yên tâm.
- Báo ngay cho y tế đến cứu trợ hoặc
cấp cứu lưu động (điện thoại 115).

2. Xử lý
Thương tích do
nổ bình áp lực

- Tùy vị trí tổn thương, mức độ
thương tích nạn nhân có thể nằm hoặc đứng hay ngồi ở tư thế
thuận tiện cho việc sơ cứu, không ảnh hưởng đến vết thương.
Có thể tự xử lý lấy hay tư vấn cho người khác giúp, và cứu giúp
nạn nhân.
- Cởi, nới quần áo, gãy xương phải cắt quần áo hoặc tháo
đường chỉ khâu nhẹ nhàng.
- Sơ cấp cứu kịp thời, đúng kỹ thuật.
- Người vào cứu nạn nhân phải đảm bảo an toàn.
- Vết thương hở phải đeo găng tay phòng nhiễm HIV.
- Phải tiêm vắc xin phòng uốn ván đối với vết thương xây
sát da, chảy máu.
- Sơ cấp cứu xong mới chuyển đến y tế.
8

Đường đi
động mạch

1. Cách nhận biết đứt động mạch


- Khẩn cấp, bình tĩnh và tại chỗ.

- Đánh giá được mức độ tổn thương,
thời gian bị tổn thương để ưu tiên cấp cứu.

CẦM MÁU KHẨN CẤP

Vị trí ép
động mạch

Kỹ thuật thứ 1:
Bịt chặt ngón tay cái vào vị trí
máu phun ra, ấn phía trên đường đi của
động mạch để cầm máu, xử lý như sau:
- Ở tay thì ép ngay cẳng tay vào
cánh tay, rồi ép cánh tay vào sườn, hay
giơ lên cao để giảm chảy máu, chạy
đến y tế hoặc gọi người đến giúp.
- Ở chân, nằm ngửa ra, ép cẳng
chân vào đùi, ép đùi vào bụng hay giơ
lên cao, tự xử lý lấy hoặc gọi người
đến giúp.
Kỹ thuật thứ 2
Xử lý như kỹ thuật thứ 1. Dùng
điện thoại di động, vật cứng... ép chặt
lên đường đi của động mạch, buộc chặt
vào chi.
9



Kỹ thuật thứ 3
Xử lý như kỹ thuật thứ 1. Dùng băng
cuộn bản rộng, băng chặt tối đa tại vị trí tổn
thương, băng nhiều vòng chồng lên nhau,
băng rộng lên trên (dùng băng thun tốt nhất).
Kỹ thuật thứ 4
Xử lý như kỹ thuật thứ 1. Dùng băng
cuộn băng chặt tối đa ở trên vị trí tổn thương
3-5 cm, băng nhiều vòng chồng lên nhau, rồi
băng ép vết thương lại.
Kỹ thuật thứ 5
Xử lý như kỹ thuật thứ 1. Dùng dây bản
rộng cuốn trên vị trí tổn thương 3-5cm, cuốn
ít nhất hai vòng, cầm chắc hai đầu dây lại,
rồi luồn ngón tay xuống dưới dây, xoắn chặt
cho máu cầm lại. Không có dây bản rộng thì
dùng vật liệu mềm lót vào rồi buộc dây lên
trên để phòng đứt cơ.

thâm tím thì phải nới dây cầm máu, để vị trí bị tổn thương thấp
cho máu lưu thông, nới đến khi thấy màu da ở dưới hồng lên là
được. Nới hết mà không thấy máu phụt ra thì không cần garo
nữa, nhưng vẫn giữ băng ép ở trên. Nếu máu vẫn phụt ra phải
buộc chặt lại. Mỗi lần nới garo đều ghi vào giấy để theo dõi.
Trường hợp chi bị đứt rời ra, sát trùng ngay đoạn chi này,
đặt vào túi nhựa, quấn vào khăn bông cho vào phích nước đá,
đưa ngay vào bệnh viện có thể nối lại được.

BĂNG VẾT THƯƠNG

1. Nguyên tắc băng vết thương

- Băng vết thương nhằm: cầm máu, chống nhiễm trùng.
- Dùng dung dịch diệt khuẩn (cồn 700, cồn iốt 10%,
ôxy già 30%), để sát trùng, sát trùng tay người cấp cứu trước,
sát trùng vết thương sau theo kiểu xoắn ốc từ trong ra ngoài.
Nếu không có thì dùng nước sạch, xà phòng rửa vết thương.
- Tự băng lấy - Băng giúp nạn nhân.

Ghi họ tên, thời gian buộc cầm máu
(garo) vào mảnh giấy rồi buộc vào vị trí
cầm máu. Vào y tế khẩn cấp.
Cứ 15-25 phút phải nới dây cầm máu
một lần, nới khoảng 2 phút, trước khi nới
phải băng ép ở trên vị trí tổn thương để giảm
áp lực chảy máu, nới từ từ. Không có đồng Băng ép ở trên rồi
nới garo
hồ theo dõi mà thấy da ở dưới vị trí buộc
10

Tự băng vết thương

Băng giúp người khác

11


- Dùng băng vô trùng băng ép lại. Tùy theo mức độ tổn
thương, vị trí vết thương mà sử dụng băng cho phù hợp. Vết
thương nhẹ, ta có thể dùng băng dính, băng urgo, băng bướm...

Vết thương nặng, máu chảy nhiều phải dùng băng cuộn, dùng
băng thun vừa dễ sử dụng lại cầm máu tốt nhất.
- Không có băng thì dùng khẩu trang hoặc xé quần áo
để băng tạm thời (xử lý tình thế), nhưng phải diệt khuẩn bằng
thuốc sát trùng hoặc nhúng vào nước sôi.
- Băng vừa chặt để cầm máu, băng chặt quá máu sẽ không
lưu thông được, băng lỏng không cầm được máu.
- Không để nút buộc hoặc đầu băng trên vết thương, băng
xong phải kiểm tra lại. Vào y tế.
Kỹ thuật và các bước tiến hành
Bước 1: Sát trùng, rồi đặt gạc kín vết thương.

Sát trùng vết thương

Đặt gạc kín vết thương

Bước 2: Đặt đầu cuộn băng ở đoạn nhỏ trước, băng hai
vòng tròn chồng khít lên nhau để cố định đầu băng lại, hoặc
buộc đầu băng vào cơ thể cũng được.

đè lên vòng trước một nửa (1/2) hoặc 1/3 cuộn băng, phải băng
qua vết thương từ 2-5cm nữa.
Bước 4: Cuộn thêm 1-2 vòng tròn trùng khít lên nhau để
kết thúc, dùng móc, ghim, băng dính cố định đầu băng lại hoặc
tạo ra hai dải băng buộc vào cơ thể.
Bước 5: Kiểm tra lại rồi đưa đến y tế ngay.
2. Băng vết thương đầu, hàm, mặt
2.1. Băng vết thương rách da đầu

Kỹ thuật 1: Dùng băng 4 dải, băng

dính, băng urgo. Nếu dùng băng dính,
băng urgo phải cắt tóc quanh vết thương
mới cố định được (xem ảnh).
Kỹ thuật 2: Dùng băng tam giác, vắt
đỉnh băng về sau gáy, kéo hai đầu băng
trên cung lông mày qua hai mang tai tới
xương chẩm, buộc ba đầu băng chặt vào
nền sọ (xem ảnh).

Kỹ thuật 1

Kỹ thuật 3: Tở đầu cuộn băng ra 10 cm. Một tay cầm chắc
đoạn băng này đặt trên mang tai, còn một tay cầm cuộn băng
băng lên đỉnh đầu qua mang tai xuống tới hàm rồi vòng lên
đầu, đè lên nửa dải băng trước. Cứ băng như vậy sang hai bên
cho kín hết vết thương rồi bắt chéo hai cuộn băng lại, băng một
vòng quanh đầu qua hai mang tai rồi buộc hai đầu băng vào nền
sọ hoặc băng ngược lại (xem ảnh).

Bước 3: Cuốn băng vòng xoắn ốc hoặc theo hình số 8
(dấu x), băng từ đoạn nhỏ đến đoạn to mới chắc, cứ vòng sau
12

13


hộp sọ hoặc băng ngược lại cũng được (xem ảnh) hoặc dùng
băng dính, băng urgo...
3. Băng vết thương mắt
3.1. Vết thương lòi mắt

Kỹ thuật 2

Kỹ thuật 3

2.2. Băng vết thương lòi óc, lột da đầu

Cấm được đụng chạm vào mắt. Dùng chén vô trùng úp lên
rồi băng ép trôn chén lại.
3.2. Băng một mắt

- Dùng băng dính băng ép lại
(xem ảnh).

Da đầu bị lột

Nạn nhân bị lòi óc, cấm đụng chạm, gạt óc đi, dùng chén,
bát vô trùng úp lên. Nếu không có, ta lấy băng cuộn cuộn thành
vòng tròn, đặt lên rồi băng lại. Nạn nhân bị lột da đầu, lấy da đó
phủ lên như cũ rồi dùng băng băng ép lại.
2.3. Băng hàm, mặt, đầu

Ta tở cuộn băng ra 10cm, đặt lên thái
dương, rồi băng qua mặt xuống hàm, băng
vòng lên đỉnh đầu xuống thái dương. Cứ
băng như vậy cho kín hết vết thương thì
bắt chéo hai dải băng lại, băng một vòng
qua hai mang tai, buộc hai đầu băng vào
14

- Nếu dùng băng cuộn thì cuộn

hai vòng qua mang tai để cố định đầu
băng hoặc buộc đầu băng vào hộp sọ,
vòng cuộn băng ra sau gáy băng chếch
lên ngang đầu phía bên mắt lành đè
lên 1/2 vòng trước, băng chéo xuống
mắt bị tổn thương cho tới dái tai, sau
đó vòng về sau gáy chếch lên đầu,
băng kín vết thương thì cố định đầu
băng lại, hoặc băng ngược lại cũng
được (ảnh bên).
3.3. Băng hai mắt

Dùng băng cuộn băng vòng tròn qua hai mắt, băng kín
vết thương thì buộc hai đầu băng lại hoặc dùng băng dính.

15


4. Băng vết thương ở ngực, lưng, bụng
4.1. Vết thương nhỏ máu chảy ít (xem ảnh)
Tay giữ trôn bát

Băng ép trôn bát

Đặt vòng tròn lên

5. Băng vết thương các chi
5.1. Băng vết thương nhỏ chảy máu ít

Vết thương máu chảy ít dùng băng urgo, băng dính,

băng bướm rất hiệu quả (xem ảnh).
Băng urgo ở ngực

Băng dính ở lưng

Băng 4 dải

4.2. Vết thương lớn máu chảy nhiều

Dùng băng cuộn bản rộng, băng
xoáy ốc từ nhỏ đến to của cơ thể, băng
kín hết vết thương, buộc vào cơ thể.
Vết thương lồng ngực hở có tiếng
phì phò, đặt gạc dày lên vết thương
hoặc băng nhiều vòng chồng lên vết
thương, băng đến khi hết tiếng phì phò
mới được (xem ảnh).

Băng bướm

Băng xoắn ốc

Băng Urgo

Băng dính

5.2. Băng vết thương to máu chảy nhiều

Phải dùng băng cuộn băng xoắn ốc từ nhỏ đến to của cơ
thể hoặc băng số 8 hay băng 4 dải (xem ảnh).


4.3. Băng vết thương lòi ruột

Cấm đụng chạm đến ruột và nhét ruột vào bụng, nằm im
đấy. Tìm bát vô khuẩn úp lên, lấy tay giữ chặt hoặc băng ép trôn
bát vào thành bụng. Không có bát dùng vòng tròn đặt lên rồi
băng lại. Cấm cho nạn nhân ăn, uống.
Băng xoắn ốc

16

Băng xoáy ốc

Băng số 8

Băng 4 dải

17


5.2. Băng mu và lòng bàn tay, bàn chân, gót chân

Cố định đầu cuộn băng trên các ngón tay, ngón chân (để
hở đầu ngón ra ngoài để kiểm soát máu lưu thông) hoặc trên cổ
tay, cổ chân. Băng xoáy ốc hoặc số 8 hay băng 4 dải cũng được
(xem ảnh).

- Gãy xương phải cắt quần áo hoặc tháo đường chỉ khâu để
nhận biết vị trí gãy và mức độ tổn thương.
- Gãy hở, phải băng vết thương trước, buộc nẹp sau.

- Tự cố định lấy - Cố định giúp nạn nhân.

Tự cố định
Băng
số 8

Băng
số 8

Băng
xoáy ốc

Băng xoáy ốc

Băng 4 dải

- Cố định xương gãy nhằm: không
để xương di động gây nguy hiểm.

Ch͟ gãy

- Cấm co kéo, xê dịch, nắn thẳng,
để nguyên hiện trạng đó mà cố định nẹp
(đề phòng xương chọc vào cơ, vào động
mạch, bó thần kinh gây nguy hiểm).
- Cách nhận biết: vị trí gãy đau nhói,
có thể thấy biến dạng, cử động khó khăn
hoặc không cử động được, vết thương hở
Gãy kín
thấy rách da thịt, máu chảy.

18

Giúp nạn nhân
cố định cẳng tay

- Trường hợp không có nẹp thì cố định chân gãy với chân
lành, tay gãy với cơ thể.

CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG
1. Nguyên tắc cố định

Giúp nạn nhân
nâng cánh tay gãy

- Luồn dây qua các hốc tự nhiên (khớp gối, cổ chân), kéo
sang hai bên vị trí gãy trước rồi đến khớp lân cận, sau luồn nẹp
rồi đệm bông, vải vào phần xương lồi, chỗ lõm. Buộc cố định
nẹp ở hai bên vị trí gãy trước, sau đến khớp lân cận, rồi đến các
đoạn khác, phải buộc hai vận mới chắc.
- Cố định phải chắc chắn, không được chặt quá sẽ gây ảnh
hưởng đến sự lưu thông của máu. Nếu lỏng làm xương di động
gây nguy hiểm.
- Chườm nước đá để giảm đau, giảm sưng, giảm chảy
máu trong.

Gãy hͧ

- Cho uống thuốc giảm đau Aspirin... (nếu có).
19



- Phương tiện gồm: nẹp tre, nẹp gỗ, không có nẹp dùng
que, cành cây, bìa các tông, sách báo... (nẹp dài ít nhất phải
bằng xương gãy, nẹp ngắn thì nối lại), bông, gạc, dây, băng,
cáng thương, không có dây thì xé áo ra làm dây.

Băng trước

Cố định 2 nẹp

- Kiểm tra lại kỹ thuật, vận chuyển nhẹ nhàng đến y tế.
2. Cố định xương đùi, xương bánh chè
2.1. Kỹ thuật thứ nhất (có hai nẹp)

- Luồn dây dưới khớp gối, kéo dây đến các vị trí 1-2-3 rồi
luồn nẹp, một nẹp từ giữa cung bẹn qua mắt cá trong, một nẹp
từ hõm nách qua mắt cá ngoài. Buộc hai nẹp vào đùi, vào cẳng
chân theo số thứ tự 1-2-3.
- Đặt chân lành sát chân gãy, buộc hai chân vào nhau,
buộc nẹp vào cơ thể theo số thứ tự 4-5-6-7-8 (xem ảnh).

Cố định 1 nẹp

Cố định bằng họa báo

Cố định chân lành với chân gãy

Cuốn xoắn ốc hai đùi vào nhau

2.2. Kỹ thuật thứ hai (một nẹp hoặc cuốn giấy, báo)


3. Cố định xương cẳng chân, cổ chân

Luồn dây rồi đặt nẹp như kỹ thuật 1, buộc cố định trình
tự như có hai nẹp hoặc dùng quyển họa báo cuốn vào đùi buộc
như trên (xem ảnh).

3.1. Kỹ thuật thứ nhất (có hai nẹp)

2.3. Kỹ thuật thứ ba (không có nẹp)

Đặt chân lành sát chân gãy, nếu thấy giữa hai đùi hở phải
đặt đệm vào rồi luồn dây như trên. Buộc hai chân vào nhau theo
thứ tự 1-2-3-4. Dùng băng cuộn cuốn xoắn ốc hai đùi vào nhau
(xem ảnh).

20

Luồn dây dưới khớp gối hay cổ chân, kéo dây đến các vị
trí 1-2-3, đặt hai nẹp song song từ giữa xương đùi qua bàn chân.
Buộc hai nẹp vào cẳng chân, đùi theo thứ tự 1-2-3. Nếu gãy cổ
chân buộc thêm một nút ở bàn chân. Đặt chân lành sát chân
gãy, buộc hai chân vào nhau theo thứ tự 4-5 (xem ảnh).
3.2. Kỹ thuật thứ hai (một nẹp hoặc cuốn sách báo)

Luồn dây và đặt nẹp như kỹ thuật 1, rồi trình tự cố định
như có hai nẹp, hoặc dùng sách báo cuốn vào cẳng chân như
cuốn xương đùi, buộc như trên (xem ảnh).
21



3.3. Kỹ thuật thứ ba (không có nẹp)

5. Cố định xương cánh tay

Đặt chân lành sát chân gãy, lấy vật liệu mềm (quần, áo, túi
đựng đất, cát) đệm giữa hai cẳng chân, luồn dây như kỹ thuật
1, buộc hai chân vào nhau theo thứ tự 1-2-3-4. Dùng băng cuộn
cuốn xoắn ốc hai cẳng chân vào nhau (xem ảnh).

5.1. Kỹ thuật thứ nhất (có hai nẹp, một nẹp)

Cố định 2 nẹp

Cố định 1 nẹp

Cố định chân lành vào chân gãy

Cuốn 2 cẳng chân vào nhau

4. Cố định xương bàn chân, ngón chân

- Giúp nạn nhân: Để cánh tay
vuông góc với cẳng tay, nâng nhẹ lên
ngang ngực, nạn nhân đỡ lấy cẳng tay
(ảnh trang 19). Đặt một nẹp từ hố nách
qua mỏm khuỷu tay, một nẹp từ mỏm vai
qua khuỷu tay. Có một nẹp thì đặt theo
một trong hai cách trên. Bảo nạn nhân đỡ
lấy cẳng tay và nẹp, giữ chắc ở tư thế này

(ảnh bên). Luồn dây, buộc nẹp vào cánh
tay, treo cẳng tay lên cổ, cẳng tay vuông góc với cánh tay.
- Tự xử lý lấy: Kỹ thuật đặt nẹp như trên, ngồi xuống rồi
nâng cả cánh tay lẫn nẹp lên hai đầu gối hoặc hai đùi, buộc nẹp
vào hai bên vị trí gãy, treo cẳng tay như trên (xem ảnh).

4.1. Gãy xương bàn chân

Đặt nẹp dưới bàn chân, buộc
nẹp vào bàn chân ở hai bên vị trí gãy,
hoặc dùng quyển sách làm nẹp. Không
có nẹp dùng băng cuộn cuốn xoắn ốc
nhiều vòng chồng lên nhau cũng được
(xem ảnh).

Có ńp

Đặt nẹp và tay lên
đầu gối

4.2. Gãy xương ngón chân

Dùng dây buộc ngón lành với
ngón gãy ở hai bên vị trí gãy hoặc cố
định theo kiểu băng xoắn ốc cũng được.
22

Cu͙n
xo̷n ͙c


Buộc nẹp vào
cánh tay

Treo cẳng tay
lên cổ

Cố định
một nẹp

5.2. Kỹ thuật thứ hai (không có nẹp)

Nâng cánh tay gãy sát vào mạn sườn, cẳng tay sát vào
bụng, cẳng tay vuông góc với cánh tay, tay lành giữ chắc cẳng
23


tay vào y tế. Hoặc dùng dây treo cẳng tay lên cổ, dùng băng bản
rộng băng xoắn ốc hoặc buộc cánh tay chặt vào mạn sườn đè
lên dải băng treo hay dùng cuốn sách cuốn vào cánh tay buộc
như có nẹp, treo cẳng tay như trên (xem ảnh).

Đặt nẹp dưới
tay gãy nâng
lên 2 đầu gối

Tay lành giữ tay gãy
vào y tế

Cố định tay gãy
vào cơ thể


Cố định bằng
họa báo

Tự cố định

Treo tay lên cổ

Có 1 nẹp

6.2. Kỹ thuật thứ hai (không có nẹp)

Kỹ thuật cố định như kỹ thuật thứ 2 mục 5.2 (xem ảnh).

6. Cố định xương cẳng tay, cổ tay
6.1. Kỹ thuật thứ nhất (có hai nẹp hoặc một nẹp)

- Giúp nạn nhân: Kỹ thuật nâng và giữ
cẳng tay gãy như kỹ thuật nâng cánh tay. Đặt
một nẹp từ mỏm khuỷu tay qua mu bàn tay,
một nẹp từ khớp khuỷu qua lòng bàn tay. Có
một nẹp thì đặt từ mỏm khuỷu qua mu bàn tay.
Bảo nạn nhân cầm chắc nẹp vào cẳng tay, giữ
ở tư thế thuận tiện (ảnh bên). Luồn dây, buộc
nẹp vào hai bên vị trí gãy, gãy cổ tay buộc vào
mu bàn tay, treo cẳng tay lên cổ, cẳng tay vuông góc với cánh
tay (ảnh trang 19).
- Tự xử lý: Kỹ thuật đặt nẹp như trên, ngồi xuống rồi nâng
cả cẳng tay lẫn nẹp lên hai đầu gối hoặc hai đùi, luồn dây buộc
nẹp vào hai bên vị trí gãy, treo cẳng tay như trên (xem ảnh).

24

Tay lành giữ cẳng tay
gãy vào y tế

Cố định bằng họa báo

Buộc tay lành
với tay gãy

7. Cố định xương bàn tay, ngón tay
7.1. Gãy xương bàn tay

Úp lòng bàn tay gãy lên ngực, giữ mu bàn tay đi vào y tế.
Có nẹp thì đặt nẹp từ cẳng tay qua lòng bàn tay tới các ngón,
buộc nẹp ở cổ tay, các ngón tay, treo cẳng tay lên cổ hoặc cuốn
xoắn ốc từ cổ tay qua mu bàn tay, buộc chéo lên cổ (xem ảnh).
25


9. Cố định xương sườn

Tay lành giữ tay gãy

Cố định nẹp

Buộc chéo tay lên cổ

- Gãy một bên: Đỡ nạn nhân nằm
nghiêng ở tư thế xương gãy lên trên. Dùng

băng 4 dải cố định hoặc băng dính bản
rộng dán từ xương ức qua các xương sườn
bị gãy tới cột sống. Nếu không có thì
dùng băng cuộn cuốn xoắn ốc, treo cẳng
tay bên xương gãy như trên (xem ảnh).

7.2. Gãy xương ngón tay

Cố định ngón tay gãy với ngón tay
lành bằng băng cuộn, băng xoáy ốc hoặc
buộc hai ngón vào nhau cũng được.

- Gãy cả hai bên: Cuốn xoáy ốc
nhiều vòng chồng lên nhau cho kín hết
vết thương, rồi treo hai cẳng tay lên cổ.
Băng
xoắn ốc

8. Cố định xương đòn
8.1. Kỹ thuật thứ nhất

Dùng băng cuộn bản rộng buộc đầu
băng vào khớp vai bên lành, băng số 8 từ
hai mỏm vai qua lưng để lồng ngực ưỡn ra
phía trước hoặc treo cẳng tay bên xương gãy
lên cổ, rồi cố định cánh tay bên xương gãy
vào mạn sườn để đỡ trọng lượng kéo xuống
(xem ảnh).

10. Cố định xương hàm


Hai tay đỡ xương hàm vào y tế hoặc dùng khẩu trang hay
băng cuộn đặt dưới hàm, kéo hai dây lên đỉnh đầu, buộc chặt
lại (xem ảnh).

8.2. Kỹ thuật thứ hai

Đặt một nẹp qua hai mỏm vai, dùng
dây buộc nẹp vào hai bên mỏm vai, treo
cẳng tay bên xương gãy lên cổ, cẳng tay
vuông góc với cánh tay (xem ảnh).
26

Tay đỡ xương hàm vào y tế

Cố định hàm dưới lên hàm trên

27


CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG
Chấn thương cột sống thường do ngã, hoặc do chấn thương
mạnh vào cột sống.
Chấn thương cột sống có thể tủy sống chưa bị tổn thương
hoặc chưa bị nghiêm trọng, thường gặp ở các đốt sống cổ, các
đốt sống lưng.
Không ẵm, bế, để ngồi trên xe, di chuyển nạn nhân ở tư
thế gù lưng tôm để phòng đứt tủy sống gây liệt.
Bất cứ trường hợp nào nghi ngờ bị chấn thương cột sống
đều phải cấp cứu như đã bị chấn thương.

1. Đánh giá chấn thương

- Cấu véo tay, chân nạn nhân mà không thấy đau nữa là
tủy đã bị đứt gây liệt.
2. Xử lý

Phương tiện: cáng cứng, chõng, cánh cửa, gỗ ván..., dây
cố định.
Khám xong ta kéo cáng áp sát vào đầu, lưng, chân tay, sau
đó ngả từ từ xuống đất để người luôn nằm thẳng trên mặt cáng.
Nếu có dấu hiệu tổn thương đốt sống cổ phải chèn hai bên cổ
(chăn, gối, túi cát...). Dùng dây cố định ở trán, ngực, bụng, trên
xương mào chậu, đùi, chân chặt trên cáng.
Chỉ khi nào cố định chắc chắn trên cáng mới được chuyển
nạn nhân vào bệnh viện (xem ảnh).

Tìm hiểu hiện trường, diễn biến sự việc, tư thế ngã để
nhận định nguy cơ.
Để thăm khám cột sống, ta phải thực hiện kỹ thuật “lật
khúc gỗ”. Ba người cùng quỳ một chân sát bên sườn nạn nhân,
người quỳ ngang vai luồn tay dưới gáy ôm chặt lấy đầu và mỏm
vai nạn nhân, người ở giữa ôm mạn sườn và ôm mông, người
quỳ dưới chân ôm đùi và cẳng chân nạn nhân. Một người hô
1...2...3 cùng lật từ từ cho nạn nhân nằm nghiêng vào trong ở tư
thế thẳng từ đầu đến chân, giữ ở tư thế này để khám (xem ảnh).
Hỏi nạn nhân đau ở đốt sống cổ hay đau ở lưng, thắt lưng,
đau khi vận động, đau khi sờ nắn cột sống, có thể nhìn thấy cột
sống bị biến dạng.
- Nam giới, dương vật cương cứng.
28


1. Chuẩn bị lật nạn nhân

2. Kỹ thuật “lật khúc gỗ”
để khám và đặt cáng

3. Ngả cáng và nạn nhân
xuống đất

4. Cố định trên cáng cứng

29


BONG GÂN
Bong gân, thường gặp do vấp ngã, trượt chân... vùng bong
gân thường ở cổ chân, phía trước mắt cá, cổ tay, đầu gối.
- Dấu hiệu: đau nhói ở vị trí bị bong gân, đau nhất là khi
cử động...
- Xử lý: Chườm nước đá vào vùng tổn thương, dùng băng
cuộn cố định khớp bị bong gân để bất động, chống phù nề, giảm
chảy máu trong. Cấm hoạt động. Uống thuốc giảm đau Aspirin,
Paracetamol... (nếu có).

SAI KHỚP
Sai khớp thường xảy ra sau một chấn thương mạnh ở khớp,
thường biểu hiện: đau khớp, sưng khớp, không hoạt động được,
khớp có thể bị biến dạng. Thường gặp sai khớp vai, khớp khuỷu
tay, cổ tay, cổ chân, khớp gối, khớp háng.
Xử lý: Sai khớp vai. Nâng nhẹ tay bên sai khớp lên ngang

ngực, cánh tay vuông góc với cẳng tay, dùng dây treo cẳng tay
lên cổ, rồi băng ép cánh tay này vào sườn, bàn tay úp vào bụng.
Sai khớp khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, cổ chân phải cố định
bằng nẹp. Kỹ năng như cố định gãy xương tay, chân.
Gãy xương háng cố định như gãy xương đùi.
Cho nạn nhân uống thuốc giảm đau Aspirin..., chườm nước
đá (nếu có). Cấm hoạt động khớp bị tổn thương.
30

ĐIỆN GIẬT
1. Tính chất nguy hiểm

Điện giật gây chết người cao nhất trong các loại tai nạn.
Điện giật làm nhiệt độ cơ thể tăng lên, cơ ngực, cơ hoành
co cứng lại gây ngừng thở đột ngột, sau ngừng tim (thường
ngừng thở quá 05 phút tim sẽ ngừng đập). Có trường hợp ngừng
cả tim và phổi ngay do tiếp xúc với cường độ dòng điện cao,
thời gian dài, gây thiếu ôxy trầm trọng tế bào, có thể gây hoại tử
cơ tim, nhồi máu cơ tim, tràn máu, tràn khí màng phổi... Ngừng
tim không vận chuyển được máu lên não gây thiếu ôxy não nếu
quá 05 phút cơ hội cứu được là hiếm.
Điện giật gây co cơ mạnh, nạn nhân có thể bị ngã xuống,
hoặc bắn xa tới 3-4 m gây chấn thương hoặc ngất lịm, có thể
gây cháy bỏng. Có trường hợp để lại di chứng về thần kinh, tâm
thần, suy thận, tổn thương phổi, phụ nữ có thai có thể đẻ non,
thai chết lưu... Vì vậy, khi nạn nhân đã hồi phục phải đưa vào
bệnh viện để kiểm tra, theo dõi tiếp.
2. Phương châm

- Khẩn cấp trong 03 phút.

- Liên tục và kiên trì cấp cứu.
- Gọi ngay y tế đến hỗ trợ.
Ngã cao do ÿi͏n gi̵t

31


3. Tách nạn nhân khỏi nguồn điện

Khẩn cấp cắt cầu dao, ổ cắm hoặc
dùng vật cách điện tách nạn nhân hay
vật dẫn điện ra; có thể nắm áo, quần kéo
(quần áo ẩm ướt cấm tiếp xúc).

Cắt điện

4. Khám đánh giá (dưới 01 phút)

- Gọi, hỏi, lắc người xem còn phản ứng không.
- Nhìn da mặt xem có tím tái không, nếu tím tái thì đã
ngừng thở hoặc ngừng tim.
- Bắt mạch (động mạch cổ - động mạch bẹn) hoặc áp tai
vào vùng trước tim để nghe tim còn đập hay mất (10 giây).
- Áp lỗ tai vào mũi nạn nhân nghe hơi thở (10 giây).
- Kiểm tra mắt thấy đồng tử giãn hết, phản xạ ánh sáng
mất là nạn nhân đã chết, nếu còn thì chưa chết.
- Kiểm tra tổn thương khác kèm theo.
- Nếu nạn nhân bị ngất (tim, phổi còn hoạt động) thì đặt
nằm nghiêng theo dõi chặt chẽ.
- Thấy tim, phổi cùng ngừng hoạt động thì phải cấp cứu

tim trước.

Đồng tử bên phải giãn hết,
bên trái bình thường

Kiểm tra miệng

5. Kỹ thuật cấp cứu

Khai thông đường thở: Đặt
nạn nhân nằm ngửa ở nơi thoáng
khí. Ngửa hết đầu về sau gáy,
nghiêng đầu sang một bên để khai
thông đường thở (để gốc lưỡi không
thụt vào bịt kín hầu họng), và để
lấy dị vật nếu có, giữ ở tư thế này
suốt thời gian cấp cứu.

Ngửa đầu về sau gáy

Mở miệng nạn nhân thấy có
nhớt dãi, dị vật phải lấy ra (xem ảnh).
Nới áo nạn nhân, đối với nữ
phải nới xu chiêng (xem ảnh).
Lấy dị vật

Bắt mạch cổ

32


Nghe tim

Kiểm tra hơi thở

33


tim, phổi (một chu kỳ). Nếu thấy nạn nhân tự thở được, ta để
nạn nhân nằm ở tư thế dễ thở, đầu nghiêng sang một bên, theo
dõi tim, phổi. Nếu chưa thở được, ta tiếp tục cấp cứu theo chu
kỳ như trên. Thấy tim mạch ngừng đập phải cấp cứu tim ngay.

Kỹ thuật thổi ngạt: Người cấp cứu
quỳ hoặc đứng khom người ở ngang vai
nạn nhân. Một tay bịt kín mũi nạn nhân,
ấn trán xuống cho đầu ngửa hết về phía
sau. Một tay nâng cằm, mở miệng nạn
nhân. Hít hơi vào hết sức, rồi úp miệng
ta kín quanh miệng nạn nhân, thổi mạnh
thấy ngực nhô lên mới được (miệng miệng). Thổi xong phải bỏ tay bịt mũi ra
để nạn nhân thở. Nếu không thấy lồng ngực nhô lên, có thể do
đầu chưa ngửa hết, mũi miệng chưa kín, lưỡi tụt vào hoặc có dị
vật cản đường hô hấp, ta kiểm tra lại để xử lý, rồi thổi tiếp hoặc
bịt miệng thổi qua mũi (miệng - mũi). Nếu có thì bóp bóng, cho
thở ôxy.

Thổi ngạt qua miệng

Nằm ở tư thế dễ thở


Kỹ thuật cấp cứu tim: Đấm mạnh 5 - 6 cái vào ngực nạn
nhân, rồi kiểm tra tim mạch, nếu thấy tim mạch vẫn chưa đập
phải ép tim ngoài lồng ngực, phối hợp với thổi ngạt.

Trường hợp miệng bị tổn thương, ta phải thổi ngạt qua
mũi đề phòng máu vào phổi.

Ép tim: Hai tay chồng lên nhau, đặt tay vuông góc với
xương ức nạn nhân, cách mỏm xương ức 2 ngón tay khép lại.
Ép sâu từ 3 - 5 cm, rồi nới tay lên để ngực trở về như cũ, ta ép
tiếp. Cứ ép 14 - 16 lần thì thổi ngạt 2 lần (một chu kỳ) tạm dừng
để kiểm tra tim - phổi. Thấy nạn nhân tự thở được thì dừng thổi
ngạt, tim mạch hoạt động lại, ta dừng ép tim. Theo dõi tim, phổi
chặt chẽ. Nếu chưa phục hồi ta tiếp tục cấp cứu theo chu kỳ như
trên cho đến khi nạn nhân hồi phục hoặc y tế đến (có tài liệu
nói, ép tim 5 lần thổi ngạt 1 - 2 lần hoặc theo mạch đập, và cũng
có tài liệu nói chỉ ép tim thôi...).

Kiểm tra thấy nạn nhân ngừng thở mà tim mạch vẫn còn
đập, ta thổi ngạt ngay, cứ thổi từ 10-12 lần thì dừng lại kiểm tra

Lưu ý: Nếu nạn nhân bị thương tích khác phải cấp cứu tim
phổi trước rồi xử lý thương tích sau...

34

35


sang một bên, lau sạch miệng mũi, kiểm tra đường hô hấp trên.

Nếu có dị vật phải lấy ra, thổi ngạt (miệng - miệng) hoặc (mũi
- miệng). Kiểm tra tim phổi, thấy tim mạch ngừng đập phải cấp
cứu tim ngay, phối hợp thổi ngạt (cấp cứu như bài điện giật).

Vị trí đặt tay ép tim

3. Ngạt hơi khí

Mỏm xương ức

Tay vuông góc
với xương ức

Ép tim ngoài
lồng ngực

NGẠT THỞ
1. Phương châm (như cấp cứu điện giật)
2. Ngạt nước (đuối nước)

Nạn nhân bị đuối nước do thiếu ôxy dẫn đến ngừng thở.
Xử lý: Người cấp cứu nhảy ngay xuống nước, nắm lấy tóc
kéo lên, khi đầu lên khỏi mặt nước thì ngửa mặt lên, tát ngay
2 - 3 cái vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh (có thể thở
lại), rồi lôi vào bờ.
Khi chạm chân tới đất bịt mũi nạn nhân, hút nước ở miệng
ra thổi ngạt ngay.
Lưu ý: Đừng để nạn nhân ôm chặt hai tay.
Đưa nạn nhân lên bờ vẫn chưa thở để nạn nhân nằm ngửa,
dốc nước đường hô hấp trên ra rồi ngửa đầu về sau gáy, nghiêng

36

Thường gặp ở nơi làm việc có nồng độ hơi khí độc cao,
hệ thống thông gió kém, nơi tù túng, cháy nổ, rò rỉ hay bục vật
chứa khí, bục túi khí trong khai thác hầm lò... gây ngạt cấp. Có
những chất khí gây ngạt đơn giản như: CO2, CH4, N2... do nồng
độ cao chiếm chỗ ôxy gây thiếu ôxy trong không khí dẫn đến
ngạt thở. Có nhiều chất khí gây ngạt hóa học như: CO, SO2,
H2S, AsH3, C6H6, NO, NO2... gây thiếu hụt ôxy và gây nhiễm
độc cấp. Có chất cản trở ôxy đến tổ chức (CO), có chất gây ức
chế tế bào... Cùng một lúc hít phải từ hai loại khí độc trở lên gây
cộng hưởng, làm ngừng thở sau vài phút.
Thường biểu hiện ngột ngạt, khó thở, hoa mắt, nếu không
kiểm soát được dẫn đến nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, da tím
tái dần... có thể dẫn đến tử vong do ngạt thở.
Xử lý: Khi thấy có biểu hiện trên,
người tiếp xúc phải bịt khăn ướt vào mũi,
miệng chạy ngược chiều luồng khí độc ra
nơi thoáng khí. Nếu không có phương tiện
trên ta bịt tay vào mũi, miệng nín thở chạy
ra nơi an toàn.
Người cấp cứu vào cứu nạn nhân
phải chạy theo luồng khí bay. Khi đưa ra
chạy ngược lại để tránh hít phải khí độc.

Bịt miệng, mũi chạy

37



Kiểm tra thấy nạn nhân còn tự thở được thì để nạn nhân
nằm ở tư thế dễ thở. Theo dõi chặt chẽ tim phổi.
Nếu bị ngừng thở phải thổi ngạt ngay, thổi liên tiếp 10 lần,
rồi kiểm tra tim phổi. Thấy tim mạch ngừng đập phải cấp cứu
tim ngay kết hợp với thổi ngạt (như cấp cứu điện giật).

SAY NẮNG, SAY NÓNG, CẢM LẠNH
1. Cấp cứu say nắng, say nóng

Say nắng, say nóng do tiếp xúc với môi trường nhiệt độ
cao (trên 360C), độ ẩm không khí lớn, bí gió, gây rối loạn điều
hòa thân nhiệt. Say nắng có thể gây đột quỵ. Dấu hiệu: người
mệt mỏi, vã mồ hôi, mặt đỏ, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn,
nôn mửa, sốt cao 42-440... Không cấp cứu kịp thời có thể dẫn
đến hôn mê, co giật, nạn nhân có thể bị tử vong (phù não).

khăn), quạt mát. Không chườm nước đá trực tiếp lên da sẽ gây
co mạch, làm giảm thải nhiệt và gây bỏng lạnh. Không nên vào
phòng điều hòa, có thể gây nguy hiểm.
2. Cấp cứu cảm lạnh

Người tiếp xúc với môi trường lạnh (dưới 210C), độ ẩm
cao, gió mạnh gây mất nhiệt cơ thể... Biểu hiện: người rét run,
môi thâm, nổi da gà, sổ mũi, tay chân lạnh cóng... Nếu không
cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến ngừng tim.
Xử lý: Vào nơi kín gió, đắp chăn ấm, sưởi ấm, uống nước
gừng, tắm nước nóng, chườm nóng, xoa dầu cao...

Mặc ấm
Uống nước mát


Quạt mát

Tắm nước mát

Xử lý: Nghỉ ở nơi thoáng mát, uống nước mát cho hết
khát như nước chanh đá, chè đậu đen đá, nước oresol..., cho
thêm ít muối vào nước để bù lượng muối, nước mất đi (uống
vừa như nước canh là được). Tắm mát, chườm nước mát (thả
nước đá vào chậu nước, dấp khăn chườm hoặc bọc nước đá vào
38

Xoa dầu

Tắm nước nóng

BỎNG DA
Nạn nhân bị cháy quần áo phải dập
lửa ngay bằng cách bịt kín vị trí cháy
để ngăn cách ôxy, không cho sự cháy
như ép kín vị trí cháy xuống đất, ép vào
tường, bịt cuốn sách, bịt bàn tay...

Ép vị trí cháy xuống đất

39


Dù bỏng nhiệt khô hay ướt hoặc
do hóa chất đều xối nước liên tục vào

vị trí da bị bỏng hoặc ngâm vào chậu
nước mát. Bỏng nhiệt chườm nước đá
sẽ ngăn chặn vết bỏng lan rộng, hạn
chế tổn thương và giảm đau rát. Nếu
có Pan-thê-nol ta xịt vào vị trí bỏng
Bỏng điện chết
là tốt nhất. Hoá chất bắn vào mắt phải
xối nước liên tục và chớp mắt nhiều lần để rửa sạch hóa chất
(H2SO4 đậm đặc không nên xối nước ngay mà phải lau nhanh
rồi xả nước vì phản ứng sinh nhiệt). Đưa nạn nhân vào y tế.
Bỏng lạnh thì dùng nước ấm.

Xối nước mát

Ngâm nước mát

Nhỏ nước vào mắt

NGỘ ĐỘC
1. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thường xảy ra do ăn, uống phải thực phẩm bị
nhiễm hoá chất độc, thực phẩm có chứa chất độc, thực phẩm
bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh (hóa chất, thuốc bảo vệ thực
vật, mật cá trắm, cá nóc, nấm độc, sắn độc, thức ăn ôi thiu...
E-coli, phảy khuẩn tả...) sau khi ăn, uống.
40

Triệu chứng thường xuất hiện: người mệt mỏi, khó chịu,
đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy cấp...

Nếu nhiễm phẩy khuẩn tả biểu hiện sớm nhất là sau khi ăn
uống vài giờ, chậm có thể vài ngày. Biểu hiện tiêu chảy dữ dội,
có thể một ngày tới 40 lần, nôn và buồn nôn, đau bụng.
Xử lý: Uống ngay một cốc nước sạch, rồi gây nôn cưỡng
bức bằng cách ngoáy ngón tay vào họng để kích thích gây nôn.
Đây là cách xử lý nhanh nhất và hiệu quả nhất. Sau đó lại uống
nước, uống càng nhiều càng tốt, có thể cho thêm một ít muối ăn
để bù lại lượng muối mất, tốt nhất là uống nước Oresol, nước
khoáng... Chỉ gây nôn sau khi ăn 03 giờ và nạn nhân còn tỉnh
táo. Nếu quá 03 giờ mới gây nôn thì không còn hiệu quả nữa,
vì thức ăn đã tiêu hóa, chất độc đã ngấm vào máu. Không khỏi
đưa vào bệnh viện ngay.
Nạn nhân bị dịch bệnh tiêu chảy cấp, bệnh tả phải báo ngay
cho y tế địa phương đến xử lý. Trước mắt phải rắc vôi bột hoặc
đổ nước sôi vào chất thải của nạn nhân (phân, chất nôn).
2. Ngộ độc axít, kiềm và các sản phẩm dầu mỏ
2.1. Các axít mạnh

Thường gặp là axít: H2SO4, HCl, HNO3, H3PO4... nước
ôxy già, thuốc tẩy.
Các chất này ăn mòn da và niêm mạc, gây phù phổi cấp,
ho ra máu, và xuất huyết đường tiêu hóa. Triệu chứng đầu tiên
là đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, có thể gây thủng đường
tiêu hóa (thực quản, dạ dày...).
41


2.2. Các kiềm mạnh

Thường gặp là: NaOH, KOH, vôi sống, xi măng, nước gia

ven (Javel), chất thông cống, chất làm sạch bếp lò...
Triệu chứng đầu tiên là đau bụng dữ dội, đau dọc ống tiêu
hóa, nôn mửa, ỉa ra máu. Nếu nặng có thể gây thủng đường
tiêu hóa.

máu... Biểu hiện toàn thân: buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đau bắp cơ,
vã mồ hôi... Huyết áp tụt, phù phổi cấp, có thể bị ngừng thở.
Rắn họ hổ (hổ mang, cạp nong...). Biểu hiện tại chỗ: đau,
sưng nề, có thể bị hoại tử cơ. Biểu hiện toàn thân: buồn nôn,
nôn, đau cơ bắp, đặc biệt là liệt cơ, có thể bị liệt cơ hô hấp, tim
đập nhanh, huyết áp tăng, có thể dẫn đến tử vong.

2.3. Các sản phẩm dầu mỏ

͘ng d̳n
n͕c
Tuy͇n n͕c

Thường gặp là xăng, dầu hỏa, gas, các chất đánh bóng đồ...
Những chất này cũng gây hoại tử thực quản, dạ dày...

MNJi

2.4. Xử lý

- Không gây nôn cưỡng bức bởi các chất này sẽ gây thủng
thực quản hoặc phá hủy phổi khi nôn ra.
- Đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện.
- Theo Bác sỹ Donald M.Vickery trước khi đến y tế, ta có
thể trung hòa chúng bằng uống sữa, nếu không có sữa thì uống

nhiều nước sạch. Than hoạt hấp phụ kém hoặc không hấp thụ
đối với rượu, axít, xăng dầu.
Ghi chú: Nếu kiểm soát được chất độc đó thì mang đến
bệnh viện cho bác sỹ biết.

RẮN ĐỘC CẮN
Ở nước ta thường gặp hai họ rắn độc cắn là rắn họ lục và
rắn họ hổ.
Rắn họ lục cắn, biểu hiện tại chỗ: đau, buốt, sưng đỏ, tụ
42

Rãnh d̳n
n͕c cͯa
răng ÿ͡c

R̷n c̩p nong

R̷n ÿ͡c

Xử lý: Khẩn cấp dùng miệng hút nọc độc và máu nhổ ra
ngoài nhiều lần (ít nhất từ 3-5 phút) hoặc bóp nặn máu ra rồi
hút nhổ đi. Sau đó rửa nước xà phòng nhiều lần cho thật sạch.
Chườm nước đá ở vết cắn. Để vết cắn thấp hơn tim và bất động
vị trí bị cắn. Sát trùng vết thương rồi băng lại. Đưa ngay nạn
nhân đến cơ Sở y tế hoặc gọi cấp cứu 115 đến hỗ trợ. Nếu bị
cắn ở tay, chân ta có thể buộc ép ở trên vết cắn, nhưng tuân thủ
cứ 15-20 phút phải nới một lần trong 2 phút (xử lý như cầm
máu khẩn cấp). Theo Donald M.Vickery nếu bị rắn cạp nong
cắn thì buộc ép và hút nọc độc không có ích gì, ông cho rằng
tốt nhất là rửa vết thương. Không nên rạch rộng vết cắn để loại

bỏ nọc độc.
43


VẬN CHUYỂN NẠN NHÂN
1. Nguyên tắc chung

1. Không để nạn nhân vào cơ sở y tế một mình, trừ trường
hợp bất khả kháng hoặc bị thương nhẹ.
2. Vết thương nặng đưa nạn nhân lên cáng phải có từ 3-4
người, và cử một người chỉ huy.

Ẵm nạn nhân

3. Vận chuyển nạn nhân phải thực hiện đúng kỹ thuật.

2.2. Khiêng bằng ghế tựa

4. Người ẵm hay cõng cũng phải khỏe mạnh.

Để nạn nhân ngồi trên ghế, tay
để phía trước, buộc cơ thể vào tựa ghế,
nghiêng ghế về sau, rồi khiêng đi (xem
ảnh).

2. Kỹ năng khiêng, vận chuyển nạn nhân
2.1. Trường hợp có một người

Nếu nạn nhân còn đi được, ta dìu nạn nhân đứng dậy,
choàng tay nạn nhân ở phía chân bị tổn thương lên cổ người

giúp đỡ, và nắm chắc tay nạn nhân. Tay còn lại ôm eo nạn nhân,
chân người hỗ trợ và chân bị tổn thương để sát nhau cùng bước
nhẹ lên trước, bước từng bước nhỏ. Nếu có gậy đưa cho nạn
nhân chống thì tốt.
Ẵm nạn nhân: Bảo nạn nhân ôm cổ mình, một tay ôm
khoeo chân, một tay lùa qua lưng ôm chặt nạn nhân vào cơ thể,
bế đi.
Cõng nạn nhân: Xoay lưng vào trước mặt nạn nhân, bảo
nạn nhân ôm hai tay lên cổ, rồi cõng nạn nhân đi.

44

Dìu nạn nhân

Cõng nạn nhân

3. Khiêng bằng cáng

Khiêng nạn nhân lên cáng ít nhất
phải có 3 người, luồn tay xuống dưới cổ, dưới lưng, dưới thắt
lưng, dưới đùi và cẳng chân nạn nhân.
Khi khiêng lên cáng để nạn nhân nằm ở tư thế mặt phẳng
trong không gian, chân tay duỗi thẳng. Người chỉ huy hô dự
lệnh (chuẩn bị) rồi hô: 1-2-3 cùng nhấc lên. Khi đặt xuống cáng
cũng hô như vậy để cùng nhau đặt nhẹ xuống cáng.
Khiêng cáng có thể 2 người hoặc 4 người. Khiêng chân đi
trước, đầu đi sau để tiện theo dõi sắc mặt của nạn nhân. Trong
thời gian khiêng cáng không được dừng đột ngột, không đi đều
bước. Khi leo dốc người đi sau nâng cáng lên và người đi trước
hạ cáng xuống, khiêng xuống dốc thì ngược lại để giữ thăng

45


bằng, tránh trượt ngã. Trước khi hạ cáng xuống, người khiêng
hạ từ từ, khom người, rồi ngồi xổm, hạ cáng xuống (xem ảnh).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (Vũ Văn Đính và cộng sự): Hướng dẫn thực hành cấp
cứu tai nạn thương tích ngoài bệnh viện. Hà Nội 9/2004.
2. Nguyễn Đức Đãn: Tổ chức thực hiện quản lý VSLĐ theo
luật pháp - Kỹ năng kiểm soát. Nhà xuất bản Lao động - Xã
hội, 2007.

Chuẩn bị nâng

Nâng nạn nhân lên

Hạ xuống cáng

3. Nguyễn Việt Lượng: Cấp cứu những tai nạn thường gặp.
Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, 2002.
4. Donald M.Vickery: Giúp bạn tự xử lý 175 bệnh thường gặp.
NXB Y học 2008. Tái bản 8 lần với 15 triệu bản, đã dịch
sang 10 thứ tiếng, đoạt giải thưởng “Tự chăm sóc y tế” tại
Hoa Kỳ.

Dùng chăn khiêng
nạn nhân

46


Khiêng nạn nhân
trên cáng

Hạ cáng xuống đất

5. David Werner: Chăm sóc sức khỏe nơi không có thầy thuốc.
Nhà xuất bản Y học, 1991.

47


CẤP CỨU TAI NẠN
TRƯỚC KHI CÓ Y TẾ
(Tái bản lần thứ năm có bổ sung, sửa chữa)

Chịu trách nhiệm xuất bản:

NGUYỄN THỊ THU HÀ
Biên tập:

NGÔ MỸ HẠNH
TRỊNH THU CHÂU

Trình bày sách: NGUYỄN MẠNH HOÀNG
Sửa bản in:

TRỊNH THU CHÂU

Trình bày bìa:


TRẦN HỒNG MINH

In 5.000 cuốn, khổ 14,5x20,5 (cm), tại Công ty TNHH In và Dịch vụ Thương
mại Phú Thịnh. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1440-2011/CXB/7-505/TTTT.
Số Quyết định xuất bản: 10/QĐ-NXB TTTT ngày 02/02/2012.
In xong và nộp lưu chiểu tháng 02/2012.

48


×